Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tích lũy tư bản vận dụng lý luận này trong quá trình phát triển kinh tế thị trườ...

Tài liệu Tích lũy tư bản vận dụng lý luận này trong quá trình phát triển kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay

.DOC
13
2875
66

Mô tả:

Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Khoa Bất Động Sản BÀI TẬP LỚN Sinh viên thực hiện: Đinh Công Tiến Lớp: Những nguyên ý và chủ nghĩa Mác- Lênin 2 18.1 Giáo viên hướng dẫn: Tô Đức Hạnh ĐỀ 2: Tích lũy tư bản vận dụng lý luận này trong quá trình phát triển kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay BÀI LÀM Qua bài phân tích này các bạn sẽ hiểu tại sao người giàu càng giàu và người nghèo thì ngày một nghèo đi. 80% lượng tiền lại năm trong 20% người còn lại của xã hội như một nghịch lý, nhưng đó lại là lẽ khách quan phải xảy ra. 1)Thực chất của tích lũy tư bản Thực chất của tích lũy tư bản là sự chuyển hóa một phần giá trị thặng dư thành tư bản hay là quá trình tư bản hóa giá trị thặng dư. Cụ thể, tích lũy tư bản là tái sản xuất ra tư bản với quy mô ngày càng mở rộng. Sở dĩ giá trị thặng dư có thể chuyển hóa thành tư bản được vì giá trị thặng dư đã mang sẵn những yếu tố vật chất của tư bản mới Ví dụ: Xét một mô hình sản xuất của một nhà tư bản: Năm thứ nhất quy mô sản xuất là: 800c + 200v + 200m. Giả định 200m không bị nhà tư bản tiêu dùng tất cả cho cá nhân mà được phân thành 100m dùng để tích lũy và 100m dành cho tiêu dùng cá nhân của nhà tư bản. Phần 100m dùng để tích lũy được phân thành 80c + 20v khi đó quy mô sản xuất của năm sau sẽ là: 880c + 220v + 220m ( với điều kiện tỉ suất lợi nhuận m’ không đổi). Như vậy, vào năm thứ 2 quy mô của tư bản bất biến và tư bản khả biến đều tăng lên, giá trị thặng dư cũng tăng lên tương ứng. Và cứ như vậy thì quy mô sản xuất ngày càng được mở rộng, tích lũy tư bản ngày càng lớn, phần giá trị thặng dư thành tư bản ngày càng tăng lên. Đây chính là thực chất của chủ nghĩa tư bản. Những nhân tố quyết định quy mô tích lũy tư bản Trường hợp 1, khối lượng giá trị thặng dư không đổi thì quy mô của tích lũy tư bản phụ thuộc vào tỷ lệ phân chia khối lượng giá trị thặng dư đó thành 2 quỹ: quỹ tích lũy và quỹ tiêu dùng của nhà tư bản. Tỷ lệ quỹ này tăng lên thì tỷ lệ quỹ kia giảm đi. Trường hợp 2, nếu tỷ lệ phân chia đó đã được xác định, thì quy mô của tích lũy tư bản phải phụ thuộc vào khối lượng giá trị thặng dư, mà trong trường hợp này khối lượng giá trị thặng dư lại phụ thuộc lại phụ thuộc vào những nhân tố sau: Trình độ bóc lột lao động: bằng những biện pháp: tăng cường độ lao động, kéo dài ngày lao động, cắt giảm tiền lương của công nhân. Có nghĩa là, thời gian công nhân sáng tạo ra giá trị càng được kéo dài ra nhưng chi phí càng được cắt giảm, do vậy khối lượng giá trị thặng dư càng lớn và quy mô của tích lũy tư bản càng lớn Trình độ năng suất lao động xã hội: năng suất lao động xã hội tăng lên sẽ có thêm những yếu tố vật chất để biến giá trị thặng dư thành tư bản mới, nên làm tăng quy mô của tích lũy. Sự chênh lệch giữa tư bản được sử dụng và tư bản đã tiêu dùng: Trong quá trình sản xuất, tư liệu lao động ( máy móc, thiết bị) tham gia toàn bộ vào quá trình sản xuất nhưng giá trị của chúng lại chỉ bị khấu hao từng phần. Như vậy là mặc dù đã mất dần giá trị, nhưng trong suốt thời gian hoạt động, máy móc vẫn có tác dụng như khi còn đủ giá trị. Sự hoạt động này của máy móc được xem như là sự phục vụ không công. Máy móc thiết bị càng hiện đại thì sự chênh lệch giữa tư bản được sử dụng và tư bản đã tiêu dùng càng lớn, do đó sự phục vụ không công càng lớn, tư bản lợi dụng được những thành tựu của lao động quá khứ càng nhiều, nhờ vậy quy mô của tích lũy tư bản càng lớn. Quy mô của tư bản ứng trước: Với trình độ bóc lột không thay đổi thì khối lượng giá trị thặng dư do khối lượng tư bản khả biến quyết định. Do đó quy mô của tư bản ứng trước, nhất là bộ phận tư bản khả biến càng lớn, thì khối lượng giá trị thặng dư bóc lột được càng lớn, tạo điều kiện tăng thêm quy mô của tích lũy tư bản Vậy thực chất của tích lũy tư bản là một hình thức bóc lột trong sản xuất. Làm cho K chuyển sang L, từ L tạo ra một sản lượng Y mới. Chúng ta bán Y quay lại K ăn mức chênh lệch mới được gọi là K1, từ đây chúng ta thuê lao động L1 tạo ra sản lượng Y1 …. Chính vì vậy tư bản sẽ ngày một lớn lực lượng lao động chỉ nắm giữ một lượng nhỏ K đủ để sống. Còn những người có K lớn thì ngày một phát triển hơn. Lý giải tại sao người giàu càng giàu hơn. 2) Những nhân tố quyết định đến quy mô của tích lũy tư bản Quy mô tích lũy phụ thuộc vào khối lượng giá trị thặng dư và tỷ lệ phân chia giá trị thặng dư tư bản phụ thêm và thu nhập. Với một khối lượng giá trị thặng dư nhất định thì quy mô của tích lũy phụ thuộc vào tỷ lệ phân chia khối lượng giá trị thặng dư đó thành quỹ tích lũy và quỹ tiêu dung nhiều cho cá nhân thì khối lượng giá trị thặng dư dành cho tích lũy sẽ ít đi. Khi đó quy mô của tích lũy tư bản của nhà nước tư bản đó sẽ giảm đi. Ngược lại việc tiêu dung ít đi sẽ làm tăng khối lượng tích lũy, khi đó quy mô tích lũy se tăng lên. Tích lũy của chế độ TBCN nhằm thu được ngày càng nhiều giá trị thặng dư: sản xuất mở rộng thì chúng càng tăng cường bóc lột công nhân thu được them nhiều giá trị thặng dư. Khi đó nhà tư bản càng có vốn mở rộng thêm sản xuất, quy mô bóc lột ngày càng tăng lên. Ngoài tiêu dùng xa phí của mình, nhà tư bản còn phải đối phó với tình trạng cạnh tranh gay gắt trong xã hội tư bản nên họ phải tăng them tích lũy để mở rộng sản xuất với quy mô lớn hơn giành nhằm phần thắng cho mình trên thương trường Nếu tỷ lệ phân chia khối lượng giá trị thặng dư đó đã cho sẵn, thì rõ rang đại lượng của tư bản tích lũy sẽ do đại lượng tuyệt đối của giá trị thặng dư quyết định. Do đó những nhân tố quyết định quy mô của tích lũy chính là những nhân tố quyết định quy mô của khối lượng giá trị thặng dư. Những nhân tố đó là: Một là, mức độ bóc lột sức lao động. Nâng cao mức độ bóc lột sức lao động bằng cách cắt xén vào tiền công của công nhân. Như vậy công nhân không những bị tư bản chiếm đoạt lao động thặng dư, mà còn bị chiếm đoạt một phần lao động tất yếu, bị cắt xén một phần tiền công. Việc cắt xén tiền công giữ vai trò quan trọng trong quá trình tích lũy tư bản. Nâng cao mức bóc lột bằng cách tăng cường độ lao đọng và kéo dài ngày lao động. Việc tăng cường độ lao động và keo dài ngày lao động rõ rang làm tăng thêm giá trị thặng dư, do đó làm tăng bộ phận giá trị thặng dư tư bản hóa, tức là làm tăng tích lũy. Ảnh hưởng này còn thể hiện ở chỗ số lượng lao động không đòi hỏi phải tăng them tư bản một cách tương ứng (không đòi hỏi tăng them số lương công nhân, tăng them máy móc, thiết bị hầu như chỉ cần tăng them sự hao phí nguyên liệu) Hai là: trình độ năng suất lao đọng xã hội Việc nâng cao năng suất lao động sẽ tăng them giá trị thặng dư, do đó tăng thêm bộ phân giá trị thặng dư được tư bản hóa. Song vấn đề ở đây là quy mô của tích lũy không chỉ quyết định bở khối lượng giá trị thặng dư, mà còn bởi khối lượng tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dung, do khối lượng giá trị thặng dư đó có thể chuyển hóa thành. Như vậy năng suất lao động tăng sẽ làm tăng them những yếu tố vật chất của tư bản, do đó làm tăng quy mô tích lũy. Năng suất lao động cao thì lao động sống sử dụng được nhiều lao động quá khứ hơn, lao động quá khứ đó lại tái hiện dưới hình thái có ích mới, chúng làm chức năng tư bản để sản xuất ra tư bản càng nhiều, do đó mà quy mô của tư bản tích lũy càng lớn. Như vậy năng suất lao động là nhân tố quan trọng quyết định đến quy mô của tích lũy. Ba là, sự chênh lệch ngày cang tăng giữa tư bản sử dụng và tư bản tiêu dung Trong quá trình sản xuất, tất cả các bộ phận cấu thành của máy móc đều hoạt động, tức là máy móc tham gia toàn bộ vào quá trình sản xuất, nhưng chúng chỉ hao mòn dần, do đó giá trị của chúng được chuyển dần từng phần vào sản phẩm, vì vậy sự chênh lệch giữa tư bnr sử dụng và tư bản tiêu dung. Mặc dừ đã mất dần giá trị như vậy, nhưng trong suốt thời gian hoạt động máy móc vẫn có tác dụng khi còn đủ giá trị. Do đó, nếu không kể đến phần giá trị của máy móc phục vụ không công đó chẳng khác gì lực lượng tự nhiên. Lực lượng sản xuất xã hội càng phát triển máy móc càng hiện đại, phần giá trị của nó chuyển vào sản phẩm trong từng thời gian càng ít, sự chênh lệch giữa tư bản cố định sử dụng và tư bản cố định tiêu dùng càng lớn. Do đó tư bản lợi dụng được những thành tựu của lao động quá khứ càng nhiều Bốn là, quy mô của tư bản ứng trước Với mức bác lột không đổi, thì khối lượng giá trị thặng dư do số lượng cong nhân bị bóc lột quyết định. Do đó quy mô của tư bản ứng trước, nhất đinh là bộ phận tư bản khả biến càng lớn, thì giá trị thặng dư bóc lột và quy mô tích lũy cũng càng lớn. Đối với sự tích lũy của cả xã hội thì quy mô của tư bản ứng trước chỉ là nhỏ nhưng rất quan trọn. C.Mac đã nói rằng ” tư bản chỉ là giọt nước trong dòng song của sự tích lũy mà thôi” Tích lũy dưới chế độ TBCN làm cho của cải của cả xã hội ngày càng tập trung vào tay giai cấp tư sản, người công nhân càng bị bóc lốt nặng nề 3) Thực tiễn ở Việt Nam Với một nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, đất nước ta đang ở trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ và năng động nhất từ trước tới nay. Sự phát triển của nền kinh cũng tạo ra áp lực về tăng quy mô vốn cho nền kinh tế. Vì vậy việc nghiên cứu tích luỹ tư bản và việc vận dụng lí luận đó vào thực tiễn Việt Nam là rất quan trọng và cần thiết. Quá trình CNH-HĐH đất nước đạt được thành công trước hết phải có vốn lớn. Thị trường vốn Việt Nam hứa hẹn rất nhiều cơ hội đầu tư do nguồn tích lũy vốn trong dân cao; trái phiếu, cổ phiếu từ các công ty Nhà nước tham gia tiến trình cổ phần hóa đang tạo nhiều hàng hóa cho thị trường.Thêm nữa, Việt Nam cũng là nước có quy mô dân sốđông và trẻ với nhu cầuchi tiêu lớn. Điều này sẽ kích thích sự sôi động của thị trường vốn. Vấn đềmấu chốt ở đây là phải có những giải pháp thích hợp nào có thể huy động nguồn vốn đóđể sử dụng có hiệu quả nhất. Sự phát triển bền vững và liên tục của nền kinh tế Việt nam trong một thế giới mà xu thế toàn cầu hóa đang tạo ra rất nhiều cơ hội cũng nhưáp lực, thách thức đòi hỏi mỗi người dân, mỗi doanh nghiệp …không chỉ biết làm giầu cho mình mà còn phải biết làm giầu cho toàn xã hội. Qui luật cạnh tranh đã buộc bất cứ một nhà doanh nghiệp nào cũng phải không ngừng mở rộng vốn đầu tưđể phát triển doanh nghiệp. Con đường duy nhất để mở rộng vốn đầu tư của mình chính là con đường phải tích luỹ ngày càng nhiều hơn để tái sản xuất mở rộng. Vì thế Nhà nước cần nuôi dưỡng khát vọng cho cả cộng đồng dân cư luôn biết say mê tích luỹđể mở rộng đầu tư hơn nữa. Mặt khác việc thu hút ngày càng nhiều vốn đầu tư từ nước ngoài (FDI , ODA…. ) sẽ có tác động hỗ trợ rất lớn. Đó chính là con đường dẫn đến sự thành công của sự nghiệp CNH-HĐH đất nước, khẳng định tính đúng đắn của chính sách mở cửa, phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN, sớm đạt mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. 4) Sự tăng trưởng Việt Nam những năm gần đây Đại hội VI của Đảng Cộng sản Việt Nam (1986) đã đề ra đường lối Đổi mới với trọng tâm là đổi mới kinh tế. Đây là một mốc quan trọng trong quá trình phát triển của dân tộc Việt Nam thời kỳ mới. Đường lối Đổi mới đã tiếp tục được Đảng khẳng định và hoàn thiện qua các kỳ Đại hội sau đó. Trong hơn 20 năm qua, Việt Nam từ một nước nhập khẩu lương thực đã trở thành nước xuất khẩu gạo lớn thứ hai thế giới, nhiều chủng loại hàng hóa được xuất khẩu và nhiều thương hiệu hàng hóa được thế giới biết đến; kinh tế đạt tăng trưởng cao vào những năm cuối cùng của thế kỷ XX và những năm đầu tiên của thế kỷ XXI, đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện và nâng cao, chính sách xã hội được chú trọng hơn hệ thống pháp luật ngày càng được hoàn thiện, quản lý xã hội trên cơ sở luật pháp dần đi vào nề nếp, an ninh quốc phòng được giữ vững, quan hệ quốc tế ngày càng mở rộng và đi vào chiều sâu. Trong suốt quá trình hình thành và phát triển của dân tộc Việt Nam, điểm nổi bật chiếm vị trí hàng đầu và trở thành chuẩn mực đạo lý Việt Nam là tinh thần yêu nước, ý chí tự lập, tự cường, truyền thống đoàn kết vì đại nghĩa dân tộc. Cuộc sống lao động gian khổ đã tạo ra truyền thống lao động cần cù, sáng tạo và kiên nhẫn; yêu cầu phải liên kết lại để đấu tranh với những khó khăn, thách thức đã tạo ra sự gắn bó giữa con người với thiên nhiên, giữa con người với nhau trong mối quan hệ gia đình, láng giềng, dòng họ của người Việt cũng như trong cộng đồng nhà – làng - nước - dân tộc. Lịch sử cũng cho con người Việt Nam truyền thống tương thân tương ái, sống có đạo lý, nhân nghĩa; khi gặp hoạn nạn thì đồng cam cộng khổ, cả nước một lòng; tính thích nghi và hội nhập; lối ứng xử mềm mỏng và truyền thống hiếu học, trọng nghĩa, khoan dung. Đây chính là sức mạnh tiềm tàng, là nội lực vô tận cho công cuộc xây dựng đất nước Việt Nam vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh. Nhưng một sự chuyển đổi khác của Việt Nam—để trở thành một nền kinh tế công nghiệp, hiện đại—hầu như mới chỉ bắt đầu. Theo Chiến lược Phát triển Kinh tế Xã hội, Việt Nam mong muốn đạt được mức thu nhập bình quân đầu người 3.000 đô la Mỹ vào năm 2020. Điều này có nghĩa là mức thu nhập bình quân đầu người phải tăng gần 10% mỗi năm—đòi hỏi Việt Nam phải nhân rộng và duy trì được thành tựu kinh tế mà mình đã đạt được trong mười năm qua trong vòng mười năm tiếp theo. Để đạt được mục tiêu này, theo Chiến lược Phát triển Kinh tế Xã hội, Việt Nam cần phải bình ổn kinh tế vĩ mô, xây dựng cơ sở hạ tầng tiêu chuẩn thế giới, xây dựng nguồn nhân lực có trình độ, kỹ năng và tăng cường các thể chế kinh tế thị trường của mình. Đạt được những nguyện vọng này không phải là điều dễ dàng. Việt Nam đã phải trải qua những cơn sóng gió chưa từng có trong nền kinh tế vĩ mô trong những năm gần đây—lạm phát hai con số, tiền đồng mất giá, nguồn vốn tháo chạy và suy giảm dự trữ ngoại hối—làm xói mòn lòng tin của nhà đầu tư. Tăng trưởng nhanh cũng làm bộc lộ những vấn đề mang tính cơ cấu. Chất lượng và tính bền vững của tăng trưởng vẫn là nguyên nhân gây quan ngại nặng nề do tăng trưởng kinh tế sử dụng quá nhiều tài nguyên, ô nhiễm cao và hàng xuất khẩu thiếu đa dạng và ít có giá trị gia tăng, tỉ trọng đóng góp của năng suất vào tăng trưởng ngày càng giảm. Năng lực cạnh tranh của Việt Nam đang bị đe dọa bởi sản xuất điện không theo kịp nhu cầu, chi phí hậu cần và giá cả bất động sản leo thang, tình trạng thiếu lao động có kỹ năng ngày càng phổ biến Vào thời điểm Lễ Kỷ niệm Bạc (25 năm) Đổi Mới, Báo cáo Phát triển Việt Nam năm nay (VDR 2012) sẽ xem xét một số vấn đề nổi cộm mà Việt Nam phải giải quyết để xây dựng một nền tảng mạnh mẽ hơn nhằm trở thành quốc gia công nghiệp hóa vào năm 2020. Theo Kế hoạch 5 năm mới được thông qua gần đây, ba lĩnh vực cần đặc biệt chú trọng là tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, nâng cao hiệu quả chi tiêu công và bình ổn khu vực tài chính. Những phân tích đưa ra trong báo cáo này tập trung vào hai ưu tiên đầu. Thứ nhất, phân tích cho thấy các doanh nghiệp nhà nước được sở hữu nguồn vốn cố định (đất đai và tín dụng) không tương xứng với quy mô của chúng, sử dụng vốn kém hiệu quả hơn so với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài—đòi hỏi phải tái cơ cấu khu vực doanh nghiệp nhà nước. Thứ hai, phân tích cho thấy cách thức Việt Nam phân bổ nguồn lực công đang tạo ra một cơ sở hạ tầng kém tối ưu và manh mún ở cấp địa phương, điều này không góp phần tích cực cho việc xây dựng một hệ thống hạ tầng hiệu quả cho toàn quốc, do vậy cho thấy rõ cần phải thay đổi cơ chế phân bổ nguồn lực. Tiếp đó, báo cáo chỉ ra những lý do giải thích cho sự kém hiệu quả của các DNNN trong đầu tư công và đưa ra một số phương án chính sách tổng quát để thảo luận. phân tích cho thấy các doanh nghiệp nhà nước được sở hữu nguồn vốn cố định (đất đai và tín dụng) không tương xứng với quy mô của chúng, sử dụng vốn kém hiệu quả hơn so với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài—đòi hỏi phải tái cơ cấu khu vực doanh nghiệp nhà nước (xem chương 2). Thứ hai, phân tích cho thấy cách thức Việt Nam phân bổ nguồn lực công đang tạo ra một cơ sở hạ tầng kém tối ưu và manh mún ở cấp địa phương, điều này không góp phần tích cực cho việc xây dựng một hệ thống hạ tầng hiệu quả cho toàn quốc, do vậy cho thấy rõ cần phải thay đổi cơ chế phân bổ nguồn lực (xem chương 3). Tiếp đó, báo cáo chỉ ra những lý do giải thích cho sự kém hiệu quả của các DNNN trong đầu tư công và đưa ra một số phương án chính sách tổng quát để thảo luận (xem chương 4). Sau đó, báo cáo nhận diện các nguyên nhân dẫn tới hoạt động thiếu hiệu quả của các DNNN và sự thiếu hiệu quả trong đầu tư công và đề xuất một số hành động chính sách chung để thảo luận. Báo cáo cho rằng nguyên nhân căn cơ của những vấn đề hiện tại nằm ở chỗ sự chuyển đổi chưa hoàn thiện của Việt Nam sang nền kinh tế thị trường. Đặc biệt, báo cáo tập trung vào các thể chế yếu (weakinstitutions), cơ chế khuyến khích bị bóp méo (distorted incentives) và thiếu thông tin (inadequateinformation) – được gọi là 3 chữ I của kinh tế thị trường – để giải thích cho những khó khăn hiện tại của Việt Nam. Báo cáo cung cấp một loạt ý tưởng và khuyến nghị để giải quyết các vấn đề này nhằm giúp tạo nền móng duy trì phát triển nhanh cho Việt Nam trong 10 năm tới. 5) Vận dụng để phát triển Việt Nam Muốn phát triển bền vững, không chỉ có chính sách kinh tế quyết định mà cần gắn với chính sách kinh tế với an sinh xã hội, phát triển nguồn nhân lực và bảo vệ môi trường. Nút thắt về nguồn nhân lực đã được các nhà hoạch định chính sách nhìn thấy song đến nay vẫn chưa có chiến lược nào được thực thi để tháo gỡ. Suốt hàng thập kỷ qua giáo dục cũng phát triển với tốc độ “bong bóng”, tỷ lệ có bằng đại học thuộc loại cao nhất thế giới nhưng chất lượng nguồn nhân lực thì không được thị trường công nhận. Nguồn nhân lực giá rẻ chứng tỏ chất lượng lao động thấp, chỉ thu hút đầu tư vào những ngành sử dụng lao động giản đơn, hiệu quả thấp, ít sử dụng công nghệ cao. Thành quả của nền giáo dục chính là tương lai của nền kinh tế, song với chất lượng giáo dục thấp như vậy thì kinh tế không thể cất cánh được. Nền kinh tế phát triển có bền vững hay không còn phụ thuộc vào các yếu tố xã hội và môi trường. Sự phát triển kinh tế trên cơ sở nhu cầu và các mối quan hệ xã hội, đồng thời thúc đẩy các lực lượng xã hội phát triển. Việc hài hòa các lợi ích về kinh tế và xây dựng các mối quan hệ xã hội tuy khó nhưng không thể tách rời. Nếu hoạch định chính sách kinh tế thiếu gắn kết với chính sách an sinh xã hội chắc chắn sẽ không thể duy trì được tăng trưởng mà có thể gây ra những tác động bất lợi cho sự phát triển ổn định. Thời gian qua, đã có nhiều chính sách được ban hành để kích thích phát triển kinh tế nhưng vẫn thiếu các chính sách thúc đẩy các lĩnh vực xã hội như y tế, giáo dục, môi trường… phát triển theo hướng tạo nền tảng cho kinh tế phát triển chứ không phải phát triển tương tự như một ngành kinh tế. Nhiều mối quan hệ xã hội được nảy sinh cùng với tốc độ phát triển nhưng chưa có chính sách, thể chế đầy đủ để định hướng phát triển như chính sách về hội, về báo chí, về lao động… Gần đây, biến đổi khí hậu đã trở thành mối quan tâm của các nhà hoạch định chính sách. Tuy nhiên, những nhận thức đó chưa được thể hiện nhiều trên thực tế, hiện tượng phá hoại môi trường sống đang diễn ra khắp nơi, ở tất cả mọi lĩnh vực của đời sống. Việt Nam vẫn thiếu những kế hoạch hành động cụ thể và khả thi để bảo vệ môi trường cũng chính là mang lại lợi ích kinh tế. Nếu mỗi chính sách được ban hành đều tính toán đến lợi ích về môi trường thì lợi ích kinh tế sẽ thu được nhiều hơn và bảo đảm tính bền vững hơn. Để thực hiện các chính sách đã được hoạch định thì cần cải tổ bộ máy thực thi chính sách ở tất cả các lĩnh vực theo hướng Nhà nước phục vụ dân, đáp ứng nhu cầu của thị trường, của cuộc sống. Đây là giải pháp cuối cùng và thiết thực nhất nhưng cũng gian nan nhất để đưa chính sách vào cuộc sống. Đặc biệt là cải cách thể chế và hệ thống tư pháp để pháp luật được thực thi một cách công khai, minh bạch và bình đẳng, để người dân được hưởng các quyền một cách chính đáng, phát huy được khả năng và đóng góp cho sự phát triển của xã hội. Việc hoạch định chính sách cần nhắm tới mục đích cuối cùng là phát triển bền vững với chiến lược 30, 50 năm chứ không chỉ vì mục tiêu 5, 10 năm tới, nhưng nếu không kiên trì xây dựng và thực thi từng bước ngay từ hôm nay thì không thể có tương lai tươi sáng của đất nước. Đây là giải pháp cơ bản và toàn diện để phát triển bền vững. Về kinh tế, phát triển bền vững đã được Nghị quyết của Đảng khẳng định là chuyển hướng đổi mới mô hình tăng trưởng và cơ cấu lại nền kinh tế, chủ yếu phát triển theo chiều rộng sang phát triển hợp lý giữa chiều rộng và chiều sâu, nâng cao chất lượng, hiệu quả của nền kinh tế. Song với bệnh thành tích về tăng trưởng đã ăn sâu hơn thập kỷ qua thì việc chuyển hướng này chắc chắn sẽ gặp nhiều khó khăn, đặc biệt ở các cơ quan thực thi chính sách ở cấp cơ sở. Muốn vậy, ngay từ cấp hoạch định chính sách ở trung ương cần quyết tâm rất cao với những giải pháp quyết liệt và được quán triệt tư duy ở tất cả các cơ quan xây dựng và thực thi chính sách ở cả trung ương và địa phương. Hoàn thiện thể chế làm cơ sở cho sự phát triển của kinh tế thị trường cần được khởi động lại với các chính sách giải phóng các nguồn lực trong nước, đặc biệt là khu vực tư nhân với nguồn nội lực to lớn và huy động tối đa các nguồn lực từ bên ngoài. Việt Nam với địa thế rất thuận lợi trong khu vực để phát triển giao thương và du lịch với bãi biển dài hàng ngàn mét có đủ cả 3S (sun - sea sand) nhưng chưa có chính sách chiến lược đầu tư để phát triển các lợi thế, mang lại hiệu quả kinh tế cao, cạnh tranh được với các nền kinh tế trong khu vực. Cần thay đổi tư duy phát triển 63 nền kinh tế địa phương với cơ cấu kinh tế tương tự nhau, khu kinh tế, khu công nghịêp mở khắp nơi nhưng hiệu quả rất thấp. Bên cạnh đó, cũng cần ban hành một số chính sách “nói không” với những dự án đầu tư không mang lại nhiều hiệu quả hoặc có thể gây ra những tác động bất lợi, kể cả về mặt xã hội hơn là những khoản lợi nhuận kinh tế trước mắt. Năm 2010, Quốc hội đã từng “nói không” với dự án đường sắt cao tốc. Đến nay cần tiếp tục nghiên cứu, phân tích lợi - hại để đưa ra các quyết sách kịp thời với thủy điện, điện hạt nhân, khai thác tài nguyên (bauxite, than…), bất động sản, tiền tệ, dịch vụ tài chính, ngân hàng... Thời gian qua, kinh tế phát triển với tốc độ nhanh chủ yếu vẫn dựa vào các nguồn lực từ bên ngoài và các chính sách “bong bóng”. Nếu không có can đảm “xì hơi” dần thì những bong bóng này chắc chắn sẽ gây ra hậu quả và không thể mang đến sự phát triển bền vững. Tích lũy tư bản làm cho nền kinh tế nước ta tích lũy được nguồn vốn phát triển kinh tế và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Để đạt được điều đó các doanh nghiệp cần phải năng động sáng tạo tiếp thu các thành tựu khoa học kỹ thuật vào sản xuất để tạo ra hàng hóa có chất lượng tốt, năng suất cao, nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa trên thị trường. Đồng thời cần mở rộng hội nhập để mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa. Đào tạo đội ngũ công nhân, lao động có tay nghề, thúc đẩy sản xuất. Bên cạnh đó cũng có những tác động tiêu cực: Việc tích lũy tư bản không đúng mục đích làm cho xã hội Việt Nam có sự phân hóa giàu nghèo, tạo nên sự mất bình đẳng xã hội ngày càng lớn, tăng nguy cơ thất nghiệp, các tệ nạn xã hội tăng
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan