Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thực nghiệm nuôi tôm càng xanh (macrobrachium rosenbergii) trong mương vườn dừa ...

Tài liệu Thực nghiệm nuôi tôm càng xanh (macrobrachium rosenbergii) trong mương vườn dừa ở huyện thạnh phú tỉnh bến tre

.PDF
56
739
150

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA THỦY SẢN VÕ HOÀNG LIÊM ĐỨC TÂM THỰC NGHIỆM NUÔI TÔM CÀNG XANH (Macrobrachium rosenbergii) TRONG MƯƠNG VƯỜN DỪA Ở HUYỆN THẠNH PHÚ TỈNH BẾN TRE LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2013 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA THỦY SẢN VÕ HOÀNG LIÊM ĐỨC TÂM THỰC NGHIỆM NUÔI TÔM CÀNG XANH (Macrobrachium rosenbergii) TRONG MƯƠNG VƯỜN DỪA Ở HUYỆN THẠNH PHÚ TỈNH BẾN TRE LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN CÁN BỘ HƯỚNG DẪN PGs. Ts. DƯƠNG NHỰT LONG Ks. PHAN HẢI ĐĂNG 2013 LỜI CẢM TẠ Trước hết tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu, Ban chủ nhiệm Khoa Thủy sản, trường Đại học Cần Thơ đã tạo điều kiện để tôi được học tập trong thời gian qua. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy PGs.Ts. Dương Nhựt Long, anh Phan Hải Đăng cùng các Thầy, Cô, Anh, Chị trong Bộ Môn Kỹ Thuật nuôi thủy sản nước ngọt - Khoa Thủy sản trường Đại học Cần Thơ đã tận tình giúp đỡ và tạo mọi điều kiện để tôi hoàn thành đề tài. Xin chân thành cảm ơn lãnh đạo Uỷ Ban Nhân Dân huyện Thạnh Phú tỉnh Bến Tre, Phòng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn, Hội Nông Dân xã Thới Thạnh và tất cả các hộ dân đã tham gia tích cực và tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt thời gian tôi thực hiện đề tài. Xin gửi lời cảm ơn đến các bạn lớp Nuôi Trồng Thủy Sản liên thông K37 đã hỗ trợ tôi rất nhiều trong suốt thời gian thực hiện đề tài. Xin chân thành cảm ơn! Sinh viên thực hiện i TÓM TẮT Đề tài “Thực nghiệm nuôi tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii) trong mương vườn dừa ở huyện Thạnh Phú tỉnh Bến Tre” được thực hiện từ tháng 09 năm 2012 đến tháng 04 năm 2013. Thực nghiệm nuôi trong 5 mương vườn dừa của 5 hộ có diện tích 3.000 m2. Tôm post 15 được thả ở mật độ 6 con/m2. Tôm giống trước khi thả vào mương nuôi được ương dưỡng trong ao ương có diện tích 300 - 500 m2. Ao ương và mương nuôi được cải tạo như: sên vét bùn đáy, làm cỏ, bón vôi,… Sau khi ương 1,5 - 2 tháng thì tiến hành cho tôm ra toàn bộ hệ thống nuôi. Tôm được cho ăn bằng thức ăn công nghiệp kết hợp với thức ăn tươi sống. Trong quá trình nuôi các yếu tố môi trường và tăng trưởng của tôm nuôi mỗi tháng thu mẫu một lần. Các yếu tố môi trường trong 6 tháng nuôi của 5 mương vườn dừa được ghi nhận như sau: nhiệt độ trung bình từ 30,1 - 30,9 °C, pH từ 7,7 - 7,9, độ trong từ 25,7 30,8 cm, độ mặn từ 0,5 - 0,83‰, Oxy từ 3,8 - 4,4 ppm , NH4+ từ 0,8 - 0,9 ppm, PO43- từ 0,12 - 0,16 ppm đều nằm trong khoảng thích hợp cho tôm càng xanh sinh trưởng và phát triển. Khối lượng tôm trung bình từ 40,5 - 57,2 g/con, năng suất dao động từ 212 - 558 kg/ha, tỷ lệ sống 14 - 20,5%. Lợi nhuận từ tôm 14,6 - 125,7 triệu đồng/ha/vụ với tỷ suất lợi nhuận 84 - 422%. Lợi nhuận của mô hình mang lại đã góp phần tăng thêm thu nhập cho người dân trên cùng một diện tích đất canh tác. Đồng thời mô hình này rất phù hợp cho những hộ dân còn khó khăn về vốn do chi phí đầu tư thấp. ii MỤC LỤC LỜI CẢM TẠ ..................................................................................................... i TÓM TẮT ........................................................................................................... ii MỤC LỤC .......................................................................................................... iii DANH MỤC HÌNH ........................................................................................... vi DANH MỤC BẢNG........................................................................................... vii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................ viii CHƯƠNG 1. ÐẶT VẤN ÐỀ ............................................................................. 1 1.1 Giới thiệu ...................................................................................................... 1 1.2 Mục tiêu của đề tài ......................................................................................... 2 1.3 Nội dung nghiên cứu...................................................................................... 2 1.4 Thời gian thực hiện đề tài .............................................................................. 2 CHƯƠNG 2. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU .......................................................... 3 2.1 Đặc điểm sinh học tôm càng xanh ................................................................. 3 2.1.1 Đặt điểm phân loại ..................................................................................... 3 2.1.2 Phân bố tôm càng xanh .............................................................................. 4 2.1.3 Đặc điểm sinh thái môi trường ............................................................................. 4 2.1.4 Đặc điểm sinh trưởng ............................................................................................ 5 2.1.5 Đặc điểm dinh dưỡng ............................................................................................ 5 2.1.6 Đặc điểm sinh sản ....................................................................................... 6 2.2 Tình hình nuôi tôm càng xanh trên thế giới và Việt Nam ............................. 6 2.2.1 Vài nét về nuôi tôm càng xanh trên thế giới ............................................... 6 2.2.2 Vài nét về tình hình nuôi tôm càng xanh ở Việt Nam ................................ 8 2.2.2.1 Nuôi tôm càng xanh trong mương vườn .................................................. 8 2.2.2.2 Một số mô hình nuôi tôm càng xanh khác............................................... 10 2.3 Tổng quan về huyện Thạnh Phú – Bến Tre ................................................... 11 2.3.1 Nông nghiệp ................................................................................................ 11 2.3.2 Thủy Sản ..................................................................................................... 12 CHƯƠNG 3. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................. 13 3.1 Thời gian và địa điểm thực hiện đề tài .......................................................... 13 3.2 Vật liệu nghiên cứu ........................................................................................ 13 3.3 Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 14 3.3.1 Phương pháp thực nghiệm .......................................................................... 14 3.3.1.1 Chuẩn bị hệ thống ương, nuôi ......................................................................... 14 3.3.1.2 Mật độ và cách thả giống ................................................................................. 15 3.3.1.3 Chăm sóc, quản lý hệ thống ............................................................................. 15 3.3.1.4 Thu hoạch .......................................................................................................... 16 iii 3.3.2 Phương pháp thu và phân tích mẫu ................................................................... 17 3.3.2.1 Thu và phân tích mẫu nước ............................................................................. 17 3.3.2.2 Thu và phân tích mẫu tăng trưởng ................................................................. 17 3.4 Phân tích hiệu quả của mô hình nuôi ................................................................... 17 3.5 Phân tích và xử lí số liệu ................................................................................ 18 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................... 19 4.1 Các yếu tố thủy lý, hóa trong hệ thống mương nuôi ..................................... 19 4.1.1 Các yếu tố thủy lý ....................................................................................... 19 a. Nhiệt độ. ........................................................................................................... 19 b. pH nước............................................................................................................ 20 c. Độ trong ........................................................................................................... 21 d. Độ mặn ............................................................................................................. 22 4.1.2 Các yếu tố thủy hóa .................................................................................... 23 a. Yếu tố Oxy ....................................................................................................... 23 b. Yếu tố NH4+. .................................................................................................... 24 c. Yếu tố PO43-. .................................................................................................... 25 4.2 Tăng trưởng, tỷ lệ phân cỡ, năng suất và tỷ lệ sống của tôm nuôi ................ 26 4.2.1 Tăng trưởng của tôm càng xanh trong mô hình thực nghiệm ..................... 26 4.2.2 Phân hóa kích cỡ của tôm khi thu hoạch .................................................... 28 4.2.3 Năng suất và tỷ lệ sống ............................................................................... 29 4.3 Hiệu quả kinh tế từ mô hình .......................................................................... 31 CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT................................................................... 33 5.1 Kết luận ..................................................................................................................... 33 5.2 Đề xuất ..................................................................................................................... 33 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................ 34 PHỤ LỤC ......................................................................................................................35 iv DANH MỤC HÌNH Hình 2.1. Tôm càng xanh..................................................................................... 3 Hình 2.2. Mô hình nuôi tôm càng xanh trong mương vườn dừa ......................... 9 Hình 2.3. Mô hình nuôi tôm càng xanh trong ao đất ........................................... 10 Hình 3.1. Sơ đồ huyện Thạnh Phú – Bến Tre ...................................................... 13 Hình 4.1. Tăng trưởng của tôm càng xanh qua các tháng nuôi ........................... 27 Hình 4.2. Tần số xuất hiện các kích cỡ của tôm nuôi .......................................... 28 Hình 4.3. Tôm nuôi khi thu hoạch ....................................................................... 30 v DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Chu kỳ lột xác của tôm càng xanh ở các giai đoạn khác nhau ............ 6 Bảng 3.1. Diện tích và mật độ thả nuôi của các hộ tham gia mô hình ................ 14 Bảng 3.2. Thức ăn cho tôm trong hệ thống nuôi tính cho 10.000 con/ngày ....... 16 Bảng 4.1. Yếu tố nhiệt độ (°C) trong hệ thống mương vườn dừa thực nghiệm .. 19 Bảng 4.2. Yếu tố pH trong hệ thống mương vườn dừa thực nghiệm .................. 20 Bảng 4.3. Yếu tố độ trong (cm) trong hệ thống mương vườn dừa thực nghiệm.. 21 Bảng 4.4. Yếu tố độ mặn (‰) trong hệ thống mương vườn dừa thực nghiệm ... 22 Bảng 4.5. Yếu tố Oxy (ppm) trong hệ thống mương vườn dừa thực nghiệm ..... 23 Bảng 4.6. Yếu tố NH4+ (ppm) trong hệ thống mương vườn dừa thực nghiệm .... 24 Bảng 4.7. Yếu tố PO43-.(ppm) trong hệ thống mương vườn dừa thực nghiệm.... 25 Bảng 4.8. Tăng trưởng của tôm càng xanh trong mô hình thực nghiệm ............. 26 Bảng 4.9. Năng suất và tỷ lệ sống của tôm trong mô hình thực nghiệm ............. 29 Bảng 4.10. Hiệu quả kinh tế từ nuôi tôm càng xanh trong mô hình .................... 31 vi DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ĐBSCL: Đồng Bằng Sông Cửu Long Thức ăn CN: Thức ăn công nghiệp vii CHƯƠNG 1. ÐẶT VẤN ÐỀ 1.1 Giới thiệu Đồng Bằng Sông Cửu Long là khu vực phát triển ngành nuôi trồng thủy sản mạnh mẽ của cả nước. Trong những năm gần đây nghề nuôi trồng thủy sản nước ngọt rất phát triển với những đối tượng nuôi như: cá tra, ba sa, cá lóc, tôm càng xanh,…đã mang lại nguồn ngoại tệ lớn cho đất nước, góp phần thúc đẩy nghề nuôi trồng thủy sản phát triển. Trong đó tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii) là một trong những loài tôm nước ngọt có kích thước lớn nhất, chất lượng thịt ngon, là mặt hàng xuất khẩu được nhiều thị trường ưa chuộng, là đối tượng được nuôi rộng rãi ở nhiều tỉnh như: An Giang, Cần Thơ, Đồng Tháp, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh,…Với các mô hình nuôi tôm đa dạng như nuôi tôm trong mương vườn, nuôi tôm trong ruộng lúa, nuôi tôm đăng quầng, nuôi thâm canh trong ao,…Những điểm nêu trên cho thấy bên cạnh việc đa dạng hóa đối tượng nuôi giúp cho nghề nuôi trồng thủy sản phát triển bền vững, an toàn thì việc phát triển mạnh phong trào nuôi tôm càng xanh còn có nhiều ý nghĩa về kinh tế, xã hội. Trong năm 2005, toàn vùng ĐBSCL có diện tích nuôi tôm càng xanh khoảng 5.680 ha với sản lượng ước đạt 6.012 tấn chiếm 57,7% diện tích nuôi và 94,0% sản lượng tôm càng xanh của cả nước (Lê Xuân Sinh, 2008). Theo Tổng cục thống kê (2011) sản lượng nuôi trồng thủy sản cả năm đạt 2.930 triệu tấn, tăng 7,4% so với cùng kỳ năm 2010, trong đó sản lượng tôm càng xanh đạt 13.000 tấn, chủ yếu từ các tỉnh An Giang, Cần Thơ, Đồng Tháp, Bến Tre (http://www.bentre.gov.vn). Bến Tre là tỉnh có hệ thống sông ngòi chằn chịt, có nguồn nước cung cấp dồi dào, là một trong những tỉnh có nghề nuôi trồng thủy sản phát triển mạnh ở ĐBSCL, tổng diện tích nuôi thủy sản ước đạt 42.564 ha. Bên cạnh đó, Bến Tre cũng là tỉnh có diện tích trồng dừa khá lớn, hơn 50.000 ha, khoảng 15.000 ha mặt nước vườn dừa (http://sonongnghiep.bentre.gov.vn). Huyện Thạnh Phú là một huyện nông nghiệp của tỉnh Bến Tre và cây dừa cũng là ngành kinh tế mũi nhọn của huyện, đây là một trong những nơi chuyên canh dừa nổi tiếng của cả nước. Hiện nay, Thạnh Phú có diện tích đất trồng dừa khá lớn và đa số bà con nông dân nơi đây đều để mương, kênh, rạch bỏ trống và chưa được tận dụng để khai thác đúng với tiềm năng của nó. Trong những năm gần đây, giá tôm càng xanh luôn ổn định ở mức cao. Bà con đã tận dụng mương vườn của mình để nuôi, chủ yếu nuôi theo các phương pháp như nuôi nhử, đắp đập tràn, với các phương pháp trên có lãi nhưng hiệu quả kinh tế chưa cao. Từ những cơ sở trên đề 1 tài “Thực nghiệm nuôi tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii) trong mương vườn dừa ở huyện Thạnh Phú tỉnh Bến Tre” được thực hiện. 1.2 Mục tiêu của đề tài Thực nghiệm nuôi tôm càng xanh trong mương vườn dừa ở huyện Thạnh Phú tỉnh Bến Tre, nhằm khai thác hiệu quả tiềm năng và diện tích mặt nước của vùng, từng bước thúc đẩy nghề nuôi tôm càng xanh phát triển, giúp tăng thêm thu nhập trên một diện tích đất và cải thiện đời sống của người dân ở địa phương. 1.3 Nội dung nghiên cứu Khảo sát yếu tố môi trường trong mô hình nuôi. Khảo sát tăng trưởng, tỷ lệ sống, tỷ lệ phân đàn và năng suất của mô hình. Phân tích hiệu quả lợi nhuận mang lại từ mô hình. 1.4 Thời gian thực hiện đề tài Từ tháng 9 năm 2012 đến tháng 4 năm 2013. 2 CHƯƠNG 2. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 2.1 Đặc điểm sinh học tôm càng xanh 2.1.1 Đặc điểm phân loại Tôm càng xanh là loài có kích thước lớn nhất trong các nhóm tôm nước ngọt và là một trong những loài giáp xác quan trọng trong nghề nuôi trồng và khai thác thủy sản (Hình 2.1). Tôm càng xanh có vị trí phân loại như sau: Ngành chân khớp: Arthropoda Lớp giáp xác: Crustacea Lớp phụ giáp xác bậc cao: Malacostraca Bộ mười chân: Decapoda Bộ phụ chân bơi: Natantia Họ: Palaemonidae Giống: Macrobrachium Loài: Macrobrachium rosenbergii (De Man, 1879). Hình 2.1. Tôm càng xanh 3 2.1.2 Phân bố tôm càng xanh Trên thế giới tôm càng xanh thường phân bố vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới như Ấn Độ Dương và Tây Nam Thái Bình Dương. Nhưng chủ yếu là vùng Nam và Đông Nam Châu Á, một phần của Đại Tây Dương và vài bán đảo ở Thái Bình Dương. Tôm càng xanh phân bố ở tất cả các thủy vực nước ngọt (đầm, ao, sông, rạch, ruộng lúa,...) và kể cả ở vùng nưóc lợ cửa sông. Ngoài các vùng phân bố tôm tự nhiên trên, tôm còn được du nhập và nuôi ở nhiều nơi trên thế giới. Ở Việt Nam, tôm càng xanh phân bố chủ yếu các tỉnh Nam Bộ đặc biệt là các vùng nước ngọt và vùng cửa sông ven biển Đồng Bằng Sông Cửu Long. Theo Nguyễn Thanh Phương và Trần Ngọc Hải (2004), ở độ mặn 18 - 25‰ vẫn có tôm càng xanh phân bố. Tùy từng thủy vực với đặc điểm môi trường khác nhau và tùy mùa vụ khác nhau mà tôm càng xanh xuất hiện với kích cỡ, giai đoạn thành thục và mức độ phong phú khác nhau. 2.1.3 Đặc điểm sinh thái môi trường Theo Nguyễn Thanh Phương và Trần Ngọc Hải (2004), các yếu tố môi trường thích hợp cho tôm càng xanh là: - Nhiệt độ: Tôm thích ứng ở nhiệt độ 26 - 31 oC, tốt nhất là 28 - 30 0C. Ngoài phạm vi nhiệt độ này tôm sẽ sinh trưởng chậm hay khó lột xác. - pH: Tôm sinh trưởng tốt trong môi trường nước trung tính pH dao động từ 7 8,5. pH dưới 6,5 hay trên 9,0 tôm sinh trưởng kém. Nếu pH < 5 tôm hoạt động yếu và chết sau vài giờ. Khi gặp môi trường có pH thấp tôm sẽ nổi đầu, dạt vào bờ, mang đổi màu, tôm bơi lội chập chạm và chết sau đó. - Oxygen hòa tan: Tôm thích sống trong môi trường nước sạch, tốt nhất nên đảm bảo oxy hòa tan là 5 ppm. Nếu hàm lượng oxy vượt quá mức bảo hòa cũng gây tác hại đến tôm nhất là quá trình hô hấp (chứa nhiều khí trong hệ thống tuần hoàn, cản trở lưu thông máu). - Độ mặn: độ mặn thích hợp cho tôm từ 0 - 16‰ nhưng thích hợp nhất là từ 0 10‰. Tôm trưởng thành sinh trưởng tốt ở vùng cửa sông ven biển. - Tổng NH3: nên < 1 ppm. - NO2: nên được duy trì ở mức < 0,1 ppm. - H2S: Nồng độ thích hợp nhất cho nuôi tôm càng xanh dưới 0,09 ppm. - Độ kiềm: thích hợp nhất 50 - 150 ppm. - Ánh sáng: vừa phải, cường độ thích hợp nhất là 400 lux. 4 2.1.4 Đặc điểm sinh trưởng Trong quá trình lớn lên tôm trải qua nhiều lần lột xác. Chu kỳ lột xác của tôm tùy thuộc vào nhiều yếu tố như kích cỡ của tôm, nhiệt độ, thức ăn, giới tính và điều kiện sinh lý của chúng. Tôm nhỏ có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn tôm lớn. Tôm đực lớn hơn tôm cái, đặc biệt giai đoạn về sau (Bảng 2.1). Trong giai đoạn từ tôm bột đến đạt kích cỡ 25 - 30 gram sự sinh trưởng của tôm đực và tôm cái tương đương nhau. Sau đó, chúng khác nhau rõ theo giới tính. Tôm đực sinh trưởng nhanh hơn tôm cái và đạt trọng lượng gấp đôi tôm cái trong cùng thời gian nuôi. Tôm cái khi bắt đầu thành thục thì sinh trưởng giảm vì nguồn dinh dưỡng tập trung cho sự phát triển của buồng trứng. Trong quá trình nuôi nếu kết hợp cho ăn thức ăn viên có chất lượng tốt với bổ sung thức ăn động vật tươi sống tôm sẽ lớn nhanh và chậm thành thục hơn so với chỉ cho ăn bằng thức ăn công nghiệp hoàn toàn (New, 2005 trích dẫn bởi Nguyễn Thanh Phương và Trần Ngọc Hải, 2004). Tôm được bổ sung thức ăn động vật sẽ lớn nhanh và chậm thành thục hơn so với thức ăn công nghiệp hoàn toàn. Trong điều kiện nuôi tôm có thể đạt 35 - 40 gram sau 6 tháng nuôi và 70 - 100 gram sau 8 tháng nuôi. Bảng 2.1. Chu kỳ lột xác của tôm càng xanh ở các giai đoạn khác nhau (Sandifer và Smith, 1985, trích lược bởi Nguyễn Thanh Phương và Trần Ngọc Hải, 2004) Trọng lượng (g) Số ngày giữa các lần lột xác 2-5 9 6 - 10 13 11 - 15 17 16 - 20 18 21 - 25 20 26 - 35 22 36 - 60 22 - 24 2.1.5 Đặc điểm dinh dưỡng Về tập tính ăn, tôm càng xanh là loài ăn tạp thiên về động vật như các loại nguyên sinh động vật, giun nhiều tơ, giáp xác, côn trùng, nhuyễn thể, các mảnh cá vụn, các loài tảo và mùn bã hữu cơ. Tôm càng xanh có hàm răng nghiền khỏe, ruột có cấu tạo ngắn nên khả năng tiêu hóa nhanh. Chúng ăn hầu hết các loài động vật nhỏ, các mảnh vụn hữu cơ, thích bắt mồi vào ban đêm hơn ban ngày (Phạm Văn Tình, 2001). 5 Râu là cơ quan xúc giác giúp tôm tìm thức ăn, đôi chân ngực thứ nhất như một cái kẹp giúp tôm giữ và đưa thức ăn vào miệng (Nguyễn Thị Thanh Thủy, 2005). Trong quá trình lớn lên, tôm trải qua nhiều lần lột xác, chu kỳ lột xác thay đổi theo tuổi, nhiệt độ, thức ăn, giới tính và điều kiện sinh lý của chúng (Nguyễn Thanh Phương và ctv., 2003). 2.1.6 Đặc điểm sinh sản Phân biệt giới tính: Có thể phân biệt tôm đực và cái dễ dàng thông qua hình dạng bên ngoài của chúng. Tôm đực có kích cỡ lớn hơn tôm cái, đầu ngực to hơn và khoang bụng hẹp hơn. Đôi càng thứ hai to, dài và thô. ở con đực còn có nhánh phụ đực mọc kế nhánh trong của chân bụng thứ hai. Nhánh phụ đực bắt đầu xuất hiện ở giai đoạn ấu niên khi tôm đạt kích cỡ 30 mm và hoàn chỉnh khi tôm đạt 70 mm. Ngoài ra, ở giữa mặt bụng của đốt bụng thứ nhất còn có điểm cứng. Tôm cái thường có kích cỡ nhỏ hơn tôm đực, có phần đầu ngực nhỏ và đôi càng thon. Tôm có 3 tấm bụng đầu tiên rộng và dài tạo thành khoang bụng rộng làm buồng ấp trứng. Cơ quan sinh dục trong của con đực gồm một đôi tinh sào, một đôi ống dẫn tinh và đầu mút (Hình 2.3). Đôi tinh sào ngoằn ngoèo nằm giữa lưng của giáp đầu ngực được nối với ống dẫn tinh chạy từ trước tim dọc sang hai bên viền sau của giáp đầu ngực và đổ vào đầu mút nằm ở đốt coxa của chân ngực 5 (Nguyễn Thanh Phương và ctv., 2003). Trong tự nhiên, tôm sinh sản hầu như quanh năm thường tập trung vào hai mùa chính: từ tháng 4 - 6 và tháng 8 - 10 (Nguyễn Việt Thắng, 1993). Tùy thuộc vào kích cỡ và trọng lượng của tôm cũng như chất lượng và số lần tham gia sinh sản của tôm có thể thay đổi từ 7.000 - 50.000 trứng. Trung bình, sức sinh sản tương đối của tôm khoảng 500 - 1.000 trứng/gram trọng lượng tôm (Nguyễn Thanh Phương và Trần Ngọc Hải, 1999). Tôm cái thành thục lần đầu khoảng 3 - 3,5 tháng kể từ tôm bột (PL10 - 15). Kích cỡ tôm nhỏ nhất đạt thành thục đã được phát hiện là khoảng 10 - 13 cm và 7,5 gram. Tuy nhiên, tuổi và kích cỡ khi thành thục của tôm còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như môi trường và thức ăn. Trong quá trình thành thục, buồng trứng trải qua bốn giai đoạn phát triển trong vòng 14 - 20 ngày (Nguyễn Thanh Phương và Trần Ngọc Hải, 2004). 2.2 Tình hình nuôi tôm càng xanh trên thế giới và Việt Nam 2.2.1 Vài nét về nuôi tôm càng xanh trên thế giới Tôm càng xanh đã được nuôi từ rất lâu, nhưng phương pháp nuôi hiện đại chỉ bắt đầu trong khoảng 30 năm qua. Hiện nay với nhiều hình thức nuôi khác nhau như: nuôi tôm trên ruộng lúa, nuôi tôm trong ao đất, nuôi tôm trong mương vườn, nuôi trong đăng hay trong lồng, nuôi đơn hay nuôi hỗn hợp với cá,…Các hình thức này 6 được chia thành nhiều mức độ nuôi như: quảng canh, bán thâm canh và thâm canh (Dương Nhựt Long, 2004). Theo FAO (2000), tổng sản lượng tôm càng xanh trên thế giới đạt trên 119.000 tấn, đạt giá trị 410 triệu USD vào năm 2000. Được nuôi nhiều nhất ở Châu Á, cao nhất là ở Trung Quốc với tổng cộng 128.000 tấn trong năm 2001, một số nước có phong trào nuôi tôm càng xanh phát triển như ở Thái Lan năm 1982 có 667 trại nuôi với tổng diện tích 1.734 ha năng suất trung bình đạt từ 750 - 1.500 kg/ha, đến năm 1984 đã có 42 tỉnh trong tổng số 72 tỉnh nuôi tôm càng xanh, sản lượng đạt khoảng 15.000 tấn/năm và thí nghiệm nuôi tôm càng xanh trên ruộng lúa bằng nguồn gốc nhân tạo (kích cỡ giống từ 4,5 - 4,8 cm và mật độ thả nuôi 1,25 con/m2), sau 100 ngày nuôi đạt tỷ lệ sống 89%, năng suất 370 kg/ha (Janssen và ctv., 1998 trích dẫn bởi Trịnh Hoàng Hảo, 2011). Ở Malaysia lần đầu tiên thí nghiệm nuôi tôm càng xanh trong ao với mật độ 10 PL/m2, sau 5,5 tháng nuôi đạt năng suất 979 kg/ha, tỷ lệ sống đạt 32,4% và một thí nghiệm khác liên hệ đến sự khác nhau về mật độ thả nuôi 10 và 20 PL/m2 sau 5 tháng nuôi, năng suất đạt 1.100 kg/ha và 2.287 kg/ha (Ang và ctv., 1990 trích dẫn bởi Trịnh Hoàng Hảo, 2011). Phong trào nuôi tôm càng xanh phát triển mạnh mẽ không những ở các nước có tôm càng xanh phân bố tự nhiên như Thái Lan, Indonesia, Malaysia,… mà còn ở một số nước khác do quá trình di nhập thuần hoá như: Hawaii, Jamaica, Florida, California, Carolina, (Mỹ), Brazil, Mexico, Honduras, Buertorica, Ecuador, Costarica (Nam Mỹ), Ghana, Mauritius, Caledonesia, Guyana, Guadeloup (thuộc Pháp), Đài Loan, Israel,…(New, 1988 trích dẫn bởi Hồ Thanh Thái, 2008). Ở các nước Châu Mỹ, năng suất bình quân tôm càng xanh nuôi thâm canh trong bể xi măng tại Mỹ dao động từ: 4,5 - 4,8 tấn/ha. Ở Hawaii năm 1981 nuôi tôm càng xanh đạt 4.000 - 5.000 tấn/năm. Ở Brazil, nuôi bán thâm canh trong ao (2.000 20.000 m2), mật độ 5 - 10 PL/m2, thức ăn có hàm lượng đạm 25 - 35%, năng suất đạt 1.000 - 2.500 kg/ha (Valenti và Daniels, 2000 trích dẫn bởi Nguyễn Hữu Trí, 2011). New Zealand nuôi tôm càng xanh với mật độ 10 con tôm giống/m2 đạt năng suất 2,5 - 3 tấn/ha (New, 2000 được trích dẫn bởi Hồ Thanh Thái, 2011). 7 2.2.2 Vài nét về tình hình nuôi tôm càng xanh ở Việt Nam Trong những năm gần đây do việc khai thác quá mức nên sản lượng tôm càng xanh tự nhiên giảm đi đáng kể. Bên cạnh đó hiệu quả từ nuôi tôm càng xanh khá cao cho nên người nuôi đã mạnh dạng đầu tư nuôi đối tượng này. Trên thực tế các hoạt động khảo sát và nghiên cứu về tôm càng xanh trong các loại hình thủy vực nuôi như: mương vườn, ruộng lúa và ao đất đã được triển khai thực hiện từ những năm 1980 trên khắp các địa phương vùng ĐBSCL bởi Khoa Thủy sản - Đại học Cần Thơ, Viện nghiên cứu nuôi trồng Thủy sản II. Kết quả khảo sát cho thấy, năng suất tôm càng xanh nuôi trong các mô hình có sự biến động khá lớn và hiệu quả kinh tế mang lại từ những mô hình nuôi này đã góp phần cải thiện đáng kể điều kiện thu nhập cho các nông hộ trong vùng. 2.2.2.1 Nuôi tôm càng xanh trong mương vườn Những năm gần đây nuôi tôm càng xanh trong mương vườn khá phổ biến ở ĐBSCL. Các mương vườn được cải tạo lại thích hợp để nuôi tôm càng xanh nhằm khai thác mặt nước sẵn có để cải thiện thu nhập gia đình. Kết quả thực nghiệm nuôi tôm trong mương vườn với mật độ 10 con/m2 có sử dụng giá thể (lưới mành, chà tre, chà mận), sau 7 tháng nuôi năng suất thu được 525 - 625 kg/ha và tỷ lệ sống từ 26 - 34% (Nguyễn Thanh Phương, 2002 trích dẫn bởi Tạ Hoàng Bảng, 2011). Nuôi tôm trong mương vườn với mật độ 4 con/m2, cỡ giống 0,045 g/con, sau 6 tháng nuôi khối lượng trung bình đạt 40 g/con đạt năng suất 600 kg/ha (Nguyễn Thanh Phương, 2003 trích dẫn bởi Tạ Hoàng Bảng, 2011). Năm 2002, mô hình nuôi tôm trong mương vườn tại Vĩnh Long gồm 2 nghiệm thức là thả giống tôm bột (PL15) với mật độ 9 con/m2 và tôm giống (PL45) với mật độ 6 con/m2 cho năng suất từ 1.001 - 1.428 kg/ha. Thu nhập 14,3 triệu/ha khi nuôi bằng tôm giống và 41,4 triệu/ha khi nuôi bằng tôm bột (Lý Văn Khánh, 2006). Đầu tháng 6/2009, sau khi được hỗ trợ từ dự án của Trường Đại học Cần Thơ, các hộ nông dân trong xã Vang Quới Đông là xã nông nghiệp của huyện Bình Đại đã mạnh dạn thí điểm đầu tư nuôi tôm càng xanh trong vườn dừa theo dự án với diện tích là 5.000 m2. Mật độ thả nuôi từ 10 - 15 con/m2. Trong 5 tháng nuôi, bà con nông dân được dự án Trường Đại học Cần Thơ tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật nuôi theo từng giai đoạn của tôm, cách chọn và pha chế thức ăn, cách xử lý ao, mương tránh bị ô nhiễm và hỗ trợ con giống. Sau quá trình nuôi thí điểm, sản lượng tôm thu hoạch đạt 85%, sau khi trừ chi phí nuôi mỗi hộ thu lãi được 7 triệu đồng/1.000 m2 đất. Sau mô hình nuôi thí điểm, xã đã thành lập tổ nghề nghiệp 8 “Nuôi tôm càng xanh trong mương dừa” gồm 20 hộ. Tổ thường xuyên tập hợp nhân dân để hướng dẫn các kỹ thuật và ưu điểm của mô hình. Sau một thời gian tìm hiểu, học hỏi kinh nghiệm, nhiều hộ dân trong xã thấy được lợi ích của mô hình đã mạnh dạn đầu tư sử dụng diện tích đất bỏ trống trong mương dừa của mình để thả nuôi tôm càng xanh theo quy hoạch. Hiện nay, trên 25 hộ tham gia mô hình với diện tích 30.000 m2 (Dương Nhựt Long, 2009). Hình 2.2. Mô hình nuôi tôm càng xanh trong mương vườn dừa (http://www.dost-bentre.gov.vn) Năm 2009, thực nghiệm nuôi tôm càng xanh trong mương vườn dừa ở huyện Bình Đại tỉnh Bến Tre với mật độ 8 con/m2 sau 6 tháng nuôi khối lượng tôm đạt từ 27,6 - 42,7 g/con, tỷ lệ sống 23,09%, năng suất 510 - 611,2 kg/ha, lợi nhuận 9,2 - 17,3 triệu đồng/ha. Tôm cho ăn bằng thức ăn chế biến, thức ăn tươi sống và thức ăn công nghiệp (Nguyễn Thế Diễn, 2010) Kết quả khảo sát và thực nghiệm nuôi tôm trong mương vườn dừa ở tỉnh Bến Tre, với các mật độ thả nuôi là 2 - 3 con/m2 chiếm 63%, các mật độ từ 4 - 5 con/m2, 6 7 con/m2 và lớn hơn 7 con/m2 có tỷ lệ thấp hơn. Năng suất 434,19 - 528,33 kg/ha, lợi nhuận đạt 10 - 22 triệu đồng/ha. Thức ăn chủ yếu là sử dụng các loại cá tạp, ốc và từ nguồn phụ phẩm nông nghiệp (Trịnh Hoàng Hảo, 2011). Năm 2010, kết quả thực nghiệm nuôi tôm càng xanh trong mương vườn dừa tại huyện Bình Đại tỉnh Bến Tre, với mật độ thả nuôi là 10 con/m2, sử dụng thức ăn công nghiệp và thức ăn tươi sống (cua, ốc, cá tạp), tỷ lệ sống 12,3 - 23,4%. Sau 6 tháng nuôi lợi nhuận đạt từ 12,8 - 28,5 triệu đồng/ha/vụ với tỷ suất lợi nhuận là 25,2 - 55,5% góp phần tăng thu nhập cho người dân (Phan Tấn Cường, 2011). 9 2.2.2.2 Một số mô hình nuôi tôm càng xanh khác Năm 2006 kết quả thực nghiệm xây dựng mô hình nuôi công nghiệp tôm càng xanh trong ao đất ở Bến Tre, với mật độ thả nuôi 40 con Post/m2, sau chu kỳ nuôi 6 tháng, tỉ lệ sống tôm nuôi ở huyện Mỏ Cày đạt 29,26% cho năng suất nuôi cao nhất 3,53 tấn/ha kế đến ao nuôi ở huyện Chợ Lách với tỉ lệ sống 16,94%, đạt năng suất 1,5 tấn/ha (Dương Nhựt Long và Đặng Hữu Tâm, 2006). Năm 2008, ở Bạc Liêu, mô hình nuôi tôm càng xanh trong ao đất được thực hiện ở huyện Hồng Dân bước đầu cho kết quả khả quan. Sau 6 tháng nuôi năng suất đạt bình quân 3.120 kg/ha, tỉ lệ sống đạt bình quân 13,71%. Trong 3 ao thực nghiệm, ao của hộ Nguyển Thị Hiểu đạt năng xuất 2,8 tấn/ha, lợi nhuận 73.076.000 đồng/ha. Ao của hộ Nuyễn Văn Hữu đạt năng xuất 3,66 tấn/ha, lợi nhuận 36.633.000 đồng/ha. Ao của hộ Lê Văn Nam đạt năng xuất 2,9 tấn/ha, lợi nhuận 44.154.000 đồng/ha (Nguyễn Hiền Phú Thịnh, 2008). Hình 2.3. Mô hình nuôi tôm càng xanh trong ao đất (http://www.kinhtenongthon.com.vn) Thí nghiệm so sánh hiệu quả kỹ thuật và kinh tế giữa mô hình nuôi tôm càng xanh xen canh và luân canh với trồng lúa được thực hiện năm 2003 và 2004 tại hệ thống ruộng thí nghiệm ở Ô Môn. Ruộng thí nghiệm có diện tích 100 m2. Thí nghiệm 1 (mô hình xen canh) và 2 (mô hình luân canh) thả nuôi mật độ 2 con/m2 với hai nghiệm thức kích cỡ tôm thả: tôm bột (PL) và tôm giống. Thí nghiệm 3 (mật độ 1 PL/m2) và 4 (mật độ 2 PL/m2) với hai nghiệm thức mô hình nuôi: xen canh và luân canh. 10 Kết quả cho thấy thả tôm bột cho hiệu quả kỹ thuật và kinh tế cao hơn thả tôm giống ở cả hai mô hình nuôi. Trong nghiên cứu này, nuôi luân canh tôm càng xanh ở nghiệm thức mật độ 2 PL/m2 đạt kết quả tốt nhất. Năng suất lúa bị giảm khi giữ mực nước cao trong ruộng nuôi. Tuy nhiên, mô hình nuôi tôm càng xanh ở mật độ thấp xen canh với trồng lúa thích hợp cho những nông hộ có vốn đầu tư ít (Lam Mỹ Lan và Dương Nhựt Long, 2008). Kết quả thực nghiệm về mô hình Lúa – Tôm luân canh trong điều kiện ngập lũ sâu tại Tam Nông, Đồng Tháp năm 2009 - 2010 cho thấy, với 3 mật độ nuôi 9, 12, 15 con/m2. Sau 6 tháng nuôi tăng trưởng của tôm dao động từ 56,4 - 67,1 g/con, tỉ lệ sống dao động 32 - 35%, năng suất tôm nuôi thu được 2.57 - 2.907 kg/ha, lợi nhuận dao động từ 49,12 - 87,12 triệu đồng/ha/vụ, tỷ suất lợi nhuận dao động từ 31 - 51% (Trần Văn Hận, 2010). 2.3 Tổng quan về huyện Thạnh Phú – Bến Tre Trên bản đồ tỉnh Bến Tre, huyện Thạnh Phú nằm ở cuối cù lao Minh, diện tích chung toàn huyện là 41.180 ha, huyện có 18 đơn vị cấp xã, bao gồm 17 xã và 1 thị trấn, dân số là 128.116 người, với bờ biển dài 25 km, tính từ Vàm Rỏng đến Khâu Băng, phía tây giáp huyện Mỏ Cày, phía nam giáp tỉnh Trà Vinh, ngăn cách bởi con sông Cổ Chiên, phía bắc giáp huyện Ba Tri, có ranh giới chung con sông Hàm Luông. Là một trong 3 huyện duyên hải của tỉnh, Thạnh Phú gồm những cánh đồng bằng phẳng xen kẽ với những giồng cát và những khu rừng ngập mặn. Ở ven biển, ven sông là những dải rừng ráng, chà là, dừa nước, bần, mắm, đước,… (http://www.bentre.gov.vn). 2.3.1 Nông nghiệp Phần lớn đất đai do ảnh hưởng thủy triều của biển Đông nên bị nhiễm mặn, còn các xã từ thị trấn Thạnh Phú trở lên giáp với huyện Mỏ Cày thuộc vùng nước lợ. Việc phát triển nông nghiệp, nhất là cây lúa gặp nhiều khó khăn, năng suất thường bấp bênh (http://www.bentre.gov.vn). Toàn huyện có 3.385 ha diện tích trồng dừa, sản lượng thu hoạch ước 40 triệu trái. Hiện giá dừa ổn định ở mức cao nên nông dân tiếp tục mở rộng diện tích trồng dừa và áp dụng kỹ thuật trồng xen, nuôi xen trong vườn dừa nên hiệu quả đạt khá cao. Các loại cây màu, cây công nghiệp ngắn ngày có tổng diện tích là 2.800 ha, sản lượng thu hoạch 12.600 tấn. Toàn huyện có 139 ha diện tích trồng ca cao, trong đó có 20 ha đang cho trái (http://www.dpi-bentre.gov.vn). 11
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan