Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Trung học phổ thông Tích hợp liên môn hóa học 11 chủ đề cacbon và hợp chất của cacbon...

Tài liệu Tích hợp liên môn hóa học 11 chủ đề cacbon và hợp chất của cacbon

.DOC
38
9068
78

Mô tả:

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG VÂN TẢO MÔN HỌC CHÍNH CỦA CHỦ ĐỀ: HÓA HỌC MÔN HỌC ĐƯỢC TÍCH HỢP: VẬT LÍ, SINH HỌC Giáo viên thực hiện: VŨ THỊ LAN – GV HÓA HỌC NGUYỄN THỊ KHUYÊN – GV SINH HỌC Tổ chuyên môn: Lí - Hoá - Sinh NĂM HỌC 2014 – 2015 MỤC LỤC 1. Tên hồ sơ dạy học…………………………………………………………. 1 2. Mục tiêu dạy học………………………………………………………… 1 2.1. Kiến thức……………………………………………………………… 2.2. Kĩ năng…………………………………………………………… 2 3 2.3. Thái độ………………………………………………………………… 4 3. Đối tượng dạy học của bài học……………………………………………. 4. Ý nghĩa của bài học……………………………………………………… 4 4.1.Đối với thực tiễn dạy học……………………………………………… 5 5 4.2. Đối với thực tiễn đời sống xã hội. ……………………………………… 5 5. Thiết bị dạy học, học liệu…………………………………………………. 6 5.1. Các thiết bị, đồ dùng dạy học………………………………………… 6 5.2. Học liệu…………………………………………………………………. 6 5.3. Ứng dụng công nghệ thông tin………………………………………… 6. Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học………………………………… 11 12 7. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập……………………………………… 34 7.1. Các bước tiến hành đánh giá kết quả học tập của HS ….. 35 7.2. Kết quả học tập của HS học theo dự án……………………………… 8. Mô tả sản phẩm của học sinh…………………………………………… Phụ lục (đề kiểm tra, mấu phiếu đánh giá )........................ 35 PHIẾU MÔ TẢ HỒ SƠ DẠY HỌC DỰ THI CỦA GIÁO VIÊN 1. Tên hồ sơ dạy học: Cacbon và hợp chất của cacbon. Thời lượng: 5 - 6 tiết học ngoại khóa 2. Mục tiêu dạy học Để thực hiện nội dung đề ra là: “Tìm hiểu về tính chất, ứng dụng,cách điều chế của cacbon và các hợp chất của cacbon”, HS cần vận dụng kiến thức, kĩ năng của ba môn học Hóa học, Vật lý, Sinh học. Học xong chủ đề này, HS có thể: 2.1. Kiến thức a. Môn Hóa học: + Nêu được vị trí của cacbon trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học (Bài 15: Cacbon – Hóa Học lớp 11) + Viết được cấu hình electron nguyên tử Cacbon (Bài 15: Cacbon – Hóa Học lớp 11) + Phân biệt được các dạng thù hình của cacbon (Bài 15: Cacbon – Hóa Học lớp 11) + Trình bày được tính chất vật lí và ứng dụng của Cacbon (Bài 15: Cacbon – Hóa Học lớp 11) + Trình bày được tính chất vật lí của CO, CO2 và muối cacbonat. (Bài 16:Hợp chất của Cacbon – Hóa Học lớp 11) + Giải thích được tính chất hóa học của muối cacbonat (nhiệt phân, tác dụng với axit, với dung dịch kiềm). (Bài 16:Hợp chất của Cacbon – Hóa Học lớp 11) + Biết các phương pháp điều chế khí CO2, CO trong công nghiệp (tạo khí lò ga, khí than ướt) và trong phòng thí nghiệm. (Bài 16:Hợp chất của Cacbon – Hóa Học lớp 11) + Nêu được thành phần hoá học, ứng dụng của một số muối cacbonat quan trọng (Bài 16:Hợp chất của Cacbon – Hóa Học lớp 11) - Hiểu được: + Một số dạng thù hình của cacbon (kim cương, than chì,)có tính chất vật lí khác nhau do cấu trúc tinh thể và khả năng liên lết khác nhau. (Bài 15: Cacbon – Hóa Học lớp 11) + Cacbon có tính oxi hoá yếu (oxi hóa hiđro và canxi), tính khử ( khử oxi, oxit kim loại). Trong một số hợp chất vô cơ, cacbon thường có số oxi hóa +2 hoặc +4. (Bài 15: Cacbon – Hóa Học lớp 11) + CO có tính khử mạnh (tác dụng với oxi, clo, oxit kim loại). (Bài 16:Hợp chất của Cacbon – Hóa Học lớp 11) + CO2 là một oxit axit, có tính oxi hóa yếu ( tác dụng với Mg, C ) (Bài 16:Hợp chất của Cacbon – Hóa Học lớp 11) + H2CO3 là axit yếu, hai nấc, không bền. (Bài 16:Hợp chất của Cacbon – Hóa Học lớp 11) b. Môn Vật lý: + Trình bày được khái niệm về hiện tượng phóng xạ ( Bài 37: Phóng xạ vật lý 12) + Biết đại lượng đặc trưng cho phóng xạ là chu kỳ bán rã (Bài 37: Phóng xạ - Vật lý 12) + Biết công thức tính khối lượng và số nguyên tử còn lại sau phóng xạ ( Bài 37: Phóng xạ - Vật lý 12 ) - Hiểu được: + Đồng vị 14C phân bố tỉ lệ trong không khí và trong các thực vật sống và thực vật đã chết( Bài 37: Phóng xạ - Vật lý 12 ) 14 + Phương pháp xác định niên đại của các cổ vật dựa vào động vị phóng xạ C ( Bài 37: Phóng xạ - Vật lý 12 ) c. Môn Sinh học + Viết được phương trình tổng quát của quang hợp (Bài 8 sinh học 11) + Nêu được khái niệm quang hợp và trình bày vai trò của quang hợp đối với con người và các sinh vật khác trên trái đất (Bài 8 sinh học 11) + Giải thích được các đặc điểm hình thái của lá phù hợp với chức năng quang hợp (Bài 8 sinh học 11) + Phân biệt được 2 pha của quang hợp về điều kiện, nguyên liệu, vị trí xảy ra và sản phẩm.(Bài 9 sinh học 11) + Giải thích được tên gọi của các nhóm thực vật C 3, C4, CAM và so sánh hiệu quả quang hợp ở các nhóm thực vật đó. (Bài 9 sinh học 11) + Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quang hợp và vận dụng tăng năng suất cây trồng ở địa phương. (Bài 10, 11 sinh học 11) 2.2. Kĩ năng - Dự đoán tính chất hoá học của cacbon, kiểm tra và kết luận. (Bài 15: Cacbon – Hóa Học lớp 11) - Viết các PTHH minh hoạ tính chất hoá học của cacbon. (Bài 15: Cacbon – Hóa Học lớp 11) - Giải được bài tập: Tinh khối lượng cacbon tham gia phản ứng với hỗn hợp chất khử hoặc % khối lượng các chất trong sản phẩm, một số bài tập tổng hợp có nội dung liên quan. (Bài 15: Cacbon – Hóa Học lớp 11) - Biêt sử dụng các dạng thù hình của Cacbon trong các mục đich khác nhau. (Bài 15: Cacbon – Hóa Học lớp 11) - Thực hiện một số thí nghiệm, quan sát hình ảnh thí nghiệm, rút ra nhận xét. (Bài 15: Cacbon – Hóa Học lớp 11) - Viết được công thức cấu tạo của CO, CO2. (Bài 16:Hợp chất của Cacbon – Hóa Học lớp 11) - Suy đoán tính chất từ cấu tạo phân tử ( số oxi hoá của C), kiểm tra và kết luận. (Bài 16:Hợp chất của Cacbon – Hóa Học lớp 11) - Viết các phương trình hóa học minh hoạ tính chất hoá học của CO, CO2, muối cacbonat. (Bài 16:Hợp chất của Cacbon – Hóa Học lớp 11) - Giải được bài tập : Tính thành phần % muối cacbonat trong hỗn hợp ; tính % khối lượng oxit trong hỗn hợp phản ứng với CO; tính % thể tích CO và CO2 trong hỗn hợp phản ứng, một số bài tập tổng hợp khác có nội dung liên quan. (Bài 16:Hợp chất của Cacbon – Hóa Học lớp 11) - Có khả năng làm việc cá nhân và tập thể; phát huy tính tích cực học tập; phát huy năng lực và sự sáng tạo của HS. - Dự đoán được hiện tượng phóng xạ diễn ra như thế nào ( Bài 37: Phóng xạ - Vật lý 12) - Giải được các bài tập cơ bản về tính số nguyên tử còn lại và khối lượng còn lại của chất phóng xạ ( Bài 37: Phóng xạ - Vạt lý 12) - Thu thập, xử lí thông tin từ các nguồn khác nhau để rút ra các kiến thức mới. - Tự tìm hiểu và thực hiện nhiệm vụ được giao một cách độc lập và hợp tác tại các góc. - Quan sát hình ảnh, video, thực tiễn, ghi chép và thu thập mẫu vật - Sử dụng thiết bị thí nghiệm - Lắng nghe tích cực - Làm việc theo nhóm - Trình bày kết quả đã thực hiện được và đánh giá. 2.3. Thái độ - Nhận thức được vai trò của cacbon trong đời sống và kĩ thuật từ đó thấy tầm quan trọng của việc sử dụng hợp lí nguồn nguyên liệu hóa thạch. - Có ý thức yêu quí và bảo vệ môi trường khí quyển trong sạch, hạn chế và không thải CO, CO2 vào khí quyển. - Tích cực, thoải mái, tự giác tham gia vào các hoạt động. - Có ý thức hợp tác, chủ động, sáng tạo trong học tập. - Củng cố niềm đam mê khoa học tự nhiên nói chung và khoa học bộ môn nói riêng. - Vận dụng kiến thức vào thực tiễn cuộc sống 3. Đối tượng dạy học của bài học - Dự án thực hiện với học sinh khối 11 - Trường THPT Vân Tảo, Thường Tín, Hà Nội. + Tổng số lớp: 01 lớp (lớp 11V1) + Tổng số HS: 35 4. Ý nghĩa của bài học 4.1.Đối với thực tiễn dạy học - Sau khi thực hiện chủ đề “ Cacbon và hợp chất của cacbon” , GV và HS rèn luyện khả năng vận dụng kiến thức của nhiều môn học để giải quyết vấn đề đặt ra. Từ đó, GV và HS có hiểu biết về tính chất, ứng dụng, cách điều chế cacbon cũng như các hợp chất của cacbon. - Kích thích động cơ, hứng thú học tập của HS đối với môn học. Phát huy tính tự lực, tính trách nhiệm, sáng tạo của HS. - Phát triển năng lực giải quyết những vấn đề phức hợp, mang tính tích hợp. Phát triển năng lực cộng tác làm việc và kĩ năng giao tiếp. Rèn luyện tính bền bỉ, kiên nhẫn. - Phát triển năng lực đánh giá của GV và HS. - Góp phần nâng cao trình độ chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm cho GV. 4.2. Đối với thực tiễn đời sống xã hội - HS được phát triển nhiều kĩ năng, đây là những kĩ năng cần thiết của người lao động trong thời đại mới. - HS biết cách vận dụng kiến thức của nhiều môn học để giải quyết một vấn đề trong thực tiễn. - HS hiểu sâu sắc hơn về cacbon và các hợp chất của cacbon, thấy tầm quan trọng cảu cacbonn trong đời sống và kĩ thuật. Từ đó có ý thức bảo vệ môi trường, yêu quí và sử dụng tiết kiệm, hợp lí các nguồn tài nguyên thiên nhiên. 5. Thiết bị dạy học, học liệu 5.1. Các thiết bị, đồ dùng dạy học - Máy vi tính. - Máy chiếu. - Bảng phụ, giấy A0, bút dạ, phấn màu. 5.2. Học liệu - Sách giáo khoa: môn Hóa học lớp 11; môn Sinh họclớp 10,11 & 12; môn Vật lí lớp 12. - Các bài báo, tài liệu về cacbon và một số hợp chất quan trọng của cacbon trên website: Bách khoa toàn thư mở Wikipedia: + cacbon + Đồng vị C14. + Hiện tượng phóng xạ. + Quang hợp. +Một số hợp chất của cacbon: cacbon đioxit, cacbon mono oxit, axit cacbonic và một số muối cacbonat +Một số hình ảnh về cacbon và hợp chất của cacbon. Một số hình ảnh về Cacbon Cấu trúc nguyên tử Kim cương Than cốc Than muội Than gỗ Mỏ than ở tỉnh Quảng Ninh Than hoạt tính ống nano cacbon Quặng magierit Quặng đolomit Núi đá vôi MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ KHÍ CACBON MONOOXIT Con người có thể bị ngộ độc khí CO nếu sử dụng không đúng cách MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ KHÍ CACBON ĐIOXIT Bình khí CO2 dùng để chữa cháy Khí CO2 gây nên hiện tượng hiệu ứng nhà kính 5.3. Ứng dụng công nghệ thông tin - Phần mềm soạn thảo văn bản: Microsoft Word. - Phần mềm tạo bài trình chiếu: Microsoft powerpoint. - Phần mềm proshow producer. - Phần mềm tổng hợp điểm các phần trình bày của học sinh: Microsoft Excel. - Tìm kiếm thông tin trên mạng - Phần mềm Teamviewer dùng cho làm việc nhóm 6. Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học I. NỘI DUNG CHÍNH CỦA CHỦ ĐỀ A. Cacbon 1. Vị trí và cấu hình electron nguyên tử. 2. Tính chất vật lí và ứng dụng. Hiện tượng phóng xạ, ứng dụng của đồng vị C14 xác định niên đại cổ vật. 3. Tính chất hóa học. 4. Trạng thái tự nhiên. 5. Điều chế. B. Hợp chất của cacbon 1. Cacbon môn oxit. 2. Cacbon đioxit. 3. Quá trình quang hợp. 4. Axit cacbonic và muối cacbonat. II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS 1. Đối với GV - Kế hoạch bài dạy và tài liệu phục vụ dạy học. - Bảng phụ,phấn màu, bút dạ để HS thảo luận. - Các tài liệu cần thiết để giới thiệu cho HS (SGK, sách GV, sách tham khảo, tranh ảnh,...). - Máy tính, máy chiếu,.... - Dụng cụ: Kẹp gỗ, đèn cồn, thìa thủy tinh, ống hút nhỏ giọt. - Hóa chất: dung dịch HNO3 đặc, than gỗ, KClO3 - Phiếu học tập, nhiệm vụ cho các nhóm tại các góc, các phiếu hỗ trợ, hợp đồng học tập. PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 (Thời gian hoàn thành: 2 phút) Câu 1: Vị trí của Cacbon trong bảng tuần hoàn là: Ô thứ……..chu kì…… nhóm…………. Câu 2: Cấu hình electron của nguyên tử Cacbon là: ………………………… Câu 3 : Xác định số oxi hóa của Cacbon trong các chất : C, CO, CO2, Na2CO3, CH4 . Từ đó suy ra các số oxi hóa của Cacbon là……………………….. BẢNG PHỤ (Thời gian hoàn thành:5 phút) Tính chất vật lí Kim cương ………………………………… Ứng dụng ……………………………………. Than chì Cacbon vô định hình ……………………………….. ……………………………… ……………………………………… …………………………………….. PHIẾU HỖ TRỢ VÀ GIAO NHIỆM VỤ HỌC TẬP THEO GÓC GÓC QUAN SÁT I. Mục tiêu: Từ các thí nghiệm các em quan sát được tìm ra được tính chất hóa học chủ yếu của cacbon. II. Thời gian: Thời gian thực hiện tối đa 6 phút. III. Nhiệm vụ: Học sinh làm việc theo nhóm: 1. Nhóm trưởng mở video cho cả nhóm quan sát. 2. Quan sát hiện tượng, viết phương trình hóa học xảy ra và rút ra kết luận về tính chất hóa học của cacbon vào giấy A4? GÓC ÁP DỤNG I. Mục tiêu: Từ phiếu hỗ trợ kiến thức của giáo viên, học sinh có thể áp dụng để giải các dạng bài tập và viết phương trình, từ các phương trình chỉ ra được tính chất hóa học của cacbon cũng như so sánh tính chất các dạng thù hình của cacbon. II. Thời gian: Thời gian thực hiện tối đa 6 phút. III. Nhiệm vụ: 1. Nhiệm vụ cá nhân, học sinh nghiên cứu nội dung bảng hỗ trợ sau: Chất khử - Là chất nhường electron và tham gia quá trình oxi hóa. - Trong phản ứng oxi hóa – khử chất khử có mức oxi hóa tăng sau phản ứng. Chất oxi hóa - Là chất nhận electron và tham gia quá trình khử. - Trong phản ứng oxi hóa – khử chất oxi hóa có mức oxi hóa giảm sau phản ứng. Làm thế nào để xác định tính chất của một chất dựa theo mức oxi hóa? - Xác định các mức oxi hóa có thể có của chất đó. - Nếu chất cần nghiên cứu có mức oxi hóa thấp nhất (trong các mức oxi hóa có thể có)thì chất đó thể hiện tính khử. Ví dụ: NH3 , N có mức oxi hóa là -3, là mức oxi hóa thấp nhất; NH3 thể hiện tính khử. - Nếu chất cần nghiên cứu có mức oxi hóa cao nhất (trong các mức oxi hóa có thể có)thì chất đó thể hiện tính o xi hóa. Ví dụ: HNO3 , N có mức oxi hóa là +5, là mức oxi hóa cao nhất; HNO3 thể hiện tính oxi hóa. - Nếu chất cần nghiên cứu có mức oxi hóa trung gian (trong các mức oxi hóa có thể có)thì chất đó vừa có thể thể hiện tính o xi hóa, vừa có thể thể hiện tính khử. Ví dụ: FeO , Fe có mức oxi hóa là +2, là mức oxi hóa trung gian 0, +2, +3; FeO thể hiện tính oxi hóa và tinh khử. Một số công thưc bổ trợ cho bài tập toán học m= n*M  n= m/M  M=m/n 2. Hoàn thành các bài tập trong phiếu học tập sau trên giấy A4 - Học sinh làm việc các nhân. PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 Bài tập 1: Đốt cháy hoàn toàn 1 gam than antraxit có chứa tạp chất trơ, toàn bộ lượng khí sinh ra cho qua dung dịch nước vôi trong dư thu được 8 gam kết tủa. Hàm lượng C trong loại than trên là: A. 96% B. 90% C. 86% D. 80% Bài tập 2: Viết phương trình hóa học xảy ra khi cho C lần lượt tác dụng với Ca, H 2, O2, HNO3đặc, H2SO4 đặc, CuO. Em hãy cho biết vai trò của C trong mỗi phản ứng? Nêu nhận xét và kết luận về tính chất hóa học chung của C? So sánh độ hoạt động các dạng thù hình của C? 3. Thảo luận nhóm và ghi kết quả vào giấy A0 GÓC PHÂN TÍCH I. Mục tiêu: Nghiên cứu nội dung kiến thức trong sách giáo khoa tìm ra được tính chất hóa học của cacbon và viết được phương trình phản ứng minh họa. II. Thời gian: Thời gian thực hiện tối đa 6 phút.. III. Nhiệm vụ: 1. Nhiệm vụ cá nhân học sinh nghiên cứu nội dung sách giáo khoa: - Mục III: + Cacbon có những tính chất hóa học nào? + So sánh tính chất hóa học các dạng thù hình của cacbon? - Mục III.1: Cacbon thể hiện tính khử khi nào? Viết phương trình minh họa? - Mục III.2: Cacbon thể hiện tính oxi hóa khi nào? Viết phương trình minh họa? 2. Thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi sau: - Trình bày tính chất hóa học của cacbon? Viết phương trình phản ứng minh họa? - So sánh tính chất hóa học các dạng thù hình của cacbon? 3. Thống nhất trong nhóm ghi nội dung vào bảng phụ. GÓC TRẢI NGHIỆM I. Mục tiêu: Từ các thí nghiệm các em tìm ra được tính chất hóa học chủ yếu của cacbon. II. Thời gian: Thời gian thực hiện tối đa 6 phút. III. Nhiệm vụ: Học sinh làm việc theo nhóm: 1. Đọc cách tiến hành thí nghiệm theo hướng dẫn trong bảng. 2. Tiến hành thí nghiệm theo hướng dẫn, quan sát hiện tượng, viết phương trình hóa học xảy ra và rút ra kết luận về tính chất hóa học của cacbon? PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3 STT 1. CÁCH TIẾN HÀNH - Cho khoảng 2ml HNO3 đặc vào ống nghiệm. - Đun nóng dung dịch HNO3 đặc, đồng thời nung nóng đỏ viên than trên ngọn lửa đèn cồn - Khi axit sôi lăn tăn thả viên than vào ống nghiệm 2. - Cho 2 thìa thủy tinh KClO3 dạng bột vào ống nghiệm. - Đốt nóng ống nghiệm trên ngọn lửa đèn cồn cho đến khi KClO3 nóng chảy hoàn toàn. - Dùng thìa thủy tinh cho một mẩu than gỗ nhỏ vào. HỢP ĐỒNG HỌC TẬP HIỆN TƯỢNG PHƯƠNG TRÌNH i. Nhiệm vụ + Tài liệu   b. Nhiệm vụ c. Tài liệu       2) 3) 5) 7) 1 . Tìm hiểu về cacbon mono oxit. 2 . Tìm hiểu về cacbon đi oxit. 3 . Tìm hiểu về quá trình quang hợp. 4 . Tìm hiểu về Axit cacbonic và muối cacbonat. 4) 6) 8) Article II.(i)    Đ áp án      9) 11) 5. Bài tập trắc nghiệm và tự luận về các hợp chất của cacbon. 6. Thực hiện một video hoặc một bài báo tường, hùng biện về chủ đề: khí cacbonic và vấn đề ô nhiễm môi trường. 10) 12)  Đã hoàn thành Em có 1 tuần để hoàn thành hợp đồng. Tên em là……………../ Đại diện nhóm…………………. Đã hiểu rõ nội dung, ý nghĩa của hợp đồng. Xin cam kết sẽ hoàn thành hợp đồng đúng thời gian qui định Giáo viên Học sinh   Kế hoạch (theo màu– số) Tiến triển tốt  Khó  Nhiệm vụ rất hay  Không hay không dở  Nhiệm vụ chán ngắt Màu xanh: Nhiệm vụ bắt buộc (buộc phải làm); Màu đỏ : Nhiệm vụ tự chọn  Thời gian tối đa hoặc thời gian ước tính  Hợp tác
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan