Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Sự gắn bó mẹ con sớm và ảnh hường của nó đến quá trình phát triển tâm lý của trẻ...

Tài liệu Sự gắn bó mẹ con sớm và ảnh hường của nó đến quá trình phát triển tâm lý của trẻ em 2 3 tuổi

.PDF
121
2562
89

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- PHAN THỊ NGỌC SỰ GẮN BÓ MẸ CON SỚM VÀ ẢNH HƢỞNG CỦA NÓ ĐẾN QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN TÂM LÝ CỦA TRẺ 2-3 TUỔI LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC Hà Nội-2014 Ket-noi.com Ket-noi.com kho kho tai tai lieu lieu mien mien phi phi ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- PHAN THỊ NGỌC SỰ GẮN BÓ MẸ CON SỚM VÀ ẢNH HƢỞNG CỦA NÓ ĐẾN QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN TÂM LÝ CỦA TRẺ 2-3 TUỔI Chuyên ngành Tâm lý học Mã số: 60 31 04 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS Trần Thu Hương Hà Nội-2014 Lời cam đoan Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Người cam đoan Phan Thị Ngọc Ket-noi.com Ket-noi.com kho kho tai tai lieu lieu mien mien phi phi Lời cảm ơn Trước tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc đến PGS.TS Trần Thu Hương - người đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn này. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo đang công tác, giảng dạy tại khoa Tâm lí học – Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội đã giúp đỡ, giảng dạy và cung cấp cho tôi rất nhiều kiến thức trong hai năm học vừa qua. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến các bạn bè cùng khoá đã giúp đỡ tôi theo sát các ca và cung cấp các thông tin cần thiết cho đề tài, cảm ơn cha mẹ hai trẻ tại Hà Nội đã ủng hộ và giúp đỡ tôi nhiệt tình trong quá trình quan sát. Cuối cùng, tôi xin cảm ơn sự quan tâm của gia đình, bạn bè và người thân đã ủng hộ, khuyến khích và động viên tôi để bản Luận văn được hoàn thành. Xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 10 tháng 10 năm 2014 Học viên Phan Thị Ngọc MỤC LỤC MỞ ĐẦU …………………………………………………………………..1 Chƣơng 1 : CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI.................................................6 1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ..................................................................6 1.1.1. Những nghiên cứu về gắn bó mẹ con sớm trên thế giới .................6 1.1.2. Những nghiên cứu về gắn bó mẹ con sớm tại Việt Nam ............. 14 1.2. Các khái niệm cơ bản ........................................................................ 18 1.2.1. Khái niệm Gắn bó ......................................................................... 18 1.2.2. Gắn bó mẹ con sớm ..................................................................... 22 1.3. Quá trình phát triển của trẻ từ 2 đến 3 tuổi.................................... 31 1.3.1. Sự phát triển về vận động ............................................................. 31 1.3.2. Sự phát triển về ngôn ngữ............................................................. 32 1.3.3. Sự phát triển tâm lý ...................................................................... 32 1.3.4. Phát triển quan hệ xã hội ............................................................. 34 1.3.5. Ảnh hưởng của gắn bó mẹ con sớm tới sự phát triển tâm lý của trẻ ......................................................................................................................... 35 1.4. Các yếu tố ảnh hƣởng đến sự gắn bó mẹ - con ............................... 38 Chƣơng 2 : TỔ CHỨC VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................. 41 2.1. Tổ chức nghiên cứu ........................................................................... 41 2.2. Mẫu nghiên cứu ................................................................................. 42 2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu .................................................................. 42 Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN 3.1. Trƣờng hợp 1: .................................................................................... 48 3.1.1. Thông tin chung ............................................................................ 48 3.1.2. Lý do và yêu cầu can thiệp đối với L ............................................ 48 3.1.3. Bức tranh ban đầu về vấn đề của trẻ thông qua hỏi chuyện lâm sàng ................................................................................................................. 48 3.1.4 Các phân tích từ quan sát lâm sàng .............................................. 56 3.1.5 Luận bàn về trường hợp bé L ........................................................ 66 Ket-noi.com Ket-noi.com kho kho tai tai lieu lieu mien mien phi phi 3.2. Trƣờng hợp 2 ..................................................................................... 70 3.2.1 Thông tin chung ......................................................................... 70 3.2.2 Lý do và yêu cầu can thiệp ........................................................ 69 3.2.3 Bức tranh ban đầu về vấn đề của trẻ thông qua hỏi chuyện lâm sàng ................................................................... Error! Bookmark not defined. 3.2.4 Các phân tích từ quan sát lâm sàng ......................................... 74 3.2.5 Luận bàn về trường hợp bé Song H.......................................... 82 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 89 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 94 PHỤ LỤC…………………………………………………………………...97 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Hiện nay, trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng, tỷ lệ trẻ rối nhiễu tâm trí có xu hướng ngày càng gia tăng. Điều này được thể hiện rõ qua các số liệu điều tra dịch tễ học trên thế giới. Cụ thể là, chỉ tính riêng ở trẻ em, các báo cáo chính thức của tổ chức Y tế thế giới (WHO) đều cho thấy tỷ lệ tăng từ 15% đến 22% ở các nước phát triển và từ 13% đến 20% ở các nước đang phát triển (WHO, 2005). Tại Việt Nam, tác giả Trần Tuấn và cộng sự đã tiến hành sử dụng bộ công cụ sàng lọc dịch tễ học SDQ25 của WHO dành cho trẻ em trên 1000 trẻ 8 tuổi và phát hiện tỷ lệ nghi ngờ bị rối nhiễu tâm trí khoảng 14% - 20% [18, tr.2]. Theo số liệu được đưa ra tại hội thảo “Can thiệp và phòng ngừa các vấn đề sức khỏe tinh thần trẻ em Việt Nam” diễn ra tại Hà Nội ngày 13/12/2007, điều tra của Bệnh viện Nhi Trung ương và một số nghiên cứu khác đã chỉ ra rằng, tỷ lệ có rối nhiễu tâm lý trong trẻ em ở tuổi học đường ở các vùng miền nước ta dao động trong khoảng 15 - 30%. Trong các nghiên cứu đã triển khai, phần lớn những rối nhiễu tâm lý ở trẻ đã được xếp loại theo các tiêu chuẩn chẩn đoán quốc tế. Tuy nhiên, nhiều rối nhiễu không có đủ các triệu chứng lâm sàng để được phân loại nhưng rất ảnh hưởng tới sự phát triển tâm lý của trẻ, trong số đó có những rối loạn với các dấu hiệu liên quan đến tiền sử bị chia tách với mẹ sớm, có vấn đề trong quan hệ gắn bó mẹ con sớm. Trên thực tế, các nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam đã chỉ ra sự quan trọng của gắn bó trong những năm đầu đời của trẻ; đồng thời cho thấy sự thiếu gắn bó, gắn bó đứt gãy hoặc sự chia tách, chia ly có tác động lớn và lâu dài đến sự phát triển tâm lý của trẻ. Các thực nghiệm tâm lý từ lâu tại các 1 Ket-noi.com Ket-noi.com kho kho tai tai lieu lieu mien mien phi phi nước phương Tây đã chỉ ra rằng: nếu trẻ bị cách ly, thiếu gắn bó, chia tách với người chăm sóc sẽ dẫn tới những rối loạn trong ứng xử của trẻ, quá trình xã hội hoá cá nhân bị ảnh hưởng gây khó khăn trong hoà nhập xã hội. Bowbly đã có thể khẳng định có rất nhiều lý do để tin rằng sự cách ly kéo dài một đứa bé với mẹ nó hoặc mối quan hệ mẹ con có vấn đề trong 5 năm đầu tiên là nhân tố chính gây nên phạm pháp sau này.[20, tr.100]. Goldfarb tóm tắt nhân cách của những trẻ em này là: “Cư xử hung bạo, thích các trò giải trí, thiếu kiềm chế không thấy ở chúng những dạng bình thường về lo lắng và ức chế. Những sự đồng nhất hóa bị hạn chế và những liên hệ tình cảm hời hợt và không bền chặt.” [20, tr.99]. Hậu quả về mặt thể chất của việc thiếu vắng mẹ đã được các nhà tâm lý, các chuyên gia trong lĩnh vực chăm chữa sức khoẻ bà mẹ và trẻ em cảnh báo. Có thể tóm tắt sự cần thiết khẩn cấp về sự gắn bó mẹ con, sự có mặt của mẹ bên con qua những câu sau đây của Bowlby vừa giản dị vừa thuyết phục: “Ấu nhi và nhi đồng cần được nuôi dưỡng trong bầu không khí ấm cúng và được gắn bó với mẹ bằng mối liên hệ tình cảm thân thiết liên tục, nguồn thỏa mãn và vui thú cho cả mẹ lẫn con. Đứa trẻ cần được cảm thấy mình là đối tượng thích thú và tự hào của mẹ và người mẹ có nhu cầu cảm thấy mình được phong phú thêm về nhân cách thông qua nhân cách của con; hai nhân cách đó đều có nhu cầu được đồng nhất hóa một cách mật thiết với nhau…ở đó có những quan hệ sinh động giữa con người làm biến đổi tính cách cả mẹ và con.[20, tr.87] Mối quan hệ đầu tiên, thân mật nhất của trẻ bị đứt gãy, thay vào cảm giác an toàn cần thiết cho sự phát triển của một đứa trẻ là sự hụt hẫng mất mát. Cuộc sống của trẻ nhỏ hoàn toàn phụ thuộc vào người lớn, do vậy trẻ có cảm giác an toàn hay không phụ thuộc vào việc trẻ có được sự gắn bó với người chăm sóc thân thuộc đó hay không. Trẻ bị chia tách hay sự gắn bó bị 2 đứt gãy thường do bố mẹ, người chăm sóc không ý thức được tầm quan trọng của sự gắn bó, chất lượng gắn bó, mức độ gắn bó cho đến khi cảm thấy sự bất thường ở con. Tại Việt Nam trên các phương tiện truyền thông, các chuyên gia, bác sĩ nhi khoa đã lên tiếng báo động về sự nghiêm trọng của thiếu hụt tình yêu thương, thiếu hụt quan tâm chăm sóc của bố mẹ đến trẻ nhỏ, gây nên những “nguy cơ về tâm thần”, các căn bệnh như “trầm cảm vắng mẹ”, “thiếu sự gắn bó”… [dẫn theo 1,8,18]. Thực tế cho thấy, nhiều cha mẹ và gia đình đã chủ quan cho rằng trẻ nhỏ chưa nhận thức được điều gì nên sao nhãng trong việc chăm sóc, gần gũi trẻ, giao việc chăm sóc, biểu đạt tình yêu thương lại cho ông bà hay cho người giúp việc trong gia đình. Hoặc một số bà mẹ lại gắn bó, bao bọc con quá mức mà không cho con cơ hội được trải nghiệm với không gian và thời gian bên ngoài. Những quan điểm sai lầm đó đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự phát triển cảm xúc, cảm giác an toàn cũng như sự khoẻ mạnh về cả thể chất lẫn tâm lý của trẻ. Việc nghiên cứu những trẻ có vấn đề về gắn bó mẹ con sớm là hết sức cần thiết, giúp các nhà chuyên môn, các bậc cha mẹ, những người trực tiếp chăm sóc trẻ có một cách nhìn rõ ràng hơn, đầy đủ hơn về những khó khăn mà trẻ gặp phải, về các cách thức làm giảm thiểu những khó khăn ấy và về phương thức nâng cao chất lượng mối quan hệ gắn bó mẹ con sớm trong quá trình phát triển của trẻ trong những năm tháng đầu đời. Với những lý do trên, tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài “Sự gắn bó mẹ con sớm và ảnh hưởng của nó đến quá trình phát triển tâm lý của trẻ 2-3 tuổi”. 2. Mục đích nghiên cứu Phát hiện những biểu hiện của sự gắn bó mẹ con sớm; nghiên cứu ảnh hưởng của sự gắn bó mẹ con sớm đến quá trình phát triển tâm lý của trẻ 2-3 3 Ket-noi.com Ket-noi.com kho kho tai tai lieu lieu mien mien phi phi tuổi. Trên cơ sở đó, đề xuất các kiến nghị, các giải pháp phù hợp cho các bậc phụ huynh, những người chăm sóc trẻ cũng như những người làm công tác trợ giúp tâm lý trong việc chăm sóc, can thiệp và làm giảm thiểu những khó khăn tâm lý mà trẻ 2-3 tuổi có thể gặp phải trong gắn bó mẹ con sớm. 3. Đối tƣợng nghiên cứu Những biểu hiện của sự gắn bó mẹ con sớm và ảnh hưởng của gắn bó mẹ con sớm đến quá trình phát triển tâm lý trẻ 2-3 tuổi . 4. Nhiệm vụ nghiên cứu 4.1 Nhiệm vụ nghiên cứu lý luận Xây dựng cơ sở lý luận về sự gắn bó mẹ con sớm ảnh hưởng đến quá trình phát triển tâm lý ở trẻ; Hệ thống hoá và làm rõ những khái niệm căn bản của đề tài. 4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu thực tiễn Phân tích hai ca lâm sàng điển hình, nhằm: - Mô tả những biểu hiện lâm sàng quan sát thấy ở trẻ có khó khăn do sự gắn bó mẹ con sớm. - Phân tích các ảnh hưởng của sự gắn bó mẹ con sớm đến quá trình phát triển tâm lý của 2 trẻ được nghiên cứu. - Đề xuất các giải pháp phù hợp trong chăm sóc, can thiệp và làm giảm thiểu khó khăn tâm lý của trẻ trong các trường hợp này. 5. Khách thể nghiên cứu Hai trường hợp trẻ em có vấn đề liên quan đến sự gắn bó mẹ con sớm 6. Phạm vi nghiên cứu Trong điều kiện và thời gian hạn hẹp, chúng tôi giới hạn nghiên cứu của mình trong phạm vi sau: 4 - Về địa bàn nghiên cứu: Địa bàn Hà Nội - Về nội dung: Nghiên cứu các biểu hiện của sự gắn bó mẹ con sớm, chỉ ra các quá trình tâm lý và các cơ chế phòng vệ của trẻ có vấn đề liên quan đến gắn bó mẹ con sớm, xem xét các ảnh hưởng của gắn bó mẹ con sớm đến sự phát triển tâm lý của trẻ 2-3 tuổi. 7. Giả thuyết nghiên cứu Các kiểu gắn bó kháng cự (bất an-chống đối) hay an toàn đến mức bám dính phụ thuộc vào nhau sẽ để lại những ảnh hưởng nhất định đến quá trình phát triển của trẻ, đặc biệt làm chậm sự phát triển ngôn ngữ và gây ra những rối loạn tâm vận động ở trẻ nhỏ. Đối với những trẻ này, có thể tìm thấy sự cắm chốt, thoái lui, hạn chế khả năng giao tiếp với xã hội. 8. Phƣơng pháp nghiên cứu - Phương pháp phân tích tài liệu - Phương pháp quan sát lâm sàng - Phương pháp hỏi chuyện lâm sàng - Phương pháp phân tích sản phẩm - Nghiên cứu trường hợp - Phân tích lịch sử cuộc đời 5 Ket-noi.com Ket-noi.com kho kho tai tai lieu lieu mien mien phi phi Chƣơng 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 1.1.1. Những nghiên cứu về gắn bó mẹ con sớm trên thế giới Khi xem xét các nghiên cứu về sự chia tách mẹ con, chúng ta thấy vấn đề được phát triển, mở rộng với tư cách như một mặt đối lập, một hệ quả của chất lượng mối quan hệ gắn bó mẹ con. Như vậy, sự gắn bó mẹ-con có thể được xem như là tiền đề nghiên cứu quan trọng trước khi đánh giá các vấn đề về chia ly, chia tách ở một đứa trẻ. Có thể nói, mối quan hệ gắn bó mẹ con có một tầm quan trọng không thể bàn cãi; bởi vậy, các nhà tâm lý học trên thế giới đã quan tâm chú ý nghiên cứu đề tài này từ lâu. Freud (1933) cho rằng cảm xúc gắn bó của trẻ đối với mẹ sẽ là tiền đề cho tất cả mọi mối quan hệ của trẻ về sau. Những nghiên cứu theo tiếp cận phân tâm học sau này đã củng cố thêm lý thuyết của Freud. Các chuyên đề tiêu biểu về quan hệ đối tượng (Anna Freud, 1936; Winnicott, 1971), về gắn bó (John Bowlby, 1991; Réné Spitz, 1946; Margaret Mahler, 1960), về người mẹ đủ tốt (Winnicott, 1975) đã lý giải rất nhiều vấn đề trong mối quan hệ gắn bó mẹ con và trong tiến trình phát triển của trẻ.[dẫn theo 13] Một trong số những luận điểm chính của Anna Freud (năm 1941) cho thấy các tuyến đường chủ yếu của sự phát triển: từ lệ thuộc đến tự chủ về cảm xúc và có những quan hệ với đối tượng kiểu người lớn. Các tuyến đường này gồm nhiều giai đoạn, trong đó, hai giai đoạn đầu tiên là hai giai đoạn mà sự chia tách diễn ra sẽ bộc lộ rõ nét nhất các rối loạn của trẻ: + Từ cộng sinh, ái kỉ, tự kỉ dần dần tách ra khỏi mẹ, giảm dần tình trạng khép kín. Trong giai đoạn này, bất kì một sự chia tách nào trong quan hệ mẹ - con (hoặc trẻ với người chăm sóc chính) cũng đều gây ra lo hãi cho trẻ. 6 + Sự tách dần bản thân khỏi đối tượng: Trẻ dần tách biệt được cái Tôi của nó với đối tượng, lúc đầu còn mờ nhạt, sau rõ dần, trong một khía cạnh nào đó, đây cũng là sự tiếp nối sau cộng sinh. Nếu có tác động xấu ở giai đoạn này có thể dẫn tới việc rối loạn sự hình thành cái Tôi [dẫn theo 13]. Có thể nói sự kiện chia tách mẹ con sớm, ứng với từng giai đoạn, sẽ gây lo hãi, làm rối loạn sự hình thành cái Tôi. Các triệu chứng của nó được giải thích là rối loạn tư duy, ngôn ngữ do cấu trúc của cái Tôi bị tan vỡ; duy kỷ quá mức, tự cao, tự đại hoặc ngược lại là mặc cảm tự ti, giải thể nhân cách nếu năng lượng tâm thần tập trung quá mức vào bản thân [dẫn theo 35]. Winnicott, bác sĩ nhi khoa, nhà tâm thần học, tâm lý học người Anh có đóng góp rất lớn cho hệ thống lí thuyết của Phân tâm học, đặc biệt là lí thuyết về “Mối quan hệ đối tượng” (1971). Ông cho rằng con đường tất yếu để làm người, làm chủ thể phải phát xuất từ quan hệ Mẹ Con. Người Mẹ là bài học đầu tiên và cơ bản nhất, cho phép đứa con kiến dựng một nhân cách vững mạnh. Chính người Mẹ tạo điều kiện thuận lợi cho đứa con chuyển hóa từ từ, trên con đường thành nhân, phát triển khoẻ mạnh cả về thể chất lẫn tâm lý [dẫn theo 13]. Tư tưởng của D.W. Winnicott (1971/1975/2004) được tóm lược trong những điểm sau đây [30, tr15]: Thứ nhất, sự có mặt tích cực của người Mẹ - hay một người thay thế Mẹ - bên cạnh đứa con là con đường tất yếu, phải có, trong ba năm đầu đời, để đứa con có cơ năng trở thành một chủ thể tự tồn, độc lập vào tuổi trưởng thành. Thứ hai, ngay lúc đầu, nhất là vào lứa tuổi từ hai tháng trở lên, khi đứa bé có khả năng "sống một mình, chơi một mình" trong một vài khoảnh khắc, 7 Ket-noi.com Ket-noi.com kho kho tai tai lieu lieu mien mien phi phi tách rời ra khỏi vòng tay ôm của mẹ, đó là dấu hiệu cụ thể, khách quan và rõ ràng cho chúng ta thấy : đứa bé đang ở trên tiến trình học tập trưởng thành. Thứ ba là điều kiện do bà mẹ tạo nên. Sở dĩ đứa con bắt đầu biết sống một mình, làm chủ thể, là nhờ bà mẹ đã và đang có mặt tích cực với trẻ, từ ngày trẻ mới sinh ra. Nhờ đó, trẻ học nhìn, học nghe, học tiếp xúc ... Nhờ mẹ có mặt bên cạnh con, gắn bó với con, cho nên đứa con sẽ từ từ phát triển như một chủ thể sinh động. Thứ tư, giúp người mẹ hiểu được một cách rõ ràng cụ thể rằng mình phải "làm" những gì, khi có mặt một cách tích cực bên cạnh đứa con, D.W. Winnicott (1971) đã đề xuất ba chiều hướng tác động, ba hình thức quan hệ với đứa con. Đó là Bế ẵm, Ôm ấp và Biểu tượng về đối tượng. Winnicott cho rằng để trẻ em có thể phát triển tốt, khoẻ mạnh, người mẹ phải “đủ tốt”' để gắn kết với trẻ bằng “tình mẫu tử nguyên phát”. Người mẹ đủ tốt đóng vai trò quan trọng trong bảo vệ trẻ khỏi những ý nghĩ lo lắng, những đe doạ trong giai đoạn mà cái Tôi của trẻ chưa chín muồi. Và người mẹ đủ tốt – không phải là người mẹ hoàn hảo - có những thất bại trong việc đáp ứng hoàn toàn nhu cầu của trẻ. Trẻ hoặc phải học dần cách tha thứ, điều chỉnh cái Tôi của bản thân hoặc ở nó gia tăng sự lo lắng về việc bị chia tách. Winnicott thừa nhận rằng yếu tố quan trọng cho sự phát triển nhân cách của trẻ chính là mối quan hệ gắn bó mẹ con trong những giai đoạn đầu [30, tr16]. Lý thuyết về gắn bó và những rối loạn gắn bó đã được John Bowlby phát triển từ những năm 1950 (J. Bowlby, 1969/1973/1978). Dựa trên giả thuyết cho rằng sự gắn bó sớm (từ 0 – 3 tuổi) là hành vi được lập trình sẵn đặc biệt ở con người, Bowlby coi hệ thống hành vi gắn bó được phát triển nhằm giúp trẻ sơ sinh tăng thêm cơ hội sống còn và được bảo vệ. Việc hình thành nên sự bảo vệ này chủ yếu trên cơ sở sự gần gũi cơ thể và sự tiếp xúc giữa mẹ 8 và trẻ trong những năm đầu đời. Nếu sự bảo vệ này bị phá vỡ hoặc không được tạo ra, thì một số triệu chứng đặc trưng sẽ xuất hiện ở cả bố/mẹ và trẻ; theo đó, trẻ sẽ phát triển một loạt những phản ứng hoặc những hành vi xã hội đặc thù, bất thường. Một cách cụ thể, những trẻ có rối loạn gắn bó với mẹ/người chăm sóc thường có xu hướng giải quyết mọi xung đột nội tâm bằng những hành vi gây hấn với người khác hoặc tự xâm hại làm tổn thương đến mọi tổ chức tâm thần của bản thân. Trẻ đồng thời vừa kết dính với mẹ/người chăm sóc, vừa bị bỏ rơi bởi mẹ/người chăm sóc [30, tr.5-6]. Đặc điểm chủ yếu của những trẻ có rối loạn gắn bó chính là việc giảm thiểu nghiêm trọng khả năng đáp ứng cảm xúc xã hội một cách thích đáng. Margaret Mahler đã cung cấp một nền tảng về học thuyết quan hệ đối tượng . Theo bà, ở 3 năm đầu đời, “sự ra đời tâm lý” (Psychological birth) của một trẻ diễn ra qua một số giai đoạn được gọi là quá trình chia tách-cá thể hoá (Separation-Individuation) (Mahler, M. 1975). Chất lượng của mối quan hệ đối tượng truyền đạt một thông điệp quan trọng về giá trị của trẻ và tính đáng tin cậy ở người khác. Qua kinh nghiệm với người chăm sóc, trẻ phát triển một biểu tượng bên trong (Internal representation) về mối quan hệ này. Những trẻ có trải nghiệm về sự chăm sóc ấm áp và nhạy cảm sẽ nội tâm hoá một hình ảnh cha mẹ yêu thương – “đối tượng tốt” - và bản thân trẻ cũng được xem như một đứa trẻ đáng yêu đối với cha mẹ. Ngược lại, những trẻ có trải nghiệm về cha mẹ kém yêu thương sẽ nội tâm hoá một hình ảnh người chăm sóc trẻ đầy giận dữ, chối bỏ trẻ - “đối tượng xấu” – và xem trẻ như là đối tượng không có giá trị và không có khả năng tạo nguồn cảm hứng yêu thương (Mahler, 1975). René Spitz cũng cố gắng làm rõ tính đúng đắn của Phân tâm học trong nghiên cứu sự phát triển của trẻ nhỏ. Sự thiếu thốn tình yêu trong quan hệ mẹ - con đối với trẻ là một tổn thương lớn trong quá trình phát triển tâm lí. 9 Ket-noi.com Ket-noi.com kho kho tai tai lieu lieu mien mien phi phi Những nghiên cứu của Spitz và Wolf (1935) tại nhà trẻ mồ côi và tại trại giam cho thấy, cảm giác an toàn của trẻ nhờ đôi bàn tay mẹ có liên quan đến việc tập đi. Và sự âu yếm tình cảm khi người mẹ gọi con đã làm cho con ham nói, ham đi. Những nghiên cứu về trẻ em có hội chứng “vắng mẹ” (hospitalism) hay trẻ bị cách li quá lâu với cha mẹ do chiến tranh cũng chỉ ra các rối loạn tâm lí trẻ em, mà biểu hiện điển hình là chứng nhiễu tâm, kém thích nghi xã hội [19, tr35]. Sự kém phát triển thể chất ở trẻ em và những rối loạn tâm lí của chúng đều có nguyên nhân từ sự thiếu hụt giao tiếp ở những năm tháng đầu đời, đặc biệt là những thiếu hụt giao tiếp với mẹ. Hậu quả của sự xa cách đã được Spitz chia thành hai loại: thứ nhất, một số trẻ dần dần tách khỏi những liên hệ xung quanh, chúng không nhận thấy sự khác nhau trong ứng xử giữa người thân và người lạ. Thứ hai là, trẻ biểu lộ những nhu cầu khát khao về tiếp xúc, chúng vồ vập với những người mà chúng không quen biết. Như vậy, năng lực liên hệ của một cá nhân phụ thuộc vào chất lượng của những gắn bó mà cá nhân đó có được trong tuổi thơ ấu [20, tr46]. Đến năm 1946, Spitz tiếp tục có thêm mô tả về một dạng khác của rối loạn tâm thần ở trẻ nhỏ - rối loạn gắn bó, với tên gọi: trầm cảm vắng mẹ (anaclitic depression). Dạng rối loạn này xảy ra chủ yếu ở trẻ nhỏ khi vắng mẹ quá 3 tháng trong thời gian từ 6 đến 12 tháng tuổi. Sự vắng mẹ gây ra những triệu chứng rối loạn về cả thể chất và tâm lý cho trẻ như tự cô lập, tránh tiếp xúc xã hội, sụt cân, khó ngủ, từ chối ăn, chậm phát triển tâm vận động, dễ bị nhiễm khuẩn, tự kích thích bằng những hành vi rập khuôn và có ánh nhìn xa xăm [21, tr.101]. Sally Provence và Rose Lipton (1962), khi khảo sát sự liên hệ mẹ con ở trẻ sơ sinh khỏe mạnh được nuôi tại những nhà trẻ mồ côi có mức chăm sóc đúng đắn về y tế và thể chất, nhưng lại thiếu vắng người chăm sóc tinh thần, 10 thấy rằng: trẻ lớn lên trong điều kiện này không tỏ dấu hiệu bất thường ít nhất ở 3 tháng đầu đời. Chúng khóc để được chú ý, mỉm cười và phát ra âm thanh khi thấy cô bảo mẫu, nép vào người họ khi được bế, tỏ ra thờ ơ và không quan tâm đến giao tiếp xã hội. Chúng gặp khó khăn trong việc tạo ra các mối quan hệ cá nhân gần gũi và có xu hướng tách biệt khỏi xã hội. Các kết quả nghiên cứu về quan hệ mẹ - con trên động vật bậc cao và ở người đều đưa ra kết luận rằng: trẻ nhỏ từng bị thiếu hụt giao tiếp xã hội (chủ yếu với người mẹ) nếu không được tham vấn, trị liệu thì sẽ bị tụt hậu về trí tuệ, khó hòa nhập xã hội, thụ động, ngôn ngữ kém phát triển và hay có những vấn đề về hành vi như hiếu động quá mức hoặc có tính hiếu chiến. Lý thuyết “Tình huống lạ” của Mary Ainsworth – nhà tâm lí học người Mỹ - là một đóng góp to lớn vào lý thuyết gắn bó nói riêng và tâm lí học phát triển nói chung. Lý thuyết “Tình huống lạ” nghiên cứu sự tương tác mẹ con trong năm đầu đời của trẻ. Tình huống lạ được xây dựng nhằm làm sáng tỏ những sự khác biệt cá nhân trong đối phó với stress chia tách; từ đó, Ainsworth đưa ra 4 dạng phản ứng xuất hiện ở trẻ [6, tr.66-69]: - Gắn bó an toàn: Trẻ thường có rối loạn stress khi bị chia tách; vui mừng, nhanh chóng an tâm và tiếp tục vui chơi khi tái hợp với mẹ. - Bất an – né tránh: Trẻ chỉ thể hiện một vài dấu hiệu của rối loạn stress chia tách, thường dỗi, không để ý đến mẹ trong lần thứ 2 tái hợp; khi tác nhân stress mạnh hơn, trẻ chỉ nhìn mẹ, hoạt động chơi bị ức chế. - Bất an – nước đôi (bất an – chống đối): Trẻ bị rối loạn stress mạnh khi chia tách và vẫn tiếp tục phản ứng khi tái hợp, đòi mẹ nhưng lại hờn dỗi khi mẹ trở lại. - Dạng còn lại, trẻ thường bị đông cứng, không có những động tác định hình. 11 Ket-noi.com Ket-noi.com kho kho tai tai lieu lieu mien mien phi phi Ngoài những nghiên cứu điển hình được trình bày ở trên, còn có rất nhiều nghiên cứu khác về sự gắn bó mẹ - con sớm, về sự chia tách mẹ - con được thực hiện bởi nhiều tác giả khác nhau. Chẳng hạn, trong thí nghiệm “Nét mặt vô hồn” do bệnh viện Nhi đồng ở Boston (Mỹ) thực hiện dưới sự điều khiển của T.B Brazelton, khi đứa bé nhiều lần tìm cách gây chú ý và chờ đợi phản ứng của mẹ mà không đạt kết quả như mong muốn, đứa trẻ sẽ trở nên buồn chán, mệt mỏi, căng thẳng, thậm chí co rút toàn thân, khép kín giác quan và không còn lưu tâm đến người mẹ. Thái độ thất vọng và bất lực trong việc thu hút người mẹ cũng như cảm giác bị bỏ rơi của trẻ cho thấy: trẻ cần được tiếp xúc và đùm bọc qua tất cả những phản ứng của người mẹ. Khi nhìn mẹ, trẻ đợi chờ một cách tự nhiên và cần thiết, gần như một qui luật rằng mẹ sẽ nhìn mình để đáp trả. Khi chờ đợi cơ bản của trẻ không được đáp ứng, chúng sẽ có phản ứng tự vệ là tự khép mình, đóng kín mọi cánh cửa tiếp xúc, để khước từ cái nhu cầu “nhìn mẹ và được mẹ nhìn”. Nếu nhu cầu ấy không bị khước từ bằng cách tống xuất ra ngoài, đứa con sẽ quá khổ đau và không thể sống còn [18, tr.155-158]. Trong công trình nghiên cứu của mình, Bruno Betteheim (1987) bàn về cách sống thờ ơ, không yêu con, thiên về lí trí của người mẹ có học thức cao dẫn tới những phản ứng tiêu cực ở trẻ như không muốn gần mẹ, không muốn ôm, hôn mẹ, không muốn nhìn vào mắt mẹ và không nói. Đồng thời, trẻ cũng ứng xử như vậy với người khác. Tóm lại, qua các công trình nghiên cứu, thực nghiệm nói trên, các tác giả trên thế giới đã chỉ ra một số nội dung nổi bật sau: - Mẹ, người chăm sóc chính, có vai trò vô cùng quan trọng trong việc tạo ra môi trường an toàn đối với trẻ, là cầu nối để trẻ khám phá thế giới xung quanh, tập thích nghi dần với điều kiện sống, xã hội hoá cá nhân, cũng như 12 hình thành cái Tôi và tự chủ hơn. Người mẹ tạo ra sự gắn bó xã hội, sự gắn bó mang tính quyết định đối với sự phát triển bình thường của trẻ. Mặt khác, cảm giác an toàn, vòng tay của mẹ, sự âu yếm tình cảm khi người mẹ vỗ về sẽ nâng đỡ và giúp trẻ phát triển không những về thể chất mà còn về tinh thần. Trải qua các giai đoạn phát triển bình thường, trẻ dần dần tách được khỏi mẹ, khỏi người chăm sóc; tách được cái Tôi của nó với đối tượng. - Ở những trẻ vắng mẹ lâu ngày, thiếu hụt tình cảm của mẹ, chúng ta có thể quan sát thấy các dấu hiệu về thể chất như sụt cân, khó ngủ, từ chối ăn, chậm phát triển tâm vận động, dễ bị nhiễm khuẩn. Về tâm lý, trẻ tự cô lập, tránh tiếp xúc với xã hội, tự kích thích bằng những hành vi rập khuôn và có ánh nhìn xa xăm, thụ động. Trẻ có các vấn đề về hành vi như hiếu động quá mức hoặc có tính hiếu chiến, ngôn ngữ kém phát triển. Trẻ thể hiện không muốn ôm mẹ, hôn mẹ, không muốn nhìn vào mắt mẹ và không nói, với người khác cũng ứng xử tương tự. - Các rối nhiễu do mối quan hệ gắn bó mẹ con sớm gồm lo hãi, khủng hoảng sự hình thành cái Tôi, rối loạn về tư duy, ngôn ngữ, duy kỉ quá, tự cao, tự đại; ngược lại là mặc cảm tự ti, giải thể nhân cách. Trẻ tách khỏi những liên hệ xung quanh, không nhận thấy sự khác nhau trong ứng xử giữa người thân và người lạ. Cũng có những trẻ bộc lộ các nhu cầu khát khao tiếp xúc, vồ vập những người không quen biết. - Những trẻ chia tách mẹ sớm nhưng sau đó lại được quá đùm bọc hoặc bị thờ ơ trong môi trường gia đình thường ít giao tiếp với bạn cùng trang lứa, và khi đến tuổi đến trường, sẽ có những rối loạn học đường. - Những rối loạn của trẻ có thể khắc phục dần dần theo thời gian nếu được phát hiện sớm và có sự can thiệp kịp thời . 13 Ket-noi.com Ket-noi.com kho kho tai tai lieu lieu mien mien phi phi 1.1.2. Những nghiên cứu về gắn bó mẹ con sớm tại Việt Nam Bác sĩ Nguyễn Khắc Viện, trong cuốn “Tâm lý lâm sàng trẻ em Việt Nam”, đã chỉ ra vai trò của quan hệ mẹ - con là không gì thay thế được: “Chính những ngày đầu tiên sau khi sinh là thời gian hết sức quan trọng để hai mẹ con thích ứng với nhau, qua sự bế bồng săn sóc làm quen, làm thân, hoà mình với nhau...”. Bởi vậy, “vắng mẹ cũng như vắng con trong những ngày quyết định ấy là cơ sở tạo ra những rối nhiễu tâm tư mà hậu quả khôn lường” [21, tr.109-110]. Ở một tác phẩm khác “Phát triển tâm lý trong năm đầu” (2002), Bác sĩ Nguyễn Khắc Viện đã bàn về mối quan hệ gắn bó mẹ con và vai trò của người mẹ trong mối quan hệ này. Theo ông, từ lúc lọt lòng, trẻ em đã có những ứng xử làm cho mẹ quan tâm và chăm sóc: mút, bám víu, khóc, mỉm cười, tìm theo. Tuỳ theo mức độ em bé đòi hỏi và người mẹ đáp ứng, một mối gắn bó tốt xấu, đậm nhạt khác nhau sẽ được tạo ra. Và từ 6 tháng trở đi, một hệ thống được hình thành và dần dần chi phối toàn bộ quan hệ mẹ con, chi phối sự phát triển của trẻ mạnh mẽ về nhiều mặt. Đây không chỉ là sự tác động của mẹ lên con, mà còn là một sự tác động qua lại mẹ - con, ảnh hưởng đến cả tâm lý hai bên [22, tr95]. Nghiên cứu khoa học tâm lý và Tâm bệnh lý ở giai đoạn thai nghén và suốt trong năm đầu là một lĩnh vực có nhiều tranh luận trong những năm gần đây ở Việt Nam. Vũ Thị Chín đã biên soạn thành công công trình trọng tâm cho đề tài này, với sự ra đời của tác phẩm“Mẹ và con” (2002). Tác giả và cộng sự cho rằng bà mẹ là cái nôi sinh lý của em bé mới sinh, đồng thời là cái nôi tâm lý – xã hội – văn hoá của đứa con. Quan hệ mẹ con sớm được tác giả trình bày rất sống động. Những giờ đầu sau đẻ là thời kỳ bà mẹ rất nhạy bén trong việc bắt quan hệ với con, thiết lập cầu nối và sự gắn bó mẹ con. Sự gắn 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan