Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Sự khác biệt lối sống giữa các thế hệ trong gia đình ven đô hiện nay (khảo sát t...

Tài liệu Sự khác biệt lối sống giữa các thế hệ trong gia đình ven đô hiện nay (khảo sát trường hợp xã thuỵ vân, thành phố việt trì, tỉnh phú thọ)

.PDF
225
18
83

Mô tả:

MỤC LỤC MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 Chương 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ LÝ THUYẾT VẬN DỤNG ................................................... 11 1.1. Tổng quan về tình hình nghiên cứu ................................................................ 11 1.1.1. Nghiên cứu về lối sống và lối sống gia đình .......................................... 11 1.1.2. Nghiên cứu về thế hệ trong gia đình ...................................................... 23 1.2. Tổng quan về xã Thuỵ Vân và gia đình xã Thuỵ Vân, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ ............................................................................................................ 30 1.2.1. Tổng quan về xã Thuỵ Vân .................................................................... 30 1.2.2. Tổng quan về gia đình xã Thuỵ Vân ...................................................... 35 1.3. Lý thuyết vận dụng .......................................................................................... 37 1.3.1. Lý thuyết hành động xã hội .................................................................... 37 1.3.2. Lý thuyết hiện đại hoá và luận điểm biến đổi giá trị giữa các thế hệ của Ronald Inglehart ........................................................................................ 39 1.3.3. Lý thuyết giá trị ...................................................................................... 41 Tiểu kết chương 1 .................................................................................................... 45 Chương 2: SỰ KHÁC BIỆT TRONG HOẠT ĐỘNG MƯU SINH, HOẠT ĐỘNG TIÊU DÙNG VÀ HOẠT ĐỘNG GIẢI TRÍ ............................................ 46 2.1. Sự khác biệt trong hoạt động mưu sinh ......................................................... 46 2.2. Sự khác biệt trong hoạt động tiêu dùng ......................................................... 56 2.2.1. Hoạt động tiêu dùng của thế hệ già ........................................................ 56 2.2.2. Hoạt động tiêu dùng của thế hệ trung niên............................................. 62 2.2.3. Hoạt động tiêu dùng của thế hệ trẻ ......................................................... 66 2.3. Sự khác biệt trong hoạt động giải trí.............................................................. 74 2.3.1. Hoạt động giải trí của thế hệ già............................................................. 74 2.3.2. Hoạt động giải trí của thế hệ trung niên ................................................. 77 Tiểu kết chương 2 .................................................................................................... 85 Chương 3: SỰ KHÁC BIỆT TRONG ĐỜI SỐNG TÌNH CẢM VÀ GIA ĐÌNH .. 86 3.1. Sự khác biệt trong tiêu chuẩn chọn bạn đời .................................................. 86 ii 3.2. Sự khác biệt trước vấn đề tình yêu, tình dục................................................. 92 3.2.1. Sự khác biệt trước vấn đề tình yêu ......................................................... 92 3.2.2. Sự khác biệt trước vấn đề tình dục ......................................................... 95 3.3. Sự khác biệt trong việc sinh con trai, con gái .............................................. 103 3.4. Sự khác biệt về ứng xử trước mô hình tam đại đồng đường ..................... 109 Tiểu kết chương 3 .................................................................................................. 115 Chương 4: NGUYÊN NHÂN, KẾT QUẢ VÀ SỰ ỨNG PHÓ/THÍCH ỨNG CỦA CÁC THẾ HỆ Ở THUỴ VÂN ĐỐI VỚI SỰ GIA TĂNG KHÁC BIỆT VỀ LỐI SỐNG .............................................................................................................. 116 4.1. Nguyên nhân gia tăng sự khác biệt về lối sống giữa các thế hệ trong gia đình xã Thuỵ Vân .................................................................................................. 116 4.1.1. Sự tác động của chuyển đổi kinh tế - xã hội ở Thuỵ Vân .................... 116 4.1.2. Sự tác động của các phương tiện truyền thông đại chúng .................... 122 4.1.3. Các chính sách liên quan đến gia đình và lối sống trong gia đình, làng xã 126 4.2. Sự ứng phó/thích ứng của các thế hệ trước sự khác biệt về lối sống trong gia đình ................................................................................................................... 129 4.2.1. Thế hệ người cao tuổi: cố gắng níu giữ, bảo lưu các giá trị truyền thống .. 129 4.2.2. Thế hệ người trung tuổi: cố gắng cân bằng giữa truyền thống và đổi mới . 132 4.2.3. Thế hệ trẻ: cởi mở tiếp nhận cái mới.................................................... 135 4.3. Kết quả/hệ quả của sự gia tăng về cường độ và tốc độ của sự khác biệt về lối sống giữa các thế hệ trong gia đình ở Thuỵ Vân ...................................... 137 4.4. Nét riêng và tương lai của gia đình đa thế hệ ở Thuỵ Vân ........................ 140 Tiểu kết chương 4 .................................................................................................. 146 KẾT LUẬN ............................................................................................................ 148 DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ....................................................................................................... 151 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................152 PHỤ LỤC iii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Giải nghĩa CP Cổ phần GS Giáo sư GS. TS Giáo sư tiến sĩ NCS Nghiên cứu sinh Nxb Nhà xuất bản PVS Phỏng vấn sâu PGS. TS Phó giáo sư tiến sĩ STT Số thứ tự TNHH Trách nhiệm hữu hạn tr Trang UBND Uỷ ban nhân dân iv DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ Danh mục bảng Bảng 1.1. Dân cư phân chia theo độ tuổi tại xã Thuỵ Vân .......................................34 Bảng 1.2. Phân chia quy mô gia đình theo số thế hệ ................................................35 Bảng 2.1. Số lượng các cửa hàng kinh doanh phục vụ tiêu dùng tại xã Thuỵ Vân .68 Danh mục biểu đồ Biểu đồ 2.1: Nghề nghiệp chính của các thế hệ hiện nay .........................................46 Biểu đồ 2.2. Mong muốn nghề nghiệp của các thế hệ ..............................................49 Biểu đồ 2.3. Nhu cầu chi tiêu so với thu nhập của các thế hệ trong gia đình ...........66 Biểu đồ 2.4: Mức độ thực hiện các hoạt động giải trí của thế hệ già........................74 Biểu đồ 2.5: Mức độ thực hiện các hoạt động giải trí của thế hệ trung niên ............78 Biểu đồ 2.6: Mức độ thực hiện các hoạt động giải trí của thế hệ trẻ ........................80 Biểu đồ 3.1. Tiêu chuẩn chọn bạn đời của các thế hệ ...............................................87 Biểu đồ 3.2: Con cái sau khi lập gia đình có nên ở cùng ông bà, bố mẹ ................109 Biểu đồ 3.3: Mô hình sống chung được coi là phù hợp sau sau khi con cái đã lập gia đình ........................................................................................................................110 Biểu đồ 4.1. Cơ cấu kinh tế xã Thuỵ Vân trước 1998 ............................................116 Biểu đồ 4.2. Cơ cấu kinh tế xã Thuỵ Vân hiện nay ................................................117 v MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của luận án Trong lịch sử phát triển của xã hội loài người, công nghiệp hoá, hiện đại hoá là quy luật phát triển mang tính tất yếu khách quan. Cũng giống như nhiều nước trong khu vực, ở Việt Nam, trong khoảng ba thập kỷ trở lại đây, công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế diễn ra mạnh mẽ đã mang đến những biến đổi sâu sắc trên mọi phương diện của đời sống xã hội. Trong những biến đổi ấy, một trong những yếu tố dễ nhận thấy nhất đó là sự thay đổi về lối sống. Lối sống là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học: triết học, xã hội học, chính trị học, giáo dục học, đạo đức học, văn hóa học… Giữa lối sống và văn hóa có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Dựa vào những tiêu chí khác nhau, người ta phân chia lối sống thành các loại khác nhau như: lối sống phong kiến, lối sống tư bản, lối sống xã hội chủ nghĩa; lối sống nông thôn, lối sống đô thị, lối sống đồng bằng, lối sống miền núi; lối sống thanh niên, lối sống người về hưu, lối sống phụ nữ... Trong đó không thể không nhắc đến lối sống gia đình. Gia đình là “tế bào”, là “hạt nhân” của xã hội, là môi trường xã hội cơ bản đầu tiên giúp con người nhập thân văn hóa. Văn hoá gia đình là sự thể hiện cụ thể, sinh động một phần đời sống văn hoá xã hội, góp phần hình thành văn hoá dân tộc. Nghiên cứu về văn hoá gia đình luôn là đề tài thu hút sự quan tâm của nhiều lĩnh vực khoa học xã hội khác nhau với các vấn đề như: cơ cấu, chức năng của gia đình; đặc điểm của gia đình truyền thống và hiện đại; sự biến đổi văn hóa gia đình; vấn đề xây dựng văn hóa gia đình và gia đình văn hóa… Là một bộ phận hợp thành của văn hóa, lối sống là nội dung quan trọng và cần thiết khi nghiên cứu về gia đình và văn hóa gia đình. Xã Thuỵ Vân, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ là xã có truyền thống lịch sử, văn hoá lâu đời, cũng là xã đang diễn ra quá trình đô thị hoá mạnh mẽ. Kể từ sau năm 1998, khi khu công nghiệp Thuỵ Vân hoàn thành và đi vào hoạt động, đặc biệt trong khoảng 10 năm trở lại đây, xã Thuỵ Vân đã có nhiều biến đổi trên mọi khía cạnh của cuộc sống, trong đó có những biến đổi về lối sống của các cư dân trong gia đình. Qua những chuyến đi điền dã tại xã Thụy Vân, chúng tôi đặc biệt ấn tượng bởi tỉ lệ người cao tuổi, tuổi thọ trung bình và số gia đình chung sống ba thế hệ trở lên chiếm số lượng lớn nơi đây. Được cán bộ văn hoá xã giới thiệu, tôi làm quen và thân 1 thiết với gia đình cụ Tuân1 (84 tuổi, xóm Phú Hậu) là gia đình tiêu biểu có bốn thế hệ cùng chung sống. Trước đây, cả cụ ông và cụ bà đều là nông dân, ngoài ra cụ ông còn làm kế toán trong hợp tác xã. Trong số bảy người con trai, gái của hai cụ, một người sinh sống trong Nam, một người công tác ở Hà Nội, một người ở thành phố Việt Trì, còn lại đều sinh sống cùng xóm hoặc khác xóm trong xã. Hiện nay, hai cụ sống cùng gia đình của người con trai trưởng và gia đình cháu trai trưởng. Chú Mạnh, 59 tuổi, con trai trưởng, có thời gian tham gia kháng chiến chống Mĩ, trở về tiếp tục công việc đồng áng cùng vợ. Gia đình chú Mạnh có bốn người con, tất cả đều đã trưởng thành. Theo tục lệ, Minh (34 tuổi) - con trai trưởng của chú Mạnh (cháu đích tôn của cụ Tuân) sau khi lập gia đình vẫn sống chung cùng ông bà, cha mẹ. Lập gia đình tương đối sớm nên con lớn của Minh đã trên 10 tuổi. Minh và vợ buôn bán vật liệu xây dựng, ngoài ra còn mua thêm một chiếc xe con (theo hình thức mua trả góp) để vừa phục vụ nhu cầu đi lại của gia đình, vừa chạy taxi hoặc hợp đồng du lịch. Đại gia đình cụ Tuân sinh sống trong một khuôn viên rộng rãi, được xây thành hai căn nhà. Căn nhà cũ, theo lời cụ Tuân kể, được xây dựng từ đời ông nội cụ Tuân, nay chủ yếu là nơi hương khói tổ tiên. Ngay sát bên cạnh là căn nhà mới khang trang, rộng rãi, khá đầy đủ tiện nghi, là nơi sinh sống của đại gia đình. Đây cũng là kiểu mô hình sinh sống của không chỉ nhà cụ Tuân mà còn của khá nhiều các gia đình khác trong xã, đặc biệt là các gia đình trưởng chi, trưởng nhánh, những gia đình có sự nối tiếp nhiều đời sinh sống. Qua nhiều lần đi lại, gần gũi, tham gia, trải nghiệm cuộc sống và các hoạt động của gia đình, dòng họ nhà cụ Tuân, tôi thấy có nhiều điều tương phản trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày, trong quan niệm, ứng xử của các thế hệ. Bên cạnh bộ trường kỷ, sập thờ với những câu đối, lời răn dạy về lòng hiếu thảo là bộ dàn nhạc thông minh, hiện đại đặt ở ngay phòng khách. Bên cạnh hình ảnh cụ Tuân với chiếc đài khá cũ kỹ mà cụ thường xuyên nghe vào các khung giờ đều đặn sáng, trưa, tối là hình ảnh hai bố con Minh với chiếc máy tính, điện thoại thông minh như một vật bất ly thân. Những ngày giỗ lễ, bên cạnh những món ăn truyền thống là những món ăn được chế biến sẵn (những kiểu món ăn mà theo cụ Tuân, trước đây chẳng ai chấp nhận). Trong khi vợ Để đảm bảo tính ẩn danh, tên của những người cung cấp thông tin và tham gia PVS trong luận án đều được thay đổi. Mọi sự trùng hợp đều là ngẫu nhiên. 1 2 chồng Minh chi tiêu khá “mạnh tay” cho những nhu cầu cá nhân thì cô chú Mạnh, đặc biệt là hai cụ Tuân lại khá tiết kiệm, thậm chí tằn tiện. Hai cụ Tuân gần như chỉ ở trong làng tham gia các hoạt động của họ hàng, của người cao tuổi còn gia đình Minh đều đi du lịch ít nhất một năm một lần, có thời gian rảnh Minh lại đưa các con ra thành phố Việt Trì “đổi gió”… Ngoài gia đình cụ Tuân, trong xã còn có khá nhiều những gia đình sinh sống ba thế hệ, thậm chí bốn thế hệ như thế. Các thế hệ sống trong gia đình đều có sự giống nhau và khác nhau trong lối sống. Tuy nhiên, quá trình đô thị hoá, chuyển đổi đất nông nghiệp, phương thức mưu sinh thay đổi, công nghệ thông tin phát triển… đã có những tác động đậm, nhạt khác nhau đến việc hình thành lối sống của các thế hệ. Đã có những nghiên cứu về lối sống của cư dân nội đô, cư dân nông thôn; những nghiên cứu về lối sống của cư dân ở ven đô thuộc Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh. Chắc chắn rằng lối sống của các cư dân ở những vùng khác nhau, bên cạnh cái chung sẽ có những cái riêng, cái đặc thù do điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, lịch sử và văn hoá quy định. Qua việc khảo sát lối sống gia đình tại một địa phương, chúng tôi muốn nhận diện những biểu hiện cụ thể của sự khác biệt về lối sống, giải thích căn nguyên gia tăng khác biệt, phân tích cách thích ứng của các thế hệ và kết quả của sự gia tăng khác biệt về lối sống trong bối cảnh hiện nay, mong muốn góp thêm một tiếng nói trong nghiên cứu về văn hóa gia đình Việt Nam. Với những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài Sự khác biệt lối sống giữa các thế hệ trong gia đình ven đô hiện nay (khảo sát trường hợp xã Thụy Vân, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ) làm đối tượng nghiên cứu của luận án. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Mục đích nghiên cứu Luận án làm rõ sự khác biệt lối sống giữa các thế hệ trong gia đình ở một tỉnh trung du; lý giải, phân tích kết quả của sự gia tăng khác biệt lối sống; luận giải về sự đan xen các cách thích ứng của các thế hệ trong bối cảnh chuyển đổi của xã hội hiện nay; dự báo về gia đình và lối sống trong gia đình ở Thuỵ Vân, góp phần định hướng nhận thức trong cách nhìn nhận, đánh giá về lối sống của các thế hệ trong gia đình. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu 3 - Tổng hợp, thu thập tài liệu có liên quan đến đề tài luận án thông qua quá trình điền dã, quan sát tham dự, phỏng vấn bảng hỏi, phỏng vấn sâu (PVS), các tài liệu sách báo… - Phân tích sự khác biệt lối sống giữa các thế hệ trong gia đình qua một số thành tố của lối sống. - Xác định và đánh giá nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng về cường độ và tốc độ sự khác biệt lối sống giữa các thế hệ trong gia đình. - Phân tích cách ứng phó/thích ứng của các thế hệ trước sự gia tăng khác biệt về lối sống và kết quả của sự gia tăng khác biệt về lối sống giữa các thế hệ trong gia đình ven đô hiện nay. Thực hiện những nhiệm vụ trên, tức là luận án đã trả lời các câu hỏi nghiên cứu: - Sự khác biệt lối sống giữa các thế hệ trong gia đình ở Thuỵ Vân diễn ra như thế nào? - Những nhân tố tác động và kết quả/hệ quả của sự gia tăng khác biệt về lối sống giữa các thế hệ trong gia đình? - Các thế hệ trong gia đình ven đô đã có những thích ứng như thế nào trước sự biến đổi và khác biệt về lối sống? - Sự khác biệt về lối sống giữa các thế hệ trong gia đình có gây nên sự bất hoà hay các thế hệ vẫn chung sống ổn thoả? 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là lối sống của các thế hệ trong gia đình ở một xã ven đô, cụ thể là xã Thuỵ Vân, thành phố Việt Trì. Có nhiều quan niệm về lối sống và cũng khó có một định nghĩa nào có thể bao quát được những biểu hiện phức tạp, đa chiều của khái niệm này (xin xem Phụ lục). Tiếp thu những điểm hợp lý và thống nhất trong quan niệm về lối sống của các nhà khoa học, chúng tôi quan niệm: Lối sống bao gồm toàn bộ những hoạt động sống được khuôn mẫu hoá, mang tính cơ bản, ổn định, đặc trưng cho mỗi cá nhân, nhóm xã hội, mỗi vùng miền, dân tộc trong những hoàn cảnh, điều kiện sống cụ thể. Không phải bất cứ hoạt động nào của con người cũng được coi là lối sống. Chỉ những hoạt động sống chi phối bởi 4 quan niệm, thói quen, sở thích, mang tính ổn định và có độ phổ biến cao, được đa số cá thể của một nhóm người hay của cả xã hội thực hành, mới được gọi là lối sống. Khái niệm thế hệ nhằm chỉ “một tập hợp người thường có cùng một độ tuổi. Mặc dù họ có tính đa dạng khác nhau về nghề nghiệp, hoàn cảnh sinh sống, tính cách v.v… nhưng họ đã cùng chứng kiến và cùng trải qua sự diễn biến của các sự kiện lịch sử trọng đại quốc gia và quốc tế về kinh tế, chính trị, văn hoá v.v… do họ cùng sống trong một khoảng thời gian nhất định” [138, tr.14-15]. Thế hệ người trong gia đình, theo chúng tôi, để chỉ một tập hợp người, thường sống cùng nhau trong một khoảng thời gian, không gian, sống phụ thuộc cùng nhau, gắn bó với nhau bằng quan hệ huyết thống, quan hệ hôn nhân, quyền lợi và nghĩa vụ. Sự gắn bó, liên kết thế hệ người trong gia đình ngoài yếu tố thời gian, không gian sống, còn có sự quy định bởi nề nếp gia phong và quan hệ huyết thống. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Lối sống được thể hiện trong mọi phương thức và lĩnh vực hoạt động của con người, từ sản xuất, tiêu dùng, sinh hoạt đến thái độ, hành vi, cách tư duy, lối ứng xử… Ở luận án, chúng tôi chỉ nghiên cứu các thành tố: hoạt động mưu sinh, hoạt động tiêu dùng, hoạt động giải trí và đời sống tình cảm, gia đình. Ở chương 2 và chương 3, chúng tôi sẽ nói rõ hơn tại sao lại nghiên cứu các thành tố đó. Về thời gian, chúng tôi nghiên cứu những biến đổi về lối sống trong gia đình ở Thuỵ Vân kể từ sau năm 1998 – là thời điểm khu công nghiệp Thuỵ Vân bắt đầu đi vào hoạt động, trong đó tập trung vào lát cắt từ năm 2017 đến nay. Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi cũng có những liên hệ, so sánh với lối sống của các thế hệ trong thời gian trước 1998 qua phỏng vấn hồi cố của những người cao tuổi và một số người trung tuổi. Về thế hệ, chúng tôi lấy mốc năm 2017 để tính tuổi các thế hệ. Mốc giới hạn và phân định độ tuổi cho từng thế hệ có “độ chênh” nhất định giữa các thời kỳ, giữa các nghiên cứu thuộc các ngành khoa học khác nhau (xin xem Phụ lục). Trong luận án, chúng tôi quan tâm đến cách gọi thế hệ trong gia đình theo vai vế, chức năng (như thế hệ con cái, thế hệ cha mẹ, thế hệ ông bà, thế hệ các cụ). Tuy nhiên, tại địa bàn nghiên cứu, độ tuổi kết hôn, độ tuổi được “lên chức” ông bà, cha mẹ… ở mỗi cá nhân là không hoàn toàn giống nhau (một người vừa có thể là thế hệ con, vừa thuộc thế hệ cha mẹ, 5 thậm chí có thể đã là thế hệ ông bà nếu con cái lập gia đình sớm) nên việc phân chia và định danh thế hệ cũng không tách rời độ tuổi. Thông thường khoảng cách sự phân định khoảng cách tuổi cha và tuổi con ở các nước là 30 năm. Ở Việt Nam nói chung, tại địa bàn nghiên cứu nói riêng, do độ tuổi kết hôn sớm nên sự phân định khoảng cách giữa các thế hệ trong gia đình thường là từ 20 đến 25 năm. Với một xã hội đầy biến động như Việt Nam, với những đổi thay từ quá trình đô thị hoá đã và đang diễn ra từng ngày tại địa bàn nghiên cứu thì khoảng cách 20 đến 25 năm giữa các thế hệ là hợp lý, có thể chấp nhận được. Với những tiêu chí như vậy, chúng tôi chia các thế hệ trong gia đình ven đô tại địa bàn nghiên cứu gồm bốn thế hệ với tên gọi và độ tuổi như sau: - Thế hệ niên thiếu (từ khi sinh ra cho đến dưới 15 tuổi); - Thế hệ trẻ (từ 15 tuổi đến 35 tuổi); - Thế hệ trung niên (từ 36 tuổi đến dưới 60 tuổi); - Thế hệ già/cao tuổi (từ 60 tuổi trở lên). Thế hệ trẻ chúng tôi chọn mốc từ 15 đến 35 tuổi. Mốc từ đủ 15 tuổi trở lên chúng tôi căn cứ theo độ tuổi được quy định trong Điều lệ Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh nhưng chọn mốc tuổi kết thúc thế hệ trẻ là 35 tuổi2 vì thế hệ trẻ hiện nay kết hôn muộn hơn, tuổi thanh niên cũng kéo dài hơn. Mốc 60 tuổi trở lên được xếp vào thế hệ già vì theo quy định độ tuổi này đã hết tuổi lao động và hầu hết những người ở lứa tuổi này đã lên chức ông bà. Trong luận án chúng tôi chỉ khảo sát ba thế hệ là thế hệ trẻ, thế hệ trung niên và thế hệ người cao tuổi. Thế hệ niên thiếu chúng tôi không khảo sát vì những người này còn nhỏ, còn phụ thuộc vào sự nuôi dưỡng, giáo dục của gia đình và nhà trường. 4. Phương pháp nghiên cứu của luận án - Tập hợp các tài liệu thứ cấp tìm hiểu về vấn đề lối sống, về làng ven đô, về lối sống gia đình, lối sống của các thế hệ trong gia đình. Những tài liệu này bao gồm cả những tác phẩm văn học, điện ảnh, báo chí… nhằm tái hiện bối cảnh lịch sử xã hội Điều 1 Điều lệ Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh thông qua tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI ngày 13/12/2017, thống nhất độ tuổi đoàn viên từ đủ 15 tuổi (bắt đầu sang tuổi 16) và không vượt quá tuổi 30. Điều 4 Điều lệ Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh quy định nếu đoàn viên quá 30 tuổi có nguyện vọng tiếp tục sinh hoạt Đoàn thì Chi đoàn xem xét, quyết định nhưng cũng không vượt quá tuổi 35. Như vậy, nếu căn cứ vào quy định tuổi đoàn, thế hệ trẻ (thanh niên) là những người trong độ tuổi từ đủ 15 đến 30 tuổi và trong một số trường hợp có thể kéo dài đến 35 tuổi. 2 6 của các thế hệ, trải dài từ thế hệ người cao tuổi đến thời điểm nghiên cứu, thấy được bức tranh chuyển đổi của xã hội qua lối sống của các thế hệ. - Phương pháp điền dã dân tộc học là phương pháp chủ yếu nhất được sử dụng để thu thập thông tin trực tiếp từ đối tượng nghiên cứu và thâm nhập thực sự vào cuộc sống hàng ngày của các gia đình ven đô tại địa bàn xã Thuỵ Vân, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ. Để thu thập thông tin được đầy đủ, đa chiều, có ý nghĩa thiết thực với luận án, nghiên cứu sinh vận dụng các kỹ năng như: quan sát, quan sát tham dự, phỏng vấn các đối tượng liên quan đến nội dung nghiên cứu của luận án, phỏng vấn hồi cố, thảo luận nhóm… Quan sát, đặc biệt là quan sát tham dự giữ một vai trò quan trọng trong việc nhận diện sự khác biệt lối sống giữa các thế hệ. Bởi thực tế, những khác biệt lối sống giữa các thế hệ trong gia đình không chỉ được thể hiện qua cách họ chia sẻ, trò chuyện mà còn thể hiện rõ nét qua cách hành động, cách sinh hoạt lặp đi lặp lại có tính ổn định, tạo thành lối sống của mỗi thế hệ. Tại gia đình cụ Tuân và nhiều gia đình khác trong xã Thuỵ Vân, NCS được tham gia, trải nghiệm, quan sát tham dự vào cuộc sống sinh hoạt thường nhật, các sự kiện của các gia đình hay các buổi họp nhóm của các thế hệ, các phong trào của nhóm, hội, đoàn thể, làng xã… để thâu nhận, phân tích, đánh giá và xử lý thông tin, tư liệu. Quan sát, quan sát tham dự vì thế là một trong những kỹ năng được sử dụng nhiều nhất để NCS nhận diện rõ hơn, hiểu sâu hơn những khác biệt lối sống giữa các thế hệ trong gia đình. - Phỏng vấn qua bảng hỏi và PVS: NCS đã lập bảng hỏi và gửi đi 400 phiếu: nhóm người cao tuổi là 110 phiếu; nhóm người trung tuổi là 140 phiếu; nhóm người trẻ là 150 phiếu. Đối với thế hệ người cao tuổi, nhất là những cụ trên 80 tuổi, phần lớn việc tham gia trả lời các câu hỏi ở bảng hỏi đều có sự trợ giúp của con cháu, cán bộ xã hoặc NCS. Khi gửi phiếu và phân loại phiếu theo độ tuổi, NCS đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình và tận tình của các anh chị trong UBND xã, các trưởng xóm, chi hội người cao tuổi, chi hội phụ nữ, đoàn thanh niên… và các gia đình thân quen. Trong quá trình xử lý phiếu, chúng tôi thu về 378 phiếu hợp lệ (104 phiếu của thế hệ già, 136 phiếu của thế hệ trung tuổi và 138 phiếu của thế hệ trẻ). 7 Thông tin thu được từ phỏng vấn bằng bảng hỏi nhằm mô tả, so sánh sự khác biệt trong quan niệm sống và hoạt động sống của các thế hệ trong gia đình. Kết quả khảo sát định lượng giúp chúng tôi có cái nhìn bao quát hơn khách thể nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu. Kết quả định lượng được kết hợp phân tích với kết quả PVS để nhận diện rõ vấn đề nghiên cứu. Phương pháp quan trọng được sử dụng là PVS. NCS đã tiến hành PVS 32 người thuộc các lứa tuổi và thành phần nghề nghiệp khác nhau. Tuỳ vào các đối tượng khác nhau mà thời gian và nội dung các câu hỏi PVS có thể linh hoạt khác nhau, sao cho người dân có thể thoải mái bộc lộ những suy nghĩ, quan điểm của mình. Chẳng hạn, với thế hệ già, do họ có nhiều thời gian và đặc biệt khi đã thân quen, họ rất thích được trò chuyện, nên việc PVS có thể tiến hành mọi lúc. Với thế hệ người trung tuổi, hầu hết ban ngày họ đều đi làm nên việc PVS thường diễn ra trong thời gian buổi tối, trong các buổi sinh hoạt chung của gia đình, dòng họ hoặc làng xã. Cũng có một số trường hợp NCS cùng tham gia lao động sản xuất với họ, như giúp họ bán hàng, theo chân họ ra đồng, giúp họ cho gia cầm ăn… Với thế hệ trẻ tuổi trong các gia đình, việc PVS cũng chủ yếu qua các buổi sinh hoạt chung của gia đình, dòng họ hoặc các hội nhóm của thế hệ trẻ trong làng xã. Đối với thế hệ này, NCS tích cực tìm hiểu các thông tin trên mạng xã hội, kết bạn với những người trẻ qua facebook, zalo, tham gia vào các fan page, kịp thời cập nhật những thông tin về phim ảnh, thời trang, ca nhạc… để dễ dàng trò chuyện, thu nhập thông tin từ đối tượng tham gia PVS. Do có mối quan hệ từ trước khi chúng tôi thực hiện đề tài luận án, những người tham gia PVS và thảo luận nhóm đều rất cởi mở, nhiệt tình, giúp NCS thu thập được những thông tin chính yếu, giải quyết những vấn đề đặt ra trong câu hỏi nghiên cứu. - Thảo luận nhóm: Việc thảo luận nhóm được thực hiện theo từng nhóm lứa tuổi trong các gia đình khác nhau. Việc thảo luận nhóm này có thể được tiến hành một cách ngẫu nhiên (ví dụ nhóm các cụ cao tuổi thường tụ tập ăn trầu, trò chuyện ở nhà cụ Tuân; nhóm thanh niên xóm Nội, xóm Ngoại… trong các sinh hoạt đoàn thể) hoặc có chủ đích của NCS (thường mỗi nhóm thảo luận khoảng từ 3 đến 10 người). Thảo luận nhóm giúp NCS thu thập được cứ liệu định tính quan trọng về ý kiến, thái độ, quan niệm… của mỗi thế hệ với các vấn đề mà luận án đưa ra. 8 Các phương pháp phỏng vấn qua bảng hỏi và PVS, thảo luận nhóm bổ sung cho nhau. Phương pháp đầu đem đến cái nhìn bao quát, các phương pháp sau giúp NCS hiểu thực chất vấn đề. Chẳng hạn, qua bảng hỏi có thể thấy thế hệ thanh niên không xem nặng việc phải sinh con trai, thế hệ trung niên ở Thuỵ Vân không khe khắt với việc quan hệ tình dục trước hôn nhân. Song khi PVS và thảo luận nhóm, NCS thu được kết quả ngược lại, và đó mới là thực chất của vấn đề. - Ngoài ra, lối sống là một phạm trù có liên quan nhiều đến các ngành khoa học xã hội khác. Vì vậy, trong quá trình thực hiện đề tài, luận án còn sử dụng phương pháp nghiên cứu liên ngành bao gồm: phương pháp nghiên cứu văn hóa, xã hội học, lịch sử học, dân tộc học… đưa đến những góc nhìn đa chiều để làm sáng tỏ và tìm hiểu sâu sắc hơn vấn đề nghiên cứu. 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án - Trình bày các kết quả quan sát điền dã, khảo sát và hệ thống hoá, cụ thể hoá tình hình khác biệt về lối sống giữa các thế hệ trong gia đình xã Thuỵ Vân, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ. - Lý giải nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt lối sống giữa các thế hệ trong gia đình ven đô thuộc địa bàn nghiên cứu. - Bàn luận, phân tích những khác biệt lối sống giữa các thế hệ tại một địa phương cụ thể gắn với bối cảnh đô thị hoá, công nghiệp hoá, hiện đại hoá. - Kết quả nghiên cứu của luận án có thể là nguồn tư liệu tham khảo cho các nhà nghiên cứu văn hoá học, xã hội học, gia đình và giới. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án 6.1. Ý nghĩa lý luận - Luận án đóng góp một số vấn đề lý luận cho chuyên ngành văn hoá học khi nghiên cứu về lối sống gia đình, sự khác biệt lối sống giữa các thế hệ trong gia đình. - Góp phần cung cấp một số kinh nghiệm trong tiếp cận đối tượng nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu về lối sống các thế hệ trong gia đình dưới góc nhìn văn hoá. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn - Luận án góp phần định hướng nhận thức của các thế hệ trong gia đình trong cách nhìn nhận, đánh giá lối sống của mỗi thế hệ. Sự khác biệt lối sống giữa các thế hệ trong gia đình cần được nhìn nhận một cách bình tĩnh, khách quan. Mỗi thế hệ trong gia 9 đình cần có sự tôn trọng lẫn nhau, tránh sự áp đặt chủ quan lối sống của thế hệ già đến thế hệ trẻ và ngược lại. - Kết quả của việc nghiên cứu, phân tích sự khác biệt lối sống giữa các thế hệ trong gia đình tại một địa bàn cụ thể cung cấp những căn cứ để các nhà quản lý tham khảo, cân nhắc khi xây dựng các chính sách về gia đình, lường trước những hệ quả của sự khác biệt quá lớn dẫn đến mâu thuẫn, phát huy tối đa sự thông cảm, khoan dung trong việc ứng xử giữa các thế hệ trước sự khác biệt về lối sống. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án được cấu trúc thành 4 chương, 14 tiết, cụ thể như sau: Chương 1: Tổng quan về tình hình nghiên cứu, địa bàn nghiên cứu và lý thuyết vận dụng Chương 2: Sự khác biệt trong hoạt động mưu sinh, hoạt động tiêu dùng và hoạt động giải trí Chương 3: Sự khác biệt trong đời sống tình cảm và gia đình Chương 4: Nguyên nhân tác động, sự ứng phó/thích ứng của các thế hệ và kết quả/hệ quả của sự gia tăng khác biệt về lối sống trong gia đình ở Thuỵ Vân. 10 Chương 1 TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ LÝ THUYẾT VẬN DỤNG 1.1. Tổng quan về tình hình nghiên cứu 1.1.1. Nghiên cứu về lối sống và lối sống gia đình 1.1.1.1. Nghiên cứu về lối sống Nghiên cứu về lối sống từ lâu đã được tìm hiểu trong nhiều ngành khoa học như: triết học, xã hội học, tâm lý học, văn hóa học… ở cả trong và ngoài nước. Ở phương Tây, nghiên cứu về lối sống đã được quan tâm khá sớm, từ khoảng giữa thế kỷ XIX. C.Mác và Ph.Ăngghen trong một số công trình như: Luận cương về Phơbách; Nguồn gốc của tư hữu, của gia đình và nhà nước; Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản… đã bàn về lối sống. Đặc biệt, trong Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản (1848), Mác và Ăngghen đã chỉ ra những xu hướng biến đổi lối sống trong xã hội phương Tây dưới tác động của quá trình chuyển đổi từ xã hội phong kiến sang xã hội tư bản. Mác và Ăngghen có thể coi là những người đã “xây dựng nền tảng cho sự ra đời của trường phái khoa học xã hội mácxít trong nghiên cứu về lối sống của các cộng đồng người” [3, tr. 18]. Cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, với sự ra đời và phát triển của hai ngành khoa học là tâm lý học và xã hội học, nghiên cứu về lối sống đạt những bước tiến căn bản với các công trình của Wertheim, H. Spencer, Siegfred Bernfeld…, đặc biệt là Max Weber với bộ công trình Gesammelte Aufatze zur Religionssoziologie (Tập hợp các chuyên luận xã hội về tôn giáo). Lối sống trong quan niệm của Weber có liên quan đến đẳng cấp và vị thế xã hội. Ông mô tả nó như kiểu sống của một nhóm xã hội, giai cấp, cộng đồng cùng chung một vị trí kinh tế. Những nghiên cứu này đã mở ra hướng tiếp cận hệ giá trị văn hóa, thiết chế xã hội và lối sống của các cộng đồng người. Vào những thập niên 60-80 của thế kỷ XX, ở Liên Xô (cũ) và các nước Đông Âu đã có khoảng hơn 50 định nghĩa về lối sống [128, tr. 26]. Một số cuốn sách viết về lối sống đã được dịch sang tiếng Việt như: Lối sống xã hội chủ nghĩa (1981), Lối sống Xô Viết hôm nay và ngày mai (1984)... Các sách này tập trung phân tích bản chất, ý nghĩa và biện pháp xây dựng lối sống xã hội chủ nghĩa. 11 Vấn đề lối sống ở phương Đông, theo các tác giả trong công trình Hoạt động văn hoá thể thao, du lịch và lối sống của con người Việt Nam hiện nay [3] thậm chí còn được nghiên cứu và quan tâm sớm hơn phương Tây. Tuy nhiên những nghiên cứu về lối sống ở phương Đông trước thời kỳ cận đại thường gắn liền với các nghiên cứu về tôn giáo, đạo đức, phong tục tập quán… Ở thời kỳ cận đại và hiện đại, những nghiên cứu ở phương Đông chịu ảnh hướng lớn từ những nghiên cứu khoa học xã hội phương Tây. Ở nước ta, việc nghiên cứu về lối sống được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm và có những công trình chuyên sâu dưới các góc nhìn đa dạng từ triết học, tâm lý học, xã hội học, văn hóa học. Những nghiên cứu về lối sống ở Việt Nam bao gồm hai nội dung chính: một là các vấn đề lý luận chung về lối sống; hai là nghiên cứu những vấn đề cụ thể của lối sống như: đặc trưng lối sống dân tộc, lối sống của một vùng, miền, của một nhóm cộng đồng người trong một thời kỳ lịch sử nhất định, những yếu tố tác động và xu hướng biến đổi lối sống. Ở nội dung thứ nhất, có thể thấy một số công trình tiêu biểu: Thế nào là lối sống xã hội chủ nghĩa (1979) [84] và Lối sống xã hội chủ nghĩa và xu thế toàn cầu hóa (2001) [85] đều do Thanh Lê chủ biên; Về lối sống mới của chúng ta (1983) của tác giả Phong Châu và Nguyễn Trọng Thụ [25]; Bàn về lối sống và nếp sống xã hội chủ nghĩa (1985) do Trần Độ chủ biên [42]; Một số vấn đề về lối sống đạo đức, chuẩn giá trị xã hội (2001) do Huỳnh Khái Vinh chủ biên [156]… Nhìn chung, qua các công trình này, các tác giả đã bàn và phân tích khái niệm “lối sống”, phân biệt “lối sống” với “mức sống”, “nếp sống”, làm sáng tỏ những đặc trưng, những mặt cơ bản của lối sống và lối sống xã hội chủ nghĩa, phân tích mối quan hệ giữa lối sống, đạo đức, phát triển văn hóa và con người, nêu lên ý nghĩa của lối sống dân tộc – hiện đại. Bên cạnh đó, cuốn sách do Huỳnh Khái Vinh chủ biên (đã nêu trên) còn chỉ ra những ảnh hưởng tiêu cực của tư tưởng phong kiến đến lối sống của người Việt như: bệnh gia trưởng gia đình chủ nghĩa, tư tưởng trọng nam khinh nữ, tư tưởng địa vị đẳng cấp, thói đạo đức giả… Tìm hiểu về Lối sống xã hội chủ nghĩa và xu thế toàn cầu hoá, tác giả Thanh Lê cũng đặt ra một số vấn đề về lối sống văn hoá, lao động chất xám và đời sống đô thị, sự định hướng, xây dựng nền văn hoá và lối sống xã hội chủ nghĩa trong điều kiện kinh tế thị trường. Đáng chú ý, ở nội dung này, trong bài viết “Lý thuyết về lối sống” in trên Tạp chí Văn hoá học số tháng 3 (49) năm 2020, tác 12 giả Bùi Hoài Sơn đã đề cập đến việc tiếp cận lý thuyết đối với lối sống. Tác giả tổng hợp ba mô hình lý thuyết có thể ứng dụng được trong nghiên cứu về lối sống ở Việt Nam đó là: mô hình cấu trúc, mô hình chức năng, mô hình thay đổi. Mô hình cấu trúc chỉ ra những đặc trưng cơ bản của một lối sống và các lối sống hợp lý trong một hệ thống lớn hơn. Theo đó, lối sống của một cá nhân được so sánh với một chuẩn mực lối sống. Điều kiện, lựa chọn, nhận thức là ba yếu tố cơ bản xây dựng nên cấu trúc của lối sống. Mô hình chức năng của thuyết lối sống giải thích hành vi trong đời sống. Động cơ, sự phát triển và nhận thức là ba khía cạnh truyền thống của nghiên cứu tâm lý liên quan đến mô hình chức năng. Mô hình thay đổi của thuyết lối sống đưa ra bốn nguyên lý thay đổi, có thể định hướng giúp cá nhân tìm đến một lối sống mới. Bốn nguyên lý trong mô hình thay đổi là: trách nhiệm, sự tự tin, ý nghĩa và cộng đồng. Mỗi lý thuyết được tác giả tổng hợp, phân tích tương đối kỹ, mang đến cách tiếp cận mới, gợi mở “cơ sở để các nhà khoa học đánh giá về lối sống và xây dựng lối sống” [119, tr.14], đặc biệt hữu ích khi “tiếp cận lý thuyết đối với lối sống vẫn là một khoảng trống trong học thuật ở nước ta” [119, tr.3]. Nội dung thứ hai là những vấn đề cụ thể của lối sống thu hút sự quan tâm nghiên cứu của rất nhiều tác giả. Nghiên cứu về lối sống dân tộc có công trình tiêu biểu Đặc điểm tư duy và lối sống của con người Việt Nam hiện nay: một số vấn đề lý luận và thực tiễn (2011) của nhóm tác giả Viện Triết học do Nguyễn Ngọc Hà chủ biên [49]. Nhóm tác giả đã phân tích sự hình thành tư duy và lối sống truyền thống của con người Việt Nam, chỉ ra những ưu điểm và cả nhược điểm trong tư duy và lối sống truyền thống, từ đó so sánh, phân tích những biến đổi của tư duy và lối sống của con người Việt Nam trong thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế, đề xuất một số giải pháp nhằm đổi mới tư duy và xây dựng lối sống mới của con người Việt Nam hiện nay. Tìm hiểu về đặc điểm lối sống của mỗi vùng, miền cụ thể trong phạm vi đất nước có: Lối sống trong đời sống đô thị hiện nay (1993) [53]; Lối sống đô thị miền Trung – mấy vấn đề lý luận và thực tiễn (1996) [54] đều do Lê Như Hoa chủ biên… Các công trình này tập trung nhận diện những biểu hiện đặc thù của lối sống các đô thị Việt Nam trong thời kỳ đầu của công cuộc đổi mới. Công trình Lối sống trong đời sống đô thị hiện nay (1993) còn đặt ra nhiều vấn đề tích cực và tiêu cực có liên quan và được đặt ra trong lối sống đô thị hiện nay như: sự lựa chọn phương án sống 13 tối ưu, lao động chất xám, giáo dục thẩm mỹ, lối sống tiêu dùng, lối sống thực dụng, lối sống tiểu nông, lối sống đô thị nhìn từ góc độ kinh tế, vấn đề nhà ở, vấn đề giáo dục trẻ em trong các gia đình đô thị… Nghiên cứu về lối sống của thanh niên nói riêng, có các công trình: Thanh niên – lối sống của Nguyễn Thị Oanh (2001) [111]; Xây dựng lối sống văn hóa của thanh niên thành phố Hồ Chí Minh của Đặng Quang Thành (2005) [125]; đặc biệt là công trình Thanh niên và lối sống của thanh niên trong quá trình đổi mới và hội nhập quốc tế (2007) của Phạm Hồng Tung [148]. Dựa trên lý thuyết xã hội hóa (Sozialisationstheorie), tích hợp, liên ngành giữa tâm lý học, xã hội học, khoa học chính trị và sử học, công trình nghiên cứu đã phân tích những vấn đề lý luận và cách tiếp cận đối với các vấn đề “lối sống”, “biến đổi và định hướng lối sống”, “thanh niên”, “tuổi thanh niên” và “lối sống thanh niên”; khảo sát, phân tích tình hình thanh niên Việt Nam hiện nay và lối sống của họ; làm rõ những xu hướng biến đổi của thanh niên trong quá trình đổi mới, hội nhập quốc tế. Các xu hướng biến đổi tích cực trong lối sống của thanh niên hiện nay là: trân trọng và phát huy những giá trị văn hoá, truyền thống tốt đẹp của dân tộc; Yêu nước, quan tâm đến tình hình đất nước và tương lai đất nước; Năng động, sáng tạo, luôn hướng tới cái mới, cái khác biệt; Tích cực hội nhập quốc tế, tiếp thu thành tựu văn minh và tinh hoa văn hoá thế giới. Các biểu hiện tiêu cực trong biến đổi lối sống thanh niên thể hiện qua một số xu hướng như: lối sống buông thả bản thân; hành xử hung bạo, bất chấp pháp luật; thờ ơ, vô cảm, thiếu trách nhiệm; tiếp thu thiếu chọn lọc ảnh hưởng văn hoá từ bên ngoài. Xu hướng lối sống “thực tế, thực dụng” gồm cả hai mặt tích cực và tiêu cực được các tác giả xếp vào những biến đổi theo chiều hướng tích cực và đánh giá đây là “một giá trị văn hoá – đạo đức” bởi “nếu mặt tích cực của giá trị này được hiện thực hoá thì nó sẽ góp phần giúp cho thanh niên khắc phục được tư duy duy ý chí, giáo điều, giảm thiểu được cách hành xử cảm tính, duy tình và lối nghĩ viển vông” [148, tr. 287]. Công trình cũng đưa ra một số giải pháp nhằm xây dựng lối sống thanh niên phù hợp với tình hình hiện nay. Đây là công trình có ý nghĩa cả về mặt lý luận khoa học và thực tiễn. Tìm hiểu về mối quan hệ giữa tôn giáo và lối sống, ảnh hưởng của tôn giáo đến lối sống có Ảnh hưởng của tư duy tôn giáo đến lối sống người Việt (2012) của Phùng Thị An Na, Đỗ Lan Hiền [98]. Dưới góc nhìn triết học, các tác giả khẳng định mối quan 14 hệ chặt chẽ giữa tư duy và tôn giáo. Những ảnh hưởng tôn giáo đến lối sống người Việt được các tác giả phân tích qua cách con người ứng xử với môi trường tự nhiên, ứng xử trong giao tiếp, qua cách thức lao động sản xuất và hoạt động tư tưởng. Nghiên cứu của các tác giả đã đưa đến những nhận thức sâu sắc hơn về bản tính tộc người và lối sống của người Việt. Phân tích những tác động của khoa học công nghệ, của quá trình công nghiệp hóa, toàn cầu hoá đến lối sống được khá nhiều các tác giả quan tâm. Tác giả Nguyễn Văn Huyên trong bài viết “Lối sống người Việt Nam dưới tác động của toàn cầu hóa” khẳng định “các giá trị của toàn cầu hóa đã tác động mạnh mẽ tới lối sống người Việt Nam, tạo ra những chuyển biến quan trọng”, “trang bị cho người Việt Nam những nhận thức mới và tầm nhìn mới” [65, tr. 494 – 495]. Song toàn cầu hóa “cũng đặt ra những thách thức vô cùng bức xúc và nan giải”, “là nhân tố phá vỡ nhiều hình thức và nội dung trong lối sống truyền thống Việt Nam” [65, tr. 501]. Tác giả phân tích rất nhiều những biểu hiện tiêu cực của lối sống hiện nay như: lối sống tiêu thụ dẫn đến sự phân hóa giàu nghèo, lối chơi thời thượng, chạy theo mốt, lối sống lạnh lùng “tiền trao cháo múc”, lối sống gấp, tuyệt đối hóa vật chất – kỹ thuật… Song đôi lúc, tác giả có phần hơi cực đoan khi đánh giá về lối sống phương Tây với “nhiều yếu tố phi nhân tính”, “đã từng dẫn xã hội đó đến sự què quặt”, “lây nhiễm” vào nước ta “gây nên những vết thương nhức nhối ngày càng khó cắt bỏ trên cơ thể lành mạnh của lối sống xã hội chủ nghĩa” [65, tr. 503]… Chuyển từ 08 đề tài trong chương trình khoa học cấp Bộ, cuốn sách Hoạt động văn hoá thể thao, du lịch và lối sống của con người Việt Nam hiện nay do tác giả Hoàng Tuấn Anh và Nguyễn Chí Bền [3] chủ biên nghiên cứu lối sống trong mối quan hệ với nhân cách văn hoá từ phương diện lý luận và thực tiễn. Cuốn sách phân tích những tác động của bối cảnh hiện nay đến lối sống của người Việt trên ba phương diện: văn hoá, thể thao và du lịch. Ba hoạt động đặc thù này đã tác động đến lối sống người Việt với những thay đổi lớn lao: từ cách thức lao động, làm ăn, kinh doanh đến cách thức ứng xử, các tập quán, quan niệm… Với vai trò, nhiệm vụ, chức năng của cơ quan quản lý về văn hoá, thể thao, du lịch, công trình cũng đề xuất những quan điểm, giải pháp xây dựng lối sống cho con người Việt Nam trong bối cảnh hiện nay. Luận án tiến sĩ triết học Tác động của khoa học công nghệ hiện đại đến lối sống của người Việt Nam hiện nay (2013) của Lê Thị Thắm [127] cũng chỉ ra những tác động tích cực và 15 tiêu cực của cách mạng khoa học công nghệ đến lối sống người Việt. Luận án đề xuất một số giải pháp phát huy những tác động tích cực và hạn chế những tác động tiêu cực của khoa học công nghệ đến lối sống người Việt hiện nay. Nghiên cứu lối sống của một làng xã cụ thể, luận án tiến sĩ văn hóa học Sự biến đổi lối sống làng xã vùng châu thổ Bắc Bộ qua nghiên cứu làng Cự Đà, xã Cự Khê, huyện Thanh Oai, Hà Nội (2015) của Lê Thị Tuyết tập trung phân tích những biến đổi lối sống của người dân dưới tác động của quá trình đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đô thị hóa. Phân tích thực trạng biến đổi lối sống làng xã qua hoạt động mưu sinh, tập quán sinh hoạt vật chất, qua quan hệ xã hội và hoạt động tinh thần, chỉ ra nguyên nhân dẫn đến sự biến đổi lối sống, luận án khẳng định “biến đổi lối sống luôn luôn là hệ quả của biến đổi xã hội và là biểu hiện rõ nét nhất sự biến đổi của một nền văn hóa” [150, tr. 10]. Những nghiên cứu về lối sống ở Việt Nam trình bày ở trên cho thấy nghiên cứu về lối sống là một đề tài rộng lớn, thu hút sự quan tâm của nhiều ngành khoa học khác nhau. Nội dung nghiên cứu về lối sống bao gồm phong phú các vấn đề từ lý luận đến thực tiễn với rất nhiều những đặc điểm, phương diện biểu hiện cụ thể của lối sống. Nghiên cứu lối sống là nghiên cứu liên ngành của các ngành khoa học xã hội và nhân văn như: triết học, xã hội học, tâm lý học, văn hóa học. 1.1.1.2. Nghiên cứu về lối sống gia đình Dưới góc nhìn xã hội học, tâm lý học, vấn đề lối sống trong gia đình đã được trực tiếp nghiên cứu trong một số công trình. Tiêu biểu là cuốn Lối sống gia đình ngày nay (1987) của tác giả Mai Huy Bích. Xuất phát từ quan điểm lý thuyết chung “gia đình là tế bào của xã hội” và xuất phát từ những nguyên nhân thực tiễn cụ thể, Mai Huy Bích cho rằng muốn hiểu thấu đáo nhiều hiện tượng trong đời sống xã hội thì không thể không nghiên cứu lối sống gia đình. Lối sống gia đình chịu ảnh hưởng mạnh mẽ nhất từ những điều kiện sống của bản thân gia đình, biểu hiện qua những “hoạt động sống muôn hình nhiều vẻ” [14, tr. 22]. Phân tích lối sống gia đình, tác giả chọn góc độ xem xét theo chức năng, xem lối sống gia đình qua việc thực hiện ba chức năng quan trọng nhất là sinh đẻ, dạy dỗ con cái và tổ chức sinh hoạt gia đình. Cuốn Xã hội học đô thị (2005) của Trịnh Duy Luân trình bày những vấn đề cơ bản về đô thị, trong đó tác giả dành một chương phân tích về “Cơ cấu xã hội và lối sống của cộng đồng dân cư đô thị”. Một số đặc điểm lối sống gia đình đô thị đã được tác giả 16
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan