Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Tín ngưỡng và lễ hội của người m’nông tỉnh đăk nông (tóm tắt)...

Tài liệu Tín ngưỡng và lễ hội của người m’nông tỉnh đăk nông (tóm tắt)

.DOC
24
635
62

Mô tả:

1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Đăk Nông là địa bàn cư trú chính, tập trung đông nhất của người M’nông ở Tây Nguyên Việt Nam. Người M’nông ở Đăk Nông còn lưu giữ nhiều giá trị văn hóa truyền thống hình thành trên nền tảng kinh tế nương rẫy tự cung tự cấp, trong đó có tín ngưỡng. Tín ngưỡng M’nông là thành tố quan trọng trong nghi lễ, lễ hội của người dân nơi đây. Nghiên cứu văn hóa M’nông, nhất là văn hóa tinh thần thực sự cần thiết giúp nhận diện, lý giải những giá trị văn hóa trong đời sống tộc người. Đây là lý do đầu tiên thúc đẩy chúng tôi chọn đề tài làm vấn đề nghiên cứu. Hiện nay, số lượng những công trình chuyên sâu tìm hiểu về tín ngưỡng, lễ hội của người M’nông còn khá hạn chế. Điều đó kéo theo những hiểu biết chưa thật sự sâu sắc, đầy đủ về thành tố quan trọng này trong đời sống văn hóa tinh thần cư dân M’nông. Việc nghiên cứu một cách hệ thống từ góc nhìn văn hóa học về tín ngưỡng, lễ hội của người M’nông sẽ đem lại ý nghĩa nhất định về mặt khoa học. Ngoài ra, theo thời gian, kinh tế - xã hội của Tây Nguyên có nhiều đổi thay. Người M’nông vì thế cũng đứng trước những thách thức đối với sự phát triển cộng đồng. Rõ nét nhất là sự biến đổi văn hóa truyền thống, trong đó có tín ngưỡng, sâu xa hơn là hệ thống lễ hội bởi mối quan hệ mật thiết giữa tín ngưỡng và lễ hội. Trước thực tế đang diễn ra, việc nghiên cứu tín ngưỡng, lễ hội của người M’nông nhằm bảo tồn và phát huy trong đời sống hiện nay là vấn đề có ý nghĩa thực tiễn. Là người làm công tác giảng dạy văn hóa và sinh sống trên vùng đất Tây Nguyên, cũng là người gắn bó với Đăk Nông, chúng tôi rất trăn trở trước những vấn đề trên. Thực hiện luận án là cơ hội giúp bản thân có thêm kiến thức và kỹ năng nghiên cứu khoa học về vùng đất, con người nhằm phục vụ có hiệu quả cho công việc lâu dài gắn bó với Tây Nguyên. Đó cũng là lý do thôi thúc chúng tôi lựa chọn Tín ngưỡng và lễ hội của người M’nông tỉnh Đăk Nônglàm đề tài cho luận án của mình. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Trước năm 1954, các công trình liên quan đến người M’nông chủ yếu là của một số học giả người Pháp như H.Bernard, H. Maitre, A. Maurice … Điểm chung nhất là các công trình nghiên cứu chỉ phác họa khái quát về người M’nông trong bức tranh về các dân tộc thiểu số cao nguyên miền Trung Việt Nam. Sau năm 1954, có một số công trình đáng chú ý như Minority groups in the Republic of Vietnam(Shrock J.L and others) hay Sons of the mountains: Ethnohistory of the Vietnamese Central Highlands to 1954và Free in the forest: Ethnohistory of the Vietnamese Central Highlands 1954 – 1976 của G.C.Hickey… Nous avons mangé la forêtcủa Georges Condominas. Ở miền Nam Việt Nam trước năm 1975 cũng có một số công trình có đề cập đến người M’nông như Đồng bào các sắc tộc thiểu số Việt Nam: nguồn gốc và phong tục (1970) của Nguyễn Trắc Dĩ; Việt Nam chí lược:Cao nguyên miền thượng (1974) của Cửu Long Giang - Toan Ánh….và một số bài báo của Nghiêm Thẩm. Tóm lại, trước năm 1975, văn hóa dân tộc M’nông đã được chú ý nhưng chưa có công trình nghiên cứu chuyên sâu của người Việt Nam. 2 Sau năm 1975, người M’nông nói riêng đã nhận được sự quan tâm nghiên cứu. Với những công trình có nội dung liên quan đến luận án, chúng tôi tập trung thành hai nhóm vấn đề sau: * Các công trình nghiên cứu chung về văn hóa tinh thần của người M’nông Trong nhóm này có thể kể đến một số công trình tiêu biểu như Minority groups in the Republic of Vietnam (Các nhóm thiểu số ở Việt Nam cộng hòa) do Bộ Quân lực Hoa Kỳ công bố năm 1966; Đại cương về các dân tộc Ê Đê – M’nông ở Đăk Lăk(Bế Viết Đẳng chủ biên); Những khía cạnh văn hóa dân gian M’nông(Đỗ Hồng Kỳ); Văn hóa mẫu hệ M’nông (Trương Bi); Phong tục tập quán cổ truyền của một số dân tộc thiểu số Nam Tây Nguyên (Lê Văn Kỳ, Ngô Đức Thịnh); Văn hóa M’nông và vấn đề bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa của dân tộc M’nông ở tỉnh Đăk Nông (Nguyễn Thế Nghĩa chủ nhiệm)....; Theo đó, các vấn đề từ phân bố dân cư, thành phần dân tộc, những đặc điểm nhân chủng đếnđời sống vật chất, đời sống xã hội và văn hóa tinh thần … của người M’nông đều được giới thiệu cụ thể. * Các công trình nghiên cứu liên quan đến tín ngưỡng, lễ hội M’nông Công trình đáng chú ý nhất là Chúng tôi ăn rừng đá - Thần Gôo của G. Condominasghi chép về người Mnông Gar tại làng Sar Luk, Đăk Lăk thời điểm năm 1949. Tiếp đó là hàng loạt các công trình chuyên sâu như Văn hóa dân gian M’nông (Ngô Đức Thịnh chủ biên);Nghi lễ cổ truyền của người M’nông (Trương Bi); Nghi lễ và âm nhạc trong nghi lễ của người M’nông (Bu Nong) (Tô Đông Hải); Nghi lễ và phong tục các tộc người ở Tây Nguyên (Ngô Đức Thịnh tuyển chọn); Nghi lễ truyền thống của người Bu Nong (M’nông) (Tô Đông Hải)....Nhìn chung, các công trình đóng góp đáng kể trong nhận diện, làm rõ các hệ thống nghi lễ lễ hội thuộc vòng đời người (sinh đẻ, cưới hỏi, tang ma), hệ thống nghi lễ lễ hội liên quan đến vòng sinh trưởng cây trồng (phát rẫy, canh tác, thu hoạch), những nghi lễ lễ hội liên quan đến phong tục tập quán và sinh hoạt cộng đồng của người M’nông. Ngoài ra, còn nhiều bài báo in trong các tạp chí chuyên ngành như tạp chí Dân tộc học, Khoa học xã hội, Văn hóa dân gian,… cũng cung cấp cái nhìn ở các góc độ khác nhau đối với đời sống tinh thần từ trước đến nay của người M’nông. * Đánh giá chung tình hình nghiên cứu liên quan đến luận án Thông qua lịch sử nghiên cứu vấn đề, chúng tôi rút ra một số nhận định sau: Thứ nhất, nhóm công trình nghiên cứu chung về người M’nông đã đem lại cái nhìn tổng quan từ lịch sử, thành phần dân tộc, địa bàn cư trú đến đời sống kinh tế, sinh hoạt văn hóa của cư dân M’nông. Thứ hai, nhóm công trình nghiên cứu liên quan đến tín ngưỡng và lễ hội của người M’nông cung cấp cái nhìn chi tiết, có nhiều công trình liên quan trực tiếp đến đề tài hơn khi đi sâu vào một số lĩnh vực quan trọng mà đề tài chú trọng như nghi lễ vòng đời, nghi lễ vòng cây trồng… Thứ ba, các công trình đã điểm luận nêu trên đều có ý nghĩa tham khảo quan trọng ở hai khía cạnh lý luận và thực tiễn. Thứ tư, nhìn tổng quát, dù rất đầu tư nghiên cứu nhưng góc độ tiếp cận và quy mô, mục đích của các công trình khoa học khác nhau nên còn những “khoảng trống” liên quan đến tín ngưỡng, lễ hội truyền thống của cư dân M’nông. 3 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu đặc điểm tín ngưỡng, lễ hội1 truyền thống của người M’nông tỉnh Đăk Nông và mối quan hệ, chức năng, giá trị văn hóa của tín ngưỡng, lễ hội. Thực trạng, xu hướng biến đổi tín ngưỡng, lễ hội hiện nay dưới tác động của các yếu tố khách quan lẫn chủ quan cũng được làm rõ. - Phạm vi nghiên cứu: Không gian nghiên cứu: Việc nghiên cứu của chúng tôi trải rộng ở các địa bàn trong tỉnh (7 huyện, 1 thị xã) nhưng tập trung nghiên cứu sâu tại một số xã thuộc huyện Đăk Song, Krông Nô, Cư Jut, Tuy Đức và thị xã Gia Nghĩa. Thời gian nghiên cứu: Với tín ngưỡng, lễ hội M’nông trong quá khứ đã xa (trước 1975), công trình của các nhà nghiên cứu đi trước sẽ là nguồn tư liệu quý báu để đối chiếu, so sánh và đưa ra những nhận định khoa học. Đồng thời, thông tin hồi cố từ những người cao tuổi là không thể thiếu giúp đem đến một cái nhìn khách quan hơn. Trong điều kiện hiện tại, người nghiên cứu tập trung tìm hiểu thời gian từ saunăm1975. Để nghiên cứu biến đổi của tín ngưỡng và lễ hội truyền thống, chúng tôi chọn thời điểm thành lập tỉnh Đăk Nông năm 2004 đến nay. 4.Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp phân tích tổng hợp tư liệu (data analyzed method): Các công trình về tín ngưỡng, lễ hội của các nhà nghiên cứuvề các dân tộc bản địa Tây Nguyên nói chung, dân tộc M’nông nói riêng. Ngoài ralàbáo cáo, số liệu thống kê của Ban Dân tộc; Ban Tôn giáo; Cục thống kê; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Sở Thông tin Truyền thông và các cấp chính quyền từ huyện, xã đến thôn bon. - Phương pháp nghiên cứu định tính (qualitative research method): Là phương pháp quan trọng nhằm nghiên cứu, tìm hiểu, kiểm tra, thu thập tài liệu. Khi thực hiện, chúng tôi sử dụng các phương pháp trong nghiên cứu điền dã (fieldwork) như quan sát – tham dự, phỏng vấn… Một số kỹ thuật như ghi âm, gỡ băng, chụp ảnhcũng được chú trọng nhằm phục vụ nghiên cứu một cách khách quan nhất. - Phương pháp nghiên cứu so sánh (comparative research method):Đề tài tìm hiểu vấn đề văn hóa trong tiến trình phát triển. Sự kết hợp phương pháp nghiên cứu so sánhbao gồm so sánh lịch đại và so sánh đồng đại là không thể thiếu nhằm tạo một tọa độ trong phân tích, tổng hợp, lý giải các dữ kiện văn hóa liên quan. Nhờ đó, nhận ra cấu trúc chức năng của hiện tượng cũng như dấu hiệu, nguyên nhân biến đổi, sự vận hành của đối tượng nghiên cứu trong những bối cảnh xã hội khác nhau. - Phương pháp hệ thống cấu trúc(structural system method):Nghiên cứu, xem xét tín ngưỡng, lễ hội trong sự toàn vẹn của nó, được hợp thành bởi các yếu tố có mối liên hệ tương đối bền vững và xác định, tác động lẫn nhau tạo thành một chỉnh thể luôn vận động, phát triển. Điều này giúp đem lại cái nhìn bao quát nhằm xác định những giá trị của tín ngưỡng lễ hội trong đời sống văn hóa của người M’nông ở Đăk Nông. Ngoài ra, người nghiên cứu cũng sẽ vận dụng thêm phương pháp nghiên cứu khác như phương pháp nghiên cứu liên ngành (interdisciplinary method)…. Tóm lại, tùy tình 1 Đây là hai đối tượng nghiên cứu có mối quan hệ với nhau nên trong luận án, để tránh trùng lặp và trong một số vấn đề chúng tôi sẽ sử dụng cách viết tín ngưỡng, lễ hội hoặc lễ hội (nhằm nói đến tín ngưỡng nhưng đã được phản ánh bằng hình thức lễ hội) 4 hình thực tế mà các phương phápđược vận dụng với mức độ và cách thức khác nhau để đem lại hiệu quả nghiên cứu. 5. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu - Tín ngưỡng truyền thống của dân tộc M’nông tỉnh Đăk Nông tồn tại dưới hình thức nào là chủ yếu?Các loại hình tín ngưỡng phản ánh nhân sinh quan, thế giới quan của đồng bào gắn với những đặc trưng đời sống kinh tế, xã hội và văn hóa truyền thống của người M’nôngnhư thế nào? -Đặc trưng lễ hội M’nông?Mối quan hệ giữa tín ngưỡng và lễ hội?Chức năng, giá trị văn hóa của tín ngưỡng và lễ hội trong đời sống của cư dân M’nông? - Thực trạng, xu hướng biến đổi của tín ngưỡng và lễ hội M’nông hiện nay? Cần có những định hướng, giải pháp gì để bảo tồn cũng như phát huy các giá trị văn hóa tín ngưỡng và lễ hội của người M’nông? Từ những câu hỏi nghiên cứuđã nêu, vận dụng các lý thuyết nghiên cứu và dựatrên cơ sở tài liệu hiện có, chúng tôi đưa ra những giả thuyết nghiên cứu sau: 1. Tín ngưỡng truyền thống của dân tộc M’nông tỉnh Đăk Nông tồn tại ở các hình thức khác nhau, rõ nét nhất là ba loại hình: Tôtem, hồn linh, đa thần. Các loại hình tín ngưỡng đều phản ánh nhân sinh quan, thế giới quan của đồng bào gắn liền những đặc trưng kinh tế, xã hội và văn hóa truyền thống của người M’nông. 2. Lễ hội truyền thống của người M’nông có thể phân thành ba nhóm chính: Lễ hội vòng đời, lễ hội nông nghiệp và những lễ hội khác trong đời sống cộng đồng. Thông qua lễ hội, cư dân M’nông có chỗ dựa vững chắc về tinh thần, duy trì và liên kết các mối quan hệ xã hội. Ngoài ra, lễ hội cũng là môi trường giáo dục cũng như trao truyền những giá trị văn hóa tộc người. 3. Tín ngưỡng và lễ hội có mối quan hệ mật thiết. Tín ngưỡng là một trong những thành tố chính chi phối lễ hội, sinh hoạt lễ hội là nơi phản ánh tín ngưỡng, nhờ đó đem lại đời sống tinh thần phong phú và tạo nên các giá trị văn hóa đậm bản sắc của cộng đồng trong suốt tiến trình lịch sử. 4.Tín ngưỡng, lễ hội sẽ biến đổi theo xu thế phát triể xã hội. Các tác nhân tạo nên sự biến đổi tín ngưỡng, lễ hội truyền thống là chính sách, kinh tế, văn hóa xã hội, khoa học công nghệ.Sự biến đổi có thể theo xu hướng tích cực lẫn tiêu cực. 5. Để bảo tồn, phát huy văn hóa tín ngưỡng và lễ hội của dân tộc M’nông, cần chú ý tính hệ thống của các thành tố, tính khả thi của các giải pháp, tính đồng bộ trong thực hiện theo ba hướng chủ đạo là tuyên truyền, chỉ đạo và thực hiện. 6. Đóng góp của luận án Về mặt lý luận: Luận án sử dụng ba lý thuyết nghiên cứu là lý thuyết chức năng, lý thuyết cấu trúc và chủ nghĩa duy vật văn hóa. Việc vận dụng ba lý thuyết trêngiúp đem lại cái nhìn cụ thể, sâu sắc đối tượng nghiên cứu từ góc nhìn văn hóa học. Đây là điểm mớiso với các công trình nghiên cứu về người M’nông trước đó. Với việc kết hợp các phương pháp nghiên cứu điền dã, so sánh và hệ thống cấu trúc, luận án tạo nên một góc nhìn hệ thống về vấn đề tín ngưỡng và lễ hội từ truyền thống đến hiện đạicủa người M’nông ở Đăk Nông. Những tư liệu nghiên cứu (nhất là tư liệu thu thập trong điền dã) cũng là một đóng góp của luận án. Về mặt thực tiễn: Kết quả nghiên cứu là nguồn tư liệu, cơ sở khoa học để các các cấp thẩm quyền có thể tham khảo đưa ra chủ trương chính sách hợp lý nhằm giải quyết vấn 5 đề bảo tồn, phát triển văn hóa, đặc biệt là văn hóa M’nông và các dân tộc bản địaTây Nguyên vốn rất nhạy cảm trong bối cảnh hiện nay.Đồng thời, luận án sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích với những nhà nghiên cứu về Tây Nguyên.. 7. Bố cục của luận án Ngoài phần Dẫn luận; Kết luận; Tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dung luận án được chia thành ba chương, cụ thể: Chương 1. Cơ sở lý luận của đề tài và tổng quan về người M’nông ở Đăk Nông. Chương 2. Đặc điểm tín ngưỡng truyền thống của người M’nông Chương 3.Đặc điểm lễ hội truyền thống của người M’nông. Chương 4. Sự biến đổi tín ngưỡng và lễ hội của người M’nông tỉnh Đăk Nông hiện nay. CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN VỀ NGƯỜI M’NÔNG Ở ĐĂK NÔNG 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Các khái niệm cơ bản Tín ngưỡng: Hiện chưa có sự thống nhất về thuật ngữ tín ngưỡng. Cách hiểu chung nhất được thống nhất đó chính là niềm tin vào thế giới siêu nhiên. Theo chúng tôi, tín ngưỡng nhằm chỉ niềm tin vào cái thiêng liêng và sự thực hành trên cơ sở niềm tin đó, tín ngưỡngcó thể ra đời sớm hay muộn trong lịch sử nhưng chưa hội đủ yếu tố để cấu thành tôn giáo. Nghi lễ: Thực hiện luận án, chúng tôi đồng ý với cách định nghĩa của Victor Turner “Nghi lễ là hành vi được quy định có tính chất nghi thức dành cho những dịp, không liên quan đến các công việc có tính chất kỹ thuật hàng ngày, mà có quan hệ với những niềm tin vào đấng tối cao hay sức mạnh thần bí”. Lễ hội: Đây cũng là khái niệm chưa thống nhất. Nghiên cứu lễ hội ở Tây Nguyên lại càng khó hơn khi có nhận định “Ở Tây Nguyên không nhất thiết có nghi lễ là phải có hội mà nhiều khi chỉ là nghi lễ thuần túy” [Ngô Đức Thịnh]. Trên nền tảng được tìm hiểu, chúng tôi cho rằng: Lễ hội là một chỉnh thể thường bao hàm cả nghi lễ lẫn sinh hoạt cộng đồng. Yếu tố trọng tâm thường là lễ. Tùy lễ hội mà yếu tố hội đậm nhạt khác nhau. Quan điểm này là cơ sở để trong luận án người nghiên cứu thường xuyên sử dụng thuật ngữ nghi lễ gọi chung lễ hội của cư dân M’nông. Truyền thống: Chúng tôi chọn cách định nghĩa của Trần Văn Giàu để nghiên cứu luận án “Truyền thống là những đức tính hay những thói tục kéo dài nhiều thế hệ, nhiều thời kỳ lịch sử và hiện có nhiều tác dụng, tác dụng đó có thể tích cực, cũng có thể tiêu cực”. Giá trị:Quan điểm “Giá trị là những quan niệm thầm kín hay bộc lộ về các điều ao ước riêng của cá nhân hay của nhóm. Những quan niệm ấy chi phối sự lựa chọn các phương thức, phương tiện và mục tiêu của hành động” [G.Endruweit và G.Trommsdorff] cơ bản đã chỉ ra được nội hàm của khái niệm này. Giá trị văn hóa:Chúng tôi chọn định nghĩa “Giá trị văn hóa là yếu tố cốt lõi của văn hóa, nó được sáng tạo và kết tinh trong quá trình lịch sử của mỗi cộng đồng, tương ứng với môi trường tự nhiên và xã hội nhất định. Giá trị văn hóa hướng đến thỏa mãn những 6 nhu cầu và khát vọng của cộng đồng về những điều tốt đẹp, từ đó bồi đắp và nâng cao bản chất Người” [Ngô Đức Thịnh] làm nền tảng để tiếp cận giá trị văn hóa tín ngưỡng, lễ hội của người M’nông ở Đăk Nông. 1.1.2. Lý thuyết tiếp cận vấn đề - Chức năng luận (functionalism):Theo lý thuyết này, nền văn hóa nào cũng được nghiên cứu dưới cái nhìn thực hiện các chức năng khác nhau của nó.Chúng tôi vận dụng cách tiếp cận chức năng tâm lý (B. Malinowski) và chức năng cấu trúc (R. Brown). B. Malinowski đã cung cấp một khung thiết chế khả dụng trong nghiên cứu văn hóa. Khung thiết chế của B. Malinowski sẽ giúp tiếp cận những yếu tố cơ bản cấu thành chỉnh thể lễ hội M’nông. Từ đó, tìm ra chức năng của tín ngưỡng, lễ hội trong đời sống văn hóa dân tộc M’nông. Trọng tâm lý thuyết chức năng của R. Brown là mối liên hệ giữa cấu trúc và chức năng của chủ thể nghiên cứu. Qua đó, tìm kiếm xem nó có đóng góp gì vào việc duy trì liên kết xã hội.Với lý thuyết này, người nghiên cứu chỉ ra, lý giải đặc trưng các thành tố, mối quan hệ các thành tố trong chỉnh thể tín ngưỡng, lễ hội. Từ đó, làm rõ vai trò, chức năng đối tượng nghiên cứu trong đời sống cư dân M’nông. - Cấu trúc luận (structuralism):Thuyết cấu trúc của L. Strauss tập trung xem xét vấn đề trên hai mặt đối lập, tương phản để đi tìm ý nghĩa của nó trong bối cảnh văn hóa cụ thể.Vận dụng lý thuyết cấu trúc của L. Strauss, chúng tôi giải mã các biểu tượng, tìm hiểu những cấu trúc tinh thần dưới hình thức các cặp đối lập ẩn sau những hành vi trong nghi lễ, lễ hội để xem mối quan hệ, sự tác động cũng như chi phối của các cấu trúc này đối với hành động của cư dân M’nông. - Chủ nghĩa duy vật văn hóa (cultural materialism): Là sự vận dụng quan điểm duy vật lịch sử để giải thích sự biến đổi văn hóa của nhà khoa học với đại biểu là Marvin Harris. Nội dung nhấn mạnh các điều kiện vật chất quyết định suy nghĩ và hành vi của con người. Sử dụng lý thuyết này, đề tài lý giải cho sự mai một, biến mất một số loại hình tín ngưỡng, lễ hội truyền thống cũng như sự thay đổi văn hóa người M’nông dưới tác động của các yếu tố như kinh tế, xã hội, tôn giáo. Bên cạnh ba lý thuyết tiếp cận chính, chúng tôi cũng sẽ vận dụng những hạt nhân phù hợp của một số lý thuyết nghiên cứu sinh thái học văn hóa (J.Stuard, M.Salins), lý thuyết biến đổi văn hóa (R.Inglehart, E.Baker, C.Welzel)… để làm rõ hơn các vấn đề liên quan. 1.2. Tổng quan về người M’nông ở Đăk Nông 1.2.1. Nguồn gốc và lịch sử hình thành tộc người Hiện tại, Đăk Nông có 7 huyện (Đăk Glong, Cư Jut, Đăk Mil, Krông Nô, Đăk Song, Đăk Rlấp, Tuy Đức), 1 thị xã (Gia Nghĩa). Người M’nông cư trú hầu khắp các xã trong 8 huyện thị của tỉnh. Người M’nông thuộc nhóm ngôn ngữ Môn - Khmer, dòng Nam Á. Nhiều nhà nghiên cứu còn gọi dân tộc này với tên gọi khác là người Ba Na nam, được coi là đã có mặt ở Tây Nguyên cách đây hàng ngàn năm. Đồng thời, có ý kiến khẳng định người M’nông có nguồn gốc từ Campuchia. Nhìn chung, vẫn chưa có sự thống nhất về nguồn gốc tộc người M’nông. 1.2.2. Địa bàn phân bố 7 Hiện người M’nôngchiếm trên 9% dân số tỉnh Đăk Nông và chiếm gần 50% số người M’nông trên cả nước. Đăk Nông có 7 nhóm M’nông đang sinh sống là Preh, Nong, Nâr, Prâng, Biăt, Gar, Đip cư trú rải rác ở nhiều địa bàn trong tỉnh với quy mô khác nhau. Tuy nhiên, sự khác biệt về phương ngữ, phong tục giữa các nhóm không rõ rệt, khó có thể nhận ra. Đa phần họ vẫn hiểu tiếng nói của nhau và vẫn thống nhất trong văn hóa tộc người cũng như có ý thức tộc người khá rõ nét. 1.2.3. Hoạt động kinh tế Nền kinh tế truyền thống của người M’nông tự cung tự cấp, dựa hoàn toàn vào thiên nhiên. Họ đốt rừng làm rẫy, làm ruộng khô là chủ yếu với hình thức luân canh trên một khoảng rừng khá rộng đủ để đất phục hồi.Trước đây, cây trồng chủ yếu của người M’nông là lúa. Ngoài ra, trên nương rẫy còn trồng nhiều loại cây khác như ngô, đậu, cà, ớt, …để cải thiện bữa ăn hàng ngày.Bên cạnh đó, người M’nông còn săn bắt, hái lượm hoa quả, rau rừng phục vụ cho bữa ăn của gia đình. Nghề thủ công từ trước đến nay vẫn chậm phát triển, gắn chặt với nông nghiệp, các nghề thủ công chủ yếu là thủ công gia đình như đan lát, dệt thổ cẩm, phục vụ nhu cầu bản thân do phụ nữ đảm nhiệm. Hiện nay, cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, trong sản xuất người M’nông đã sử dụng một số máy móc, biết xen canh, gối vụ và phát triển kinh tế hộ gia đình với việc trồng các loại cây có giá trị cao như hồ tiêu, cà phê,điều… 1.2.4. Tổ chức xã hội Cơ cấu gia đình M’nông là gia đình mẫu hệ. Đặc trưng tiêu biểu là tính cộng đồng vừa về kinh tế, vừa về tâm linh, sở hữu. Người M’nông có tên, có họ nhưng thường trong giấy tờ không thể hiện rõ họ. . Chủ yếu việc xác định dòng họ của người M’nông thông qua hình thức kể gia phả. Mỗi dòng họ thường cư trú quây quần gần nhau. Trong một bon thường có vài ba dòng họ. Bon là đơn vị xã hội cơ bản của người M’nông. Mỗi bon M’nông truyền thống là một đơn vị tổ chức xã hội hoàn chỉnh độc lập về kinh tế, văn hóa, xã hội và tự quản theo các nguyên tắc của luật tục. Trong bon, ngoài dân làng còn một số người khá đặc biệt như: Chủ làng; người xử kiện; thầy cúng; tôi tớ.Ngày nay trong bon còn có thêm một số cán bộ và tổ chức đoàn thể, ban ngành khác như: Chi bộ, Đoàn Thanh niên, Hội nông dân, Hội phụ nữ, Hội cựu chiến binh,... có nhiệm vụ chủ yếu là tổ chức, vận động nhân dân trong bon thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước. 1.2.5. Đời sống văn hóa Văn hóa vật chất: Người M’nông truyền thống ở nhà dài, mỗi ngôi nhà dài thường là nơi cư trú của vài ba gia đình mẫu hệ, mỗi gia đình nhỏ trong nhà dài có sự độc lập về bếp, không gian sống, sinh hoạt nhưng vẫn dưới sự quản lý của bà chủ gia đình. Nhà ở có hai loại là nhà sàn và nhà trệt nhưng đại bộ phận làm nhà trệt. Về trang phục, cơ bản trang phục của nam nữ M’nông giống các dân tộc Tây Nguyên, điểm khác biệt thường ở hoa văn, màu sắc trên thân khố và váy áo. Cả nam và nữ đều mặc áo chui đầu. Người M’nông trước đây có tục cà răng, căng tai. Bữa ăn phụ thuộc vào thiên nhiên, ngày thường ăn cơm gạo tẻ nấu trong nồi đất, ăn với các loại rau rừng, cá suối hoặc thịt thú săn bắt được. Gia súc gia cầm nhà nào cũng nuôi nhưng chủ yếu để phục vụ cho nghi lễ cúng thần hoặc đãi khách. 8 Văn hóa tinh thần: Người M’nông có niềm tin vào thế giới siêu nhiên, vào mối liên hệ giữa con người với nhiều thế lực vô hình và cách ứng xử của con người với thế giới xung quanh cũng xuất phát từ cách họ nhìn nhận, lý giải cuộc sống. Trong thế giới tinh thần của người M’nông, còn có những sự vật, con người có những khả năng đặc biệt chi phối đời sống thực tiễn cũng như tinh thần của cả cộng đồng như ma lai, bùa ngải, phù thủy... Người M’nông cóphong tục tập quán và hệ thống lễ hội phong phú, giàu bản sắc.Văn hóa nghệ thuật khá đa dạng với nhiều thể loại như thần thoại, truyền thuyết, truyện cổ, sử thi, lời nói vần, dân ca, v.v... Ngoài ra, người M’nông có nhiều loại nhạc cụ khác nhaulàm bằng đá, bằng tre, nứa, sừng trâu. Nghệ thuật điêu khắc, tạo hìnhkhá đa dạng. Nhìn chung, sự tồn tại và phát triển của cư dân M’nông thể hiện rõ sự thích nghi của con người với môi trường tự nhiên, thể hiện quá trình vận động trong chính cộng đồng để đảm bảo nhu cầu vật chất lẫn tinh thần một cách đa dạng. 1.3. Khái quát một số địa bàn điền dã tiêu biểu 1.3.1. Huyện Krông Nô Là huyện vùng cao của tỉnh có 11 xã, 01 thị trấn huyện lị với 70.003 người cư trú trong 95 thôn bon, buôn, tổ dân phố.Việc nghiên cứu tập trung ở xã Nâm Nung, ở 3 bon chínhlà Yok Ju, Rcập, Ja Răh với nhóm cư dân M’nông Preh. 1.3.2. Huyện Đăk Song HuyệnĐăk Song có biên giới tiếp giáp Campuchia bao gồm 09 đơn vị hành chính, dân số 66.718 người với 102 thôn, bon, bản, tổ dân phố.Trong quá trình điền dã, chúng tôi chọn nghiên cứu ở hai xã Trường Xuân và Đăk N’drung với cư dân M’nông chủ yếu thuộc nhóm Nâr, Nong. 1.3.3. Huyện Cư Jut Nằm vị trí “cửa ngõ” tỉnh Đăk Nông ở phía bắc và tiếp giáp thành phố Buôn Mê Thuột (Đăk Lăk) với07 xã và 01 thị trấn, dân số 97.765 người gồm 19 dân tộc chung sống trong 123 thôn, buôn, bon, tổ dân phố.Lựa chọn của chúng tôi là thị trấn Ea T’ling vùng đất giao thoa mạnh giữa các dân tộc thiểu số cùng người Kinh và có kinh tế phát triển. Chúng tôi khảo sát hai bon U1 và U2 với cư dân M’nông thuộc nhóm Preh. 1.3.4. Huyện Tuy Đức Tuy Đức là huyện biên giới nằm ở Tây Nam tỉnh Đăk Nông có đường biên giới giáp Campuchia với 06 đơn vị hành chính gồm 25 bon và 23 thôn, dân số 45.725 người. Địa bàn chúng tôi tập trung nghiên cứu là xã Quảng Trực với 07 bon: Bu Prăng 1, Bu Prăng 2, Bu Lum, Bu Sop, Bu Nung, Bu Krăk, Bu Gia với khá nhiều người M’nông thuộc nhóm Biăt. Tiểu kết chương 1 Chương 1 đi sâu làm rõ những vấn đề có tính chất nền tảng giúp người nghiên cứu tiếp cận và giải quyết các vấn đề liên quan đến luận án. Trước hết là những khái niệm cơ bản như tín ngưỡng, nghi lễ, lễ hội, giá trị văn hóa… Để tiếp cận vấn đề, ba lý thuyết nghiên cứu được sử dụng là lý thuyết chức năng, cấu trúc và chủ nghĩa duy vật văn hóa. Mục đích nhằmlý giải đặc trưng các thành tố, mối quan hệ các thành tố trong chỉnh thể tín ngưỡng, lễ hội. Từ đó làm rõ vai trò, chức năng, giá trị của đối tượng nghiên cứu trong đời sốngcư dân M’nông. Đồng thời, lý giải 9 nguyên nhân mai một, thay đổi một số loại hình tín ngưỡng, lễ hội truyền thống của người M’nông dưới tác động của các yếu tố như kinh tế, xã hội, tôn giáo….Chương 1 cũng khái quát nguồn gốc, lịch sử hình thành, địa bàn phân bố, tổ chức xã hội, đời sống văn hóa của người M’nông. Những đặc trưng dân cư, văn hóa, … ở một số địa bàn tiêu biểu như huyện Krông Nô, Đăk Song, Cư Jut, Tuy Đức cũng được giới thiệu. CHƯƠNG 2 ĐẶC ĐIỂM TÍN NGƯỠNG TRUYỀN THỐNG CỦANGƯỜI M’NÔNG Các loại hình tín ngưỡng hiện còn dấu ấn và ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống cư dân M’nông không nhiều. Do đó, trọng tâm chương nghiên cứuba loại hình tín ngưỡng truyền thống là tô tem, hồn linh, đa thần với những quan niệm và biểu hiện rất đặc trưng. 2.1.Tín ngưỡng tô tem 2.1.1. Đặc điểm của tín ngưỡng tô tem Tôtem(totemism) hay còn gọi là thuyết vật tổ là hình thức tín ngưỡng ra đời rất sớm trong xã hội loài người. Theo nghĩa đen,tô tem có nghĩa họ hàng hay có họ hàng. Bản chấttô tem là niềm tin về mối liên hệ siêu nhiên của con người với động/thực vật hoặc một đối tượng nhất định. Trong tô tem giáo, cách thể hiện thường là cấm kỵ. Có thể lấy quan điểm của S. Reinach (1910) - người đã công thức hóa tô tem giáo thành 12 điều - để khẳng định những đặc trưng cho loại hình tín ngưỡng này, dù biểu hiện của nó có thể không đầy đủ hoặc khác biệt nhất định ở các nền văn hóa khác nhau như: Không được ăn, giết một số thú vật; con người nuôi một số cá thể thú vật ấy và chăm nom chúng cẩn thận; sự cấm chỉ ăn uống đôi khi chỉ vào một bộ phận nào đấy trong thân thể con vật; người ta khi ở trong tình thế cần thiết giết một con vật thường xin lỗi nó và tìm mọi cách làm giảm thiểu sự vi phạm tabu, tức là sự giết chóc;khi con vật bị hiến tế, nó được khóc thương một cách long trọng; các bộ lạc, các cá nhân lấy tên mình là tên của con vật tô tem… 2.1.2. Tín ngưỡng tô tem ở Việt Nam Ở Việt Nam, Nguyễn Văn Minh đã chứng minh người Ve tồn tại tín ngưỡngtô tem.Vương Hoàng Trùkhẳng định tô tem của người Chăm là Cau và Dừa.Đặng Nghiêm Vạn nghiên cứu và chỉ ra những biểu hiệntô tem ở người Khơ Mú như tên dòng họ mang tên chim, thú, cây, đồ vật…cùng những huyền thoại, kiêng kị, nghi lễ liên quan đến tô tem.Ngoài ra, còn nhiều tộc người cũng có những bằng chứng cho sự tồn tại tín ngưỡng tô tem như người Thái, Mường, Hrê, Dao... Ở Tây Nguyên, tín ngưỡng tô tem cũng được nhận diện ở một số dân tộc như Ba Na, Gia Rai, Ê Đê… và nhận định “Một vài tộc người ở Tây Nguyên vốn có tục “cà răng” như dấu ấn về sự mong muốn có hình dáng gần gũi với đặc trưng của tổ tiên (loài vật nhai lại)”được xem như một trong những dấu hiệu cụ thể chỉ ra mối liên hệ tô tem với con trâu của một số tộc người trên vùng đất này. 2.1.3. Tín ngưỡng tô tem của người M’nông Tín ngưỡng tô tem ở người M’nôngcó hai biểu hiện cơ bản. Trước hết là qua cách đặt tên dòng họ.Hiện người M’nông có trên hai trăm dòng họ, trong đó có khá nhiều dòng họ đặt tên theo động vật, thực vật, sự vật như Kpơr (lá cây); Ya (con cá sấu); 10 Dâng Ja Reh (bãi cỏ tranh); R’pu (con trâu);…Biểu hiện thứ hai trong tín ngưỡng tô tem của người M’nông làkiêng kị giết, ăn một số loài động thực vật. Hiện nay, việc cấm giết/hái, ăn một số loài động thực vật nào đó ở người M’nông còn khá nhiều dấu ấn. Gần như tất cả những người được phỏng vấnđều khẳng định có biết những kiêng kị cấm giết, ăn thịt/hái một số loài động vật/thực vật. Dấu ấn tín ngưỡng tô tem còn thể hiện trong di sản văn hóa tinh thần của cư dân M’nông như các truyền thuyết, huyền thoại. Nghiên cứu về con trâu trong văn hóa M’nông, đã có khẳng định trâu chính là “vật tổ” xa xưa và “hồn trâu” giúp con người gần gũi với thần linh hơn “các hồn” khác. Xét trên thực tế và dựa trên quan điểm của Reinach đã trình bày ở trên, chúng tôi cho rằng trâu là con vật tô tem của người M’nông bởi một số lý do nhưngười M’nông nuôi trâu với một sự yêu quý đặc biệt và chăm sóc rất cẩn thận; có những dòng họ kiêng ăn thịt trâu; không tự tiện giết trâu nếu không có lý do liên quan đến tâm linh; những dịp lễ lớn mới làm thịt trâu nhưng phải qua rất nhiều nghi lễ. Trâu được chăm sóc, “làm đẹp”, được khóc thương trước khi tiến hành nghi lễ… Nhìn chung, tư liệu còn lại không nhiều nhưng cũng giúp đưa ra ý tưởng vềsự tồn tại tín ngưỡng tô tem trong đời sống cư dân M’nông. Với con trâu, tuy không kiêng kị theo kiểu cấm ăn thịt nhưng qua phân tích ở trên và theo các biểu hiệntrong công thức tô tem của S.Reinach, chúng tôi cho rằng trâu có thể là tô tem của người M’nôngvà một số dân tộc Tây Nguyên trong một giai đoạn lịch sử nhất định. 2.2. Tín ngưỡng đa thần 2.2.1. Về quan niệm Tín ngưỡng đa thầnlà hình thức phổ biến không chỉ ở riêng dân tộc M’nông mà ở nhiều dân tộc trên thế giới. Một trong những cơ sở giúp hình thành tín ngưỡng này là nhận thức hạn chế của con người khi đối diện với tự nhiên. Vì thế, nảy sinh niềm tin vào sự chi phối của thế lực thần thánh có sức mạnh và khả năng tác đô ông đến con người. Tín ngưỡng đa thần quan niệm thế giới được tạo thành bởi hai phần là hữu hình và vô hình. Ở Tây Nguyên, tín ngưỡng này có mặt trong đời sống văn hóa tất cả các tộc người. Với người M’nông, niềm tin vào thần linh thể hiện khá rõ nét. Đó là thế giới gồm ba tầng: Tầng trời, tầng trên mặt đất và tầng dưới mặt đất. Mỗi tầng có nhiều bon, tầng nào cũng có thần (Brah) cư ngụ và cai quản. Các thần có vai trò, chức năng riêng, bên cạnh thần lành giúp đỡ con người còn có thần dữ chuyên trừng phạt, làm hại con người. Các thần đều có gia đình, cũng biết yêu thương, giâ nô hờn và cũng sinh hoạt, lao đô nô gnhư con người. Thông qua quan niệm về thế giới thần linh của dân tộc M’nông, dễ dàng nhận ra đó làánh xạ thế giới con người, con người đã lấy thực tiễn cuộc sống của mình để xây dựng hình ảnh thế giới thần linh. Cơ sở hình thành tín ngưỡng này của người M’nông chính là môi trường tự nhiên, điều kiện sống và nhận thức hạn chế trong một giai đoạn lịch sử nhất định. 2.2.2. Về biểu hiện Hê ô thống nghi lễ được tổ chức thường xuyên trong đời sống dân tộc M’nông là dấu hiệu rõ nét của tín ngưỡng đa thần. Đối với cá nhân, nghi lễ trải dài theo suốt đường đời.Mỗi bước ngoă tô trong đời người đều có nghi lễ cầu cúng thần. Khi mô ôt sinh linh được hình thành trong bụng 11 mẹ, người ta đã tổ chức lễ cúng cầu xin sự chở che. Những năm tháng từ 1 tuổi, 2 tuổi đến trưởng thành, lâ pô gia đình cũng như khi về già, qua đời, các nghi lễ cầu cúng với ước mong sức khỏe, bình an được tổ chức thường xuyên.Với sinh hoạt cộng đồng, nghi lễ cúng thần là mô tô phần không thể thiếu. Những vấn đề liên quan đến bon làng từ chọn đất làng, làm nhà cộng đồng đến xử phạt, chiến tranh…đều phải cúng tế cầu xin sự ưng thuâ nô của các thần. Tronghoạt động kinh tế nông nghiệp nương rẫy, các công đoạn chọn đất, đốt rẫy, gieo hạt, thu hoạchđều tổ chức lễ cúng thần Đất, thần Lúa….Kèm theo đó là những kiêng cữ được thực hiê nô nghiêm túc tránh làm các thần bực mình, nổi giâ nô gây nên tai họa như sâu bệnh, hạn hán, mất mùa. Theo cư dân M’nông, thần linh có thể gửi “thông điê pô ” hoặc bộc lộ “quan điểm” qua hệ thống các “tín hiệu” nhận biết. Đó là giấc mơ, điềm báo, phép thử, bói điềm. Nếu giấc mơ, điềm báo thể hiê nô điều xấu, sự không hài lòng của các thần, mọi viê cô phải dời lại, không ai dám coi thường. Điểm đặc biệt trong tư duy ngườiM’nông là dù thế giới thần linhđa dạng, phong phú nhưng không tuyê tô đối tôn thờ mô tô vị thần nào và cũng không xem vị thần nào có vai trò cai quản muôn loài. Tóm lại, mọi việc trong đời sống người M’nông đều có bóng dáng thần linh, mối quan hệ với thần linh là sợi dây thiêng liêng gắn kết các cá nhân trong cộng đồng lại với nhau trong số mệnh chung. 2.3. Tín ngưỡng hồn linh 2.3.1. Đặc điểm của tín ngưỡng hồn linh Hồn linh giáo (animism) là hình thức tín ngưỡng dựa trên niềm tin vào sự tồn tại của linh hồn, thế giới linh hồn. Linh hồn có vaitrò quan trọng hơn thể xác và có khả năng chi phối thể xác. Mọi vật trong thế giới đều tồn tại linh hồn. Theo S. Freud, giấc mơ là cơ sở của tín ngưỡng hồn linh và cũng là cơ sở để khẳng định sự bất tử của linh hồn kể cả khi thể xác đã tiêu tan. Linh hồn vẫn tiếp tục đời sống của nó sau khi rời bỏ thể xác, vẫn có khả năng tác động đến những người xung quanh và trở thành nỗi sợ hãi với người còn sống. Qua xem xét cách “ứng xử” với linh hồn, chúng ta sẽ nhận ra niềm tin về linh hồn. Dấu hiệu rõ nét nhất là thờ cúng linh hồn. Ngoài ra, việc tiến hành tang lễ cho người chết và những nghi thứctrong tang lễ cũng xuất phát từ niềm tin vào linh hồn và sự tiếp tục “sống” của con người sau khi chết. Liên quan đến niềm tin về linh hồn còn có những biểu hiện kiêng kịnhư không được vẽ lên mặt người đang ngủ hay kiêng đánh thức người đang ngủ một cách đột ngột…. 2.3.2. Tín ngưỡng hồn linh ở Việt Nam Người Chăm quan niệm con người có hồn và xác. Khi chết nếu hồn không được trở về với tổ tiên thì trở thành vong hồn.Người Dao khẳng định con người có 12 hồn cư trú ở những bộ phận khác nhau của cơ thể người như đầu, mắt, mũi, ngực, bụng….trong khi người Tà Mun cho rằng mỗi người chỉ cómột hồn chính và một hồn phụ. Hồn cũng có sự phân loại rõ ràng, có hồn của người sống, hồn người chết, hồn ác, hồn thiện. Đối với các dân tộc Tây Nguyên, niềm tin vào linh hồn càng thể hiện đậm nét. Người Xơ Đăng cho rằng mỗi người có rất nhiều linh hồn. Linh hồn đi lạc thì chủ linh hồn sẽ bệnh.Theo người Gia Rai, con người có hai phần là pô (thể xác) và bongat (linh hồn), bongat thường chui ra khỏi nách, lỗ tai của người để đi với hình dạng con 12 nhện hoặc con gián. Nhiều tộc người ở Tây Nguyên quan niệm khi chết hồn thoát khỏi xác, biến thành ma đi lang thang rồi đầu thai vào người phụ nữ nào đó. Ngoài ra, đồng bào còn cho rằng con người đau ốm do linh hồn rời bỏ tạm thời vì đi lạc, bị bắt... Khi đau ốm, họ thường mời thầy cúng về cúng cho hồn là vì thế. Chính vì quan niệm chết chỉ là sự chấm dứt tạm thời một giai đoạn nên các dân tộc Tây Nguyên hình thành những nghi thức tang lễ và ứng xử với người chết mang đậm tinh thần bình đẳng như chia của cho người chết, nuôi mả sau khi chôn. 2.3.3. Tín ngưỡng hồn linh ở người M’nông Người M’nông quan niệm con người cũng có hai phần là linh hồn và thể xác. Hồn có ba loại gồm hồn trâu, hồn nai và hồn dế, cào cào. Trong đó, hồn trâu là hồn chính, nếu hồn trâu chết con người sẽ chết. Hồn nai, dế, cào cào là hồn phụ, nếu các hồn này đi ra ngoài cơ thể, bị lạc lối hoặc bị ma lai bắt ăn thịt, con người sẽ bị ốm. Hồn vẫn thường ra khỏi con người trong lúc ngủ để “dạo chơi”, khi đó con người sẽ có giấc mơ là những gì hồn trải qua. Khi con người chết, linh hồn rời bỏ thể xác để đến xứ phan do hai thần Dê, Dơm cai quản. Nếu là người tốt sẽ được đầu thai lại làm người, nếu xấu không được đầu thai mà sẽ biến thành malang thang. Điều khác biệt trong niềm tin linh hồn của người M’nôngso với một số dân tộc khác là linh hồn không bất tử dù có tái sinh, đầu thai. Niềm tin đó tạo nên một hệ thống cách ứng xử với linh hồn và những thứ người ta tincó liên quan đến linh hồn. Cụ thể các nghi lễ:Lễ đặt tên và Cúng hồn cho đứa trẻ mới sinh nhằm tìm và tiếp nhận linh hồn tổ tiên trở về nhập vào đứa trẻ.Lễ xỏ tai là nghi lễ phản ánh niềm tin vào linh hồn vì nếu không làm lễ này hồn đứa trẻ sẽ buồn bỏ về làng ma và đứa trẻ sẽ chết. Những khi có người ốm, niềm tin hồn phụ đi lạc làm ảnh hưởng đến sức khỏe con người dẫn đến nhiều lễ cúng. Sau khi qua đời, tùy trường hợp chết mà người M’nông tiến hành các nghi thức tang lễ phù hợp.Nhìn chung, tang lễ thể hiện rõ nét niềm tin vào linh hồn và thế giới linh hồn, việc ứng xử cũng nhằm hướng đến cuộc sống tốt đẹp của hồn ở thế giới bên kia và việc quay về đầu thaithuận lợi. Dấu ấn về tín ngưỡng hồn linh của người M’nông ngoài tư liệu còn có thể thấy rõ trong truyện cổ, nhất là sử thi M’nông. 2.4. Nền tảng hình thành đặc trưng văn hóa tín ngưỡng dân tộc M’nông 2.4.1. Môi trường tự nhiên Người M’nông ở Đăk Nông cư trú nơi thung lũng có nhiều sông suối,xung quanh được bao bọc bởi rừng núi để tiện sản xuất, khai thác nguồn lợi từ rừng.Vì thế, từ nhận thức đến ứng xử của con người đều chịu tác động và có bóng dáng thần linh để cầu mong mùa màng tốt tươi. Ước mong mùa màng bội thu có thể bắt gặp trong tín ngưỡng liên quan đến canh tác nương rẫy với hệ thống lễ nghi phong phú và khá đặc trưng. Ngoài ra, nếp sống nương rẫy tạo sự gắn bó mật thiết giữa con người với môi trường. Rừng bên cạnh là không gian sinh tồn còn là không gian thiêng, nơi cư ngụ của thần linh và các thế lực siêu nhiên khác. Đó là một trong những nguyên nhân khởi phát đời sống tín ngưỡng đa dạng, phong phú của cả cộng đồng. Tín ngưỡng tô tem kiêng hái, giết ăn một số loại động thực vật có mối liên hệ nhất định với đời sống gắn bó với rừng của cư dân M’nông. 13 2.4.2. Môi trường xã hội Bon là tổ chức xã hội hoàn chỉnh nhất của người M’nông. Mỗi bonđều độc lập có khu đất ở, đất canh tác, rừng để khai thác với ranh giới tự nhiên rõ rệt và bộ máy tự quản riêng. Mỗi bon cũng là một cộng đồng về tín ngưỡng, tâm linh. Đặc tính cộng đồng chi phối và để lại dấu ấn khá rõ trong tín ngưỡng người M’nông. Hợp thành bon là các gia đình mẫu hệ. Ở phạm vi gia đình, dòng họ thì tính cộng đồng là nền tảngchi phối nhiều đặc trưng trong tín ngưỡng cư dân M’nông. Với tín ngưỡng hồn linh, các nghi thức diễn ra theo vòng đời người từ khi sinh ra đến lúc chết luôn có sự góp mặt các thành viên gia đình và dòng họ. Ngoài ra, dấu ấn cộng đồng thể hiện trong việc kiêng không “động chạm” đến tô tem dòng họ mình qua những câu chuyện được truyền lại từ tổ tiên, ông bà về mối liên hệ giữa con người với các tô tem dòng họ. 2.4.3. Giao lưu văn hóa Đăk Nông có hơn40 dân tộc cư trú. Nhìn chung, một số đặc trưng tín ngưỡng người M’nông được hình thành bởi sự giao lưu, ảnh hưởng, tiếp biến ba “nguồn” chính: cộng cư với các cư dân bản địa cùng sinh sống từ lâu đời như người Ê Đê, Mạ, …; giao lưu với các dân tộc nơi khác di cư đến như Việt, Dao, Tày, Nùng…; sự tiếp xúc với văn hóa phương Đông, phương Tây. Sự giao lưunày phần nào tạo những nhân tố mới trong tín ngưỡng truyền thống của người M’nông. Tóm lại, sự giao lưu nội văn hóa cũng như ngoại văn hóa của người M’nông cũng góp phần hình thành những đặc trưng văn hóa tín ngưỡng nhất định. Tiểu kết chương 2 Qua tìm hiểu, có thểthấy người M’nông hiện còn ba loại hình tín ngưỡng chính là tô tem, đa thần và hồn linh. Dấu ấn các loại hình tín ngưỡng này không giống nhau. Rõ nét hơn cả là tín ngưỡng hồn linh và đa thần. Tín ngưỡng tô tem chỉ còn dưới dạng tàn dư và khá mờ nhạt. Với tín ngưỡng tô tem, sự tồn tại tín ngưỡng này thể hiện qua một sốđặc điểm như không giết/hái một số động/thực vật, đặt tên dòng họ theo tên động/thực vật... Cùng với đó là nhiều câu chuyện lý giải về cấm kỵ do người dân cung cấp hay các tài liệu ghi lại. Tín ngưỡng đa thần thể hiện rõ qua quan niệm và cách thể hiện. Về quan niệm, người M’nông tin vào thế giới thần linh ngự trị ở ba tầng trời, đất và dưới mặt đất. Các thần có cuộc sống và tình cảm như con người, chỉ khác con người ở quyền năng. Có thần tốt, thần xấu, con người muốn bình yên cần phải tôn thờ các vị thần.Niềm tin đó là nền tảng chi phối cách ứng xử của người M’nông trong mọi mặt đời sống. Cụ thể nhất là việc thực hiện các nghi lễ cầu cúng trong suốt đời người, trong canh tác nương rẫy, trong sinh hoạt cộng đồng nhằm cầu mong sự bình yên, no đủ. Dấu ấn tín ngưỡng hồn linh trong đời sống cư dân M’nông thể hiện qua nhữngniềm tin vào sự tồn tại linh hồn,nghi lễ cúng linh hồn trong vòng đời người từ khi mang thai đến khi qua đời, rõ nét nhất là qua các nghi lễ tang ma. Phân tích, lý giải từ góc độ văn hóa, chúng tôi nhận ra những nét văn hóa đặc trưng trong tín ngưỡng của người M’nôngcó nền tảng từmôi trường tự nhiên, môi trường xã hội và sự giao lưu, tiếp biến văn hóa suốt tiến trình phát triển tộc người. 14 CHƯƠNG 3 ĐẶC ĐIỂM LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜI M’NÔNG 3.1. Các lễ hội truyền thống của người M’nông 3.1.1. Lễ hội liên quan đến cuộc đời con người 3.1.1.1. Phân loại Nghi lễ vòng đời người M’nông gắn với một số giai đoạn, dấu mốcnhất định trong cuộc đời, từ khi là một bào thai trong bụng mẹ, được sinh ra, lớn lên, trưởng thành, về già cho đến khi từ giã cuộc đời về thế giới bên kia. Có thể chia nghi lễ vòng đời người theo các giai đoạn:Nghi lễ liên quan đến sinh đẻ và thời thơ ấu; Nghi lễ liên quan đến tuổi trưởng thành; Nghi lễ liên quan đến tuổi già và tang ma. 3.1.1.2. Một số nghi lễ vòng đời tiêu biểu của người M’nông * Nghi lễ liên quan đến sinh đẻ và thời thơ ấu Lễ cúng khi có thai(bư brahta să năp): Tổ chức khi biết người phụ nữ mang thai. Mục đích mong muốn mẹ tròn con vuông. Lễ bảo vệ thai nhi trong bụng mẹ (mprang ndul):Khi người phụ nữ mang thai đến tháng thứ sáu, lễ này được tổ chức với mong muốn ngăn cản ma quỷ, ngải thần và thần briăng “ăn” đứa trẻ. Lễ đặt tên (moh săk) và Lễ cúng hồn cho trẻ mới sinh (mpih kon yôn bê): Tám ngàysau khi sinh đứa trẻ được đặt tên. Mục đíchtìm xem hồn ai trong số ông bà, tổ tiên đã chết về đầu thai để đặt tên đứa trẻ theo vần người đó. Lễ thổi tai (khôm tôr):Lễ này nhằm giúp tai đứa bé thông suốt, lớn lên trở thành người của cộng đồng. Thực hiện xong lễ, đứa trẻ cần tuân thủ một số kiêng cữ như không liếm đũa bếp, không ăn bốc cơm đầu nồi… * Nghi lễ liên quan đến tuổi trưởng thành Lễ cà răng (ot sôk):Khi đứa trẻ được 15 tuổi, cha mẹ sẽ làm lễ cà răng cho con. Đây là nghi lễ thừa nhận đứa trẻ là thành viên của cộng đồng. Lễ trưởng thành (bư brah văt bôk n'hao săk):Lễ này được tổ chức cho con trai khi bước vào giai đoạn trưởng thành (khoảng 15 đến 20 tuổi). Lễ cưới (tâm nsông):Lễ cưới bao gồm khá nhiều nghi lễ bắt buộc. Nhìn chung, có ba lễ chính: lễ dạm hỏi, lễ ăn hỏi, lễ cưới. * Nghi lễ liên quan đến tuổi già và tang ma Lễ ăn trâu mừng sức khỏe(bư brah n’hai săk bu ranh ăk num): Người M’nông có hệ thống lễ mừng sức khỏe kéo dài suốt cuộc đời. Lớn nhất là lễ mừng sức khỏe (mừng thọ) khi được 70 tuổi có tổ chức ăn trâu và chỉ được thực hiện một lần trong đời. Lễ tang (bư brah phan):Cư dânM’nôngphân ra chết lành(già yếu, bệnh tật) và chết dữ(tai nạn ngã cây, leo núi,…)đểtổ chức tang lễ khác nhau. Sau khi chôn 7 ngàylàm Lễ tiễn hồn người chết, 3 năm làm Lễ vĩnh biệt linh hồn người chết. Sau lễ này, gia đình trở lại sinh hoạt bình thường, không kiêng kị, lễ nghi gì liên quan đến người chết nữa. 3.1.2. Lễ hội liên quan đến lao động sản xuất 3.1.2.1. Quan niệm Người M’nông là cư dân sống chủ yếu bằng nông nghiệp theo loại hình canh tác nương rẫy trồng lúa khô. Tín ngưỡng hồn lúa là yếu tố cơ bản chi phối, tạo nên hệ 15 thống nghi lễ nông nghiệp. Vì vậy, nghi lễ nông nghiệp của người M’nông gắn liền với cây lúa rẫy. Đó là các nghi lễ trải dài theo chu kỳ trồng cây lúa rẫy từ lúc chọn đất, gieo tỉa, chăm sóc, bảo vệ cho đến khi lúa chín, thu hoạch đưa lúa vào kho. Những nghi lễ được tổ chức thường mang đậm dấu ấn tín ngưỡng đa thần. Quan niệm khác là quan niệm về hồn Lúa. Cây lúa được coi trọng bởi đó là lương thực chính giúp duy trì đời sống. Người M’nôngtôn thờ thần Lúa vì họ tin rằng giữ hồn lúa khỏe mạnh lúa sẽ tốt tươi, hồn lúa ốm yếu hoặc tức giận bỏ đi sẽ mất mùa. Cần phải trân trọng thần để làm cây lúa sinh sôi và mùa màng thuận lợi. 3.1.2.2. Biểu hiện Lễ hội nông nghiệp chịu sự chi phối của chu kỳ sản xuất và phản ánh tâm tư, nguyện vọng cư dân M’nông trong hoạt động nương rẫy.Đồng thời thể hiện mối quan hệ, cách ứng xử với môi trường tự nhiên cũng nhưxã hội. Nghi lễ trước, trong mùa nhằm cầu xin lực lượng siêu nhiên ban mưa thuận gió hòa để mùa màng tươi tốt. Sau mùa để tạ ơn thần linh và hưởng những thành quả sau thời gian lao động cực nhọc. Nghi lễ nông nghiệp có thể chia thành ba nhóm: Nghi lễ liên quan đến việc phát rẫy: Lễ khẩn đất phát rẫy; Lễ phát rẫy cúng cơm; Lễ cúng tạ ơn rìu rựa; Lễ cúng đốt rẫy; Lễ cúng cấm rẫy. Nghi lễ liên quan đến canh tác nương rẫy: Lễ cúng khi trỉa lúa; Lễ kết vòng cúng lúa; Lễ cắm nêu cúng lúa; Lễ cúng lúa mới (Lễ mừng ăn cơm lúa mới). Nghi lễ liên quan đến thu hoạch: Lễ cúng bắt đầu tuốt lúa; Lễ mừng bảy mươi gùi lúa; Lễ mừng một trăm gùi lúa; Lễ mừng tuốt lúa xong và lễ nhổ rạ; Lễ cúng lúa trước khi xuất kho; Lễ cúng tắm lúa. 3.1.3. Những lễ hội khác trong đời sống cộng đồng Lễ kết bạn (tâm jan jiăng):Lễ kết bạn chỉ dành cho những người ngoài dòng tộc. Đây là lễ thường gặp trong đời sống người M’nông, ý nghĩa tương tự lễ kết nghĩa của người Kinh. Theo chúng tôi, lễ này thường được tổ chức do điều kiện đời sống bấp bênh, thiếu nhân lực trong sản xuất nông nghiệp nên tạo thêm mối liên hệ anh em sẽ giúp đem lại lợi ích nhất định cho cả hai bên thực hiện nghi lễ kết bạn. Lễ cúng cổng bon (ver bri):Mục đích kiêng cữ các thần ác ngoài rừng. Lễ được tiến hành tại cổng vào ra của bon, phạm vi tổ chức cả bon. Lễ kết nghĩa giữa 2 bon (tăm jun): Đây là lễ lớn quan trọng trong cộng đồng, được chuẩn bị và tiến hành chu đáo với nhiều nghi thức nhỏ. Lễthường tổ chức hai năm một lần, quy mô tùy khả năng kinh tế của bon. Lễ cúng bờ rào bon (rgăp mpêr):Người M’nông tổ chức rào bonkhi có những vấn đề gây bất an trong cộng đồng. Sau khi rào xong phải làm lễ cúng nhằm cầu xin thần hàng rào bảo dân làng yên ổn. Lễ trồng bùa ngải (tăm gun dôih):Khi mới lập bon ở khu vực mới, bon phải tổ chức trồng ngải gun dôih ở ngoài bon. Mục đích chính là bảo vệ bon làng. Bên cạnh đó còn rất nhiều nghi lễ khác nhưCúng tạ thần cây đa (tâm ônh klăch jri); Cúng sau khi giết rùa, rắn, ba ba, kỳ đà (tâm sreh bêh kop or); Cúng mừng đá thần (mlum mlar)…Ngoài ra, người M’nông còn hệ thống nghi lễ liên quan đến săn bắt voi nhưLễ cúng săn bắt voi; Lễ cưới voi nhà; Lễ cúng sức khoẻ cho voi; Lễ cắt ngà voi; Lễ cúng khi bắn chết voi rừng; Lễ cúng khi bán voi; Lễ cúng khi gây thương tích cho voi; Tang lễ cho voi. Đây là nét đặc biệt trong lễ hội của người M’nông bởi đồng 16 bào có truyền thống săn bắt, thuần dưỡng voi. Vì thế, từ kiêng cữ đến các nghi lễ đều được coi trọng và mang đậm giá trị nhân văn. 3.2. Các yếu tố cấu thành lễ hội 3.2.1. Các yếu tố cốt lõi Lễ hội là chỉnh thể được cấu thành bởi nhiều yếu tố có quan hệ hỗ tương với nhaunhư thời gian, không gian, lời khấn, lễ vật, âm nhạc. Trong đó, thầy cúng, lễ vật, lời khấn là các yếu tố cốt lõi nhất, được thừa nhận và tuân theo. Vì hệ thống nghi lễ diễn ra thường xuyên, thầy cúngluôn được trọng vọng với vai trò“cầu nối” truyền đạt nguyê nô vọng của cá nhân, cô nô g đồngvới thần linh.Lễ vậttrong mỗi nghi lễ của đồng bào M’nông có sự khác biệt nhưng không thể thiếu rượu cần và vật hiến sinh như gà, vịt, heo, trâu. Lễ vật thường gắn với tính chất lớn hay nhỏ của lễ. Lời khấn trong nghi lễ rất quan trọng và thường do thầy cúng thực hiệnnhằmtác động tới thần linh. Lời khấn thường gồm ba nội dung: Mời, cầu mong, hứa hẹn. Ba yếu tố trên chi phối tạo nên giá trị và ý nghĩa của nghi lễ. Ba yếu tố này liên kết chặt chẽ không thể tách rời, khó có thể thay đổi nhằm hướng đến đích chung là thể hiện nguyện vọng cũng như bày tỏ lòng thành với các đấng siêu nhiên. 3.2.2. Các yếu tố bổ trợ Các yếu tố này không thật sự nghiêm ngặt, có thể thay đổi tùy thực tế nhưng vẫn góp phần tạo nên những giá trị cốt lõi của nghi lễ.Không gian nghi lễ diễn ta trong không gian văn hóa cộng đồng như bến nước, đất ở, đất làm rẫy, đất nhà mồ. Thời gian tùy thuộc phạm vi lễ, lễ lớn từ 3 đến 7 ngày, lễ nhỏ gói gọn trong 1 ngày.Cồng chiêng không để biểu diễn đơn thuần mà gắn với nghi lễ. Sử dụng chiêng tùy thuộc lễ và cần tuân theo những nguyên tắc nhất định.Ngoài ra, trong nghi lễ còn sử dụng một số nhạc cụ như r’let, mbuăt….. Gắn liền nghi lễ có diễn tấu cồng chiêng là các điệu múa.Một số nghi lễ còn tích hợp các thể loại văn học dân gian nhưsử thi, truyện cổ, dân ca. Nhìn chung, đa số yếu tố cấu thành nghi lễ trên hiệnvẫn tồn tại dù có sự khác biệt nhất định giữa các địa phương. 3.3. Chức năng của tín ngưỡng và lễ hội trong đời sống văn hóa M’nông 3.3.1. Mối quan hệ giữa tín ngưỡng và lễ hội Xét về cấu trúc, tín ngưỡng là thành tố quan trọng nhất của lễ hội, trong lễ hội truyền thống không thể không có hạt nhân quan trọng là tín ngưỡng, nếu không nó chỉ là nghi lễ đời thường trong giao tiếp.Xét về quan hệ, tín ngưỡng tác động và chi phối nhiều biểu hiện của lễ hội.Từ đó, tạo nên tổng thể giúp thực hiện nhiều chức năng quan trọng trong đời sống cộng đồng. 3.3.1.1.Tín ngưỡng chi phối lễ hội Tín ngưỡng là nguồn gốc của lễ hội. Tín ngưỡng là hình thức ra đời trong xã hội nguyên thủy khi khả năng nhận thức của con người còn hạn chế. Từ tư duy đó, nghi lễ lễ hội được tổ chức nhằm cầu mong sự bình yên trong đời sống còn nhiều bất trắc. Nếu không có tín ngưỡng, con người sẽ không tiến hành các nghi thức thờ cúng mà đối tượng hướng đến là thế giới siêu nhiên, là những gì con người bằng tư duy hữu hạn của mình không nhận thức được. Tín ngưỡng chi phối nội dung của lễ hội. Một số nghi lễ vòng đời, đặc biệt nghi lễ tang ma, có nguồn gốc từ tín ngưỡng hồn linh. Hầu hết nghi lễ trong sản xuất nông nghiệp và đời sống cộng đồng, tín ngưỡng đa thần là cơ sở tạo nên các nghi thức. Việc 17 kiêng cữ không ăn một số động/thực vật hay cách thể hiện nỗi tiếc thương bằng hành động, bằng tiếng khóc trâu trong nghi lễ có ăn trâu của cư dân M’nông cũng khởi nguồn từ niềm tin về quan hệ họ hàng, sự gắn bó của con người với thế giới trong tín ngưỡng tô tem. Tín ngưỡng là chuẩn mực tạo nên giá trị của lễ hội. Chuẩn mực là điều luôn được thực thi trong các lễ hội nhằm đem lại lợi ích thiết thực nào đó. Tại lễ hội, những chuẩn mực này lại được quy định bởi niềm tin với thế giới siêu nhiên. Kiêng cữ trong tín ngưỡng đa thần, hồn linh, tô tem chính là ví dụ cụ thể nhất. Nói khác hơn, con người tư duy, hành động dựa trên quy chuẩn niềm tin mà mình hướng đến. 3.3.1.2. Lễ hội phản ánh tín ngưỡng Lễ hội là sự cụ thể hóa tín ngưỡng. Mối quan hệ giữa tín ngưỡng và lễ hội là mối quan hệ giữa nguyên nhân và hiện tượng. Không có niềm tin tín ngưỡng đơn thuần. Thông qua nghi lễ, niềm tin tín ngưỡng được cụ thể hóa, nhờ đó giúp nhận diện đối tượng thiêng mà con người hướng tới. Lễ hội là hình thức của tín ngưỡng. Với người M’nông, phương thức chuyển tải tín ngưỡng tô tem, đa thần, hồn linh là những nghi lễ, kiêng kị được đồng bào thực hiện nghiêm túc. Như vậy, “lõi” của phần lễ là tín ngưỡng, tín ngưỡng là nội dung còn lễ hội chỉ là hình thức để chuyển tải niềm tin với thế giới siêu nhiên. Lễ hội chứa đựng thế giới biểu tượng làm nên giá trị của tín ngưỡng . Lễ hội chứa đựng rất nhiều yếu tố mang tính biểu tượng. Những lời nói, hành động, cử chỉ trong nghi lễ đều mang tính biểu tượng cao. Nhìn chung, biểu tượng thể hiện trong nghi thức, lời khấn, lễ vật… của người M’nông khá nhất quán. Vì thế, những biểu tượng trong nghi lễ đã tạo nên ý nghĩa, giá trị văn hóa nhất định cả về mặt đạo đức lẫn tâm linh. 3.3.2. Chức năng tín ngưỡng và lễ hội của người M’nông * Chức năng tâm lý Trong điều kiê nô môi trường như Tây Nguyên, nghi lễ diễn ra vào những dấu mốc nhất định trong cuộc đời con người, cuộc sống cộng đồng và trong sản xuất nông nghiệp phần nào giúp đem lại niềm tin vào sự chở che, hỗ trợ của thần linh với con người. Vì thế, giải tỏa một phần sức ép tâm lý trong điều kiện đời sống vật chất còn quá bấp bênh phụ thuộc nhiều vào tự nhiên, may rủi. * Chức năng xã hội Nghi lễ của người M’nôngxóa mọi khoảng cách để con người cùng sáng tạo, hưởng thụ những giá trị văn hóa của mình. Nhờ đó, giúp cân bằng để con người tiếp tục sống với những liên kết xã hội mới. Mỗi người tham dự nghi lễ có thêm sợi dây vô hình cố kết với nhau khiến họ thấy mình là thành tố của tổng thể và tìm thấy lợi ích riêng trong cái chung. Tóm lại, thực hiê ôn các nghi lễ có ý nghĩa xã hội lớn hơn là duy trì, củng cố các quan hệ cộng đồng nhằm đảm bảo quan hê ô với các thiết chế khác trong quản lý xã hô iô của tô cô người. * Chức năng giáo dục Thực hành nghi lễ, thờ cúng các vị thần như thần Rừng, thần Suối… là cách giáo dục ý thức gắn bó với bon làng, giáo dục cách ứng xử với môi trường tự nhiên để con người biết trân trọng, gìn giữ mối quan hệ thiết thân với môi trường sống. 18 3.4. Giá trị văn hóa trong tín ngưỡng và lễ hội của người M’nông 3.4.1. Giá trị nhân sinh Giá trị nhân sinh được bộc lộ rõ qua nghi lễ. Đó là quan niệm, tư duy của người M’nông với cuộc đời như sự sinh, sự sống, cái chết cùng các quan hệ cá nhân, gia đình, dòng họ, cộng đồng gắn với môi trường tự nhiên và xã hội.Đó cũng là quan niệm, tư duy về linh hồn. Những nhìn nhận đó sẽ chi phối cách ứng xử của con ngườicũng như phản ánh mối quan hệ giữa con người với các quan hệ xã hội, con người với môi trường tự nhiên. 3.4.2. Giá trị tâm linh Giá trị tâm linh thể hiện rõ trong quan hệ giữa người sống và người chết, người sống với thần linh. Quan hệ đó luôn hướng tới cái thiêng, sự cao cả và được xem là đích đến để cùng đoàn kết xây dựng cuộc sống tốt đẹp. Đồng thời, tạo chỗ dựa tinh thần vững chắc cho các thành viên trong cộng đồng. 3.4.3. Giá trị đạo đức Là nền tảng giúp duy trì nề nếp gia đình, trật tự xã hội theo những tiêu chuẩn, nguyên tắc nhất định. Với ngườiM’nông, qua cách ứng xử trong nghi lễ, các đặc trưngvăn hóa mang giá trị đạo đức theo quan hệtrên- dưới, trước - sau, gia đình - làng bon, cá nhân - cộng đồng. Qua đó, góp phần điều chỉnh hành vi của mỗi thành viên và của cả cộng đồng. Tiểu kết chương 3 Chương 3 làm rõ những đặc điểm tiêu biểu trong lễ hội truyền thống của người M’nông theo ba nhóm lễ hội liên quan đến vòng đời, lao động sản xuất và đời sống cộng đồng. Một số lễ hội tiêu biểu cho mỗi nhóm cũng được giới thiệu để đem lại cái nhìn chung nhất. Lễ hội là hiện tượng xã hội tổng thể với nhiều thành tố có liên hệ lẫn nhau. Tìm hiểu các yếu tố cấu thành lễ hội, có thể thấy lễ hội truyền thống của người M’nông được tạo thành bởi những yếu tố cốt lõi như lễ vật, thầy cúng, lời khấn và các yếu tố bổ trợ có quan hệ linh hoạt hơn như các điệu múa, nhạc cụ, ẩm thực,… Lễ hội và tín ngưỡng có quan hệ chặt chẽ với nhau. Gần như tất cả các lễ hội truyền thống của người M’nông đều xuất phát, đều là sự cụ thể hóa tín ngưỡng nào đó. Ngược lại, tín ngưỡngthường là nguồn gốc lễ hội, chi phối nội dung lễ hội và là chuẩn mực tạo nên giá trị văn hóa lễ hội. Với người M’nông, tín ngưỡng và lễ hội truyền thống giúp thực hiện chức năng tâm lý; chức năng xã hội và chức năng giáo dục. Đồng thời, chứa đựng nhiều giá trị văn hóa độc đáonhư giá trị nhân sinh; giá trị tâm linh; giá trị đạo đức. CHƯƠNG 4 SỰ BIẾN ĐỔI TÍN NGƯỠNG VÀ LỄ HỘI CỦA NGƯỜI M’NÔNG Ở TỈNH ĐĂK NÔNG HIỆN NAY 4.1. Những biến đổi cụ thể trong tín ngưỡng và lễ hội 4.1.1. Tín ngưỡng và lễ hội liên quan đến vòng đời 4.1.1.1. Thay đổi trong sinh đẻ, nuôi con 19 Sự thay đổi diễn ra không giống nhau giữa các bộ phận cư dân. Ở nhóm theo Công giáo và Tin Lành, sự thay đổi diễn ra rõ nét, cụ thể, nhanh và mạnh hơn so với nhóm cư dân còn lại. Nhìn chung, trong sinh đẻ cũng như nuôi con, người M’nông hiện có nhiều thay đổi cả trong quan niệm cũng như cách tổ chức, tiến hành nghi lễ. 4.1.1.2. Thay đổi trong lễ cưới, mừng thọ, tang ma Điều kiện kinh tế - xã hội thay đổi cùng giao lưu văn hóa đã tác động làm thay đổi quan niệm, chuẩn mực cũng như nghi thức hôn nhân của người M’nông. Nghi lễ cưới xin hiện giản lược khá nhiều hoặc biến đổi tương tự người Kinh. Lễ mừng thọ ít được tổ chức lớn mà chủ yếu mang tính kỷ niệm gói gọn trong phạm vi gia đình, dòng họ, thậm chí nhiều gia đình không còn tổ chức nữa. Nghi thức tang ma truyền thống giản lược nhiều, các thành tố của nghi lễ đã dần thay đổi theo hướng tích hợp, ảnh hưởng văn hóa người Kinh. 4.1.2. Tín ngưỡng và lễ hội liên quan đến lao động sản xuất 4.1.2.1. Thay đổi trong nhận thức Thay đổi dễ nhận thấy nhất là quan niệm về vai trò thần linh. Niềm tin về thần linh vẫn tồn tại nhưng không chi phối đời sống như trước. Ngoài ra, khi tôn giáo mới xâm nhập, một bộ phận người M’nông đã chuyển đổi niềm tin đa thần sang độc thần. Quan niệm về quyền uy, sự ban phát, chở che của thần linh vì thế không còn tác động mạnh mẽ các thành viên trong cộng đồng. 4.1.2.2. Thay đổi trong thực hành nghi lễ Thay đổi nhận thức dẫn đến thay đổi các hình thức sinh hoạt tâm linh gắn liền nếp sống nương rẫy truyền thống. Nhiều nghi lễ mất đi, nhất là những nghi lễ liên quan đến phát rẫy và canh tác. Nếu còn cũng không được tổ chức thường xuyênvà thay đổi khá nhiều. Với bộ phận cư dân không theo đạo, các nghi lễ giản lược nhiều. Bộ phận cư dân theo đạo không tổ chức nghi lễ nông nghiệp mà chỉ đọc kinh cầu nguyện. Sự chuyển đổi cũng khác nhau ít nhiều giữa các địa bàn cư trú. 4.1.3. Tín ngưỡng và lễ hội khác Thời gian gần đây, hệ thống lễ nghi liên quan đến các sinh hoạt cộng đồng ngày càng bị suy giảm, mai một nhanh về quy mô lẫn hình thức.Những người theo đạo, đặc biệt Tin Lành, đã bỏ hết các nghi lễ cổ truyền. Những người không theo đạo, nghi lễ nếu còn cũng tổ chức trong phạm vi hẹp bởi số người tham gia chỉ là những người theo tín ngưỡng đa thần. Về nội dung, trình tự tổ chức nghi lễ không đúng theo truyền thống mà bị đơn giản hóa đến sơ sài.Thật ra, đã khá lâu lễ hội mang tính cộng đồng theo đúng nghĩa dường như không còn. 4.2. Các tác nhân tạo nên sự biến đổi 4.2.1. Chính sách của nhà nước, của địa phương Ở Đăk Nông, các chính sách bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa (trong đó có tín ngưỡng, lễ hội của người M’nông) được ban hành dựa trên những quyết định, đề án của Đảng, Nhà nước đối với các dân tộc thiểu số Tây Nguyên và được đặt trong bối cảnh thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia 132, 134, 135, 168, 167 cũng như chính sách dân tộc trong cả nước. Nhìn chung, chủ trương và chính sách là áp lực bên ngoài tác động và bước đầu tạo nên xu hướng phục hồi văn hóa truyền thống. Tuy nhiên, một số chủ trương liên 20 quan đến xây dựng phục hồi nghi lễ truyền thống nặng tính trình diễn và không có sự tham gia của nhiều người dân. Vì thế, hiệu quả vẫn còn hạn chế. 4.2.2. Kinh tế Những năm vừa qua, kinh tế thị trường được xác lập dựa trên quản lý nhà nước tạo cơ chế thoáng cho các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế cùng đầu tư, làm ăn. Vì thế, thu hẹp dần ranh giới vùng miền, tộc người tạo nhiều chuyển biến tích cực trong đời sống người M’nông. Bên cạnh thuận lợi, những yếu tố trên cũng làmsự phân hóa giữa các khu vực kinh tế, các cộng đồng người càng trở nên rõ nét.Điều đó làm sa sút nếp sống, phong tục tập quán, khủng hoảng niềm tin,trong đó có niềm tin tín ngưỡng. Đặc biệt,trong bối cảnh phát triển kinh tế, chuyển đổi cơ cấu cây trồng hiện nay, cây lúa không chiếm vai trò chủ đạo mà thay vào đó là cây công nghiệp như tiêu, cà phê, chè, cao su. Điều này khiến nghi lễ nông nghiệp gắn bó với tín ngưỡng hồn Lúa và chu kỳ canh tác lúa rẫy truyền thống của người M’nông mai một dần. 4.2.3. Xã hội Hiện có hơn 40 dân tộc cùng sinh sống ở Đăk Nông. Việc cộng cư, xen cài trong môi trường đa văn hóatạo nhiều thuận lợi. Ngược lại, quá trình này phần nào phá vỡ quy hoạch, làm quá tải cơ sở hạ tầng ở địa phương và tình trạng thiếu đất canh tác của cư dân M’nông càng tăng, đồng nghĩa với việc phá vỡ không gian xã hội truyền thống làm ảnh hưởng không nhỏ đến văn hóa tộc người. Các chính sách, định hướng và quản lý văn hóa còn chưa thấy vai trò văn hóa với phát triển nên có một số chủ trương gây tâm lý tự ti, mặc cảm. Ngoài ra, chưa có biện pháp khai thác, bảo quản văn hóa truyền thống hữu hiệu. Trình độ dân trí thấp cũng khiến việc nhận diện, định hướng giá trị văn hóa còn nhiều hạn chế. Thay đổi cơ cấu gia đình khiến sự cố kết các thành viên ngày càng lỏng lẻo. Tính cộng đồng bị tách rời, rạn nứt, suy giảm. Điều này cũng dẫn đến sự biến mất nhiều nghi lễ lễ hội truyền thống. Nguyên nhân quan trọng khác là tác động của tôn giáo.Sự chuyển đổi niềm tin đa thần sang tôn giáo như Công giáo, đặc biệt Tin Lànhđã tác động lớn đến văn hóa truyền thống cư dân M’nông. Không thể phủ nhận mặt tích cực của các tôn giáo này nhưng cũng không thể không thấy sự mai một, biến mất nhiều tín ngưỡng lễ hội truyền thống có sự tác động của các tôn giáo mớinhư Công giáo, Tin Lành. 4.2.4. Khoa học công nghệ Cách mạng khoa học công nghệ thời đại toàn cầu hóa đã và đang tác động đến mọi mặt đời sống xã hội Việt Nam. Văn hóa nhân loại lan tỏa nhanh chóng, người M’nông có cơ hội tiếp xúc nhiều nền văn hóa trên thế giới, biến môi trường truyền thống khép kín trở nên mở hoàn toàn.Nhìn chung, khoa học công nghệ đã làm thay đổi đời sống văn hóa thế hệ trẻ một cách căn bản. Sự thay đổi này mang tính hai mặt: Vừa tạo sự phát triển, giao lưu hội nhập nhưng lại vừa phá vỡ kết cấu bên trong của văn hóa truyền thống, nhất là văn hóa tinh thần gắn liền môi trường sinh tồn khép kín từ bao đời. 4.3. Xu hướng biến đổi của tín ngưỡng và lễ hội 4.3.1. Xu hướng tích cực Xu hướng giao lưu, hội nhập và tạo nên những giá trị văn hóa mới trong tín ngưỡng, lễ hội truyền thống. Văn hóa người M’nông nói riêng không còn ở trạng thái ngưng đọng mà có điều kiện giao thoa với nhiều luồng văn hóađể hội nhập văn hóa đương đại.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan