Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thái độ của nhân viên công tác xã hội đối với hoạt động trợ giúp trẻ mắc hội chứ...

Tài liệu Thái độ của nhân viên công tác xã hội đối với hoạt động trợ giúp trẻ mắc hội chứng tự kỷ

.PDF
212
35
118

Mô tả:

LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến Ban giám đốc, Ban chủ nhiệm, các thầy cô giáo khoa Tâm lý học, Phòng đào tạo của Học viện Khoa học Xã hội đã giúp đỡ và tạo mọi điều kiện trong suốt thời gian tôi học và hoàn thành luận án. Tôi đặc biệt gửi lời cảm ơn với tấm lòng tri ân sâu sắc nhất tới PGS.TS Lã Thị Thu Thủy người hướng dẫn khoa học đã rất tâm huyết tận tình chỉ bảo, giúp đỡ tôi và Cô luôn sát cánh động viên tôi vượt qua khó khăn hoàn thành luận án này. Cảm ơn Ban Giám đốc, các nhân viên Công tác xã hội tại một số trung tâm trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh như một số cơ sở Công lập: Trường Tương lai, Quận 1; Trường Chuyên Biệt Thảo Điền, Quận 2; Trường chuyên biệt Bình Minh, Quận Tân Phú; Trung tâm bảo trợ trẻ em Thị Nghè, Quận Bình Thạnh; Trung tâm bảo trợ trẻ em Gò Vấp, Q Gò Vấp; Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập Bình Chánh, Huyện Bình Chánh; Trường Nuôi dạy trẻ khuyết tật Củ Chi, Thị trấn Củ Chi và một số trường ngoài Công lập như: Trường tư thục Ước mơ, Quận 1; Trường tư thục chuyên biệt Từng Bước Nhỏ, Quận 4; Trường chuyên biệt Bim Bim- Tường Minh, Quận Tân Bình; Trung tâm Rồng Việt, Quận Tân Phú đã tạo điều kiện và nhiệt tình hỗ trợ tôi trong quá trình khảo sát thu thập thông tin luận án. Chân thành cảm ơn Ban Giám đốc và các nhân viên công tác xã hội Trường Giáo dục chuyên biệt Khai Trí, Quận BìnhThạnh, thành phố Hồ Chí Minh đã cung cấp các thông tin chi tiết về hoạt động trợ giúp trẻ mắc hội chứng tự kỷ, nhiệt tình giúp đỡ và tạo điều kiện để tôi tham gia quan sát và làm thực nghiệm của luận án. Cảm ơn Ban Giám đốc Trường Đại học Lao động Xã hội (cơ sở 2), thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và các anh chị em đồng nghiệp đã chia sẻ đóng góp ý kiến. Lời cuối, xin gửi lời cảm ơn trân trọng đến gia đình, người thân, bạn bè đã luôn bên cạnh tôi, cùng tôi chia sẻ những khó khăn, giúp đỡ và khích lệ tôi trong quá trình thực hiện luận án. Xin chân thành cảm ơn! Tác giả ii MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................................1 1.Tính cấp thiết của đề tài..............................................................................................1 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .............................................................................3 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án .....................................4 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án ....................................................................6 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án ...................................................................7 7. Cấu trúc của luận án ..................................................................................................8 Chương 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ THÁI ĐỘ CỦA NHÂN VIÊN CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG TRỢ GIÚP TRẺ MẮC HỘI CHỨNG TỰ KỶ ..........................................................................................................9 1.1. Nghiên cứu về thái độ và thái độ của nhân viên công tác xã hội đối với hoạt động nghề nghiệp ............................................................................................9 1.2. Hướng nghiên cứu về thái độ đối với một số đối tượng có vấn đề cần trợ giúp trong xã hội và trẻ mắc hội chứng tự kỷ ......................................................19 TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 ............................................................................................23 Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN NGHIÊN CỨU THÁI ĐỘ CỦA NHÂN VIÊN CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG TRỢ GIÚP TRẺ MẮC HỘI CHỨNG TỰ KỶ ........................................................................................................24 2.1. Lý luận về thái độ ..........................................................................................24 2.2. Lý luận về hoạt động trợ giúp trẻ mắc hội chứng tự kỷ của nhân viên công tác xã hội ......................................................................................................31 2.3. Thái độ của nhân viên công tác xã hội đối với hoạt động trợ giúp trẻ mắc hội chứng tự kỷ .....................................................................................................42 2.4. Những yếu tố ảnh hưởng đến thái độ của nhân viên công tác xã hội đối với hoạt động trợ giúp trẻ mắc hội chứng tự kỷ ...................................................48 TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 ............................................................................................56 Chương 3: TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..............................57 3.1. Tổ chức và phương pháp nghiên cứu lý luận.................................................57 3.2. Tổ chức và phương pháp nghiên cứu thực tiễn..............................................58 iii TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 ............................................................................................78 Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN THÁI ĐỘ CỦA NHÂN VIÊN CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG TRỢ GIÚP TRẺ MẮC HỘI CHỨNG TỰ KỶ .....................................................................................79 4.1. Thực trạng thái độ của nhân viên công tác xã hội đối với hoạt động trợ giúp trẻ mắc hội chứng tự kỷ ................................................................................79 4.2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến thái độ của nhân viên công tác xã hội đối với hoạt động trợ giúp trẻ mắc hội chứng tự kỷ .................................................119 4.3. Tổng hợp mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến thái độ của nhân viên công tác xã hội đối với hoạt động trợ giúp trẻ mắc hội chứng tự kỷ ..................130 4.4. Kết quả thực nghiệm tác động .....................................................................131 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................................141 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN .................................................................................................................149 TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................150 PHỤ LỤC .................................................................................................................159 iv DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT CTXH Công tác xã hội ĐLC Độ lệch chuẩn ĐTB Điểm trung bình TTK Trẻ mắc hội chứng tự kỷ v DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1. Mô tả các nhiệm vụ hoạt động trợ giúp của nhân viên công tác xã hội với trẻ mắc hội chứng tự kỷ .........................................................................41 Bảng 3.1. Phân bố các cơ sở nghiên cứu theo địa bàn quận/huyện.............................60 Bảng 3.2. Đặc điểm mẫu nghiên cứu ..........................................................................60 Bảng 3.3. Độ hiệu lực (EFA) của thang đo thái độ nhân viên CTXH đối với hoạt động trợ giúp TTK .......................................................................................68 Bảng 4.1. Đánh giá chung các mặt biểu hiện thái độ của nhân viên CTXH đối với hoạt động trợ giúp TTK qua ba mặt nhận thức, xúc cảm và xu hướng hành vi ..........................................................................................................81 Bảng 4.2. So sánh thái độ của nhân viên CTXH đối với hoạt động trợ giúp TTK trên các tiêu chí ............................................................................................83 Bảng 4.3. Thái độ đối với hoạt động trợ giúp TTK biểu hiện qua mặt nhận thức ......85 Bảng 4.4. So sánh thái độ thể hiện qua nhận thức của nhân viên CTXH về hoạt động trợ giúp TTK trên các tiêu chí ............................................................96 Bảng 4.5. Thực trạng thái độ của nhân viên CTXH biểu hiện ở mặt cảm xúc với hoạt động trợ giúp TTK................................................................................98 Bảng 4.6. So sánh thái độ thể hiện ở mặt cảm xúc của nhân viên CTXH theo các tiêu chí khác nhau .......................................................................................104 Bảng 4.7. Thái độ thể hiện qua xu hướng hành vi.....................................................107 Bảng 4.8. So sánh thái độ biểu hiện qua xu hướng hành vi trợ giúp TTK của nhân viên CTXH theo các tiêu chí khác nhau.....................................................116 Bảng 4.9. Đánh giá của nhân viên CTXH về chế độ an sinh, thu nhập ....................120 Bảng 4.10. Đánh giá của nhân viên công tác xã hội về tính chất đặc thù của công việc .124 Bảng 4.11. Đánh giá của nhân viên công tác xã hội về kiến thức, năng lực chuyên môn ..126 Bảng 4.12. Đánh giá của nhân viên công tác xã hội về động cơ nghề nghiệp ..........128 Bảng 4.14. Thực trạng biểu hiện thái độ đối với hoạt động trợ giúp TTK của nhóm nhân viên CTXH trường chuyên biệt Khai Trí trước khi thực nghiệm ........................................................................................................132 Bảng 4.15. So sánh thay đổi về mặt nhận thức của thái độ trợ giúp TTK của nhân viên CTXH trước và sau khi thực nghiệm .................................................136 Bảng 4.16. Sự thay đổi thái độ đối với hoạt động trợ giúp của nhân viên CTXH ở mặt xúc cảm trước và sau thực nghiệm ......................................................137 Bảng 4.17. So sánh thái độ biểu hiện ở mặt xu hướng hành vi trước và sau thực nghiệm ........................................................................................................138 vi DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ Hình 2.1. Mô hình ba thành phần của thái độ .............................................................43 Hình 2.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến thái độ của nhân viên CTXH đối với hoạt động trợ giúp TTK .......................................................................................51 Hình 2.3. Mô hình khung lý thuyết nghiên cứu thái độ của nhân viên CTXH đối với hoạt động trợ giúp TTK .........................................................................55 Hình 3.1. Đồ thị phân bố điểm số biểu hiện thái độ của nhân viên CTXH đối với hoạt động trợ giúp TTK................................................................................76 Hình 4.1. Tương quan giữa 3 mặt biểu hiện thái độ của nhân viên CTXH: Nhận thức - Cảm xúc - Xu hướng hành vi .............................................................81 Biểu đồ 4.1: Mức độ biểu hiện thái độ của nhân viên công tác xã hội đối với hoạt động trợ giúp trẻ mặc hội chứng tự kỷ .........................................................79 Biểu đồ 4.2. Biểu đồ P – P plot của hồi quy phần dư chuẩn hóa ..............................131 Biểu đồ 4.3. Thái độ của nhân viên công tác xã hội đối với hoạt động trợ giúp trẻ mắc hội chứng tự kỷ trước và sau khi thực nghiệm ...................................135 vii MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài Các thống kê cho thấy thực trạng tỷ lệ trẻ mắc hội chứng tự kỷ (TTK) trong những năm gần đây gia tăng một cách đáng kể trên thế giới trong đó có Việt Nam. Tự kỷ còn được gọi là rối loạn phổ tự kỷ hoặc “hội chứng rối loạn phát triển lan toả”. Những trẻ em mắc hội chứng này thường gặp một số khó khăn về giao tiếp, tương tác xã hội, điều chỉnh cảm xúc, rối nhiễu hành vi và khó khăn hòa nhập cộng đồng. Theo số liệu thống kê của của tổ chức Autism Speaks trong khoảng 15 năm trở lại đây, số lượng trẻ mắc hội chứng tự kỷ trên thế giới và Việt nam tăng đáng kể. Theo số liệu của Bộ Lao động Thương binh Xã hội năm 2019 có trên 200.000 trẻ em mắc hội chứng này [124]. Vì TTK có những rối nhiễu đặc trưng và hậu quả để lại là hết sức nghiêm trọng không chỉ đối với trẻ mà còn cho gia đình và xã hội nếu như trẻ không được sàng lọc, phát hiện và điều trị can thiệp kịp thời. Tại Việt Nam đã có nhiều phương cách can thiệp, trợ giúp TTK phần lớn đều bắt nguồn từ tiếp cận hành vi, nhận thức. Tuy nhiên, việc hỗ trợ chưa có nhiều hiệu quả do sự chưa xác định được các nguyên nhân gây ra hội chứng tự kỷ ở trẻ [17]. Tham gia vào hoạt động trợ giúp phần lớn có các chuyên gia ở nhiều lĩnh vực như giáo dục đặc biệt, tâm lý lâm sàng, công tác xã hội và bác sĩ chuyên khoa. Mỗi một chuyên gia đều có một vai trò, vị trí và chức năng nhất định trong can thiệp trợ giúp nhóm trẻ này. Chính sự gia tăng số lượng TTK và tính hiệu quả chưa cao của các phương pháp can thiệp đã tạo thêm gánh nặng cho gia đình trẻ và bản thân TTK nên thúc đẩy việc cần thiết phải nghiên cứu thường xuyên các hoạt động trợ giúp và hiệu quả của chúng và nhân viên CTXH là một trong những lực lượng tham gia vào việc trợ giúp can thiệp cho nhóm trẻ này. Nhân viên CTXH có vai trò quan trọng trong việc trợ giúp những đối tượng yếu thế trong xã hội nói chung và TTK, gia đình TTK nói riêng. Công tác xã hội là hoạt động trợ giúp các nhóm xã hội yếu thế nhằm nâng cao năng lực của các cá nhân và cộng đồng giải quyết các khó khăn trong cuộc sống. Đây là một hoạt động nghề có tính đặc trưng vì luôn liên quan đến việc trợ giúp các nhóm yếu thế về sức khỏe, thể chất, tâm lý và đời sống kinh tế nên gặp nhiều khó khăn và có tính nhân đạo cao. Đặc biệt công tác xã hội với TTK lại càng mang tính đặc thù vì theo Michael Olive và Bob Sapey (2006) đây là nhóm trẻ có nhiều rối nhiễu tâm lý, khó khăn trong cuộc sống và học tập, TTK không có cách nghĩ, cách 1 thể hiện cảm xúc, hành vi, ngôn ngữ như những trẻ bình thường khác gây khó khăn cho người trợ giúp [112]. Nhân viên CTXH cần giúp đỡ TTK để các em hòa nhập tốt hơn. Điều này không chỉ đòi hỏi các nhân viên CTXH không chỉ cần được đào tạo về trình độ chuyên môn nghề nghiệp; vận dụng nhiều kỹ năng nghề nghiệp lẫn khả năng điều hòa cảm xúc mới có thể hoàn thành nhiệm vụ. Do đó họ không những cần thiết phải có những phẩm chất đạo đức phù hợp mà cần có thái độ tích cực đối với công việc của mình. Thái độ tích cực đúng đắn sẽ giúp nhân viên CTXH có ý thức trách nhiệm cao khi hỗ trợ, giúp đỡ các nhóm xã hội yếu thế nói chung và trợ giúp TTK nói riêng. Thái độ của nhân viên CTXH là yếu tố quan trọng đối với hiệu quả hoạt động hỗ trợ TTK. Theo G.V Onparate and Lapiere (1984) [94] thái độ như một khuynh hướng cá nhân nhằm đánh giá một yếu tố xã hội nào đó là tích cực hay tiêu cực, cho nên thái độ là trạng thái tâm lý có tác dụng định hướng và thúc đẩy hoạt động mạnh mẽ của nhân viên CTXH. Để trợ giúp TTK hiệu quả, ngoài nghiệp vụ chuyên môn của nhân viên CTXH thì thái độ của họ là một trong những yếu tố quan trọng góp phần quyết định chất lượng và hiệu quả hoạt động trợ giúp TTK. Khi nhân viên CTXH có thái độ tích cực luôn có ý thức vượt qua khó khăn, họ sẽ có trách nhiệm cao hơn và thực hiện những hành động tích cực để tác động vào quá trình can thiệp TTK đem lại hiệu quả công việc cao hơn giúp TTK sớm hòa nhập cộng đồng. Trong thực tế, không phải không có những nhân viên CTXH thiếu đi thái độ tích cực với hoạt động này, khiến cho họ có thể thiếu đi tinh thần trách nhiệm, học hỏi và ảnh hưởng không nhỏ đến sự tiến bộ, hòa nhập của TTK. Chính vì vậy, thái độ của nhân viên CTXH đối với hoạt động trợ giúp TTK không chỉ mang tính nhân đạo trong việc trợ giúp một nhóm trẻ yếu thế mà còn là để nâng cao tinh thần trách nhiệm của họ trong việc hỗ trợ nhóm trẻ đặc thù này. Gần đây đã có một số công trình nghiên cứu về thái độ của nhân viên CTXH và TTK ở thế giới và Việt Nam tuy nhiên nghiên cứu về thái độ của nhân viên CTXH đối với hoạt động trợ giúp TTK còn khá ít ỏi. Chính vì vậy, luận án nghiên cứu về thái độ của nhân viên CTXH đối với hoạt động trợ giúp TTK sẽ có ý nghĩa lý luận và thực tiễn. Về lý luận, kết quả nghiên cứu của luận án sẽ góp phần làm phong phú thêm những vấn đề lý luận về thái độ nghề nghiệp và thái độ của nhân viên CTXH đối với hoạt động nghề Về mặt thực tiễn, kết quả nghiên cứu của luận 2 án sẽ góp phần thực hiện có hiệu quả hơn chính sách của Đảng và nhà nước về chính sách liên quan đến hoạt động trợ giúp TTK, đồng thời đóng góp ý kiến cho các cơ sở đào tạo, tổ chức CTXH một vài giải pháp nhằm nâng cao thái độ tích cực cho nhân viên CTXH đối với hoạt động trợ giúp này. Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài: “Thái độ của nhân viên công tác xã hội đối với hoạt động trợ giúp trẻ mắc hội chứng tự kỷ” làm chủ đề nghiên cứu của luận án. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu lý luận và thực tiễn mức độ biểu hiện và các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ của nhân viên công tác xã hội đối với hoạt động trợ giúp TTK. Trên cơ sở đó đề xuất một số biện pháp nhằm góp phần nâng cao thái độ tích cực của nhân viên CTXH trong quá trình trợ giúp TTK. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu 2.2.1. Nghiên cứu lý luận - Tổng quan các công trình nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam về thái độ của nhân viên CTXH đối với hoạt động trợ giúp trẻ mắc hội chứng tự kỷ. - Xây dựng cơ sở lý luận về thái độ của nhân viên CTXH đối với hoạt động trợ giúp trẻ mắc hội chứng tự kỷ. 2.2.2. Nghiên cứu thực tiễn - Phân tích thực trạng mức độ biểu hiện thái độ của nhân viên CTXH đối với hoạt động trợ giúp trẻ mắc hội chứng tự kỷ. - Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến thái độ của nhân viên CTXH đối với hoạt động trợ giúp trẻ mắc hội chứng tự kỷ. 2.2.3. Đề xuất biện pháp Đề xuất một số biện pháp giúp nhân viên CTXH nâng cao thái độ tích cực đối với hoạt động trợ giúp trẻ mắc hội chứng tự kỷ. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Mức độ, biểu hiện thái độ của nhân viên CTXH đối với hoạt động trợ giúp TTK và các yếu tố ảnh hưởng. 3 3.2. Phạm vi nghiên cứu 3.2.1. Phạm vi về nội dung nghiên cứu Trong phạm vi nghiên cứu này, luận án chỉ tập trung nghiên cứu 03 mặt biểu hiện thái độ của nhân viên CTXH trong 02 nội dung: Thái độ với đối tượng của hoạt động trợ giúp và thái độ đối với công việc trợ giúp TTK. Về các yếu tố ảnh hưởng: Thái độ của nhân viên CTXH đối với hoạt động trợ giúp TTK chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau. Luận án này chỉ tập trung làm rõ ảnh hưởng của 05 yếu tố, bao gồm: Chế độ an sinh thu nhập; môi trường làm việc; kiến thức năng lực chuyên môn; tính chất công việc và động cơ làm việc. 3.2.2. Phạm vi về khách thể và địa bàn nghiên cứu - Phạm vi khách thể nghiên cứu: Khách thể luận án gồm 402 nhân viên CTXH đang thực hiện hoạt động trợ giúp TTK. 3.2.3. Phạm vị địa bàn nghiên cứu: Luận án tập trung nghiên cứu tại 12 trường chuyên biệt và trung tâm can thiệp TTK công lập và ngoài công lập tại các quận nội và ngoại thành của thành phố Hồ Chí Minh (trong đó gồm 07 tổ chức công lập và 05 tổ chức ngoài công lập). Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 7 năm 2017 đến tháng 12 năm 2020 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án 4.1. Phương pháp luận Có nhiều cách tiếp cận nghiên cứu khác nhau, luận án này được thực hiện trên cơ sở cách tiếp cận liên ngành của khoa học Tâm lý, khoa học Công tác xã hội và dựa trên cơ sở một số nguyên tắc cụ thể sau: - Nguyên tắc tiếp cận tâm lý học nhận thức: Thuyết nhận thức của Jean Piaget cho rằng con người luôn cố tìm hiểu thế giới của mình một cách tự nhiên. Trong suốt tuổi ẳm ngữa, thơ ấu và thanh niên, họ đều muốn tìm hiểu hoạt động của cả thế giới tự nhiên và xã hội [38]. Thái độ của nhân viên CTXH biểu hiện ở mặt nhận thức được hình thành trong quá trình họ tham gia và tìm hiểu vào hoạt động nghề. Điều này có nghĩa phải nghiên cứu thái độ thông qua quá trình nhận thức của họ đối với hoạt động nghề nghiệp. - Nguyên tắc tiếp cận tâm lý học vai trò: Vai trò là khái niệm nhấn mạnh những kỳ vọng xã hội gắn với những vị thế hay vị trí nhất định trong xã hội và nó phân tích những kỳ vọng trong xã hội ấy. Mỗi một vai trò lại gắn với một nhóm đối 4 tác khác nhau và nhóm đối tác đó có một kỳ vọng riêng của họ [dẫn theo 34]. Vận dụng lý thuyết vai trò vào luận án nhằm xác định vai trò của NVXH trong việc thực hiện hoạt động trợ giúp cho trẻ mắc hội chứng tự kỷ. Các vai trò này được thể hiện qua những việc làm, hành vi cụ thể phù hợp với hoạt động can thiệp trợ giúp cho trẻ mắc hội chứng tự kỷ. - Nguyên tắc tiếp cận tâm lý học hoạt động: Thái độ của nhân viên CTXH được hình thành qua hoạt động học tập, thực hành nghề. Theo Barratt.P có 4 quá trình tham dự vào học tập quan sát là chú ý; ghi nhớ; các quá trình tái tạo vận động và các quá trình động cơ [81]. Theo lý thuyết này, để giúp nhân viên CTXH học hỏi được các hành vi nghề nghiệp tích cực trong hoạt động trợ giúp TTK, cần cung cấp cho họ các mẫu hình để họ quan sát. Mẫu hình này có thể cung cấp qua các lớp tập huấn kỹ năng, qua các tài liệu bằng hình ảnh (video) hoặc bằng chính hoạt động của những nhân viên CTXH khác có kinh nghiệm và chuyên môn tốt. Mặt khác, để nâng cao khả năng xử lý công việc của nhân viên CTXH, cũng cần giúp họ nhận thức về năng lực hoạt động trợ giúp TTK của mình một cách tích cực hơn vì theo Barratt.P, những người có hiệu quả cá nhân cao thường cho rằng họ có thể xử lý được những sự kiện và hoàn cảnh bất lợi. Họ chờ đợi ở bản thân năng lực khắc phục những trở ngại, họ tìm kiếm những thử thách, họ duy trì mức độ tự tin cao vào sức mạnh bản thân. - Nguyên tắc tiếp cận hệ thống: Nhân viên CTXH thực hiện hoạt động trợ giúp TTK luôn có sự tác động với những người xung quanh. Hoạt động của họ chịu sự ảnh hưởng và là kết quả tác động của nhiều yếu tố tâm lý khách quan và chủ quan [38]. Do đó, khi nghiên cứu thái độ trợ giúp TTK của nhân viên CTXH cần đặt hiện tượng tâm lý này trong mối quan hệ tương hỗ cuả nhiều yếu tố như: Chế độ an sinh thu nhập; môi trường làm việc; tính chất công việc; năng lực kiến thức chuyên môn và động cơ làm việc. 4.2. Các phương pháp nghiên cứu Để đạt được mục đích và giải quyết nhiệm vụ nghiên cứu. Đề tài sử dụng phối hợp một số phương pháp nghiên cứu như: Phương pháp nghiên cứu tài liệu, văn bản; Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi; Phương pháp chuyên gia; Phương pháp phỏng vấn sâu; Phương pháp quan sát; Phương pháp thực nghiệm; Phương pháp thống kê toán học. 5 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án 5.1. Đóng góp về mặt lý luận Mảng đề tài nghiên cứu về thái độ đã có nhiều công trình nghiên cứu của các tác giả khác nhau đề cập đến. Tuy nhiên, thái độ của nhân viên CTXH đối với hoạt động trợ giúp TTK là một khía cạnh còn ít được các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước quan tâm. Đây là một lĩnh vực nghiên cứu mới, còn nhiều khoảng trống trong nghiên cứu tâm lý học nghề nghiệp. Qua nghiên cứu lý luận, luận án đã tổng quan được một số công trình trong và ngoài nước có liên quan đến thái độ, thái độ nghề nghiệp, khái quát được một số vấn đề lý luận cơ bản như khái niệm niệm nhân viên CTXH; khái niệm hoạt động trợ giúp; khái niệm thái độ hoạt động trợ giúp TTK. Đồng thời, Luận án đã chỉ ra các mặt biểu hiện thái độ của nhân viên CTXH đối với hoạt động trợ giúp TTK. Chỉ ra được tiêu chí đánh giá, mức độ biểu hiện và các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ của nhân viên CTXH đối với hoạt động trợ giúp TTK. 5.2. Đóng góp về mặt thực tiễn Dựa trên kết quả khảo sát thực tiễn, luận án đã phân tích được thực trạng thái độ của nhân viên CTXH đối với hoạt động trợ giúp TTK qua ba mặt biểu hiện nhận thức, cảm xúc và xu hướng hành vi. Thái độ được xem xét theo trên phương diện nhân viên CTXH có tích cực đối với đối tượng trợ giúp (TTK, gia đình và người chăm sóc TTK) và tích cực trong công việc trợ giúp (như rèn luyện bản thân đáp ứng yêu cầu của hoạt động, ý nghĩa xã hội của nghề, xu hướng gắn bó với nghề…). Luận án cũng chỉ ra được những khó khăn nhân viên CTXH đang gặp phải trong hoạt động trợ giúp TTK và một số những yếu tố tác động đến thái độ của họ đối với hoạt động này. Kết quả luận án chỉ ra mức độ biểu hiện thái độ của nhân viên CTXH đối với hoạt động trợ giúp TTK là chưa thực sự tích cực, tính tích cực đạt ở mức trung bình và không có sự đồng nhất trên các mặt biểu hiện. Trong ba mặt biểu hiện của thái độ thì mặt nhận thức có mức độ thể hiện cao hơn so với hai mặt còn lại. Mặt cảm xúc là mặt có biểu hiện thấp nhất. Luận án cũng chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ của nhân viên CTXH trong đó hai yếu tố ảnh hưởng mạnh nhất đến thái độ là yếu tố an sinh thu nhập và yếu tố kiến thức năng lực chuyên môn. 6 Kết quả thực nghiệm cho thấy, tác động của việc tập huấn, bồi dưỡng kiến thức liên quan hoạt động trợ giúp có thể giúp cải thiện thái độ của nhân viên CTXH đối với hoạt động nghề của mình một cách tích cực hơn. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án 6.1. Ý nghĩa về mặt lý luận Luận án đã góp phần bổ sung thêm cơ sở lý luận về thái độ của nhân viên CTXH thông qua việc hệ thống hóa các công trình nghiên cứu về thái độ nghề nghiệp và thái độ của nhân viên CTXH đối với hoạt động trợ giúp TTK. Trên cơ sở phân tích và kế thừa các công trình nghiên cứu về vấn đề này, luận án cũng đã bổ sung một số vấn đề về thái độ của nhân viên CTXH đối với hoạt động trợ giúp TTK hiện nay như: Khái niệm thái độ, khái niệm nhân viên CTXH; Khái niệm hoạt động trợ giúp TTK và khái niệm thái độ của nhân viên CTXH đối với hoạt động trợ giúp TTK. Những kết quả nghiên cứu này đã góp phần làm phong phú thêm cơ sở lý luận về thái độ trong Tâm lý học. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn của luận án Kết quả nghiên cứu đã cung cấp một số dữ liệu mang tính khoa học về thực trạng thái đối với hoạt động trợ giúp TTK của nhân viên CTXH và các yếu tố ảnh hưởng đến nó. Đây có thể là nguồn tài liệu tham khảo cho các nhà chuyên môn Tâm lý học và Công tác xã hội trong giảng dạy lĩnh vực can thiệp TTK và các liên ngành như giáo dục đặc biệt về thái độ của nhân viên, những khó khăn và những yếu tố tác động đến thái độ của họ với nghề. Đồng thời, cung cấp cho các tổ chức đào tạo một số kiến thức cần thiết xuất phát từ nhu cầu thực tiễn của nhân viên CTXH. Giúp điều chỉnh, bổ sung các học phần trong việc xây dựng chương trình đào tạo ngành Công tác xã hội với TTK. Tư liệu này giúp các gia đình, cha mẹ có con là TTK hiểu thêm về hoạt động can thiệp này tại các trung tâm và trường chuyên biệt. Mặt khác, kết quả nghiên cứu giúp các nhà lãnh đạo hiểu hơn về thái độ của nhân viên để tuyên truyền, giáo dục nhằm hình thành thái độ của họ tích cực hơn đối với hoạt động nghề. Đây cũng là tư liệu bổ ích cho các nhà hoạch định chính sách phát triển ngành CTXH trong lĩnh vực trợ giúp các đối tượng yếu thế. Kết quả nghiên cứu sẽ là nguồn tài liệu tham khảo cho các nhân viên CTXH để điều chỉnh thái độ của mình trong quá trình trợ giúp TTK. 7 7. Cấu trúc của luận án Ngoài một số phần như mở đầu, danh mục các công trình đã công bố, tài liệu tham khảo, kết luận, kiến nghị thì luận án gồm các chương sau: Chương 1: Tổng quan nghiên cứu về thái độ của nhân viên CTXH đối với hoạt động trợ giúp TTK Chương 2: Cơ sở lý luận nghiên cứu thái độ của nhân viên CTXH đối với hoạt động trợ giúp TTK Chương 3: Tổ chức và phương pháp nghiên cứu Chương 4: Kết quả nghiên cứu thực tiễn thái độ của nhân viên CTXH đối với hoạt động trợ giúp TTK 8 Chương 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ THÁI ĐỘ CỦA NHÂN VIÊN CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG TRỢ GIÚP TRẺ MẮC HỘI CHỨNG TỰ KỶ 1.1. Nghiên cứu về thái độ và thái độ của nhân viên công tác xã hội đối với hoạt động nghề nghiệp 1.1.1. Hướng nghiên cứu về thái độ 1.1.1.1. Nghiên cứu ở nước ngoài Đã có nhiều công trình nghiên cứu về thái độ dưới các góc độ khác nhau. Người đầu tiên nghiên cứu về thái độ là A.Ph. Lagiurxki (1874 - 1917). Ông chủ yếu nghiên cứu các khái niệm thái độ chủ quan của con người đối với môi trường. Các khái niệm đó được ông tổng kết trong các tác phẩm của mình như: Chương trình nghiên cứu nhân cách trong mối quan hệ với môi trường (1912), Tâm lý học đại cương và thực nghiệm (1912), Bút ký khoa học về tính cách (1916), Phân loại nhân cách (1917,1924). Theo ông, đời sống tâm lý thực của con người được chia làm hai lĩnh vực [dẫn theo 31]. - Thứ nhất là cái tâm lý bên trong: Là cái cơ sở bẩm sinh của nhân cách, bao gồm khí chất, tính cách và một loạt đặc điểm tâm lý khác. - Thứ hai là cái tâm lý bên ngoài: Là hệ thống thái độ của nhân cách với môi trường xung quanh. Như vậy, theo ông thì thái độ là sự biểu hiện ra bên ngoài của cái tâm lý, phản ứng với các tác động của môi trường xung quanh. Ông đặc biệt quan tâm đến thái độ của con người đối với lao động, với nghề nghiệp, với sở hữu người khác và với xã hội Vào năm 1925, Bogardus là một trong những người đầu tiên sử dụng phương pháp đo lường định lượng trong lĩnh vực tâm lý học xã hội. Ông đã đưa ra thang đo 7 mức độ với những khoảng cách bằng nhau. Ông cho rằng có thể sử dụng thang đo này để xác định thái độ đối với các nhóm chủng tộc hoặc dân tộc. Những cải tiến của kỹ thuật này cho phép đo lường thái độ đối với bất cứ một nhóm nào, không chỉ là các nhóm dân tộc mà còn mở rộng ra nhiều lựa chọn khác [dẫn theo 53]. Năm 1928, Thurstone đề xuất phương pháp đo lường thái độ trái ngược với thang đo của Bogardus. Năm 1932, Likert đã xây dựng thang đo thái độ, có thể yêu cầu khách thể nghiên cứu dựa trên chính thái độ của họ để nghiên cứu. Thang đo này đã khắc 9 phục được điểm yếu của thang đo Thurston, đó là tiết kiệm thời gian xây dựng thang đo nhưng vẫn đảm bảo được độ hiệu lực và độ tin cậy của thang đo [108]. Hiện nay, thang đo Likert vẫn được sử dụng rộng rãi trong các nghiên cứu tâm lý học và xã hội học. Miaxisev, V.N. lại đưa ra các thông số (hay còn gọi là chiều đo) của thái độ với các cấp độ khác nhau như tính tình thái, cường độ, tính cảm xúc,…[dẫn theo 58]. Nhìn chung, những nghiên cứu về thái độ từ cuối những năm 1950 đến nay tập trung ở các tác giả của các nước Phương Tây. Các tác giả chủ yếu tập trung vào nghiên cứu định nghĩa thái độ, cấu trúc và chức năng của nó. Tuy nhiên các nhà khoa học đã có những bước tiến mới hơn và tiến bộ hơn khi nghiên cứu chúng. Nhiều học thuyết mới được hình thành trong thời kỳ này nhằm phục vụ cho việc lý giải các mối quan hệ như học thuyết "tự thể hiện mình (Parye Beny)", học thuyết bất đồng nhận thức giữa thái độ và hành vi (Leon Festinger),các phương pháp nghiên cứu sự hình thành và thay đổi như thang đo thái độ (The F scale- thang đo F). 1.1.1.2. Nghiên cứu ở Việt Nam Ở nước ta, nhiều nhà khoa học đã quan tâm nghiên cứu về vấn đề thái độ. Hầu hết các quan điểm của các nhà tâm lý học Việt Nam đều xuất phát trên quan điểm tâm lý học hoạt động. Có thể kể đến một số nhà tâm lý học có tên tuổi tại Việt Nam như như Phạm Minh Hạc, Trần Trọng Thuỷ…. Đồng thời, thời gian gần đây, một số các tác giả khác cũng đã thực hiện đề tài luận án tiến sĩ, công trình nghiên cứu khoa học về thái độ theo các khía cạnh khác nhau. Dưới đây xin tổng quan một số công trình nghiên cứu về thái độ theo 3 hướng nghiên cứu chính sau đây: * Hướng nghiên cứu về các mặt biểu hiện nhận thức- cảm xúc- hành vi của thái độ Thái độ nói chung và thái độ của nhân viên CTXH đối với hoạt động trợ giúp TTK nói riêng được cấu trúc bởi các thành phần khác nhau. Nghiên cứu hướng này có tác giả Phạm Minh Hạc và Phạm Thành Nghị (2007) nghiên cứu “Thái độ của người dân đối với nền kinh tế thị trường ở Việt Nam” đã tìm hiểu sự ủng hộ, quan tâm của người dân đối với nền kinh tế thị trường. Nghiên cứu đã dùng phương pháp điều tra WVS chỉ ra được sự tương quan về giới, vị trí xã hội, lứa tuổi, trình độ, thu nhập và vùng miền đối với thái độ ủng hộ như dân cư ở phía Bắc có thái độ tích cực hơn đối với nền kinh tế ở phía Nam [41]. Nghiên cứu về thái độ học tập các môn lý luận chính trị của sinh viên đại học, Nguyễn Văn Long (2015) đã đề cập đến cấu trúc 3 mặt: Nhận thức, xúc cảm và hành vi. Kết quả nghiên cứu cho thấy, thái độ học tập các môn lý luận chính trị của 10 sinh viên đại học hiện nay được biểu hiện qua nhận thức, xúc cảm và hành động với mức độ không đồng đều, trong đó biểu hiện ở mặt nhận thức là tích cực nhất và biểu hiện ở mặt hành động là ít tích cực nhất. Đồng thời, nghiên cứu cũng đã chỉ ra thái độ học tập các môn lý luận chính trị của sinh viên tại thời điểm nghiên cứu là chưa thực sự tích cực và không đồng nhất trên các mặt biểu hiện. Mặt nhận thức trong thái độ học tập của sinh viên biểu hiện ở mức tích cực khá. Mặt xúc cảm thể hiện ở mức độ trung bình. Mặt hành động thể hiện ở mức tích cực thấp [32]. Cũng tương tự tác giả Nguyễn Văn Long, tác giả Nguyễn Thị Kim Anh (2015) cũng đề cập đến cấu trúc 3 mặt của thái độ: nhận thức xúc cảm và hành vi khi nghiên cứu về thái độ của học sinh trung học phổ thông đối với phương pháp tổ chức giảng dạy môn giáo dục giới tính hiện nay. Luận điểm chính của đề tài cho rằng học sinh có thái độ chưa tích cực đối với phương pháp tổ chức dạy môn giáo dục giới tính hiện nay và có sự khác nhau giữa các em học sinh nam và nữ. [1]. Bùi Thị Hồng Minh (2017) khi nghiên cứu về thái độ của cộng đồng đối với TTK đã chỉ ra rằng, thái độ tích cực được biểu hiện rõ rệt hơn ở mặt cảm xúc, mặt hành động có biểu hiện thấp nhất. Điểm mạnh của nghiên cứu này là đã phân tích ba mặt nhận thức, xúc cảm và hành vi ở hai trạng thái tích cực và tiêu cực. Ví dụ phân tích cảm xúc ở hai trạng thái tích cực và tiêu cực trên các mặt: khả năng tự phục vụ bản thân, khả năng nhận thức và học tập của TTK; khả năng giao tiếp. Tuy nhiên, đề tài mới chỉ nghiên cứu đơn lẻ các trạng thái tích cực và chưa xây dựng thang đo về tính tích cực, tiêu cực cho cả 3 mặt nhận thức - thái độ - hành vi với các mức độ khác nhau [36]. Từ sự phân tích trên, luận án đánh giá, các công trình nghiên cứu về các mặt biểu hiện của thái độ đã có những đóng góp đáng kể về thái độ, cấu trúc thái độ, biểu hiện của thái độ đa dạng trong các lĩnh vực khác. Tuy nhiên, hầu hết các công trình còn khoảng trống là chưa đề cập đến việc xây dựng mô hình các yếu tố ảnh hưởng như thế nào đến thái độ nói chung và đồng thời chưa khai thác nghiên cứu thái độ của nhân viên CTXH đối với hoạt động trợ giúp TTK. * Hướng nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ Tác giả Nguyễn Thị Thanh Liên (2009) nghiên cứu “Thái độ của cha mẹ đối với con có hội chứng tự kỷ”. Điểm mạnh của đề tài nghiên cứu chỉ ra được yếu tố ảnh hưởng nhất đến thái độ của cha mẹ TTK là sự nhận thức không đúng và thiếu chính xác về bản chất tự kỷ của phần đông khách thể là cha mẹ TTK. Tuy nhiên, đề tài chưa đi sâu thực nghiệm các giải pháp như giải pháp truyền thông đã có sự tác 11 động như thế nào đến thái độ của cha mẹ TTK [30]. Đỗ Thanh Hà (2013) thực hiện luận án “Thái độ kỳ thị của cộng đồng dân cư đối với người nhiễm HIV/AIDS”. Nghiên cứu chỉ ra rằng thực trạng thái độ kỳ thị của những người nhiễm HIV ở Việt Nam trong xã hội rất đáng lưu tâm. Tuy nhiên, nghiên cứu chưa chỉ ra được các biện pháp nâng cao kỹ năng hòa nhập của người nhiễm HIV và các giải pháp mang tính cộng đồng về phòng chống kỳ thị cụ thể [13, tr 15]. Tác giả Đỗ Thị Nga (2015) đã nghiên cứu về thái độ của học sinh trung học phổ thông đối với hành vi bạo lực học đường. Kết quả nghiên cứu cho thấy, về mặt nhận thức học sinh đã có nhận thức tương đối đúng đắn trong đó nhận thức về mặt thể chất được học sinh nhận thức rõ nhất và có thái độ đúng đắn nhất. Về mặt thái độ: học sinh tỏ thái độ cảm xúc tích cực với bạo lực thể chất và kinh tế và về mặt hành động của học sinh đa số thực hiện là thông báo với bạn bè. Một bộ phận nhỏ học sinh kết thành phe phái. Đồng thời, nghiên cứu cũng chỉ rõ yếu tố nhận thức của học sinh về bản chất của hành vi bạo lực học đường là yếu tố ảnh hưởng mạnh nhất. Tuy nhiên, đề tài chưa làm rõ sự tương quan của các yếu tố này ảnh hưởng như thế nào đến thái độ của học sinh trung học phổ thông đối với vấn đề bạo lực học đường [39]. Như vậy, mặc dù các tác giả nghiên cứu thái độ trên các đối tượng khác nhau, cách tiếp cận vấn đề khác nhau nhưng đã đề cập đến các yếu tố khách quan và chủ quan ảnh hưởng đến thái độ. Tuy nhiên, còn một số công trình chưa làm rõ yếu tố nào ảnh hưởng mạnh nhất đến thái độ của khách thể nghiên cứu. Do đó, trong luận án này sẽ tập trung tìm hiểu nhóm các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ của nhân viên CTXH đối với hoạt động trợ giúp TTK và đo lường yếu tố chi phối mạnh nhất đến thái độ này. * Hướng nghiên cứu về các biện pháp nâng cao thái độ tích cực Trong luận án “Thái độ đối với việc rèn luyện nghiệp vụ sư phạm của sinh viên cao đẳng sư phạm” của tác giả Nguyễn Thị Thúy Hường (2007) đã đưa ra được các luận điểm chính như đa số sinh viên sư phạm chưa có những biểu hiện tích cực đối với việc rèn luyện nghiệp vụ sư phạm. Điểm mạnh của nghiên cứu là đã đề xuất được hệ thống các biện pháp sư phạm cụ thể tác động đến từng mặt của thái độ sinh viên với hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm như các biện pháp về đổi mới kế hoạch, chương trình, nội dung, hình thức, cách đánh giá và xây dựng được quy trình rèn luyện các kỹ năng sư phạm chủ yếu cho người giáo viên để hình thành thái độ tích cực và đã chứng minh được tính hiệu quả và khả thi của biện pháp. Tuy nhiên, luận án còn chưa chặt chẽ trong việc tính tương quan giữa yếu tố là nguyên nhân 12 ảnh hưởng quyết định đến thái độ rèn luyện như ý thức của sinh viên về mục tiêu, ý nghĩa, tầm quan trọng của việc rèn luyện và động cơ nghề nghiệp, lòng yêu nghề của sinh viên [21]. Tác giả Nguyễn Phương Lan (2014) với luận án “Trở ngại tâm lý trong thái độ của học sinh trung học cơ sở đối với môn học giáo dục giới tính”. Theo tác giả biện pháp nâng cao thái độ của học sinh đối với giáo dục giới tính thì “đổi mới quan trọng nhất trong việc giáo dục cho trẻ là cha mẹ, và người thân. Với công trình nghiên cứu này, nhóm nghiên cứu đã chỉ ra được những mặt mạnh, mặt yếu của việc các em học sinh tiếp cận khoa học về giáo dục giới tính, những hạn chế tâm lý và cũng đưa ra được những khuyến nghị góp phần làm tăng hiệu quả nhận thức cho các em. Khoảng trống của công trình nghiên cứu này mới chỉ ra được những rào cản tâm lý về phía gia đình chứ chưa nêu ra được những rào cản tâm lý đến từ nhà trường, đặc biệt là các thầy cô giáo. Chẳng hạn như thái độ của các giáo viên khi giảng dạy môn này như thế nào, cách thức truyền đạt ra sao… đó cũng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng tiếp thu kiến thức của các em [28]. Đánh giá: Phân tích các công trình nghiên cứu ở trên cho thấy, những nghiên cứu này bước đầu đã chỉ ra được các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ, phân tích được các mặt biểu hiện của thái độ cơ bản trên ba thành phần nhận thức- tình cảm- hành vi. Đồng thời, các công trình cũng đã chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ dựa vào các khía cạnh. Tuy nhiên, các đề tài nghiên cứu thái độ ở các đối tượng khác nhau mà chưa nghiên cứu thái độ làm việc của nhân viên CTXH có phù hợp với công việc và vai trò hỗ trợ TTK hay không. Mặt khác các nghiên cứu chưa đi sâu nghiên cứu giải pháp nâng cao thái độ dựa vào xây dựng quy trình tập huấn kỹ năng hỗ trợ TTK. Luận án này sẽ tìm hiểu thái độ của nhân viên CTXH có phù hợp với hoạt động hỗ trợ TTK hay chưa trên ba yếu tố: Nhận thức- tình cảm- hành vi. Từ đó đề xuất biện pháp xây dựng quy trình tập huấn kỹ năng can thiệp TTK cho nhân viên CTXH nhằm nâng cao thái độ tích cực cho nhân viên. 1.1.2. Hướng nghiên cứu về thái độ của nhân viên công tác xã hội đối với hoạt động nghề nghiệp 1.1.2.1. Nghiên cứu ở nước ngoài Thái độ đối với hoạt động nghề trong các lĩnh vực khác nhau đã được các nhà Tâm lý học quan tâm nghiên cứu. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu về thái độ đối với một số hoạt động trợ giúp của nhân viên CTXH còn khá hiếm. Trên cơ sở 13 tìm hiểu các tư liệu, luận án tổng hợp một số công trình nghiên cứu về thái độ đối với hoạt động nghề nghiệp theo một số hướng dưới đây: * Hướng nghiên cứu cảm xúc và sự hài lòng với công việc Hướng nghiên cứu về thái độ hài lòng với nghề nghiệp tiêu biểu có một số tác giả như: Victor Vroom; Rean A.A; Lise M. Saari, Timothy A. Judge. Tác giả Rean A.A (1988) đã phân tích tâm lý vấn đề thỏa mãn nghề được chọn của thanh niên Liên Xô và Tiệp. Kết quả cho thấy, thanh niên ở hai nơi có sự thỏa mãn với nghề khác nhau như Liên Xô có 34.8% thanh biên vẫn lựa chọn nghề cũ, còn ở Tiệp chiếm 64.8%. Sự thỏa mãn này được các nhà nghiên cứu lý giải do các yếu tố khác nhau tác động. Tiêu biểu là nhà nghiên cứu Victor Vroom (1966) cho rằng yếu tố khuyến khích, động viên người lao động là một yếu tố ảnh hưởng lớn đến thái độ thỏa mãn. Yếu tố này tỷ lệ nghịch với tỷ lệ bỏ việc của người lao động mặc dù nó không phải là yếu tố duy nhất [122]. Bổ sung cho quan điểm này, tác giả Turner và Lawrence (1965), đã cho rằng có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người lao động trong công việc. Trong đó tác giả chỉ ra yếu tố nhận thức của người quản lý tác động không nhỏ tới thái độ tích cực hoặc tiêu cực của người lao động. Bên cạnh đó còn có các yếu tố môi trường, văn hóa tổ chức, tính chất công việc là các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng nói riêng và thái độ làm việc nói chung của người lao động. Tác giả chỉ ra mối quan hệ giữa cảm xúc và hiệu quả công việc bằng một nhận định: “Một người lao động vui vẻ là một người làm việc hiệu quả” [107, tr 62]. Theo hướng này có một số nhà Tâm lý học Xô Viết đã đề cập đến vấn đề Tâm lý học trong lao động như về định hướng cuộc sống trong lao động của các nhóm khách thể ở các lứa tuổi khác nhau đặc biệt là lao động ở lứa tuổi thanh niên. Theo hướng này tiêu biểu có tác giả Buriak V.K (1991). Ông nghiên cứu các yêu cầu đối với lao động của độ tuổi thanh niên trong các trường nghề. Kết quả có khoảng 14 yêu cầu đối với công việc như phù hợp với năng lực sở trường, có điều kiện phát triển năng lực, đảm bảo khả năng sáng tạo, tính hấp dẫn của công việc… [84]. Nghiên cứu về thái độ hài lòng của nhân viên CTXH đối với hoạt động trợ giúp các đối tượng, nghiên cứu của tác giả Lise M. Saari, Timothy A. Judge (2004) tại Mỹ chỉ ra rằng, cảm xúc hài lòng của nhân viên CTXH trong công việc có mối liên quan với cảm xúc hài lòng trong cuộc sống. Nghiên cứu cũng chỉ ra có khoảng 68% nhân viên CTXH có mối liên quan cảm xúc công việc họ đang làm với cuộc sống hàng ngày của họ; 20% cho rằng công việc và cuộc sống không liên quan và 12% còn lại không hài lòng về công việc và họ bù đắp bằng cách tìm kiếm các niềm vui khác trong đời sống hàng ngày của họ [106, tr 46]. 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan