Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Sử dụng tác phẩm của võ nguyên giáp trong dạy học lịch sử, chương trình sách giá...

Tài liệu Sử dụng tác phẩm của võ nguyên giáp trong dạy học lịch sử, chương trình sách giáo khoa lớp 12

.PDF
95
118
139

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA SƯ PHẠM BỘ MÔN LỊCH SỬ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH LỊCH SỬ Đề tài SỬ DỤNG TÁC PHẨM CỦA VÕ NGUYÊN GIÁP TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ, CHƯƠNG TRÌNH SÁCH GIÁO KHOA LỚP 12 Cán bộ hướng dẫn: ThS. Trần Minh Thuận Sinh vi ên thực hiện: Nguyễn Thị Oanh Kiều MSSV: 6095944 Lớp Sp Lịch Sử K35 Cần Thơ, tháng 5 năm 2013 Sử dụng tác phẩm của Võ Nguyên Giáp trong dạy học Lịch sử, chương trình SGK lớp 12 LỜI CÁM ƠN Trong giai đoạn hiện nay, đổi mới nội dung, phương pháp dạy và học là một trong những mục tiêu quan trọng của ngành giáo dục – đào tạo và cũng là mục tiêu chính đã được đề ra trong Nghị quyết Trung ương II, khóa VIII: “Đổi mới phương pháp giáo dục – đào tạo, khắc phục truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học, từng bước áp dụng các phương pháp và phương tiện tiên tiến vào quá trình dạy và học, đảm bảo thời gian tự học, tự nghiên cứu của học sinh nhất là sinh viên Đại học”. Theo tinh thần đổi mới đó, việc sử dụng các tài liệu tham khảo trong dạy học Lịch Sử là một điều cần thiết, nó là một nguồn cung cấp kiến thức cho học sinh, đáp ứng được phần nào những yêu cầu của việc đổi mới phương pháp dạy học hiện nay. Là sinh viên năm cuối chuyên ngành sử, với mong muốn góp phần nhỏ tìm ra con đường, vận dụng một cách có hiệu quả tài liệu tham khảo trong dạy học Lịch Sử ở trường trung học phổ thông. Tác giả mạnh dạn đi vào tìm hiểu và cứu nghiên cứu đề tài “Sử dụng tác phẩm của Võ Nguyên Giáp trong dạy học Lịch Sử, chương trình sách giáo khoa lớp 12”. Để thực hiện đề tài này một cách có hiệu quả, thời gian qua ngoài sự nổ lực cố gắng của bản thân, tác giả còn nhận được sự giúp đỡ, đóng góp từ nhiều phía. Đầu tiên, tác giả xin chân thành cám ơn ban chủ nhiệm bộ môn sư phạm Lịch sử Trường Đại học Cần Thơ, đã tạo điều kiện cho tác giả thực hiện đề tài nghiên cứu của mình. Đặc biệt, tác giả chân thành cám ơn đến Thầy Trần Minh Thuận đã tận tình giúp đỡ, đóng góp ý kiến cho tác giả trong thời gian tác giả thực hiện đề t ài này. Sau 4 năm đại học, cùng gắn kết với các bạn lớp Sử k35, cùng học tập, vui chơi, vượt qua bao khó khăn buồn vui trong cuộc sống. Tác giả xin cám ơn đến các bạn Sử k35 đã luôn sát cánh cùng tác giả, và đóng góp thật nhiều những ý kiến hay để tác giả hoàn thành đề tài được tốt hơn. Đây là đề tài nghiên cứu mà tác giả đưa ra về việc “Sử dụng tác phẩm của Võ Nguyên Giáp trong dạy học Lịch Sử, chương trình sách giáo khoa lớp 12”. Trong quá trình thực hiện cũng còn nhiều hạn chế và thiếu sót, tác giả rất mong nhận đ ược nhiều ý Luận Văn Tốt Nghiệp Sử dụng tác phẩm của Võ Nguyên Giáp trong dạy học Lịch sử, chương trình SGK lớp 12 kiến đóng góp của quý Thầy Cô và các bạn đọc giả đọc được luận văn này, để bổ sung hoàn thiện đề tài tốt hơn. TP. Cần Thơ, những ngày tháng 5 năm 2013 Sinh viên thực hiện Nguyễn Thị Oanh Kiều Luận Văn Tốt Nghiệp Sử dụng tác phẩm của Võ Nguyên Giáp trong dạy học Lịch sử, chương trình SGK lớp 12 MỤC LỤC Trang QUY ƯỚC TỪ VIẾT TẮT PHẦN MỞ ĐẦU ................................ ................................ ................................ ............. 1 1. Lí do chọn đề tài ................................ ................................ ................................ ........... 2 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ................................ ................................ ........................... 3 3. Mục đích nghiên cứu ................................ ................................ ................................ .... 4 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................ ................................ ................ 4 5. Phương pháp nghiên cứu ................................ ................................ .............................. 4 6. Bố cục đề tài ................................ ................................ ................................ ................. 5 PHẦN NỘI DUNG ................................ ................................ ................................ ......... 6 Chương 1. Một số vấn đề về việc sử dụng tài liệu tham khảo trong dạy học Lịch sử ................................ ................................ ................................ ................................ .......... 7 1.1. Sử dụng TLTK trong dạy học Lịch Sử ................................ ................................ ..... 7 1.2. Tài liệu lịch sử và phương pháp sử dụng ................................ ................................ .. 8 1.2.1. Tài liệu lịch sử ................................ ................................ ................................ ........ 8 1.2.2. Phương pháp sử dụng ................................ ................................ ............................. 9 1.3. Tài liệu văn học và phương pháp sử dụng ................................ .............................. 10 1.3.1. Tài liệu văn học ................................ ................................ ................................ .... 10 1.3.2. Phương pháp sử dụng ................................ ................................ ........................... 11 Chương 2. Võ Nguyên Giáp – tác giả – tác phẩm ................................ .................... 12 Chương 3. Sử dụng tài liệu tham khảo từ những tác phẩm của Võ Nguyên Giáp trong dạy học Lịch Sử lớp 12 ................................ ................................ ...................... 16 3.1. Sử dụng những tác phẩm của Võ Nguyên Giáp trong giảng dạy chương II. Việt Nam từ năm 1930 đến năm 1945 ................................ ................................ ........ 16 3.1.1. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời ................................ ................................ .......... 16 3.1.2. Phong trào giải phóng dân tộc từ tháng 9 – 1939 đến tháng 3 – 1945 ............... 17 3.1.3. Khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền ................................ ............................... 19 3.1.4. Nước VNDCCH được thành lập (2 – 9 – 1945) ................................ ................... 21 Luận Văn Tốt Nghiệp Sử dụng tác phẩm của Võ Nguyên Giáp trong dạy học Lịch sử, chương trình SGK lớp 12 3.2. Sử dụng những tác phẩm của Võ Nguyên Giáp trong giảng dạy chương III. Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1954 ................................ ................................ ........ 22 3.2.1. Bước đầu xây dựng chính quyền cách mạng, giải quyết nạn đói, nạn dốt v à khó khăn về tài chính ................................ ................................ ................................ ............ 22 3.2.2. Đấu tranh chống ngoại xâm và nội phản, bảo vệ chính quyền cách mạng ......... 24 3.2.3. Kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp bùng nổ ................................ ....... 26 3.2.4. Cuộc chiến đấu ở các đô thị và việc chuẩn bị chuẩn bị cho cuộc kháng chiến lâu dài ................................ ................................ ................................ ................................ ... 27 3.2.5. Chiến dịch Việt Bắc – Thu Đông năm 1947 và việc đẩy mạnh kháng chiến toàn dân, toàn diện ................................ ................................ ................................ ................. 27 3.2.6. Hoàn cảnh lịch sử mới và chiến dịch Biên giới thu – đông năm 1950 ................ 29 3.2.7. Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng (2 – 1951) ................................ ................. 31 3.2.8. Hậu phương kháng chiến phát triển mọi mặt ................................ ...................... 32 3.2.9. Âm mưu mới của Pháp – Mĩ ở Đông Dương: Kế hoạch Nava ............................ 32 3.2.10. Cuộc tiến công chiến lược Đông – Xuân 1953 – 1954 và chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 ................................ ................................ ................................ ................ 33 3.3. Sử dụng những tác phẩm của Võ Nguyên Giáp trong giảng dạy chương IV. Việt Nam từ năm 1954 đến năm 1975 ................................ ................................ ........ 36 3.3.1. Tình hình và nhiệm vụ cách mạng nước ta sau hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương ................................ ................................ ................................ ................... 37 3.3.2. Miền Nam đấu tranh chống chế độ Mĩ – Diệm, giữ gìn và phát triển lực lượng cách mạng, tiến tới "Đồng Khởi" (1954 – 1960) ................................ ........................... 37 3.3.3. Miền Nam chiến đấu chống chiến lược "chiến tranh đặc biệt" của đế quốc Mĩ (1961 – 1965) ................................ ................................ ................................ ................. 37 3.3.4. Chiến đấu chống chiến lược “chiến tranh cục bộ” của đế quốc Mĩ ở miền Nam (1965 – 1968) ................................ ................................ ................................ ................. 38 3.3.5. Miền Bắc vừa chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của Mĩ, vừa sản xuất và làm tròn vụ hậu phương (1965 – 1968) ................................ ...................... 38 Luận Văn Tốt Nghiệp Sử dụng tác phẩm của Võ Nguyên Giáp trong dạy học Lịch sử, chương trình SGK lớp 12 3.3.6. Chiến đấu chống chiến lược "Việt Nam hóa chiến tranh" và "Đông Dương hóa chiến tranh" của Mĩ (1969 – 1973) ................................ ................................ ................ 39 3.3.7. Miền Bắc khôi phục và phát triển kinh tế – xã hội, chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần thứ hai của Mĩ và làm nghĩa vụ hậu phương (1969 – 1973) .................... 39 3.3.8. Hiệp định Pari năm 1973 về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam ................................ ................................ ................................ ................................ ........ 41 3.3.9. Miền Nam chống địch "bình định – lấn chiếm", tạo thế và lực tiến tới giải phóng hoàn toàn ................................ ................................ ................................ ............. 42 3.3.10. Giải phóng hoàn toàn miền Nam, giành toàn vẹn lãnh thổ tổ quốc .................. 43 Chương 4. Đánh giá việc sử dụng những tác phẩm của Võ Nguyên Giáp qua thực nghiệm sư phạm ................................ ................................ ................................ ........... 44 4.1. Mục đích tiến hành ................................ ................................ ................................ .. 44 4.2. Đối tượng thực nghiệm ................................ ................................ ........................... 44 4.3. Nội dung thực nghiệm ................................ ................................ ............................. 44 4.4. Phương pháp thực nghiệm ................................ ................................ ...................... 45 4.5. Kết quả thực nghiệm ................................ ................................ ............................... 45 4.5.1. Đối với GV ................................ ................................ ................................ ........... 45 4.5.2. Đối với HS ................................ ................................ ................................ ........... 48 4.6. Những thuận lợi và khó khăn ................................ ................................ .................. 49 PHẦN KẾT LUẬN ................................ ................................ ................................ ....... 51 PHỤ LỤC ................................ ................................ ...... Error! Bookmark not defined. Phụ lục 1: Phiếu thăm dò (Dành cho GV) ................................ ................................ ..... 55 Phụ lục 2: Phiếu thăm dò (Dành cho HS) ................................ ................................ ...... 57 Phụ lục 3: Giáo án thực nghiệm ................................ ................................ ..................... 58 Phụ lục 4: Giáo án đối chứng ................................ ................................ ......................... 68 Phụ lục 5: Con nhím Điện Biên Phủ ................................ ................................ .............. 77 Phụ lục 6: Dân cày – một lực lượng cách mạng quan trọng ở Đông Dương ................. 79 Phụ lục 7: Một số hình ảnh về đại tướng Võ Nguyên Giáp ................................ ........... 81 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................ ................................ ........................... 86 Luận Văn Tốt Nghiệp Sử dụng tác phẩm của Võ Nguyên Giáp trong dạy học Lịch sử, chương trình SGK lớp 12 QUY ƯỚC TỪ VIẾT TẮT 1. THPT Trung học phổ thông 2. GV Giáo viên 3. HS Học sinh 4. SGK Sách giáo khoa 5. TLTK Tài liệu tham khảo 6. XHCN Xã hội chủ nghĩa 7. VNDCCH Việt Nam Dân chủ Cộng hòa 8. LSVN Lịch sử Việt Nam Luận Văn Tốt Nghiệp Sử dụng tác phẩm của Võ Nguyên Giáp trong dạy học Lịch sử, chương trình SGK lớp 12 PHẦN MỞ ĐẦU Luận Văn Tốt Nghiệp Trang 1 Sử dụng tác phẩm của Võ Nguyên Giáp trong dạy học Lịch sử, chương trình SGK lớp 12 1. Lí do chọn đề tài Trước thực trạng dạy học Lịch Sử hiện nay, yêu cầu cấp thiết đặt ra là phải cải tiến phương pháp dạy học Lịch Sử nhằm nâng cao chất lượng bộ môn, đáp ứng yêu cầu đào tạo. Hiện nay, cũng đã có nhiều công trình nghiên cứu về việc đổi mới phương pháp dạy học Lịch Sử, gây hứng thú cho HS. Trong số các phương pháp được ứng dụng vào việc dạy học hiện nay phải kể đến là phương pháp sử dụng TLTK. Trong đó, có sử dụng những tác phẩm của những chiến sĩ cách mạng lão thành, nhằm gây hứng thú cho HS. Lịch sử Việt Nam giai đoạn 1930 – 1975, với nhiều sự kiện lịch sử quan trọng, đặc biệt là từ năm 1930, từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đã dấy lên nhiều phong trào cách mạng trong cả nước, sự chuyển hướng kịp thời của cách mạng Việt Nam trong cuộc kháng chiến kiến quốc. Từ năm 1945, cách mạng Việt Nam diễn ra nhiều trận đánh quan trọng nhân dân miền Bắc vừa hàn gắn vết thương chiến tranh, vừa khôi phục kinh tế, xây dựng CNXH, vừa đấu tranh chống lại chiến tranh phá hoại của đế quốc Mĩ và hết lòng chi viện sức người, sức của cho tiền tuyến lớn. Nhân dân miền Nam anh dũng đấu tranh hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân tiến tới thống nhất nước nhà. Và thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước đã đưa nhân dân Việt Nam vào thời kỳ lịch sử mới, thời kỳ cả nước xây dựng CNXH. Dân tộc Việt Nam từ đây được làm chủ vận mệnh của mình. Là những thế hệ đi sau Hồ Chủ tịch, Đại tướng Võ Nguyên Giáp một vị lãnh đạo tài năng của cách mạng Việt Nam. Ông trực tiếp chỉ huy các chiến dịch lớn như: Biên Giới (1950), Điện Biên Phủ (1954), chiến dịch Hồ Chí Minh (1975). Mỗi giai đoạn lịch sử lại gắn liền với những tác phẩm của ông – những gì mà ông đã chứng kiến, đã trải qua. Những tác phẩm của ông có tác dụng cụ thể hóa kiến thức, giúp các em HS tái hiện lại quá khứ một các chân thực, tránh hiện đại hóa lịch sử. Đồng thời, có tác dụng mạnh mẽ đến tư tưởng tình cảm của HS, hình thành trong các em tư tưởng sống cao đẹp và ý thức trách nhiệm của mình với quê hương đất nước, tin vào sự lãnh đạo của Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh. Luận Văn Tốt Nghiệp Trang 2 Sử dụng tác phẩm của Võ Nguyên Giáp trong dạy học Lịch sử, chương trình SGK lớp 12 Vì vậy, để nâng cao hiệu quả bài học, nhằm gây hứng thú học tập lịch sử cho HS và vận dụng những tác phẩm của ông trong bài dạy một cách tốt nhất, tác giả đi sâu nghiên cứu việc sử dụng những tác phẩm của Võ Nguyên Giáp trong dạy học Lịch Sử dân tộc giai đoạn 1930 – 1975. Những tư liệu này có tác dụng quan trọng trong việc làm rõ kiến thức cơ bản, giúp HS nắm vững kiến thức, hiểu sâu sắc nội dung của chính bài, giáo dục lòng kính yêu anh bộ đội và niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng. Qua đó, nó cũng tác động mạnh đến thái độ, tình cảm và phát triển toàn diện HS. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Việc sử dụng TLTK – những tác phẩm của Võ Nguyên Giáp trong dạy học Lịch Sử ở trường THPT đã được một số công trình nghiên cứu của các nhà khoa học đề cập đến. Trước hết, phải kể đến giáo trình Thiết kế bài giảng lịch sử ở trường THPT, nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội năm 1999, của Phan Ngọc Liên (chủ biên), Nguyễn Thị Côi, Trịnh Đình Tùng đã đề cập đến việc vận dụng tác phẩm “Những năm tháng không thể nào quên” của Đại tướng Võ Nguyên Giáp vào dạy học ở trường THPT. Trong quyển Các con đường, biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học Lịch Sử ở trường phổ thông, nhà xuất bản Đại học Sư Phạm năm 2008, của Nguyễn Thị Côi cũng đã sử dụng một số đoạn trích trong tác phẩm của Đại tướng Võ Nguyên Giáp vào việc dạy học Lịch Sử ở trường phổ thông, mà cụ thể là tác phẩm “Những năm tháng không thể nào quên”. Giáo trình Rèn luyện kĩ năng nghiệp vụ sư phạm môn Lịch Sử, nhà xuất bản Đại Học Sư Phạm năm 2009, của Nguyễn Thị Côi cũng đề cập việc sử dụng TLTK với tác phẩm “Những năm tháng không thể nào quên” của Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong dạy học Lịch Sử, nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy, gây hứng thú cho HS. Các công trình nghiên cứu trên đã đề cập đến phương pháp sử dụng TLTK – sử dụng một số đoạn trích trong tác phẩm “Những năm tháng không thể n ào quên” của Võ Nguyên Giáp trong việc thiết kế bài giảng ở trường THPT, nhằm giúp cho HS cụ thể Luận Văn Tốt Nghiệp Trang 3 Sử dụng tác phẩm của Võ Nguyên Giáp trong dạy học Lịch sử, chương trình SGK lớp 12 hóa kiến thức thu nhận được, tạo một biểu tượng chân thực, rõ ràng, sinh động và làm cho kiến thức của các em được phong phú, sâu sắc hơn. Tuy nhiên, chưa có một công trình nghiên cứu nào đi sâu vào việc sử dụng đầy đủ những tác phẩm của Võ Nguyên Giáp trong dạy học khóa trình lịch sử Việt Nam giai đoạn 1930 – 1975. Vì vậy, với việc tổng hợp các bài viết, các TLTK và sự tìm hiểu, việc nghiên cứu đề tài này tác giả hy vọng có thể góp phần nhỏ vào sự hoàn thiện thêm vấn đề nghiên cứu mà các tác giả trước đó chưa thực hiện hay chưa đủ. 3. Mục đích nghiên cứu Đây là một vấn đề được nhiều người quan tâm đến hiện nay, nhất là trong nền giáo dục và đặc biệt hơn là ở trường phổ thông, về công tác tổ chức dạy và học lịch sử thật phù hợp đối với từng đối tượng. Qua đó, một phần nào làm giảm đi tình trạng không thích học lịch sử, hay nhàm chán sử trong HS ở các trường. Đồng thời, môn Sử sẽ lấy lại cho mình một vị trí xứng đáng mà nó đang có trong trường phổ thông nói riêng và trong hiểu biết của người Việt Nam nói chung. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là sử dụng những tác phẩm của Võ Nguyên Giáp vào giảng dạy lịch sử lớp 12, nhằm nâng cao hiệu quả dạy học Lịch Sử Việt Nam giai đoạn 1930 – 1975 ở trường THPT. Phạm vi nghiên cứu của đề tài là SGK lịch sử lớp 12 (chương trình chuẩn), giai đoạn 1930 – 1975 ở trường THPT. 5. Phương pháp nghiên cứu Để hoàn thành đề tài nghiên cứu này tác giả đã sử dụng rất nhiều phương pháp, nhưng trong đó các phương pháp được vận dụng chủ yếu là: phương pháp thu thập tài liệu, phương pháp lịch sử, phương pháp lôgic, phương pháp phân tích và phương pháp tổng hợp. Luận Văn Tốt Nghiệp Trang 4 Sử dụng tác phẩm của Võ Nguyên Giáp trong dạy học Lịch sử, chương trình SGK lớp 12 6. Bố cục đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và các TLTK, nội dung chính của luận văn được trình bày trong ba chương: Chương 1. Một số vấn đề về việc sử dụng tài liệu tham khảo trong dạy học Lịch sử Chương 2. Võ Nguyên Giáp – tác giả – tác phẩm Chương 3. Sử dụng tài liệu tham khảo từ những tác phẩm của Võ Nguyên Giáp trong dạy học Lịch Sử lớp 12 Chương 4. Đánh giá việc sử dụng những tác phẩm của Võ Nguyên Giáp qua thực nghiệm sư phạm Luận Văn Tốt Nghiệp Trang 5 Sử dụng tác phẩm của Võ Nguyên Giáp trong dạy học Lịch sử, chương trình SGK lớp 12 PHẦN NỘI DUNG Luận Văn Tốt Nghiệp Trang 6 Sử dụng tác phẩm của Võ Nguyên Giáp trong dạy học Lịch sử, chương trình SGK lớp 12 Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ VIỆC SỬ DỤNG TÀI LIỆU THAM KHẢO TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ 1.1. Sử dụng TLTK trong dạy học Lịch Sử Trong dạy học ở trường phổ thông nói chung và bộ môn Lịch Sử nói riêng, cùng với việc đổi mới về nội dung, chương trình, SGK, đổi mới phương pháp dạy học là một trong những yếu tố hết sức quan trọng để đạt đ ược mục tiêu giáo dục. Trong dạy, học lịch sử ở trường THPT, tài liệu viết là nguồn cung cấp kiến thức quan trọng cho HS. Bên cạnh SGK, TLTK cho GV và HS cũng có vị trí và ý nghĩa nhất định. Do đặc trưng của việc học tập lịch sử, các loại TLTK, học tập khác (ngoài SGK) góp phần nhất định vào việc khôi phục, tái hiện lại bức tranh quá khứ của xã hội loài người và dân tộc. Đây là những căn cứ khoa học, những bằng chứng chính xác cụ thể, sinh động về lịch sử mà HS cần thu nhận. Việc sử dụng TLTK còn giúp cho HS có thêm cơ sở để nắm vững bản chất các sự kiện, hình thành khái niệm, hiểu rõ những quy luật, bài học quan trọng của lịch sử, rèn luyện cho HS thói quen nghiên cứu khoa học, phát triển tư duy lịch sử. TLTK là phương tiện có hiệu quả để hiểu rõ hơn SGK, góp phần nâng cao chất lượng dạy học. Là nguồn kiến thức quan trọng, nhưng để đảm bảo tính khoa học và sư phạm, các loại TLTK cần được thẩm định về mặt nội dung, tư tưởng và việc lựa chọn phải phù hợp với trình độ và yêu cầu học tập của HS. Hiện nay, có nhiều quan điểm khác nhau về cách phân loại TLTK trong dạy học Lịch Sử ở trường phổ thông. Thông thường các nhà giáo dục lịch sử đưa ra hệ thống các TLTK ở trường THPT gồm: tài liệu lịch sử và tài liệu văn học. Để vận dụng tốt những tác phẩm của Võ Nguyên Giáp trong học tập lịch sử ở trường phổ thông. GV, cần nắm vững các loại TLTK và phương pháp sử dụng các loại TLTK, để vận dụng vào bài giảng nhằm đạt được hiệu quả cao. Luận Văn Tốt Nghiệp Trang 7 Sử dụng tác phẩm của Võ Nguyên Giáp trong dạy học Lịch sử, chương trình SGK lớp 12 1.2. Tài liệu lịch sử và phương pháp sử dụng 1.2.1. Tài liệu lịch sử Trong việc dạy học Lịch Sử ngoài SGK, cần có sách phổ biến khoa học lịch sử, văn tuyển tài liệu – văn kiện lịch sử, sách đọc về lịch sử, sách chính trị, sách báo văn học... Mỗi loại sách báo có ý nghĩa và tác dụng riêng đối với việc dạy – học lịch sử, nhưng đều góp phần giúp HS thu nhận tri thức lịch sử phong phú, sinh động, rèn luyện khả năng và thói quen tự học, độc lập suy nghĩ. Trong đó, tài liệu lịch sử là căn cứ khoa học, là bằng chứng hiển nhiên, hùng hồn về một thời đại, một dân tộc, một nhân vật lịch sử. Nó cụ thể hóa kiến thức m à HS cần thu nhận, tạo biểu tượng chân thật, rõ ràng, hình thành khái niệm khoa học, gây cho các em hứng thú học tập, rèn luyện óc phê phán, sự nhận xét, phân tích, bồi dưỡng quan điểm, lập trường tư tưởng. Tài liệu lịch sử thành văn được sử dụng trong dạy, học lịch sử ở trường phổ thông gồm các loại: đoạn trích trong tác phẩm của các tác gia kinh điển của chủ nghĩa Mác Lê-nin, tài liệu văn kiện Đảng, chính phủ, tài liệu của Hồ Chủ tịch và các đồng chí lãnh đạo của Đảng ta, tài liệu lịch sử gốc... Hiện nay, chúng ta đã có một số sách "tư liệu lịch sử", dùng để tham khảo trong dạy học Lịch Sử. Những loại sách này rất cần thiết cho GV vì nó không chỉ cung cấp thêm những tư liệu lịch sử phong phú, bổ sung những thiếu hụt của SGK mà còn làm sáng rõ hơn những kiến thức cơ bản của bài học. Trong những "tư liệu lịch sử" được sử dụng trong dạy học phải kể đến một số tác phẩm của Võ Nguyên Giáp người trực tiếp tham chiến, chỉ huy mặt trận, chứng kiến những giây phút khó khăn hay huy hoàng của tiến trình đấu tranh của dân tộc ta. Là những thế hệ đi theo sau Hồ Chủ tịch, trong những tác phẩm của mình, Võ Nguyên Giáp đã vận dụng chủ nghĩa Mác – Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh trong việc nghiên cứu các vấn đề của lịch sử dân tộc. Những tác phẩm của ông cũng phần nào góp nên những hiểu biết sáng tỏ của HS đối với những khó khăn gian khổ của dân tộc, những đường lối đúng đắn và sáng tạo của Trung ương, Luận Văn Tốt Nghiệp Trang 8 Sử dụng tác phẩm của Võ Nguyên Giáp trong dạy học Lịch sử, chương trình SGK lớp 12 Đảng và nhân dân ta. Qua đây, cũng làm cho bài học sinh động hơn, HS nhớ nhiều hơn, đồng thời bồi dưỡng thêm về thái độ, tư tưởng và tình cảm cho HS. 1.2.2. Phương pháp sử dụng Kết quả sử dụng tài liệu lịch sử phụ thuộc nhiều vào việc tổ chức dạy và học. Tài liệu lịch sử được sử dụng rộng rãi trong tất cả các khâu của quá trình dạy học, trong bài nội khóa, ngoại khóa nhưng chủ yếu là trong các trường hợp sau: Dùng những đoạn trích ngắn có nội dung súc tích, đ ơn giản, giàu hình tượng trong các tài liệu lịch sử để cụ thể hóa các sự kiện, hiện tượng đang học, nhằm tạo cho HS hình ảnh rõ ràng, cụ thể, tăng thêm tính sinh động, gợi cảm, gây hứng thú học tập cho các em. Dựa vào các tài liệu lịch sử để xây dựng một bài miêu tả, tường thuật lịch sử. Miêu tả, tường thuật có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo biểu tượng lịch sử cho HS. Do đó, tường thuật, miêu tả lịch sử yêu cầu phải chính xác, khoa học, cần phải dựa vào những tài liệu lịch sử đáng tin cậy. GV sử dụng tài liệu lịch sử để giải thích một sự kiện, hiện tượng lịch sử, giúp HS hiểu được bản chất của nó, nhất là đối với những sự kiện, hiện tượng phức tạp, đồng thời gây hứng thú học tập. Dùng tài liệu lịch sử để làm cơ sở cho việc chứng minh một luận điểm khoa học, để hiểu đúng một sự kiện, một quá trình lịch sử. Hướng dẫn HS tự đọc các tài liệu lịch sử ở nhà là một trong những biện pháp cần được đẩy mạnh vì việc tự đọc tài liệu lịch sử vừa có tác dụng tích cực hóa hoạt động nhận thức của HS vừa giúp các em bước đầu làm quen với nghiên cứu khoa học. Tuy nhiên, biện pháp này chỉ nên áp dụng đối với HS ở các lớp cuối cấp. Để việc tự đọc tài liệu lịch sử ở nhà một cách có hiệu quả, GV và HS cần thực hiện tốt những yêu cầu sau đây: GV cần giới thiệu tài liệu một cách cụ thể (như tên sách, tác giả, năm xuất bản...). Những tài liệu đó nhất thiết phải có nội dung liên quan trực tiếp tới kiến thức cơ bản của bài học, phù hợp với trình độ nhận thức của các em và dễ tìm. Luận Văn Tốt Nghiệp Trang 9 Sử dụng tác phẩm của Võ Nguyên Giáp trong dạy học Lịch sử, chương trình SGK lớp 12 Hướng dẫn HS kỹ năng tự đọc sách: Tra mục lục, lựa chọn những nội dung có liên quan đến bài học... Hướng dẫn HS ghi chép theo các vấn đề sau: Nội dung cơ bản của tài liệu, giải thích các khái niệm, thuật ngữ, những luận điểm trình bày trong tài liệu có liên quan tới nội dung của bài học, tác dụng và ý nghĩa của tài liệu... 1.3. Tài liệu văn học và phương pháp sử dụng 1.3.1. Tài liệu văn học Các tác phẩm văn học từ xưa đến nay, trong lịch sử dân tộc cũng như lịch sử thế giới, có vai trò to lớn đối với việc dạy học Lịch Sử ở tr ường phổ thông. Trước hết, các tác phẩm văn học, bằng những hình tượng cụ thể, có tác động mạnh mẽ đến tư tưởng tình cảm người đọc, trình bày những nét đặc trưng điển hình của các hiện tượng kinh tế, chính trị, những quy luật của đời sống. Giữa văn học v à khoa học nói chung, sử học nói riêng có mối liên hệ khăng khít. Trong khi sáng tác một tiểu thuyết (lịch sử hay tâm lý xã hội), nhà văn phải nghiên cứu các tư liệu lịch sử. Không ít tác phẩm văn học, tự nó là tài liệu lịch sử, ví như “Hịch tướng sĩ” của Trần Hưng Đạo, “Cáo bình Ngô” của Nguyễn Trãi, “Tuyên ngôn Độc lập” của Hồ Chủ tịch. Thứ hai, các tác phẩm văn học góp phần quan trọng làm cho bài giảng sinh động, hấp dẫn, nâng cao hứng thú học tập của HS. Trong việc dạy học Lịch Sử ở trường phổ thông, GV thường sử dụng các loại tài liệu học tập chủ yếu sau: văn học dân gian, tác phẩm văn học ra đời vào thời kì xãy ra sự kiện lịch sử, tiểu thuyết lịch sử, hồi kí cách mạng… Mỗi loại có ý nghĩa khoa học riêng trong việc nghiên cứu và giảng dạy lịch sử. Xác định các loại tài liệu văn học phải phù hợp với mục đích và yêu cầu bài giảng và tính chất của từng sự kiện, hiện tượng lịch sử. Chúng ta phải loại bỏ những truyện kiếm hiệp, tiểu thuyết võ hiệp xuyên tạc lịch sử, có ảnh hưởng xấu đến việc hình thành tri thức lịch sử, giáo dục tư tưởng và tình cảm cho HS. Luận Văn Tốt Nghiệp Trang 10 Sử dụng tác phẩm của Võ Nguyên Giáp trong dạy học Lịch sử, chương trình SGK lớp 12 1.3.2. Phương pháp sử dụng Việc sử dụng các loại tài liệu văn học trong dạy học Lịch Sử ở trường phổ thông phải đảm bảo hai tiêu chuẩn cơ bản: giá trị giáo dưỡng – giáo dục và giá trị văn học. Tài liệu ấy phải là một bức tranh sinh động về những sự kiện, những nhân vật lịch sử của thời đại đang học, phải miêu tả được bối cảnh của xã hội cụ thể, phải phục vụ được nội dung, yêu cầu của từng bài học, phải phù hợp với trình độ nhận thức của HS. Tài liệu văn học không làm loãng nội dung bài học lịch sử, phân tán sự chú ý của HS vào những vấn đề đang học. Có nhiều cách để thực hiện phương pháp sử dụng tài liệu văn học trong dạy học Lịch Sử: Thứ nhất, đưa vào bài giảng một đoạn thơ ngắn nhằm minh họa những sự kiện đang học, làm cho nội dung bài học được phong phú và giờ học thêm sinh động. Thứ hai, dùng đoạn trích để cụ thể hóa sự kiện, nêu ra một kết luận khái quát giúp HS hiểu sâu sắc hơn một thời kì, một sự kiện lịch sử. Thứ ba, tài liệu văn học được sử dụng để tổ chức những buổi sinh hoạt ngoại khóa. Tóm lại, tài liệu học tập là phương tiện cần thiết và quan trọng đối với việc dạy học Lịch Sử của GV và HS. Mỗi loại tài liệu có vị trí và tác dụng nhất định, nếu được sử dụng đúng lúc, đúng chỗ, thì hiệu quả sư phạm của nó rất lớn. Vì vậy, phương pháp sử dụng các loại tài liệu này phải được tiến hành trên những cơ sở lí luận của việc dạy học Lịch Sử, theo yêu cầu giáo dưỡng, giáo dục của bộ môn và thực tiễn của nhà trường phổ thông. Trong các loại tài liệu văn học, GV chú ý hướng dẫn HS sử dụng cụ thể các hồi kí của những chiến sĩ cách mạng lão thành, phản ánh sinh động, cụ thể các sự kiện, lịch sử, có tác dụng giáo dục cao. Luận Văn Tốt Nghiệp Trang 11 Sử dụng tác phẩm của Võ Nguyên Giáp trong dạy học Lịch sử, chương trình SGK lớp 12 Chương 2 VÕ NGUYÊN GIÁP – TÁC GIẢ – TÁC PHẨM Đại tướng Võ Nguyên Giáp sinh ngày 25 tháng 8 năm 1911, ở xã An Xá huyện Lệ Thủy tỉnh Quảng Bình, trong một gia đình trung nông có truyền thống hiếu học và yêu nước. Quê hương và gia đình ông rất giàu truyền thống yêu nước, chống ngoại xâm. Cha ông là một nhà nho dạy học trong vùng, có uy tín với bà con xóm làng. Thường kể chuyện cụ Phan Bội Châu và đọc cho ông nghe bài vè “Thất thủ kinh đô”. Mẹ ông là cháu ngoại một vị lãnh binh tham gia phong trào Cần Vương của Hàm Nghi cuối thế kỉ XIX, thường kể cho ông nghe về phong trào yêu nước này. Nên từ nhỏ ở Võ Nguyên Giáp đã hình thành nên tư tưởng yêu nước, cố gắng phấn đấu hết mình để phụng vụ tổ quốc. Ông là một trí thức yêu nước, theo Đảng làm cách mạng khi tuổi đời còn rất trẻ. Năm 1929, ông đã tham gia cải tổ Tân Việt cách mạng Đảng thành lập Đông Dương cộng sản liên Đoàn để rồi trở thành Đảng viên Đảng Cộng sản ngày 3 tháng 2 năm 1930. Giữa năm 1940, ông cùng với Phạm Văn Đồng bí mật sang Trung Quốc gặp lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc tại Thúy Hồ, tỉnh Côn Sơn. Về nước hoạt động ông được Bác Hồ và Trung ương Đảng giao lãnh đạo công tác quân sự như phụ trách Ban xung phong Nam tiến năm 1942, thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân vào tháng 8 – 1945. Được Bác Hồ phân công chuyên trách công tác quân sự của Đảng và thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân, ông bắt tay khởi thảo và cùng các đồng chí Ban chỉ huy Đội Hoàng Sâm – đội trưởng, Xích Thắng (Dương Mạc Thạch) – chính trị viên, Hoàng Văn Thái – cán bộ tham mưu thiết lập 10 lời thề, 10 điều kỷ luật của Đội và 12 điều kỷ luật với dân. Lời văn của các văn bản này rất ngắn gọn, giản dị nhưng nội dung có sức thuyết phục rất to lớn, lay động lòng người, có giá trị như những lời huyết thệ thiêng liêng và là mệnh lệnh trái tim của người cầm súng, nội dung thể hiện đậm nét cả về bản chất chính trị và quan điểm văn hóa của quân đội cách mạng kiểu mới. Ngày nay, các văn bản này đã được tu chỉnh trở thành lời thề danh dự, Luận Văn Tốt Nghiệp Trang 12 Sử dụng tác phẩm của Võ Nguyên Giáp trong dạy học Lịch sử, chương trình SGK lớp 12 điều lệnh kỷ luật chính thức của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Về lực lượng văn hóa quân sự, đạo làm tướng đã chỉ dụ người cầm quân phải đau trước từng vết thương, biết tiếc từng giọt máu của tướng sĩ. Ông luôn tâm đắc và chuyển đến cán bộ thuộc quyền câu nói của Bác Hồ: “không có trận thắng nào gọi là đẹp cả”. Không ít lần ông đã khóc trước những thương vong, những tổn thất của đồng bào, chiến sĩ, không cầm được nước mắt trước sự hy sinh của HS, sinh viên ở dòng sông Thạch Hãn, Thành cổ Quảng Trị. Trước những chiến dịch, những trận đánh, ông thức thâu đêm suy tính chi ly, tìm đủ cách giải quyết bài toán tỷ lệ nghịch thương vong và chiến thắng, nhằm tìm đáp số giành thắng lợi to lớn nhất, nhưng hạ thương vong xuống mức thấp nhất. Ông trực tiếp chỉ huy các chiến dịch lớn : Biên Giới (1950), Điện Biên Phủ (1954), Hồ Chí Minh (1975), hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình trong kháng chiến chống Pháp và Mỹ xâm lược. Võ Nguyên Giáp là một trong những học trò xuất sắc và gần gũi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, có bí danh là Văn. Ông là chiến sĩ quân đội Nhân dân Việt Nam được phong hàm Đại tướng sớm nhất theo sắc lệnh của Chính phủ 110/SL (20 – 1 – 1948). Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ tấn phong cho ông tại bản doanh của Ng ười ở xã Phú Đình, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên. Với tình cảm đồng chí, Người xúc động căn dặn Đại tướng"...chú điều khiển binh sĩ, làm tròn sứ mạng mà quốc dân phó thác cho". Ông là người đầu tiên được ban Thường vụ Trung ương Đảng và Bác Hồ thay mặt Đảng, Chính phủ cử giữ chức Bí thư Trung ương Quân ủy và Tổng chỉ huy quân đội. Sau này, chức Bí thư Trung ương Quân ủy lần lượt đổi tên là Bí thư Tổng Quân ủy, Bí thư Quân ủy Trung ương và chức Tổng chỉ huy quân đội đổi là Tổng Tư lệnh Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. Đại tướng Võ Nguyên Giáp đứng vững trên cả hai cương vị quan trọng này cùng một thời gian dài suốt hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Đảng và Chính phủ tin cậy giao cho ông những chức vụ: ủy vi ên Bộ Chính trị, Phó thủ tướng Chính phủ, Bí thư Quân ủy Trung ương, Tổng tư lệnh quân đội… Nhiệm vụ nào, cương vị gì, ở mọi thời điểm lịch sử ông đều hoàn thành xuất sắc. Ông là một nhà giáo, nhà khoa học xã hội ưu tú, nhà quân sự tài ba lỗi lạc. Sống trọn vẹn cho lý tưởng Luận Văn Tốt Nghiệp Trang 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng