Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tăng cường huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam - ...

Tài liệu Tăng cường huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam - chi nhánh quảng ninh

.PDF
123
121
96

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH NGUYỄN THỊ NHÂN TĂNG CƢỜNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƢƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH QUẢNG NINH LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ THÁI NGUYÊN - 2015 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/ ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH NGUYỄN THỊ NHÂN TĂNG CƢỜNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƢƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH QUẢNG NINH Chuyên ngành: Quản lý Kinh tế Mã số: 60.34.04.10 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN QUỐC TIẾN THÁI NGUYÊN - 2015 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/ i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu được sử dụng trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng. Các kết quả nghiên cứu trong luận văn được tập hợp tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt nam - Chi nhánh Quảng ninh và chưa từng được ai nghiên cứu và công bố trong bất cứ công trình khoa học nào. Ngƣời cam đoan Nguyễn Thị Nhân Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/ ii LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên tôi xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của: TS. Nguyễn Quốc Tiến - Người trực tiếp hướng dẫn tôi làm luận văn này và các thầy cô giáo Phòng Đào tạo, Bộ phận sau Đại học - Trường Đại học Kinh tế và QTKD - Đại học Thái Nguyên; các anh chị làm việc tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam - Chi nhánh Quảng Ninh đã giúp đỡ tôi hoàn thành bản luận văn này. Sự giúp đỡ đã cổ vũ và giúp tôi nhận thức, làm sáng tỏ thêm cả lý luận và thực tiễn về lĩnh vực mà luận văn nghiên cứu. Luận văn là quá trình nghiên cứu công phu, sự làm việc khoa học và nghiêm túc của bản thân, song do khả năng và trình độ có hạn nên không thể tránh khỏi những khiếm khuyết nhất định. Tôi rất mong nhận được sự quan tâm, đóng góp ý kiến của các thầy, cô giáo và những độc giả đến đề tài này. Tác giả Nguyễn Thị Nhân Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/ iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii MỤC LỤC ........................................................................................................ iii DANH MỤC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT ......................................................... vi DANH MỤC CÁC BẢNG.............................................................................. vii DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ ................................................................... viii MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1 2. Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................... 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 2 4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn....................................................................... 2 5. Kết cấu luận văn ............................................................................................ 3 Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI .................................................... 4 1.1. Khái quát về Ngân hàng thương mại ......................................................... 4 1.1.1. Khái niệm và chức năng cơ bản của ngân hàng thương mại .................. 4 1.1.2. Đặc điểm của ngân hàng thương mại ...................................................... 7 1.1.3. Các hoạt động chủ yếu của ngân hàng thương mại ................................ 8 1.2. Hoạt động huy động vốn của ngân hàng thương mại .............................. 11 1.2.1. Khái niệm huy động vốn, các hình thức huy động vốn ........................ 11 1.2.2. Nội dung quy trình nghiệp vụ huy động vốn ........................................ 18 1.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động huy động vốn ..................................... 25 1.3. Sự cần thiết tăng cường huy động vốn của ngân hàng thương mại ......... 26 1.3.1. Vai trò của hoạt động huy dộng vốn ..................................................... 26 1.3.2. Sự cần thiết và phương hướng tăng cường huy động vốn của ngân hàng thương mại ................................................................................. 29 1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn của ngân hàng thương mại .......................................................................................... 31 1.4.1. Các nhân tố khách quan ........................................................................ 31 1.4.2. Các nhân tố chủ quan ............................................................................ 33 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/ iv 1.5. Cơ sở thực tiễn về hoạt động huy động vốn của ngân hàng thương mại ....... 36 1.5.1. Hoạt động huy động vốn của một số ngân hàng thương mại trên thế giới và Việt Nam ........................................................................... 36 1.5.2. Những bài học kinh nghiệm về huy động vốn cho ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam - Chi nhánh Quảng Ninh............. 39 Chƣơng 2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................. 41 2.1. Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................. 41 2.2. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 41 2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin ............................................................ 41 2.2.2. Phương pháp tổng hợp và xử lý thông tín ............................................. 45 2.2.3. Phương pháp phân tích thông tin .......................................................... 45 2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ................................................................... 45 Chƣơng 3. THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƢƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH QUẢNG NINH ..................................................................... 50 3.1. Khái quát về tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ninh và Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam - Chi nhánh Quảng Ninh ......................................................................................... 50 3.1.2. Khái quát Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam - Chi nhánh Quảng Ninh ..................................................................... 51 3.2. Thực trạng huy động vốn tại Vietinbank Quảng Ninh giai đoạn 2011 - 2013 ........................................................................................ 57 3.2.1. Cơ chế chính sách huy động vốn .......................................................... 58 3.2.2. Chất lượng nguồn nhân lực ................................................................... 64 3.2.3. Kết quả huy động vốn ........................................................................... 66 3.2.4. Phát hành công cụ nợ ............................................................................ 79 3.2.5. Chi phí huy động vốn ............................................................................ 79 3.2.6. Đánh giá của khách hàng về các vấn đề liên quan đến công tác huy động vốn của Vietinbank Quảng Ninh ............................................... 82 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/ v 3.3. Đánh giá thực trạng huy động vốn tại Vietinbank Quảng Ninh giai đoạn 2011 - 2013 ................................................................................ 85 3.3.1. Những kết quả đạt được ........................................................................ 85 3.3.2. Tồn tại và nguyên nhân ......................................................................... 88 Chƣơng 4. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƢỜNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƢƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH QUẢNG NINH ....................................... 95 4.1. Định hướng và mục tiêu phát triển của Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam - Chi nhánh Quảng Ninh ..................... 95 4.1.1. Những khó khăn thách thức đối với ngành ngân hàng trong thời gian tới ................................................................................................ 95 4.1.2. Định hướng nhiệm vụ kinh doanh của Chi nhánh trong thời gian tới .......... 96 4.2. Một số giải pháp nhằm tăng cường huy động vốn của Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam - Chi nhánh Quảng Ninh................. 98 4.2.1. Hoàn thiện chính sách khách hàng ........................................................ 98 4.2.2. Mở rộng mạng lưới giao dịch và nâng cao chất lượng phục vụ ........... 99 4.2.3. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ................................................... 99 4.2.4. Đa dạng hóa các hình thức huy động vốn ........................................... 100 4.2.5. Phát triển các hoạt động dịch vụ liên quan đến huy động vốn của ngân hàng .......................................................................................... 101 4.2.6. Thực hiện chính sách lãi suất linh hoạt ............................................... 101 4.2.7. Hiện đại hóa công nghệ, nâng cao cơ sở vật chất, kỹ thuật cho Chi nhánh .. 101 4.2.8. Tăng cường hoạt động Marketing ngân hàng ..................................... 103 4.3. Một số kiến nghị..................................................................................... 104 4.3.1. Kiến nghị đối với Ngân hàng nhà nước Việt Nam ............................. 104 4.3.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam ............................................................................. 106 KẾT LUẬN .................................................................................................... 108 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 109 PHỤ LỤC ...................................................................................................... 111 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/ vi DANH MỤC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT Agribank : Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn BIDV : Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư CBNV : Cán bộ nhân viên KHCN : Khách hàng cá nhân KHDN : Khách hàng doanh nghiệp NHNN : Ngân hàng Nhà nước NHTM : Ngân hàng Thương mại NHTW : Ngân hàng Trung ương PGD : Phòng giao dịch TCKT : Tổ chức kinh tế TCTD : Tổ chức tín dụng TDQT : Tín dụng quốc tế Techcombank : Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ thương Vietinbank : Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/ vii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1. Kết quả kinh doanh của Vietinbank Quảng Ninh giai đoạn 2011 - 2013 ...... 55 Bảng 3.2. Cơ cấu nguồn nhân lực của Vietinbank Quảng Ninh ................................ 65 Bảng 3.3. Số lượng cán bộ nhân viên tham gia các lớp đào tạo nghiệp vụ ................. 66 Bảng 3.4. Kết quả vốn huy động qua các năm 2011-2013 ...................................... 67 Bảng 3.5. Biến động kết quả huy động vốn giai đoạn 2011-2013 ........................... 69 Bảng 3.6. Cơ cấu vốn huy động theo nội tệ và ngoại tệ quy đổi giai đoạn 2011-2013 ................................................................................................ 71 Bảng 3.7. Cơ cấu vốn huy động theo đối tượng huy động giai đoạn 2011-2013 .... 73 Bảng 3.8. Biến động tiền gửi tổ chức giai đoạn 2011-2013 .................................... 74 Bảng 3.9. Biến động của tiền gửi dân cư giai đoạn 2011-2013 ............................... 76 Bảng 3.10. Cơ cấu vốn huy động theo kỳ hạn huy động giai đoạn 2011 - 2013 ...... 77 Bảng 3.11. Lãi suất thực tế tại thời điểm cuối năm giai đoạn 2011-2013 ................ 80 Bảng 3.12. Chi phí huy động vốn giai đoạn 2011-2013 ........................................... 81 Bảng 3.13. Đánh giá của người hỏi về mức độ tin cậy của ngân hàng ..................... 82 Bảng 3.14. Đánh giá của người hỏi về mức độ đáp ứng của ngân hàng ................... 82 Bảng 3.15. Đánh giá của người hỏi về năng lực phục vụ của ngân hàng ................. 83 Bảng 3.16. Đánh giá của người hỏi về mức độ đồng cảm và thái độ phục vụ của nhân viên NH .................................................................................... 84 Bảng 3.17. Đánh giá của người hỏi về cơ sở vật chất, phương tiện thiết bị phục vụ của ngân hàng ..................................................................................... 84 Bảng 3.18. Hiệu quả sử dụng vốn giai đoạn 2011-2013 ........................................... 89 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/ viii DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ Biểu đồ: Biểu đồ 3.1. Cơ cấu thu chi giai đoạn 2011-2013 ....................................... 57 Biểu đồ 3.2. Tăng trường nguồn vốn giai đoạn 2011 - 2013 ...................... 69 Biểu đồ 3.3. Nguồn vốn theo loại tiền tệ giai đoạn 2011-2013 .................. 72 Biểu đồ 3.4. Vốn huy động theo đối tượng huy động giai đoạn 2011-2013 ... 74 Sơ đồ: Sơ đồ 3.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Vietinbank Quảng Ninh ....... 54 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hoạt động huy động vốn là nghiệp vụ truyền thống của các ngân hàng thương mại cũng là nền tảng cho sự thịnh vượng và phát triển của Ngân hàng. Huy động vốn từ các nguồn nhàn rỗi để cho vay, phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của các tổ chức và cá nhân, góp phần phát triển kinh tế xã hội, nâng cao đời sống nhân dân, thực hiện thành công sự nghiệp Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa đất nước, đồng thời thu về lợi nhuận cho mình là hoạt động cơ bản chủ yếu, có tầm quan trọng hàng đầu của các Ngân hàng thương mại (NHTM). Hơn thế, trong điều kiện nền kinh tế thị trường cạnh tranh và hội nhập quốc tế ở Việt Nam hiện nay, trên cùng một địa bàn thường có nhiều NHTM trong nước và nước ngoài hoạt động, cạnh tranh với nhau, thì việc huy động vốn của mỗi ngân hàng, nhất là các ngân hàng thương mại trong nước ngày càng trở nên khó khăn. Do vậy kết quả huy động vốn của NHTM được nhiều hay ít có ý nghĩa quyết định đến kết quả, hiệu quả kinh doanh, thậm chí ảnh hưởng lớn đến sự tồn tại và phát triển của nó. Nhận thức về điều đó, trong những năm qua Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam - Chi nhánh Quảng Ninh (Vietinbank Quảng Ninh) đã có nhiều cố gắng để huy động vốn từ các nguồn vốn khác nhau và đã đạt được những kết quả nhất định. Lượng vốn huy động được ngày càng cao, đáp ứng nhu cầu vay vốn của các đối tượng khách hàng và thu được lợi nhuận đáng kể. Tuy nhiên, hoạt động huy động vốn của Vietinbank Quảng Ninh vẫn còn nhiều tồn tại hạn chế. Xuất phát từ ý nghĩa tầm quan trọng của công tác huy động vốn, từ thực tế của Vietinbank Quảng Ninh nêu trên, tôi chọn nghiên cứu đề tài: “Tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam - Chi nhánh Quảng Ninh” làm luận văn tốt nghiệp thực sĩ của mình. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 2 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về hoạt động huy động vốn của Ngân hàng Thương mại, luận văn phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động huy động vốn của Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam - Chi nhánh Quảng Ninh, từ đó đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường hoạt động huy động vốn của ngân hàng này trong thời gian tới. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hoá các vấn đề lý luận và thực tiễn về huy động vốn của Ngân hàng Thương mại. - Phân tích, đánh giá thực trạng huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam - Chi nhánh Quảng Ninh. - Đề xuất giải pháp nhằm tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam - Chi nhánh Quảng Ninh. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là lý luận về huy động vốn của NHTM và thực trạng huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam - Chi nhánh Quảng Ninh. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi không gian: luận văn tập trung nghiên cứu tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam - Chi nhánh Quảng Ninh - Phạm vi thời gian: Giai đoạn 2011 - 2013 - Phạm vi nội dung: Thực trạng huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam - Chi nhánh Quảng Ninh 4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 3 Đề tài góp phần hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về huy động vốn, vai trò của nó đối với hoạt động ngân hàng và các nhân tố ảnh hưởng đến việc huy động vốn trong ngân hàng. Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng công tác huy động vố của Vietinbank Quảng Ninh, luận văn đã đưa ra những giải pháp, kiến nghị nhằm tăng cường huy động vốn tại ngân hàng này. Những giải pháp, kiến nghị đó chẳng những có ích đối với đơn vị nghiên cứu mà còn có thể làm tài liệu tham khảo cho các ngân hàng thương mại khác có điều kiện tương tự. 5. Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm có 4 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về huy động vốn của các ngân hàng thương mại. Chương 2: Phương pháp nghiên cứu. Chương 3: Thực trạng công tác huy động vốn của Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Quảng Ninh. Chương 4: Một số giải pháp nhằm tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Quảng Ninh. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 4 Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI 1.1. Khái quát về Ngân hàng thƣơng mại 1.1.1. Khái niệm và chức năng cơ bản của ngân hàng thương mại 1.1.1.1. Khái niệm về ngân hàng thương mại Ngân hàng thương mại là loại hình ngân hàng xuất hiện đầu tiên và phổ biến nhất hiện nay. NHTM đã hình thành tồn tại và phát triển hàng trăm năm gắn liền với sự phát triển của kinh tế hàng hoá. Sự phát triển hệ thống NHTM đã có tác động rất lớn và quan trọng đến quá trình phát triển của nền kinh tế hàng hoá, ngược lại kinh tế hàng hoá phát triển mạnh mẽ đến giai đoạn cao nhất là nền kinh tế thị trường thì NHTM cũng ngày càng được hoàn thiện và trở thành những định chế tài chính không thể thiếu được. Cho đến thời điểm hiện nay có rất nhiều khái niệm về NHTM. Ở Việt Nam, Luật Các Tổ chức tín dụng do Quốc hội khóa X thông qua vào ngày 12 tháng 12 năm 1997, định nghĩa: “Ngân hàng là một loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động khác có liên quan. Theo tính chất và mục tiêu hoạt động, các loại hình ngân hàng gồm ngân hàng thương mại, ngân hàng phát triển, ngân hàng đầu tư, ngân hàng chính sách, ngân hàng hợp tác và các loại hình ngân hàng khác. Luật này còn định nghĩa: Tổ chức tín dụng là loại hình doanh nghiệp được thành lập theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật để hoạt động kinh doanh tiền tệ, làm dịch vụ ngân hàng với nội dung nhận tiền gửi và sử dụng tiền gửi để cấp tín dụng và cung cấp các dịch vụ thanh toán". Luật Tổ chức tín dụng không có định nghĩa hoạt động ngân hàng vì khái niệm này đã được định nghĩa trong Luật Ngân hàng Nhà nước cũng do Quốc hội khóa X thông qua cùng ngày. Luật Ngân hàng Nhà nước định nghĩa: Hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 5 với nội dung thường xuyên là nhận tiền gửi và sử dụng số tiền này để cấp tín dụng, cung ứng dịch vụ thanh toán. Từ những nhận định trên có thể thấy Ngân hàng thương mại là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của Luật các Tổ chức tín dụng số: 47/2010/QH12 nhằm mục tiêu lợi nhuận (Nguyễn Minh Kiều, 2010). Với việc nhận tiền gửi, ngân hàng thương mại nắm giữ số tiền rất lớn từ các tổ chức kinh tế, xã hội dân cư và hoạt động chủ yếu dựa vào nguồn tiền này. Vì vậy, ngân hàng thương mại phải chấp nhận nhiều rủi ro từ cả hai phía có thể là người gửi tiền và người vay tiền. Những rủi ro trong hoạt động ngân hàng có ảnh hưởng lớn tới toàn bộ nền kinh tế. Do đó, các ngân hàng thương mại phải chịu sự giám sát chặt chẽ hơn bất cứ một tổ chức kinh doanh nào trong nền kinh tế. 1.1.1.2. Các chức năng cơ bản của ngân hàng thương mại Tầm quan trọng của NHTM được thể hiện qua các chức năng của nó. Các nhà kinh tế học đã ví NHTM là trái tim của nền kinh tế. Ngân hàng hút tiền về, bơm tiền đi vì thế các nguồn vốn nhàn rỗi được khơi thông đưa tiền từ nơi thừa đến nơi thiếu, giúp cho quá trình lưu chuyển tiền tệ một cách hiệu quả. Các chức năng của NHTM có thể được nêu ra dưới nhiều khía cạnh khác nhau, nhưng bao gồm ba chức năng chủ yếu: chức năng trung gian tín dụng, trung gian thanh toán, chức năng tạo tiền. * . Ngân hàng thương mại . , . Ngân hàng thương mại Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 6 . Cụ thể: lợi - . - . - . th , , và . * , các DN (Công ty) Ngân hàng thương mại , , . * Tạo tiền là một chức năng quan trọng, phản ánh rõ bản chất của NHTM. Với mục tiêu là tìm kiếm lợi nhuận như là một yêu cầu chính cho sự Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 7 tồn tại và phát triển của mình, các NHTM với nghiệp vụ kinh doanh mang tính đặc thù của mình đã vô hình chung thực hiện chức năng tạo tiền cho nền kinh tế. Chức năng tạo tiền được thực thi trên cơ sở hai chức năng khác của NHTM là chức năng tín dụng và chức năng thanh toán. Thông qua chức năng trung gian tín dụng, ngân hàng sử dụng số vốn huy động được để cho vay, số tiền cho vay ra lại được khách hàng sử dụng để mua hàng hóa, thanh toán dịch vụ trong khi số dư trên tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng vẫn được coi là một bộ phận của tiền giao dịch, được họ sử dụng để mua hàng hóa, thanh toán dịch vụ… Với chức năng này, hệ thống NHTM đã làm tăng tổng phương tiện thanh toán trong nền kinh tế, đáp ứng nhu cầu thanh toán, chi trả của xã hội. 1.1.2. Đặc điểm của ngân hàng thương mại Ngân hàng thương mại là một doanh nghiệp đặc thù kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ - tín dụng. Các hoạt động của NHTM nhằm thúc đẩy lưu chuyển các dòng tiền tệ phục vụ cho việc giao dịch, thanh toán, phát sinh hàng ngày trong nền kinh tế. Hơn nữa với các hoạt động huy động vốn và cho vay, các NHTM có khả năng tạo tiền từ các nghiệp vụ kinh doanh của mình thông qua các công cụ lãi suất, tỷ giá. Vì vậy, NHTM là một mắt xích quan trọng góp phần ổn định chính sách tiền tệ quốc gia, đặc biệt là các quốc gia đang chuyển đổi nền kinh tế để tham gia hội nhập khu vực và quốc tế như Việt Nam. Sản phẩm mà ngân hàng kinh doanh và làm dịch vụ là hàng hóa tài chính. Nói cách khác, đó là tiền và các chứng từ có giá như là: cổ phiếu, thương phiếu, hối phiếu, trái phiếu và tín phiếu. Đây là những sản phẩm cao cấp của nền kinh tế thị trường. Vì vậy chúng cần được vận hành theo một quy trình và phải được điều hành bởi nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn nhất định, dựa trên những cơ sở pháp lý do luật pháp quy định. Trong quá trình hoạt động, NHTM tạo ra sản phẩm dịch vụ cung ứng trực tiếp cho người tiêu dùng khi có nhu cầu. Kết quả hoạt động của ngân hàng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 8 dựa vào thương hiệu và uy tín tạo ra đối với khách hàng. Vì thế, hoạt động của NHTM là một chuỗi công việc không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ cung cấp và quảng bá tiếp thị hình ảnh của mình tới khách hàng. Hoạt động của NHTM là cầu nối giữa các nhà đầu tư, các doanh nghiệp, những cá nhân có nhu cầu vay vốn. Các NHTM góp phần không nhỏ vào việc giải quyết nạn thất nghiệp, nâng cao thu nhập và mức sống của dân cư cũng như góp phần bảo đảm vốn đối với các ngành kinh tế nhằm phát triển ngành nghề, chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong một quốc gia. 1.1.3. Các hoạt động chủ yếu của ngân hàng thương mại 1.1.3.1. Hoạt động huy động vốn a. Huy động vốn từ vốn tự có Vốn tự có là vốn riêng của ngân hàng do chủ sở hữu đóng góp và các quỹ của ngân hàng được hình thành trong quá trinh kinh doanh được thể hiện ở dạng lợi nhuận để lại. Vốn tự có có thể được phân chia thành vốn cơ bản và vốn bổ sung. Vốn tự có cơ bản bao gồm: Vốn cổ phẩn thường, vốn cổ phần ưu đãi, các quỹ dự trữ, quỹ dự phòng, lợi nhuận không chia và điều chỉnh tăng giá tài sản cố định, chứng khoán, thu nhập bất thường. Vốn tự có bổ sung bao gồm: Vốn cổ phần ưu đãi có thời hạn, trái phiếu trung hạn được chuyển đổi nhưng chỉ được phép dưới 50%. Nguồn này có tính ổn định cao, NHTM không phải hoàn lại và là điều kiện pháp lý, tài chính để thành lập ngân hàng và hoạt động kinh doanh. Nó là bộ phận nguồn vốn phản ánh quy mô, tầm cỡ của ngân hàng. Các NHTM thường huy động nguồn này thông qua nghiệp vụ phát hành cổ phiếu, trái phiếu được chuyển đổi thành cổ phiếu, nhận vốn cấp phát từ ngân sách nhà nước. b. Huy động vốn từ tổ chức kinh tế, cá nhân Nguồn vốn chủ sở hữu thường có tỷ lệ nhỏ so với số tiền mà NHTM sử dụng trong hoạt động kinh doanh. Vì vậy, để đủ vốn kinh doanh NHTM phải Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 9 huy động từ các TCKT, cá nhân. Đây là khoản mục duy nhất trên bảng cân đối kế toán giúp phân biệt ngân hàng với các loại hình doanh nghiệp khác. c. Nguồn vay mượn Sau khi đã sử dụng hết vốn, nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu vay vốn của khách hàng, nhu cầu thanh toán và chi trả cho khách thì các NHTM có thể sử dụng nghiệp vụ đi vay ở ngân hàng TW, ở các NHTM khác, vay ở thị trường tiền tệ, vay các tổ chức nước ngoài... Vốn đi vay thông thường chiếm tỷ trọng không lớn trong kết cấu nguồn vốn. Tuy nhiên, nó rất cần thiết và có vị trí quan trọng để đảm bảo cho ngân hàng hoạt động kinh doanh một cách bình thường. d. Huy động từ các nguồn khác NHTM có thể huy động vốn thông qua nghiệp vụ ngân hàng đại lý, ngân hàng phục vụ... uy tín của ngân hàng là cơ sở quan trọng để mở rộng nguồn vốn này. 1.1.3.2. Hoạt động sử dụng vốn Hoạt động sử dụng vốn của NHTM tập trung ở ba nghiệp vụ chính: dự trữ, cho vay và đầu tư. a. Dự trữ: Dự trữ là nghiệp vụ nhằm duy trì khả năng thanh toán của ngân hàng để đáp ứng nhu cầu chi trả cho khách hàng vì người gửi có thể rút tiền bất kỳ lúc nào. Đây là khoản mục không được sử dụng vào mục đích sinh lời, gần như không tạo ra lợi nhuận nhưng lại đóng vai trò hết sức quan trọng vì nó là nguồn thanh khoản chủ yếu của ngân hàng. Mức dự trữ này cao hay thấp phụ thuộc vào quy mô hoạt động của NHTM, mối quan hệ thanh toán và chuyển khoản, thời vụ của các khoản chi trả tiền mặt. b. Cho vay: Cho vay là hoạt động kinh doanh chủ chốt của NHTM để tạo ra lợi nhuận, hay cho vay là bộ phận tài sản có đem lại lợi nhuận chủ yếu cho ngân hàng, thường chiếm 80-90% trong tổng tài sản có. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 10 Trong nền kinh tế, luôn có những người tạm thời thừa vốn và có những người có nhu cầu sử dụng vốn vượt quá số vốn họ có. Họ đến với nhau thông qua môi giới trung gian là ngân hàng. Qua ngân hàng, người thừa vốn thấy đồng tiền của mình cũng có khả năng sinh lợi và sẽ được nhận về một khoản tiền lớn hơn, còn người thiếu vốn sẽ được thỏa mãn nhu cầu về vốn. Chênh lệch giữa mức lãi suất tiền gửi (khoản lợi của người gửi tiền) và lãi suất cho vay (chi phí cho việc sử dụng tiền của người vay) hình thành nên thu nhập của ngân hàng. c. Đầu tư: Ngân hàng có thể tìm kiếm con đường sinh lợi cho mình bằng những hoạt động đầu tư, có thể là đầu tư trực tiếp, hoặc đầu tư gián tiếp hoặc cả hai. Với đầu tư trực tiếp, ngân hàng góp vốn liên doanh, liên kết, đầu tư vào trang thiết bị... chủ động tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Còn đầu tư gián tiếp, tùy vào mục đích của mình mà ngân hàng sẽ đầu tư vào những loại chứng khoán khác nhau. Tuy nhiên, nó cũng chứa nhiều rủi ro, vì vậy NHTM cần phân tích kỹ lưỡng trước khi lựa chọn loại chứng khoán để đầu tư. d. Hoạt động trung gian: Nền kinh tế càng phát triển, các dịch vụ ngân hàng theo đó cũng phát triển theo để đáp ứng yêu cầu ngày càng đa dạng của công chúng. Thực hiện các hoạt động trung gian mang tính dịch vụ sẽ đem lại cho các NHTM những khoản thu nhập khá quan trọng, và sẽ giúp NHTM phát triển toàn diện. Nghiệp vụ trung gian gồm rất nhiều loại dịch vụ ngân hàng khác nhau như: dịch vụ chuyển tiền, dịch vụ thu hộ chi hộ, dịch vụ chi lương cho các doanh nghiệp, bảo quản hộ tài sản, dịch vụ môi giới tư vấn, dịch vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán... Tóm lại: Nghiệp vụ kinh doanh của NHTM là rất đa dạng và phong phú song tựu chung lại, nghiệp vụ chính của ngân hàng vẫn là hoạt động liên quan đến huy động vốn, sử dụng vốn. Để có thể hoạt động được, NHTM buộc phải có một số vốn nhất định để duy trì hai loại hoạt động này. Vì vậy, ta có thể nói huy động vốn là một phần hoạt động chủ yếu của NHTM. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất