Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tội phạm hóa các hành vi xâm phạm trật tự quản lý kinh tế trong lĩnh vực chứng k...

Tài liệu Tội phạm hóa các hành vi xâm phạm trật tự quản lý kinh tế trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán việt nam [tt]

.PDF
27
529
95

Mô tả:

1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Thị trường chứng khoán (TTCK) là thị trường tập trung các nguồn vốn cho đầu tư và phát triển kinh tế, do đó có tác động rất lớn đến môi trường đầu nói riêng và nền kinh tế nói chung. TTCK còn được gọi là phong vũ biểu của nền kinh tế và là một công cụ quan trọng giúp Chính phủ thực hiện chính sách kinh tế vĩ mô. Theo Chiến lược phát triển TTCK giai đoạn 2011-2020 thì TTCK nước ta sẽ hướng tới mục tiêu: tăng quy mô, độ sâu và tính thanh khoản của thị trường chứng khoán; phấn đấu đưa tổng giá trị vốn hóa thị trường cổ phiếu vào năm 2020 đạt khoảng 70% GDP; đưa thị trường trái phiếu trở thành một kênh huy động và phân bổ vốn quan trọng cho phát triển kinh tế; tăng tính hiệu quả cho thị trường trên cơ sở tái cấu trúc tổ chức TTCK, hiện đại hoá cơ sở hạ tầng, chuyên nghiệp hoá việc tổ chức và vận hành hạ tầng công nghệ thông tin, nâng cao sức cạnh tranh của các định chế trung gian thị trường, các tổ chức phụ trợ thị trường và của TTCK Việt Nam, tăng cường năng lực quản lý, giám sát, thanh tra, xử lý vi phạm, củng cố lòng tin của nhà đầu tư... 1 Nhằm đảm bảo thực thi pháp luật về chứng khoán (CK) và TTCK đồng thời bảo vệ quyền lợi của các chủ thể tham gia TTCK, pháp luật nước ta sử dụng nhiều biện pháp pháp lý trong đó có pháp luật hình sự để xử lý đối với những hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong hoạt động CK và TTCK. Với mục tiêu đã được đặt ra tại Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 2/6/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược Cải cách tư pháp đến năm 2020: “Hoàn thiện chính sách, pháp luật hình sự và dân sự phù hợp với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân;”, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự năm 1999 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2010) đã qui định 3 tội danh mới trong lĩnh vực CK và TTCK: Tội cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che dấu sự thật trong hoạt động chứng khoán (Điều 181a); Tội sử dụng thông tin nội bộ để mua bán chứng khoán ( Điều 181b); Tội thao túng giá chứng khoán (Điều 181c). Đây là lần đầu tiên tội phạm trong lĩnh vực CK và TTCK được quy định trong Bộ luật hình sự và nó là một bước tiến quan trọng trong việc hoàn thiện dần khung pháp lý chung đảm bảo cho TTCK hoạt động một cách minh bạch, hiệu quả. Ba tội phạm này cũng là ba hành vi phổ biến và gây thiệt hại nhiều nhất trên thực tế trong thời gian qua. Tuy nhiên, đây chỉ là giai đoạn đầu trong quá trình tội phạm hóa các hành vi xâm phạm TTQLKT trong lĩnh vực CK và TTCK đáp ứng yêu cầu cấp thiết nhất đòi hỏi xử lý bằng hình sự đối với các 1 Quyết định số 252/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 01 tháng 03 năm 2012 Phê duyệt Chiến lược phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020. 2 hành vi nguy hiểm đáng kể trong giai đoạn hiện nay ở nước ta. Cùng với sự phát triển ngày càng mở rộng về qui mô của TTCK nước ta nếu chỉ dừng lại ở việc quy định 3 tội danh để xử lý hình sự trong lĩnh vực CK và TTCK hiện nay ở nước ta là chưa đủ, vì nhiều loại hành vi xâm phạm TTQLKT trong lĩnh vực CK và TTCK ngày càng gia tăng về số lượng và cả về tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi. Bên cạnh đó, thực tiễn cũng cho thấy, hàng năm trên TTCK Việt Nam có hàng trăm trường hợp vi phạm pháp luật về chứng khoán bị phát hiện và xử lý nhưng vi phạm vẫn không giảm đang đe dọa sự ổn định và phát triển lành mạnh của TTCK còn non trẻ nước ta; một số hành vi xâm phạm TTQLKT trong lĩnh vực CK và TTCK trên thực tế mang tính nguy hiểm cao nhưng chỉ có thể bị xử lý hành chính chứ không thể xử lý hình sự do BLHS không qui định hành vi đó là tội phạm; một số tội xâm phạm TTQLKT trong lĩnh vực CK và TTCK được qui định trong BLHS có dấu hiệu chưa rõ ràng, chưa làm rõ ranh giới giữa các tội phạm về chứng khoán với nhau hoặc giữa tội phạm về chứng khoán với hành vi vi phạm pháp luật hành chính .v.v... Do đó, việc tiếp tục hoàn thiện hơn nữa các quy định trong pháp luật hình sự về tội phạm chứng khoán bằng cách tội phạm hoá một số hành vi xâm phạm TTQLKT trong lĩnh vực CK và TTCK nhằm bảo vệ một cách có hiệu quả TTCK còn non trẻ nước ta là một yêu cầu khách quan của thực tế và có ý nghĩa cả về mặt lý luận cũng như thực tiễn. Từ những lý do nêu trên nghiên cứu sinh chọn đề tài “Tội phạm hóa các hành vi xâm phạm trật tự quản lý kinh tế trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán Việt Nam” làm Luận án Tiến sỹ Luật học. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài Trong khoa học luật hình sự Việt Nam cũng như thế giới vấn đề tội phạm hóa hành vi xâm phạm TTQLKT trong lĩnh vực CK và TTCK đã được nhiều tác giả nghiên cứu dưới các góc độ và mức độ khác nhau: * Ở trong nƣớc: - Dưới góc độ nghiên cứu về lý luận tội phạm hóa chúng ta có thể kể đến bài báo, bài viết trong các sách chuyên khảo, luận án .v.v…, có thể kể đến một số tài liệu như: Sách chuyên khảo: “Tội phạm học, Luật hình sự và Luật Tố tụng hình sự Việt Nam” do TSKH Đào Trí Úc (Chủ biên)1 trong đó tác giả đã phân tích nội dung tội phạm hóa, hình sự hóa, phi tội phạm hóa và phi hình sự hóa- những biện pháp để thực hiện chính sách hình sự”; Sách chuyên khảo: “Những vấn đề lý luận của việc đổi mới pháp luật hình sự trong giai đoạn hiện 1 Đào Trí Úc (Chủ biên) (1995), Tội phạm học, Luật hình sự và Luật Tố tụng hình sự Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr.109-119 3 nay” do GS.TSKH Đào Trí Úc (Chủ biên)1 trong đó tác giả có nêu ra các căn cứ tội phạm hóa và phi tội phạm hóa, các hình thức tội phạm hóa và phi tội phạm hóa. Sách chuyên khảo “Chính sách hình sự trong thời kỳ đổi mới ở Việt Nam” do TS. Phạm Văn Lợi (chủ biên)2 trong đó tác giả đã nêu và phân tích một số căn cứ cơ bản của quá trình tội phạm hóa và phi tội phạm hóa. Sách “Từ điển Pháp luật Hình sự” của PGS.TS Nguyễn Ngọc Hòa và PGS.TS Lê Thị Sơn3 trong đó tác giả nêu ra khái niệm tội phạm hóa và các hình thức tội phạm hóa; Bài báo “Tội phạm hoá và phi tội phạm hoá, một số vấn đề lý luận và thực tiễn” của TSKH Lê Cảm4, trong đó tác giả đã chỉ ra các quan điểm khác nhau trong khoa học luật hình sự về khái niệm tội phạm hóa, phân tích bản chất xã hội – pháp lý của quá trình tội phạm hóa và phi tội phạm hóa, các yếu tố và những căn cứ quá trình tội phạm hóa và quá trình phi tội phạm hóa; Luận án Tiến sĩ Luật học “Tội phạm hóa, phi tội phạm hóa; hình sự hóa, phi hình sự hóa những hành vi xâm phạm trật tự quản lý kinh tế tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay” của tác giả Nguyễn Thị Thu Hương5 trong đó tác giả đã phân tích lý luận cơ bản về tội phạm hóa, phi tội phạm hóa; hình sự hóa, phi hình sự hóa hành vi xâm phạm trật tự quản lý kinh tế. .v.v… Trong các nghiên cứu này, các tác giả đã làm rõ một số vấn đề của tội phạm hóa như: khái niệm tội phạm hóa, các căn cứ tội phạm hóa. Tuy nhiên, các tác giả chỉ dừng lại ở mức nêu các căn cứ tội phạm hóa hoặc phân tích nội dung một số các căn cứ tội phạm hóa cho các tội phạm nói chung chứ không làm rõ các căn cứ tội phạm hóa mang tính cụ thể đối với hành vi xâm phạm TTQLKT trong lĩnh vực CK và TTCK Việt Nam. Tham khảo các quan điểm của các tác giả về tội phạm hóa, giúp cho luận án có thể vận dụng để nghiên cứu sâu và cụ thể hóa về mặt lý luận vấn đề tội phạm hóa hành vi xâm phạm TTQLKT trong lĩnh vực CK và TTCK. - Dưới góc độ nghiên cứu về các tội phạm về chứng khoán trong luật hình sự Việt Nam hiện nay có các tài liệu sau: Sách “Tội phạm tài chính trong hội Đào Trí Úc (Chủ biên) (1994), Những vấn đề lý luận của việc đổi mới pháp luật hình sự trong giai đoạn hiện nay, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, tr.47-51 2 Phạm Văn Lợi (chủ biên) (2007), Chính sách hình sự trong thời kỳ đổi mới ở Việt Nam, Nxb Tư pháp, Hà Nội, tr. 39-46 3 Nguyễn Ngọc Hòa và Lê Thị Sơn (2006), Từ điển Pháp luật Hình sự, Nxb Tư pháp, Hà Nội, tr.259-26 4 Lê Cảm (2000), Tội phạm hóa và phi tội phạm hóa: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Tạp chí TAND số 5/2000. 5 Nguyễn Thị Thu Hương (2012), Tội phạm hóa, phi tội phạm hóa; hình sự hóa, phi hình sự hóa những hành vi xâm phạm trật tự quản lý kinh tế tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, Luận án Tiến sĩ Luật học, Trường Đại học Luật TP.Hồ Chí Minh, TP. Hồ Chí Minh, tr.13-54 1 4 nhập” của TS.Hà Hoàng Hợp và Phạm Bá Khiêm1; Bài báo “Một số ý kiến về sửa đổi, bổ sung Bộ luật hình sự 1999 liên quan đến tội phạm chứng khoán” của tác giả Hoàng Thị Quỳnh Chi2; Bài báo“Cần hướng dẫn áp dụng thống nhất quy định tại Điều 181a, 181b, 181c Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự năm 1999” của tác giả Đỗ Thúy Vân3; Bài báo “Về các tội phạm chứng khoán trong Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự năm 1999” của tác giả Dương Tuyết Miên [33, tr. 18 – 23] v.v.. Ngoài ra, liên quan đến các tội phạm về chứng khoán với các dấu hiệu pháp lý của các tội này còn được viết trong các giáo trình luật hình sự của các trường Đại học Luật Hà Nội, Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội .v.v.. Trong các công trình nghiên cứu nêu trên, các tác giả chủ yếu tập trung làm rõ các dấu hiệu pháp lý của các tội phạm về chứng khoán được qui định trong Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLHS năm 1999, chỉ ra một số hạn chế, bất cập về các tội này và trong một số tài liệu có nêu đề xuất tội phạm hóa một số hành vi xâm phạm TTQLKT trong lĩnh vực CK và TTCK nhưng chỉ dừng lại ở mức nêu lên mà không phân tích rõ về mặt lý luận cũng như thực tiễn của đề xuất. Các nghiên cứu này, giúp cho luận án làm rõ thêm thực trạng qui định của BLHS về các tội xâm phạm TTQLKT trong lĩnh vực CK và TTCK *Ở nƣớc ngoài: - Ở nước ngoài cũng đã có một số công trình chuyên khảo liên quan đến vấn đề tội phạm hóa các hành vi xâm phạm TTQLKT trong lĩnh vực CK và TTCK ở các góc độ khác nhau: nghiên cứu về lý luận tội phạm hóa có thể kể đến các sách có liên quan đến vấn đề như: “Уголовная политика и ее реализация органами внутренних дел” của tác giả Беляев Н.А 4 hoặc trong các giáo trình luật hình sự như: “Уголовное право” của tác giả Л. Д. Гаухмана5, “Уголовное право российской федерации - Общая часть” của tác giả Р.Р.Галиакбарова, v.v..; nghiên cứu về tội phạm hóa trong lĩnh vực chứng khoán có thể kể đến các sách như: “Outline on "criminalization" of the securities laws” của Lee S. Richards6, “Criminalization of the federal 1 2 3 4 5 6 Hà Hoàng Hợp và Phạm Bá Khiêm (2005), Tội phạm tài chính trong hội nhập, Nxb Thống kê, Hà Nội, tr.52-53 Hoàng Thị Quỳnh Chi, Một số ý kiến về sửa đổi, bổ sung Bộ luật hình sự 1999 liên quan đến tội phạm chứng khoán, Tạp chí toà án nhân dân, kỳ II, số 8 tháng 4/2009, tr.9-15 Đỗ Thúy Vân (2010), Cần hướng dẫn áp dụng thống nhất qui định tại Điều 181a, 181b, 181c Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự năm 1999, Tạp chí Kiểm sát số 04 (tháng 2/2010), tr. 25 – 28 Беляев Н. А (1986), Уголовная политика и ее реализация органами внутренних дел, Издательство Ленинградского университета. Л. Д. Гаухмана (1999), Уголовное право учебник, Юриспруденция, Москва Lee S. Richards (1994), Outline on "criminalization" of the securities laws, Published 1994 by American Bar Association. 5 securities laws” của Committee on Criminal Laws and Litigation Section1 .v.v…; còn nghiên cứu về tội phạm về chứng khoán có các sách như: “Securities Crimes (Securities Law Series)” của Marvin G. Pickholz2, “Преступления на рынке ценных бумаг” của Русанов Г.А3 v.v.. Trong các công trình nghiên cứu ở nước ngoài này, các tác giả chủ yếu nghiên cứu về lý luận về tội phạm hóa nói chung, tội phạm về chứng khoán dựa trên thực tiễn của các nước ngoài, phục vụ cho các vấn đề đang đặt ra ở nước mà các tác giả nghiên cứu. Do vậy, không có tác giả nào nghiên cứu vấn đề mang tính cụ thể và giới hạn trong lãnh thổ Việt Nam là vấn đề “tội phạm hóa các hành vi xâm phạm TTQLKT trong lĩnh vực CK và TTCK Việt Nam” Tóm lại, những tài liệu khoa học trong và ngoài nước đã được công bố nêu trên có ý nghĩa quan trọng giúp tác giả có thêm nhiều thông tin quan trọng phục vụ cho việc nghiên cứu luận án, nhưng các tài liệu kể trên không nghiên cứu riêng, toàn diện và có hệ thống về vấn đề tội phạm hóa các hành vi xâm phạm TTQLKT trong lĩnh vực CK và TTCK Việt Nam. Mặc dù vậy, những tài liệu liệt kê ở trên là nguồn tài liệu tham khảo rất cần thiết để thực hiện luận án này. Có thể nói cho đến nay, nghiên cứu sinh chưa thấy có công khoa học nào trong chuyên ngành hình sự nghiên cứu một cách có hệ thống, đầy đủ, toàn diện về vấn đề tội phạm hóa các hành vi xâm phạm TTQLKT trong lĩnh vực CK và TTCK Việt Nam nhất là từ khi Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLHS năm 1999 có hiệu lực thi hành. Bởi vậy, việc lựa chọn đề tài “Tội phạm hóa các hành vi xâm phạm trật tự quản lý kinh tế trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán Việt Nam” để làm Luận án Tiến sỹ Luật học là không trùng lặp với các công trình khoa học đã được công bố. 3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu của luận án * Mục đích nghiên cứu: - Trên cơ sở nghiên cứu một cách có hệ thống lý luận về tội phạm hóa các hành vi xâm phạm TTQLKT trong lĩnh vực CK và TTCK, kết hợp với phân tích thực trạng tội phạm hóa hành vi xâm phạm TTQLKT trong lĩnh vực CK và TTCK, Luận án rút ra các kết luận khoa học làm cơ sở lý luận và thực tiễn cho các đề xuất hoàn thiện qui định của pháp luật hình sự Việt Nam bằng cách tội phạm hóa các hành vi xâm phạm TTQLKT trong lĩnh vực CK và TTCK Việt Nam. * Nhiệm vụ nghiên cứu: Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, Luận án có nhiệm vụ giải quyết những vấn đề sau đây: 1 Committee on Criminal Laws and Litigation Section (1996), Criminalization of the federal securities laws, Published 1996 by American Bar Association. 2 Marvin G. Pickholz (1993), Securities Crimes (Securities Law Series), Publisher: Clark Boardman Callaghan (June 1993) 3 Русанов Г.А (2011), Преступления на рынке ценных бумаг, Издательство: Юркомпани. 6 - Làm rõ một số vấn đề lý luận về tội phạm hóa các hành vi xâm phạm TTQLKT trong lĩnh vực CK và TTCK như: một số khái niệm cơ bản về CK và TTCK, hành vi xâm phạm TTQLKT trong lĩnh vực CK và TTCK, khái niệm, các hình thức, các căn cứ tội phạm hóa các hành vi xâm phạm TTQLKT trong lĩnh vực CK và TTCK. - Nghiên cứu thực trạng tội phạm hóa các hành vi xâm phạm TTQLKT trong lĩnh vực CK và TTCK Việt Nam thời gian qua với các nội dung: thực trạng về các hành vi vi phạm, về các qui định của Bộ luật hình sự, về thực trạng xử lý hình sự đối với các hành vi xâm phạm TTQLKT trong lĩnh vực CK và TTCK; qua đó chỉ ra các vướng mắc, bất cập về tội phạm hóa các hành vi xâm phạm TTQLKT trong lĩnh vực CK và TTCK trong thời gian qua. - Đưa các dự báo, cơ sở, yêu cầu tội phạm hóa hành vi xâm TTQLKT trong lĩnh vực CK và TTCK trong thời gian tới và các kiến nghị nhằm hoàn thiện qui định của pháp luật hình sự Việt Nam bằng cách tội phạm hóa các hành vi xâm phạm TTQLKT trong lĩnh vực CK và TTCK. * Phạm vi nghiên cứu: Luận án chỉ nghiên cứu vấn đề trực tiếp liên quan đến tội phạm hóa các hành vi xâm phạm TTQLKT trong lĩnh vực CK và TTCK Việt Nam; không nghiên cứu về hình sự hóa, phi hình sự hóa các hành vi xâm phạm TTQLKT trong lĩnh vực CK và TTCK, cũng không nghiên cứu tội phạm hóa các hành vi có liên quan đến CK và TTCK nhưng không xâm phạm TTQLKT - Về thời gian nghiên cứu: luận án chỉ khảo sát việc xử lý các hành vi xâm phạm TTQLKT trong lĩnh vực CK và TTTCK Việt Nam từ năm 2007 đến năm 2012. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Luận án được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận là phép biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mác- Lênin, dựa trên các quan điểm Đảng và Nhà nước ta về nhà nước và pháp luật. Ngoài ra, Luận án còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể nhằm giải quyết các mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của Luận án, đó là: - Phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp được sử dụng để làm rõ những vấn đề lý luận chung về tội phạm hóa hành vi xâm phạm TTQLKT trong lĩnh vực CK và TTCK, thực trạng qui định của BLHS về các tội xâm phạm TTQLKT trong lĩnh vực CK và TTCK, các kiến nghị của Luận án … - Phương pháp lịch sử được sử dụng được sử dụng để làm rõ sự phát triển của các quy định của pháp luật đối với các loại hành vi xâm phạm TTQLKT trong lĩnh vực CK và TTCK, dự báo các loại hành vi xâm phạm TTQLKT trong lĩnh vực CK và TTCK … làm cơ sở cho các đề xuất của Luận án. - Phương pháp so sánh được sử dụng để tìm hiểu điểm tương đồng và khác biệt giữa các qui định về các tội xâm phạm TTQLKT trong lĩnh vực CK và TTCK được qui định trong BLHS Việt Nam với các qui định về hành vi vi 7 phạm pháp luật hành chính trong lĩnh vực CK và TTCK và với các qui định tội phạm về chứng khoán trong luật hình sự một số nước trên thế giới, từ đó chỉ ra các hạn chế, bất cập của các tội phạm về chứng khoán được qui định trong BLHS hiện hành, làm cơ sở cho các đề xuất tội phạm hóa của Luận án. - Phương pháp thống kê được sử dụng để thống kê các quyết định xử phạt hành chính đối với các hành vi vi phạm TTQLKT trong lĩnh vực CK và TTCK từ năm 2007 đến năm 2012 được công bố trên trang web của Ủy ban chứng khoán nhà nước (http://www.ssc.gov.vn) nhằm làm rõ cơ sở thực tế của tội phạm hóa của các loại hành vi xâm phạm TTQLKT trong lĩnh vực CK và TTCK. 5. Những đóng góp mới của luận án - Trên cơ sở nhận thức về khái niệm, các hình thức và các căn cứ tội phạm hóa nói chung trong khoa học pháp lý hình sự ở trong và ngoài nước, Luận án đã vận dụng các kiến thức trên để cụ thể hóa việc tội phạm hóa đối với hành vi xâm phạm TTQLKT trong lĩnh vực CK và TTCK. - Luận án đã nghiên cứu thực trạng tội phạm hóa các hành vi xâm phạm TTQLKT trong lĩnh vực CK và TTCK Việt Nam thời gian qua với các nội dung: thực trạng về các hành vi vi phạm, về các qui định của Bộ luật hình sự, về thực trạng xử lý hình sự đối với các hành vi xâm phạm TTQLKT trong lĩnh vực CK và TTCK; qua đó chỉ ra các vướng mắc, bất cập về tội phạm hóa các hành vi xâm phạm TTQLKT trong lĩnh vực CK và TTCK trong thời gian qua. - Luận án đã đưa ra dự báo, cơ sở và yêu cầu tội phạm hóa hành vi xâm phạm TTQLKT trong lĩnh vực CK và TTCK trong thời gian tới, kiến nghị tội phạm hóa một số hành vi xâm phạm TTQLKT trong lĩnh vực CK và TTCK nhằm hoàn thiện pháp các qui định của Bộ luật hình sự, qua đó góp phần bảo vệ có hiệu quả hơn TTCK Việt Nam, tạo điều kiện thúc đẩy TTCK Việt Nam phát triển nhanh, ổn định, là kênh huy động vốn quan trọng cho nền kinh tế quốc dân. 6. Ý nghĩa khoa học và thực thực tiễn của luận án - Luận án góp phần làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề tội phạm hóa các hành vi xâm phạm TTQLKT trong lĩnh vực CK và TTCK Việt Nam và các kiến nghị nhằm tội phạm hóa một số hành vi xâm phạm và qui định chúng vào trong Bộ luật hình sự. - Các kết quả nghiên cứu của luận án về lý luận cũng như thực tiễn là cơ sở giúp cho cơ quan xây dựng luật hoàn thiện hơn nữa các qui định của Bộ luật hình sự về các tội xâm phạm TTQLKT trong lĩnh vực CK và TTCK, qua đó góp phần bảo vệ có hiệu quả hơn TTCK Việt Nam trên thực tế. - Những kết quả nghiên cứu mà luận án đạt được có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho cơ quan xây dựng pháp luật, cũng như công tác nghiên cứu, giảng dạy và đào tạo về pháp luật hình sự. 7. Kết cấu của luận án 8 Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục công trình đã công bố của tác giả có liên quan đến luận án, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục; luận án được kết cấu gồm 3 chương: - Chƣơng 1: Một số vấn đề lý luận về tội phạm hóa hành vi xâm phạm trật tự quản lý kinh tế trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán. - Chƣơng 2: Thực trạng tội phạm hóa các hành vi xâm phạm trật tự quản lý kinh tế trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán Việt Nam. - Chƣơng 3: Một số giải pháp góp phần tội phạm hóa các hành vi xâm phạm trật tự quản lý kinh tế trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán. CHƢƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TỘI PHẠM HÓA HÀNH VI XÂM PHẠM TRẬT TỰ QUẢN LÝ KINH TẾ TRONG LĨNH VỰC CHỨNG KHOÁN VÀ THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN 1. 1. Một số khái niệm cơ bản về chứng khoán và thị trƣờng chứng khoán. 1.1.1. Chứng khoán. Chứng khoán là bằng chứng xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với tài sản hoặc phần vốn của tổ chức phát hành. 1.1.2. Thị trƣờng chứng khoán. Thị trường chứng khoán là nơi diễn ra các hoạt động giao dịch, mua bán các loại CK trung và dài hạn. 1.1.2.1. Đặc điểm của thị trƣờng chứng khoán: - Xét về mặt hình thức, TTCK chỉ là nơi diễn ra các hoạt động trao đổi mua bán, chuyển nhượng các loại CK, qua đó thay đổi các chủ thể hay chủ sở hữu nắm giữ CK; còn xét về thực chất đây chính là quá trình vận động tư bản ở hình thái tiền tệ, tức là quá trình chuyển từ tư bản sở hữu sang tư bản kinh doanh. 1 - TTCK là định chế tài chính trực tiếp, qua đó cả chủ thể cung và cầu vốn đều tham gia vào thị trường một cách trực tiếp. Nghiên cứu đặc điểm của TTCK giúp chúng ta có thể xác định những hành vi xâm phạm TTQLKT trong lĩnh vực CK và TTCK có thể xảy ra. 1.1.2.2. Chức năng của thị trƣờng chứng khoán Các chức năng cụ thể của TTCK được thể hiện qua các mặt dưới đây: - Thứ nhất, thị trường chứng khoán là nơi huy động vốn đầu tư cho nền kinh tế. - Thứ hai, thị trường chứng khoán là công cụ điều hòa vốn đầu tư - Thứ ba, thị trường chứng khoán là công cụ tạo tính thanh khoản cho các khoản tiết kiệm phục vụ đầu tư dài hạn, tạo điều kiện cho doanh nghiệp sử dụng vốn linh hoạt, có hiệu quả hơn. 1 GS.TS Nguyễn Thị Cành, TS Trần Viết Hoàng (2007), Thị trường chứng khoán: Cấu trúc và cơ chế hoạt động, Nxb Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, tr.23 9 - Thứ tư, thị trường chứng khoán có thể coi là công cụ đo lường giá trị của doanh nghiệp cũng như đánh giá hoạt động của doanh nghiệp. - Thứ năm, thị trường chứng khoán tạo điều kiện giúp chính phủ thực hiện các chính sách kinh tế vĩ mô. Nghiên cứu chức năng của TTCK có ý nghĩa quan trọng bởi vì nó là một trong những căn cứ xác định tính nguy hiểm cho xã hội của các hành vi xâm phạm TTQLKT trong lĩnh vực CK và TTCK, làm cơ sở để xem xét tội phạm hóa các hành vi này. 1.2. Hành vi xâm phạm trật tự quản lý kinh tế trong lĩnh vực chứng khoán và thị trƣờng chứng khoán Việt Nam 1.2.1. Khái niệm hành vi xâm phạm TTQLKT trong lĩnh vực CK và TTCK Hành vi xâm phạm TTQLKT trong lĩnh vực CK và TTCK được hiểu là hành vi vi nguy hiểm cho xã hội, có lỗi, xâm phạm các quan hệ xã hội thể hiện trật tự quản lý kinh tế của Nhà nước trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán qua việc vi phạm qui định của Nhà nước trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán. 1.2.2. Các loại hành vi xâm phạm trật tự QLKT trong lĩnh vực CK và TTCK Việt Nam Trên cơ sở khảo sát các hoạt động CK và TTCK đã nêu trên kết hợp với các qui định của Luật chứng khoán và các văn bản hướng dẫn thi hành, chúng tôi chia các hành vi xâm phạm TTQLKT trong lĩnh vực CK và TTCK ở nước ta hiện nay thành 27 loại hành vi vi phạm sau: 1)Hành vi vi phạm qui định về hoạt động chào bán CK ra công chúng. 2)Hành vi vi phạm qui định về công ty đại chúng. 3)Hành vi vi phạm quy định về niêm yết CK tại Sở Giao dịch chứng khoán. 4)Hành vi vi phạm quy định về tổ chức thị trường giao dịch CK. 5)Hành vi vi phạm quy định về quản lý niêm yết của Sở giao dịch chứng khoán. 6) Hành vi vi phạm quy định về quản lý thành viên của Sở giao dịch chứng khoán. 7)Hành vi vi phạm quy định về giao dịch, giám sát và công bố thông tin của Sở giao dịch chứng khoán. 8)Hành vi vi phạm quy định về đăng ký giao dịch CK. 9)Hành vi vi phạm quy định về Giấy phép thành lập và hoạt động. 10)Hành vi vi phạm quy định về hoạt động của công ty CK. 11)Hành vi vi phạm quy định về hoạt động của công ty quản lý quỹ. 12)Hành vi vi phạm quy định về văn phòng đại diện của tổ chức kinh doanh CK 13)Hành vi vi phạm quy định về thành lập quỹ thành viên. 14)Hành vi vi phạm quy định về hành nghề CK. 15)Hành vi vi phạm quy định về giao dịch của cổ đông sáng lập, cổ đông nội bộ, cổ đông lớn, người được ủy quyền công bố thông tin, giao dịch chứng chỉ quỹ của các đối tượng có liên quan. 16)Hành vi vi phạm quy định về giao dịch, nắm giữ cổ phiếu của nhà đầu tư. 17)Hành vi gian lận trong giao dịch CK. 18)Hành vi vi phạm quy định về giao dịch nội bộ trong giao dịch CK. 19)Hành vi thao túng giá CK. 20)Hành vi vi phạm quy định về chào mua công khai. 10 21)Hành vi vi phạm các quy định về mua lại cổ phiếu, bán cổ phiếu quỹ. 22)Hành vi vi phạm quy định về đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán CK. 23)Hành vi vi phạm quy định về trách nhiệm của ngân hàng giám sát, ngân hàng lưu ký. 24)Hành vi vi phạm quy định về công bố thông tin. 25)Hành vi vi phạm quy định về báo cáo. 26)Hành vi vi phạm quy định về kiểm toán tổ chức phát hành, tổ chức niêm yết và tổ chức kinh doanh CK. 27)Hành vi cản trở việc thanh tra, kiểm tra. Việc xác định các loại hành vi xâm phạm TTQLKT trong lĩnh vực CK và TTCK nêu trên có ý nghĩa quan trọng là chỉ ra các hành vi cần nghiên cứu để tội phạm hóa chúng trong toàn bộ Luận án. 1.3 Khái niệm tội phạm hóa các hành vi xâm phạm trật tự quản lý kinh tế trong lĩnh vực chứng khoán và thị trƣờng chứng khoán. 1.3.1 Khái niệm Tội phạm hóa các hành vi xâm phạm trật tự quản lý trong lĩnh vực chứng khóa và TTCK được hiểu là “ghi nhận về mặt lập pháp trong luật hình sự một hành vi xâm phạm trật tự quản lý kinh tế trong lĩnh vực CK và TTCK nào đó là tội phạm, tức là xác định sự cần thiết phải trừng trị bằng các biện pháp hình sự”. 1.3.2. Các dạng (hình thức) tội phạm hóa các hành vi xâm phạm trật tự quản lý kinh tế trong lĩnh vực chứng khoán và thị trƣờng chứng khoán. Tội phạm hóa các hành vi xâm phạm trật tự quản lý kinh tế trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán có thể thông qua 3 hình thức: 1/ Qui định tội danh mới; 2/ Qui định lại một loại hành vi đã được qui định là tội phạm; 3/ Đối với những tội phạm về chứng khoán mà qui phạm có phần qui định là qui định viện dẫn, việc tội phạm hóa có thể do sự thay đổi nội dung của qui phạm pháp luật được viện dẫn. 1.4. Các căn cứ tội phạm hóa các hành vi xâm phạm trật tự quản lý kinh tế trong lĩnh vực chứng khoán và thị trƣờng chứng khoán. Trên cơ sở làm rõ lý luận về các căn cứ tội phạm hóa, kết hợp với các quan điểm của các nhà khoa học luật hình sự về các căn cứ tội phạm hóa, chúng tôi cho rằng quá trình tội phạm hóa một hành vi xâm phạm TTQLKT trong lĩnh vực CK và TTCK nào đó thành tội phạm cần phải đảm bảo các căn cứ cơ bản sau: 1.4.1. Hành vi bị tội phạm hóa phải có tính nguy hiểm đáng kể cho xã hội; Điều 8 BLHS qui định : “Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được qui định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý,….” vì vậy tính nguy hiểm cho xã hội là một thuộc tính cơ bản của tội phạm, là căn cứ để phân biệt tội phạm với các hành vi không phải là tội phạm. Do đó, tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi là một trong những căn cứ quan trọng để tiến hành tội phạm hoá một hành vi xâm phạm TTQLKT trong lĩnh vực CK và TTCK nào đó. 11 1.4.2. Mức độ phổ biến và ổn định của hành vi Hành vi phổ biến là hành vi xảy ra ở nhiều nơi và nhiều lần trong khoảng thời gian nhất định. Hành vi được cân nhắc để tội phạm hóa phải là hành vi có tính tương đối phổ biến, bởi vì như C.Mác đã viết: “Quan điểm của người làm luật là quan điểm tất yếu. Tính tất yếu đó đòi hỏi phải có sự xác định về số lượng”1. Do vậy, đây là một căn cứ quan trọng trong việc tội phạm hóa một hành vi xâm phạm TTQLKT trong lĩnh vực CK và TTCK nào đó nguy hiểm cho xã hội nhất định. 1.4.3. Khả năng chứng minh về mặt tố tụng của hành vi Một người bị coi là phạm tội khi bằng các trình tự thủ tục nhất định được quy định trong pháp luật tố tụng chứng minh được hành vi của người đó là đầy đủ các dấu hiệu cấu thành tội phạm quy định trong pháp luật hình sự. Và chỉ những chứng cứ được thu thập theo trình tự của pháp luật tố tụng hình sự mới được công nhận và xem là chứng cứ chứng minh tội phạm. 1.4.4. Phù hợp với các nguyên tắc của luật hình sự. Các nguyên tắc của luật hình sự như: pháp chế XHCN, dân chủ XHCN, nhân đạo XHCN, kết hợp hài hòa lợi ích quốc gia và lợi ích quốc tế ... là cơ sở cho quá trình tội phạm hóa, đảm bảo cho quá trình này không bị chệch hướng, phù hợp với thực tế và có tính hiệu quả cao. 1.4.5. Đảm bảo tính hệ thống, đồng bộ của pháp luật. Để có thể tội phạm hóa các hành vi xâm phạm TTQLKT trong lĩnh vực CK và TTCK một cách có hiệu quả các đòi hỏi phải loại bỏ những mâu thuẫn, trùng lặp hay chồng chéo giữa các tội phạm về chứng khoán với các qui phạm pháp luật hình sự khác và với các qui phạm pháp luật thuộc các ngành luật khác. 1.4.6. Phù hợp với các điều kiện kinh tế, xã hội Quá trình tội phạm hoá hành vi xâm phạm TTQLKT trong lĩnh vực CK và TTCK mà kết quả của nó là xây dựng nên các quy phạm pháp luật hình sự (tội phạm về chứng khoán) cần phải phù hợp với các điều kiện kinh tế, xã hội của nước ta. Đây là sự phù hợp giữa kiến trúc thượng tầng (pháp luật) và cơ sở hạ tầng (các điều kiện kinh tế, xã hội) theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử. 1.4.7. Phù hợp với ý thức pháp luật và truyền thống đạo đức của nhân dân. Việc tội phạm hóa hành vi xâm phạm TTQLKT trong lĩnh vực CK và TTCK nào đó cần phải phù hợp với mức độ nhận thức pháp luật của đa số chủ thể tham gia đầu tư CK và hoạt động trên TTCK Việt Nam hoặc các chủ thể khác có liên quan đến hoạt động CK và TTCK. Trong quá trình tội phạm hoá hành vi xâm phạm TTQLKT trong lĩnh vực CK và TTCK, do sự tác động của các yếu tố khách quan thì những hành vi bị tội phạm hoá phải là những hành vi mà mức độ lên án về mặt đạo đức lớn hơn 1 C.Mác và Ph.Ăngghen (1971), Tuyển tập, tập 1, Nxb Sự thật, Hà Nội, tr.125 12 cả và bị sự phản ứng của dư luận xã hội gay gắt hơn cả, đây được xem là một căn cứ cụ thể khi xem xét một hành vi để tội phạm hoá. CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG TỘI PHẠM HÓA CÁC HÀNH VI XÂM PHẠM TRẬT TỰ QUẢN LÝ KINH TẾ TRONG LĨNH VỰC CHỨNG KHOÁN VÀ THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM 2.1. Thực trạng các hành vi vi phạm trật tự quản lý kinh tế trong lĩnh vực chứng khoán và thị trƣờng chứng khoán Trên cơ sở phân tích 971 quyết định xử phạt hành chính được công bố trên trang web của Ủy ban chứng khoán nhà nước (http://www.ssc.gov.vn) với 1234 hành vi vi phạm TTQLKT trong lĩnh vực CK và TTCK từ năm 2007 đến năm 2012 và 1 hành vi bị xử lý hình sự trong giai đoạn này, chúng ta có thể rút ra một số kết luận về thực trạng hành vi vi phạm TTQLKT trong lĩnh vực CK và TTCK như sau: - Thứ nhất, các hành vi vi phạm TTQLKT trong lĩnh vực CK và TTCK hầu hết là vi phạm pháp luật hành chính và chỉ có duy nhất 1 trường hợp là tội phạm về chứng khoán và bị xử lý hình sự - Thứ hai, dựa vào mức độ phổ biến của hành vi vi phạm, các hành vi vi phạm TTQLKT trong lĩnh vực CK và TTCK có thể phân chia thành 3 nhóm sau: * Các loại hành vi chưa bị phát hiện và xử lý (hành chính và hình sự) từ năm 2007 đến năm 2012; * Các hành vi vi phạm không có tính phổ biến; * Các hành vi vi phạm có tính phổ biến. - Thứ ba, một số hành vi vi phạm TTQLKT trong lĩnh vực CK và TTCK có tính nguy hiểm cao do đó cần lưu ý khi xem xét tội phạm hóa Kết quả nghiên cứu về thực trạng hành vi vi phạm TTQLKT trong lĩnh vực CK và TTCK cho thấy có nhiều loại hành vi vi phạm có tính nguy hiểm cao đối với xã hội và có tính phổ biến nhưng chỉ có thể bị xử lý hành chính chứ không thể xử lý hình sự do BLHS không qui định hành vi đó là tội phạm. Điều này cũng cho thấy hành vi xâm phạm TTQLKT trong lĩnh vực CK và TTCK được tội phạm hóa trong thời gian vừa qua về phạm vi (số loại hành vi bị tội phạm hóa) còn thấp chưa đáp ứng yêu cầu đấu tranh chống và phòng ngừa loại hành vi này. Do đó, cần tiếp tục tội phạm hóa các hành vi này và qui định vào trong BLHS là một yêu cầu tất yếu của thực tiễn. 2.2. Thực trạng qui định của Bộ luật hình sự về các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế trong lĩnh vực chứng khoán và thị trƣờng chứng khoán 2.2.1. Tội cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu sự thật trong hoạt động chứng khoán (Điều 181a) 13 Người nào cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu sự thật liên quan đến việc chào bán, niêm yết, giao dịch, hoạt động kinh doanh chứng khoán, tổ chức thị trường, đăng ký, lưu ký, bù trừ hoặc thanh toán chứng khoán gây hậu quả nghiêm trọng, thì …. * Khách thể của tội phạm Tội phạm xâm phạm chế độ quản lý kinh tế nhà nước trong lĩnh vực CK và TTCK. * Mặt khách quan của tội phạm: - Hành vi khách quan của tội phạm bao gồm hai dạng hành vi sau: + Cố ý công bố thông tin sai lệch liên quan đến việc chào bán, niêm yết, giao dịch, hoạt động kinh doanh CK, tổ chức thị trường, đăng ký, lưu ký, bù trừ hoặc thanh toán CK. + Che giấu sự thật liên quan đến việc chào bán, niêm yết, giao dịch, hoạt động kinh doanh CK, tổ chức thị trường, đăng ký, lưu ký, bù trừ hoặc thanh toán CK. * Mặt chủ quan của tội phạm: Tội phạm được thực hiện với lỗi cố ý. * Chủ thể của tội phạm: Chủ thể của tội cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu sự thật trong hoạt động chứng khoán là chủ thể đặc biệt. Ngoài các điều kiện của chủ thể chung, chủ thể của tội này phải là người đại diện theo pháp luật của công ty hoặc người được uỷ quyền công bố thông tin. 2.2.2. Tội sử dụng thông tin nội bộ để mua bán chứng khoán (Điều 181b) Người nào biết được thông tin liên quan đến công ty đại chúng hoặc quỹ đại chúng chưa được công bố mà nếu được công bố có thể ảnh hưởng lớn đến giá chứng khoán của công ty đại chúng hoặc quỹ đại chúng đó mà sử dụng thông tin này để mua bán chứng khoán hoặc tiết lộ, cung cấp thông tin này hoặc tư vấn cho người khác mua bán chứng khoán trên cơ sở thông tin đó thu lợi bất chính lớn, thì bị … * Khách thể của tội phạm: Tội phạm xâm phạm chế độ quản lý nhà nước trong lĩnh vực CK và TTCK. * Mặt khách quan của tội phạm - Hành vi khách quan của tội phạm bao gồm ba dạng hành vi sau: + Sử dụng thông tin mà mình biết liên quan đến công ty đại chúng hoặc quỹ đại chúng chưa được công bố mà nếu được công bố có thể ảnh hưởng lớn đến giá CK của công ty đại chúng hoặc quỹ đại chúng để mua bán CK thu lợi bất chính lớn + Tiết lộ, cung cấp thông tin mà mình biết liên quan đến công ty đại chúng hoặc quỹ đại chúng chưa được công bố mà nếu được công bố có thể ảnh hưởng lớn đến giá CK của công ty đại chúng hoặc quỹ đại chúng cho người khác mua bán CK trên cơ sở thông tin đó thu lợi bất chính lớn 14 + Tư vấn cho người khác mua bán CK trên cơ sở thông tin mà mình biết liên quan đến công ty đại chúng hoặc quỹ đại chúng chưa được công bố mà nếu được công bố có thể ảnh hưởng lớn đến giá CK của công ty đại chúng hoặc quỹ đại chúng thu lợi bất chính lớn * Mặt chủ quan của tội phạm: Lỗi của người phạm tội là cố ý trực tiếp. * Chủ thể của tội phạm: Chủ thể của tội này là người có năng lực trách nhiệm hình sự, đạt độ tuổi luật định và biết được thông tin nội bộ. 2.2.3. Tội thao túng giá chứng khoán (Điều 181c) Người nào thực hiện một trong các hành vi thao túng giá chứng khoán sau đây gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt tiền từ một trăm triệu đồng đến năm trăm triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm: a) Thông đồng để thực hiện việc mua bán chứng khoán nhằm tạo ra cung cầu giả tạo; b) Giao dịch chứng khoán bằng hình thức cấu kết, lôi kéo người khác liên tục mua bán. * Khách thể của tội phạm: Tội thao túng giá chứng khoán xâm phạm chế độ quản lý nhà nước trong lĩnh vực CK và TTCK. Ngoài ra tội phạm này còn xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức niêm yết và người đầu tư CK. * Mặt khách quan của tội phạm: - Hành vi khách quan của tội danh này là hành vi thao túng giá CK. Hành vi này có thể thể hiện dưới các hình thức sau: + Thông đồng trong giao dịch CK nhằm tạo ra cung, cầu giả tạo; + Giao dịch CK bằng hình thức cấu kết, lôi kéo người khác liên tục đặt lệnh mua, bán CK gây ảnh hưởng lớn đến cung cầu và giá CK, thao túng giá CK; * Mặt chủ quan: Lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý. * Chủ thể của tội phạm: Chủ thể của tội phạm là người có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi luật định. 2.3. Thực trạng xử lý hình sự đối với các hành vi xâm phạm trật tự quản lý kinh tế trong lĩnh vực chứng khoán và thị trƣờng chứng khoán Từ khi Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự năm 1999 có hiệu lực pháp luật từ ngày 1/1/2010 cho nay trên thực tế chỉ có duy nhất 1 vụ án về tội phạm chứng khoán bị xử lý hình sự. Đó là vụ ông Lê Văn Dũng, Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng Giám đốc Công ty Dược Viễn Đông bị cơ quan 15 điều tra khởi tố để điều tra hành vi thao túng giá chứng khoán vào tháng 11 năm 2010. Từ việc phân tích thực tiễn xử lý vụ án thao túng giá chứng khoán đầu tiên kể từ khi Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLHS năm 1999 có hiệu lực đã cho thấy các qui định về các tội phạm xâm phạm TTQLKT trong lĩnh vực CK và TTCK trong luật hình sự hiện hành có nhiều điểm hạn chế và cần tiếp tục sửa đổi, bổ sung. Đồng thời, thông qua việc xử lý trên thực tế vụ án nêu trên cũng đã chỉ ra một số vấn đề cần lưu ý trong quá trình tội phạm hóa các hành vi xâm phạm TTQLKT trong lĩnh vực CK và TTCK. 2.4. Những vƣớng mắc, bất cập về tội phạm hóa các hành vi xâm phạm trật tự quan lý kinh tế trong lĩnh vực chứng khoán và thị trƣờng chứng khoán Trên cơ sở phân tích thực trạng vi phạm TTQLKT trong lĩnh vực CK và TTCK, thực trạng qui định của BLHS về các tội phạm chứng khoán và thực trạng xử lý hình sự đối với các hành vi xâm phạm TTQLKT trong lĩnh vực CK và TTCK, có thể rút ra những vướng mắc, bất cập về tội phạm hóa các hành vi xâm phạm TTQLKT trong lĩnh vực CK và TTCK như sau: - Thứ nhất, hành vi xâm phạm TTQLKT trong lĩnh vực CK và TTCK được tội phạm hóa trong thời gian vừa qua về phạm vi (số loại hành vi bị tội phạm hóa) và mức độ (trường hợp bị coi là tội phạm) còn thấp chưa đáp ứng yêu cầu đấu tranh chống và phòng ngừa loại hành vi này - Thứ hai, có một số hành vi xâm phạm TTQLKT trong lĩnh vực CK và TTCK trên thực tế mang tính nguy hiểm cao nhưng chỉ có thể bị xử lý hành chính chứ không thể xử lý hình sự do BLHS không qui định hành vi đó là tội phạm hoặc nếu có vận dụng các qui định khác của BLHS thì không phản ánh đúng tính nguy hiểm của hành vi xâm phạm TTQLKT trong lĩnh vực CK và TTCK - Thứ ba, một số tội xâm phạm TTQLKT trong lĩnh vực CK và TTCK được qui định trong BLHS có dấu hiệu chưa rõ ràng, chưa làm rõ ranh giới giữa các tội phạm về chứng khoán với nhau hoặc giữa tội phạm về chứng khoán với hành vi vi phạm pháp luật hành chính. - Thứ tư, một số tội xâm phạm TTQLKT trong lĩnh vực CK và TTCK được qui định trong BLHS có dấu hiệu chưa chưa phù hợp với thực tiễn xử lý hình sự đối với các hành vi xâm phạm TTQLKT trong lĩnh vực CK và TTCK, cũng như chưa đồng bộ với các qui định của pháp luật về chứng khoán - Thứ năm, giữa các tội xâm phạm TTQLKT trong lĩnh vực CK và TTCK được qui định trong BLHS với các trường hợp xâm phạm TTQLKT trong lĩnh vực CK và TTCK mà Luật Chứng khoán qui định có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự chưa đảm bảo sự đồng bộ, phù hợp với nhau 16 - Thứ sáu, qui định về chủ thể của các tội phạm về chứng khoán chỉ là cá nhân chưa phù hợp với thực tiễn xử lý các hành vi xâm phạm TTQLKT trong lĩnh vực CK và TTCK Những kết quả nghiên cứu ở Chương 2 của Luận án có ý nghĩa quan trọng trong việc chỉ ra những vướng mắc, bất cập làm cơ sở để tiếp tục tội phạm hóa các hành vi xâm phạm TTQLKT trong lĩnh vực CK và TTCK nhằm hoàn thiện pháp luật hình sự Việt Nam ở Chương 3 của Luận án. CHƢƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN TỘI PHẠM HÓA CÁC HÀNH VI XÂM PHẠM TRẬT TỰ QUẢN LÝ KINH TẾ TRONG LĨNH VỰC CHỨNG KHOÁN VÀ THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN 3.1. Dự báo các hành vi xâm phạm trật tự quản lý kinh tế trong lĩnh vực chứng khoán và thị trƣờng chứng khoán ở nƣớc ta thời gian tới 3.1.1 Các yếu tố tác động đến tình hình vi phạm pháp luật trong lĩnh vực CK và TTCK Các yếu tố chủ yếu tác động đến tình hình vi phạm pháp luật trong lĩnh vực CK và TTCK có thể gồm các yếu tố sau: - Một là, tình hình kinh tế- xã hội trong những năm tới. - Hai là, tình hình phát triển của TTCK - Ba là, sự tác động của mặt trái của cơ chế kinh tế thị trường - Bốn là, yếu tố pháp luật - Năm là, yếu tố ý thức pháp luật Các yếu tố tác động đến tình hình vi phạm pháp luật trong lĩnh vực CK và TTCK gồm nhiều yếu tố, có yếu tố làm gia tăng số lượng hành vi vi phạm, có yếu tố làm giảm số lượng của hành vi vi phạm, tuy nhiên, tổng hợp các yếu tố tác động đó đến tình hình vi phạm pháp luật về CK và TTCK được thể hiện thông qua số lượng của hành vi vi phạm pháp CK và TTCK mỗi năm. 3.1.2. Dự báo về tình hình vi phạm pháp luật trong lĩnh vực chứng khoán và thị trƣờng chứng khoán: Từ số liệu số lượng vi phạm và tốc độ gia tăng của các hành vi vi phạm TTQLKT trong lĩnh vực CK và TTCK chúng tôi dự báo : số lượng các hành vi vi phạm sẽ không gia tăng nhiều và ngày càng ổn định trong những năm tới. Từ dự báo này, theo chúng tôi việc tội phạm hóa những hành vi xâm phạm TTQLKT trong lĩnh vực CK và TTCK theo định hướng tập trung tội phạm hóa đối với những hành vi vi phạm mà theo thống kê hiện nay cho thấy có số lượng hành vi mang tính phổ biến và có tính nguy hiểm đáng kể cho xã hội. 3.1.3. Dự báo về hành vi vi phạm TTQLKT trong lĩnh vực CK và TTCK do pháp nhân thực hiện 17 *Dự báo: Các hành vi vi phạm TTQLKT trong lĩnh vực CK và TTCK do pháp nhân thực hiện có tính phổ biến, có tính nguy hiểm như đối với hành vi do cá nhân thực hiện, do đó có thể tội phạm hóa đối với những trường hợp pháp nhân thực hiện hành vi có tính nguy hiểm đáng kể cho xã hội. 3.1.4. Dự báo về các loại hành vi xâm phạm trật tự quản lý kinh tế trong lĩnh vực chứng khoán và thị trƣờng chứng khoán: 3.1.4.1. Dự báo về hành vi vi phạm hoạt động chào bán chứng khoán ra công chúng. Dự báo: Loại hành vi vi phạm này có xu hướng giảm dần hàng năm nhưng vẫn phổ biến, mức độ nguy hiểm ngày càng tăng, do đó cần thiết tội phạm hóa đối với những trường hợp có tính nguy hiểm đáng kể cho xã hội. 3.1.4.2. Dự báo về hành vi vi phạm quy định về công ty đại chúng Dự báo: Loại hành vi này là phổ biến, có xu hướng tăng dần hàng năm và mức độ nguy hiểm ngày càng tăng nhưng chưa đến mức nguy hiểm đáng kể cho xã hội, chưa cần thiết tội phạm hóa hành vi này trong thời gian tới. 3.1.4.3. Dự báo về hành vi vi phạm quy định về niêm yết chứng khoán tại Sở Giao dịch chứng khoán. Dự báo: loại hành vi vi phạm quy định về niêm yết chứng khoán tại Sở Giao dịch chứng khoán không có tính phổ biến, không tăng qua các năm và mức độ nguy hiểm về mặt lý thuyết là đáng kể cho xã hội. 3.1.4.4. Dự báo về hành vi vi phạm quy định về tổ chức thị trƣờng giao dịch chứng khoán: Dự báo: loại hành vi phạm quy định về tổ chức thị trường giao dịch chứng khoán không có tính phổ biến, mặc dù về lý thuyết có thể mang tính nguy hiểm đáng kể cho xã hội. 3.1.4.5. Dự báo về hành vi vi phạm quy định về quản lý niêm yết của Sở giao dịch chứng khoán Dự báo: loại hành vi vi phạm quy định về quản lý niêm yết của Sở giao dịch chứng khoán không có tính phổ biến, mức độ nguy hiểm không đáng kể cho xã hội, do đó không cần thiết phải tội phạm hóa hành vi này. 3.1.4.6. Dự báo về hành vi vi phạm quy định về quản lý thành viên của Sở giao dịch chứng khoán Dự báo: hành vi vi phạm quy định về quản lý thành viên của Sở giao dịch chứng khoán không có tính phổ biến, mức độ nguy hiểm không đáng kể cho xã hội, do đó không cần thiết phải tội phạm hóa hành vi này. 3.1.4.7. Dự báo về hành vi vi phạm quy định về giao dịch, giám sát và công bố thông tin của Sở giao dịch chứng khoán Dự báo: hành vi vi phạm quy định về giao dịch, giám sát và công bố thông tin của Sở giao dịch chứng khoán không có tính phổ biến, mức độ nguy hiểm không đáng kể cho xã hội, do đó không cần thiết phải tội phạm hóa hành vi này. 18 3.1.4.8. Dự báo về hành vi vi phạm quy định về đăng ký giao dịch chứng khoán Dự báo: hành vi vi phạm quy định về đăng ký giao dịch chứng khoán không có tính phổ biến, mức độ nguy hiểm về mặt lý thuyết là đáng kể cho xã hội. 3.1.4.9. Dự báo về hành vi vi phạm quy định về Giấy phép thành lập và hoạt động. Dự báo: hành vi vi phạm quy định về Giấy phép thành lập và hoạt động không có tính phổ biến, không tăng qua các năm và mức độ nguy hiểm tùy từng trường hợp có thể nguy hiểm đáng kể cho xã hội. Trong thời gian tới chưa cần thiết phải tội phạm hóa hành vi này. 3.1.4.10. Dự báo về hành vi vi phạm quy định về hoạt động của công ty chứng khoán Dự báo: hành vi vi phạm quy định về hoạt động của công ty chứng khoán có tính phổ biến và có xu hướng tăng dần hàng năm và mức độ nguy hiểm của hành vi có tính ổn định, có thể tội phạm hóa hành vi này trong một số trường hợp cụ thể. 3.1.4.11 Dự báo về hành vi vi phạm quy định về hoạt động của công ty quản lý quỹ Dự báo: hành vi vi phạm quy định về hoạt động của công ty quản lý quỹ không có tính phổ biến, mức độ nguy hiểm của hành vi vi phạm trong một số trường hợp có thể nguy hiểm đáng kể cho xã hội. 3.1.4.12. Dự báo về hành vi vi phạm quy định về văn phòng đại diện của tổ chức kinh doanh chứng khoán Dự báo: hành vi vi phạm quy định về văn phòng đại diện của tổ chức kinh doanh chứng khoán không có tính phổ biến, mức độ nguy hiểm không đáng kể cho xã hội, do đó không cần thiết phải tội phạm hóa hành vi này. 3.1.4.13. Dự báo về hành vi vi phạm quy định về thành lập quỹ thành viên Dự báo: hành vi vi phạm quy định về thành lập quỹ thành viên không có tính phổ biến, mức độ nguy hiểm không đáng kể cho xã hội, do đó không cần thiết phải tội phạm hóa hành vi này. 3.1.4.14. Dự báo về hành vi vi phạm các quy định về hành nghề chứng khoán Dự báo: hành vi vi phạm các quy định về hành nghề chứng khoán không có tính phổ biến, mức độ nguy hiểm không đáng kể cho xã hội, do đó không cần thiết phải tội phạm hóa hành vi này. 3.1.4.15. Dự báo về hành vi vi phạm quy định về giao dịch của cổ đông sáng lập, cổ đông nội bộ, cổ đông lớn, ngƣời đƣợc ủy quyền công bố thông tin, giao dịch chứng chỉ quỹ của các đối tƣợng có liên quan Dự báo: hành vi vi phạm quy định về giao dịch của cổ đông sáng lập, cổ đông nội bộ, cổ đông lớn, người được ủy quyền công bố thông tin, giao dịch chứng chỉ 19 quỹ của các đối tượng có liên quan tuy có tính phổ biến, nhưng mức độ nguy hiểm không đáng kể cho xã hội, do đó không cần thiết phải tội phạm hóa hành vi này. 3.1.4.16. Dự báo về hành vi vi phạm quy định về giao dịch, nắm giữ cổ phiếu của nhà đầu tƣ Dự báo: hành vi vi phạm quy định về giao dịch, nắm giữ cổ phiếu của nhà đầu tư không có tính phổ biến, mức độ nguy hiểm không đáng kể cho xã hội, do đó không cần thiết phải tội phạm hóa hành vi này. 3.1.4.17. Dự báo về hành vi gian lận trong giao dịch chứng khoán Dự báo: hành vi gian lận trong giao dịch chứng khoán không có tính phổ biến, nhưng có tính nguy hiểm đáng kể cho xã hội trong một số trường hợp. 3.1.4.18. Dự báo về hành vi vi phạm quy định về giao dịch nội bộ trong giao dịch chứng khoán Dự báo: hành vi vi phạm quy định về giao dịch nội bộ trong giao dịch chứng khoán có tính phổ biến còn hạn chế, mức độ nguy hiểm tùy từng trường hợp có thể nguy hiểm đáng kể cho xã hội, do đó cần thiết tội phạm hóa đối với những trường hợp có tính nguy hiểm đáng kể cho xã hội. 3.1.4.19. Dự báo về hành vi thao túng giá chứng khoán Dự báo: hành vi thao túng giá chứng khoán có tính phổ biến và có xu hướng tăng dần hàng năm và mức độ nguy hiểm của hành vi có tính nguy hiểm đáng kể trong một số trường hợp, có thể tội phạm hóa hành vi này trong một số trường hợp có tính nguy hiểm đáng kể cho xã hội. 3.1.4.20. Dự báo về hành vi vi phạm quy định về chào mua công khai Dự báo: hành vi vi phạm quy định về chào mua công khai không có tính phổ biến, mức độ nguy hiểm không đáng kể cho xã hội, do đó không cần thiết phải tội phạm hóa hành vi này. 3.1.4.21. Dự báo về hành vi vi phạm các quy định về mua lại cổ phiếu, bán cổ phiếu quỹ Dự báo: hành vi vi phạm các quy định về mua lại cổ phiếu, bán cổ phiếu quỹ không có tính phổ biến, mức độ nguy hiểm không đáng kể cho xã hội, do đó không cần thiết phải tội phạm hóa hành vi này. 3.1.4.22. Dự báo về hành vi vi phạm qui định về đăng ký, lƣu ký, bù trừ và thanh toán chứng khoán Dự báo: hành vi vi phạm qui định về đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán chứng khoán không có tính phổ biến, về mặt lý thuyết mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi này là nguy hiểm đáng kể cho xã hội, chưa cần thiết tội phạm hóa hành vi này trong thời gian tới. 3.1.4.23. Dự báo về hành vi vi phạm quy định về trách nhiệm của ngân hàng giám sát, ngân hàng lƣu ký 20 Dự báo: hành vi vi phạm quy định về trách nhiệm của ngân hàng giám sát, ngân hàng lưu ký không có tính phổ biến, mức độ nguy hiểm không đáng kể cho xã hội, do đó không cần thiết phải tội phạm hóa hành vi này. 3.1.4.24. Dự báo về hành vi vi phạm quy định về công bố thông tin Dự báo: hành vi vi phạm quy định về công bố thông tin có tính phổ biến, mức độ nguy hiểm của hành vi về mặt lý thuyết có thể nguy hiểm đáng kể trong một số trường hợp hợp cụ, do đó có thể tội phạm hóa hành vi này trong một số trường hợp cụ thể. 3.1.4.25. Dự báo về hành vi vi phạm quy định về báo cáo Dự báo: hành vi vi phạm quy định về hoạt động của công ty chứng khoán có tính phổ biến và có xu hướng tăng dần hàng năm ;mức độ nguy hiểm của hành vi có xu hướng tăng nhưng chưa đến mức nguy hiểm đáng kể cho xã hội, trong thời gian tới chưa cần thiết phải tội phạm hóa hành vi này. 3.1.4.26. Dự báo về hành vi vi phạm qui định về kiểm toán tổ chức phát hành, tổ chức niêm yết và tổ chức kinh doanh chứng khoán. Dự báo: hành vi vi phạm qui định về kiểm toán tổ chức phát hành, tổ chức niêm yết và tổ chức kinh doanh chứng khoán thể không có tính phổ biến, mức độ nguy hiểm cho xã hội về mặt lý thuyết có thể nguy hiểm đáng kể cho xã hội, trong thời gian tới chưa cần thiết phải tội phạm hóa hành vi này. 3.1.4.27. Dự báo về hành vi cản trở việc thanh tra, kiểm tra Dự báo: hành vi cản trở việc thanh tra, kiểm tra không có tính phổ biến, mức độ nguy hiểm không đáng kể cho xã hội, do đó không cần thiết phải tội phạm hóa hành vi này. Một số kết luận rút ra từ dự báo các hành vi xâm phạm TTQLKT trong lĩnh vực CK và TTCK Trên cơ sở các dự báo về các hành vi xâm phạm TTQLKT trong lĩnh vực CK và TTCK đã phân tích ở trên, chúng ta có thể rút ra một số kết luận như sau: * Các hành vi xâm phạm trật tự quản lý kinh tế trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán mang tính phổ biến và dự báo có thể tội phạm hóa đối với những trường hợp có tính nguy hiểm đáng kể cho xã hội: 1. Hành vi vi phạm qui định hoạt động chào bán CK ra công chúng 2. Hành vi vi phạm quy định về hoạt động của công ty chứng khoán 3. Hành vi vi phạm quy định về giao dịch nội bộ trong giao dịch chứng khoán 4. Hành vi thao túng giá chứng khoán. 5. Hành vi vi phạm quy định về công bố thông tin * Các hành vi về mặt lý thuyết có tính nguy hiểm đáng kể nhưng không có tính phổ biến, có thể tội phạm hóa mang tính phòng ngừa vào trong luật hình sự:
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan