Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tiểu luận: trình bày xu hướng phát triển giáo dục đại học thế giới và vận dụng v...

Tài liệu Tiểu luận: trình bày xu hướng phát triển giáo dục đại học thế giới và vận dụng vào giáo dục đại học Việt Nam

.DOC
23
19321
124

Mô tả:

Tiểu luận: trình bày xu hướng phát triển giáo dục đại học thế giới và vận dụng vào giáo dục đại học Việt Nam. Tiểu luận: trình bày xu hướng phát triển giáo dục đại học thế giới và vận dụng vào giáo dục đại học Việt Nam. Tiểu luận: trình bày xu hướng phát triển giáo dục đại học thế giới và vận dụng vào giáo dục đại học Việt Nam. Tiểu luận: trình bày xu hướng phát triển giáo dục đại học thế giới và vận dụng vào giáo dục đại học Việt Nam. Tiểu luận: trình bày xu hướng phát triển giáo dục đại học thế giới và vận dụng vào giáo dục đại học Việt Nam
C©u hái: Tr×nh bµy xu híng ph¸t triÓn gi¸o dôc ®¹i häc thÕ giíi. VËn dông vµo gi¸o dôc ®¹i häc ViÖt Nam. Giáo dục đại học được công nhận là một công cụ hiệu quả cho sự phát triển nguồn nhân lực có trình độ cao và phát triển xã hội trên nhiều phương diện. Tuy nhiên, ngày nay giáo dục đại học ở Việt Nam cũng như của nhiều nước khác trong khu vực và trên thế giới đang phải đối mặt với xu thế toàn cầu hóa kinh tế, đang ảnh hưởng đến nhiều mặt của cuộc sống, kể cả sự huy động nhân lực xuyên quốc gia. Trong hoàn cảnh đó, sự cạnh tranh thị trường lao động có trình độ cao càng trở lên gay gắt. Điều đó đòi hỏi những người tốt nghiệp đại học phải có những phẩm chất nhất định, mới có khả năng cạnh tranh thành công trên thị trường lao động ngày càng sôi động. Toàn cầu hóa kinh tế đã dẫn đến quốc tế hóa, đại chúng hóa, cạnh tranh và hợp tác toàn cầu trong giáo dục đại học. Ngược lại, các quá trình này cũng bị ảnh hưởng bởi sự tự do hóa thị trường giáo dục đại học thông qua sáng kiến về các hiệp định thương mại khu vực. Điều này đòi hỏi Việt Nam phải phấn đấu đạt được những chuẩn mực chung về chất lượng giáo dục đại học. Tại cuộc Hội thảo “Những vấn đề đặt ra đối với giáo dục đại học ở Việt Nam”, TS Nguyễn Sĩ Dũng, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội cho rằng giáo dục ĐH thời gian qua có nhiều vấn đề cần quan tâm giải quyết: Lượng và chất, xã hội hóa đến đâu, thương mại trong giáo dục có hay không, học phí như thế nào, quản trị tài chính ra sao và nhất là vấn đề tự chủ được giải quyết ra sao…? Đó là những vấn đề chính yếu được đặt ra trước các chuyên gia đầu ngành, các nhà nghiên cứu, các nhà quản lý để trình Quốc hội trong năm 2010. 1 – Xu híng ph¸t triÓn gi¸o dôc ®¹i häc thÕ giíi. Hầu hết các quốc gia trên thế giới đều lấy giáo dục phổ thông làm nền tảng và coi giáo dục Đại học là yếu tố quyết định chất lượng nguồn nhân lực. Trong bối cảnh toàn cầu hoá, tùy thuộc vào điều kiện kinh tế - xã hội của mình, mỗi quốc gia có thể nhấn mạnh các khía cạnh khác nhau trong chiến lược phát triển giáo dục Đại học. Xu hướng phát triển giáo dục Đại học trên thế giới - Toàn cầu hóa - Quốc tế hóa - Dân chủ hóa - Khu vực hóa - Đại chúng hóa - Công nghệ hóa 1.1 – C¸c nÒn gi¸o dôc trªn thÕ giíi. Hiện nay, xét về quy mô, phương thức, tính hiệu quả và tầm ảnh hưởng trên toàn cầu, theo đánh giá chung của các chuyên gia giáo dục hàng đầu thế giới, Anh, Mỹ và Úc được coi là các nước có nền giáo dục phát triển nhất. Quá trình giáo dục được 1 tính từ lứa tuổi mầm non và kết thúc ở bậc Đại học, tức là trong độ tuổi từ 3 đến 22. Hầu hết trẻ em ở Anh, Mỹ và Úc trong độ tuổi đi học đều được đến trường và được thừa hưởng một nền giáo dục khoa học, có bài bản, đầy đủ các điều kiện học tập và một đội ngũ giáo viên có trình độ học vấn tốt, phương pháp sư phạm tiên tiến, tính chuyên nghiệp cao trong thực thi công việc. Vấn đề phổ cập giáo dục ở các nước nói trên đã được hoàn tất nên người ta không mấy bận tâm. Cái cần quan tâm nhất với họ chính là chất lượng đầu ra (được tính từ sau khi tốt nghiệp Đại học) của sản phẩm giáo dục. Nếu chất lượng đầu ra của sản phẩm là yếu tố quyết định đến uy tín thương hiệu của mỗi trường, thì thị trường sử dụng nguồn nhân lực là khâu kiểm nghiệm cuối cùng chất lượng sản phẩm đó. Một sinh viên tốt nghiệp từ loại trung bình khá trở lên ở Trường Đại học Havớt (Mỹ) hay Trường Đại học Ôx-pho (Anh) là có đủ tư cách và cơ hội tìm kiếm việc làm ở bất cứ nơi đâu trên phạm vi toàn cầu. Sinh viên - “khách hàng” đặc biệt Hiện nay, ngay cả ở các nền giáo dục tiên tiến nhất thế giới cũng đang có những biến đổi mạnh mẽ trước sức ép của xu hướng toàn cầu hóa. Nếu trước đây, rất ít người hoạt động trong ngành giáo dục nghĩ đến khái niệm "khách hàng" và lại càng ít bàn đến chuyện “lợi nhuận" mang lại từ chính nghề mà họ đang làm, thì bây giờ đã khác. Bước vào nhũng năm cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI, giáo dục đã có những bước phát triển trên quy mô toàn cầu và đặt ra những vấn đề chưa có tiền lệ bao giờ. Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) cho biết, vào những năm đầu của thế kỷ này, thế giới có khoảng 2 triệu Sinh viên Đại học đã và đang du học ở nước ngoài, chiếm khoảng 2% của 100 triệu Sinh viên trên toàn thế giới. Theo tổ chức này kể từ cuối thập kỷ 90 của thế kỷ trước, "thị trường giáo dục Đại học" liên tục tăng trưởng, khoảng 7% mỗi năm. Chỉ riêng mức thu học phí thường niên đối với sinh viên nước ngoài, đã lên tới khoảng 30 tỉ USD. Ở Úc, mức thu học phí hàng năm từ sinh viên quốc tế du học tại đây đạt tới 6 tỉ AUD (đôla Úc) . Xem sinh viên như một loại "khách hàng" là một ý tưởng hoàn toàn mới và mang tính đột phá trên phạm vi toàn cầu. Tại Châu Âu và các nước phát triển khác, từ nhiều năm trước đây, khách hàng trong lĩnh vực giáo dục chủ yếu là Nhà nước. Họ muốn rằng, nguồn nhân lực của quốc gia mình phải được giáo dục trong môi trường tốt nhất và ít tốn kém nhất. Thế nhưng, phần lớn Sinh viên hiện nay lại đang tìm kiếm cho mình một lựa chọn tốt nhất theo hướng: thời gian, tiền bạc, sức lực bỏ ra sẽ đem lại cho họ lợi ích gì, giống như bà nội trợ khi ra chợ chọn loại thức ăn gì vừa hợp khẩu vị, vừa giàu chất dinh dưỡng, lại vừa hợp với túi tiền. Tính đến thời điểm này, có khoảng gần 115.000 sinh viên từ các nước Châu Âu học tập tại Anh. Thế nhưng, tại đây lượng sinh viên tăng nhanh nhất không phải đến từ Châu Âu mà là Trung Quốc. Với tốc độ tăng khoảng 50%/năm, kể từ cuối thập niên 90 của thế kỷ trước, đến nay đã có gần 40.000 Sinh viên Trung Quốc tính toán rằng, con 2 số này có thể gấp đôi vào năm 2010. Nhiều sinh viên Trung Quốc tuy phát triển nhanh, nhưng chất lượng chưa cao, mà chất lượng chính là cái họ cần hơn cả. 1.2 – V¬n tíi thÞ trêng toµn cÇu. Khách hàng bao giờ cũng gắn với thị trường. Một khi coi Sinh viên như khách hàng, cũng có nghĩa là có nhiều thị trường giáo dục khác nhau để khách hàng lựa chọn. Trong quá trình lựa chọn thị trường, ắt sẽ nảy sinh ra những xu hướng cạnh tranh. Mặt khác, bản thân các trường Đại học cũng muốn tạo một thị trường của riêng mình với không khí "toàn cầu hóa", mà những du học sinh mang đến khu học xá của trường. Sinh viên của trường càng giỏi, danh tiếng của trường càng vươn xa, bay cao và nhờ đó, trường càng có cơ hội thu hút nhiều Sinh viên giỏi đến học. Đến đây, bài toán về hiệu quả kinh tế là hệ quả tất yếu và tỷ lệ thuận với khả năng thu hút Sinh viên của mối trường. Ngay cả Ôx-pho, trường Đại học lâu đời nhất của Anh, cũng đang có kế hoạch đẩy nhanh việc tiếp thị hình ảnh của mình ra nước ngoài, mặc dù điều này chưa có tiền lệ bao giờ. Như vậy, câu tuyên bố trước đây "Chúng tôi chờ đợi sinh viên nước ngoài tìm đến chúng tôi" của ông Dôn Hút, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Ôxpho, xem ra không còn mất hợp thời nữa. 1.3 – C«ng nghÖ xuÊt khÈu gi¸o dôc. Thực tế cho thấy, nhiều điều mà sinh viên (khách hàng) mong muốn, nhưng có khi các các trường (thị trường) lại chưa đáp ứng được, và các trường cần tìm đến sinh viên xem ra có vẻ hợp lý hơn. Do vậy, các trường Đại học ở Anh đang cạnh tranh nhau để thích ứng mọi nhu cầu của Sinh viên đến từ các quốc gia và các nền văn hoá khác nhau. Các trường Đại học của Mỹ, Anh và úc ngày càng mở nhiều cơ sở tại nhiều nước như: Malaixia, Trung Quốc và khối các nước Ảrập, với hy vọng sẽ đào tạo nhiều sinh viên nước ngoài với giá rẻ hơn. Trước đây, trong một khóa học, người giáo viên chỉ giảng dạy và kiểm tra kiến thức sinh viên của mình. Nếu sinh viên muốn có bằng của một trường Đại học danh tiếng nào đấy, bắt buộc họ phải đến trường đó theo học. Hiện nay một trường Đại học có thể dạy và kiểm tra một lượng sinh viên nhiều hơn gấp nhiều lần số người mà họ thực sự dạy. Họ có thể kinh doanh cùng lúc ở nhiều nơi, bằng cách cấp giấy phép cho người khác giảng dạy, dựa trên danh tiếng về chất lượng giảng dạy của trường. Nhiều trường Đại học có thể giảng dạy cho gần một nửa số sinh viên của mình, thông qua các đối tác tin cậy tại nhiều quốc gia trên thế giới, miễn sao họ kiểm soát được chương trình, tiêu chuẩn giảng dạy và cấp bằng cho sinh viên ở những nơi đó một cách hợp pháp, mặc dù việc giảng dạy ở các quốc gia này không phải do các giáo sư danh tiếng của họ trực tiếp tiến hành. Rõ ràng, xu hướng toàn cầu hóa không chỉ diễn ra một cách mau lẹ ở khu vục kinh tế và thương mại, mà còn diễn ra ở cả lĩnh vực giáo dục - ngành mang lại nhiều hiệu quả kinh tế - xã hội lớn lao. Tuy nhiên, lợi nhuận được tạo nên từ phát triển giáo 3 dục phụ thuộc đáng kề vào những ai biết nắm bắt cơ hội do khách quan mang lại và biết biến cơ hội ấy thành lợi thế cạnh tranh của riêng mình. 1.4 – C«ng ty ®¹i häc – Xu híng míi cña gi¸o dôc thÕ giíi. Tất cả các nước đều quan tâm đến cải cách giáo dục để nâng cao chất lượng, đào tạo ra lớp người lao động mới có tri thức cao. Những thay đổi căn bản trong quan niệm giáo dục, trong nội dung học tập, hình thức tổ chức và phương pháp giảng dạy đặc biệt là cải cách về phương tiện giảng dạy theo hướng sử dụng kỹ thuật đa cực ngày càng mở rộng, đã dẫn đến sự hình thành và phát triển của một xu hướng mới nhằm phát triển giáo dục thế giới: thành lập các Công ty Đại học và các vườn khoa học trực thuộc. Đối với nhiều nước, nhất là các nước đang phát triển hoặc chậm phát triển, những khái niệm trên còn xa lạ nhưng ở các nước công nghiệp cao Âu – Mỹ, nó đã khá quen thuộc trên dưới 30 năm qua. Đi tiên phong là trường Đại học Anh quốc mang tên Cambridge có lịch sử 700 năm thành lập và phát triển, vào năm 1969 đã chính thức khai trương việc xây dựng Công ty Đại học. Phương châm của trường là: dùng tiếng tăm, thực lực của trườngvà tập đoàn đã đứng chân trên lĩnh vực nghiên cứu KHKT thu hút cả vùng Cambridge. Năm 1970, Viện 31 của trường đã xây dựng vườn khoa học Cambridge. Theo đúng kế hoạch, chỉ trong 10 năm đầu, Công ty trường Đại học Cambrige đã tập kết đa số Công ty kỹ thuật và các ngành nghề của nó, gồm phần cứngvà phần mềm của máy tính, máy móc khoa học điện tử, kỹ thuật sinh vật Do các Công ty kỹ thuật có đủ năng lực nghiên cứu và chế tạo, thiết kế, sản xuất những sản phẩm chất lượng cao với số lượng ít nên tỉ lệ lợi tức của vườn khoa học Cambridge tăng lên nhanh chóng. Tiếp theo Đại học Cambridge, nhiều trường Đại học ở các nước tiên tiến đều thành lập các vườn khoa học và mô hình đó dần dần xuất hiện hầu hết các nước trên thế giới. Các Công ty Đại học có 3 đặc điểm: - Để người có kinh nghiệm công tác xí nghiệp làm hiệu trưởng; dùng phương thức thị trường thu hút sinh viên; mời các học giả đến giảng dạy; tăng lương cho các giáo sư trên 60% trong vòng 5 năm; mời các diễn giả nổi tiếng đến nói chuyện. - Công ty hoá trường Đại học tức là có thể làm cho việc nghiên cứu và giảng dạy trực tiếp hướng về sản xuất, về quản lý kinh doanh, cũng có thể gia tăng thu nhập tài chính, từ đó cải thiện điều kiện xây dựng và nâng cao uy tín của trường. - Công ty hoá trường đại học làm cho mối quan hệ giữa xí nghiệp và giáo dục ngày càng mật thiết, tác dụng tương hỗ, tương lợi, bình đẳng về lợi ích trên phương diện dịch vụ kỹ thuật. Về hình thức Công ty hoá trường Đại học có hai dạng chính là: 4 - Hai bên kí kết khế ước cung cấp nhu cầu và đảm bảo việc làm cho sinh viên tốt nghiệp. Năm 1982, gần 200 Công ty, xí nghiệp ở Boston ký với trường quốc lập Boston bản “Khế ước Boston” để giải quyết vấn đề học sinh chán học vì tìm việc làm khó khăn. Theo đó, đến năm 1989, tất cả học sinh trung học có năng lực học tập và trình độ toán học sau khi tốt nghiệp đều có thể tìm được một công việc thích hợp trong vùng. Đó là một thí nghiệm táo bạo, gây phản ứng trái ngược nhau trên toàn nước Mỹ lúc bấy giờ. - Công ty Đại học tạo điều kiện cho xí nghiệp thu nạp nhà trường để nhà trường trực tiếp cung cấp cho Công ty những công nhân hợp quy cách. Đơn cử một ví dụ: một năm, các xí nghiệp ở Mỹ phải bỏ ra 3 triệu USD để huấn luyện mới và giáo dục lại những công nhân viên chức mới, nếu có thể thu nạp các trường đại học và biến nó thành nơi bồi dưỡng, huấn luyện phục vụ cho Công ty mình thì rất có tác dụng. Với những ưu điểm vượt trội, các Công ty Đại học ngày càng phát triển. Quan điểm do giám đốc thương hội Dalas (Mỹ) đưara được nhiều người ủng hộ, coi là lý do thuyết phục để hành động: “Công ty là nơi được lợi cuối cùng trong sự nghiệp giáo dục”. Quá trình xí nghiệp hoá trường Đại học trở thành một xu thế phát triển mới của giáo dục thế giới, một cuộc cách mạng trong lĩnh vực giáo dục, hứa hẹn một chất lượng giáo dục mới. Giáo dục Việt Nam cũng không thể chậm trễ trong việc tìm phương cách thực hiện nếu không muốn tụt hậu thêm nữa. 2 – VËn dông vµo gi¸o dôc §¹i häc ë ViÖt Nam. 2.1 – Gi¸o dôc §¹i häc ViÖt Nam ®ang ë ®Èu? Ngày 2/11/2005, Chính phủ đã ra Nghị quyết 14-2005/NQ-CP về đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học (GDĐH) Việt Nam giai đoạn 2006-2020. Đối với những ai nặng lòng với nền giáo dục nước nhà nói chung, và GDĐH nói riêng, đó là tín hiệu vui. Dĩ nhiên có nghị quyết chưa phải là có tất cả. Con đường dài và lắm gập ghềnh đang ở phía trước. Hai năm đã trôi qua, bánh xe đổi mới GDĐH có vẻ như chuyển vận không xa điểm xuất phát là bao, chưa thấy Bộ GD-ĐT đưa ra nhận định về những tiến triển đã thu được, chỉ có nhận xét, rằng khâu đổi mới phương pháp giảng dạy và khâu nghiên cứu khoa học trong trường đại học còn chậm. Chính vì vậy việc nhận rõ vị trí GDĐH Việt Nam ở đâu vẫn đang còn cần thiết. Cần thiết hơn nữa là phải tiếp cận với sự nhìn nhận khách quan của người ngoài cuộc, của những tổ chức kiểm định và xếp hạng quốc tế được nhiều nước chấp nhận. 2.1.1 – Gãc nh×n tõ diÔn ®µn kinh tÕ thÕ giíi. Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) vừa mới có cuộc xếp hạng về “khả năng cạnh tranh toàn cầu”, trong đó vị trí của Việt Nam trong 3 năm qua là: hạng 64 (năm 2006), hạng 68 (năm 2007) và hạng 70 (năm 2008). 5 Các kết luận của WEF vẫn thường dựa vào hai nguồn: I/ Số liệu thống kê đã được công bố, và II/ Tham khảo ý kiến của chuyên gia. Theo nguồn số liệu thống kê, trong số 109 yếu tố cho điểm, đánh giá và xếp hạng, có 22 yếu tố Việt Nam đứng ở hạng 100 hoặc thấp hơn. Riêng yếu tố “Đào tạo và giáo dục đại học” bị xếp vào hạng hạng 98 với điểm số quá ư khiêm tốn (3,94 điểm). Còn theo ý kiến các chuyên gia trong “những vấn đề đáng lo ngại” của Việt Nam, có ba yếu tố được quan tâm nhất là: lạm phát, hạ tầng và lao động có trình độ. Sự yếu kém của “lao động có trình độ” chính là sự yếu kém của các sản phẩm của hệ thống đại học và cao đẳng. Điều này có nghĩa là: chất lượng của các cử nhân, kỹ sư, thạc sĩ hay tiến sĩ “made in Vietnam”… được người bên ngoài, cụ thể là các tổ chức đánh giá quốc tế cho điểm thấp, xếp ở mức “đáng lo lắng”. Rõ ràng, hai nguồn đánh giá cho những kết quả tương đồng nhau. Sự xếp hạng quá thấp yếu tố “Đào tạo và giáo dục đại học” quả là tương tự với thực trạng đáng lo lắng của yếu tố “lao động có trình độ” của Việt Nam. Đó là một đòn đánh mạnh vào nền giáo dục đại học nước ta. Thực ra, ở trong nước, nhiều người cũng đã nhìn thấy rõ tình trạng này. Trong một số diễn đàn hội thảo gần đây, nhiều chuyên gia giáo dục có kinh nghiệm đã lên tiếng, khi đối chiếu chất lượng các “tân cử nhân”, “tân kỹ sư” với 4 tiêu chí chất lượng của “sinh viên tốt nghiệp” mà ngành giáo dục xây dựng. Những con số thống kê năm 2000 do Bộ GD-ĐT đưa ra sau đây hẳn vẫn chưa cũ: trong số khoảng 25.000 sinh viên tốt nghiệp đại học và cao đẳng hàng năm, chỉ có 50% sinh viên tốt nghiệp kiếm được việc làm sau khi tốt nghiệp; và trong số tìm được việc, chỉ có 30% tìm được việc đúng ngành nghề. Năm 2007, một đề tài nghiên cứu của ĐHSP TP.HCM còn đưa ra con số bổ sung: 50% số sinh viên tốt nghiệp không đủ trình độ chuyên môn để nhận công việc và cần phải đào tạo lại. Trong một cuộc hội thảo về: "Toán, Lý, Hóa trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước" (ngày 28/4/2000), một đại biểu (từ Hội Toán học Việt Nam) nhận xét thực chất các sản phẩm đào tạo ở các đại học nước ta, một cách hài hước rằng: trình độ sinh viên có bằng cử nhân hiện nay chỉ bằng đại học đại cương, thạc sĩ chỉ bằng cử nhân, và tiến sĩ chỉ bằng thạc sĩ. Chắc rằng đối với lớp sinh viên ưu tú, hay với một số trường hay ngành nghề đào tạo thuộc “top” trên, nhận xét đó chưa thỏa đáng. Tuy vậy, nhìn chung, nhận xét vẫn có lý, vẫn là lời cảnh báo về thực trạng chung của các sản phẩm đào tạo của giáo dục đại học Việt Nam hiện nay. Rõ ràng, những con số, những kết luận về GDĐH Việt Nam của Diễn đàn Kinh tế thế giới vừa qua là khá xác đáng và rất đáng cho mọi người suy ngẫm, thấm thía. 2.1.1 – Trong b¶ng xÕp h¹ng “®¼ng cÊp quèc tÕ”. 6 Trong những năm gần đây, Nhà nước chú ý đến việc nâng nền giáo dục đại học nước ta lên tầm khu vực hay thế giới và chủ trương xây dựng một số trường đại học “đẳng cấp quốc tế”. Đây là tầm nhìn chiến lược đúng đắn. Nhưng điều cần làm trước hết là phải tìm hiểu các trường đại học Việt Nam đang ở đâu trong các bảng xếp loại các trường đại học trên thế giới. Hiện nay, phần lớn sự xếp hạng nói trên được thực hiện bởi các cơ quan truyền thông lớn với hệ thống những chỉ tiêu đánh giá xếp hạng cụ thể. Có thể kể ra đây các hệ thống xếp hạng của các cơ quan truyền thông (chủ yếu là tạp chí) như: US News and World Report, Times Higher Education Supplement (THES), Maclean University Ranking, The Guardian University guide. Ngoài ra, còn có hệ thống xếp hạng của Đại học Giao thông Thượng Hải (Trung quốc) hoặc một vài hệ thống xếp hạng mới khác như tạp chí Newsweek (Mỹ) và nhóm Webometrics (Ý). Giữa các hệ thống xếp hạng có những sự trùng hợp, chẳng hạn đều coi trọng những yếu tố quan trọng nhất tạo nên đẳng cấp của một trường đại học. Cụ thể là, chất lượng sản phẩm đào tạo hay số lượng sinh viên tốt nghiệp ưu tú hoặc đạt giải thưởng học thuật lớn đều được xem là tiêu chí hàng đầu trong xếp hạng của phần lớn các hệ thống như : US News and World Report, Times Higher Education Supplement (THES), Maclean University Ranking, The Guardian University guide, Đại học Giao thông Thượng Hải ... Với các hệ thống xếp hạng này, tiêu chí đánh giá quan trọng tiếp theo cũng là: chất lượng và số lượng thành phần giảng dạy (số giáo sư được giải thưởng quốc tế, tỉ lệ số giáo sư/tổng giảng viên v.v...). Ngoài ra, thành tích nghiên cứu khoa học đều được các hệ thống khác nhau xem là yếu tố đánh giá quan trọng. Tuy nhiên, về mặt định lượng, trọng số cho mỗi tiêu chí xếp hạng giữa các hệ thống xếp hạng không giống nhau. Mỗi hệ thống đánh giá đều có một thiên hướng riêng và các kết quả xếp hạng hàng năm do các hệ thống trên đưa ra đều có ý nghĩa chính xác tương đối. Trong thực tế, kết quả xếp hạng thứ bậc các trường đại học trên thế giới hàng năm luôn có sự sai khác. Tuy nhiên, sự sai khác không phải quá lớn. Vì vậy, các kết quả xếp hạng thứ tự các trường đại học trên thế giới, hàng năm, của các hệ thống xếp hạng khác nhau trên thế giới vẫn là những thông tin quí giá và có sức hấp dẫn, để mỗi trường đại học xác định chỗ đứng của mình đang ở đâu trong cộng đồng các trường đại học trên thế giới. Và điều sau đây, dù không vui nhưng cũng không lấy làm lạ, là: trong bảng xếp hạng các trường đại học trên thế giới của THES, Guardian, Maclean, Đại học Giao thông Thượng Hải không có tên bất cứ trường đại học nào của Việt Nam! 7 Riêng nhóm Webometrics có đưa ra thứ tự xếp hạng 7 trường đại học Vịêt Nam, nhưng đều xếp ở vị trí rất thấp từ thứ 1920 và thấp hơn nữa. Cũng cần nói rõ cách xếp hạng của Webometrics chỉ theo thông tin trên các website của các trường đại học là không đáng tin cậy, nên thông tin xếp hạng đó chỉ mang định tính để tham khảo. Dẫu sao, những con số lạnh lùng đưa ra từ Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) và sự vắng mặt đáng chạnh lòng tên tuổi của các trường đại học Việt Nam trong thứ hạng hàng trăm, thậm chí một hai ngàn của các hệ thống xếp hạng của các tổ chức xếp hạng có tên tuổi trên thế giới, cũng giúp ngành giáo dục đại học Việt Nam biết chỗ đứng của mình đang ở đâu trong mặt bằng thế giới, để xây dựng một chương trình hành động chính xác, hợp lý và những bước đi mạnh mẽ nhất, khẩn trương nhất trong chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2009-2020 sắp ban hành. 2.1.3 – XÕp h¹ng chØ trªn Lµo vµ Campuchia. Giáo dục ĐH Việt Nam đang đứng ở đâu và xếp ở thứ bậc nào trong giáo dục thế giới? Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bành Tiến Long đã điểm lại một số xếp hạng các trường ĐH như xếp hạng của ĐH Giao thông Vận tải Trung Quốc với 2.000 trường được xem xét thì không có tên một trường ĐH nào của Việt Nam. Xếp hạng 100 trường ĐH hàng đầu thế giới của tạp chí Newsweek cũng không có tên trường nào của Việt Nam. Tạp chí Asia Week của châu Á xếp hạng các trường theo 5 tiêu chí chất lượng thì ĐH Việt Nam cũng chưa có tên trong danh sách nước có trường ĐH top đầu châu Á – Thái Bình Dương. Với xếp hạng của Webometrics, không có một trường nào của Việt Nam trong xếp hạng châu Á – Thái Bình Dương. Trong bảng xếp hạng top 100 khu vực Đông Nam Á, Việt Nam có 7 trường được xếp hạng, trên Lào và Campuchia. Webometrics xếp hạng các trường dựa trên việc phân tích, đánh giá nội dung học thuật và nghiên cứu khoa học được đăng tải trên website các trường ĐH trên mạng Internet. Dù có ý kiến phản đối về cách xếp hạng. Tuy nhiên, vẫn có một số tiêu chí mà các trường có thể làm cơ sở so sánh để phấn đấu. Ông Phạm Duy Hiển, Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ quốc gia, đã có một so sánh nhỏ với Thái Lan, nhưng đó là những con số nhức nhối. Mặc dù các ĐH hàng đầu của Thái Lan chưa có điểm số về thành tích nghiên cứu khoa học trong các bảng xếp hạng nhưng các công bố quốc tế của họ tăng nhanh và ổn định. Số bài báo của ĐH Chulalongkorn của Thái Lan tăng đều theo cấp số nhân, hoàn toàn tương phản với hai ĐH Quốc gia Việt Nam (sau hơn 10 năm số lượng công trình vẫn giẫm chân tại chỗ). Năm 2006, ĐH Chulalongkorn công bố 332 bài báo làm ngay trên đất Thái, trong khi mỗi ĐH hàng đầu của Việt Nam chỉ có 5 – 7 bài, mà phần lớn là về toán và vật lý lý thuyết. 2.1.4 – Nh÷ng khiÕm khuyÕt qua c¸i nh×n cña tæ chøc níc ngoµi. Ông Arjan Koeslag, cố vấn trưởng dự án giáo dục ĐH Việt Nam - Hà Lan, đưa ra 4 điểm yếu của giáo dục ĐH Việt Nam như sau: Khả năng thích ứng với các nhu 8 cầu xã hội còn hạn chế; các mối quan hệ giữa trường ĐH và thị trường lao động còn yếu; chương trình đào tạo và phương pháp giảng dạy chưa cập nhật; nguồn tài chính thấp... Ngân hàng ADB cũng đã điều tra và có một số phát hiện như: nguyên nhân cơ bản của việc không tuyển được những người thích hợp là sinh viên không đáp ứng yêu cầu tối thiểu. Các đơn vị cần kỹ năng thực hành và các phẩm chất chung (tính sáng tạo, khả năng giao tiếp... ) hơn là kiến thức quá lý thuyết mà sinh viên có được ở trường ĐH. Chỉ khoảng 20% người lao động cho rằng công việc của họ liên quan đến kiến thức được học. Ông Arjan Koeslag cũng cho rằng, tỉ lệ tuyển sinh chung vẫn còn ở dưới mức so với các nước đang hoạt động tốt trong khu vực. Các nhóm thu nhập thấp có khả năng vào ĐH kém hơn các nhóm có thu nhập cao. Giáo dục ĐH chưa tạo được nhiều cơ hội cho tất cả sinh viên tài năng. Báo cáo của Quỹ Giáo dục Việt Nam – Hoa Kỳ về hiện trạng giáo dục ĐH trong một số ngành ở Việt Nam, cũng đã đưa ra kết luận về 5 nhóm vấn đề then chốt mà giáo dục ĐH Việt Nam cần thay đổi. Họ đã đưa ra một số ý kiến đề nghị Bộ GDĐT xem xét như: Mở rộng hệ thống giáo dục ĐH tạo điều kiện cho học sinh trung học có nhiều cơ hội hơn để theo học ĐH; giao các trường trọng điểm đào tạo giảng viên giỏi... Theo họ, giáo dục ĐH còn những hạn chế như: chương trình có quá nhiều môn học, nội dung lỗi thời và không dựa trên những mong đợi rõ ràng về kết quả học tập của sinh viên ở đầu ra; thiếu giảng viên có đủ trình độ... 2.2 – Gi¸o dôc §¹i häc ViÖt Nam – Mét vµi con sè. 2.1.2 - §Çu t Ýt ái. Giáo sư Đào Trọng Thi, giám đốc Đại học Quốc gia HN đưa ra một so sánh : tỷ lệ đầu tư cho GD mới đạt 3 % GDP, trong khi tỉ lệ này ở Philippines là 4,2 %, ở Thái Lan là 5,4 % và ở Malaysia là 6,7 %; tỉ lệ này ở Mỹ vào năm 1995 đã là 5,3 %, ở Anh là 5,5 %, ở Canada là 7,3 %. Một cách so sánh khác : Chính phủ hiện quy định mức trần thu học phí đối với các trường ĐH công lập là 1,8 triệu đồng/ năm/ SV, chỉ bằng khoảng 20 - 25 % định mức chi phí đào tạo thường xuyên cho một SV (định mức này ở hai ĐHQG là 9 360 000 đồng/ SV, các trường ĐH công lập khác vào khoảng 7 - 8,5 triệu đồng). Còn các trường đại học dân lập (ĐHDL) trên thực tế thu học phí ở mức thấp hơn rất nhiều, ví dụ ở trường ĐHDL Quản lý và Kinh doanh HN (thuộc loại cao nhất) cũng chỉ khoảng 4 triệu đồng/năm học. Với định mức và mức thu học phí như hiện nay, khoảng cách chênh lệch với các nước khác là rất lớn. Ở Mỹ học phí của trường ĐH California, Berkeley, một trong những trường ĐH công lập nổi tiếng, vào năm 1999 chỉ là 4 355 USD, trong khi đó học phí ở các trường ĐH tư thục rất cao : ở Harvard là 22 802 USD, Yale là 23 700 USD, Stanford là 21 389 USD... 9 Vì vậy, theo phó giáo sư, tiến sĩ Trần Quốc Toản, tổng thư ký Hội đồng Quốc gia GD, « Sẽ không công bằng nếu chỉ phê phán về chất lượng mà không tính đến khoảng cách trong đầu tư cho GDĐH giữa VN và các nước trong khu vực và thế giới ». 2.2.2 – Ngêi “nhËp” ta “xuÊt”. Giáo sư Phạm Phụ, ĐH Quốc gia TPHCM đưa ra con số: ViÖt Nam hiện nay đã có trên 20 000 SV đang du học tự túc ở nước ngoài, chi phí ước tính không dưới 200 triệu USD/năm. Nhà nước cũng đã có chương trình học bổng du học từ ngân sách quốc gia với tổng kinh phí 1 000 tỉ đồng trong 5 năm. Về du học sinh trong cuộc hội thảo " Đổi mới giáo dục ĐH VN - Hội nhập và thách thức " do bộ GDĐT tổ chức cách đây không lâu, giáo sư Hồ Sĩ Hiệp, trường ĐH Sư phạm TPHCM nhận định : « Chúng tôi sang nước ngoài khảo sát thì thấy SV mình rất kém, không làm cái gì được, chỉ có cộng trừ nhân chia là giỏi. SV VN ở nước ngoài nhìn chung thể lực yếu, rụt rè, ít chủ động, làm được những bài tập tự luận nhưng không biết phát triển lên cao. Vai trò cá nhân của SV VN trong trường học không thể sánh được với SV bạn. Hầu hết là SV đi du học tự túc, không phải là tinh hoa của SV VN » Nước láng giềng trong khu vực - Malaysia - lại theo con đường khác : Cho rằng việc để SV của họ đi du học quá nhiều (đến 1997 có khoảng 35.000 SV) là mất chất xám và tổn thất ngoại tệ không đáng có, đạo luật về GD năm 1998 của họ cũng đã cho phép mở rộng sang mô hình " Mở chi nhánh ĐH ở nước ngoài ". Từ đó, đến năm 2001, đã có đến 27.000 SV từ 134 quốc gia khác nhau đến Malaysia học tập. Vì vậy, nên chăng, đã đến lúc nghĩ đến một chiến lược hội nhập thích hợp để tiết kiệm ngoại tệ, giảm thiểu việc mất chất xám? 2.3 – Gi¸o dôc §¹i häc ViÖt Nam cßn nhiÒu th¸ch thøc. - Giáo dục Đại học Việt Nam mới chỉ đáp ứng được 1/6 nhu cầu học tập, đội ngũ giảng viên chưa bắt kịp trình độ và sinh viên quá kém ngoại ngữ. Những thực tế đáng buồn đó đã được Đại sứ Mỹ tại VN Michael Marine nêu trong buổi nói chuyện tại TPHCM ngày 6/8. Trong buổi nói chuyện tại cơ sở trường Doanh nhân Shidler của ĐH Hawaii (Mỹ) ở TPHCM, ông Micheal Marine cho rằng, hệ thống giáo dục đại học ở Việt Nam vẫn còn nhiều yếu kém về cả nhân lực và tài lực, sự phát triển của giáo dục chưa tương xứng với sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam trong thời gian qua. Sự yếu kém về nhiều mặt của nền giáo dục đại học ở Việt Nam đặt ra yêu cầu bức thiết phải thay đổi. Chỉ có như vậy mới đáp ứng đủ nhân lực cho sự phát triển của đất nước Việt Nam trong tương lai. Ngài đại sứ đưa ra nhiều con số để chứng minh sự yếu kém của giáo dục đại học Việt Nam như: tỷ lệ thanh niên trong độ tuổi 20 - 24 tham gia GDĐH ở Việt Nam chỉ có 10%, còn ở Thái Lan là 41%, Hàn Quốc là 89%, người láng giềng Trung Quốc cũng là 15% (Nguồn: Báo cáo phát triển thế giới năm 2006 của Ngân hàng Thế giới). 10 Một con số nữa là trong kỳ thi tuyển sinh ĐH vừa qua có tới 1,8 triệu lượt thí sinh dự thi, nhưng hệ thống giáo dục đại học Việt Nam chỉ đáp ứng được 300 ngàn chỉ tiêu, chỉ bằng 1/6. “Một con số gây ấn tượng sâu sắc là năm 1990, số sinh viên tại Việt Nam đã là 150 ngàn. 17 năm sau, con số đó tăng lên gấp đôi. Nhưng hệ thống giảng viên thì không thay đổi là mấy suốt 17 năm qua. Đó là một sự tụt hậu đáng báo động” - ông Michael Marine kết luận. Sau khi kết luận, ông lại nói thêm một nỗi nhức nhối của nền giáo dục đại học Việt Nam: “Sinh viên Việt Nam quá kém ngoại ngữ. Đặc biệt là tiếng Anh, một thứ ngôn ngữ không thể thiếu trong xã hội hòa nhập này”. Nhưng ông cũng cho rằng, chính phủ Việt Nam đã nhận ra tính nghiêm trọng của vấn đề GDĐH, cho nên thời gian vừa qua đã có nhiều động thái tích cực để giải quyết. Thời gian vừa qua, Hoa Kỳ đã có nhiều chương trình hỗ trợ giáo dục cho Việt Nam như: chương trình Fulbright Việt Nam, chương trình Khách tham quan quốc tế, chương trình Hubert H. Humphrey, chương trình Chuyên gia Văn hóa/Học thuật, chương trình Diễn giả Hoa Kỳ. Và các chương trình đào tạo của các trường Đại học Mỹ tại Việt Nam như chương trình đào tạo thạc sĩ Quản trị kinh doanh của ĐH Hawaii (MBA)… Và ông cho biết, trong tương lai, chắc chắn Hoa Kỳ sẽ còn nhiều chương trình hỗ trợ giáo dục cho Việt Nam hơn nữa. Kết thúc buổi nói chuyện, ngài đại sứ dẫn lời một danh nhân Hoa Kỳ để nói lên tầm quan trọng của giáo dục: “Giáo dục không phải là tất cả, nhưng đó là ánh sáng của ngọn lửa dẫn đường”. Ông hy vọng vào một tương lai của giáo dục Việt Nam: “Ngọn lửa tri thức ấy sẽ soi sáng mọi ngõ ngách của đất nước tươi đẹp và quyến rũ này”. 2.4 – Nguyªn nh©n – Lèi tho¸t cho gi¸o dôc §¹i häc ViÖt Nam. Theo GS,TS Trần Đình Sử. “Trước thực trạng xuống cấp của giáo dục Đại học nước nhà, đã có ý định thả nổi hệ thống Đại học hiện có. Đâu là lối thoát cho giáo dục Đại học Việt Nam. Có niềm tin, biết tháo gỡ các vướng mắc, bổ khuyết các thiếu sót, nhất định chất lượng Đại học sẽ lên”. Mặc dù hiện nay chúng ta đang có một hệ thống Đại học gồm: Đại học Quốc gia đa ngành, Đại học vùng đa ngành, Đại học chuyên ngành, Đại học địa phương, Đại học tại chức, Đại học từ xa, Đại học dân lập nhưng tất cả đều thiếu đẳng cấp khu vực và thế giới, chất lượng đào tạo ngày càng tụt hậu, kém hiệu quả so với nhu cầu đào tạo nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế. Trước thực trạng đó, không ít người đã mất niềm tin vào Đại học nước nhà, không hy vọng đầu tư để tự nâng cấp các Đại học hiện có, mà sốt 11 sắng nghĩ tới dự án mời chuyên gia nước ngoài giúp đỡ đề xây dựng một trường Đại học đẳng cấp quốc tế, dạy học bằng tiếng Anh, theo chương trình "quốc tế". Tôi cho rằng, đó là một cách nghĩ cần được bàn bạc lại cho thấu đáo. 2.4.1 - §éi ngò gi¸o viªn – Kh©u quyÕt ®Þnh hÖ thèng ®µo t¹o. Thực trạng xuống cấp của giáo dục Đại học nước nhà là sản phẩm của các chính sách phát triển Đại học của các nhà quản lý. Bệnh thành tích dẫn đến các cuộc chạy đua theo bề nổi, theo số lượng mà ít quan tâm thực chất, đặc biệt ít quan tâm tới yếu tố con người. không quan tâm đội ngũ giảng viên và cơ sở vật chất. Bước vào thời kỳ đổi mới chúng ta đã thay đổi mô hình và hệ thống Đại học, đa ngành hoá đào tạo, đầu tư nhiều kinh phí cho các trường trọng điểm, nhưng chất lượng vẫn tụt hậu. Vì sao như vậy? Nguyên nhân của tình trạng trên có nhiều, nhưng theo tôi, có một vấn đề rất then chốt nhưng đã bị buông lỏng, thả nổi và cho đến nay vẫn chưa hề được đặt ra để giải quyết. Đó là vấn đề đội ngũ giảng viên Đại học. Ai cũng biết nhân tố con người quyết định tất cả, nhưng nhân tố con người trong trường Đại học thì bị thả nổi từ những năm 80 cho đến nay! Thời Giáo sư Tạ Quang Bửu làm Bộ trưởng Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp việc chọn người gửi đi đào tạo tại các nước xã hội chủ nghĩa rất được coi trọng, kết quả là chúng ta có được một đội ngũ cốt cán làm nòng cốt cho việc đào tạo Đại học và sau Đại học cho đến nay. Nhưng từ khi bước vào thời kỳ đổi mới, đặc biệt từ khi hệ thống xã hội chủ nghĩa Liên Xô và Đông Âu sụp đổ, quan hệ giao lưu quốc tế thay đổi lớn, đội ngũ cán bộ kia liền tỏ ra bất cập, vì phần lớn không có điều kiện tiếp xúc với môi trường Đại học Âu - Mỹ. Trung Quốc cũng có tình trạng như ta, nhưng họ nhanh chóng chuyển hướng: đưa hàng loạt cán bộ khoa học đào tạo trong nước và ở các nước xã hội chủ nghĩa (cũ), vốn đã có trình độ, đi đào tạo lại dưới hình thức thực tập sinh tại các nước Âu Mỹ. Làm như thế họ đạt được ba mục đích. Một là trang bị lại ngoại ngữ, hai là trang bị lại kiến thức và ba là xây dựng các quan hệ hợp tác khoa học mới. Nhờ thế, thế hệ cốt cán vừa duy trì vị thế, vừa có điều kiện đổi mời chương trình và giáo trình đào tạo, rút ngắn khoảng cách tiếp cận trình độ tiên tiến trên thế giới. Chúng ta cũng có một thế hệ như thế, nhưng đã bị bỏ roi, đế cho tự tàn lụi. Họ ít có điều kiện tiếp cận vời trình độ phương Tây, học trò do họ đào tạo ra vì thế mà cũng không theo kịp trình độ của thời đại, đặc biệt là các ngành khoa học xã hội và nhân văn. Thế hệ cốt cán nói trên nay đã về hưu hoặc ngấp nghé về hưu, và xảy ra tình trạng hẫng hụt nghiêm trọng đội ngũ giảng viên có chất lượng. Đội ngũ giảng viên cốt cán hiện nay chủ yếu được đào tạo trong nước, học trò của thế hệ thứ nhất. Nhược điểm trầm trọng của họ là không tinh thông ngoại ngữ, ít vốn liếng văn hoá Âu Mỹ và ít có quan hệ khoa học với các trường Đại học Âu Mỹ. Nếu bỏ rơi nốt thế hệ này thì sự hẫng hụt giảng viên sẽ kéo dài thêm trong vài thập kỷ nữa. Độ tuổi của thế hệ này trung bình từ 35 - 50 tuổi. Cần có kế hoạch gấp rút cho thế hệ này được đi tu nghiệp ở 12 các nước Âu Mỹ trong vòng từ 1 - 3 năm, trang bị lại ngoại ngữ và kiến thức khoa học, trên cơ sở đó họ sẽ co đủ điều kiện phát huy vai trò cốt cán trong đào tạo cho đất nước trong khoảng 10 - 15 năm tới. Muốn nâng cao chất lượng đào tạo Đại học trước mắt thì phải có chính sách đúng đắn đối với thế hệ cốt can hiện nay. Tiếp theo cần có chính sách đào tạo các thế hệ kế tiếp. 2.4.2 – ChÕ ®é ®–I ngé cha t¬ng xøng. Có lẽ trên thế giời không đâu có chế độ đãi ngộ thấp kém, tệ hại đối với trí thức như ở nước ta. Muốn có trình độ cao, theo kịp trình độ khoa học tiên tiến, người giảng viên phải không ngừng học tập. Muốn thế, họ phải có thu nhập hoàn toàn yên tâm để tập trung vào chuyên môn. Tôi là Giáo sư, Tiến sĩ, đã giảng dạy Đại học 46 năm, mà lương tháng chỉ hơn 5 triệu đồng, trong đó đã bao gồm 50% phụ cấp đứng lớp, số phần trăm này sẽ mất khi về hưu. Như thế thì giảng viên trẻ sẽ sống và phát triển năng lực chuyên môn của họ thế nào với đồng lương ít ỏi của họ? Thù lao đào tạo một thạc sĩ là 1,5 trệu đồng, thù lao đào tạo tiến sĩ trong ba năm, mỗi năm 2 triệu đồng, đọc phản biện một Luận án Tiến sĩ 500 nghìn đồng, viết một bài báo khoa học được thù lao từ 200 đến 300 nghìn đồng. Chế độ đó không khuyến khích nâng cao trình độ và chất lượng đào tạo, không tính đến nhu cầu trang bị và sử dụng các phương tiện kĩ thuật tối thiểu như máy vi tính, đi tham quan, trao đổi khoa học với nước ngoài. Trong cơ chế thị trường hiện nay, trong khi ngành nào cũng dựa vào mặt bằng giá trên thế giới để tăng giá, chỉ riêng giá người là không theo mặt bằng thế giới nào cả! 2.4.3 – Trang thiÕt bÞ d¹y häc kh«ng theo kÞp yªu cÇu. Trang bị các phòng học, các thư viện, phòng thí nghiệm ở các Đại học rất yếu kém, vừa không cập nhật, vừa không có hệ thống. Vào mạng các Trường Đại học nước ngoài, chưa nói các nước Âu - Mỹ, chỉ riêng các Đại học lớn ở Nga, Trung Quốc - các nước vừa chuyển từ cơ chế bao cấp sang cơ chế thị trường, họ cũng có nhiều thư viện điện tử nhiều kho dữ liệu rất phong phú cho Sinh viên, Giảng viên sử dụng. Ở nước ta, cho đến nay chưa hề có một thư viện điện tử nào, chưa có một Trường Đại học nào có được một trang web mang nội dung học thuật để cho các nhà nghiên cứu và sinh viên truy cập cả! Trong thời đại điện tử, với khấu hiệu hô hào tự học, học suốt đời mà lại thả nổi việc sử dụng phương tiện hiện đại như thế cho sinh viên, thì còn có gì biện minh được về chính sách phát triển Đại học của đất nước? Tôi cho rằng, Dự án Đại học đẳng cấp quốc tế cũng chỉ là sản phẩm của bệnh thành tích và bệnh sĩ diện, ít có giá trị thực tế. Nó còn thể hiện sự mất lòng tin đối với chính người Việt Nam. Đã mất lòng tin đối với người Việt Nam thì mong gì đưa được đại học Việt Nam lên tầm quốc tế! Lối thoát cho Đại học Việt Nam hiện nay phải xuất phát từ thực tế Đại học Việt Nam, tháo gỡ các vướng mắc, bổ khuyết các thiếu sót thì nhất định chất lượng Đại học sẽ lên. Chúng ta không nên quên bài học về nông nghiệp. Từ một nước thiếu gạo, chỉ cần thay đổi chính sách hợp lý, chúng ta đã trở thành nước xuất khẩu gạo hàng đầu trên thế giới. 2.5 – Ph¸t triÓn gi¸o dôc §¹i häc ViÖt Nam trong bèi c¶nh míi. 13 Phát triển giáo dục đại học Việt Nam trong bối cảnh nước ta gia nhập WTO, sẽ mở ra các cơ hội cùng thách thức mới. Vì vậy, cần có cách nhìn khoa học và thực tiễn trên cơ sở thống nhất về một số vấn đề chung: thế nào là quá trình quốc tế hóa giáo dục? Vai trò của các tổ chức quốc tế (UNESCO và WTO) trong quốc tế hóa giáo dục đến đâu, trong tương quan với mục tiêu trước mắt và lâu dài của nền giáo dục nước nhà. Làm thế nào giáo dục Việt Nam sau khi gia nhập WTO thực hiện tích cực các cam kết về GATS nhưng lại hạn chế đến mức tối đa các sức ép đối với một nước đi sau?... 2.5.1 – Bøc tranh chung. Cách đây mười một năm, dù các nước đang phát triển chiếm đa số trong WTO không tán thành, nhưng Hiệp định chung về thương mại dịch vụ (GATS - general agreement on trade in services) vẫn được thông qua. Khác với cách nhìn chung của những người trong ngành giáo dục vốn coi giáo dục là một phúc lợi xã hội hoạt động theo nguyên tắc phi thương mại thì, thông qua GATS, WTO có cách nhìn khác: giáo dục là một dịch vụ trong hoạt động thương mại và thương mại dịch vụ giáo dục cần được tự do hóa. Vì vậy, trước khi nhận diện vấn đề và giải quyết vấn đề về phát triển giáo dục đại học Việt Nam trong bối cảnh gia nhập WTO, cần có cách nhìn thống nhất về một số vấn đề chung. Thứ nhất, quốc tế hóa giáo dục và giáo dục xuyên biên giới. Quốc tế hóa giáo dục là một biểu hiện của toàn cầu hóa trong lĩnh vực giáo dục. Đó là quá trình tích hợp các yếu tố quốc tế vào chức năng, nhiệm vụ và tiến trình tổ chức thực hiện giáo dục. Quá trình này diễn ra theo hai chiều đo: chiều đo nội tại và chiều đo bên ngoài. Chiều đo nội tại của quốc tế hóa giáo dục là việc đổi mới chương trình giáo dục, phương pháp dạy và học, hoạt động nghiên cứu và hợp tác trong phạm vi của một nước nhằm hướng tới tính quốc tế và liên văn hóa trong giáo dục và đào tạo. Chiều đo này còn được gọi là quốc tế hóa giáo dục tại chỗ. Chiều đo bên ngoài của quốc tế hóa giáo dục là sự dịch chuyển xuyên biên giới của bốn nhân tố cơ bản: người học, nhà giáo, chương trình giáo dục và nhà cung ứng giáo dục. Chiều đo này có một tên gọi riêng là giáo dục xuyên biên giới. Giáo dục xuyên biên giới trong 10 năm gần đây phát triển mạnh mẽ và mang hai đặc trưng cơ bản: 1 - Bên cạnh sự dịch chuyển xuyên biên giới vốn có từ lâu của người học và nhà giáo, đã hình thành và tăng cường việc dịch chuyển xuyên biên giới của chương trình giáo dục và nhà cung ứng giáo dục; 2 - Bên cạnh sự dịch chuyển xuyên biên giới theo cơ chế phi thương mại (thông qua hợp tác quốc tế với các dự án ODA và liên kết đào tạo) đã hình thành và phát triển sự dịch chuyển xuyên biên giới theo cơ chế thương mại. 14 Thứ hai, vai trò của các tổ chức quốc tế trong quốc tế hóa giáo dục. Hiện có hai tổ chức quốc tế hàng đầu thúc đẩy tiến trình quốc tế hóa giáo dục. Đó là UNESCO và WTO. UNESCO là tổ chức giáo dục, khoa học, văn hóa và truyền thông của Liên hợp quốc với 188 nước thành viên. Quan điểm cơ bản của UNESCO coi giáo dục là một quyền lợi cơ bản của con người và bất kỳ ai, trên cơ sở xứng đáng, cũng có quyền tiếp cận giáo dục đại học. Trong bối cảnh quốc tế hóa giáo dục, UNESCO có nhiệm vụ tăng cường hợp tác quốc tế giữa các nước, thúc đẩy giáo dục xuyên biên giới không nhằm mục đích lợi nhuận. Văn bản pháp lý cho việc thực hiện nhiệm vụ này của UNESCO là Tuyên bố thế giới về giáo dục đại học cho thế kỷ XXI và các Công ước UNESCO về công nhận văn bằng. Tổ chức Thương mại thế giới hiện có 150 nước thành viên. Quan điểm cơ bản của WTO coi giáo dục là một trong 12 ngành dịch vụ khả mại thuộc phạm vi điều chỉnh của GATS; dịch vụ này cần được từng bước tự do hóa thương mại trên cơ sở đàm phán. Cũng giống như UNESCO, GATS có nhiệm vụ đẩy mạnh quá trình quốc tế hóa giáo dục. Điều khác biệt cơ bản là ở chỗ, GATS hướng tới việc thúc đẩy giáo dục xuyên biên giới nhằm mục đích lợi nhuận. Rất nhiều nước hiện nay vừa là thành viên của UNESCO, vừa là thành viên của WTO. Các nước đó chấp nhận cả hai cơ chế giáo dục xuyên biên giới: có lợi nhuận và không lợi nhuận. Thực ra, dù có chính thức chấp nhận hay không thì cả hai cơ chế hoạt động này đã trở thành một hiện thực. Vấn đề là tìm mối cân bằng giữa hai cơ chế để giáo dục đại học thực hiện được sứ mệnh của mình theo mục tiêu cụ thể và lâu dài của từng nước. Thứ ba, giáo dục đại học cho tất cả mọi người. Hội nghị thế giới năm 1998 về giáo dục đại học cho thế kỷ XXI ra tuyên bố kêu gọi chính phủ các nước đẩy mạnh cải cách giáo dục đại học để bất kỳ ai, trên cơ sở xứng đáng, cũng có quyền tiếp cận giáo dục đại học. Đó là vì sứ mệnh phổ quát từ xưa đến nay của giáo dục đại học là truyền bá tư tưởng và tri thức. Chưa bao giờ trong lịch sử nhân loại, sự thịnh vượng của quốc gia lại phụ thuộc mạnh mẽ và trực tiếp như vậy vào quy mô và chất lượng giáo dục đại học. Tuy nhiên, các nước đang phát triển đang đứng trước nguy cơ tụt hậu xa hơn về giáo dục đại học so với các nước phát triển. Từ năm 1998 đến năm 2001, nếu tỷ lệ nhập học thô ở đại học của các nước đang phát triển chỉ tăng từ 10,2% lên 11,3% thì ở các nước phát triển tỷ lệ này tăng từ 45,6% lên 54,6%. Đó là vì trong cuộc đua giáo dục hiện nay, các nước phát triển có nhiều ưu thế hơn về điểm xuất phát, duy trì dân số ổn định và bảo đảm tiềm lực kinh tế lớn cho giáo dục. Các nước phát triển cũng có động lực mạnh hơn trong phát triển giáo dục hướng tới nền kinh tế tri thức. Nếu quốc tế hóa giáo dục được coi như một lời đáp của cộng đồng đại học trước các thách thức của toàn cầu hóa thì quốc tế hóa giáo dục phải có nhiệm vụ góp phần rút 15 ngắn khoảng cách tụt hậu nói trên. UNESCO hiện là đầu mối gắn kết cộng đồng giáo dục đại học thế giới trong việc thực hiện nhiệm vụ trên với sáng kiến triển khai Chương trình toàn cầu về hợp tác và phát triển trong giáo dục đại học. Thứ tư, một số nội dung cơ bản của GATS. Cũng như các hiệp định khác của WTO, GATS có ba mục tiêu chính: khuyến khích tự do hóa thương mại càng nhiều càng tốt; từng bước mở rộng tự do hóa thương mại thông qua đàm phán; thiết lập cơ chế giải quyết tranh chấp. Phạm vi điều chỉnh của GATS là các dịch vụ, bao gồm 12 ngành trong đó có giáo dục với 5 phân ngành là dịch vụ giáo dục tiểu học, dịch vụ giáo dục trung học, dịch vụ giáo dục đại học, dịch vụ giáo dục người lớn và các dịch vụ giáo dục khác. Đối tượng điều chỉnh của GATS là các giải pháp tác động đến thương mại dịch vụ. Theo quy định của GATS, các giải pháp này được hiểu là các văn bản pháp quy do các cơ quan có thẩm quyền ở trung ương và địa phương của từng nước ban hành. Như vậy, khi một nước cam kết tham gia GATS trong một ngành dịch vụ cụ thể, nước đó có trách nhiệm rà soát, điều chỉnh các quy định của mình để tạo thuận lợi cho việc tự do hóa thương mại trong lĩnh vực dịch vụ đó. Về bản chất, việc tham gia GATS tự nó không làm cho giáo dục của một nước tốt lên hay xấu đi. Nó chỉ mở ra các cơ hội mới cùng các thách thức mới. Đối với các nước đang phát triển, có thể đưa ra một danh mục cơ hội như thu hút vốn đầu tư nước ngoài để phát triển giáo dục, tạo cục diện cạnh tranh để nâng cao chất lượng, học tập kinh nghiệm để đổi mới quản lý... Kèm theo là một danh mục thách thức liên quan đến nguy cơ giảm bớt vai trò của Nhà nước trong giáo dục, tình trạng khó kiểm soát về chất lượng, sự gia tăng bất bình đẳng... Vì vậy, vấn đề đặt ra đối với mỗi nước là xác định điểm mạnh và điểm yếu của ngành giáo dục, có chính sách và biện pháp phù hợp để khai thác cơ hội, vượt qua thách thức, tối đa hóa lợi ích và giảm thiểu rủi ro. 2.5.2 – Gi¸o dôc §¹i häc ViÖt Nam tríc vµ sau khi gia nhËp WTO. Cùng với quá trình đổi mới đất nước trong hai mươi năm qua, giáo dục đại học Việt Nam đã có bước tiến quan trọng về quy mô, chất lượng, hiệu quả, góp phần thu hẹp khoảng cách tụt hậu so với giáo dục đại học trong khu vực. 2.5.2.1 – Gi¸o dôc §¹i häc ViÖt Nam tríc khi gia nhËp WTO. Tiến trình đổi mới giáo dục đại học Việt Nam trong hai mươi năm qua mang hai đặc trưng chủ yếu: 1 - Chuyển từ giáo dục phục vụ kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang giáo dục vận hành trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. 2 Chuyển từ giáo dục khép kín sang giáo dục mở cửa, chủ động hội nhập quốc tế. Vì vậy, tổ chức và hoạt động giáo dục đại học đã có sự thay đổi căn bản, hướng tới sự đa dạng hóa, chuẩn hóa, hiện đại hóa và xã hội hóa. Giáo dục đại học không còn bó hẹp trong việc thỏa mãn nhu cầu của các cơ quan và doanh nghiệp nhà nước mà phải đáp ứng nhu cầu rộng rãi của các thành phần kinh tế khác và nhu cầu học tập của nhân dân. 16 Từ đó, giáo dục đại học không chỉ dựa vào ngân sách nhà nước mà còn dựa vào các nguồn lực khác có thể huy động được. Nhà nước vẫn đóng vai trò chủ đạo trong việc cung ứng giáo dục đại học, nhưng sự bao cấp hoàn toàn trước đây đã được thay thế bằng cơ chế chia sẻ chi phí với việc đóng góp bằng học phí của người học. Các nhà cung ứng mới trong giáo dục đại học cũng đã xuất hiện: đó là các tổ chức, cá nhân đứng ra thành lập các trường cao đẳng, đại học dân lập, tư thục (sau đây gọi chung là đại học tư thục). Việt Nam cũng đã có những bước đi chủ động trong hội nhập giáo dục, tiếp nhận giáo dục xuyên biên giới theo cả hai cơ chế: không lợi nhuận và có lợi nhuận. Trong bốn phương thức cung ứng dịch vụ giáo dục theo quy định của GATS, giáo dục nước ta hiện đã mở cửa cho cả bốn phương thức: cung ứng xuyên biên giới, tiêu thụ ngoài nước, hiện diện thương mại và hiện diện cá nhân. Chúng ta cũng đã xây dựng được về cơ bản khung pháp lý cho phương thức hiện diện thương mại theo cả hai cơ chế không lợi nhuận và có lợi nhuận. Bên cạnh một số vấn đề nảy sinh liên quan chủ yếu đến công tác quản lý các cơ sở giáo dục nước ngoài tại Việt Nam và quản lý lưu học sinh, thành công nổi bật là tạo được sự đóng góp đáng kể của các phương thức cung ứng đó cho sự phát triển của giáo dục Việt Nam. 2.5.2.2 – Gi¸o dôc §Þa häc ViÖt Nam sau khi gia nhËp WTO, tríc khi thùc hiÖn c¸c cam kÕt vÒ GATS. Hiện trong tổng số 150 nước thành viên WTO, mới chỉ có 47 nước cam kết thực hiện GATS trong dịch vụ giáo dục, chủ yếu là các nước thuộc khối OECD với tư cách là các nước xuất khẩu giáo dục. Các nước đang phát triển ở châu Á, Trung Quốc và Thái Lan đã có những bước đi chủ động, với tư cách chủ yếu là các nước nhập khẩu giáo dục (tuy rằng cả hai nước này, về lâu dài, đều có chiến lược xuất khẩu giáo dục). Ngược lại Xin-ga-po và Ma-lai-xi-a chưa có cam kết nào về GATS trong lĩnh vực giáo dục; cả hai nước chủ trương đẩy mạnh đàm phán và ký kết các hiệp định tự do thương mại song phương nhằm chủ động lựa chọn sự đầu tư của các trường đại học danh tiếng nước ngoài, đồng thời bảo vệ sự phát triển của đại học tư thục trong nước. Ngoài ra một số nước thu nhập thấp ở châu Phi đã có những cam kết mạnh mẽ nhằm thu hút đầu tư nước ngoài vào giáo dục. Nhìn chung các nước đang phát triển vẫn giữ thái độ "chờ xem". Vấn đề đặt ra là sau khi gia nhập WTO, bao giờ, như thế nào và với điều kiện gì, Việt Nam sẽ có cam kết về tự do hóa thương mại dịch vụ giáo dục. Để trả lời, có thể đưa ra hai kịch bản: kịch bản "chờ xem" như phần lớn các nước đang phát triển và kịch bản "chủ động" như Trung Quốc và Thái Lan. Việt Nam có thể lựa chọn một kịch bản trung gian như: chủ động chuẩn bị từ nay đến 2010, sau đó sẽ là tích cực thực thi những cam kết về GATS. 17 Giai đoạn chuẩn bị nhằm rà soát, hoàn thiện về luật pháp, chính sách và con người để nâng cao hiệu lực bộ máy, năng lực quản lý và tiềm lực hệ thống, đảm bảo thành công khi mở cửa. Đây cũng là giai đoạn làm rõ các đặc trưng cần thiết của thị trường giáo dục đại học ở Việt Nam, sự can thiệp của nhà nước để phát huy mặt tích cực của thị trường, giảm thiểu mặt tiêu cực, bảo đảm yêu cầu công bằng xã hội trong giáo dục. Một thị trường như vậy không phải là thị trường tự do trong hoạt động kinh tế mà là thị trường gần đúng, một chuẩn thị trường trong lĩnh vực dịch vụ công, trong đó các nhà cung ứng giáo dục không theo đuổi lợi nhuận tối đa nhưng vẫn buộc phải cạnh tranh với nhau để nâng cao chất lượng và hiệu quả do người học được nhiều cơ hội hơn trong việc lựa chọn trường học. Chuẩn thị trường giáo dục đại học chính là cơ chế tương thích với thị trường kinh tế định hướng xã hội chủ nghĩa. 2.5.2.3 – Gi¸o dôc §¹i häc ViÖt Nam sau khi gia nhËp WTP víi viÖc tÝch cùc thùc hiÖn c¸c cam kÕt vÒ GATS trong lÜnh vùc gi¸o dôc. Với tư cách là nước đi sau trong việc gia nhập WTO, Việt Nam phải chịu sức ép lớn hơn về cam kết trong lĩnh vực giáo dục. Trên thực tế, khi đưa ra bản chào dịch vụ đa phương, mức cam kết của Việt Nam về dịch vụ giáo dục là khá sâu và rộng đối với giáo dục đại học, theo đó ta mở cửa đối với hầu hết các lĩnh vực khoa học tự nhiên và kỹ thuật, nghiên cứu và quản lý doanh nghiệp, kinh tế, kế toán, ngôn ngữ và luật quốc tế. Sau khi gia nhập WTO, Việt Nam sẽ phải tiếp tục tham gia đàm phán ở góc độ kỹ thuật về việc mở cửa dịch vụ giáo dục trong khuôn khổ vòng đàm phán Đô-ha. Vấn đề cần làm rõ là mở cửa như thế nào và với những điều kiện gì. Trước hết, về nguyên tắc, cũng giống như nhiều nước khác, Việt Nam cần chính thức khẳng định giáo dục công lập không thuộc phạm vi điều chỉnh của GATS. Việc mở cửa sẽ chỉ thực hiện trong khu vực giáo dục đại học tư thục. Như vậy giáo dục đại học Việt Nam sẽ tiếp tục tiến trình quốc tế hóa theo cả hai lô-gic phi thương mại và thương mại. Theo lô-gic phi thương mại, giáo dục đại học Việt Nam sẽ đẩy mạnh và phát huy lợi thế đã có của hợp tác quốc tế, hội nhập sâu vào giáo dục đại học thế giới trong khuôn khổ của một không gian giáo dục đại học và nghiên cứu khoa học thế giới theo định hướng của UNESCO. Theo lô-gic thương mại, khu vực giáo dục đại học tư thục sẽ được mở ra để chào đón các nhà đầu tư nước ngoài. Đó là điều mà chúng ta đã làm trước khi có GATS. Sự khác biệt khi tham gia GATS là phải tính đến những rủi ro có thể nảy sinh khi phải tuân thủ các quy định của GATS trong đó đáng quan tâm là quy tắc tối huệ quốc và quy tắc đối xử quốc gia. Cần chú ý rằng, thị trường giáo dục đại học Việt Nam được các nhà đầu tư nước ngoài đánh giá là một thị trường giàu tiềm năng do hệ thống các trường đại học Việt Nam hiện nay, cũng như trong trung hạn, hoàn toàn không có đủ khả năng để đáp ứng yêu cầu đại chúng hóa và nâng cao chất lượng giáo dục đại học. Theo xu thế hiện nay, việc đầu tư xây dựng trường mới sẽ không có nhiều, nhưng các cơ sở liên kết chắc 18 chắn sẽ phát triển rất sôi động. Vì vậy, sau khi thực hiện cam kết về GATS như nêu trên, bức tranh giáo dục đại học Việt Nam sẽ có biến động mạnh mẽ ở khu vực tư thục với sự ra đời của khá nhiều cơ sở giáo dục nước ngoài, chủ yếu là các cơ sở giáo dục liên kết. Cục diện cạnh tranh sẽ hình thành và phát triển. Thị trường giáo dục đại học sẽ chuyển từ tự phát sang tự giác với sự định hướng mạnh mẽ của nhà nước để bảo đảm đó là một chuẩn thị trường. 2.5.3 – Ph¸t triÓn gi¸o dôc §¹i häc t thôc ViÖt Nam cÇn ch¬ng tr×nh hµnh ®éng cô thÓ cÊp hÖ thèng vµ cÊp trêng. Do ưu thế trên nhiều phương diện của các trường đại học công lập nên các cơ sở giáo dục liên kết sẽ phát triển mạnh mẽ dưới hình thức liên kết đào tạo giữa các nhà cung ứng giáo dục nước ngoài với các trường đại học công lập Việt Nam. Tình trạng làm nhòe ranh giới giữa công lập và tư thục như vậy hiện đang phổ biến trong giáo dục đại học xuyên biên giới. Điều đó dẫn đến tình thế các trường đại học tư thục Việt Nam chịu áp lực cạnh tranh rất khắc nghiệt từ hai phía. Một phía là các cơ sở giáo dục nước ngoài với tiềm lực kinh tế lớn, trang bị hiện đại, kinh nghiệm dày dạn và quản lý năng động. Phía khác là các trường đại học công lập Việt Nam với sự trợ giúp về tài chính của Nhà nước, sự liên kết mạnh mẽ với các nhà cung ứng giáo dục nước ngoài và sức thu hút vốn có trong tâm lý chọn trường của người học. Trong tình thế như vậy, nếu Nhà nước và các trường đại học tư thục không có chương trình hành động để nâng cao năng lực cạnh tranh của các trường đại học tư thục thì kết quả có thể dự báo trước: các trường đại học tư thục Việt Nam sẽ lần lượt đóng cửa hoặc phá sản, nhường thị phần giáo dục đại học Việt Nam cho các nhà cung ứng giáo dục nước ngoài. Để tránh một kết cục không mong muốn, cần hành động khẩn trương và tích cực trên những giải pháp sau: 2.5.3.1 – C¸c gi¶I ph¸p cÊp hÖ thèng. Một trong các quan điểm chỉ đạo của Đảng ta về đổi mới giáo dục đại học giai đoạn 2006 - 2020 là "phát triển mạnh các trường đại học, cao đẳng ngoài công lập. Tạo điều kiện thuận lợi về chính sách để mọi tổ chức, cá nhân và toàn xã hội tham gia phát triển giáo dục đại học một cách bình đẳng". Nghị quyết số 05/2005/NQ-CP đặt chỉ tiêu định hướng đến năm 2010 tỷ lệ sinh viên đại học tư thục chiếm khoảng 40% tổng số sinh viên cả nước. Điều đó cũng có nghĩa là chuyển đại học tư thục từ vị thế nhỏ bé hiện nay sang vị thế mới, khỏe và vững chắc trong hệ thống giáo dục đại học Việt Nam. Thực tế hiện nay ở Việt Nam cho thấy có nhiều khả năng chỉ tiêu trên không những không đạt mà còn bị sút giảm. Xu thế thành lập mới các trường đại học công lập đang lan rộng ở nhiều tỉnh, thành. Rõ ràng ở đây không có sự cân nhắc đầy đủ về hiệu quả sử dụng ngân sách địa phương trong phát triển giáo dục. Trong điều kiện hạn 19 hẹp về nguồn lực tài chính, ưu tiên của ngân sách phải tập trung dành cho giáo dục phổ cập và giáo dục thuộc các địa bàn kinh tế - xã hội khó khăn. Thậm chí, ở một số nước đang phát triển, còn có hẳn quy định hạn chế hoặc cấm thành lập mới các trường đại học công lập. Nhà nước cần giảm bớt vai trò trong cung ứng giáo dục đại học, tăng cường vai trò quản lý vĩ mô, tập trung vào quản lý chất lượng, chỉ đạo, kiểm tra, thanh tra, giám sát việc tổ chức thực hiện. Vì vậy, để hướng tới xây dựng và phát triển giáo dục đại học tư thục Việt Nam thực sự khỏe, hùng hậu và vững mạnh, cần có sự chỉ đạo kịp thời của Chính phủ để các bộ, ngành, địa phương có định hướng đúng về chính sách và giải pháp trong việc phát triển các trường đại học tư thục. Việc các doanh nghiệp như FPT mở trường đại học tư thục cần được khuyến khích và nhân rộng. Các địa phương, thay vì thành lập mới các trường đại học công lập, cần xúc tiến việc giao hoặc cho thuê đất, giao hoặc cho thuê cơ sở vật chất, kể cả hỗ trợ ngân sách cần thiết ban đầu để các trường đại học tư thục mới được thành lập, đào tạo nhân lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. 2.5.3.2 – C¸c gi¶I ph¸p cÊp trêng. Đến nay, nhìn chung các trường đại học tư thục ở nước ta chưa nhận thức hết thách thức, thậm chí là nguy cơ, mà các trường sẽ phải đối diện khi bước vào sân chơi WTO/GATS. Thách thức này cũng chính là cơ hội để các trường đại học tư thục vượt qua trạng thái yếu kém hiện nay, đổi mới, hoàn thiện, vươn lên. Có thể nói, nếu đổi mới cơ bản và toàn diện là định hướng chung của giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn từ năm 2006-2020 thì giáo dục đại học tư thục phải đổi mới toàn diện hơn, cơ bản hơn. Trước hết là đổi mới về tư duy phát triển. Cần đoạn tuyệt với tư duy mang nặng tính cơ hội do sự yếu kém về quy mô phát triển giáo dục đại học trước đây đem lại. Cần xây dựng tư duy mới trong đó thay đổi là bức thiết và cạnh tranh là động lực của phát triển. Về hoạt động, cần tập trung đổi mới toàn bộ hoạt động của nhà trường theo định hướng bảo đảm chất lượng, được sớm kiểm định và công nhận về chất lượng. Yêu cầu đa dạng hóa, chuẩn hóa, hiện đại hóa cần được xây dựng thành từng tiêu chí cụ thể trong việc đổi mới chương trình giáo dục, lựa chọn tài liệu giảng dạy, xây dựng đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý, nâng cấp cơ sở vật chất. Về tổ chức và quản lý, cần thoát khỏi cách làm manh mún hiện nay, tạo thêm sức mạnh gia tăng trên cơ sở tạo dựng và thắt chặt mọi liên kết khả dĩ: liên kết trong nội bộ các trường đại học tư thục, liên kết với các trường đại học công lập, liên kết với doanh nghiệp, liên kết với các cơ sở giáo dục nước ngoài. 2.5.3.3 – V¹i trß cña x– héi d©n sù Trong bối cảnh giáo dục đại học Việt Nam sau khi gia nhập WTO, với việc hình thành và phát triển chuẩn thị trường giáo dục đại học, cần đặc biệt coi trọng và phát huy sự tham dự của xã hội dân sự trong một loạt vấn đề phức tap. Trước hết, đối với 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất