Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Trung học cơ sở Tích hợp liên môn mỹ thuật thcs tái chế vải vụn làng nghề...

Tài liệu Tích hợp liên môn mỹ thuật thcs tái chế vải vụn làng nghề

.PDF
12
190
142

Mô tả:

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ HÀ NỘI PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN PHÚ XUYÊN TRƯỜNG THCS THỊ TRẤN PHÚ XUYÊN ĐIỆN THOẠI: 0433854172 Email: [email protected] TÊN TÌNH HUỐNG TÁI CHẾ VẢI VỤN LÀNG NGHỀ Môn học chính được học sinh vận dụng: Môn Mỹ Thuật Các môn tích hợp: Công nghệ, môn hướng nghiệp nghề-may, môn tin học THÔNG TIN VỀ HỌC SINH  Họ và tên: NGUYỄN TRẦN THẢO PHƯƠNG Ngày sinh: 09/10/2003 Lớp: 6A  Họ và tên: NGUYỄN KHÁNH CHI Ngày sinh: 22/02/2002 Lớp:7A I/ Tên tình huống : Tái chế vải vụn làng nghề. 1. Mục tiêu giải quyết tình huống. Vận dụng các kiến thức liên môn để áp dụng vào tái chế vải vụn trong làng nghề góp phần bảo vệ môi trường, tạo ra các vật dụng hữu ích cho đời sống, tiết kiệm nguồn nguyên vật liệu. 2. Tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến việc giải quyết tình huống.  Vận dụng các môn với nhau để liên kết thực tiễn, giải quyết tình huống.  Vận dụng môn mỹ thuật để sản phẩm làm ra đẹp hơn khi áp dụng những kiến thức về tìm bố cục, nguyên tắc phối màu hay cách tạo họa tiết.  Vận dụng môn công nghệ để khâu, ghép các mảnh vải . Sử dụng kĩ thuật thêu cơ bản - một cách trang trí sản phẩm vải  Vận dụng kĩ năng may trong môn học nghề khiến sản phẩm đẹp hơn và rút ngắn thời gian làm ra sản phẩm,  Vận dụng kiến thức môn tin học để tìm hiểu thêm ý tưởng, các sản phẩm , cách làm…để đa dạng hóa sản phẩm từ vải vụn.  Vận dụng kiến thức môn ngữ văn để thuyết minh tiến trình giải quyết tình huống. 3. Giải pháp giải quyết tình huống: Hiểu và nắm vững kiến thức để từ các môn “ Mỹ thuật, Công nghệ, Tin học ” mà chúng ta có thể vận dụng vào việc tái chế rác thải làng nghề vải vụn. 4. Thuyết minh tiến trình giải quyết tình huống. Như chúng ta đã biết , để có một tấm vải con người đã phải tốn biết bao nhiêu mồ hôi, nước mắt…Đó là thành quả sau nhiều giờ lao động . Thế nhưng khi tấm vải bị cắt ra chúng dường như bị giảm giá trị đi rất nhiều. Vải vụn có giá trị thấp, đòi hỏi một khối lượng lớn và quy trình tái chế phức tạp nên ít được vận dụng, chỉ một phần được sử dụng làm mục đích khác như làm giẻ lau nhà, xơ sợi chế phẩm được dùng làm thú nhồi bông… khả năng tái sử dụng nhìn chung là thấp do đa số các chất thải này bị đổ chung với rác thải sinh hoạt. Lượng rác này ban đầu chủ yếu được đem đi chôn lấp nhưng giải pháp này gây tốn thời gian. Như vậy cần một giải pháp hiệu quả hơn và thân thiện với môi trường , lại tránh được sự lãng phí Chúng ta thấy rằng vải vụn đã được tận dụng ngay từ khi có phát minh về vải ra đời.Những mảnh vải vụn đã được tận dụng để làm giẻ lau, đồ bắc nồi, dây buộc, túi xách….Nhưng vải vụn còn có thể tạo ra những sản phẩm kì lạ, giá trị hơn nữa để phục vụ con người. Thứ nhất, vải vụn có thể dùng để chế ra đồ chơi phục vụ cho thiếu nhi. Chúng ta đã biết đến những quả bóng bằng nhựa, nhưng một quả bóng bằng vải vụn với những mảnh vải đầy màu sắc thì cũng thật tuyệt. Em bé gái nào chẳng chơi búp bê, một em búp bê vải cũng cũng rất đáng yêu. Bóng vải Bộ đồ chơi câu cá bằng vải Búp bê vải Chẳng hạn như quà tặng, hay tranh nghệ thuật… Hoa vải Tranh ghép vải hoa vải khung ảnh bằng vải Thứ ba, vải vụn có thể dùng để chế tạo các nguyên vật liệu phục vụ quảng cáo, trợ giảng, luyện tập… Sách vải Rối tay bằng vải Còn rất nhiều sản phẩm đẹp có thể taọ ra từ vải vụn, nếu được áp dụng các kiến thức về bố cục, phối màu, hay kĩ thuật khâu, thêu sản phẩm làm ra sẽ có tính nghệ thuật cao giá trị sản phẩm sẽ được nâng lên rất nhiều. Lót nồi đơn giản Lót nồi sáng tạo Lót ly sáng tạo (kết hợp kĩ thuật ghép vải) Vậy để tiến hành làm những sản phẩm bằng vải ta cần trải qua các bước sau: - Bước đầu tiên chúng ta cần làm là thu gom vải vụn, sau đó kết hợp phân loại vải vụn thành những bao riêng đồng chất ( coton, thun, ..), rồi phân loại vải thành từng nhóm màu tương đồng để dễ tìm khi cần sử dụng. với kiến thức đã học trong môn công nghệ và công nghệ may việc xác định các chất vải cũng không hề khó chỉ cần sử dụng cảm quan( nhìn, sờ vò vải…) - Xác định sản phẩm định làm ( hình thành ý tưởng : làm gối, tranh vải, hoa vải…) ở bước này chúng ta có thể tham khảo trên internet để hình thành ý tưởng, hoặc dựa vào những sản phẩm đã có sau đó thay đổi cho phù hợp với ý tưởng và mục đích của bản thân - Xây dựng ý tưởng : xác định kích thước, chất liệu, màu sắc, cách trang trí, các bước làm sản phẩm. +Vẽ phác thảo ý tưởng : vẽ phác thảo vài bản chì +Chọn một bản phác thảo ưng ý nhất,vẽ chi tiết cụ thể hình ảnh, cách trang trí (khâu đột, cắt ghép vải, hay sử dụng kĩ thuật thêu…) +Phác thảo màu : nên làm vài phác thảo màu để chọn một bản ưng ý nhất. - Tiến hành làm sản phẩm : sử dụng những kĩ thuật cần thiết để hoàn thành sản phẩm. Sau đây là một sản phẩm làm bằng vải vụn mà bản thânchúng tôi đã thực hiện Cách làm tranh bằng vải vụn - Xác định sản phẩm định làm: tranh bằng vải - Xây dựng ý tưởng : + Bức tranh vẽ về cảnh đẹp quê hương (một đề tài chúng tôi được học trong chương trình mỹ thuật) + Kích thước : 50-70 + cách làm: sử dụng kĩ thuật cắt ghép vải rồi dán thành tranh Sau khi đã vẽ được bức tranh đề tài quê hương ưng ý chúng tôi tiến hành làm tranh như sau: Nguyên liệu: Bạn cần chuẩn bị những nguyên vật liệu như sau: - Khung vải kích thước tùy chọn. - Vải: có màu sắc giống như màu trên tranh mẫu - Mẫu giấy: mẫu đã vẽ (có thể chọn in mẫu tranh vải, thêu áp vải, ghép vải hay mẫu vẽ kính,...) - Keo dán, kéo,bút vẽ Bước 1: Chọn một mẫu tranh vải, hoặc tự vẽ một bức tranh theo ý thích. -áp dụng kiến thức đã học trong môn mỹ thuật chúng tôi đã vẽ bức tranh “chủ đề cảnh đẹp quê hương” . - sau khi phác họa được ý tưởng ra giấy ta phóng to tranh đến kích thước mình cần. -vẽ chi tiết, cụ thể trên toan vải. Bước 2: -dựa vào bản phác thảo về màu sắc, chọn màu vải phù hợp để sử dụng làm tranh vải. -cắt ghép từng mảnh vải nhỏ cần thiết, sau đó dùng chổi quét keo lên vải dán vào toan. -chú ý khi dán vải dùng tay kéo vải, vuốt vải cho thẳng ( những chất vải bị nhăn có thể dùng bàn là ủi cho thẳng trước khi dán) -Lần lượt dán kín vải vào các mảng hình. Theo kinh nghiệm của bản thân khi làm tranh vải các bạn nên dán các mảng hình từ xa tới gần(hình phía sau dán trước ) Đây là bức tranh đã được dán kín vải. Bước 3: Sau khi đã dán kín vải ta cắt những dải màu nhỏ đi viền để định hình và chạy màu giúp bức tranh đạt hiệu quả thẩm mỹ cao hơn. Bước 4: Sau cùng đóng khung tranh. Nên chọn màu khung hài hòa hoặc tương phản với màu củatranh vải. Không quá khó nhưng cần sự cẩn thận và tỉ mỉ, với nguyên liệu đơn giản là toan (vải, hoặc bìa cứng) và vải vụn thế này bạn dễ dàng tự làm bức tranh vải cho riêng mình. Thậm chí với những tranh đơn giản bạn có thể sử dụng mẫu tô màu của bé. Bạn có thể chọn mẫu vẽ kính để ứng dụng cho tranh vải thể loại này. Nếu có thể thì thỏa sức sáng tạo phối màu sắc trước khi chuyển thể nó sangtranh vải. Sự phối hợp màu sắc vải rất quan trọng nên nếu bạn chọn mẫu có sẵn thì phải chọn vải đúng màu, nếu bạn tự phối màu thì xác định là sẽ mất nhiều thời gian để ghép thử vải. 5. Ý nghĩa của việc giải quyết tình huống. Các sản phẩm làm ra từ vải vụn đều được áp dụng những kiến thức đã học. Ví dụ như việc vẽ ra bức tranh mẫu để làm bức tranh vải phải áp dụng kiến thức của môn mỹ thuật như cách tìm bố cục sao cho chặt chẽ, sử dụng hình ảnh sao cho sinh động hấp dẫn, và cách sử dụng màu sắc cho tốt để hiệu quả bức tranh được cao. Hay những sản phẩm đồ chơi nhỏ xinh làm ra từ vải vụn như trò chơi câu cá, bộ đồ chơi bác sĩ, hay quyển sách vải..ta thấy ngoài việc áp dụng kĩ thuật vẽ, phối màu vải cho đẹp thì kĩ thuật may, khâu trong môn công nghệ cũng rất quan trọng để sản phẩm làm ra được đẹp hơn, bắt mắt người sử dụng. Chỉ từ những mảnh vải vụn tưởng chừng vô dụng nhưng nếu biết sáng tạo ra các sản phẩm, cùng kết hợp với những kiến thức đơn giản,và sự tỉ mỉ trong công việc sản phẩm làm ra không chỉ đơn thuần lá cái lót nồi, thảm chùi chân, mà còn là những tác phẩm có thể đem lại hiệu quả kinh tế; Đồng thời hạn chế một phần sự ô nhiễm môi trường do vải vụn làng nghề gây ra và tiết kiệm được thời gian, tiền bạc …trong việc sử lý rác thải làng nghề. Trên đây là một số học hỏi của bản thân chúng tôi qua tìm hiểu trên sách, báo, internet và những hiểu biết dựa trên những gì đã học. Chúng tôi mong rằng những biện pháp trên sẽ được mọi người chú ý hơn và áp dụng vào thực tiễn bước đầu phục vụ trong gia đình và có thể đem lại hiệu quả kinh tế nếu được chú trọng đúng mức.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan