Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tìm hiểu tục tang ma của người nùng ở huyện lục yên – yên bái...

Tài liệu Tìm hiểu tục tang ma của người nùng ở huyện lục yên – yên bái

.PDF
56
90
75

Mô tả:

Lời cảm ơn Hoàn thành khóa luận này em xin chân thành cảm ơn sự hƣớng dẫn tận tình của thạc sĩ Hoàng Xuân Thành, sự giúp đỡ của các thầy cô giáo trong khoa Sử - Địa. Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn, tạo điều kiện giúp đỡ của các cơ quan: Ủy ban nhân dân huyện Lục Yên, Thƣ viện huyện Lục Yên, phòng văn hóa thông tin huyện Lục Yên, thƣ viện trƣờng Đại Học Tây Bắc và sự giúp đỡ nhiệt tình của bạn bè trong lớp đã luôn động viên, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi thực hiện và hoàn thành khóa luận này. Do phạm vi nghiên cứu khá phức tạp, tƣ liệu không nhiều, năng lực có hạn nên khóa luận này chắc chắn sẽ không tránh khỏi thiếu sót. Rất mong nhận đƣợc sự góp ý, chỉ bảo của các thầy cô giáo để khóa luận của tôi đƣợc hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Sơn La, tháng 4 năm 2014 Tác giả Lộc Thị Hà MỤC LỤC MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................. 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .............................................................................. 2 3. Đối tƣợng, nhiệm vụ, mục đích nghiên cứu .................................................... 4 4. Nguồn sử liệu và phƣơng pháp nghiên cứu ..................................................... 4 5. Giới hạn và đóng góp của đề tài ..................................................................... 4 6. Cấu trúc của đề tài .......................................................................................... 5 CHƢƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ NGUỒN GỐC LỊCH SỬ VÀ VĂN HÓA CỦA NGƢỜI NÙNG Ở HUYỆN LỤC YÊN - YÊN BÁI .................................. 6 1.1. Khái quát về nguồn gốc lịch sử .................................................................... 6 1.1.1. Quá trình hình thành và tên gọi ................................................................ 6 1.1.2. Một số đặc điểm tự nhiên, văn hoá, xã hội ................................................ 7 1.1.3. Các đơn vị xã, thị trấn trong huyện .......................................................... 8 1.2. Truyền thống lịch sử văn hóa ...................................................................... 9 1.3. Ngƣời Nùng ở huyện Lục Yên................................................................... 11 CHƢƠNG 2: CÁC BƢỚC TIẾN HÀNH TANG LỄ.................................... 16 2.1. Các quan niệm về sống và chết .................................................................. 16 2.2. Tang phục và những điều kiêng kị ............................................................. 18 2.2.1. Tang phục ............................................................................................... 18 2.2.2. Những điều kiêng kị của gia đình chịu tang ............................................ 19 2.3. Các bƣớc tiến hành tang lễ ........................................................................ 21 2.3.1. Báo tin .................................................................................................... 21 2.3.2. Nghi thức mời thầy Tạo .......................................................................... 22 2.3.3. Nghi lễ phát tang .................................................................................... 23 2.3.4. Lễ cúng cơm đỡ đầu ............................................................................... 24 2.3.5. Nghi thức nhập quan .............................................................................. 25 2.3.6. Đưa tang ................................................................................................ 29 2.3.7. Hạ huyệt ................................................................................................. 32 2.3.8. Đặt bàn thờ, dâng cơm ........................................................................... 34 2.4. Mâm cỗ dành cho các đối tƣợng khác nhau có liên quan tới ngƣời chết .... 34 2.5. Ngày giỗ .................................................................................................... 36 CHƢƠNG 3: NHỮNG CHUYỂN BIẾN, HẠN CHẾ TRONG TỤC TANG MA HIỆN NAY CỦA NGƢỜI NÙNG Ở HUYỆN LỤC YÊN - YÊN BÁI . 39 3.1. Một số nét chuyển biến trong tục tang ma hiện nay của ngƣời Nùng huyện Lục Yên ........................................................................................................... 39 3.1.1. Báo tin .................................................................................................... 39 3.1.2. Thời gian tiến hành tang lễ ..................................................................... 39 3.1.3. Biến đổi của các nghi lễ.......................................................................... 40 3.2. Một số hạn chế trong lễ tang hiện nay của ngƣời Nùng ở huyện Lục Yên Yên Bái ............................................................................................................ 41 3.3. Một số đề xuất trong tang ma của ngƣời Nùng ở huyện Lục Yên hiện nay .. 44 KẾT LUẬN ..................................................................................................... 47 PHỤ LỤC........................................................................................................ 49 TÀI LIỆU THAM KHẢO MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Văn hóa hình thành cùng với sự tồn tại và phát triển của xã hội loài ngƣời. Một trong những khía cạnh của văn hóa là đời sống văn hóa tinh thần của con ngƣời, trong đó gần gũi nhất, liên quan mật thiết đến từng cá nhân trong cộng đồng mà ai cũng phải trải qua là các lễ thức liên quan đến chu kì của đời ngƣời bao gồm các lễ thức dân gian trong sinh đẻ, cƣới xin, ma chay… trong đó tang lễ là một hiện tƣợng văn hóa đặc sắc. Dòng đời của mỗi ngƣời đều theo một chu kì: sinh ra, lớn lên, kết hôn vợ chồng, sinh con đẻ cái, già rồi đi vào lòng đất mẹ. Tuy nhiên, khi phải đối mặt với cái chết, con ngƣời không khỏi sợ hãi, lo lắng và có cảm giác đau đớn, bất lực trƣớc cái chết. Đó là những tiềm thức xuất hiện từ thời nguyên thủy đến thời hiện đại của chúng ta ngày nay. Sợ hãi và ƣớc muốn tìm hiểu cái chết đã đƣa con ngƣời vào thế giới tâm linh và xây dựng nên một kiếp sau vô hình, cõi nhân gian có gì ngƣời chết sẽ có nhƣ vậy, bởi kiếp sau ngƣời ta sẽ sống mãi dài lâu. Cho đến ngày nay, dù nhân loại đang vƣơn tới những đỉnh cao của khoa học, của lý trí song quan niệm về kiếp sau vẫn tồn tại dai dẳng, ý niệm về nó vẫn thoáng ẩn hiện trong lễ tục tang ma của các dân tộc trên thế giới. Chính vì vậy, nghiên cứu về tục tang ma của các dân tộc là cần thiết để hiểu đó là vấn đề muôn thủa của văn hóa nhân loại, văn hóa tâm linh, hiểu đƣợc bi kịch ngàn đời của nhân thế và sự hữu hạn của con ngƣời trƣớc sự vô hạn của vũ trụ vĩnh hằng. Ngày nay, trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc và đứng trong xu thế hội nhập, văn hóa ngày càng liên quan chặt chẽ tới ổn định xã hội, đến an ninh quốc gia dân tộc để phát triển toàn bộ đời sống vật chất tinh thần của xã hội. Chính vì vậy, việc giữ gìn và phát huy văn hóa dân tộc là trách nhiệm, bổn phận của mỗi con ngƣời. Cũng có nghĩa là việc tìm hiểu, nghiên cứu về văn hóa dân tộc là quan trọng nhất đặc biệt là quốc gia đa dân tộc nhƣ Việt Nam. Việt Nam là một quốc gia có 54 dân tộc anh em cùng chung sống. Các dân tộc luôn đoàn kết, gắn bó và có đóng góp to lớn vào công cuộc đấu tranh dựng nƣớc và giữ nƣớc. 1 Hiện nay ngƣời Nùng sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam chiếm số lƣợng khá đông, nhƣng tập trung chủ yếu ở các tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng, Yên Bái, Thái Nguyên, Hà Giang… Ở Yên Bái, Ngƣời Nùng cƣ trú đông đảo, họ sống tập trung ở các huyện miền núi nhƣ Lục yên, Yên Bình. Trong lịch sử dựng nƣớc và giữ nƣớc, ngƣời Nùng đã cùng với các dân tộc anh em kề vai sát cánh, đoàn kết bên nhau cùng chống kẻ thù chung và xây dựng đất nƣớc. Ngày nay, trong công cuộc đổi mới, ngƣời Nùng cùng với các phong tục tập quán, nét văn hóa riêng biệt của mình đã và đang góp phần vào việc giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa dân tộc. Tuy nhiên, những hiểu biết sâu sắc về các phong tục tập quán của các dân tộc thiểu số nói chung và của ngƣời Nùng nói riêng vẫn còn nhiều hạn chế, nhất là về tang ma của ngƣời Nùng. Vì thế, đòi hỏi chúng ta cần đi sâu nghiên cứu tìm tòi để có thêm những hiểu biết, khắc phục những hạn chế này. Vấn dề dân tộc Nùng và tục tang ma của ngƣời Nùng cần tiếp tục đƣợc nghiên cứu và làm sáng tỏ. Vì vậy, tôi chọn đề tài: “Tìm Hiểu tục tang ma của ngƣời Nùng ở huyện Lục Yên- Yên Bái” làm khóa luận tốt nghiệp. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Trong những năm qua, nhất là những năm gần đây, việc nghiên cứu phong tục tập quán của các dân tộc ít ngƣời, đặc biệt là các dân tộc thiểu số của dân tộc Việt Nam đƣợc đẩy mạnh và thu đƣợc những thành tựu đáng kể, góp phần không nhỏ vào việc làm phong phú thêm kho tàng văn hóa Việt Nam. Cũng nằm trong xu hƣớng đó, vấn đề nghiên cứu phong tục tập quán của ngƣời Nùng đƣợc nhiều ngƣời quan tâm. Những nhà nghiên cứu Việt Nam về văn hóa dân tộc Nùng rất nhiều trong đó có thể kể đến các tác giả: Lã Văn Lô, Hà Văn Thƣ, Chu Thái Sơn, Vũ Ngọc Khánh… Cuốn “Sơ lược giới thiệu các nhóm Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam” của Lã Văn Lô, Đặng Nghiêm Vạn – Nxb Khoa học xã hội (1968), các tác giả đã nghiên cứu khá sâu về văn hóa Tày, Nùng trong đó đã trình bày về tôn giáo, tín ngƣỡng, ý niệm về hồn phi, khoăn và cái chết, về sự tồn tại của thế giới bên kia, 2 những nghi lễ liên quan đến sản xuất nhƣng chƣa có chuyên mục về tang ma của dân tộc Nùng. Năm 1982, công trình “các dân tộc Tày – Nùng ở Việt Nam” của tác giả Bế Viết Đẳng, Khổng Diễn, Phạm Quang Hoan, Nguyễn Quang Huy, Nguyễn Anh Ngọc cũng dành 12 trang (từ tr 213-224) để viết về tang ma ngƣời Nùng, song cũng chỉ mang tính chất sơ lƣợc chứ chƣa nghiên cứu về một địa phƣơng cụ thể nào. Năm 1984, các tác giả Lã Văn Lô, Hà Văn Thƣ đã xuất bán cuốn “văn hóa Tày – Nùng”, cuốn sách này đã giới thiệu khá đầy đủ về xã hội, con ngƣời và văn hóa của hai dân tộc Tày, Nùng ở Việt Nam nói chung. Tuy nhiên nhiều đặc trƣng văn hóa mang tính địa phƣơng của dân tộc Nùng chƣa đƣợc đề cập đến. Trong cuốn “Hôn nhân và gia đình dân tộc Nùng” của Th.s Nguyễn Thị Ngân, Trần Thùy Dƣơng, Nxb văn hóa dân tộc, Hà Nội, 2008 đã trình bày khá chi tiết về hôn nhân, những tập tục trong gia đình, các giá trị văn hóa đặc sắc của ngƣời Nùng trong đó có tục tang ma của ngƣời Nùng. Dù vậy, vấn đề tang ma của ngƣời Nùng với những nét riêng mang bản sắc của từng địa phƣơng chƣa đƣợc đề cập đến mà các tác giả mới trình bày chung tại một số địa phƣơng. Cuốn sách “các dân tộc ở miền bắc Việt Nam” của tác giả Trần Đình Khoa đã nghiên cứu khá tỉ mỉ về đặc điểm nhân chủng các dân tộc việt Nam, trong đó có ngƣời Nùng. Nhƣng tác phẩm chỉ dừng lại ở đó mà chƣa nghiên cứu đến văn hóa ngƣời Nùng. Ngoài ra, còn có một số công trình nghiên cứu của các tác giả, nhà báo, các cán bộ, ban ngành quan tâm nhƣ: cơ quan ban tuyên giáo, tỉnh ủy, huyện ủy, bộ văn hóa, ban dân tộc… Tuy nhiên các công trình nghiên cứu rất ít quan tâm hoặc chƣa đào sâu tìm hiểu một cách kĩ càng phong tục tang ma của ngƣời nùng nói chung và nhất là chƣa có công trình nghiên cứu tang ma của ngƣời Nùng ở Lục Yên – Yên Bái nói riêng. Để nghiên cứu tục tang ma của ngƣời Nùng ở huyện lục Yên – Yên Bái một cách rạch ròi, có hệ thống thì hiện nay chƣa có một công trình nghiên cứu cụ thể nào, nên việc nghiên cứu tục lệ tang ma trên cần đƣợc nghiên cứu một 3 cách sâu sắc hơn nữa. Chính vì vậy, đề tài “tìm hiểu tục tang ma của ngƣời Nùng ở huyện Lục Yên – Yên Bái” sẽ góp phần làm sáng tỏ vấn đề mà chúng ta đang quan tâm. 3. Đối tƣợng, nhiệm vụ, mục đích nghiên cứu 3.1. Đối tượng Phong tục trong tang ma và các nghi thức trong nghi lễ tang ma của ngƣời Nùng ở huyện Lục Yên - Yên Bái. 3.2. Nhiệm vụ Trình bày và làm rõ phong tục tang ma của dân tộc Nùng ở huyện Lục Yên – Yên Bái, bao gồm cả quan niệm về sống, chết, linh hồn, về các nghi lễ và ý nghĩa của nó. Từ đó rút ra quan niệm về thế giới quan, nhân sinh quan. 3.3. Mục đích nghiên cứu “Tìm hiểu tục tang ma của ngƣời Nùng ở huyện Lục Yên – Yên Bái” để hiểu rõ hơn, sâu sắc hơn về phong tục tang ma của ngƣời Nùng ở Lục Yên – Yên Bái nói riêng và của dân tộc Nùng nói chung. 4. Nguồn sử liệu và phƣơng pháp nghiên cứu Nguồn sử liệu: Khóa luận chủ yếu sử dụng nguồn tƣ liệu thu thập đƣợc tại địa phƣơng, đó là các tƣ liệu từ: thƣ viện huyện lục Yên, phòng Văn hóa thông tin huyện Lục Yên và các tƣ liệu điền dã thông qua việc dịch chữ Nôm Nùng, lời kể của thầy Tào, thầy cúng và những ngƣời già trong làng. Ngoài ra, khóa luận còn tham khảo một số tài liệu thành văn của các tác giả Lã Văn lô, Hà Văn thƣ, Nguyễn thị Ngân, Phương pháp nghiên cứu: khoá luận sử dụng nhiều phƣơng pháp khác nhau trong đó hai phƣơng pháp giữ vai trò chủ đạo là phƣơng pháp lịch sử và phƣơng pháp logic. Ngoài ra, còn sử dụng kết hợp các phƣơng pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, điền dã… 5. Giới hạn và đóng góp của đề tài 5.1. Giới hạn Do điều kiện thời gian có hạn, tài liệu hạn hẹp, năng lực và sự hiểu biết của bản than còn hạn chế nên khóa luận mới chỉ tập trung tìm hiểu tục lệ tang ma của ngƣời Nùng ở huyện Lục Yên – Yên Bái. 4 5.2. Đóng góp của đề tài Làm rõ đƣợc phong tục tang ma của ngƣời Nùng ở huyện Lục yên – Yên Bái một cách sâu sắc, có hệ thống. Từ những kết quả nghiên cứu sẽ cho thấy những tục lệ mang tính riêng biệt, độc đáo và đặc sắc trong tục lệ tang ma của ngƣời Nùng ở huyện Lục Yên – Yên Bái. Từ đó đƣa ra vấn đề và những biện pháp nhằm giữ gìn và phát huy những bản sắc văn hóa của tộc ngƣời và sự phong phú, đa dạng về phong tục tập quán của các tộc ngƣời. Đồng thời, đây cũng sẽ là tƣ liệu cho các giáo viên dạy môn lịch sử địa phƣơng tại các trƣờng THPT ở Yên Bái và những ai quan tâm tới vấn đề này. 6. Cấu trúc của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phần phụ lục, đề tài gồm 3 chƣơng: Chương 1: Khái quát về nguồn gốc lịch sử và văn hóa của người Nùng ở huyện Lục Yên - Yên Bái Chương 2: Các bước tiến hành tang lễ Chương 3: Những chuyển biến, hạn chế trong tục tang ma hiện nay của người Nùng ở huyện Lục Yên – Yên Bái 5 CHƢƠNG 1 KHÁI QUÁT VỀ NGUỒN GỐC LỊCH SỬ VÀ VĂN HÓA CỦA NGƯỜI NÙNG Ở HUYỆN LỤC YÊN - YÊN BÁI 1.1. Khái quát về nguồn gốc lịch sử 1.1.1. Quá trình hình thành và tên gọi Lục Yên là một đơn vị hành chính trên địa bàn Yên Bái đầu thế kỉ XIX thuộc về Hƣng Hoá và Tuyên Quang. Vào năm 1910, Lục Yên đƣợc sáp nhập vào Yên Bái trở thành một trong 4 huyện và một châu, khi đó có 6 tổng. Khi thành lập 2 huyện mới là Bảo Yên và Văn Yên theo Quyết định số 117/CP ngày 16/12/1964 của Hội đồng Chính phủ, 14 xã của Lục Yên đƣợc cắt về huyện Bảo Yên. Giai đoạn 1965 - 1975 theo Quyết định điều chỉnh các đơn vị cấp xã của Bộ trƣởng Bộ Nội vụ số 21/NV ra ngày 28/1/1967, cắt 2 xã An Phú và Phú Mỹ của huyện Yên Bình sáp nhập về huyện Lục Yên. Sau đó theo Quyết định số 23/NV tại huyện Lục Yên, giải thể các xã Quyết Thắng, Tân Thành, Trần Phú, Hợp Thành và Đồng Tâm, điều chỉnh các xóm giải thể về các xã Tân Lập, Hồng Quang, Tô Mậu, Phúc Lợi, Tân Lĩnh. Tiếp theo là quyết định của Hội đồng Chính phủ thành lập thị trấn huyện lỵ Lục Yên. Tại kỳ họp thứ IX, Quốc hội khoá VIII ngày 12/8/1991 quyết định chia tỉnh Hoàng Liên Sơn thành hai tỉnh Lào Cai và Yên Bái, trong đó Yên Bái đƣợc tái lập gồm 8 đơn vị hành chính là thị xã tỉnh lỵ Yên Bái và 7 huyện: Mù Cang Chải, Trạm Tấu, Văn Chấn, Yên Bình, Trấn Yên, Văn Yên, Lục Yên. Huyện miền núi Lục Yên hiện là đơn vị hành chính cấp huyện nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Yên Bái, phía Bắc giáp với huyện Bắc Quang (Hà Giang), phía Tây giáp huyện Văn Yên tỉnh Yên Bái, phía Nam giáp Hồ Thác Bà của huyện Yên Bình, phía Đông giáp huyện Hàm Yên (Tuyên Quang). Huyện lỵ là thị trấn Yên Thế nằm cách quốc lộ 70 khoảng 17 km về hƣớng đông và cách thành phố Yên Bái 93 km về hƣớng bắc. Huyện có diện tích tự nhiên là 80.919,03ha, gồm 6 24 đơn vị hành chính cấp xã, thị trấn, trong đó có 10 xã và 2 thôn đƣợc Nhà nƣớc công nhận là vùng III. Lục Yên nằm trong tiểu vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa chia làm hai mùa mƣa và mùa khô rõ rệt. Nhiệt độ trung bình từ 22 - 24oC. Huyên Lục Yên có diện tích là 808,98 km2. Dân số toàn huyện năm 2010 là 103.587 ngƣời. Mật độ dân số bình quân là 128 ngƣời/km2. Lục Yên có 16 dân tộc anh em trong đó dân tộc Tày chiếm 53,3%, Kinh 21,2%, Nùng 10,4%, còn lại là các dân tộc khác. Huyện Lục Yên nằm trên toạ độ địa lý: từ 21055’30’’ đến 22003’30’’ vĩ độ Bắc; từ 104030’ đến 104053’30’’ kinh độ Đông. Độ cao trung bình so với mặt nƣớc biển từ 100 đến 150m. Trung tâm huyện lỵ đặt tại thị trấn Yên Thế cách trung tâm tỉnh lỵ 93 km và cách Hà Nội 270km, có tuyến quốc lộ 70 chạy qua nối Hà Nội - Việt Trì - Yên Bái - Lào Cai. 1.1.2. Một số đặc điểm tự nhiên, văn hoá, xã hội - Núi, sông, hồ Trên địa bàn huyện Lục Yên có hai dãy núi chính chạy theo hƣớng Tây Bắc - Đông Nam, hữu ngạn sông Chảy là dãy Con Voi có độ cao trung bình là 300 - 400 m, đỉnh cao nhất là 1.148m, độ dốc trung bình là 400, bề mặt địa hình núi bị các khe suối chia cắt thành các thung lũng nhỏ, bồn địa bằng phẳng là nơi dân cƣ tập trung sản xuất và sinh sống từ lâu đời. Phía tả ngạn sông Chảy là dãy núi đá lớn chạy theo hƣớng Tây Bắc Đông Nam có độ cao trung bình là 935m, đỉnh cao nhất có độ cao là 1.035m, độ dốc lớn, sƣờn núi bị cắt xẻ thành các đỉnh sắc nhọn, có độ dốc trên 70 0, rất hiểm trở, hầu hết đƣợc bao phủ bởi rừng tự nhiên. Giữa hai dãy núi là thung lũng sông Chảy với các cánh đồng phì nhiêu và hồ Thác Bà trong ranh giới huyện Lục Yên rộng trên 4.500 ha. Tuy có hai dãy núi chạy hai bên, nhƣng diện tích đất có độ dốc dƣới 25 0 vẫn chiếm trên 53% tổng diện tích tự nhiên nên mức độ khai thác lãnh thổ khá thuận tiện. 7 Hệ thống sông Chảy là hệ thống sông chủ yếu trên địa bàn huyện, mật độ sông suối đạt 1,1km/km2. Đoạn sông Chảy chảy qua huyện Lục Yên dài 65 km với nhiều chi lƣu lớn nhƣ ngòi Trúc Lâu, ngòi Vàn, ngòi Đại Cại, ngòi Biệc... Hồ Thác Bà trên địa bàn huyện là hồ lớn đem lại nhiều lợi ích kinh tế, trong đó có tiềm năng du lịch. Ngoài ra trên địa bàn huyện còn có 153 hồ thuỷ lợi lớn nhỏ khác phục vụ tƣới cho 1.487/2.520 ha đất canh tác nông nghiệp của huyện và phục vụ các nhu cầu dân sinh kinh tế khác. - Chợ, phố xá Hiện tại Lục Yên có 11 chợ thuộc 9 xã, nhƣng đều là chợ tạm. Hệ thống phố xá trong huyện còn đang trong giai đoạn phát triển cùng với tiến độ đô thị hoá thị trấn. - Sản vật (lâm, thổ sản, khoáng sản...) Đất lâm nghiệp là 58.971,10 ha. Độ che phủ rừng trên 70%. Rừng tự nhiên hiện còn khoảng trên 14 nghìn ha với trữ lƣợng gỗ tƣơng đối cao (khoảng 150 m3/ha), ngoài gỗ, trong rừng còn nhiều loại lâm thổ sản khác có giá trị. Theo các tài liệu nghiên cứu địa chất thì trên địa bàn huyện Lục Yên đã phát hiện: * Than nâu ở Hồng Quang có trữ lƣợng 16.000 tấn, trƣớc đây đã đƣợc khai thác. * Đá ốp lát ở Tân Lĩnh, Liễu Đô có trữ lƣợng khoảng 250 triệu m3. * Đá vôi có cƣờng độ 300 - 500 kg/cm2, có hàm lƣợng CaO cao trữ lƣợng khoảng 135 triệu m3. * Photphotit tập trung ở Tân Lĩnh với trữ lƣợng khoảng 112.000 tấn. * Đá quý và bán quý phân bố trên diện tích 113 km2. Đây là sản vật của Lục Yên đã đƣợc khai thác trong những năm cuối của thế kỷ XX. 1.1.3. Các đơn vị xã, thị trấn trong huyện Toàn huyện có 24 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm 1 thị trấn là thị trấn Yên Thế và 23 xã: Tân Phƣợng, Lâm Phƣợng, Khánh Thiện, Minh Chuẩn, Mai Sơn, Khai Trung, An Lạc, Tô Mậu, Khánh Hòa, Động Quan, Trúc Lâu, 8 Phúc Lợi, Trung Tâm, An Phú, Phan Thanh, Minh Tiến, Tân Lập, Liễu Đô, Vĩnh Lạc, Mƣờng Lai, Minh Xuân, Tân Lĩnh, Yên Thắng. 1.2. Truyền thống lịch sử văn hóa Những dấu tích văn hóa cổ ở Lục Yên Hang Hùm: Dấu vết cổ xƣa nhất về ngƣời Việt cổ ở Lục Yên, là một trong nhiều hang của dãy núi chùa thuộc xã Tân Lập huyện Lục Yên, đây là nơi cƣ trú khá lý tƣởng của ngƣời cổ đại (hiện nay đã bị ngập nƣớc do hồ thủy điện Thác Bà). Tại đây năm 1964 các chuyên gia khảo cổ học ngƣời Đức và Viện khảo cổ học Việt Nam phát hiện hàng trăm hóa thạch của những động vật sống Kỷ Cảnh Tân cùng 4 răng của ngƣời vƣợn niên đại 14,8 vạn năm trƣớc. Văn hóa Sơn Vi Tại Lục Yên những di tích văn hóa Sơn Vi đầu tiên phát hiện vào năm 1980 đến nay đã có 6 địa điểm trong đó đáng lƣu ý nhất là điểm Làng Mủng của khu Đền Đại Cại (đều thuộc xã Tân Lĩnh) đây là những công cụ bằng đá cuội không có dấu vết gia công hoặc đƣợc ghè đẽo thô sơ nhƣng có dấu vết sử dụng, niên đại cách ngày nay trên dƣới 1 vạn năm. Thời đồ đồng, đồ sắt Đây là thời đại của văn hóa Đông Sơn cách đây trên dƣới 2000 năm, hiện vật tiêu biểu đƣợc phát hiện là Trống Đồng làng Vặc (xã Minh Xuân), Rìu, Giáo đồng ở Khau Xẻn (xã An Phú) hiện đang đƣợc lƣu giữ ở Bảo tàng tỉnh, mũi tên đồng ở Hang São (xã Tân Lập). Dấu tích văn hóa – Lịch sử thời phong kiến Trong thời kỳ phong kiến tự chủ nét nổi bật ở Lục Yên là những dấu tích thời Trần, trong đó 2 quần thể di tích quan trọng nhất là chùa tháp Hắc Y và chùa Hang ở làng Úc xã Tân Lập, còn lại là hàng chục các địa điểm di tích thuộc thời nhà Trần, Lê, Nguyễn đã đƣợc phát hiện ở nhiều nơi trong huyện. Những di vật thu đƣợc ở đây thƣờng là đồ sứ bao gồm các loại bình, lọ, bát, đĩa… Đáng chú ý là 2 con voi sứ thời Trần đƣợc tìm thấy ở Làng Nong (Động Quan) và Lâm Thƣợng. Một di tích lịch sử khảo cổ học quan trọng không chỉ đối với tỉnh Yên Bái mà còn đối với cả nƣớc đó là quần thể di tích miếu Hắc Ý đền Đại Cại, 9 đình Bến Lăn, núi Thần Áo Đen, tại đây đã tìm thấy rất nhiều di vật nung đƣợc trang trí văn hóa rất cầu kỳ, tinh xảo. Đây là cấu kiện của một tháp đất nung dấu tích của một công trình kiến trúc thời nhà Trần, có niên đại khoảng thế kỷ XIII đầu thế kỷ XIV. Đây là một tháp đất nung độc đáo có quy mô và kích thƣớc to lớn đầu tiên tìm thấy ở Việt Nam. Tại di tích đình Bến Lăn các nhà khảo cổ cũng tìm thấy một số tảng đá kê chân cột chạm hoa sen cùng nhiều vết tích gạch ngói, mảnh tháp nung chạm khắc hoa văn tinh xảo thuộc thời Trần. Di tích lịch sử miếu Hắc Y – đền Đại Cại đã đƣợc Bộ Văn hóa Thông tin công nhận di tích lịch sử văn hóa khảo cổ học cấp quốc gia (ngày 12/7/2001). Di tích lịch sử thời kỳ kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ: Khu di tích Cổ Văn – Mƣờng Lai là cơ sở căn cứ cách mạng đầu tiên ở Lục Yên đã lớn mạnh không ngừng, là xuất phát điểm cho lực lƣợng cách mạng phát triển đi khắp nơi trong khu vực, ngày 08/7/1945 cuộc vận động giành chính quyền về tay cách mạng giành thắng lợi, ngƣời dân Lục Yên bừng bừng khí thế xây dựng củng cố chính quyền cách mạng, quyết tâm bảo vệ quê hƣơng đất nƣớc kháng chiến chống thực dân Pháp. Nơi thành lập trung đoàn 165: Ngày 16/5/1948 tại đồi cọ thôn Tông Áng xã Khánh Thiện, đồng chí Lê Thùy (Sau này là trung tƣớng) đã đọc quyết định của Bộ Tổng tƣ lệnh thành lập trung đoàn 165 gồm các tiểu đoàn 115 của tỉnh Yên Bái, tiểu đoàn 564 của tỉnh Lào Cai và tiểu đoàn 542 của tỉnh Hà Giang (trung đoàn 165 còn gọi là trung đoàn Lào – Hà – Yên). Do lập đƣợc nhiều chiến công xuất sắc, trung đoàn 165 đƣợc Bác Hồ tặng danh hiệu “Trung đoàn thành đồng biên giới” và đƣợc Đảng, Nhà nƣớc hai lần phong tặng danh hiệu cao quý “Anh hùng lực lƣợng vũ trang nhân dân”. Trong các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm Đảng bộ và nhân dân các dân tộc huyện Lục Yên đã tham gia đóng góp sức ngƣời, sức của cho tiền tuyến: Kháng chiến chống Pháp: Toàn huyện huy động trên 3 triệu ngày công phục vụ chiến trƣờng. Đóng góp 1.550 tấn lƣơng thực, 300 tấn thực phẩm, 2.500 con lợn, 1.225 con trâu bò, tiễn đƣa 2.715 thanh niên lên đƣờng nhập ngũ. 10 Kháng chiến chống Mỹ: huy động hơn 1 triệu ngày công phục vụ chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ đóng góp 29.700 tấn lƣơng thực, 1.575 tấn thực phẩm, tiễn đƣa 5.235 thanh niên lên đƣờng nhập ngũ, 30 thanh niên xung phong phục vụ chiến trƣờng. Kết thúc chiến tranh đến nay đã xác định đƣợc huyện có 831 liệt sĩ, 357 thƣơng binh, 8 bà mẹ đƣợc nhà nƣớc phong tặng danh hiệu cao quý “Mẹ Việt Nam anh hùng”. Đảng bộ và nhân dân xã Mƣờng Lai, Đảng bộ và nhân dân huyện Lục Yên đƣợc Đảng và Nhà nƣớc phong tặng danh hiệu “Anh hùng lực lƣợng vũ trang nhân dân”. 1.3. Ngƣời Nùng ở huyện Lục Yên Dân số của huyện Lục Yên là 105.104 ngƣời (2008). Toàn huyện có 16 dân tộc anh em cùng chung sống gồm: Kinh, Tày, Nùng, Dao, Mƣờng, Thái, Cao Lan, Dáy, Ngái, Pa Cô, Pa Dí, Xá, Tu Dí, Lô Lô, Mông. Trong đó Tày chiếm 53,3%, Kinh chiếm 21,1%, Dao chiếm 14,5%, Nùng chiếm 10,4% còn lại là các dân tộc khác. Dân tộc Nùng ở Lục Yên chủ yếu thuộc hai nhóm Nùng An và Nùng Phủ (tên chỉ nhóm địa phƣơng của ngƣời Nùng). Ngƣời Nùng Lục Yên có tiếng nói riêng thuộc nhóm ngôn ngữ Tày – Thái (dòng ngôn ngữ Nam Á) và có chữ viết từ rất sớm – chữ Nôm Nùng. Ngày nay, chữ Nôm Nùng hầu nhƣ không đƣợc sử dụng, chỉ có một số ngƣời già và ngƣời làm nghề thầy cúng còn biết (bài Mo Nùng còn ghi lại bằng chữ Nôm trên giấy bản. Gia phả nhiều dòng họ còn giữ lại cũng ghi bằng chữ Nôm Nùng). Ngƣời Nùng An và ngƣời Nùng Phủ có phong tục tập quán cơ bản giống nhau nhƣng có sự khác nhau về tiếng nói. Tiếng Nùng An phát âm gần nhƣ tiếng Cao Lan – Sán Chay và tiếng Giáy. Tiếng nói ngƣời Nùng Phủ ảnh hƣởng âm sắc của tiếng Tày. Ở Lục Yên có một bộ phận nhỏ ngƣời Nùng có nguồn gốc từ ngƣời Kinh, trong quá trình sống xen kẽ và giao lƣu văn hóa họ tự nhận mình là ngƣời Nùng, nói tiếng Nùng, ăn ở và sinh hoạt theo phong tục ngƣời Nùng. Dân tộc Nùng mang các họ: Nông, Mông, Hoàng, Lộc… 11 Do địa bàn cƣ trú của ngƣời Nùng ở nơi có nhiều rừng, núi và ở khoảng giữa là thung lũng lòng chảo nên đồng bào Nùng rất thành thạo trong khai thác đất đồi, làm nƣơng rẫy; đất bằng đồng bào trồng lúa nƣớc. Nguồn sống chính của đồng bào Nùng Lục Yên dựa vào cây lúa (lúa nƣớc và lúa nƣơng). Đồng bào dùng công cụ có sức kéo nhƣ cày, bừa, hệ thống cọn nƣớc, mƣơng tƣới nƣớc cho ruộng kết hợp với khoa học kỹ thuật mới, thâm canh tăng vụ, sử dụng giống mới, phân hóa học, thuốc trừ sâu, cải tạo vƣờn tạp, trồng các loại cây công nghiệp, cây ăn quả có giá trị kinh tế cao nên hiệu quả kinh tế trên đất canh tác đã đƣợc nâng lên rất nhiều. Ngoài nguồn lƣơng thực thu đƣợc từ cây lúa, đồng bào Nùng còn có thu đƣợc nhiều sản phẩm nông sản nhƣ ngô, sắn và các hoa màu khác. Nguồn thu chủ lực của gia đình ngƣời Nùng phải kể đến chăn nuôi. Đồng bào phát triển chăn nuôi cả trên cạn và dƣới nƣớc. Các loại gia súc nhƣ Trâu, Bò, Lợn và gia cầm nhƣ Gà, Vịt, Ngan là vật nuôi phổ biến. Diện tích mặt nƣớc đồng bào dùng để nuôi Cá, Vịt, Ngan, Ngỗng. Nghề thủ công truyền thống của đồng bào Nùng vẫn đƣợc duy trì phát triển nhƣ nghề mộc: làm giƣờng, tủ, bàn, ghế, nghề rèn, các công cụ sản xuất nhƣ dao, cuốc, lƣỡi cày... nghề đan lát; các đồ dùng đồ đựng bằng tre, nứa... Đồng bào Nùng Lục Yên tham gia tích cực vào phong trào trồng rừng và bảo vệ rừng. Ngoài trồng các cây lấy gỗ, đồng bào cũng rất tích cực hƣởng ứng trồng các loại cây công nghiệp nhƣ quế, sắn; cây ăn quả có giá trị cao nhƣ cam, hồng, quýt,... Do sản xuất phát triển, giao lƣu hàng hóa mở rộng và đƣợc Nhà nƣớc đầu tƣ, hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng nên đời sống ngƣời Nùng ngày càng đƣợc cải thiện. Nhiều hộ vƣơn lên có mức sống khá, sắm sửa các tiện ghi đắt tiền phục vụ sản xuất và đời sống nhƣ: Xe ô tô tải, máy xát liên hoàn, xuồng máy, xe máy, ti vi, máy cày, máy bừa, radiô... Ngƣời Nùng Lục Yên ở nhà sàn: 3 gian, 5 gian, 7 gian. Hiện nay có một số ít làm nhà đất. 12 Trang phục ngƣời Nùng không văn hoa sặc sỡ. Phụ nữ Nùng mặc áo năm thân màu chàm, áo ngắn đủ che mông, áo đƣợc may rất rộng cả phần thân và tay, giúp cho cử động đƣợc thoải mái. Chiếc áo của phụ nữ Nùng đƣợc trang trí bằng cách thêm miếng vải khác màu vào cổ tay áo và phía trƣớc ngực, thông thƣờng là vải đen đắp lên áo chàm. Một bộ phận nữ Nùng ở Lục Yên mặc áo chàm dài quá đầu gối. Áo nam giới Nùng dài ngang hông, tứ thân, may áo gần sát ngƣời, tay áo dài và rộng, cổ áo khoét tròn, áo có 7 cúc và thƣờng có 4 túi hoặc 2 túi. Trong gia đình ngƣời Nùng, bàn thờ là nơi tôn nghiêm nhất mà gia đình nào cũng phải có. Bàn thờ thờ quan Thế âm Bồ Tát hoặc Hắc hổ huyền đàn (đồng bào gọi là thờ Ham); thờ tổ tiên và thờ Hoa vƣơng Thánh mẫu (bà Mụ). Trong gia đình có ngƣời làm thầy cúng thì thờ thêm tổ sƣ của ngƣời cúng, bát hƣơng để ở chỗ cao hơn bát hƣơng thờ tổ tiên. Gia đình có ngƣời làm thầy thuốc làm thêm bát hƣơng Quan thái y. Bất cứ gia đình ngƣời Nùng nào cũng thờ quan Phật trong nhà, có họ thờ quan Thế âm Bồ Tát, có họ thờ Ham. Đồng bào Nùng cho rằng có 2 vị thần này rất thiêng, có thể giúp gia đình diệt trừ yêu ma. Thờ tổ tiên của ngƣời Nùng theo tộc hệ 9 đời nhƣng chỉ thờ đến đời thứ 3: bắt đầu từ đời cha, cụ. Đời thứ 4 tức kỵ, tổ tiên biến thành thần giữ gia súc, đồng bào thƣờng cúng ngoài trời trong dịp tết Nguyên đán. Thƣờng khi cha mẹ mới mất, gia đình lập bài vị riêng, hàng ngày cúng cơm nƣớc để tỏ lòng nhớ đến ngƣời đã mất, sau mãn tang, ngƣời ta lập một bát hƣơng riêng để ở bàn thờ để chỗ thấp hơn, khi cha mẹ đã quy tiên hết thì bỏ đi, coi nhƣ đã nhập vào tổ tiên chung. Đồng bào Nùng ở Lục Yên có tục thờ bà Mụ tức Hoa vƣơng Thánh mẫu trong nhà để bảo vệ trẻ em. Bàn thờ đƣợc lập khi hai vợ chồng bắt đầu sinh con, đến khi con đƣợc 13 tuổi thì thôi. Táo quân là một vị thần đƣợc ngƣời Nùng thờ trong nhà, bàn thờ ở cạnh bếp. Ngƣời Nùng còn thờ thần thổ địa của từng gia đình mang theo từ nơi cũ khi họ di cƣ đến nơi đất khác. Những thần này thờ ngoài sân phơi hoặc là một bát hƣơng đặt trên bục xây ngoài trời. 13 Ở bản của ngƣời Nùng còn thờ Thổ công của bản, xã, thờ Thành Hoàng – vị thần có nhiệm vụ bảo vệ mùa màng và gia súc. Đồng bào thờ những ngƣời có công giúp dân khai phá ruộng nƣơng, xây dựng mƣờng bản. Những tục thờ cúng trên minh họa tín ngƣỡng của đồng bào Nùng mang đậm màu sắc tín ngƣỡng đa thần nguyên thủy xen lẫn với những yếu tố Đạo Giáo, Phật giáo, Khổng giáo. Hiện nay ở vùng đồng bào Nùng sinh sống hầu nhƣ đã bỏ hẳn tục thờ Thành hoàng nhƣng tục thờ Thổ địa, thờ các vị thần trong nhà vẫn không có gì thay đổi đã gắn liền với tập quán sinh hoạt của đồng bào từ lâu đời. Giống nhƣ ngƣời Thái, đồng bào Nùng ở Lục Yên có 2 tết lớn nhất trong năm là tết Nguyên đán và tết 14/7 (Sipslxi). Ngoài ra, đồng bào còn ăn tết vào các dịp: 3/3- tết Thanh minh; 5/5 tết Đoan ngọ, đồng bào ăn mừng đã cấy xong vụ mùa, dịp này đồng bào còn đi hái cây thuốc; 6/6 lúc này lúa đã lên xanh, đồng bào tổ chức tết cúng thần ruộng, thần trâu, bảo vệ mùa màng, gia súc; tết trung thu 15/8; tết lúa mới mùng 9/9 (hau mâu), 10/10 khi vụ mùa đã gặt xong, đồng bào tổ chức ăn mừng thành quả lao động. Những ngày tết của đồng bào Nùng ở Lục Yên đều mang ý nghĩa lành mạnh thể hiện sự mong muốn của ngƣời dân lao động cho mùa màng tốt tƣơi, đời sống ấm no hạnh phúc; đồng thời cũng là dịp cải thiện đời sống của ngƣời lao động sau những ngày vất vả trên đồng ruộng, nƣơng rẫy. Đồng bào Nùng có tổ chức mừng sinh nhật, không có tục giỗ, thông thƣờng những ngƣời từ 60 tuổi trở lên đƣợc tổ chức lễ sinh nhật. Lễ sinh nhật đầu tiên đƣợc tổ chức rất trang trọng, mời thầy cúng, họ hàng nội ngoại, con cháu, các gia đình trong bản và bạn bè thân thiết. Tổ chức những lần sau không mời lại nữa, những ai đã đƣợc mời rồi cứ đúng ngày, tháng năm sau đến dự. Cƣới xin là việc trăm năm của con ngƣời, do vậy đồng bào Nùng rất coi trọng việc thực hiện các nghi lễ, trai gái Nùng đến tuổi se duyên phải đƣợc làm các lễ chính là: lễ dạm hỏi “Khắm lùa” là lễ thăm dò thái độ của nhà gái do nhà trai chủ động tiến hành; lễ “Au mình” nhà trai trả lời chính thức, nhà trai xin tuổi cô gái về để so tuổi với chàng trai; lễ “Mình hom” hai nhà thỏa thuận về thời 14 gian – lễ vật để làm lễ đính hôn; lễ “khả cáy” là lễ đính hôn chính thức. Trong tục lệ cƣới xin, vai trò của ông mối, bà mối hết sức quan trọng. Tổ chức xong đám cƣới, theo tục lệ họ trở thành bố mẹ nuôi của cô dâu, chú rể. Đôi vợ chồng này phải có trách nhiệm nhƣ đối với cha mẹ đẻ mình. Trong các đám cƣới của ngƣời Nùng, trung tâm vui nhộn là các cuộc hát đối, tiếng Nùng gọi là “Cỏ Lảu” ngƣời hát thuộc lòng một số câu hát mẫu song còn phải có tài ứng đáp. Nhạc cụ sử dụng đàn tính 2 dây hoặc 3 dây, não bạt, chũm chọe. Mỹ thuật truyền thống có bộ tranh thờ từ 7 đến 12 tờ mô tả vũ trụ quan, đất, nƣớc, lửa, gió tạo nên vạn vật, trong đó con ngƣời là chủ thể. Con ngƣời luôn đấu tranh với cái ác, để giành lấy cái thiện. Họa tiết sinh động...thủ pháp nghệ thuật theo mô típ tả thật, màu sắc dân gian theo trƣờng phái tranh hàng trống của ngƣời Kinh. Nghề thêu thổ cẩm, trạm khắc trên gốm, đục đá vẫn đƣợc duy trì. Nghề làm hƣơng, dệt vải nhuộm vải đƣợc phụ nữ yêu thích. Sinh hoạt ẩm thực của ngƣời Nùng giản đơn nhƣng khéo léo. Những thức ăn đƣợc chế biến từ nông sản phổ thông nhƣ gạo, ngô, sắn, rau trồng, rau rừng, thịt, cá nuôi đƣợc. Rƣợu đƣợc nấu từ chõ tự làm lấy, nguyên liệu sắn, gạo, men rƣợu đƣợc chế ra từ thảo mộc tự nhiên và bột gạo nếp. Những thức ăn ngày lễ tết đƣợc chế biến cầu kỳ nhƣ cá nƣớng, xôi đỏ, xôi tím... Sống hòa nhập trong cộng đồng các dân tộc ở Lục Yên, ngƣời Nùng sống chân thực, giàu chất lao động sáng tạo, bảo lƣu đƣợc truyền thống văn hóa của mình. Văn hóa ngƣời Nùng đã góp phần tô điểm thêm cho bức tranh văn hóa các dân tộc Lục Yên, đậm đà bản sắc, giàu chất trữ tình. Các thế hệ ngƣời Nùng giàu truyền thống yêu nƣớc và cách mạng. Từ khi có Đảng, thanh niên tri thức trong dân tộc Nùng đã sớm giác ngộ cách mạng, theo Đảng, theo Bác Hồ tìm đƣờng cứu nƣớc, nhiều gia đình nuôi giấu cán bộ trong kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lƣợc. 15 CHƢƠNG 2 CÁC BƢỚC TIẾN HÀNH TANG LỄ 2.1. Các quan niệm về sống và chết Ngƣời Nùng quan niệm vũ trụ có ba tầng: tầng trời, tầng khí (nơi con ngƣời sống) và tầng đất (âm phủ). Con ngƣời chết đi chƣa phải là hết, đó chỉ là sự chia tay với thế giới trần để sang với thế giới âm phủ sống với ông bà tổ tiên. Ngƣời bình thƣờng khi chết đi sẽ sống y nhƣ thế giới trần gian họ đã từng sống và trải qua. Trƣờng hợp ngƣời chết do chết quá đột ngột vì một số lí do nhƣ tai nạn bất ngờ hoặc chết khi còn quá trẻ linh hồn của ngƣời chết sẽ vất vƣởng nơi họ chết ở cõi giƣơng gian (chết ở đâu thì hồn ở đó). Nếu ngƣời chết là thầy Tạo hoặc Thầy cúng thì cần phải mời ngƣời thầy Tạo có cấp bậc cao hơn để làm lễ, có nhƣ vậy linh hồn ngƣời chết mới đƣợc siêu thoát. Những ngƣời này khi xuống âm phủ vẫn tiếp tục làm công việc của mình nhƣ khi còn sống, đƣợc mọi ngƣời tôn trọng, không phải lao động nặng nhọc. Theo quan niệm của đồng bào, con ngƣời có linh hồn, khi chết đi linh hồn lìa khỏi xác đầu thai thành các loài động vật rồi mới đƣợc quay trở lại thành ngƣời. Nhƣ vậy, thể xác của con ngƣời có thể mất đi nhƣng linh hồn vẫn còn sống mãi và sẽ trở lại làm ngƣời. Cho nên những ngƣời còn sống phải có nhiệm vụ thỏa mãn những nhu cầu cần thiết cho cuộc sống của ngƣời đã khuất ở thế giới bên kia. Nếu không ngƣời chết sẽ trở thành con ma đói khát, quấy phá con cháu, làm cho con cháu bị ốm đau, bệnh tật. Ngƣời Nùng cho rằng, con ngƣời gồm hai phần tách biệt nhau: phần hồn và phần xác. Khi hồn lìa khỏi xác thì sự “chết” ập đến linh hồn trở thành “con ma” và đi vào thế giới ngƣời chết. Ngƣời Nùng cũng cho rằng có hiện tƣợng tái sinh, nhƣng thực chất của vấn đề đấy là hiện tƣợng chết lâm sàng. Do trình độ nhận thức còn thấp nên họ dựa vào những yếu tố huyền bí để giải thích cho hiện tƣợng này, và còn mang nhiều yếu tố dị đoan khi dựa vào pháp thuật để phục sinh. 16 Ngƣời Nùng ở Lục yên còn quan niệm rằng, mỗi ngƣời khi còn sống đều phải bấm lỗ tai (đối với nữ giới), để khi chết xuống âm Tào địa phủ Diêm Vƣơng mới có thể phân biệt đƣợc đó là ngƣời nếu không sẽ bị lầm tƣởng là các con vật (Trâu, Ngựa) và bị đem đi kéo kày cho ngƣời khác. Nếu ngƣời phụ nữ trƣớc khi chết mà chƣa bấm lỗ tai thì trƣớc khi nhập quan gia đình ngƣời chết phải thực hiện công việc này cho ngƣời thân để khi xuống suối vàng sẽ không phải chịu nhiều cực khổ. Do chịu ảnh hƣởng của Phật Giáo, đồng bào Nùng ở Lục yên cho rằng “sống sao thác vậy”, ở hiền gặp lành, ác giả ác báo. Vì vậy, khi chết xuống âm phủ, để biết đƣợc tội lỗi, công đức của từng ngƣời, linh hồn ngƣời chết sẽ phải chịu sự phán xử của Diêm Vƣơng. Ngƣời nào có nhiều công đức, làm nhiều điều thiện sẽ sớm đƣợc đầu thai kiếp khác vào những gia đình giàu có, sung sƣớng hơn kiếp trƣớc đã từng sống. Ngƣời nào ăn ở ác bạc, không giúp đỡ mọi ngƣời, hay cãi nhau với hàng xóm, gây nhiều nghiệp trƣớng sẽ phải chịu nhiều đau khổ và cực hình khi xuống âm phủ. Ngƣời này sẽ phải đi qua nhiều “cửa ngục” để chịu sự phán xét và cực hình do những tội lỗi đã gây ra khi còn sống. Tuỳ theo tội lỗi của từng ngƣời thì có những hình phạt khác nhau. Ngƣời nào tội nhẹ thì bị biến thành Gà, Lợn, Dê… Ngƣời nào nhiều tội lỗi hơn bị biến thành Trâu, Bò, Ngựa cho ngƣời khác mang đi kéo cày, thậm chí bị rút lƣỡi, bị biến thành thú dữ. Vì quan niệm rằng chết không phải là sự chấm hết, mà chỉ là sự kết thúc của một “kiếp ngƣời” để tiếp tục sống một kiếp khác ở thế giới bên khác, ở thế giới đó vẫn có sự ràng buộc giữa ngƣời sống và ngƣời chết và giữa ngƣời chết với nhau. Vì vậy, ngƣời vợ khi chết phải tiếp tục sống và đi theo chồng của mình. Nguồn gốc của quan niệm này là do trong đám cƣới của ngƣời Nùng, thầy Tạo đã làm lễ để ngƣời con dâu mới vái lạy bàn thờ tổ tiên nhà chồng và đƣợc tổ tiên xác nhận là con dâu của dòng họ, khi chết vẫn là ngƣời của dòng họ đó. Trƣờng hợp ngƣời vợ lấy hai hoặc nhiều đời chồng, khi chết muốn đi theo ai thì phải nói trƣớc với con cháu để thầy Tạo làm lễ cắt duyên với ngƣời chồng còn lại và đƣa ngƣời vợ đi theo ngƣời chồng mong muốn cùng chung sống. Nếu không làm nhƣ vậy, khi sang thế giới bên kia ngƣời vợ không đƣợc sống yên ổn, 17
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan