Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Khoa học xã hội Sự biến đổi văn hóa làng nghề ng ở hà nội hiện nay” (qua trường hợp làng triều k...

Tài liệu Sự biến đổi văn hóa làng nghề ng ở hà nội hiện nay” (qua trường hợp làng triều khúc và thiết úng)

.PDF
276
348
127

Mô tả:

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ BÍCH THỦY Sù BIÕN §æI V¡N HãA LµNG NGHÒ TRUYÒN THèNG ë Hµ NéI HIÖN NAY (Qua trường hợp làng Triều Khúc và Thiết Úng) LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA HỌC HÀ NỘI – 2015 HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ BÍCH THỦY Sù BIÕN §æI V¡N HãA LµNG NGHÒ TRUYÒN THèNG ë Hµ NéI HIÖN NAY (Qua trường hợp làng Triều Khúc và Thiết Úng) LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA HỌC Chuyên ngành: Văn hóa học Mã số: 62 31 06 40 NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS.TS. Lê Quý Đức 2. TS. Lê Trung Kiên HÀ NỘI - 2015 . MỤC LỤC Trang 1 MỞ ĐẦU Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN 9 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu 9 1.2. Cơ sở lý luận 28 Chương 2: KHÁI LƢỢC VỀ LÀNG NGHỀ HÀ NỘI, LÀNG NGHỀ TRIỀU 40 KHÚC, THIẾT NG VÀ CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ BIẾN ĐỔI VĂN HOÁ LÀNG NGH 2.1. Khái lược làng nghề Hà Nội 40 2.2. Làng nghề truyền thống Triều Khúc và Thiết Úng 50 2.3. Nhân tố tác động đến sự biến đổi văn hoá làng nghề Hà Nội 62 Chương 3: 77 SỰ BIẾN ĐỔI VĂN HÓA LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG TRIỀU KHÚC VÀ THIẾT ÚNG 3.1. Biến đổi lĩnh vực văn hóa vật chất và cảnh quan môi trường 77 3.2. Biến đổi lĩnh vực văn hóa tổ chức cộng đồng 92 3.3. Biến đổi lĩnh vực văn hóa tinh thần 106 Chương 4: 122 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẦN BÀN LUẬN VÀ CÁC NHÓM GIẢI PHÁP BẢO TỒN, PHÁT HUY VĂN HÓA LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG 4.1. Một số vấn đề cần bàn luận 122 4.2. Các nhóm giải pháp bảo tồn, phát huy văn hoá làng nghề truyền thống 132 KẾT LUẬN 147 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH Đà CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LUẬN ÁN 150 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 151 PHỤ LỤC 164 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BCHTW : Ban Chấp hành Trung ương CNH : Công nghiệp hóa G.S : Giáo sư PGS.TS : HĐH : Hiện đại hóa HĐND : Hội đồng nhân dân HTX : Hợp tác xã KTTT : NXB : Nhà xuất bản NCS : Nghiên cứu sinh UBND : Ủy ban nhân dân UNESCO : Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc Tr : Trang TW : Trung ương VHTT&DL : Văn hóa, Thể thao và Du lịch WTO : Tổ chức Thương mại thế giới DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Trang Bảng 3.1. Địa điểm sản xuất của thợ thủ công 86 Bảng 3.2. Đánh giá về cảnh quan làng nghề 90 Bảng 3.3. Đánh giá các mối quan hệ gia đình, dòng họ 95 Bảng 3.4. Hình thức giao dịch trong quan hệ bán hàng 95 Bảng 3.5. Đối tượng truyền nghề 105 Bảng 3.6. Nhóm đối tượng được gia đình truyền nghề 105 Bảng 3.7. Đánh giá việc duy trì tín ngưỡng lễ hội 110 Bảng 3.8. Đánh giá vấn đề đạo đức trong quan hệ bạn hàng 119 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Từ năm 1986, khi Đảng và Nhà nước thực hiện đường lối đổi mới, nền kinh tế nước ta chuyển sang cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Cũng vì thế, biến đổi văn hoá làng nghề truyền thống Hà Nội diễn ra như một điều tất yếu của sự phát triển. Biến đổi văn hóa ở các làng nghề truyền thống Hà Nội không chỉ tác động đến cơ cấu tổ chức, diện mạo làng nghề, quy trình sản xuất, mẫu mã, hình thức, chất lượng sản phẩm, phong tục tập quán…. của mỗi làng nghề mà còn tác động đến sự phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô Hà Nội và cả nước trong quá trình công nghiệp hoá (CNH), hiện đại hoá (HĐH) hiện nay. Xu hướng biến đổi trên thực sự là vấn đề cần được quan tâm, nghiên cứu kịp thời để đưa ra những căn cứ khoa học, những giải pháp phù hợp, giúp các nhà hoạch định chính sách có những quyết sách hợp lý, vừa gìn giữ, vừa phát huy được giá trị văn hóa truyền thống của các làng nghề. , số 33, Hội nghị lần thứ 9 BCHTW Đảng khóa XI , con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước. Trong đó các làng nghề truyền thống đóng vai trò quan trọng trong việc đẩy mạnh CNH, HĐH nông thôn, nông ngh , vì phát triển làng nghề truyền thống tạo ra một khối lượng hàng hóa đa dạng, phong phú, góp phần thúc đẩy gia tăng thu nhập, tạo việc làm, cải thiện đời sống dân cư nông thôn, tăng tích lũy, giảm di dân tự do, chuẩn bị cho đội ngũ lao động có khả năng thích ứng với lĩnh vực công nghiệp, tạo doanh nghiệp hiện đại, phát cơ sở vệ tinh cho các n làng nghề truyền thống còn góp phần bảo tồn và gìn giữ giá trị văn hóa dân tộc. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu về biến đổi văn hóa làng nghề Hà Nội cho đến nay chưa nhiều, mới chỉ có một số công trình nghiên cứu về biến đổi văn hóa làng nghề vùng châu thổ sông Hồng, qua nghiên 2 cứu một số làng ở Hà Tây (cũ), Thái Bình, Hà Nội, mà chưa có công trình nghiên cứu sâu, riêng biệt về sự biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống Hà Nội hiện nay, đặc biệt là vai trò chủ thể của cư dân làng nghề trong sự biến đổi đó. Vì vậy, nghiên cứu sự biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống Hà Nội nói chung và hai làng nghề dệt Triều Khúc (huyện Thanh Trì), đồ gỗ mỹ nghệ Thiết Úng (huyện Đông Anh) nói riêng không chỉ có ý nghĩa lý luận mà còn đáp ứng nhu cầu cấp bách của thực tiễn trong việc bảo tồn và phát triển văn hóa các làng nghề truyền thống ở nước ta hiện nay trước yêu cầu CNH, HĐH và toàn cầu hóa. Vì những lý do trên, nghiên cứu sinh (NCS) tài “Sự biến đổi văn hóa làng nghề thấy việc nghiên cứu đề ng ở Hà Nội hiện nay” (Qua trường hợp làng Triều Khúc và Thiết Úng) là một việc làm cần thiết, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn trong bối cảnh đổi mới của xã hội. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu Trong tổng số hơn 750 tài liệu trong nước và nước ngoài nghiên cứu về Hà Nội, có hơn 100 tài liệu nghiên cứu về làng nghề, phố nghề, văn hóa làng nghề Hà Nội từ trước giai đoạn đổi mới (năm 1986) đến hiện nay, chưa có công trình nghiên cứu riêng biệt, chuyên sâu về biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống Hà Nội ). 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích Trên cơ sở trình bày một số khái niệm cơ bản , NCS phân tích, đánh giá thực trạng biến đổi của văn hóa làng nghề truyền thống trên địa bàn Hà Nội, qua nghiên cứu trường hợp làng nghề dệt Triều Khúc và làng nghề gỗ mỹ nghệ Thiết Úng. 3.2. Nhiệm vụ - và về ; - Khảo sát thực trạng về sự biến đổi của văn hóa làng n Triều Khúc, Thiết Úng và so sánh với một số làng nghề khác trên địa bàn thành phố Hà Nội. 3 - Đề xuất một số giải pháp bảo tồn và phát huy văn hóa làng nghề truyền thống Hà Nội. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là sự biến đổi của văn hóa làng nghề truyền thống của thành phố Hà Nội qua khảo sát làng Triều Khúc (xã Tân Triều, huyện Thanh Trì) và Thiết Úng (xã Vân Hà, huyện Đông Anh). . , , đây , , NCS , bàn . 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: Hai làng nghề truyền thống trên là khách thể nghiên cứu được chọn theo tiêu chí NCS tự đặt ra. Làng nghề truyền thống Triều Khúc trước đây sản xuất các sản phẩm phục vụ triều đình phong kiến, nay sản xuất các sản phẩm phục vụ đời sống xã hội và xuất khẩu. Về không gian, làng Triều Khúc nằm sát kinh thành Thăng Long xưa và nay là làng ven đô . Làng nghề Thiết Úng xưa sản xuất sản phẩm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt vật chất, nhiều thợ giỏi được triều đình trưng dụng vào thành làm đền đài, lăng tẩm, nay sản xuất các sản phẩm phục vụ nhu cầu tiêu dùng của xã hội, nhu cầu tâm linh. Về không gian, làng Thiết Úng nằm ở vùng ngoại thành và có quan hệ với những làng nghề truyền thố p 4 ? - Về thời gian: Luận án tập trung nghiên cứu từ năm 2000 năm 2000, Việt Nam là một trong những nước có mức tăng tr Hà Nội mặt của , dẫn đến sự biến đổi về mọi truyền thống Hà Nội. 4.3. Câu hỏi nghiên cứu - Văn hóa làng nghề truyền thống Hà Nội hiện nay như thế nào? - Vai trò của chủ thể văn hóa trong sự biến đổi đó ra sao? - Vấn đề gì đặt ra đối với làng nghề truyền thống trước sự biến đổi hôm nay? Luận án nghiên cứu đời sống thực tiễn văn hóa làng nghề truyền thống hai làng Triều Khúc, Thiết Úng và đối chiếu với một số làng nghề khác để trả lời những vấn đề trên. 5. 5 và phƣơng pháp nghiên cứu luận Luận án dựa trên cơ sở lý luận và phương pháp luận sau: - Triết học Mác - Lênin về mối quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội; giữa cơ sở hạ tầng với kiến trúc thượng tầng. - Quan niệm về văn hóa của Chủ tịch Hồ Chí Minh, quan điểm của nhà , - Lý thuy Trong các tác phẩ . . , C.Mác và Ăngghen đã chứng minh rằng: tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội, ý thức xã hội là sự phản ánh tồn tại xã hội, ý thức xã hội tác động trở lại tồn tại xã hội. Mỗi khi tồn tại xã hội, nhất là phương thức sản xuất biến đổi thì những tư tưởng và những nhận thức của con người, những quan điểm về chính trị, đạo đức, văn hóa, nghệ thuật sớm muộn cũng biến đổi theo. Triết học Mác - Lênin đã chỉ ra: sự biến đổi của tồn tại xã hội do tác động mạnh mẽ, thường xuyên và trực tiếp của những hoạt động thực tiễn của con 5 người, mà trước hết là do sự biến đổi lực lượng sản xuất của xã hội quy định. Dựa trên nền tảng của triết học Mác - Lênin về mối quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội, ta nhận thấy việc biến đổi phương thức sản xuất sẽ kéo theo hàng loạt các biến đổi khác. Do vậy, văn hóa làng nghề biến đổi cũng là hệ quả tất yếu của sự biến đổi về phương thức sản xuất, công cụ sản xuất. Việc biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống trong xã hội hiện nay còn do ý thức chủ quan của con người, đặc biệt tính năng động, nhạy bén của người thợ thủ công. Vì vậy, cần phân tích để thấy được mối quan hệ biện chứng trên thông qua vai trò của người lao động - người thợ thủ công vừa là chủ thể của văn hóa làng nghề truyền thống, vừa là bộ phận cơ bản của lực lượng sản xuất ở làng nghề truyền thống, vừa là sản phẩm của văn hóa làng nghề truyền thống. Quan điểm về văn hóa của Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ khẳng định: “toàn bộ những sáng tạo và phát minh” của con người ra “những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày” và “các phương thức sử dụng chúng cho ăn, mặc, ở” trong lĩnh vực văn hóa sản xuất vật chất mà còn khẳng định năng lực “thích ứng” với “những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn” là động lực của sự biến đổi văn hóa sản xuất vật chất và tinh thần của xã hội [30, tr.431]. L văn hóa học của A.A.Radughin về văn hóa cho việc nghiên cứu đề tài, trong đó có những phân tích khá rõ rằng: văn hóa vật chất trước hết là “những phương tiện đa dạng của sản xuất vật chất (là những công cụ lao động)”; l “ “văn minh” , nói cách khác là “văn hóa ”, “ công nghệ ”, ”. Không những thế, văn hóa sản xuất vật chất còn chứa đựng các giá trị nhân văn, nhân đạo: “Văn hóa học nghiên cứu văn hóa sản xuất từ góc độ, mức độ hoàn thiện của nó về mặt nhân văn hoặc nhân đạo”, còn “trên quan điểm kinh tế thì sản xuất vật chất được nghiên cứu từ góc độ kỹ thuật, tức là hiệu quả của nó, hệ số sử dụng của nó, giá thành, mức độ lợi nhuận” [3, tr.112]. Tham chiếu vào văn hóa làng nghề truyền thống Hà Nội, lý thuyết của A.A. khái quát những vấn đề nghiên cứu, như những phương tiện, công cụ, máy móc 6 được sử dụng trong quá trình chế tạo sản phẩm; phương thức, cách thức chế tạo sản phẩm; phương thức, cách thức mua bán và trao đổi sản phẩm; cách thức ứng x ,v . Bên cạnh việc sử dụng lý thuyết văn hóa học để lý giải quan niệm về văn hóa sản xuất vật chất, NCS sử dụng lý thuyết về biến đổi văn hóa nghiên cứu biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống. Biến đổi văn hóa ngày nay được coi là vấn đề mang tính toàn cầu, việc biến đổi diễn ra ở nhiều chiều và nhiều cấp độ khác nhau, như biến đổi niềm tin, tôn giáo, tín ngưỡng, biến đổi văn hóa xã hội, biến đổi văn hóa nghệ thuật…. Toàn cầu hóa, hiện đại hóa là những nhân tố tác động và ảnh hưởng lớn đến quá trình biến đổi văn hóa ở tất cả các quốc gia, các cộng đồng xã hội, đặc biệt là trong xã hội nông nghiệp như Việt Nam hiện nay. Những biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống Hà Nội diễn ra trên mọi mặt của đời sống cộng đồng, từ sản xuất vật chất đến tổ chức đời sống xã hội và sinh hoạt tinh thần của con người. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Để nghiên cứu sự biến đổi văn hóa làng nghề đem lại hiệu quả, việc áp dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, dựa vào quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước về phát triển văn hóa là việc làm cần thiết. Bên cạnh đó, kết hợp sử dụng phương pháp nghiên cứu liên ngành, phương pháp phân tích, tổng hợp, phương pháp điều tra xã hội học, phương pháp điền dã, tham dự của nhân học văn hóa. - Phương pháp liên/ đa ngành Nghiên cứu biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống Hà Nội là sự thu thập, tổng hợp kết quả nghiên cứu của nhiều lĩnh vực khoa học chuyên ngành như nhân học văn hóa, nhân học xã hội, dân tộc học, xã hội học, tâm lý học, sử học… Cho nên, các thao tác nghiên cứu của luận án được thực hiện thông qua sự kết hợp linh hoạt các phương pháp trên. Sử dụng phương pháp liên/đa ngành vào đề tài luận án, giúp cho việc khai thác và xử lý hiệu quả các nguồn tư liệu khác nhau trong vấn đề nghiên cứu. 7 - Phương pháp tổng hợp, phân tích tài liệu Phương pháp tổng hợp được sử dụng để , liên quan đến vấn đề nghiên cứu, nhằm tìm ra điểm tương đồng và khác biệt trong biến đổi văn hóa ở các làng nghề truyền thống. Từ đó đưa ra những nhận định làm rõ biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống. - Phương pháp điều tra xã hội học NCS xây dựng và sử dụng 145 bảng hỏi anket khảo sát làng Triều Khúc, 182 bảng hỏi anket khảo sát làng Thiết Úng, 20 phiếu phỏng vấn sâu những người thợ, cán bộ, nhân viên UBND xã Tân Triều và Vân Hà về 5 nội dung liên quan đến biến đổi văn hóa làng nghề để có kết quả và thông tin khách quan. - : , NCS giữa nghề truyền thống. - Phương pháp thống kê, so sánh Sử dụng phương pháp này để thu thập các số liệu thống kê , sau đó khái quát lại các vấn đề nghiên cứu khách quan về những biến đổi văn hóa hai làng . - Phương pháp chuyên gia Trên cơ sở nội dung của luận án, NCS các chuyên gia, những người am hiểu về làng nghề, thu thập, bổ sung được nhiều ý tưởng, thông tin mới. 5.3. Các thao tác nghiên cứu - Khảo sát thực tế: Thực hiện những chuyến đi điền dã, NCS trực tiếp tham dự vào cuộc sống, sinh hoạt, lao động sản xuất, lễ hội… của các làng nghề truyền thống, từ đó thu thập được những thông cho luận án. c tế, NCS g . 8 - Ghi hình, chụp ảnh, ghi âm: Trong quá trình khảo sát thực tế, NCS thực hiện công việc ghi hình, chụp ảnh, ghi âm. Đây là việc làm hết sức cần thiết để ghi lại một cách khách quan, trung thực về cảnh quan, di tích, nhà ở, quy mô, quy trình sản xuất, quan hệ bạn hàng, phường thợ, quan hệ gia đình của người dân làng nghề để làm tư liệu nghiên cứu cho đề tài luận án. 6. Kết quả và đóng góp mới của luận án 6.1. Đóng góp về mặt lý luận - Đề tài góp phần làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về văn hóa , tác động của văn hóa làng nghề truyền thống đối với sự phát triển kinh tế - xã hội trong quá trình CNH, HĐH đất nước; vai trò của người sản xuất ở các làng nghề đối với việc bảo tồn và phát huy văn hóa làng nghề truyền thống trong sự biến đổi của chúng hiện nay. - Ngoài ra, đề tài có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho những học viên, sinh viên chuyên ngành văn hóa học, xã hội học, kinh tế học nghiên cứu những vấn đề về biến đổi văn hóa, về mối quan hệ giữa văn hóa và kinh tế, vấn đề ngoài lĩnh vực văn hóa đối với sự phát triển hiện nay. 6.2. Đóng góp về mặt thực tiễn - hỉ ra xu hướng biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống, giúp các nhà quản lý tham khảo để từ đó nghiên cứu, xây dựng những chính sách văn hóa hợp lý cho sự phát huy văn hóa làng nghề truyền thống Hà Nội. - Đề xuất một số giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy văn hóa làng nghề truyền thống Hà Nội trong quá trình CNH, HĐH và ĐTH hiện nay. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục Tài liệu tham khảo, Phụ lục, nội dung của luận án được kết cấu thành 4 chương, . 9 Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Từ xưa đến nay Hà Nội được mệnh danh là vùng “đất trăm nghề”, các sản phẩm thủ công qua bàn tay người thợ tài hoa đã làm nên một nét riêng biệt, độc đáo, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc. Điều đó mang lại sức hấp dẫn, cuốn hút cho các nhà nghiên cứu trong nước và d nước ngoài từ nhiều thế kỷ trước. lịch sử, các công trình, sách, vở, bài viết của các tác giả về nghề, làng nghề rất phong phú, đa dạng. Riêng bài viết về văn hóa làng nghề và biến đổi văn hóa làng nghề Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng trong thời gian từ khi đổi mới đến nay đã được các tác giả dành một vị trí nhất định để có những phân tích mang tính cụ thể hơn cùng với sự đổi thay và phát triển của xã hội. Công trình nghiên cứu về nghề, làng nghề, văn hóa làng nghề, biến đổi văn hóa làng nghề Hà Nội hơn 100 tài liệu, nhưng cũng đặt ra tầm quan trọng của việc nghiên cứu những vấn đề trên, đặc biệt là trong điều kiện đổi mới hiện nay. Nghiên cứu về tài liệu, công trình khoa học trên, NCS kế thừa và tiếp thu những kiến thức quý giá mà các học giả đã dày công tìm hiểu. Trên cơ sở nghiên cứu tư liệu của các tác giả, những nội dung đã được trình bày, NCS chia làm 3 nhóm tài liệu có liên quan đến luận án: 1.1.1. Nghiên cứu về nghề, làng nghề, văn hóa làng nghề Hà Nội Theo Đại Việt sử ký toàn thư, thời nhà Trần, vào năm 1230, kinh đô Thăng Long được mở rộng thêm, khu vực người dân ở được chia thành 61 phường . Một số làng ven đô đã hình thành các làng thủ công, trong đó có làng gốm Bát Tràng. Đến năm 1274, có khá nhiều thương nhân đến buôn bán và được nhà Trần cho mở chợ, lập phố buôn bán. Chính sách trên của nhà Trần đã tạo cơ hội cho các nghề thủ công có điều kiện thuận lợi để trao đổi và mua bán hàng hóa [43]. 10 , cuốn Dư địa chí của Nguyễn Trãi viết, dân cư ở 36 phường làm ăn, buôn bán nhộn nhịp, đặc biệt là những phường thủ công. Trong 36 phường đó, thợ thủ công và nhà buôn chia nhau ở các phường tùy theo tính chất nghề nghiệp cụ thể. Bên cạnh đó, Nguyễn Trãi viết về điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý, sản vật, nghề thủ công, trong đó có nghề dệt lụa ở Hà Đông, nghề dệt vải lụa phượng ở Thụy Chương, nghề làm giấy dó ở Yên Thái, nghề làm võng lọng, áo giáp, gấm triều ở phường Tàng Kiếm (Hàng Trống). Tuyển tập tư liệu phương Tây là một cuốn sách được Nguyễn Thừa Hỷ tổng hợp . Mặc dù những tư liệu trong tuyển tập , nhưng đây là nguồn tư liệu có thể tham khảo cho nhiều nhà nghiên cứu sau này [35]. Với NCS, khi nghiên cứu về làng nghề thủ công truyền thống cũng đã kế thừa và tham khảo được một số bài viết trong cuốn sách, đó là: Paul Bourde - phóng viên tờ “Le tempt” viết về chợ phố Hà Nội năm 1884 trong chương XII với tựa đề Les industries indig e (Các ngành kỹ nghệ bản xứ) trong cuốn sách De Paris au Tonkin (Từ Paris đến Bắc Kỳ). Với cái nhìn khá toàn diện, Paul Bourde viết khá kỹ về các chợ phiên tại Hà Nội, về những người thợ thủ công ở các vùng lân cận mang các sản phẩm mỹ nghệ thủ công vào các phố chuyên bán từng mặt hàng, như phố Hàng Đồng chuyên bán cuốc xẻng, đồ đồng; phố Hàng Tơ (Hàng Đào) chuyên bán đồ tơ lụa. Tác giả đánh giá nghệ thuật chạm khắc của người dân Bắc Kỳ vào loại tài nghệ độc đáo qua các tác phẩm chạm khắc ở chùa Khổ Hình (Hà Nội) [35]. Là bạn của Paul Bourde, Paul Bonnetain - với tư cách là phóng viên báo “Le Figaro” có thời gian ở Hà Nội lâu hơn Paul Bourde, khi về Pháp, Paul Bonnetain ập hợp các bài ông đã viết về Hà Nội, về Bắc Kỳ và tổng hợp lại trong cuốn Au Tonkin (Ở Bắc Kỳ). Trong chương XI, XII của tập 2, Paul Bonnetain có viết về khu phố buôn bán, nghệ thuật của người An Nam ở Hà Nội. Tác giả mô tả sự kiên nhẫn, tỷ mỷ của những người thợ thủ công với sự kiên trì, miệt mài và khéo léo để làm ra nhiều sản phẩm đẹp đẽ mà không cần đo 11 vẽ. Nhưng ông cũng cho rằng, các sản phẩm thủ công được lưu truyền từ đời cha đến đời con này phải có sự thay đổi, không nên cứ dập khuôn mãi theo mẫu mã đã có sẵn từ trước được. Theo ông, có như vậy mới khuyến khích được tính sáng tạo của người thợ [35]. Paul Doumer - toàn quyền Đông Dương (1897 - 1902) trong nhiệm kỳ làm việc của mình, đã huy động được nhiều nguồn vốn đầu tư, kiện toàn cơ sở hạ tầng kỹ thuật để xây dựng Hà Nội thành một thành phố Âu hóa, đáng kể là mạng lưới xe lửa và cây cầu Doumer (cầu Long Biên). Sau khi hết nhiệm kỳ làm việc, Paul Doumer về Pháp, năm 1905 ông viết và được Nhà xuất bản Vuibert & Nony ấn hành ở Paris cuốn L’Indochine Francaise - souvenirs (Xứ đông Pháp Những kỷ niệm). Trong cuốn sách có nhiều trích đoạn Paul Doumer viết về các phố nghề Hà Nội, về mỹ nghệ thủ công. Nhiều đoạn viết trong cuốn sách được ông miêu tả khá kỹ về những người thợ đúc đồng, thợ kim hoàn, thợ thêu, thợ chạm khắc… Bắc Kỳ khéo léo, cần cù, chăm chỉ, có nghệ thuật thẩm mỹ cao. Paul Doumer cho rằng những sản phẩm thêu của người thợ Bắc Kỳ tốt và cẩn thận hơn những sản phẩm thêu của người Nhật Bản và Trung Quốc. Đặc biệt, Paul Doumer còn có sự so sánh về những sản phẩm đồ gỗ mỹ nghệ của người An Nam, trong đó ông nhận định rằng những người thợ khảm xà cừ An Nam, nhiều người thợ giỏi hầu hết ở Hà Nội và Nam Định [35] . ách Introduction générale à l’étude de la technologie du peuple Annamite. Essai sur la vie matériele, les arts et les industries du peupele Annamite (Nhập môn nghiên cứu kỹ thuật của người An Nam. Tiểu luận về đời sống vật chất, mỹ nghệ kỹ nghệ của dân tộc An Nam) (1909) của Henri Oger. Mặc dù được điều từ Pháp sang Việt Nam để làm việc cho chính quyền Pháp, nhưng Henri Oger đã say mê và có những nghiên cứu khá sâu về nền văn hóa truyền thống của người Việt Nam, về nghề thủ công truyền thống của nhân dân Hà Nội. Henri Oger đã cùng một số thợ chạm khắc gỗ Việt Nam đi khắp 36 phố phường Hà Nội, ra cả vùng ngoại thành để phác họa hình ảnh đời sống của người dân Hà thành. Trong , Henri Oger đã 12 phản ánh rõ nét và sinh động mọi mặt của đời sống văn hóa người dân Hà Nội hơn 100 năm trước [35]. Bài Hà Nội những năm 1886 - 1887 Paulin Vial được in trong cuốn hồi ký Nos premières annés au Tonkin (Những năm đầu tiên của chúng tôi ở Bắc Kỳ) khá sâu sắc khi ông nghĩ đến một kế hoạch: Sửa sang lại đường phố Hà Nội cho thẳng hàng, trong sạch, thoáng khí và sáng sủa mà không phá hủy đi những di tích thú vị nhất của quá khứ, không dồn ra xa đám dân chúng làm nghề thủ công và buôn bán, đã làm nên sự giàu có của thành phố [35, tr.558]. Paulin Vial có những tìm hiểu khá kỹ các ngành nghề, phố nghề Hà Nội, ông viết trong hồi ký của mình về sự khéo léo, kiên trì và một nghệ thuật không thể bắt chước được của những người thợ thủ công ở các làng nghề khảm, thêu, đúc đồng, mộc, rèn như sau: Thật không thể tưởng tượng được rằng người ta lại có thể làm được nhiều đồ vật xinh đẹp đến như thế mà lại bằng những phương tiện hết sức thô sơ [35, tr.561]. Nghiên c Le paysan du delta Tonkinois (Người nông dân châu thổ Bắc Kỳ) của Piere Gourou (1936), ngoài việc phân loại các làng ở châu thổ các ngành nghề truyền thống của người dân châu thổ Bắc Kỳ, tính thụ động của họ và một số nghề mới được du nhập từ phương Tây sang. Sau này, nhiều nhà nghiên cứu Việt Nam đã sử dụng cuốn sách của Piere Gourou làm nguồn tài liệu tham khảo không thể thiếu cho nhiều bài viết, công trình khoa học [78]. Bài thuyết trình Hà Nội thời người Bồ Đào Nha và Hà Lan - Section des Amis du Vieux Ha Noi), sau đó được chỉnh lý và in trong chương XII cuốn sách Pour le comprehension de l’Indochine et de l’Occident (Để tìm hiểu Đông Dương và phương Tây) đã dẫn lại nhận xét của Paul Bourde về khu phố buôn bán ở Hà Nội vào những ngày chợ phiên vô cùng náo nhiệt: 13 Những thương nhân và thợ thủ công đủ mọi loại đến từ các [35, tr.79]. Nghiên cứu về người nông dân Bắc Bộ nói riêng (trong đó có thợ thủ công) và Đông Nam Á nói chung còn có hai nhà nhân học là Scotte C. Jame và Samuel L. Popkin đã dành nhiều thời gian, công sức để nghiên cứu về tính duy lý hay duy tình của người nông dân Việt Nam. Năm 1976, Scotte C. Jame xuất bản cuốn The Moral Economy of the Peasant: Rebellion and Subsistence in Southeast Asia (Kinh tế đạo lý của nông dân: nổi dậy và sinh tồn ở Đông Nam Á) [140]. Sau đó 3 năm, vào năm 1979 Samuel L. Popkin giới thiệu đến bạn đọc cuốn: The Rational Peasant: The Political Economy of Rural Society in Vietnam (Người nông dân hợp lý - Kinh tế học chính trị về xã hội nông thôn Việt Nam) [139]. Đây là hai nhà nhân học đầu tiên khởi xướng nghiên cứu về tính duy lý hay duy tình của người nông dân Việt Nam. Trong công trình của mình, hai ông nói về tính thụ động của người nông dân Bắc Bộ còn chậm chạp trước những đổi thay của xã hội, trong đó có nói đến tính trì trệ thụ động của người thợ thủ công ). Sách Những nghề thủ công truyền thống gia đình ở tỉnh Hà Đông của Hoàng Trọng Phu không đi sâu vào từng nghề, mỗi nghề chỉ giới thiệu rất khái quát, ngắn gọn, nhưng đã hệ thống được các nghề thủ công tỉnh Hà Đông. Đặc biệt, riêng về nghề thủ công ở làng Triều Khúc, Hoàng Trọng Phu giới thiệu 15 nghề chính của làng, trong đó có nói đến nghề dệt thao đã được dân làng không ngừng giữ gìn, sáng tạo và trao truyền cho các thế hệ con cháu. Đây là cuốn sách được nhiều nhà nghiên cứu về thủ công Việt Nam sau này tìm đọc và coi như một nguồn tài liệu quý [70]. Sách Sơ thảo lịch sử phát triển thủ công nghiệp Việt Nam của Phan Gia Bền dày gần 200 trang đưa ra một số khái niệm về nghề thủ công và thợ thủ công. Cùng với hai cuốn sách của Hoàng Trọng Phu và Piere Gourou, cuốn sách trên của Phan Gia Bền thực sự là nguồn tư liệu quý giúp cho việc nghiên cứu về nghề thủ công ở Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng [5]. 14 Đầu những năm 1990, thời kỳ địa giới hành chính Hà Nội được mở rộng thêm, một số huyện Ba Vì, Đan Phượng, Phúc Thọ, Hoài Đức, Thạch Thất, thị xã Sơn Tây, Mê Linh nhập vào Hà Nội. Ngay sau đó, năm 1991 Sở Văn hóa Thông tin Hà Nội chủ trì nghiên cứu, xuất bản công trình Địa chí văn hóa dân gian Thăng Long - Hà Nội. Đây là công trình được các nhà khoa học nghiên cứu khá kỹ không chỉ về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, mà các tác giả còn dành hẳn một chương để viết về các nghề thủ công và mỹ nghệ dân gian, một chương viết về kiến trúc và điêu khắc của Hà Nội. Cùng với công trình Địa chí văn hóa dân gian Thăng Long - Hà Nội, năm 1994 Hội Văn nghệ dân gian Hà Nội xuất bản cuốn Tìm hiểu di sản văn hóa dân gian Hà Nội tập hợp nghiên cứu của nhiều tác giả viết cho các đề tài khoa học cấp thành phố, trong đó có những bài viết về phố nghề, làng nghề, các nghề thủ công mỹ nghệ, được một số nhà nghiên cứu phân tích và đánh giá khá cao về giá trị, đóng góp của chúng trong tiến trình lịch sử phát triển của Hà Nội [129]. Sách Việt Nam, một số vấn đề kinh tế - xã hội của Phan Đại Doãn viết về sự phát triển của nghề thủ công ở Việt Nam. Đặc biệt từ thời kỳ Lý Thái Tổ dời đô về thành Thăng Long, kinh thành dần được mở rộng ra ngoài hoàng thành, nhiều phường hội thủ công được thành lập, thợ từ nơi khác về Thăng Long làm ăn, sinh sống [14]. Sách Tiểu thủ công nghiệp Việt Nam 1858 - 1945 của Vũ Huy Phúc [72], của Lưu Thị Tuyết Vân, Tiểu thủ công nghiệp nông thôn đồng bằng sông Hồng (1954 - 1994) đã xuyên suốt cả một chặng đường lịch sử của làng nghề thủ công từ năm 1858 khi Pháp nổ súng vào cửa biển Đà Nẵng đến những năm cuối của thế kỷ XX [120]. Cuốn Nghề thủ công truyền thống Việt Nam và các vị tổ nghề [128] và cuốn Làng nghề phố nghề Thăng Long - Hà Nội của GS.Trần Quốc Vượng và PGS.TS. Đỗ Thị Hảo giới thiệu một cách khái quát, nhưng cũng tương đối đầy đủ về nghề thủ công Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng. Tác giả chỉ ra rằng, ban đầu nghề thủ công ở các làng quê chỉ là nghề phụ, người dân thường
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan