Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thực trạng thực thi pháp luật về quy hoạch đô thị trên địa bàn tỉnh cà mau...

Tài liệu Thực trạng thực thi pháp luật về quy hoạch đô thị trên địa bàn tỉnh cà mau

.PDF
76
19
126

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH HỒ VĂN CHUNG THỰC TRẠNG THỰC THI PHÁP LUẬT VỀ QUY HOẠCH ĐÔ THỊ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CÀ MAU LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC TP. Hồ Chí Minh - Năm 2020 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH HỒ VĂN CHUNG THỰC TRẠNG THỰC THI PHÁP LUẬT VỀ QUY HOẠCH ĐÔ THỊ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CÀ MAU Chuyên ngành: Luật kinh tế Mã số: 8380107 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: TS. Trần Huỳnh Thanh Nghị TP. Hồ Chí Minh - Năm 2020 TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2019 LỜI CAM ĐOAN Tôi tên Hồ Văn Chung, mã số học viên 7701271326A, lớp Cao học Khóa 27 (Cà Mau) chuyên ngành Luật kinh tế, Khoa Luật, Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh, là tác giả của Luận văn thạc sĩ luật học với đề tài “Thực trạng thực thi pháp luật về quy hoạch đô thị trên địa bàn tỉnh Cà Mau” (sau đây gọi tắt là “Luận văn”). Tôi xin cam đoan tất cả các nội dung được trình bày trong Luận văn này là kết quả nghiên cứu độc lập của cá nhân tôi dưới sự hướng dẫn của người hướng dẫn khoa học. Các số liệu, thông tin được sử dụng trong Luận văn là hoàn toàn khách quan và trung thực. Học viên thực hiện Hồ Văn Chung MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TÓM TẮT – ABSTRACT PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI............................................................................................1 2. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU ........................................................................................2 3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU......................................................................................2 4. ĐỐI TƯỢNG, NGHIÊN CỨU .............................................................................3 5. PHẠM VI NGHIÊN CỨU ........................................................................................3 6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..............................................................................3 7. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ GIÁ TRỊ ỨNG DỤNG CỦA ĐỀ TÀI ..................................4 8. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN......................................................................................4 CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN CHUNG ĐÔ THỊ VÀ PHÁP LUẬT VỀ QUY HOẠCH ĐÔ THỊ ......................................................................................................6 1.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ ĐÔ THỊ ........................................................6 1.1.1. Khái niệm đô thị .....................................................................................6 1.1.2. Phân loại đô thị và phân cấp quản lý đô thị .........................................7 1.1.2.1. Phân loại đô thị ................................................................................7 1.1.2.2. Phân cấp quản lý đô thị ...................................................................9 1.1.3. Nội dung quản lý đô thị ..........................................................................9 1.1.3.1. Chính sách về đô thị .........................................................................9 1.1.3.2. Quy hoạch xây dựng đô thị và kế hoạch sử dụng đất đô thị ........12 1.1.3.3. Tổ chức thực hiện và phát triển đô thị theo quy hoạch ...............13 1.2. PHÁP LUẬT VỀ QUY HOẠCH ĐÔ THỊ ..............................................................15 1.2.1. Yêu cầu đối với quy hoạch đô thị ........................................................15 1.2.2. Phân cấp quản lý nhà nước về quy hoạch đô thị ...............................17 1.2.3. Lập, điều chỉnh quy hoạch đô thị ........................................................17 1.2.3.1. Điều kiện về năng lực chuyên môn đối với tổ chức tư vấn lập quy hoạch ............................................................................................................17 1.2.3.2. Rà soát lập, điều chỉnh quy hoạch đô thị ......................................18 1.2.3.3. Nhiệm vụ quy hoạch đô thị ............................................................19 1.2.3.4. Tổ chức lấy ý kiến cộng đồng dân cư ............................................20 1.2.3.5. Đồ án quy hoạch đô thị ..................................................................21 1.2.3.6. Thẩm định quy hoạch đô thị ..........................................................23 1.2.3.7. Phê duyệt quy hoạch đô thị ............................................................24 1.2.3.8. Quy định quản lý đồ án quy hoạch đô thị theo phê duyệt ............26 1.3. SƠ LƯỢC MÔ HÌNH MỘT SỐ ĐÔ THỊ TRÊN THẾ GIỚI .....................................26 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ........................................................................................29 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG THỰC THI PHÁP LUẬT VỀ QUY HOẠCH ĐÔ THỊ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CÀ MAU VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN ......................................................................................................................31 2.1. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH KINH TẾ - Xà HỘI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CÀ MAU ...............................................................................................................................31 2.2. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ VÀ QUY HOẠCH ĐÔ THỊ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CÀ MAU ............................................................................... 32 2.2.1. Những kết quả đạt được ......................................................................32 2.2.2. Những tồn tại, hạn chế .........................................................................38 2.2.3. Nguyên nhân tồn tại, hạn chế ..............................................................40 2.2.3.1. Nguyên nhân khách quan..............................................................40 2.2.3.2. Nguyên nhân chủ quan..................................................................41 2.3. NHỮNG VƯỚNG MẮC, BẤT CẬP CỦA PHÁP LUẬT TÁC ĐỘNG ĐẾN CÔNG TÁC QUẢN LÝ QUY HOẠCH ĐÔ THỊ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CÀ MAU.............................. 41 2.3.1. Vướng mắc, bất cập trong các văn bản quy phạm pháp luật ..........41 2.3.2. Bất cập trong công tác lập, điều chỉnh quy hoạch đô thị ..................46 2.3.3. Bất cập trong công tác thẩm định, phê duyệt quy hoạch đô thị ......50 2.3.4. Bất cập trong công tác chỉnh trang, nâng cấp đô thị ........................50 2.3.5. Bất cập trong thực thi pháp luật .........................................................53 2.4. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUY HOẠCH ĐÔ THỊ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CÀ MAU......................................................................................... 54 2.4.1. Hoàn thiện pháp luật về quy hoạch đô thị .........................................55 2.4.2. Kiến nghị đối với UBND tỉnh Cà Mau ...............................................58 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ........................................................................................62 KẾT LUẬN CHUNG ..............................................................................................63 DANMỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO DANH MỤC CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BXD: Bộ Xây dựng UBND: Ủy ban nhân dân HĐND: Hội đồng nhân dân MTTQVN: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam QHĐT: Quy hoạch đô thị QHC: Quy hoạch chung QHPK: Quy hoạch phân khu QHCTXD: Quy hoạch chi tiết xây dựng PTĐT: Phát triển đô thị CĐT: Chủ đầu tư CLCT: Chất lượng công trình DAĐT: Dự án đầu tư ĐTXD: Đầu tư xây dựng QLCL: Quản lý chất lượng CNH: Công nghiệp hóa HĐH: Hiện đại hóa TÓM TẮT “Xuất phát từ vai trò quan trọng của đô thị và quy hoạch đô thị hiện nay, đòi hỏi pháp luật về quy hoạch đô thị phải được thực thi một cách nghiêm túc, hiệu quả, nên Tác giả chọn Đề tài “Thực trạng thực thi pháp luật về quy hoạch đô thị trên địa bàn tỉnh Cà Mau” để làm Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ. Mục tiêu nghiên cứu đề tài nhằm phân tích một số nội dung của Luật Quy hoạch đô thị và thực trạng thực thi pháp luật về quy hoạch đô thị trên địa bàn tỉnh Cà Mau, tìm ra những hạn chế, bất cập và đề xuất giải pháp hoàn thiện. Đề tài kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu để tổng hợp, phân tích, đánh giá thực trạng thực thi pháp luật về quy hoạch đô thị tại tỉnh Cà Mau, cụ thể là: khảo sát thu thập số liệu, thống kê; tổng hợp lý thuyết; phân tích; đối chiếu so sánh. Qua nghiên cứu cho thấy, ngoài kết quả đạt được, còn có một số hạn chế, tồn tại về phát triển đô thị và quy hoạch đô thị trên địa bàn tỉnh Cà Mau; những bất cập của pháp luật và thực thi pháp luật về quy hoạch đô thị, từ đó đã đề xuất một số giải pháp hoàn thiện pháp luật, việc thực thi pháp luật về quy hoạch đô thị và hoạt động quản lý nhà nước về đô thị ở tỉnh. Thông qua việc nghiên cứu này, với mong muốn giúp cho việc thực thi pháp luật về quy hoạch đô thị của chính quyền tỉnh Cà Mau được tốt hơn, để công tác quản lý, phát triển đô thị có sự chuyển biến tích cực, góp phần thúc đẩy sự phát triển của tỉnh và cả nước.” Từ khóa: “Thực thi pháp luật về quy hoạch đô thị”; “quản lý đô thị”; “phát triển đô thị”; “đồ án quy hoạch đô thị”. ABSTRACT Knowing that the key role of urban and urbanization today and requiring legislation on urbanization must be strictly and effectively enforced. So, the author chose the topic "Law enforcement on urbanization in Ca Mau province" for a Master's degree. The objective of researching the subject to analyze some of the contents of urbanization law and the implementation of law enforcement on urbanization in Ca Mau province. As a result, we could realize the drawbacks and propose effective solutions. The subject combines many research methods to synthesize, analyze, and evaluate the law enforcement of urbanization in CA Mau province such as Survey of data collection, Statistics; General theory; analysis; Comparison collation. The study shows that we can not avoid some disadvantages of urban development, urbanization, and the law of urbanization in Ca Mau province. Knowing that this dissertation recommends some positive solutions to resolve those matters. Through this research, desiring to help the law enforcement of the urbanization of Ca Mau province is going to be much better. The management strategy, urban development has a positive transformation that contributes to the motivation of developing our city and the country. Keywords: “Law enforcement on urban planning”; “Urban Management”; “Urban Development”; “Urbanization Proje” 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Hiện nay, các đô thị tại Việt Nam ngày càng khẳng định vai trò động lực, then chốt của nền kinh tế của đất nước, góp phần to lớn vào công cuộc phát triển kinh tế - xã hội, nhiều đô thị đóng vai trò chủ đạo trong việc định hướng phát triển, quy hoạch đô thị, đồng thời là một trong những trung tâm văn hóa, giáo dục và khoa học công nghệ, góp phần xây dựng mục tiêu phát triển nhanh, bền vững; nâng cao năng lực cạnh tranh, chất lượng, hiệu quả, bảo đảm môi trường đầu tư kinh doanh cho các doanh nghiệp ngày càng thuận lợi, bình đẳng; khuyến khích nhiều doanh nghiệp khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo; xây dựng thành phố thông minh. Hệ thống văn bản về pháp luật quản lý xây dựng và quản lý quy hoạch của nước ta đã ban hành từng bước đáp ứng tình hình thực tế, hiện nay có nhiều đồ án quy hoạch có chất lượng và hiệu quả, góp phần thuận lợi cho công tác quản lý quy hoạch, quản lý trong xây dựng và thực hiện triển khai đầu tư xây dựng theo quy hoạch đã được duyệt, rút ngắn thời gian, tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp. Tuy nhiên, chất lượng một số đô thị còn đạt thấp so với tiêu chí quy định; đặc biệt, hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội hiện nay chỉ cơ bản đáp ứng nhu cầu hiện hữu, chưa đồng bộ; trình độ, năng lực quản lý và PTĐT tại một số địa phương còn thấp so với yêu cầu; tốc độ xây dựng kết cấu hạ tầng ở phần lớn các đô thị đều chậm so với phát triển kinh tế xã hội. Thực trạng PTĐT hiện nay chưa đáp ứng được với sự thay đổi lớn về tư duy đô thị hóa và PTĐT theo hướng CNH, HĐH, cũng như PTĐT gắn với bảo vệ chủ quyền biên giới biển đảo, chủ quyền quốc gia. Việc lãng phí tài nguyên đất đai tại các đô thị còn chậm khắc phục, chất lượng hiệu quả công tác đầu tư xây dựng còn thấp ảnh hưởng chung đến việc phát triển bền vững cũng như diện mạo đô thị. Nguồn lực cho PTĐT chưa đáp ứng đầy đủ. Công tác phân bổ nguồn vốn đầu tư cho lĩnh vực hạ tầng kỹ thuật tại các đô thị có nhu cầu lớn; công tác xã hội hóa, tranh thủ nguồn lực trong xã hội hiện nay còn thấp. Người dân đô thị được cấp nước sạch cơ bản đảm bảo tại một số đô thị. Ô nhiễm môi trường, ùn tắc giao thông và việc lấn chiếm đất công, xây dựng không 2 phép, sai phép còn diễn ra ở nhiều đô thị nói chung và tại tỉnh Cà Mau nói riêng. Vấn đề trên xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó con người chiếm vai trò chủ đạo trong những nguyên nhân tác động đó, nhất là việc thực thi pháp luật về quy hoạch đô thị. Để thực hiện theo đúng quy định, đáp ứng cơ chế thị trường có sự định hướng của Nhà nước, trong lĩnh vực quản lý đô thị cần nghiên cứu giải pháp chặt chẽ, đảm bảo mục tiêu xây dựng và PTĐT có chất lượng, hiện đại và môi trường đô thị phát triển bền vững nói chung và tại tỉnh Cà Mau nói riêng, cần nghiên cứu các tác động của xã hội đến công tác quản lý quy hoạch như hiện nay, nhất là các quy định của pháp luật về quy hoạch đô thị cũng như các nội dung bất cập trong thực thi pháp luật nhằm đề xuất những giải pháp khắc phục để quản lý tốt hơn trong thời gian tiếp theo. Xuất phát từ lý do đó, Tác giả luận văn nghiên cứu và lựa chọn đề tài: “Thực trạng “thực thi pháp luật về quy hoạch đô thị” trên địa bàn tỉnh Cà Mau” để làm Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ cho mình. Theo đó, xác định đây là đề tài mang tính thực tiễn, cấp thiết cho công tác quản lý đô thị tại tỉnh Cà Mau hiện nay và làm cơ sở để các đô thị trong khu vực có thể tham khảo và vận dụng trong quá trình quản lý. 2. Câu hỏi nghiên cứu Luận văn này nhằm trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu sau: Thứ nhất, quy hoạch đô thị được thể hiện như thế nào trong Luật Quy hoạch đô thị năm 2009. Thứ hai, từ thực tiễn“thực thi pháp luật về quy hoạch đô thị”tại tỉnh Cà Mau, có thể nhận ra những hạn chế, tồn tại của ở địa phương trong việc áp dụng quy định pháp luật, thực hiện công tác quy hoạch đô thị và những hạn chế, bất cập nào từ quy định của pháp luật về quy hoạch đô thị? Thứ ba, giải pháp hoàn thiện quy định của pháp luật về“quy hoạch đô thị để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quy hoạch đô thị trên địa bàn tỉnh Cà Mau” trong thời gian tiếp theo. 3. Mục tiêu nghiên cứu 3 Về tổng quan, xác định mục tiêu nghiên cứu chính là việc áp dụng, vận dụng các quy định của pháp luật về xây dựng, quy hoạch và những yếu tố liên quan có tác động đến quá trình quản lý, PTĐT của tỉnh Cà Mau trong thời gian qua. Mục tiêu của đề tài nhằm phân tích một số vấn đề có liên quan của Luật Quy hoạch đô thị năm 2009 và thực trạng thực thi pháp luật về quy hoạch đô thị trên địa bàn tỉnh Cà Mau, từ đó chỉ ra một số khó khăn, bất cập, hạn chế trong quá trình thực thi và“đề xuất một số giải pháp để hoàn thiện pháp luật về quy hoạch đô thị và nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước đối với quy hoạch đô thị ở tỉnh Cà Mau”trong thời gian tới. 4. Đối tượng, nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các quy định của pháp luật hiện hành liên quan về QHĐT và việc thực thi những quy định đó tại các đô thị của tỉnh Cà Mau. 5. Phạm vi nghiên cứu Đề tài có phạm vi nghiên cứu giới hạn ở các quy định của pháp luật liên quan đến QHĐT, cụ thể: Luật Quy hoạch đô thị năm 2009, Luật Quy hoạch năm 2017. Về không gian nghiên cứu của Luận văn, được thực hiện ở địa bàn tỉnh Cà Mau. Thời gian nghiên cứu các nội dung liên quan đối công tác thực thi pháp luật trên địa bàn tỉnh Cà Mau giai đoạn 2010 đến 2020, theo đó xác định mốc thời gian này đảm bảo tính khả thi, số liệu thu thập và phản ánh rõ nét nhất tình hình PTĐT của tỉnh Cà Mau. 6. Phương pháp nghiên cứu Sử dụng kết hợp nhiều phương pháp để tổng hợp trong quá trình nghiên cứu nhằm sàng lọc, phân tích để có những đánh giá chính xác việc thực thi pháp luật và thực trạng PTĐT tại tỉnh Cà Mau, cụ thể: - Phương pháp khảo sát thu thập số liệu, phương pháp thống kê: Phương pháp này tập trung chủ yếu dựa trên nguồn thông tin thu thập được từ những tài liệu tham khảo có sẵn và các thông tin chính thống như báo cáo hàng năm công tác quy hoạch tại tỉnh Cà Mau, thuyết minh các đồ án được phê duyệt, các tài liệu của các chuyên gia đã được công bố để xây dựng cơ sở luận cứ nhằm chứng minh giả thuyết. Các 4 số liệu thu thập có tính chính xác cao, đảm bảo tính pháp lý. - Phương pháp tổng hợp lý thuyết: Thực hiện liên kết, sắp xếp các tài liệu, thông tin lý thuyết đã thu thập được để tạo ra một hệ thống lý thuyết đầy đủ, sâu sát về chủ đề nghiên cứu của đề tài. Trong đó, tập trung chính vào các quy định của pháp luật về quy hoạch đô thị. - Phương pháp phân tích: Phương pháp này tập trung nghiên cứu các văn bản, tài liệu lý luận khác nhau về việc quản lý quy hoạch đô thị, thực thi pháp luật về quy hoạch đô thị, bằng cách phân tích nhiều vấn đề và từng mặt để có cách đánh giá toàn diện các yếu tố tích cực, hạn chế nhằm phát hiện ra những giải pháp giúp cho quá trình nghiên cứu thực tiễn, theo đó sàn lọc những thông tin đáng tin cậy phục vụ cho đề tài trong quá trình nghiên cứu. Đối với phương pháp này so với phương pháp tổng hợp lý thuyết xét thấy có hướng đối lập nhau, tuy nhiên chúng lại thống nhất biện chứng với nhau (phân tích hướng vào tổng hợp, tổng hợp dựa vào phân tích). Việc sử dụng song song hai phương pháp này đối với đề tài sẽ mang lại hiệu quả trong việc xây dựng lý luận của đề tài một cách chặt chẽ hơn. - Phương pháp đối chiếu so sánh: Nhằm phân tích so sánh, đối chiếu nội dung của các đồ án quy hoạch, quản lý quy hoạch tại địa phương với các chuẩn mực luật pháp quy định, các tiêu chuẩn, định mức kinh tế, kỹ thuật thích hợp cũng như các kinh nghiệm thực tế để đánh giá tính chính xác các nội dung thực trạng hiện nay trong các chỉ tiêu về cơ cấu vốn đầu tư, suất vốn đầu tư so với các tiêu chuẩn, định mức về cơ cấu vốn đầu tư, suất vốn đầu tư của ngành. 7. Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài Đề tài giúp cho người đọc có cái nhìn tổng quan về QHĐT, quản lý QHĐT trên cơ sở khoa học. Tìm ra những vướng mắc, hạn chế của pháp luật về QHĐT khi áp dụng vào thực tiễn; cũng như đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật, hoạt động quản lý nhà nước về QHĐT trên địa bàn tỉnh Cà Mau trong thời gian tới. 8. Bố cục của Luận văn Ngoài Phần mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của Luận văn được chia thành 2 Chương: 5 Chương 1: Lý luận chung đô thị và pháp luật về quy hoạch đô thị Chương 2:“Thực trạng thực thi pháp luật về quy hoạch”đô thị trên địa bàn tỉnh Cà Mau và một số giải pháp hoàn thiện 6 CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG ĐÔ THỊ VÀ PHÁP LUẬT VỀ QUY HOẠCH ĐÔ THỊ 1.1. Khái quát chung về đô thị 1.1.1. Khái niệm đô thị Trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, phát triển KT-XH thì việc quản lý, phát triển các đô thị hiện nay có vai trò then chốt, mang tính chiến lược và phải được triển khai thực hiện sớm làm cơ sở cho đầu tư xây dựng các công trình, chỉnh trang và PTĐT. Đây cũng là một trong những giải pháp để quản lý xây dựng đô thị phát triển theo hướng văn minh, hiện đại, phù hợp với thực tiễn. Khi nói về đô thị sẽ có nhiều vấn đề đặt ra, trong đó việc định nghĩa đô thị có nhiều quan điểm khác nhau tùy theo từng khu vực hay theo từng nước trên thế giới có cách định nghĩa riêng. Khái niệm về đô thị có tính tương đối do sự khác nhau về trình độ phát triển kinh tế xã hội, hệ thống dân cư mà mỗi nước có quy định riêng tuỳ theo yêu cầu và khả năng quản lý của mình. Song phần nhiều đều thống nhất lấy hai tiêu chuẩn cơ bản là quy mô dân số và tỷ lệ lao động phi nông nghiệp. Tại Việt Nam, theo Sách Từ điển Bách Khoa Việt Nam của NXB Hà Nội, xuất bản năm 1995, xác định Đô thị là một không gian cư trú của cộng đồng người sống tập trung và hoạt động trong những khu vực kinh tế phi nông nghiệp. Theo Bách Khoa toàn thư xác định có tính cụ thể hơn, Đô thị hay thành phố là một khu vực có mật độ gia tăng các công trình kiến trúc do con người xây dựng so với các khu vực xung quanh nó. Đô thị là một trung tâm dân cư đông đúc, có thể là thành phố, thị xã hay thị trấn nhưng thuật từ này thông thường không mở rộng đến các khu định cư nông thôn như làng, xã, ấp hay bản. Hay tại Giáo trình quy hoạch đô thị của Đại học Kiến trúc, Hà Nội định nghĩa Đô thị là nơi tập trung dân cư, chủ yếu lao động phi nông nghiệp, sống và làm việc theo kiểu thành thị. Theo văn bản pháp lý được áp dụng hiện nay là Luật Quy hoạch đô thị năm 2009, định nghĩa “Đô thị là khu vực tập trung dân cư sinh sống có mật độ cao và chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực kinh tế phi nông nghiệp, là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hoá hoặc chuyên ngành, có vai trò thúc đẩy sự phát triển 7 kinh tế - xã hội của quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ, một địa phương, bao gồm nội thành, ngoại thành của thành phố; nội thị, ngoại thị của thị xã; thị trấn”. Trong đó, công tác quy hoạch tại đô thị được hiểu là các hoạt động tổ chức, quản lý, kiểm soát môi trường sống trong đô thị, là cách thức tổ chức, sắp xếp không gian, thiết lập kết cấu hạ tầng và kiến trúc của đô thị nhằm giúp cho đô thị phát triển bền vững, đảm bảo yêu cầu quốc phòng, an ninh, giảm thiểu tối đa các tác động xấu của quá trình đô thị hóa, cung cấp cho người dân đô thị một môi trường sống thích hợp, đáp ứng được các nhu cầu của họ. Đây là khái niệm được vận dụng để tổ chức thực hiện các vấn đề liên quan đến công tác quy hoạch đô thị tại Việt Nam hiện nay. 1.1.2. Phân loại đô thị và phân cấp quản lý đô thị 1.1.2.1. Phân loại đô thị Tại Việt Nam, theo văn bản pháp luật thì đô thị được phân thành 6 loại gồm loại đặc biệt, loại I, II, III, IV và loại V. Đồng thời, các tiêu chí cơ bản được quy định như: “Vị trí, chức năng, vai trò, cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế - xã hội của đô thị; quy mô dân số; mật độ dân số; tỷ lệ lao động phi nông nghiệp; trình độ phát triển cơ sở hạ tầng” 1. Các tiêu chí được xác định bằng phương pháp tính điểm, điểm phân loại đô thị là tổng số điểm đạt được của các tiêu chí”nội dung này được Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định cụ thể như sau2: “Đô thị đặc biệt, là Thủ đô hoặc trung tâm tổng hợp cấp quốc gia, quốc tế về kinh tế, tài chính, văn hóa, giáo dục, đào tạo, y tế, du lịch, khoa học và công nghệ, đầu mối giao thông, giao lưu trong nước và quốc tế, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế-xã hội của cả nước hoặc là trung tâm tổng hợp cấp quốc gia về kinh tế, tài chính, văn hóa, giáo dục, đào tạo, y tế, du lịch, khoa học và công nghệ, đầu mối giao thông, giao lưu trong nước và quốc tế, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của cả nước”. “Đô thị loại I, là trung tâm tổng hợp cấp quốc gia về kinh tế, tài chính, văn 1 2 Nghị quyết 1210/2016/QH13 ngày 25/5/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Nghị quyết 1210/2016/QH13 ngày 25/5/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. 8 hóa, giáo dục, đào tạo, y tế, du lịch, khoa học và công nghệ, đầu mối giao thông, giao lưu trong nước và quốc tế, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của một vùng liên tỉnh hoặc cả nước hoặc là trung tâm tổng hợp cấp vùng hoặc cấp tỉnh về kinh tế, tài chính, văn hóa, giáo dục, đào tạo, y tế, du lịch, khoa học và công nghệ, đầu mối giao thông, giao lưu trong nước và quốc tế, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế-xã hội của một vùng liên tỉnh”. “Đô thị loại II, là trung tâm tổng hợp cấp vùng hoặc cấp tỉnh về kinh tế, tài chính, văn hóa, giáo dục, đào tạo, y tế, du lịch, khoa học và công nghệ, đầu mối giao thông, giao lưu trong nước và quốc tế, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tếxã hội của một vùng liên tỉnh hoặc là trung tâm chuyên ngành cấp vùng hoặc trung tâm tổng hợp cấp tỉnh về kinh tế, tài chính, văn hóa, giáo dục, đào tạo, y tế, du lịch, khoa học và công nghệ, đầu mối giao thông, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của một tỉnh, vùng liên tỉnh”. “Đô thị loại III, là trung tâm hành chính cấp tỉnh, trung tâm tổng hợp về kinh tế, tài chính, văn hóa, giáo dục, đào tạo, y tế, du lịch, khoa học và công nghệ, đầu mối giao thông, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, vùng liên tỉnh hoặc là trung tâm chuyên ngành cấp tỉnh về kinh tế, tài chính, văn hóa, giáo dục, đào tạo, y tế, du lịch, khoa học và công nghệ cấp tỉnh, đầu mối giao thông, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh”. “Đô thị loại IV, là trung tâm tổng hợp hoặc trung tâm chuyên ngành cấp tỉnh về kinh tế, tài chính, văn hóa, giáo dục, đào tạo, y tế, du lịch, khoa học và công nghệ, đầu mối giao thông, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh hoặc vùng liên huyện hoặc là trung tâm tổng hợp hoặc trung tâm hành chính cấp huyện hoặc trung tâm chuyên ngành cấp huyện về kinh tế, tài chính, văn hóa, giáo dục, đào tạo, y tế, du lịch, khoa học và công nghệ, đầu mối giao thông, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện hoặc vùng liên huyện”. “Đô thị loại V, là trung tâm hành chính hoặc trung tâm tổng hợp cấp huyện hoặc trung tâm chuyên ngành cấp huyện về kinh tế, văn hóa, giáo dục, đào tạo, y tế, đầu mối giao thông, có vai trò thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của huyện hoặc 9 trung tâm chuyên ngành cấp huyện về kinh tế, văn hóa, giáo dục, đào tạo, y tế, đầu mối giao thông, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của một cụm liên xã”. 1.1.2.2. Phân cấp quản lý đô thị Phạm vi, trách nhiệm quản lý về hành chính của từng đô thị được Quốc hội quy định như sau: “(1) Thành phố trực thuộc trung ương được phân loại đô thị theo tiêu chí đô thị loại đặc biệt hoặc đô thị loại I. (2) Thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương được phân loại đô thị theo tiêu chí đô thị loại I hoặc đô thị loại II hoặc đô thị loại III. (3) Thị xã được phân loại đô thị theo tiêu chí đô thị loại III hoặc đô thị loại IV. (4) Thị trấn được phân loại đô thị theo tiêu chí đô thị loại IV hoặc đô thị loại V. (5) Khu vực dự kiến hình thành đô thị trong tương lai được phân loại theo tiêu chí loại đô thị tương ứng”.” Theo phân cấp,“Thủ tướng Chính phủ quyết định công nhận đô thị loại đặc biệt, loại I và loại II. Bộ trưởng Bộ Xây dựng quyết định công nhận đô thị loại III và loại IV. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định công nhận đô thị loại V.”” Trên cơ sở đó, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm rà soát, chỉ đạo xây dựng các chương trình PTĐT (bao gồm đô thị loại V), kế hoạch PTĐT phù hợp theo quy hoạch vùng, phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương để trình cấp thẩm quyền xem xét thẩm định, quyết định công nhận (trừ đô thị loại V). 1.1.3. Nội dung quản lý đô thị Trên cơ sở nhiệm vụ chức năng chung của nhà nước, có thể xác định nội dung quản lý nhà nước về quy hoạch đô thị cần phải được quan tâm thực hiện thường xuyên, công khai, công bằng và kêu gọi sự hỗ trợ từ cộng đồng dân cư trong công tác giám sát, trình báo. Công tác quản lý nhà nước về QHĐT gồm: 1.1.3.1. Chính sách về đô thị Công tác xây dựng và PTĐT nước ta đã đạt được những kết quả nhất định và có những đóng góp quan trọng đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, quốc phòng - an ninh...do vận dụng và kế thừa nhiều 10 phương pháp quản lý sáng tạo trong đổi mới, linh hoạt trong điều kiện phát triển của kinh tế thị trường, gắn với phát huy vai trò động lực của đô thị. Kinh nghiệm của Việt Nam không chỉ là bài học quý giá về PTĐT mà nhất là trong việc xây dựng các chính sách về đô thị. Chính sách đô thị thường xuyên được cập nhật, bổ sung trong quá trình PTĐT, một mặt để sửa chữa các quy định không còn phù hợp, mặt khác để chính sách kịp thời thích ứng với các biến động về thể chế quản lý đô thị cũng như thực tiễn PTĐT. Chính quyền từng đô thị phải cụ thể hoá chính sách đất đô thị quốc gia để áp dụng cho đô thị mình thì mới nâng cao được tính khả thi và tính hiệu quả của chính sách. Về cơ bản, chính sách đô thị3 cần đảm bảo các nội dung như: - Xây dựng và chỉ đạo việc thực hiện định hướng, chiến lược PTĐT: Công tác này mang tính hoạch định để định hướng cho các đô thị phát triển bền vững, đáp ứng được yêu cầu công nghiệp hóa - hiện đại hóa nhưng vẫn mang đến cho người dân một môi trường sống “đáng sống”. Đây là một nhiệm vụ khá quan trọng trong giai đoạn hiện nay do chúng ta cũng dễ nhận thấy tại thời điểm này, nhiều đô thị được hình thành nhưng chất lượng chưa đáp ứng yêu cầu, nhiều vấn đề tồn tại cần thời gian dài để giải quyết. Định hướng đối với việc xây dựng chiến lược PTĐT hiện nay, theo Tiến sĩ Nguyễn Thị Nguyệt Nga (bài viết đăng trên Tạp chí Tài chính số ra ngày 29/9/2019): “với tốc độ đô thị hóa mạnh mẽ, dự kiến đến năm 2050, khoảng 2/3 dân số toàn cầu sẽ sống tại các đô thị, từ đó tạo ra nhiều thách thức cho các thành phố lớn về các vấn đề như giao thông, y tế, ô nhiễm môi trường…Để giải bài toán này, các nhà hoạch định chính sách cần có tầm nhìn và chiến lược để xây dựng đô thị thông minh trong tương lai nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển, những vấn đề cần thiết đặt ra đối với việc xây dựng đô thị thông minh và thực tiễn xây dựng đô thị thông minh tại Việt Nam, từ đó gợi mở một số nội dung PTĐT tại Việt Nam thời gian tới như việc chính sách xây dựng chính quyền điện tử, Chính sách xây dựng giao thông thông minh, chính sách áp dụng công nghệ thông tin - truyền thông trong lĩnh vực y 3 Chính sách đô thị, TS Võ Kim Cương, NXB Xây dựng Hà Nội, năm 2010. 11 tế, chính sách áp dụng công nghệ thông tin - truyền thông trong lĩnh vực giáo dục đào tạo, Chính sách áp dụng công nghệ thông tin - truyền thông trong kiểm soát ô nhiễm môi trường, cảnh báo thiên tai…” - Ban hành, tổ chức thực hiện pháp luật về quản lý hoạt động QHĐT: nhằm thực hiện công tác quản lý đô thị theo trình tự, có tính khả thi và việc quản lý quy hoạch được thực thi có hiệu quả thì các văn bản quy phạm pháp luật, tuân thủ các tiêu chuẩn về QHĐT, cần phải được ban hành kịp thời, chặt chẽ để các cơ quan chức năng, chính quyền các cấp làm cơ sở triển khai thực hiện. Nội dung văn bản ban hành cần đảm bảo phù hợp tình hình thực tế, có sự phân cấp, giao nhiệm vụ cụ thể cho từng cơ quan, đơn vị để dễ thực hiện, tránh sự chồng chéo nhiệm vụ cũng như chịu trách nhiệm trước cấp thẩm quyền. - Tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật và thông tin về QHĐT: Đây là một nhiệm vụ phải được đánh giá qua việc tiếp cận thông tin về QHĐT và sự chấp hành của cộng đồng dân cư. Nội dung tuyên truyền cần được chính quyền các cấp thực hiện thường xuyên, liên tục có hệ thống cũng như cần đào tạo chuyên môn cho cán bộ tuyên truyền trong kỹ năng nói, nắm rõ các quy định chính sách để người dân hiểu rõ quy định của pháp luật từ đó phối hợp và chấp hành thực hiện nghiêm túc. - Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực, ứng dụng khoa học và công nghệ trong hoạt động QHĐT: Công tác đào tạo nhân lực trong các hoạt động của đô thị là hết sức quan trọng. Có thể thấy hiện nay đội ngũ cán bộ làm quy hoạch và quản lý quy hoạch của các địa phương còn rất hạn chế, có rất ít những cán bộ được đào tạo đúng chuyên ngành, chuyên sâu để có thể đảm nhận và hoàn thành tốt công việc này. Do đó, nguồn nhân lực trong lĩnh vực QHĐT là hết sức cần thiết nhằm nắm bắt và vận dụng được phương pháp quản lý, tầm quan trọng QHĐT hiện nay. - Hợp tác quốc tế trong các hoạt động QHĐT: Quá trình đô thị hóa ở nước ta diễn ra trễ hơn so với các nước phát triển, do đó kinh nghiệm của ta còn rất hạn chế do ảnh hưởng của các thế lực xâm lược, do chiến tranh kéo dài. Vì vậy, việc hợp tác quốc tế trong hoạt động QHĐT sẽ giúp Việt Nam tiếp cận với những tư duy mới, những cách làm có hiệu quả, các mô hình quản lý đô thị của các nước phát triển để
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng