Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thực trạng và nhu cầu việc làm của thanh niên nông thôn hiện nay từ góc nhìn côn...

Tài liệu Thực trạng và nhu cầu việc làm của thanh niên nông thôn hiện nay từ góc nhìn công tác xã hội ( nghiên cứu trường hợp tại xã thụy dương, huyện thái thụy,tỉnh thái bình).

.PDF
121
56
142

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- MAI THỊ NGỌC ANH Thực trạng và nhu cầu việc làm của thanh niên nông thôn hiện nay từ góc nhìn công tác xã hội (nghiên cứu trường hợp tại xã Thụy Dương huyện Thái Thụy tỉnh Thái Bình) LUẬN VĂN THẠC SỸ Chuyên ngành: Công tác xã hội Hà Nội – 2014 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- Ket-noi.com forum công nghệ, giáo dục MAI THỊ NGỌC ANH Thực trạng và nhu cầu việc làm của thanh niên nông thôn hiện nay từ góc nhìn công tác xã hội (nghiên cứu trường hợp tại xã Thụy Dương huyện Thái Thụy tỉnh Thái Bình) Chuyên ngành Công tác xã hội Mã số: 60900101 LUẬN VĂN THẠC SỸ : CÔNG TÁC XÃ HỘI Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS.TS Phạm Tất Dong Hà Nội - 2014 1 LỜI CẢM ƠN Với tấm lòng thành kính, tác giả đề tài xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Trƣờng Đại học Khoa ho ̣c Xã hô ̣i và Nhân văn – Đa ̣i ho ̣c Quố c gia Hà Nội, ban Chủ nhiệm khoa Xã hô ̣i ho ̣c đã trang bị cho học viên những kỹ năng, kiến thức khoa học xã hội trong quá trình nghiên cứu. Tác giả cũng xin bày tỏ lòng biết ơn tới thầy giáo GS.TS Phạm Tất Dong đã tận tình hƣớng dẫn để học viên hoàn thành đƣợc công trình: “Thực trạng và nhu cầu việc làm của thanh niên nông thôn hiện nay từ góc nhìn công tác xã hội (nghiên cứu trường hợp tại xã Thụy Dương huyện Thái Thụy tỉnh Thái Bình)”. Qua đây, tác giả đề tài cũng xin cảm ơn sự ủng hộ, giúp đỡ của Đảng uỷ, uỷ ban nhân dân xã Thụy Dƣơng, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình cùng các ban ngành đoàn thể và nhân dân xã Thụy Dƣơng nói riêng, huyện Thái Thụy nói chung đã tạo điều kiện cho tác giả hoàn thành đề tài này. Hà Nội, 2014 Tác giả đề tài Mai Thị Ngọc Anh 2 MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................................................... 7 1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................................. 7 2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu ............................................................................................. 9 3. Ý nghĩa của nghiên cứu ..................................................................................................... 15 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .......................................................................................... 15 5. Đối tƣợng, khách thể và phạm vi nghiên cứu. ........................................................................ 16 6. Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................................................... 16 7. Giả thuyết nghiên cứu .............................................................................................................. 16 8. Phƣơng pháp nghiên cứu ......................................................................................................... 17 9. Kết cấu của luận văn................................................................................................................. 20 NỘI DUNG .................................................................................................................................... 22 Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA NGHIÊN CỨU .................................... 22 1.1 Các khái niệm ..................................................................................................................... 22 1.1.1 Lao động 1.1.2 Việc làm:................................................................................................................................ 22 1.1.3 Thất nghiệp: .......................................................................................................................... 23 1.1.4 Thanh niên ........................................................................................................................... 24 1.1.5 Dưới góc nhìn công tác xã hội: ........................................................................................... 25 1.2 Lý thuyết ứng dụng trong nghiên cứu ................................................................................. 26 1.3 Quan điểm của Đảng, Nhà nƣớc về vấn đề dạy nghề, tạo việc làm cho thanh niên nông thôn ............................................................................................................................... 27 1.4 Kinh nghiệm phát huy vai trò của công tác xã hội trong việc giải quyết việc làm cho ngƣời lao động của thế giới .................................................................................................. 37 1.5 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu................................................................................................ 38 1.5.1 Đặc điểm điều kiện tự nhiên: ............................................................................................... 38 1.5.2 Đặc điểm kinh tế ................................................................................................................. 40 1.5.3 Đặc điểm văn hóa – giáo dục............................................................................................... 41 1.5.4 Đặc điểm nhân khẩu của thanh niên trong xã .................................................................... 42 Tiểu kết chƣơng 1: ........................................................................................................................ 43 Chƣơng 2: THỰC TRẠNG VÀ NHU CẦU VIỆC LÀM CỦA THANH NIÊN XÃ THỤY DƢƠNG, HUYỆN THÁI THỤY, TỈNH THÁI BÌNH HIỆN NAY TỪ GÓC NHÌN CÔNG TÁC XÃ HỘI. ............................................................................................................................. 44 2.1 Tình hình việc làm của thanh niên nông thôn trong giai đoạn hiêṇ nay ...................... 44 3 2.2 Thƣ ̣c tra ̣ng và nhu cầ u viêc̣ làm của thanh niên xã Thuy ̣ Dƣơng huyêṇ Thái Thuỵ tiỉnh Thái Bình .................................................................................................................... 45 2.2.1 Thực trạng viê ̣c làm của thanh niên xã Thuy ̣ Dương huyê ̣n Thái Thuy ̣ tỉnh Thái Bình hiện nay ........................................................................................................................ 45 2.2.2 Những nhu cầu về việc làm của thanh niên ở xã Thụy Dương huyện Thái Thụy tỉnh Thái Bình ...................................................................................................................... 56 2.3 Những vấn đề xã hội nảy sinh từ thực trạng và nhu cầu việc làm của thanh niên xã Thụy Dƣơng huyện Thái Thụy tỉnh Thái Bình ..................................................................... 71 2.3.1 Về phía thanh niên .......................................................................................................... 71 2.3.2 Về phía gia đình .................................................................................................................... 77 2.3.3 Về phía xã hội ....................................................................................................................... 80 Tiểu kết chƣơng 2…………………………………………………………………....82 Chƣơng 3: PHÁT HUY VAI TRÕ CỦA CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỂ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN Ở XÃTHỤY DƢƠNG HUYỆN THÁI THỤY TỈNH THÁI BÌNH .......................................................................................................................................... 89 3.1 Đánh giá việc giải quyết việc làm cho thanh niên của địa phƣơng. .................................. 89 3.2. Các giải pháp giải quyết việc làm cho thanh niên ở xã Thụy Dƣơng huyện Thái Thụy tỉnh Thái Bình từ góc nhìn công tác xã hội. ..................................................................... 93 3.2.1 Giải pháp cho bản thân thanh niên ..................................................................................... 93 3.2.2 Giải pháp cho gia đình ......................................................................................................... 95 3.2.3 Nhóm giải pháp cho địa phương.......................................................................................... 97 Tiểu kết chƣơng 3: ...................................................................................................................... 102 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................................................. 104 1.1 Kết luận .................................................................................................................................. 104 1 .2 Khuyến nghị ......................................................................................................................... 107 1.2.1.Đối với chính quyền địa phương ........................................................................................ 107 1.2.2 Đối với Đoàn thanh niên.........................................................................105 1.2.3 Đối với bản thân thanh niên...................................................................105 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................................... 109 PHỤ LỤC..................................................................................................................................... 113 4 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT THCS Trung học cơ sở THPT Trung học phổ thông NN Nông nghiệp TTCN Tiểu thủ công nghiệp CN Công nghiệp XD Xây dựng TMDV Thƣơng mại dịch vụ CTXH Công tác xã hội NVCTXH Nhân viên công tác xã hội ASXH An sinh xã hội BHXH Bảo hiểm xã hội Ket-noi.com forum công nghệ, giáo dục 5 DANH MỤC BẢNG BIỂU Biểu 1.1: Cơ cấu kinh tế bình quân 2005 – 2010 Biểu 1.2 : Tình hình phát triển kinh tế của xã từ 2010- 2012 Bảng 2.1: Lao động thanh niên xã Thụy Dƣơng có việc làm theo cơ cấu ngành nghề Bảng 2.2: Hiệu quả kinh tế của một lao động đi xuất khẩu so với một lao động trong nƣớc, trên một tháng Bảng 2.3: Số lớp đào tạo nghề ngắn hạn cho thanh niên trong 3 năm 2010 – 2012 Bảng 2.4: Lao động thanh niên xã Thụy Dƣơng thiếu việc làm Bảng 2.5: Cơ cấu tội phạm thanh niên theo tội danh ở Thuỵ Dƣơng năm 2011 – 2013 Bảng 3.1: Mạng lƣới tạo việc làm cho thanh niên trong xã Bảng 3.2 Lên khung thời gian cho hoạt động của dự án Bảng 3.3: Bảng dự trù kinh phí của dự án 6 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Việc làm nói chung và việc làm cho thanh niên nói riêng không chỉ là vấn đề kinh tế mà còn là vấn đề xã hội mà các quốc gia đều rất quan tâm. Có thể nói, hiệu quả của việc giải quyết việc làm gắn liền với sự tồn tại bền vững của xã hội. Đối với Việt Nam, vấn đề giải quyết việc làm cũng không nằm ngoài quỹ đạo đó. Văn kiện Đại hội IX của Đảng đã nhấn mạnh: “giải quyết việc làm là nhân tố quyết định để phát huy nhân tố con ngƣời, ổn định và phát triển kinh tế, làm lành mạnh xã hội, đáp ứng nguyện vọng chính đáng và yêu cầu bức xúc của nhân dân”. Đảng Cộng Sản Việt Nam khi lấy việc phát huy nguồn lực con ngƣời làm yếu tố cho sự phát triển nhanh và bền vững luôn coi “Công tác thanh niên là vấn đề sống còn của dân tộc, một trong những nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng”. Vì vậy vấn đề thanh niên phải đặt ở vị trí trung tâm trong chiến lƣợc phát huy nhân tố và nguồn lực con ngƣời. Bƣớc sang thế kỷ XXI, với những cơ hội và thách thức, trên cơ sở nhìn nhận sâu sắc những ƣu điểm và những biểu hiện phức tạp của thanh niên hiện nay, Nghị quyết Đại Hội IX của Đảng đã xác định đối với thế hệ trẻ cần phải “chăm lo giáo dục, bồi dƣỡng, đào tạo phát triển toàn diện về chính trị, tƣ tƣởng đạo đức lối sống, văn hóa, sức khỏe, nghề nghiệp giải quyết việc làm, phát triển tài năng và sức sáng tạo, phát huy vai trò xung kích trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Xã Thụy Dƣơng huyện Thái Thụy tỉnh Thái Bình là miền đất trù phú, đầy tiềm năng về phát tiển kinh tế nông nghiệp, nông thôn ở nƣớc ta. Trong những năm qua, cùng với quá trình phát triển của cả tỉnh, Thụy Dƣơng có những bƣớc chuyển mạnh mẽ về nhiều mặt, đặc biệt là sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế đã đạt nhiều thành tựu quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế -xã hội, chính trị ổn định. Trong những thành tựu đó có vấn đề việc làm cho nguời lao động nói chung, thanh niên nói riêng. 7 Tuy nhiên vấn đề việc làm cho thanh niên ở xã Thụy Dƣơng huyện Thái Thụy tỉnh Thái Bình hiện nay đang thể hiện nhiều bất cập: Hàng năm, số học sinh, sinh viên ra trƣờng không xin đƣợc việc ở các thành phố, bộ đội xuất ngũ, số ngƣời đi xuất khẩu lao động ở nƣớc ngoài về, số lao động dôi ra do sắp xếp lại bộ máy các cơ quan doanh nghiệp khi trở về địa phƣơng sinh sống đều thiếu việc làm. Mặt khác, một bộ phận thanh niên ở địa phƣơng này không có việc làm do trình độ học vấn và tay nghề chuyên môn còn thấp, chƣa thực sự thay đổi suy nghĩ, tập quán sống, chƣa thích ứng với yêu cầu của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc và hội nhập kinh tế quốc tế. Trong khi đó, các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn chƣa coi thanh niên trong xã là lực lƣợng lao động chủ chốt, nên chƣa nhiệt tình và tin cậy để phổ biến nghề mới, đào tạo nghề, tƣ vấn nghề và hỗ trợ các kỹ năng nghề cho thanh niên còn hạn chế. Do đó, tỷ lệ thiếu việc làm và tình trạng thất nghiệp của thanh niên có xu hƣớng ngày càng tăng, mức thu nhập thấp đã dẫn tới con đƣờng thanh niên phải tự tìm kiếm việc làm mới, không ít trƣờng hợp bị lừa gạt hoặc phải làm những công việc ở mức lƣơng thấp hoặc những việc làm trái với pháp luật, đạo đức của xã hội: mại dâm, trộm cắp, cƣớp giật, lừa đảo, buôn bán ma túy mà mục đích chỉ vì cuộc sống sinh tồn thiếu việc làm và thất nghiệp, mức thu nhập thấp ở nông thôn gây ra. Trƣớc tình hình đó, các cấp và các ngành ở địa phƣơng đã chú trọng, đầu tƣ, quan tâm giải quyết vấn đề việc làm cho thanh niên nhƣng hiệu quả chƣa cao; các biện pháp tiến hành chƣa đồng bộ, chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu về việc làm của đa số thanh niên trên địa bàn xã. Bởi vậy, cho đến thời điểm này, đây vẫn là một bài toán khó cần có những giải pháp tháo gỡ. Nhƣ vậy, căn cứ vào những cơ sở trên đây, rõ ràng rằng việc làm cho thanh niên ở xã Thụy Dƣơng huyện Thái Thụy tỉnh Thái Bình đang kéo theo hàng loạt những vấn đề xã hội cấp bách cần đƣợc giải quyết. Trong đó, nhóm thanh niên thiếu việc làm, thất nghiệp đƣợc xác định là nhóm đối 8 tƣợng yếu thế cần có sự can thiệp trợ giúp của công tác xã hội. Do đó, tác giả đã lựa chọn đề tài: “Thực trạng và nhu cầu việc làm của thanh niên nông thôn hiện nay từ góc nhìn công tác xã hội (nghiên cứu trường hợp tại xã Thụy Dương huyện Thái Thụy tỉnh Thái Bình)”. 2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu Việc làm là một trong những vấn đề có tính toàn cầu, là mối quan tâm lớn của nhiều quốc gia nói chung và Việt Nam nói riêng. Trên thế giới, các công trình nghiên cứu đã cung cấp cho ngƣời đọc những cái nhìn đa chiều về lao động việc làm nói chung. Đáng chú ý có: ILO (Tổ chức lao động quốc tế) đã tiến hành nghiên cứu vấn đề an sinh xã hội của 10 nƣớc công nghiệp. Họ chỉ ra rằng, một bộ phận dân cƣ nhất là vùng nông thôn lâm vào tình trạng thất nghiệp nên bị ngừng hoặc giảm đáng kể về thu nhập. ILO cũng đƣa ra những tiêu chuẩn của an sinh xã hội trong đó có trợ cấp thất nghiệp và trợ cấp tai nạn nghề nghiệp. Ở Trung Quốc, những nhà nghiên cứu nhƣ Hồ Hiếu Nghĩa, Lý Bồi Lâm, Lý Cƣờng, Mã Nhung đã tiến hành nhiều công trình nghiên cứu để thực hiện sự ổn định xã hội hài hòa. Vấn đề việc làm và việc nông dân Trung Quốc phải đi làm thuê ở Trung Quốc đang nổi lên, có thể thấy đƣợc tình cảnh này trong cuốn sách “Đảm bảo xã hội với ngƣời nông dân làm thuê ở thành phố” (NXB. Quản trị kinh tế - 2004), “Việc làm và an sinh xã hội: Bài toán khó trong thế kỷ mới” (NXB. Nhân dân Vân Nam - 2000) Ở Nhật Bản, tác giả Sato (2010) trong cuốn sách: “Thất nghiệp và an sinh xã hội” đã phân tích lỗ hổng của chế độ an sinh xã hội tạo ra sự gia tăng nạn thất nghiệp. Ở Mỹ, Margaret S.Malone đã phân tích sự thay đổi về dân số đã làm cho ngƣời thất nghiệp sẽ càng ngày càng nhiều hơn trong số những ngƣời đang ở độ tuổi lao động. (Agenda for social security: Challenges for the 9 new congress and the new administration, Social Security Advisory Board, Februry 2001). Trong cộng đồng châu Âu, ngƣời ta thƣờng đề cập tới sự “tách biệt xã hội”. Nhiều nhà nghiên cứu đã đi vào ba vấn đề cơ bản của “tách biệt xã hội”: kinh tế, chính trị, văn hóa. Xét về kinh tế, ngƣời bị coi là “tách biệt xã hội” là những ai gặp khó khăn về việc làm, thu nhập, giảm sút, lâm vào cảnh nghèo túng. Việc làm là một khía cạnh của sự tách biệt kinh tế, thiếu việc làm sẽ có ảnh hƣởng trực tiếp đến thu nhập của hộ gia đình, làm hạn chế khả năng tiếp cận hàng hóa và dịch vụ tối thiểu của từng gia đình. Ở Việt Nam, từ những năm 90 trở lại đây, liên quan đến chủ đề của luận văn đã có nhiều công trình nghiên cứu. Tiêu biểu nhƣ: Năm 1991, trong công trình “Giải quyết việc làm cho thanh niên trong độ tuổi lao động ở một số thành phố miền bắc Việt Nam” (Trƣờng đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội ) tác giả Tống văn Đƣờng đã trình bày về nhu cầu việc làm của lứa tuổi thanh niên và vai trò của họ trong sản xuất. Đề tài khẳng định đó là một bộ phận quan trọng của nguồn lao động, nhu cầu đƣợc làm việc, đƣợc học tập là nhu cầu chính đáng của thanh niên từ 16 đến 30 tuổi đòi hỏi các tổ chức xã hội, chính quyền đoàn thể và mọi ngƣời lao động phải quan tâm. Bên cạnh đó, tác giả đã nêu lên sự hình thành và kết cấu nguồn lao động của thanh niên ở các thành phố. Phân tích thực trạng tạo việc làm cho thanh niên, đề xuất những phƣơng hƣớng và biên pháp chủ yếu tạo việc làm cho thanh niên trong độ tuổi lao động (cả về chính sách kinh tế - xã hội lẫn tạo việc làm) giai đoạn 1991- 1995 ở các thành phố) Năm 1997, Nguyễn Hữu Dũng và Trần Hữu Trung có tác phẩm “Về chính sách giải quyết việc làm của Việt Nam” (NXB.Chính trị quốc gia, Hà Nội). Các tác giả đã trình bày tổng quát về phƣơng pháp luận và phƣơng pháp tiếp cận chính sách việc làm, làm rõ thực trạng vấn đề việc 10 Ket-noi.com forum công nghệ, giáo dục làm ở Việt Nam hiện nay. Từ đó khuyến nghị định hƣớng một số chính sách cụ thể về việc làm trong thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa. Năm 2001, Lê Duy Đồng có bài “Lao động việc làm thời kỳ 1991 – 2000 và phương hướng giai đoạn 2001 – 2010” đăng trên“Tạp chí lao động xã hội”. Tháng 6/2005, Đinh Trọng Thịnh có bài “WTO và vấn đề tạo việc làm cho người lao động” đăng trên “Tạp chí kinh tế và phát triển”. Trong đó, các tác giả đã đi sâu vào các vấn đề nhƣ kết quả giải quyết việc làm, những mặt yếu kém và bất cập, phƣơng hƣớng giải quyết việc làm đặc biệt trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế. Đỗ Thế Tùng có bài “Ảnh hưởng của nền kinh tế tri thức tới vấn đề giải quyết việc làm ở Việt Nam” đăng trên “Tạp chí lao động và công đoàn số 6” (năm 2002). Bài báo đã đề cập đến tình hình việc làm và công tác giải quyết việc làm của nƣớc ta dƣới sự tác động của nền kinh tế tri thức. Cùng thời gian trên, Nguyễn Lan Hƣơng viết tác phẩm “Thị trường lao động ở Việt Nam định hướng và phát triển” (NXB. Lao động xã hội). Tác giả đi từ việc phân tích các luận cứ cơ bản định hƣớng phát triển thị trƣờng lao động Việt Nam, sự hình thành và phát triển thị trƣờng lao động Việt Nam. Từ đó đề xuất các giải pháp định hƣớng thị trƣờng lao động Việt Nam giai đoạn 2001 – 2010 Năm 2002, Nguyễn Bá Ngọc, Trần Văn Hoan (chủ biên) viết “Toàn cầu hóa cơ hội và thách thức đối với lao động Việt Nam”, NXB. Lao động xã hội, Hà Nội. Các tác giả đã trình bày tổng quan tác động của toàn cầu hóa kinh tế, phân tích những cơ hội và thách thức đối với lao động Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế. Từ đó, đề ra các giải pháp đối với lao động Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế Năm 2006, trong công trình: “Thị trường lao động Việt Nam – Thực trạng và giải pháp” NXB. Chính trị quốc gia, Nguyễn Thị Thơm đã thông qua những vấn đề lý luận cơ bản về thị trƣờng lao động, kinh nghiệm của một số nƣớc trên thế giới. Cuốn sách giúp ngƣời đọc thấy đƣợc bức 11 tranh toàn cảnh thị trƣờng lao động nƣớc ta hiện nay; qua đó cùng tác giả suy ngẫm về những giải pháp nhằm phát triển đúng hƣớng, hiệu quả thị trƣờng này. Năm 2008, Nguyễn Duy Anh viết bài “Giải quyết việc làm ở Hà Nội” Đại học kinh tế - Đại học quốc gia Hà Nội. Tác giả đã chủ yếu tập trung phân tích, đánh giá thực trạng việc làm thất nghiệp ở Hà Nội từ năm 2000 đến nay. Đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm giải quyết việc làm cho ngƣời lao động ở Hà Nội. Ngày 9/3/2011, Nguyễn Thanh viết “Vấn đề giải quyết việc làm cho thanh niên hiện nay” trên báo “Nhân đạo và đời sống” đã đề cập đến tình hình lao động, nghề nghiệp của thanh niên giai đoạn 2000 – 2006 sau đó đã đƣa ra các giải pháp nhằm giải quyết vến đề việc làm cho thanh niên. Trong các giải pháp đã đƣa ra, bài báo nhấn mạnh đến phát huy vai trò xung kích của tổ chức Đoàn Thanh niên trong giải quyết việc làm cho thanh niên. Ngày 17/08/2013, Lâm Vũ viết “Việc làm cho thanh niên nông thôn: Chính sách chưa vào cuộc sống” trên báoHà Nội mới. Bài báo đã nói lên tình trạng việc làm cho thanh niên nông thôn chƣa ổn định, thu nhập thấp. Theo đó, tác giả đã khẳng định thanh niên nông thôn hiện rất cần có cơ chế, chính sách hỗ trợ để họ có thể phát huy khả năng và sức lực của mình. Báo Dân Việt số ra ngày 30/3/2014 đã đăng bài của Đăng Thúy, Minh Nguyệt “Cấp bách vấn đề việc làm cho thanh niên”. Bài báo đã đề cập đến Hội nghị Bộ trƣởng ASEM về lao động và việc làm với chủ đề “Việc làm - An sinh xã hội: Chìa khóa để phát triển bền vững và toàn diện” đã khai mạc tại Hà Nội với sự tham dự của gần 300 đại biểu trong và ngoài nƣớc. Phát biểu tại Hội nghị, Thủ tƣớng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định, Việt Nam hết sức coi trọng phát triển mối quan hệ ngoại giao và kinh tế, thƣơng mại, đầu tƣ với các nƣớc ASEM, trong đó hợp tác về lao động, 12 việc làm và an sinh xã hội là một trụ cột quan trọng. Phát triển kinh tế gắn liền với bảo đảm an sinh xã hội là một chính sách nhất quán của Chính phủ Việt Nam. Tại hội nghị, các đại biểu cũng cho rằng, việc làm cho thanh niên đang là vấn đề cấp bách hiện nay, khi tỷ lệ thất nghiệp rơi vào thanh niên đang ở mức đáng báo động với con số 75 triệu thanh niên đang thất nghiệp. Để đảm bảo cho ngƣời lao động có cơ hội tìm đƣợc việc làm, bên cạnh một loạt các giải pháp phục hồi và đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, Chính phủ Việt Nam đang triển khai nhiều chƣơng trình, đề án tạo việc làm, nâng cao kỹ năng nghề và tăng cƣờng khả năng tiếp cận thị trƣờng lao động cho mọi ngƣời lao động, đặc biệt là thanh niên và nhóm đối tƣợng yếu thế nhƣ Chƣơng trình việc làm quốc gia, Chƣơng trình dạy nghề cho thanh niên, Chƣơng trình giải quyết việc làm gắn với xóa đói giảm nghèo cho đồng bào nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số… Nhìn chung, các công trình và bài viết nói trên đã tiếp cận vấn đề việc làm và thất nghiệp, tình hình việc làm và giải quyết việc làm cho thanh niên, tác động của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế đến ngƣời lao động, giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn dƣới nhiều góc độ và gợi mở ra nhiều hƣớng nghiên cứu mới… Song các công trình chỉ nghiên cứu trên quy mô lớn, phạm vi rộng với những cái nhìn đa chiều về vấn đề việc làm nói chung mà chƣa có nghiên cứu nào đi sâu tìm hiểu vấn đề việc làm cho thanh niên cũng nhƣ nhu cầu việc làm của họ từ góc nhìn công tác xã hội. Trong phạm vi địa phương, các nghiên cứu xoay quanh vấn đề việc làm tập trung nhiều ở tỉnh Thái Bình nói chung, huyện Thái Thụy nói riêng. Có thể kể ra nhƣ: Các tác giả Chu Lƣơng, Thành Nam có bài “Thái Bình – đào tạo nghề cho lao động nông thôn” đăng trênbáo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam số ra ngày 15/09/2013. Bài báo đã đề cập đến công tác đào tạo nghề và truyền nghề, phát triển nghề tiểu thủ công nghiệp, từ năm 2008 đến hết năm 2012 ở Thái 13 Bình. Bài báo đã khẳng định việc hỗ trợ đào tạo nghề công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp không chỉ giúp ngƣời dân nói chung và thanh niên nói riêng có điều kiện vào làm việc tại các công ty hoặc tìm thêm nghề thủ công làm lúc nông nhàn để nâng cao thu nhập, mà còn góp phần quan trọng vào việc chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang các ngành, lĩnh vực khác, đáp ứng yêu cầu về tiêu chí cơ cấu lao động trong xây dựng nông thôn mới”, góp phần làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hƣớng công nghiệp hóa, góp phần xóa đói giảm nghèo và phát triển đời sống văn hóa - xã hội ở nông thôn. Năm 2009, Bùi Đức Hoàng đã bảo vệ luận văn thạc sỹ “Nghiên cứu giải pháp chủ yếu nhằm tạo việc làm cho thanh niên nông thôn ở huyện Thái Thụy tỉnh Thái Bình”, Đại học nông nghiệp Hà Nội. Trong đó, tác giả cũng đã nêu vấn đề việc làm cho thanh niên cũng nhƣ công tác giải quyết việc làm cho thanh niên ở Thái Thụy – Thái Bình dƣới cái nhìn kinh tế chính trị. Tuy vậy các giải pháp mà tác giả đƣa ra còn chung chung, chƣa nhấn mạnh yếu tố phát huy nguồn lực của cộng đồng. Trong phạm vi xã Thụy Dƣơng, việc làm cho thanh niên cũng đã đƣợc đề cập trong một số bài phát biểu của cán bộ địa phƣơng hoặc một số bài báo: Nhà báo Lã Thị Phƣơng có bài “Nghề làm hương Lai Triều” số ra ngày 7/8/2013 trên cổng thông tin điện tử Thái Thụy. Bài viết đã lồng ghép vấn đề việc làm cho thanh niên với chủ đề về phát triển làng nghề của xã Thụy Dƣơng nói chung, chƣa có cái nhìn cụ thể, sâu sắc về thực trạng việc làm cũng nhƣ công tác giải quyết việc làm cho thanh niên ở xã Thụy Dƣơng trong thời gian vừa qua. Nhƣ vậy, cho đến nay, chƣa có một công trình nghiên cứu chính thức nào về thực trạng và nhu cầu việc làm của thanh niên ở xã Thụy Dƣơng – huyện Thái Thụy – tỉnh Thái Bình một cách cơ bản, toàn diện và có hệ thống từ góc nhìn công tác xã hội. Hơn nữa, việc tìm ra các giải pháp để 14 giải quyết việc làm cho đối tƣợng thanh niên ở Thụy Dƣơng sẽ có giá trị rất lớn trong việc ứng dụng các giải pháp này để giải quyết việc làm cho thanh niên ở các địa phƣơng khác dựa trên nhu cầu chính đáng của bản thân họ. Rõ ràng, việc nghiên cứu đề tài: “Thực trạng và nhu cầu việc làm của thanh niên nông thôn hiện nay từ góc nhìn công tác xã hội (nghiên cứu trường hợp tại xã Thụy Dương huyện Thái Thụy tỉnh Thái Bình)” là cần thiết, có ý nghĩa khoa học và thực tiễn. 3. Ý nghĩa của nghiên cứu Đối với địa phương: Giúp địa phƣơng thấy đƣợc thực trạng việc làm giải quyết đến đâu Giúp cho cán bộ và nhân dân trong xã thấy rõ đƣợc vai trò của công tác xã hội trong việc hỗ trợ giải quyết việc làm cho thanh niên qua đó thấy đƣợc thấy đƣợc tính ƣu việt của khoa học công tác xã hội ứng dụng trong đời sống Đối với nhà nước: Luận văn đã xây dựng những vấn đề có tính lý luận và thực tiễn về việc làm cho thanh niên nông thôn nói chung trong giai đoạn hiện nay. Luận văn góp phần cung cấp thêm những cơ sở khoa học cho hoạt động hoạch định chính sách, tạo điều kiện giải quyết vấn đề việc làm cho thanh niên nông thôn theo hƣớng tích cực và bền vững. 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 4.1 Mục đích nghiên cứu Đánh giá thực trạng và nhu cầu việc làm của thanh niên từ góc nhìn công tác xã hội, từ đó tìm hiểu vai trò của công tác xã hội trong việc giải quyết việc làm cho thanh niên ở xã Thụy Dƣơng, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình 4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn của việc tạo ra việc làm cho thanh niên nông thôn 15 Khái quát việc làm của thanh niên nông thôn ở xã Thụy Dƣơng, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình. Tìm hiểu thực trạng lao động và đánh giá nhu cầu việc làm cho thanh niên ở xã Thụy Dƣơng, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình từ góc nhìn công tác xã hội. Đề xuất các giải pháp giải quyết vấn đề việc làm cho thanh niên ở xã Thụy Dƣơng, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình từ góc nhìn công tác xã hội. 5. Đối tƣợng, khách thể và phạm vi nghiên cứu. 5.1 Đối tƣợng nghiên cứu Thực trạng và nhu cầu việc làm của thanh niên nông thôn 5.2 Khách thể nghiên cứu Thanh niên sinh sống, lao động và học tập trên địa bàn xã Thụy Dƣơng huyện Thái Thụy tỉnh Thái Bình. 5.3 Phạm vi nghiên cứu Địa điểm: Xã Thụy Dƣơng, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình Thời gian: từ tháng 10/2013 đến tháng 5/2014 Nội dung: Nghiên cứu thực trạng và nhu cầu việc làm của thanh niên ở xã Thụy Dƣơng huyện Thái Thụy tỉnh Thái Bình 6. Câu hỏi nghiên cứu Thực trạng và nhu cầu việc làm cho thanh niên ở xã Thụy Dƣơng huyện Thái Thụy tỉnh Thái Bình từ góc nhìn công tác xã hội đƣợc thể hiện nhƣ thế nào? Công tác giải quyết việc làm cho thanh niên của xã Thụy Dƣơng huyện Thái Thụy hiện nay đạt hiệu quả ra sao? Các giải pháp nào từ góc nhìn công tác xã hội nhằm giải quyết vấn đề việc làm cho thanh niên ở xã Thụy Dƣơng. 7. Giả thuyết nghiên cứu Trong điều kiện kinh tế khó khăn, năng lực tiếp cận thị trƣờng lao động của ngƣời dân còn hạn chế, việc chuyển dịch cơ cấu lao động đang 16 diễn ra rất nhanh, phải tìm hiểu thực trạng và nhu cầu việc làm của thanh niên từ góc nhìn công tác xã hội mới đề xuất các giải pháp giải quyết việc làm một cách hiệu quả 8. Phƣơng pháp nghiên cứu 8.1. Phương pháp tiếp cận Phƣơng pháp tiếp cận xu thế chuyển dịch cơ cấu lao động: Trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nƣớc, việc tổ chức sản xuất sẽ diễn ra theo hƣớng dịch chuyển cơ cấu kinh tế đáp ứng xu thế chuyển kinh tế nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ. Xu thế đó tất yếu sẽ dẫn đến sự chuyển dịch cơ cấu lao động tƣơng ứng. Nhƣ vậy, việc bố trí tổ chức việc làm phải tuân theo những yêu cầu chuyển dịch cơ cấu lao động. Phƣơng pháp tiếp cận thị trƣờng lao động: Đi theo hƣớng nghiên cứu thị trƣờng lao động là nhắc đến quy luật cung cầu. Kinh tế phát triển, thị trƣờng đòi hỏi lao động có chất lƣợng cao. Trong bối cảnh đó, việc làm phải đƣợc tổ chức theo quy luật cung cầu lao động. Những việc làm không căn cứ vào nhu cầu lao động sẽ không thể thực hiện đƣợc và tình trạng không kiếm đƣợc nơi làm việc sẽ xảy ra. Phƣơng pháp tiếp cận hệ thống: Việc làm trên địa bàn dân cƣ đƣợc tổ chức thành một hệ thống, trong đó, mỗi việc làm sẽ đƣợc thực hiện trong sự vận hành của cả hệ thống. Phƣơng pháp tiếp cận nhu cầu: là cách tiếp cận dựa trên những đòi hỏi, mong muốn, nguyện vọng của con ngƣời về vật chất và tinh thần để tồn tại và phát triển. Tùy theo trình độ nhận thức, môi trƣờng sống, những đặc điểm tâm sinh lý, mỗi thanh niên có những nhu cầu khác nhau về việc làm. Nhu cầu là yếu tố thúc đẩy họ hoạt động. Nhu cầu càng cấp bách thì khả năng chi phối họ càng cao. Nghiên cứu dựa trên nhu cầu sẽ tìm hiểu đƣợc những việc làm nào đã đáp ứng đƣợc nhu cầu, những việc làm nào chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu của thanh niên. Từ đó, dựa trên phƣơng pháp tiếp cận này, nhà nghiên cứu sẽ đƣa ra hƣớng phát triển nhằm 17 Ket-noi.com forum công nghệ, giáo dục tạo ra điều kiện để thoả mãn tối đa nhu cầu của việc làm cho thanh niên trên địa bàn. Nhƣ vậy, với những cách tiếp cận khác nhau, đề tài có góc nhìn đa dạng hơn nhằm tìm hiểu thực trạng và nhu cầu việc làm của thanh niên ở địa bàn nghiên cứu. 8.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể Phương pháp quan sát: Trong quá trình thực hiện nghiên cứu, nhà nghiên cứu đã tiến hành quan sát mức sống, thái độ, hành vi của thanh niên và cán bộ địa phƣơng đối với các vấn đề liên quan đến tình hình việc làm và công tác giải quyết vấn đề việc làm cho thanh niên trong xã. Cụ thể: Đối với thanh niên: Nhà nghiên cứu quan sát công việc hiện tại của họ có đúng theo nhu cầu và mong muốn của họ hay không. Quan sát mức sống của họ nhƣ thế nào. Họ đang gặp những rào cản gì trong việc xin việc làm và làm việc theo nhu cầu của mình. Nhà nghiên cứu quan sát thái độ của họ khi họ đang gặp khó khăn trong việc giải quyết việc làm và những hành vi nào của họ đã làm để giải quyết vấn đề việc làm cho mình. Những thông tin đã quan sát đƣợc giúp cho nhà nghiên cứu thấy đƣợc một phần thực trạng việc làm, nhu cầu việc làm và những vấn đề xã hội có thể nảy sinh từ vấn đề việc làm của thanh niên trong xã, từ đó có thể tìm ra các giải pháp giải quyết thích hợp. Đối với cán bộ địa phƣơng: Nhà nghiên cứu quan sát thái độ của họ trƣớc tình hình kinh tế xã hội của địa phƣơng trong thời gian qua và thực trạng việc làm của thanh niên trong xã. Ngoài ra, nhà nghiên cứu còn quan sát hành vi của cán bộ địa địa phƣơng đã làm những gì để giải quyết việc làm cho thanh niên và kết quả họ đã làm đƣợc nhu thế nào. Những thông tin mà nhà nghiên cứu quan sát đƣợc góp phần cung cấp cho luận văn thực trạng công tác giải quyết việc làm cho thanh niên của địa phƣơng. Từ đó, nhà nghiên cứu có thể đánh giá đƣợc những gì mà cán bộ địa phƣơng đã làm đƣợc, những gì chƣa làm đƣợc trong việc giải quyết việc làm cho thanh 18 niên. Đây sẽ là cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp giải quyết việc làm cho thanh niên trong xã. Phương pháp phỏng vấn sâu: phỏng vấn 15 ngƣời. Bao gồm: Phỏng vấn những ngƣời đại diện chính quyền địa phƣơng nhƣ: phó chủ tịch xã, bí thƣ đoàn thanh niên, trƣởng công an xã…Nội dung phỏng vấn bao gồm: nhận xét nhƣ thế nào về: tình hình hình kinh tế xã hội ở địa phƣơng trong những năm qua; về số lƣợng trình độ của thanh niên; về thực trạng việc làm của thanh niên trong xã, hiện nay nhu cầu việc làm của thanh niên là gì; nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng vẫn có bộ phận thanh niên thất nghiệp, chƣa có việc làm tại địa phƣơng; yếu tố nào sẽ là những rào cản cho việc đáp ứng nhu cầu việc làm của thanh niên trong xã hiện nay. Từ đó, nhà nghiên cứu hỏi cán bộ địa phƣơng về những chính sách của xã trong việc giải quyết việc làm cho thanh niên; các chƣơng trình đó đã đạt đƣợc những thành tựu gì trong việc giải quyết việc làm cho thanh niên xã; có đề xuất gì để giải quyết việc làm cho thanh niên trong thời gian tới. Phỏng vấn đại diện hộ gia đình có thanh niên trong xã. Cụ thể: Gia đình có bao nhiêu ngƣời, nghề nghiệp hiện tại của các con của họ; các con ông/bà có gặp những khó khăn nhƣ thế nào về tìm việc làm, nhu cầu việc làm của các con hiện nay là gì, có gặp những rào cản nào không; có kiến nghị gì với chính quyền về việc giải quyết việc làm cho thanh niên. Phỏng vấn doanh nghiệp địa phƣơng: hoạt động trong lĩnh vực nào, có bao nhiêu lao động, lao động là thanh niên chiếm bao nhiêu trong số đó; có nhận định nhƣ thế nào về số lƣợng và chất lƣợng lao động là thanh niên trong công ty; có mong muốn gì ở đội ngũ lao động thanh niên địa phƣơng hiện nay; có kiến nghị với địa phƣơng về vấn đề lao động và việc làm với chính quyền địa phƣơng không. Phỏng vấn thanh niên: hiện tại họ đang làm nghề gì; công việc 19
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng