Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tính cách nga qua tập truyện ngắn tính cách nga...

Tài liệu Tính cách nga qua tập truyện ngắn tính cách nga

.PDF
60
407
65

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC C ẦN THƠ KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN BỘ MÔN NGỮ VĂN SV: TRẦN NGỌC ĐẸP MSSV: 6106385 TÍNH CÁCH NGA QUA TẬP TRUYỆN NGẮN “TÍNH CÁCH NGA” Luận văn tốt nghiệp đại học ngành Ngữ Văn Cán bộ hướng dẫn: ThS.TRẦN VĂN THỊNH Cần Thơ, 2014 ĐỀ CƯƠNG TỔNG QUÁT A.PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 2. Lịch sử vấn đề 3. Mục đích nghiên cứu 4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu 5. Phương pháp nghiên cứu B. PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ LÍ LUẬN, THỜI ĐẠI, TÁC GIẢ VÀ TÁC PHẨM 1.1 Giới thuyết về “Tính cách nhân vật” 1.1.1 “Nhân vật” trong tác phẩm văn học 1.1.2 Tính cách nhân vật và mối quan hệ giữa ba yếu tố tính cách điển hình, nhân vật điển hình và hoàn cảnh điển hình 1.2. Một số vấn đề về thời đại 1.2.1. Nước Nga trong cuộc chiến tranh thế giới thứ hai 1.2.2. Sự chuyển biến của nền văn học Nga trong cuộc chiến tranh giữ nước vĩ đại 1.3. Đôi nét về các tác giả 1.4. Tập truyện ngắn “Tính cách Nga” CHƯƠNG 2 TÍNH CÁCH NGA QUA HÌNH TƯỢNG NHỮNG NGƯỜI DÂN THƯỜNG TRONG CUỘC CHIẾN TRANH GIỮ NƯỚC VĨ ĐẠI 2.1. Cuộc chiến không tiếng súng và những sự hy sinh thầm lặng 2.2. Sự can đảm và kiên cường của những người phụ nữ Xô -viết trong vùng tạm chiếm của quân phát-xít 2.3. Sự tự ý thức về trách nhiệm đối với quê hương, đất nươc 2 CHƯƠNG 3 TÍNH CÁCH NGA QUA HÌNH TƯỢNG NHỮNG NGƯỜI CHIẾN SĨ HỒNG QUÂN TRONG CUỘC CHIẾN TRANH GIỮ NƯỚC VĨ ĐẠI 3.1. Sự dũng cảm và can trường của những chiến sĩ Hồng quân với lòng yêu nước và căm thù giặc sâu sắc 3.2. Tình bạn chiến đấu, tình đồng chí thiêng liêng 3.3. Những hóa thân tiêu biểu của chủ nghĩa anh hùng cách mạng C. KẾT LUẬN Tài Liệu Tham Khảo Mục lục 3 A. PHẦN MỞ ĐẦU 4 1. Lí do chọn đề tài Văn học Nga là một trong những nền văn học lớn với biết bao cây bút xuất sắc nổi tiếng thế giới. Và có thể nói, văn học Nga là một trong những cái nôi của văn học nhân loại. Trong đó, không thể không kể đến những cây đại thụ của nền văn học thế giới xuất thân từ xứ xở Bạch Dương này như M. Gork -ki, L. Tôn-xtôi hay A. Sê-khốp…với những tác phẩm đi cùng năm tháng. Các nhà văn đã tái hiện lại đất nước Nga, con người Nga qua từng dấu mốc, từng thời kỳ lịch sử với sự tinh tế của những tâm hồn nhạy c ảm làm rung động không chỉ nhân dân Nga mà còn chạm đến trái tim của độc giả trên khắp thế giới. Tuy nhiên, nếu chúng ta ví nền văn học Nga là một bức tranh của tổng hợp những người nghệ sĩ Nga vĩ đại, thì bức tranh ấy sẽ không bao giờ hoàn thiện nếu thiếu đi mảng màu về văn học Xô-viết trong cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại. Đề tài chiến tranh là đề tài kinh điển của tất cả các nền văn học trên thế giới bởi chưa một quốc gia nào mà chưa phải một lần trải qua chiến tranh. Chiến tranh là gắn liền với đau thư ơng, mất mát, gắn liền với chia tay và nước mắt. Nước Nga đã trải nghiệm những điều đó một cách sâu sắc nhất trong cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại. Cuộc chiến chống phát-xít, bảo vệ Tổ quốc Xã hội chủ nghĩa là một thử thách lịch sử nặng nề và vinh quang đối với chế độ Xô -viết nói chung và văn học Xô -viết nói riêng. Không biết bao nhiêu người con, người anh, người chồng, người cha đã ra đi và nằm xuống mãi mãi trong cuộc chiến tranh ấy và để lại những nỗi đau khôn nguôi cho những người ở lại. Tuy nhiên, cho dù là người ra đi hay người ở lại, tất cả họ đều chấp nhận và vượt lên trên những đau khổ ấy để tiếp tục sống và cống hiến chỉ vì một điều rất đơn giản: tình yêu đối với quê hương, đất nước. Trước chiến tranh, tất cà họ đều là những con người bình thường, nhưng hoàn cảnh buộc con người ta phải thay đổi. Và chiến tranh, chiến tranh buộc những con người bình thường ấy phải trở nên phi thường khi chính họ là người tạo nên những trang sử vẻ vang nhất, hào hùng nhất, đồng thời góp phần tạo nên một nước Nga hùng mạnh như ngày hôm nay. Với tất cả những những lí do nêu trên, và mong muốn tìm hiểu và thêm về những đóng góp của các nhà văn Nga trong nền văn học Xô -viết thông qua hình tượng những con người bình thường mà vĩ đại ấy, chúng tôi quyết định chọn đề tài cho bài nghiên cứu 5 này là “Tính cách Nga qua tập truyện ngắn Tính cách Nga”, tập truyện ngắn về cuộc chiến tranh giữ nước vĩ đại và tin rằng đây là một công việc vô cùng có ý nghĩa. 2. Lịch sử vấn đề Văn học viết về chiến tranh, về người lính trong tương quan nền văn học Nga có thể nói là to lớn và đồ sộ vô cùng. Nước Nga đã trải qua một hành trình dài đau thương và mất mát vì chiến tranh trong suốt chiều dài lịch sử, song hành trên con đường đó có thể kể đến những tác phẩm văn học nổi tiếng thế giới nh ư: “Chiến tranh và hòa bình”, “Sông Đông êm đềm”, “Số phận con người”… Những tác phẩm ấy phản ánh một cách chân thực xã hội Nga, con người Nga trong những năm tháng gian nan, đau khổ đã làm say đắm hàng triệu trái tim độc giả trên toàn thế giới. Thế nên, sẽ hoàn toàn không có gì bất ngờ khi những tác phẩm ấy cũng thu hút vô vàn sự quan tâm của các nhà nghiên cứu văn học trên toàn thế giới. Những công trình nghiên cứu văn học về xã hội Nga, về người lính Hồng quân thông qua những tác phẩm trên là vô số và khó có t hể kể hết. Ở Việt Nam cũng có rất nhiều công trình nghiên cứu, các bài nghiên cứu về đề tài này có thể kể đến như: Đầu tiên, dịch giả Nguyễn Thụy Ứng khi viết lời giới thiệu nhân lần xuất bản thứ sáu cuốn tiểu thuyết “Sông Đông êm đềm” đã nhận xét về “ cái hơi Cô-dắc” trong tác phẩm là “cái hơi của toàn bộ cuộc sống hừng hực lao đi theo lá cờ búa liềm, theo Lênin, đã lật nhào toàn bộ đế quốc Nga của Nga hoàng, đánh bại liên quân tám nước, xây dựng một chế độ hoàn toàn mới, hạ gục Hitler và đạo quân Quan Đông , đưa con người đầu tiên lên vũ trụ, lại còn sáng tác cho loài người những tác phẩm khoa học, văn học, nghệ thuật tuyệt mỹ, trong đó có Sông Đông êm đềm, bộ truyện dài tất nhiên là rất Cô -dắc, dưới ngòi bút của nhà văn Sông Đông rất Cô -dắc” [17]. Tiếp theo, trong bài viết “Số phận dữ dội của Sông Đông êm đềm” trên báo Dân Trí số thứ ba, ngày 18 tháng 9 năm 2012, tác giả Hồ Bích Ngọc cũng nhận xét về nhân vật Gregori : “hình tượng nhân vật Gregori tiêu biểu cho tầng lớp trung nông trải qua nhiều lầm lạc về tư tưởng chính trị trong những năm tháng bão táp lịch sử. Đó là con người chính trực, tự trọng, nồng nhiệt, mạnh mẽ và dũng cảm, yêu làng xóm quê hương, nhưng cũng có những mặt xấu như thô bạo, ít nhiều tàn nhẫn và tư hữu” [23]. 6 Nhà văn Nguyên Ngọc cũng đã nhận xét về con người, về tư tưởng nhân dân nói chung trong tác phẩm “Chiến tranh và hòa bình” trong bài giới thiệu cuốn tiểu thuyết là: “Là cuộc sống bình thường và giản dị của con người, là con người gắn với đất đai, con người gắn với tự nhiên, an bình và hồn hậu. Chúng tôi chiến đấu cho một “nhân dân” như vậy đó. Chiến tranh, chiến tranh bảo vệ đất nước của chúng ta ở trong cái biện chứng lạ lùng đó, nó vừa trọng đại ý nghĩa lớn lao vừa bình thường, tầm thường, hàng ngày, sát đất như thế đó” [18]. Ngoài ra, trong cuốn tiểu thuyết “Đất vỡ hoang” của Sô-lô-khốp, bản dịch của dịch giả Vũ Trấn Thủ, Nguyễn Duy Bính trong lời giới thiệu đã nhận xét sự chuyển biến trong tâm hồn và nhận thức của người dân Nga đi từ “ nhiều người dân kô -dắc lầm lạc còn nhớ những bài học nóng hổi, nhưng vẫn chưa thật dứt khoát đi với Chính quyền xô -viết; biết bao nhiêu thành kiến, thói tục lỗi thời đang đè nặng lên người nông dân ” đến “những con người bình thường, có khi tưởng như là hâm hấp, bỗng hiện ra khác hẳn với sự phong phú và vẻ đẹp làm cho anh kinh ngạc xiết bao. Những thế giới tâm hồn bấy lâu vẫn khép kín với nhiều điều kỳ lạ bí ẩn, có những điều tưởng là sống để dạ chết mang theo” [16]. Trên đây là một số nhận xét, đánh giá về con người, tính cách Nga qua nhiều thời điểm khác nhau. Tuy nhiên, nếu nói đến đề tài về “tính cách Nga”, mà đặc biệt là “tính cách Nga thông qua tập truyện ngắn Tính cách Nga” thì người viết vẫn chưa tìm thấy được các công trình nghiên cứu về đề tài này. Có thể có nhiều lí do để giải thích cho nguyên nhân này, và không loại trừ một trong số đó là do vốn kiến thức chưa được sâu rộng của người viết. Nhưng, dù là lí do gì đi chăng nữa thì chúng ta không thể phủ nhận một điều rằng đây là một tuyển tập truyện ngắn hay và vô cùng ý nghĩa. Vì vậy, thông q ua bài nghiên cứu này, người viết hy vọng có thể góp một phần sức nhỏ bé của mình làm sáng tỏ thêm hình tượng những người Nga Xô -viết trong cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại, đồng thời hy vọng bài nghiên cứu sẽ được mọi người đón nhận, đóng góp và đánh giá đ ể bài nghiên cứu được hoàn thiện hơn. 7 3. Mục đích nghiên cứu Nga là một đất nước rộng lớn, tài nguyên dồi dào, và là một trong những cường quốc dẫn đầu thế giới. Tuy nhiên, Nga cũng là nước phải chịu tổn thất rất nặng nề sau những cuộc chiến tranh. Trong vòng 150 năm trước cuộc chiến tranh lạnh Nga đã bị tấn công ba lần, tổn thất hàng chục triệu nhân mạng. Đặc biệt, trong cuộc chiến tranh giữ nước vĩ đại, họ đã mất đi hai mươi triệu người con, có những người trực tiếp tham gia chiến đấu, có cả dân thường …Nhưng vượt qua tất cả, vượt lên những đau thương mất mát, họ đã giành được chiến thắng trong vinh quang và tự hào dân tộc. Vì điều gì và tại sao những con người ấy đã làm được kỳ tích gần như không tưởng như thế! Mười bảy tác phẩm trong tập truyện “Tính cách Nga” của các tác giả, những người đa phần đều sống và đi qua cuộc chiến vĩ đại đã góp phần làm sáng tỏ và cho chúng ta thấy được điều gì làm nên sức mạnh to lớn ẩn chứa trong mỗi con người Nga ấy. Vì vậy, trong đề tài “Tính cách Nga qua tập truyện ngắn Tính cách Nga”, chúng tôi nghiên cứu mười bảy truyện ngắn trong tập truyện để làm nổi bật và thấy rõ hơn vẻ đẹp tính cách của những con người Nga. Họ có thể là những chiến sĩ, có thể là một cụ già, một cô gái, thậm chí là những đứa trẻ…nhưng chính những con người đó, với những phẩm chất, những tính cách tốt đẹp của mình đã góp phần tạo nên một nước Nga sừng sững, tạo nên một tượng đài về vẻ đẹp con người Nga, dù trong hoàn cảnh khó khăn, gian khổ vẫn toát lên rạng ngời. Có thể nói, thông qua việc khảo sát những tác phẩm trong tập truyện, chúng tôi muốn khẳng định một lần nữa những đóng góp to lớn của các nhà văn Nga cho nền văn học Xô -viết, đặc biệt là văn học chiến tranh trong cuộc chiến tranh giữ nước vĩ đại. 4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của chúng tôi trong đề tài này chỉ giới hạn ở phương diện nội dung của tập truyện ngắn “Tính cách Nga”. Trong đó, chúng tôi chia ra các nhóm tác phẩm nhỏ để thuận tiện cho việc nghiên cứu từng đề tài một. Nhóm tác phẩm về tính cách Nga thông qua hình tượng những người dân thường trong cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại. Trong phần này, chúng tôi chia ra nghiên cứu ba phần nhỏ: 8 -Cuộc chiến không tiếng súng và những sự hy sinh thầm lặng. -Lòng yêu nước và căm thù giặc sâu sắc hóa thành sức mạnh vượt lê n sự tàn bạo của kẻ thù. -Sự tự ý thức về trách nhiệm với quê hương, đất nước. Nhóm tác phẩm về tính cách Nga qua hình tượng những người chiến sĩ Hồng quân trong cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại. Phần này chúng tôi cũng nghiên cứu ở ba khía cạnh: -Lòng yêu nước và căm thù giặc sâu sắc hóa thành sức mạnh chiến đấu chống lại kẻ thù. -Tình bạn chiến đấu, tình đồng chí thiêng liêng. -Những đại diện tiêu biểu của chủ nghĩa anh hùng cách mạng. 5. Phương pháp nghiên cứu Ở đề tài “Tính cách Nga qua tập truyện ngắn Tính cách Nga”, chúng tôi sử dụng kết hợp một số biện pháp là phân tích tổng hợp, đối chiếu và phương pháp nghiên cứu theo quan điểm lịch sử. Chúng tôi phân tích các tác phẩm trong từng cụm đề tài riêng để làm rõ chủ đề cần nói tới. Sau đó, chúng tôi tổng hợp tất cả các chủ đề lại, làm nổi bật lên tính cách Nga nói chung của những con người trong các tác phẩm. Trong bài nghiên cứu, chúng tôi còn sử dụng phương pháp đối chiếu để làm rõ hơn sự chuyển biến của nền văn học Nga trong những năm chiến tranh giữ nước vĩ đại. Đồng thời cũng có sự đối chiếu tương quan tình hình xã hội Nga trước, trong và sau cuộc chiến tranh để thấy được những gian khổ, hy sinh, mất mát, đau thương mà cuộc chiến đã để lại trên từng mảnh đất, từng con người Nga. Ngoài ra, đề tài nghiê n cứu này của chúng tôi chỉ giới hạn trong một giai đoạn lịch sử nhất định nên một phương pháp không thể thiếu là phương pháp nghiên cứu theo quan điểm lịch sử. Theo đó, chúng tôi đặt nhân vật vào hoàn cảnh lịch sử nhất định để làm rõ và thấy được giá trị, ý nghĩa mà thông qua nhân vật nhà văn muốn gửi gắm đến người đọc. 9 B. PHẦN NỘI DUNG 10 Chương 1 KHÁI QUÁT MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ LÍ LUẬN, THỜI ĐẠI, TÁC GIẢ VÀ TÁC PHẨM 1.1 Giới thuyết về “Tính Cách Nhân Vật” 1.1.1 Nhân vật trong tác phẩm văn học Trước k hi tìm hiểu về tính cách nhân vật, bước đầu tiên có lẽ ta nên làm rõ thế nào là nhân vật bởi nếu chúng ta không có cái nhìn khái quát về nhân vật, không nắm được nhân vật là “cái gì” thì không thể nào nhặt ra những tính cách trong nhân vật ấy được. “Nói đế n nhân vật văn học là nói đến con người được miêu tả, thể hiện trong tác phẩm bằng phương tiện văn học” [10; tr.277]. Tất nhiên, con người ở đây không phải là một con người thật ngoài đời sống, mà nó là “tấm gương phản chiếu” những khía cạnh của những con người khác nhau trong đời sống thực mà tác giả đã quan sát được. Từ đó, tác giả tập hợp và nén tất cả lại trong một nhân vật nhất định trong tác phẩm văn học, và con người đó hay được chúng ta gọi với cái tên “nhân vật văn học”. Nhân vật có thể được tác gi ả thể hiện bằng nhiều cách khác nhau trong tác phẩm văn học. Nếu trong các tác phẩm kịch và tự sự, nhân vật sẽ là những con người đầy đặn cả ngoại hình, tính cách, nội tâm…thì trong các tác phẩm trữ tình lại khác. Nhân vật trong các tác phẩm trữ tình thường không được miêu tả cụ thể mà đôi khi chỉ hiện ra thấp thoáng thông qua cách thể hiện cảm xúc, giọng điệu… Ngoài ra, theo các tác giả trong cuốn “Lí luận văn học” do Phương Lựu chủ biên thì “Khái niệm nhân vật có khi được sử dụng một cách ẩn dụ, không chỉ một con người cụ thể nào mà chỉ một hiện tượng nổi bật trong tác phẩm” [10; tr. 277]. Như đã nói ở trên, nhân vật là “tấm gương” mà tác giả dùng để phản ánh đời sống, phản ánh cuộc đời thực tế. Từ những nhân vật ấy, chúng ta sẽ tìm thấy được mục đích cũn g như tâm tư, nguyện vọng mà tác giả muốn gởi đến người đọc thông qua tác phẩm. Chính vì vậy mà một tác phẩm văn học không thể nào không có nhân vật, và khi khảo sát 11 bất kì một tác phẩm nào dù với yêu cầu gì đi nữa thì để đạt được mục đích một cách tốt nhất, chúng ta không thể không để ý đến yếu tố nhân vật. Nếu nhân vật đã có một vai trò vô cùng quan trọng trong tác phẩm văn học như thế thì chắc chắn tác giả sẽ cho chúng ta những dấu hiệu để nhận biết nhân vật ấy. Đầu tiên phải kể đến là tên, tuổi, ngoại hình…sau đó sẽ là nghề nghiệp và cuối cùng là tính cách của nhân vật. Dù là dấu hiệu nào đi nữa, có thể là một trong ba hay có thể xuất hiện cả ba dấu hiệu kể trên thì nó cũng giúp chúng ta có những nhận định ban đầu rất quan trọng về nhân vật mà chúng ta đang tìm hiểu. Có những trường hợp, các dấu hiệu mà tác giả hé lộ cho chúng ta sẽ là trục chính, là nền tảng để tác gỉa phát triển và xây dựng nên hình tượng nhân vật xuyên suốt tác phẩm. Một ví dụ rất tiêu biểu là nhân vật Thúy Kiều trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du. Đầu tác phẩm, tác giả đã cho chúng ta thấy hình ảnh một Thúy Kiều “Làn thu thủy, nét xuân sơn. Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh” . Thúy Kiều đẹp đấy, nhưng cái đẹp mà tác giả miêu tả Thúy Kiều lại là cái đẹp khiến cho người ta ghen ghét. Phải chăng điều này đã dự báo một tương lai đầy sóng gió và đau khổ của cuộc đời nàng. Khi tìm hiểu về nhân vật trong tác phẩm văn học ta cũng cần phải chú ý về các loại hình nhân vật. Tuy nhiên, cái mà người viết muốn nhấn mạnh ở đây đó là các kiểu cấu trúc của nhân vật. Khi ta đã biết được nhân vật đó thuộc kiểu cấu trúc nào thì ta đã tiến thêm một bước để hiểu đúng hơn và sâu hơn nhân vật mà chúng ta đang tìm hiểu. Tham khảo cuốn “Lí luận văn học” do Phương Lựu chủ biên, người viết thấy có bốn kiểu cấu trúc: nhân vật chức năng, nhân vật “loại hình”, nhân vật tính cách và nhân vật tư tưởng. Tuy nhiên, có một điểm cần lưu ý ở đây là có một số điểm tương đồng giứa ba cấu trúc nhân vật nhân vật chức năng, nhân vật loại hình và nhân vật tính cách nhưng trên cơ b ản ba loại cấu trúc này không giống nhau. Chúng ta nên tránh lẫn lộn ba loại cấu trúc này. Tóm lại, nhân vật là phương tiện mà tác giả sáng tạo nên nhằm mục đich khái quát cuộc sống, thể hiện những ước mơ kỳ vọng đồng thời cũng thể hiện những nhận định, đánh giá, quan niệm của cá nhân nhà văn trong đó. “Nói cách khác, nhân vật là phương tiện khái quát các tính cách, số phận con người và các quan niệm về chúng” [10; tr. 279]. 12 1.1.2. Tính cách nhân vật và mối quan hệ giữa ba yếu tố tính cách điển hình, nhân vật điển hình và hoàn cảnh điển hình Tên đề tài của bài nghiên cứu này là “ Tính cách Nga qua tập truyện ngắn Tính cách Nga” thì chắc chắn không thể không đề cập đến nền tảng lí luận về “tính cách nhân vật” . Tuy nhiên, ở phần trên khi đề cập đến nhân vật tr ong tác phẩm văn học, ta bắt gặp một khái niệm là “nhân vật tính cách”. Vậy, hai khái niệm “nhân vật tính cách” và “tính cách nhân vật” có giống nhau và khi khảo sát một tác phẩm cụ thể ta có thể đồng nhất hai khái niệm này hay không? Để giải quyết vấn đề trên, đầu tiên ta phải tìm hiểu về “ tính cách nhân vật”. Để hiểu rõ hơn khái niệm này, chúng ta phải hiểu được thế nào là “tính cách”. Theo tài liệu mà người đọc tham khảo được, cụ thể là trang web “wikipedia.org” thì hiểu theo nghĩa khoa học, “Tính cách hay tính là tính chất, đặc điểm về nội tâm của mỗi con người mà có ảnh hưởng trực tiếp đến suy nghĩ, lời nói và hành động của người nào đó. Một người có thể có nhiều tính cách và nhiều người có thể có cùng một tính cách. Tính cách khác với tính tình, tính khí hay cá tính. Tính cách là yếu tố quan trọng nhất của con người. Người ta thường đánh giá hành động, lời nói, và đôi khi là suy nghĩ của một người để suy ra tính cách của người đó, và cuối cùng là kết luận về bản chất của người đó ” [25]. Vậy, tính cách nhân vật trong tác phẩm văn học nói chung là những đặc điểm tâm lí, hành động, diện mạo tương đối rõ nét, đủ để nhận ra đặc điểm của nhân vật. Thuật ngữ tính cách trong văn học cũng có khi được sử dụng với nghĩa là một phương diện quan trọng của nhân vật để phân biệt với các phương diện khác như chân dung, ngoại hình. Tính cách đạt đến mức độ sâu sắc thì đó là điển hình. Chỉ trong những tác phẩm xuất sắc mới có những tính cách đạt đến trình độ điển hình. Tiếp theo, “nhân vật tính cách” là một kiểu nhân vật r ất phức tạp. Theo một nghĩa nào đó thì đây là “một loại nhân vật được mô tả như một nhân cách, một cá nhân có cá tính nổi trội” [10; tr. 288]. Điều đặc biệt là trong nhân vật tính cách có sự vận động tự phát triển bản thân dựa trên những mâu thuẫn, nghịch lí, chuyển hóa trong chính nội tại của nhân vật. 13 Như thế, ta có thể thấy rõ ràng, khi tiến hành nghiên cứu, không thể đồng nhất hai khái niệm “tính cách nhân vật” và “nhân vật tính cách” . Đây là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau về cả phạm vi và nội hàm. Khi ta nói đến “nhân vật tính cách” là ta đã bao hàm cả tính cách nhân vật trong đó. Quay trở lại vấn đề về “tính cách nhân vật”, như đã nói ở trên, khi tính cách đạt đến mức độ sâu sắc thì đó là điển hình. Điều này có nghĩa, khi tính cách của một nhân vậ t được tác giả xây dựng đến một mức độ cao trào nào đó thì nó không chỉ đại diện cho một nhân vật mà còn có thể đại diện cho cả một tầng lớp, một lớp người. Tuy nhiên, không phải bất kì một tác phẩm nào hay một nhân vật nào cũng có tính cách điển hình. Chỉ trong những tác phẩm xuất sắc mới có thể xuất hiện những tính cách điển hình thông qua những nhân vật điển hình và những nhân vật điển hình ấy chỉ có thể xuất hiện trong những hoàn cảnh điển hình. Ba yếu tố này có mối quan hệ biện chứng và tác động lẫn nh au. Một vấn đề nữa cần đề cập ở đây là chỉ có trong văn học hiện thực mới có thể xuất hiện những nhân vật điển hình với tính cách điển hình trong những hoàn cảnh điển hình. Thạc sĩ Phan Minh Thùy trong bài viết “Đòi hỏi của Engel về việc tái hiện những tí nh cách điển hình trong hoàn cảnh điển hình” cũng có nhận định về vấn đề này như sau: “chỉ đến chủ nghĩa hiện thực thì vấn đề điển hình hóa (cụ thể là xây dựng tính cách điển hình trong những hoàn cảnh điển hình) mới được chú ý và thể hiện nghiêm túc, rõ r ệt” [24]. Có thể xem chủ nghĩa hiện thực trong văn học là cái nền để xuất hiện những nhân vật điển hình, tính cách điển hình và hoàn cảnh điển hình. Nhưng có một số thời kì của văn học hiện thực, các tác giả không thể hiện được mối quan hệ tác động qua lại giữa ba yếu tố trên. Trong tác phẩm có nhân vật điển hình, có tính cách điển hình, nhưng tác giả lại bỏ quên yếu tố hoàn cảnh, không thấy được sức ảnh hưởng và cải tạo của hoàn cảnh tác động đến nhân vật. May thay, đây chỉ là nhược điểm trong một thời kì và đã được khắc phục trong những thời kì sau và cho đến hiện nay. Trên đây là một số vấn đề lí luận mà người viết cảm thấy tiêu biểu và bổ ích giúp người viết có thể triển khai tốt phần nội dung của hai ch ương còn lại trong bài nghiên cứu này. 14 1.2 Một số vấn đề về thời đ ại và nền văn học Nga trong chiến tranh thế giới thứ hai. 1.2.1 Nước Nga trong cuộc chiến tranh thế giới thứ hai Ngày 22 tháng 6 năm 1941, Hít-le bất ngờ xóa bỏ hiệp ước không xâm phạm lẫn nhau và tấn công Liên Xô. Cuộc tấn công của phát -xít đúng lúc Hồng quân không chuẩn bị. Các đội quân phát -xít Đức tiến tới vùng ngoại ô Mát-xcơ-va vào tháng 12 năm 1941, nhưng bị làm chệch hướng về phía Nam. Tại trận Sta -lin-grát năm 1942-1943, sau khi Liên Xô mất khoảng 1,1 triệu quân trong trận chiến đẫm máu nhất trong lịch sử, Hồng quân đã có thể lấy lại thế chủ động chiến tranh. Vì Nhật Bản không muốn mở một mặt trận thứ hai tại vùng Mãn Châu, những người Xô-viết đã có thể điều động hàng chục sư đoàn quay trở lại từ phía Đông Nga. Các lực lượng Xô -viết nhanh chóng chiếm lại các vùng đất bị mất trước kia và đẩy kẻ thù đang bị giãn căng quá mức của họ quay trở lại nước Đức phát -xít. Tới năm 1944, người Đức đã bị đẩy lùi ra khỏi lãnh thổ Liên Xô, sau đó Hồng quân tiếp tục truy kích phát-xít Đức tới tận sào huyệt cuối cùng, Béc-lin. Ngày 2 tháng 5 năm 1945 những người lính Đức cuối cùng đầu hàng quân đội Liên Xô ở Béc -lin. Đánh dấu thắng lợi của Liên bang Xô-viết là hình ảnh một binh sĩ giương cao lá cờ Liên Xô trên nóc nhà quốc hội Đức trong thủ đô phát-xít, Béc-lin. Trong cuộc chiến tranh này, nhân dân Liên -xô đã cùng chiến đấu không chỉ để bảo vệ hòa bình trên quê hương, chống lại những kẻ xâm lược dã man mà còn chiến đấu vì “sự sống còn của toàn nhân loại” [19]. Chiến tranh thế giới thứ hai diễn ra trên kh ắp các mặt trận trên thế giới nhưng chiến trường chính và khốc liệt nhất vẫn là chiến trường Xô Đức. Điều này thể hiện rõ nhất ở những tổn thất mà quân đội phát -xít Đức phải gánh chịu trên chiến trường này: “theo số liệu gần đây thì tổng số quân Đức bị chế t, bị thương và bị bắt làm tù binh trong chiến tranh thế giới thứ hai lên tới gần 14 triệu người, trong đó riêng mặt trận Xô -Đức là 10 triệu người” [19]. Không ai có thể phủ nhận vai trò là cánh chim đầu đàn của Liên -xô trên tất cả các mặt trận. Mặc dù phả i đối mặt với kẻ thù hùng mạnh với nhiều phương tiện kỹ thuật, vũ khí hiện đại hơn nhưng những gì mà nhân dân Liên Xô đã làm được khiến cả thế giới phải nể phục. 15 Chiến tranh thế giới thứ hai từ năm 1939 đến năm 1945 đã để lại những hậu quả vô cùng trầm trọ ng từ cơ sở hạ tầng đến tính mạng con người trên khắp Âu -Á với hầu như không một quốc gia nào không bị tổn hại. Liên bang Xô -viết bị tổn hại rất nặng nề bởi sự phá hủy hàng loạt các cơ sở công nghiệp họ đã xây dựng trong những năm thập kỷ 1930. Trong trận chiến này, Liên Xô đã giành chiến thắng trên chiến trường, nhưng họ cũng để lại đó vĩnh viễn hàng chục triệu con người và không biết bao nhiêu là của cải vật chất. Cái giá của chiến thắng quá đắt, vết thương mà cuộc chiến để lại vẫn không liền miệng trong suốt thời gian dài sau đó, và cho đến nay ở đâu đó vẫn còn rỉ máu. 1.2.2 Sự chuyển biến của văn học Nga trong cuộc chiến tranh giữ nước vĩ đại Từ năm 1905, Lê-nin đã đặt vấn đề: giai cấp vô sản cách mạng phải xây dựng nền văn học của mình, nhằm phục vụ lợ i ích cao cả của nhân dân lao động. Thực chất, khuynh hướng văn học vô sản vốn đã được lịch sử văn học chuẩn bị từ lâu trong thực tế, có thể coi như bắt đầu từ những truyện ngắn đầu tay của M. Gorki. Sau Cách mạng tháng Mười 1917 và Nội chiến (1918 -1921), Liên bang Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô -viết (gọi tắt là Liên Xô) thành lập, đó là điều kiện lịch sử -xã hội làm nảy sinh nền văn học Xô -viết đa dân tộc, trong đó nền văn học Nga Xô -viết đóng vai trò chủ yếu và quan trọng. Nền văn học Xô-viết kế tục và phát huy truyền thống tinh thần của các nền văn học quá khứ, đồng thời cũng có những đổi mới về nhiều mặt. Nhân vật trung tâm của khuynh hướng văn học này là con người lao động (trí óc và chân tay) trực tiếp tham gia có ý thức vào quá trình cải tạo thế giới cũ và xây dựng thế giới mới Xã hội chủ nghĩa. Cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại chống phát -xít Đức có ảnh hưởng đến tư tưởng, tình cảm của nhân dân Xô-viết được thể hiện qua văn thơ, mà đặc biệt là văn học viết, được hình thành ngay từ những ngày đầu của cuộc c hiến tranh. Vào giai đoạn đầu, khó khăn nhất của cuộc chiến tranh, văn học đã hướng thẳng vào tình cảm yêu nước trong lòng người đọc, giáo dục tình yêu thiêng liêng đối với Tổ quốc và lòng căm thù đối với bọn xâm lược. Bộ phận văn học đó đã thực hiện chức năng một cán bộ chính trị trong các đơn vị quân đội, và với tư cách là một chính ủy, nó đã đặt ra nhiệm vụ chủ yếu_phát động và hướng dẫn quần chúng, truyền cho họ niềm tin về tính tất yếu của chiến thắng. T ình 16 yêu và lòng căm thù, đó là những ngọn hải đăng mà văn học đã thắp lên trong tim những con người Xô-viết. Bước vào cuộc chiến tranh, khoảng chín nghìn văn nghệ sĩ Xô -viết đã tình nguyện ra mặt trận với những cương vị, nhiệm vụ khác nhau. Đến khi chiến tranh kết thúc, một phần ba số văn nghệ sĩ ấy đã vĩnh viễn nằm lại các chiến trường. Các nhà văn, nhà thơ, nghệ sĩ như A. Tôn -xtôi, M. Sô-lô-khốp, C. Xi -mô-nốp…đã ngày đêm sát cánh cùng các chiến sĩ Hồng quân và dân quân du kích, chiến đấu bằng súng đạn và bằng các tác phẩm của mình. Nhiều truyện ngắn và truyện vừa đã được ra đời dựa theo những dấu chân nóng bỏng của các sự kiện, dựa theo những ấn tượng từ trong lửa đạn. Sau chiến tranh, cuộc chiến đấu chống phát-xít vẫn còn là nguồn đề tài và cảm hứng mạnh mẽ cho sáng tạo nghệ thuật của các nhà văn Xô -viết suốt nhiều thập kỷ, góp phần làm cho văn học Xô-viết đạt thêm nhiều thành tựu mới. Các nhà văn đã có tiếng nói trong những năm 50 -60, các nhà văn đã trải qua chiến tranh lúc còn trẻ măng, đã thử nghiên cứu cá tính trong ngọn lửa ác liệt của các trận chiến đấu. Sự thật ác liệt trong chiến hào mà các nhà văn đã phải trả giá bằng máu để được quyền chứng kiến nó đang thở nhịp thở của nó trong các truyện ngắn và truyện vừa của họ. Các tác phẩm này đã ghi lại sinh hoạt thường ngày của chiến tranh, đã tái hiện h ình ảnh người lính thường của một đội quân vĩ đại với những lo toan quen thuộc, hàng ngày. Các tác phẩm của các nhà văn trưởng thành vào cuối những năm 50_đầu những năm 60 là sự trực tiếp nghiên cứu chủ nghĩa anh hùng hàng ngày, là sự nghiên cứu tính cách con người qua toàn bộ những biểu hiện của anh ta trong và sau chiến tranh. Các chiến sĩ và sĩ quan mới hôm qua đây còn trẻ măng đều đã trưởng thành, chính bản thân họ là những người mà phần đông hồi đó không nghĩ đến sáng tác văn học. Họ đã trưởng thành và đã xác lập được mối tương quan giữa kinh nghiệm quân sự của cá nhân mình với kinh nghiệm của cả thế hệ mình. Họ muốn tự mình hiểu biết để có thể kể cho người khác biết là họ đã đứng vững được như thế nào và vì sao. 17 1.3 Đôi nét về các tác g iả Trong tập truyện ngắn “Tính Cách Nga”, với mười bảy truyện ngắn, tương ứng với mười bảy tác giả tài năng. Mười bảy người, sinh ra, lớn lên và sinh hoạt ở những vùng miền khác nhau trên đất nước Nga rộng lớn, nhưng họ có chung một điểm là đã chứng kiến, tham dự và đ i qua thời kì đen tối nhưng cũng đầy hào hùng trong lịch sử Liên Bang Xô-viết. Trước tiên, chúng ta cần phải kể đến những nhà văn chiến sĩ. Những người này có thể là chiến sĩ trực tiếp tham gia chiến đấu hoặc là những phóng viên mặt trận, nhưng tất cả họ có một điểm chung là đã có mặt trực tiếp trên chiến trường trong những năm tháng chiến tranh dữ dội. Có lẽ chính vì thế, chính vì đã tự thân trải nghiệm nên các nhà văn đã có những tư liệu thực tế quý báu làm nền tảng hoặc đề tài để viết nên những tác phẩm về chiến tranh hết sức chân thực, sâu sắc và cũng đầy cảm xúc. Có thể nói, hạt giống của những cuốn sách tương lai đã chín muồi từ trong những phóng sự mặt trận của M. Sô -lôkhốp, C. Xi-mô-nốp, A. Pha -đê-ép, trong các bài báo của I. Ê -ren-bua, L. Lê-ô-nốp và của nhiều nhà văn khác nữa. A-XTA-PHI-ÉP VÍCH-TOR_nhà văn Nga Xô-viết. Sinh năm 1924 ở vùng Craxnô-i-a-rơ-xcơ, được nuôi dưỡng tại trại trẻ mồ côi I -ga-rơ-ka. Tốt nghiệp trường dạy nghề, làm nhân viên điều vận. Năm 1942 ra mặt trận với tư cách là một n gười lính. Năm 1945, sau khi phục viên, làm công nhân ở nhà máy vùng U -ran, sau đó làm ở báo “Công nhân Tsu-xốp-xcôi”. Bắt đầu có bài đăng từ năm 1951. Học khóa đại học viết văn [14; tr. 296]. BA-CLA-NỐP- GRI-GÔ-RI_nhà văn Nga Xô-viết. Sinh năm 1923 tại Vô-rô-nhegiơ. Tham gia cuộc chiến tranh giữ nước vĩ đại, là chỉ huy pháo binh. Tốt nghiệp Viện văn học mang tên M. Go -rơ-ki. Bắt đầu có bài đăng báo từ năm 1950. Có một số truyện ngắn và truyện ký viết về đời sống ở nông thôn sau chiến tranh. Nổi tiếng bởi các truyện vừa viết về cuộc Chiến tranh giữ nước vĩ đại [14; tr. 296 -297]. GRI-BA-TSỐP NHI-CÔ-LAI_nhà văn Nga Xô-viết. Sinh năm 1910 tại làng Lô pu-sơ tỉnh Bri-an-xcơ. Tốt nghiệp trường trung cấp thủy lợi, làm việc ở miền Bắc. Từ năm 1932 bắt đầu hoạt động báo chí. Trong thời gian Chiến tranh giữ nước vĩ đại là tiểu đoàn 18 trưởng công binh, sau đó là trợ lý công binh của sư đoàn, là cộng tác viên của các báo quân đội. Từ năm 1948 là phóng viên báo “Văn học”, từ năm 1950 là tổng biên tập tạp chí “Liên Xô” [14; tr. 297]. CÔ-GIÉP-NHI-CỐP VA -ĐIM (1909-1984)_nhà văn Nga Xô-viết. Sinh tại Na -rưm trong một gia đình tù chính trị. Làm việc tại nhà máy điện Sa -tu-ra và công trường xây dựng nhà máy dẫn khí đốt. Năm 1933 tốt nghiệp khoa văn học dân tộc Trường đại học tổng hợp quốc gia Mát-xcơ-va, là phóng viên báo “Sự thật thanh niên” và các tạp chí “Xme-na”, “Những thành tựu của chúng ta”, “Ngọn lửa nhỏ”. Trong những năm Chiến tranh giữ nước vĩ đại, V. Cô-giép-nhi-cốp là phóng viên mặt trận của báo “Sự thật” [14; tr. 297-298]. MÊ-LE-GIƠ I-VAN (1921-1976)_nhà văn Bê-lô-ru-xi-a Xô-viết, nhà văn nhân dân của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô -viết Bê-lô-ru-xi-a. Sinh tại làng Gli-nhi-se tỉnh Gô-men Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô -viết Bê -lô-ru-xi-a. Tham gia cuộc chiến tranh giữ nước vĩ đại. Năm 1945 tốt nghiệp khoa ngữ văn Trường đại học tổng hợp quốc gia Bê -lôru-xi-a. Xuất bản những bài thơ đầu tiên năm 1939 [14; tr. 298 -299]. MI-AN-NHÍCH Ê-ĐU-A-RƠ-ĐƠ (1905-1966)_nhà văn E-xtô-nhi-a Xô-ghviết, nhà văn công huân của nước Cộng hò a Xã hội chủ nghĩa Xô-viết E-xtô-nhi-a. Sinh tại thành phố Tác -tu trong một gia đình công nhân. Đã từng làm thợ dầu, thợ mỏ, thợ xây dựng. Là cộng tác viên của nhiều tờ báo. Tham gia cuộc chiến tranh giữ nước vĩ đại. Cuộc chiến tranh đó cũng là đề tài nhiề u tác phẩm viết về chiến tranh của ông [14; tr. 299]. NÔ-XỐP ÉP -GHÊ-NHI_nhà văn Nga Xô-viết. Sinh năm 1925 tại Cuốc -xcơ trong một gia đình công nhân. Tham gia cuộc chiến tranh giữ nước vĩ đại. Tốt nghiệp khóa đại học viết văn. Có tập truyện ngắn tiêu biểu viết về các sự kiện của những năm chiến tranh là “Rượu vang đỏ mừng Chiến thắng” (1971) [14; tr. 299]. PLA-TÔ-NỐP AN-ĐRÂY (1899-1951)_nhà văn Nga Xô-viết. Sinh tại Vô-rô-nhegiơ trong một gia đình thợ nguội. Vào làm việc tại một xí nghiệp sửa chữa đầu máy khi còn là thiếu nhi. Tham gia Hồng quân trong những năm nội chiến. Năm 1924 tốt nghiệp trường bách nghệ Vô-rô-nhe-giơ. Trong những năm Chiến tranh giữ nước vĩ đại là phóng viên đặc biệt của báo “Sao Đỏ” viết nhiều phóng sự, bút ký và truyện ngắn [14; tr. 300]. 19 XI-MÔ-NỐP CÔN-XTAN-CHIN (1915-1979)_nhà văn Nga Xô-viết. Sinh tại Lênin-grát. Đã tốt nghiệp Trường đại học viết văn mang tên A. M. Go -rơ-ki ở Mát-xcơ-va. Bắt đầu hoạt động văn học với tư cách là một nhà thơ, sau khi công bố những bài thơ đầu tiên năm 1934. Trong thời gian Chiến tranh giữ nước vĩ đại là phóng viên mặt trận của báo “Sao Đỏ”, đã vượt qua suốt chặng đường dài từ Mát -xcơ-va đến Béc-lin. Trong những năm chiến tranh đã viết một số tập thơ, vở kịch, truyện vừa và nhiều truyện ngắn [14; tr. 300]. XÔ-BÔ-LÉP LÊ-Ô-NHÍCH (1898-1971)_nhà văn và nhà chính luận Nga Xô-viết. Sinh tại Iếc -cút-xcơ. Các sáng tác của ông gắn liền với biển và hải quân Nga. Trong những năm chiến tranh giữ nước vĩ đại Lê-ô-nhích Xô-bô-lép lại trở về với hải quân với tư cách là một phóng viên mặt trận. Ở mặt trận đã xuất hiện nhiều truyện ngắn của ông viết về chủ nghĩa anh hùng của những con người Xô -viết [14; tr. 301]. SÔ-LÔ-KHỐP MI -KHA-IN (1905-1984)_nhà văn Nga Xô-viết, nhà kinh điển của văn học Xô-viết, viện sĩ, anh hùng lao động Xã hội chủ nghĩa. Tham gia nội chiến 1918 1920. Năm 1923 bắt đầu có truyện ngắn công bố trên các báo và tạp chí. Trong thời gian Chiến tranh giữ nước vĩ đại là phóng viên mặt trận, đã tham gia và chứng kiến nhiều trận đánh. Trong các truyện ngắn về chiến tranh và trong tiểu thuyết “Họ đã chiến đấu vì Tổ quốc” nhà văn đã kể về những ngày cực kỳ gian khổ trước cuộc xâm lược của Hít -le và ý chí kiên cường bất khuất trong tâm hồn con người Xô -viết [14; tr. 302]. Ngoài những nhà văn có mặt trực tiếp trê n chiến trường như đã nói ở trên, những tác giả còn lại, mặc dù không có mặt trên chiến trường nhưng với những công việc, những cương vị khác nhau, họ đều sử dụng ngòi bút của mình làm vũ khí chống lại kẻ thù, phê phán những con người, những hành vi phản b ội tổ quốc. Đồng thời, các nhà văn còn sử dụng những tác phẩm của mình làm nhiệm vụ giáo dục tư tưởng để nhân dân hướng về cách mạng, lên án tội ác kẻ thù và bước đầu chạm đến những vấn đề sâu hơn, rộng hơn về những gì cuộc chiến đã gây ra và để lại trên đ ất nước Nga, trên mỗi con người Nga. PHÊ-ĐIN CÔN-XTAN-CHIN (1892-1977)_nhà văn Nga Xô-viết. Sinh tại Xa-ratốp. Bắt đầu có bài đăng báo từ năm 1913. Tuyển tập đầu tiên “Mảnh đất bỏ không” xuất bản năm 1923. Trong những năm Chiến tranh giữ nước vĩ đại có nh iều truyện ngắn và truyện ký hay. Những năm sau chiến tranh viết cac tiểu thuyết “Những niềm vui đầu ti ên” 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng