Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất ...

Tài liệu Thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất tại huyện đông anh, thành phố hà nội

.PDF
100
428
142

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------------------- CAO ĐẠI NGHĨA THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BỒI THƢỜNG, HỖ TRỢ VÀ TÁI ĐỊNH CƢ KHI NHÀ NƢỚC THU HỒI ĐẤT TẠI HUYỆN ĐÔNG ANH, THÀNH PHỐ HÀ NỘI Chuyên ngành : Quản lý kinh tế Mã số : 60 34 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN THI ̣KIM CHI Hà Nội - 2014 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ luận văn nào khác. Tôi xin cam đoan rằng các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc. TÁC GIẢ LUẬN VĂN Cao Đa ̣i Nghiã LỜI CẢM ƠN Trong quá trình điều tra, nghiên cứu để hoàn thành luận văn, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được sự hướng dẫn nhiệt tình, chu đáo của các nhà khoa học, các thầy cô giáo và sự giúp đỡ nhiệt tình, chu đáo của cơ quan, đồng nghiệp và nhân dân địa phương. Tôi xin bày tỏ sự cảm ơn trân trọng nhất tới giáo viên hướng dẫn khoa học TS. Nguyễn Thi ̣Kim Chi đã tận tình hướng dẫn giúp đỡ tôi trong suốt quá trình hoàn thành luận văn. Tôi xin trân trọng cảm ơn sự góp ý chân thành của các thầy, cô giáo Trường Đại học Kinh tế , Đa ̣i ho ̣c Quố c gia Hà Nội; Cục Kinh tế và Phát triển quỹ đất - Tổng cục Quản lý đất đai - Bô ̣ Tài nguyên và Môi trường ; tâ ̣p thể Ban bồi thường giải phóng mặt bằng huyện Đông Anh, Ban quản lý dự án huyện Đông Anh, Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Đông Anh, Trung tâm phát triển quỹ đất huyện Đông Anh, các phòng, ban, cán bộ và nhân dân các xã của huyện Đông Anh đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình hoàn thành luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn tới gia đình, những người thân, cán bộ đồng nghiệp và bạn bè đã tạo điều kiện về mọi mặt cho tôi trong quá trình thực hiện đề tài này. Một lần nữa tôi xin trân trọng cảm ơn! MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................ LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................. DANH MỤC CÁC CHƢ̃ VIẾT TẮT.......................................................................i DANH MỤC CÁC BẢNG .......................................................................................ii DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ .................................................................................iii PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1 Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THƢ̣C TIỄN VỀ CHÍNH SÁCH BỒI THƢỜNG, HỖ TRỢ VÀ TĐC KHI NHÀ NƢỚC THU HỒI ĐẤT ...................7 1.1. NHƢ̃ NG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BỒI THƢỜNG , HỖ TRỢ VÀ TĐC KHI NHÀ NƢỚC THU HỒI ĐẤT ......................................................................................... 7 1.1.1. Khái quát về bồi thường , hỗ trợ và TĐC khi Nhà nước thu hồ i đấ..... t 7 1.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác bồi thường, GPMB ................ 9 1.1.3. Mục đích, ý nghĩa của việc bồi thường, hỗ trợ và TĐC khi Nhà nước thu hồi đất ...................................................................................... 12 1.2. CHÍNH SÁCH BỒI THƢỜNG, HỖ TRỢ VÀ TĐC Ở VIỆT NAM.................. 15 1.2.1. Quá trình thiết lập chính sách bồi thường, hỗ trợ và TĐC khi Nhà nước thu hồi đất ...................................................................................... 15 1.2.2. Quy đi ̣nh của pháp luật hiện hành về chính sách bồi thường hỗ trợ và TĐC khi Nhà nước thu hồi đất ........................................................... 18 1.3. CHÍNH SÁCH THU HỒI ĐẤT , BỒI THƢỜNG , HỖ TRỢ VÀ TĐC CỦA CÁC TỔ CHỨC TÀI TRỢ VA MỘT SỐ NƢỚC TRONG KHU VỰC ................... 22 1.3.1. Chính sách thu hồ i đấ t , bồi thường , hỗ trợ và TĐC của một số nước trong khu vực.................................................................................. 22 1.3.2. Chính sách thu hồ i đấ t, bồi thường, hỗ trợ và TĐC của các tổ chức tài trợ ....................................................................................................... 28 1.3.3. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam ............................................... 30 Chƣơng 2. THỰC TRẠNG THƢ̣C HIỆN CHÍ NH SÁCH BỒI THƢỜNG , HỖ TRỢ VÀ TĐC KHI NHÀ NƢỚC THU HỒI ĐẤT TẠI HUYỆN ĐÔNG ANH , THÀNH PHỐ HÀ NỘI ...........................................................................................31 2.1. THƢ̣C TRẠNG THU HỒI ĐẤT VÀ THƢ̣C HIỆN CHÍ NH SÁC H BỒI THƢỜNG, HỖ TRỢ VÀ TĐC KHI NHÀ NƢỚC THU HỒI ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐÔNG ANH, THÀNH PHỐ HÀ NỘI .......................................................... 31 2.1.1. Khái quát về huyện Đông Anh ...................................................... 31 2.1.2. Thực trạng thu hồi đất trên địa bàn huyê ̣n Đông Anh.................. 33 2.1.3. Thực trạng thực hiê ̣n chính sách bồ i thường , hỗ trợ và TĐC khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn huyê ̣n Đông Anh .............................. 36 2.1.4. Một số tồn tại, vướng mắc trong công tác bồ i thường, GPMB..44 2.2. THỰC TRẠNG THƢ̣C HIỆN CHÍ NH SÁCH BỒI THƢỜNG , HỖ TRỢ VÀ TĐC KHI NHÀ NƢỚC THU HỒI ĐẤT TRÊN CƠ SỞ NGHIÊN CỨU ĐIỂN HÌNH DỰ ÁN CẦU NHẬT TÂN ................................................................................. 46 2.2.1. Tiêu chí lựa chọn dự án................................................................. 46 2.2.2. Tổng quan về dự án cầu Nhật Tân ................................................ 47 2.2.3. Thực trạng thực hiện chính sách bồi thường , hỗ trợ và TĐC của dự án cầ u Nhật Tân................................................................................. 47 2.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG THƢ̣C HIỆN CHÍ NH SÁCH BỒI THƢỜNG, HỖ TRỢ VÀ TĐC KHI NHÀ NƢỚC THU HỒI ĐẤT TRÊN CƠ SỞ NGHIÊN CỨU ĐIỂN HÌNH DỰ ÁN CẦU NHẬT TÂN ...................................................................... 67 Chƣơng 3. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH BỒI THƢỜNG, HỖ TRỢ VÀ TĐC KHI NHÀ NƢỚC THU HỒI ĐẤT ...................71 3.1. CÁC PHÁT HIỆN TRONG QUÁ TRÌNH NGHIÊN CỨU ............................... 71 3.1.1. Bất cập về mặt cơ chế quản lý ...................................................... 71 3.1.2. Bất cập về chính sách bồi thường, hỗ trợ và TĐC ....................... 71 3.1.3. Bất cập về năng lực quản lý, hiệu lực quản lý, hiệu quả quản lý . 72 3.2. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH BỒI THƢỜNG , HỖ TRỢ VÀ TĐC KHI NHÀ NƢỚC THU HỒI ĐẤT .................................................... 74 3.2.1. Nhóm giải pháp về hoàn thiện chính sách pháp luật về đấ t đai... 74 3.2.2. Nhóm giải pháp về tổ chức thực hiê ̣n ........................................... 77 3.3. KIẾN NGHI ............................................................................................................ 78 ̣ 3.3.1. Kiến nghị đối với Nhà nước .......................................................... 78 3.3.2. Kiến nghị đối với Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Hà Nội .. 79 3.3.3. Kiến nghị đối với UBND huyện Đông Anh ................................... 79 KẾT LUẬN ..............................................................................................................81 TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................83 PHỤ LỤC............................................................................................................ DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Ký hiệu Nguyên nghiã 1 ADB Ngân hàng phát triển châu Á 2 CP Chính phủ 3 GPMB Giải phóng mặt bằng 4 HĐBT Hội đồng Bộ trưởng 5 NĐ Nghị định 6 ODA Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức 7 QĐ-UBND Quyết định của Ủy ban nhân dân 8 TĐC Tái định cư 9 TT Thông tư 10 TTg Thủ tướng 11 TTLT Thông tư liên tịch 12 UBND Ủy ban nhân dân 13 WB Ngân hàng Thế giới i DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Tình hình thu hồi đất, GPMB huyện Đông Anh từ 2011 - 2013 ............ 41 Bảng 2.2. Kế t quảthu hồi đất, GPMB huyện Đông Anh từ 2011 - 2013 ............. 422 Bảng 2.3. Xác định đối tượng được bồi thường và không được bồi thường 488 Bảng 2.4. Ý kiến của người bị thu hồi đất về đối tượng được bồi thường và không được bồi thường ..........................................................................................49 Bảng 2.5. Tổng hợp đơn giá bồi thường về đất tại dự án ...................................50 Bảng 2.6. So sánh mức độ chênh lệch giữa giá bồi thường của dự án và giá thị trường tại thời điểm thu hồi đất ............................................................................ 51 Bảng 2.7. Ý kiến của người bị thu hồi đất về giá đất tính bồi thường của dự án ...52 Bảng 2.8. Ý kiến của người bị thu hồi đất về việc bồi thường về tài sản gắn liền với đất ...............................................................................................................54 Bảng 2.9. Tổng hợp các khoản hỗ trợ tại dự án nghiên cứu ..............................55 Bảng 2.10. Tổng hợp số hộ gia đình, cá nhân đã được hưởng chính sách hỗ trợ của dự án bị thu hồi đất ....................................................................................55 Bảng 2.11. Ý kiến của người có đất bị thu hồi trong việc thực hiện các chính sách hỗ trợ ............................................................................................................. 577 Bảng 2.12. So sánh giá đất bồi thường và giá đất tái định cư đối với đất ở tại dự án .........................................................................................................................59 Bảng 2.13. Mục đích sử dụng tiền bồi thường, hỗ trợ của người dân bị thu hồi đất..............................................................................................................................61 Bảng 2.14. Ảnh hưởng của việc thu hồi đất đến đời sống của người dân bị thu hồi đất .......................................................................................................................62 Bảng 2.15. Tình hình việc làm và hỗ trợ việc làm sau khi thu hồi đất .............64 Bảng 2.16. Những kiến nghị của người dân bị thu hồi đất ................................66 ii DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1. Mục đích sử dụng tiền bồi thường, hỗ trợ của hộ bị thu hồi đất ................................................................................................................ 61 Biểu đồ 2.2. Đánh giá của người dân về ảnh hưởng của việc thu hồi đất đến kinh tế hộ gia đình ..................................................................................................63 Biểu đồ 2.3. Đánh giá của người dân về ảnh hưởng của việc thu hồi đất đến tình hình việc làm....................................................................................................65 Biểu đồ 2.4. Kiến nghị của người dân về vấn đề thu hồi đất .............................66 iii PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý, sử dụng và khai thác một cách hiệu quả nhất để phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, Nhà nước thực hiện giao quyền sử dụng đất cho các tổ chức, các đơn vị và hộ gia đình, cá nhân sử dụng để sản xuất kinh doanh dịch vụ, sử dụng để ở, sinh hoạt và giao đất cho các cơ quan, tổ chức để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, phát triển kinh tế theo chiến lược, kế hoạch và mục tiêu quản lý phát triển đất nước; nên hầu hết diện tích đất của quốc gia đã được đưa vào sử dụng. Trong quá trình xây dựng quốc phòng, an ninh bảo vệ tổ quốc, củng cố phát triển nền kinh tế - xã hội của đất nước và thực hiện chức năng quản lý đất đai, Nhà nước thực hiện điều chỉnh lại việc sử dụng đất của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân theo quy hoạch sử dụng đất, theo nhu cầu sử dụng đất để phục vụ cho mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước thông qua phương thức thu hồi đất và được thể chế vào Luật Đất đai và các văn bản hướng dẫn dưới luật. Luật Đất đai năm 2003 đã quy định toàn diện, cụ thể về chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư (TĐC) khi Nhà nước thu hồi đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, phát triển kinh tế và phục vụ yêu cầu củng cố an ninh quốc phòng bảo vệ tổ quố c. Tuy nhiên, vấn đề bồi thường, hỗ trợ và TĐC kéo dài vẫn đang là vấn đề nổi cộm tại nhiều địa phương, ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng đất, đến người có đất bị thu hồi và tác động xấu đến môi trường đầu tư của nước ta. Nguyên nhân gây nên tình trạng này ngoài vấn đề về giá đất tính bồi thường chưa hợp lý, còn nguyên nhân quan trọng là do chính sách, thủ tục về thu hồi đất, bồi 1 thường, hỗ trợ và TĐC còn nhiều vướng mắc, bất cập. Mặt khác, một số địa phương đã đơn giản trong việc thu hồi đất, chưa gắn công tác thu hồi đất với TĐC, đặc biệt là hỗ trợ việc làm, dạy nghề cho lao động. Hơn nữa, công tác TĐC cũng chưa được chuẩn bị chu đáo, thiếu các điều kiện đảm bảo cho người dân có điều kiện sinh hoạt bình thường tại nơi ở mới. Vì vậy, tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm, không chuyển đổi được nghề nghiệp, khó khăn trong cuộc sống sinh hoạt tại nơi TĐC... hiện đang là vấn đề bức xúc diễn ra khá phổ biến ở nhiều địa phương, gây ách tắc trong công tác giải phóng mặt bằ ng (GPMB). Huyện Đông Anh là huyện kinh tế trọng điểm của thành phố Hà Nội. Để thực hiện nhiệm vụ xây dựng huyê ̣n Đông Anh theo hướng hiện đại, văn minh, giàu đẹp, trong thời gian qua trên địa bàn huyện đã và đang triển khai nhiều dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, dự án đường giao thông, các khu đô thị, khu công nghiệp, thương mại, dịch vụ... Cũng như các địa phương khác trong cả nước, công tác bồi thường, GPMB để thực hiện các dự án đầu tư trên địa bàn huyê ̣n cũng gặp một số khó khăn vướng mắc về mặt chính sách, thủ tục thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và TĐC và cần phải tiếp tục kiến nghị tháo gỡ. Vì vậy, việc thực hiện đề tài: “Thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ và TĐC khi Nhà nước thu hồi đất tại huyê ̣n Đông Anh , thành phố Hà Nội” là cấp thiết trong thời điểm hiện nay. 2. Tình hình nghiên cứu Thu hồi đất, bồi thường, GPMB là vấn đề hết sức nhạy cảm và phức tạp tác động tới mọi mặt đời sống kinh tế, xã hội của người bi ̣thu hồ i đấ t, nhà đầu tư và cả cộng đồng dân cư. Do vâ ̣y, viê ̣c đi sâu nghiên cứu thực tra ̣ng và giải pháp về bồ i thường, hỗ trợ và TĐC khi Nhà nước thu hồ i đấ t trong những năm gầ n đây đã đươ ̣c các cấp, các ngành và các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu 2 ở các cấp độ khác nhau như: 1. Đề tài nghiên cứu khoa học “Pháp luật về bồi thường thiệt hại khi nhà nước thu hồi đất” của tác giả Nguyễn Vinh Diện - Trường Đại học Luật, Hà Nội, thực hiê ̣n năm 2006. 2. Đề tài nghiên cứu khoa ho ̣c “Chính sách đề n bù khi thu hồ i đấ t của một số nước trong khu vực và Viê ̣t Nam” của tác giả Nguyễn Thị Dung Trường Đại học Luật, Hà Nội, thực hiê ̣n năm 2007. 3. Báo cáo “Đề xuất về hoàn thiện chính sách Nhà nước thu hồi đất và cơ chế chuyển đổi đất đai tự nguyện ở Việt Nam” của Ngân hàng Thế giới, thực hiê ̣n năm 2009. 4. Báo cáo “Báo cáo nghiên cứu về cơ chế xác định giá đất phục vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng tại Việt Nam ” của Ngân hàng Thế giới , thực hiê ̣n năm 2010. 5. Đề tài nghiên cứu khoa ho ̣c cấ p Bô ̣ “Đổi mới chính sách liên quan đến đất đai, giải quyết những vướng mắc trong công tác thu hồi đất, bồi thường đất để phát triển công nghiệp, dịch vụ, đô thị, hạ tầng kinh tế - xã hội” của tác giả Phan Văn Thọ - Bộ Tài nguyên Môi trường, thực hiê ̣n 2011. 6. Đề tài nghiên cứu khoa ho ̣c “Thực trạng những vướng mắ c trong quá trình Nhà nước thu hồi đất để giao đất , cho thuê đấ t và tự thoả thuận để có đất thực hiện dự án ” của tác giả ThS Nguyễn Đức Biề n - Ban chỉ đa ̣o GPMB thành phố Hà Nô ̣i, thực hiê ̣n năm 2011. Các đề tài đã nêu lên những tồn tại hiện nay về công tác bồi thường, hỗ trợ và TĐC nhưng thực hiê ̣n trên pha ̣m vi rô ̣ng , chưa thể hiê ̣n rõ những khó khăn, tồ n ta ̣i thực tế , những nguyên nhân gây so bì, khiếu kiện trong nhân dân tại khu vực thu hồi đất. Trên cơ sở đó , luâ ̣n văn tiế p tu ̣c nghiên cứu theo hướng chuyên sâu , cụ thể trên pha ̣m vi cơ sở nhằ m chỉ rõ những kế t quả đa ̣t đươ ̣c, tồ n ta ̣i, hạn chế của công tác bồi thường, hỗ trợ và TĐC tại huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội , từ đó đề xuấ t hoàn thiê ̣n chính sách bồ i thường , hỗ 3 trơ ̣ và TĐC khi Nhà nước thu hồ i đấ t. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Đánh giá chính sách bồi thường, hỗ trợ và TĐC khi Nhà nước thu hồi đất tại huyện Đông Anh , thành phố Hà Nội thông qua đánh giá thực tra ̣ng thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ và TĐC tại dự án điể n hiǹ h; vận dụng lý luận và kinh nghiệm thực tiễn để đề xuất những giải pháp nhằm đẩy nhanh tiến độ bồi thường, GPMB và hoàn thiện chính sách bồi thường, hỗ trợ và TĐC khi Nhà nước thu hồi đất. 3.2. Nhiê ̣m vụ nghiên cứu - Hệ thống hóa cơ sở lý luâ ̣n , thực tiễn về bồi thường, hỗ trợ và TĐC khi Nhà nước thu hồi đất. - Phân tích, đánh giá thực trạng thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ và TĐC khi Nhà nước thu hồi đất, chỉ ra những kết quả đạt đ ược, những tồ n tại, hạn chế, nguyên nhân của công tác bồi thường, hỗ trợ và TĐC khi Nhà nước thu hồi đất tại huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội. - Đề xuất các giải pháp để hoàn thiện, nâng cao tính khả thi của chính sách bồi thường, hỗ trợ và TĐC khi Nhà nước thu hồi đất. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Tình hình thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư với đối tươ ̣ng bi ̣thu hồ i đấ t trên điạ bàn huyê ̣n Đông Anh , thành phố Hà Nội thông qua nghiên cứu điển hình tại một số dự án. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: huyê ̣n Đông Anh, thành phố Hà Nô ̣i. - Về thời gian: Đề tài đánh giá việc thực hiện chính sách bồi thường, hỗ 4 trợ và TĐC trong giai đoạn từ năm 2009 đến năm 2013. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Trong quá trình thực hiê ̣n luâ ̣n văn , tác giả đi sâu sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau: 5.1. Phương pháp tiế p câṇ hê ̣ thố ng Công tác bồi thường và GPMB, TĐC đặt trong mối quan hệ tổng hợp từ góc độ kinh tế, pháp lý, hành chính, chính sách pháp luật liên quan đến thực tiễn triển khai thực hiện chính sách và thi hành pháp luật. 5.2. Phương pháp thu thâp̣ , điều tra, phỏng vấn - Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu thứ cấp: Thu thập tài liệu, số liệu thông qua các tổ chức thực hiện như Trung tâm phát triển quỹ đất; Ban quản lý dự án, phòng Tài nguyên Môi trường, phòng Thống kê, Hội đồng GPMB huyện... về tình hình thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và TĐC. - Phương pháp điều tra, thu thập số liệu, tài liệu sơ cấp: Sử dụng phiếu điều tra và phỏng vấn trực tiếp với đối tượng bị thu hồi đất. 5.3. Phương pháp chuyên gia Tham vấn các chuyên gia trong lĩnh vực về bồi thường, GPMB về những kết quả đạt được trong quá trình điều tra (thuận lợi, khó khăn) và những đề xuất, giải pháp nhằm đẩy nhanh tiến độ GPMB. 5.4. Phương pháp thố ng kê, tổ ng hợp và phân tích số liê ̣u Trên cơ sở số liệu thu thập được phân tích đánh giá tồn tại và hạn chế trong công tác bồi thường, hỗ trợ và TĐC ở các giai đoạn thực hiện dự án. 6. Nhƣ̃ng đóng góp mới của luận văn Trong phạm vi của luận văn, đề tài đã giới hạn và chỉ tập trung phân tích, đánh giá chính sách bồi thường, hỗ trợ và TĐC khi Nhà nước thu hồi đất tại huyện Đông Anh , thành phố Hà Nội thông qua đánh giá thực trạng thực hiện chính sách bồi thường , hỗ trợ và TĐC tại dự án cầ u Nhâ ̣t Tân 5 , chỉ ra những tồ n ta ̣i vướng mắ c trong cơ chế chiń h sách , tổ chức t hực hiê ̣n về bồ i thường, hỗ trơ ̣ và TĐC. Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng thực hiê ̣n chính sách bồ i thường, hỗ trơ ̣ và TĐC của dự án cầ u Nhâ ̣t Tân , luận văn đã đề ra các giải pháp cụ thể nhằm mục đích đẩ y nhanh tiế n đô ̣ công tác bồi thường , GPMB trên địa bàn, tăng cường quản lý công tác bồ i thường, GPMB trên địa bàn một cách có hiệu quả nhất, góp phần giảm thiểu tình trạng bồi thường , hỗ trơ ̣ , TĐC kéo dài và tình tra ̣ng khiế u kiê ̣n của người sử du ̣ng đất... Các kết quả của luận văn là tài liệu tham khảo bổ ích cho các cán bộ quản lý Nhà nước về bồ i thường, hỗ trơ ̣ và TĐC khi nhà nước thu hồ i đấ t. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung luâ ̣n văn được kết cấu thành 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về bồ i thường, hỗ trợ và TĐC khi Nhà nước thu hồi đất. Chương 2: Thực trạng thực hiê ̣n chính sách bồ i thường, hỗ trợ và TĐC khi Nhà nước thu hồ i đấ t tại huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội. Chương 3: Đề xuấ t giải pháp hoàn thiện chính sách bồ i thường, hỗ trợ và TĐC khi Nhà nước thu hồ i đấ t. 6 Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHÍNH SÁCH BỒI THƢỜNG, HỖ TRỢ VÀ TĐC KHI NHÀ NƢỚC THU HỒI ĐẤT 1.1. NHƢ̃ NG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BỒI THƢỜNG, HỖ TRỢ VÀ TĐC KHI NHÀ NƢỚC THU HỒI ĐẤT 1.1.1. Khái quát về bồi thƣờng, hỗ trợ và TĐC khi Nhà nƣớc thu hồ i đấ t 1.1.1.1. Khái niệm thu hồi đất Khoản 5 Điề u 4 Luật Đất đai năm 2003 quy đinh: ̣ “Thu hồi đất là việc Nhà nước ra quyết định hành chính để thu lại quyền sử dụng đất hoặc thu lại đất đã giao cho tổ chức, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn quản lý theo quy định của Luật này” [21]. 1.1.1.2. Khái niệm bồi thường Theo Từ điển Tiếng Việt thông dụng: “Bồi thường: Đền bù những tổn hại đã gây ra”. Khoản 6 Điều 4 Luật Đất đai năm 2003 quy đinh: ̣ “Bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước trả lại giá trị quyền sử dụng đất đối với diện tích đất bị thu hồi cho người bị thu hồi đất” [21]. Giải phóng mặt bằng: Là quá trình tổ chức thực hiện các công việc liên quan đến di dời nhà cửa, cây cối và các công trình xây dựng trên phần đất nhất định được quy định cho việc cải tạo, mở rộng hoặc xây dựng một công trình mới trên đó [28]. 1.1.1.3. Khái niệm hỗ trợ Theo Từ điển Tiếng Việt thông dụng: “Hỗ trợ: Giúp đỡ nhau, giúp thêm vào” [28]. Khoản 7 Điều 4 Luật Đất đai năm 2003 quy đinh ̣ : “Hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất: Là việc Nhà nước giúp đỡ người bị thu hồi đất thông qua 7 đào tạo nghề mới, bố trí việc làm mới, cấp kinh phí để di dời đến địa điểm mới” [21]. 1.1.1.4. Khái niệm tái định cư Theo Từ điển Tiếng Việt: “TĐC được hiểu là đến một nơi nhất định để sinh sống lần thứ hai (lại một lần nữa)” [28]. Khoản 3 Điều 42 Luật Đất đai năm 2003 quy định: “Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương lập và thực hiện các dự án TĐC trước khi thu hồi đất để bồi thường bằng nhà ở, đất ở cho người bị thu hồi đất mà phải di chuyển chổ ở… Trường hợp không có khu TĐC thì người bị thu hồi đất được bồi thường bằng tiền và được ưu tiên mua hoặc thuê nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước đối với khu vực đô thị; bồi thường bằng đất ở đối với khu vực nông thôn…” [21]. Từ quy định trên của pháp luật đất đai hiện hành, chúng ta có thể đưa ra quan niệm về TĐC như sau: TĐC là việc di chuyển đến một nơi khác với nơi ở trước đây để sinh sống và làm ăn. TĐC bắt buộc đó là sự di chuyển không thể tránh khỏi khi Nhà nước thu hồi hoặc trưng thu đất đai để thực hiện các dự án phát triển. TĐC được hiểu là một quá trình từ bồi thường thiệt hại về đất, tài sản; di chuyển đến nơi ở mới và các hoạt động hỗ trợ để xây dựng lại cuộc sống, thu nhập, cơ sở vật chất, tinh thần tại đó. Như vậy, TĐC là hoạt động nhằm giảm nhẹ các tác động xấu về kinh tế - xã hội đối với một bộ phận dân cư đã gánh chịu vì sự phát triển chung. Hiện nay ở nước ta, khi Nhà nước thu hồi đất mà phải di chuyển chỗ ở thì người sử dụng đất được bố trí TĐC bằng một trong các hình thức sau: - Bồi thường bằng nhà ở. - Bồi thường bằng giao đất ở mới. - Bồi thường bằng tiền để người dân tự lo chỗ ở. 8 TĐC là một bộ phận không thể tách rời và giữ vị trí rất quan trọng trong chính sách GPMB. Các dự án TĐC cũng được coi là các dự án phát triển và phải được thực hiện như các dự án phát triển khác [24]. 1.1.2. Các yếu tố ảnh hƣởng đến công tác bồi thƣờng, GPMB 1.1.2.1. Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất Đất đai nằm trong nhóm tài nguyên hạn chế của Việt Nam nhưng lại là điều kiện không thể thiếu được trong mọi quá trình phát triển. Vì vậy, việc sử dụng thật tốt nguồn tài nguyên đất không chỉ sẽ quyết định tương lai của nền kinh tế đất nước mà còn là sự đảm bảo cho mục tiêu ổn định chính trị và phát triển xã hội. Quy hoạch sử dụng đất được xem là một giải pháp tổng thể định hướng cho quá trình phát triển và quyết định tương lai của nền kinh tế. Thông qua quy hoạch sử dụng đất, Nhà nước can thiệp vào các quan hệ đất đai, khắc phục những nhược điểm do lịch sử để lại hay giải quyết những vấn đề mà quá trình phát triển đang đặt ra. Thông qua việc lập, xét duyệt và điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất để tổ chức việc bồi thường, GPMB thực sự trở thành sự nghiệp của cộng đồng mà Nhà nước đóng vai trò tổ chức. Bất kỳ một phương án bồi thường, GPMB nào đều dựa trên một quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất nhằm đạt được các yêu cầu như là phương án có hiệu quả kinh tế - xã hội cao nhất. Quy hoạch sử dụng đất không chỉ là công cụ “tạo cung” cho thị trường mà còn là phương tiện quan trọng nhất thực hiện các mục tiêu chính trị - xã hội hóa về công bằng, dân chủ, văn minh trong bồi thường, GPMB và cũng là công việc mà hoạt động quản lý nhà nước có ảnh hưởng nhiều nhất, hiệu quả nhất, đúng chức năng nhất. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất có tác động tới chính sách bồi thường đất đai trên hai khía cạnh: - Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là một trong những căn cứ quan 9 trọng nhất để thực hiện việc giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, mà theo quy định của Luật Đất đai năm 2003, việc giao đất, cho thuê đất chỉ được thực hiện khi có quyết định thu hồi đất đó của người đang sử dụng; - Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là một trong những nhân tố ảnh hưởng tới giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất; từ đó tác động tới giá đất tính bồi thường. 1.1.2.2. Công tác đăng ký đất đai và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Theo quy định của các nước, đất đai là một trong các tài sản phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng. Ở nước ta, theo quy định của Luật Đất đai, người sử dụng đất phải đăng ký quyền sử dụng đất với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là chứng thư pháp lý khẳng định quyền sử dụng đất của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đối với những mảnh đất (lô đất) cụ thể, làm căn cứ cho việc thực hiện các quyền của người sử dụng đất và giải quyết các tranh chấp liên quan tới quyền sử dụng đất. Trong công tác bồi thường, GPMB, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là căn cứ để xác định đối tượng được bồi thường, loại đất, diện tích đất tính bồi thường. Hiện nay, công tác đăng ký đất đai ở nước ta vẫn còn yếu kém, đặc biệt là đăng ký biến động về sử dụng đất; việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất vẫn chưa hoàn tất. Chính vì vậy mà công tác bồi thường, GPMB đã gặp rất nhiều khó khăn. Làm tốt công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì công tác bồi thường, GPMB sẽ thuận lợi, tiến độ GPMB nhanh hơn. 1.1.2.3. Yếu tố giá đất và định giá đất Một trong những vấn đề đang gây ách tắc cho công tác bồi thường, GPMB hiện nay đó là giá bồi thường cho người có đất bị thu hồi. Giá đất là số tiền tính trên một đơn vị diện tích đất do Nhà nước quy 10 định hoặc được hình thành trong giao dịch về quyền sử dụng đất [21]. Theo quy định của pháp luật đất đai hiện hành thì giá đất được hình thành trong các trường hợp sau đây: - Do Ủy ban nhân dân (UBND) các tỉnh, thành phố Trung ương (gọi chung là UBND cấp tỉnh) quy định (căn cứ vào nguyên tắc, phương pháp xác định giá đất và khung giá đất do Chính phủ quy định) và được công bố công khai vào ngày 01 tháng 01 hàng năm. - Do đấu giá quyền sử dụng đất hoặc đấu thầu dự án có sử dụng đất. - Do người sử dụng đất thỏa thuận về giá đất với những người có liên quan khi thực hiện các quyền chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất. Để xác định được giá đất chính xác và đúng đắn chúng ta cần phải có những hiểu biết về định giá đất. Định giá đất đó là những phương pháp kinh tế nhằm tính toán lượng giá trị của đất bằng hình thái tiền tệ tại một thời điểm khi chúng tham gia trong một thị trường nhất định. Hay nói cách khác, định giá đất được hiểu là sự ước tính về giá trị quyền sử dụng đất bằng hình thái tiền tệ cho một mục đích cụ thể đã được xác định tại một thời điểm xác định. Khi định giá đất người định giá phải căn cứ vào mục đích sử dụng của từng loại đất tại thời điểm định giá để áp dụng phương pháp định giá đất cho phù hợp với thực tế. Hiện nay, việc định giá đất chủ yếu sử dụng một số phương pháp truyền thống như các nước trên thế giới thực hiện, đó là phương pháp so sánh trực tiếp và phương pháp thu nhập. Giá đất tính bồi thường thiệt hại về đất là thước đo phản ánh mối quan hệ kinh tế giữa Nhà nước, người bị thu hồi đất và nhà đầu tư. Theo quy định của Luật Đất đai năm 2003, nguyên tắc định giá đất là phải sát với giá thị trường trong điều kiện bình thường. Tuy nhiên, tình hình phổ biến hiện nay là giá đất do các địa phương quy định và công bố đều không theo đúng nguyên 11
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng