Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tóm tắt luận án-giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất lúa của nông ...

Tài liệu Tóm tắt luận án-giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất lúa của nông hộ ở thành phố cần thơ

.PDF
27
292
59

Mô tả:

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH ---  --- NGU N TIẾN DŨNG GIẢI PH P N NG C O HI U QUẢ INH TẾ TRONG SẢN XUẤT LÚA CỦ N NG H Ở TH NH PH CẦN THƠ CHU G H: I H TẾ G GHI G H: 62 62 01 15 TÓM TẮT U N N TIẾN SỸ INH TẾ Cần Thơ, 2015 1 C NG TRÌNH ĐƢỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ gười hướng dẫn khoa học: GS.TS Lê hương inh - Phản biện 1: TS Thái Anh Hòa - Phản biện 2: PGS.TS Nguyễn Phú Son Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Trường Họp tại …………………………………………………... Vào hồi …… giờ ……… ngày …… tháng ….. năm ….. Có thể tìm hiểu luận án tại: + Thư viện Quốc gia Việt Nam + Trung tâm thông tin - Tư liệu + Thư viện trường 2 Chƣơng 1 GIỚI THI U 1.1. Lý do chọn đề tài TP. Cần Thơ - với diện tích lúa gần 89.000 ha và hệ số sử dụng đất khoảng 2,50 lần - sản xuất bình quân trên 1 triệu tấn lúa mỗi năm. Đặc biệt, năm 2013, sản lượng lúa của thành phố đạt 1.370.354 tấn (tăng 3,80% so với năm 2012). Tuy nhiên, thu nhập bình quân của lao động nông thôn (kể cả lao động trồng lúa) ở thành phố năm 2013 chỉ khoảng 25,80 triệu đồng/người/năm, bằng 41% thu nhập bình quân đầu người của thành phố (62,72 triệu đồng).1 Đó là hệ quả của việc sản xuất nông nghiệp bị lệ thuộc vào thời tiết, giá đầu vào và đầu ra biến động thất thường, thiếu hệ thống bảo hiểm rủi ro nông nghiệp, hệ thống giao thông kém phát triển và thiếu vốn. Mặt khác, sự thiếu liên kết giữa nông hộ và doanh nghiệp tạo điều kiện để các tác nhân trung gian (như “cò” lúa, thương lái và doanh nghiệp) thụ hưởng phần lớn lợi nhuận trong chuỗi giá trị lúa gạo thay vì nông hộ - người trực tiếp làm ra hạt lúa. Để góp phần tìm hiểu sâu hơn về nguyên nhân của những nhược điểm trên và làm sáng tỏ thêm nhận định của các nghiên cứu trước đây, luận án “Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất lúa cho nông hộ ở TP. Cần Thơ” được thực hiện nhằm phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của nông hộ sản xuất lúa, để từ đó đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế và cải thiện thu nhập cho nông hộ trồng lúa ở TP. Cần Thơ nói riêng và ở ĐBSCL nói chung. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1. Mục tiêu chung Mục tiêu chung của luận án là đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất lúa cho nông hộ ở TP. Cần Thơ và nông hộ ở khu vực ĐBSCL nói chung. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể Để đạt được mục tiêu chung như trên, luận án có các mục tiêu cụ thể như sau: (i) Phân tích thực trạng hoạt động sản xuất và tiêu thụ lúa của nông hộ ở TP. Cần Thơ. (ii) Ước lượng hiệu quả kinh tế trong sản xuất lúa của nông hộ ở TP. Cần Thơ. (iii) Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế trong sản xuất lúa của nông hộ ở TP. Cần Thơ. (iv) Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất lúa cho nông hộ ở TP. Cần Thơ nói riêng và ở ĐBSCL nói chung. 2.1.3. Nội dung nghiên cứu 1 Nguồn: iên giám Thống kê T . Cần Thơ, 2013. 3 Căn cứ vào mục tiêu vừa đề cập, luận án có các nội dung như sau: (i) Mô tả tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước để làm cơ sở lý thuyết cho các phân tích và đề xuất trong luận án. (ii) Trên cơ sở lý thuyết về phân tích hiệu quả kinh tế và các nghiên cứu thực nghiệm trong và ngoài nước, luận án xây dựng mô hình ước lượng hiệu quả kinh tế và các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế trong sản xuất lúa của nông hộ ở TP. Cần Thơ. (iii) Dựa trên số liệu thứ cấp thu thập được và kết quả của các nghiên cứu có liên quan, luận án mô tả thực trạng về tình hình sản xuất lúa của nông hộ ở TP. Cần Thơ. (iv) Trên cơ sở số liệu thu thập từ 815 nông hộ trồng lúa được chọn ngẫu nhiên ở TP. Cần Thơ, luận án ước lượng hiệu quả kinh tế và ảnh hưởng của các yếu tố đến hiệu quả kinh tế trong sản xuất lúa của nông hộ ở TP. Cần Thơ. (v) Dựa trên kết quả nghiên cứu, luận án đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất lúa cho nông hộ ở TP. Cần Thơ nói riêng và nông hộ ở khu vực ĐBSCL nói chung. 1.3. Phạm vi nghiên cứu 1.3.1. Giới hạn nội dung nghiên cứu - Hệ thống hóa các lý thuyết về ước lượng hiệu quả kinh tế và các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế trong sản xuất lúa của nông hộ. - Phân tích thực trạng sản xuất và tiêu thụ lúa của nông hộ ở TP. Cần Thơ. - Ước lượng hiệu quả kinh tế và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế trong sản xuất lúa của nông hộ ở TP. Cần Thơ, từ đó đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất lúa cho nông hộ ở TP. Cần Thơ nói riêng và ở ĐBSCL nói chung. 1.3.2. Giới hạn đối tƣợng nghiên cứu Luận án đi sâu phân tích thực trạng sản xuất lúa để nhận dạng các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế trong sản xuất lúa của nông hộ ở TP. Cần Thơ để đề xuất giải pháp cải tiến. 1.3.3. Giới hạn vùng nghiên cứu TP. Cần Thơ có 5 quận nội thành và 4 huyện ngoại thành. Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP. Cần Thơ, hoạt động sản xuất lúa của thành phố chủ yếu tập trung ở 4 huyện (đó là, Vĩnh Thạnh, Cờ Đỏ, Thới Lai và Phong Điền).2 Bốn huyện này chiếm đến 84,64% diện tích lúa và 84,99% sản lượng lúa năm 2013 của toàn thành phố.3 Vì vậy, để đảm bảo tính đại diện, luận án sẽ thu thập số liệu ở 4 huyện nói trên. 2 3 Nguồn: Sở ông nghiệp và hát triển nông thôn T . Cần Thơ, “Báo cáo tổng kết năm 2013”. Nguồn: iên giám thống kê T . Cần Thơ, 2013. 4 1.3.4. Giới hạn thời gian nghiên cứu Số liệu sử dụng trong luận án trải trong giai đoạn 5 năm (2009 - 2013). Bên cạnh đó, luận án cũng sử dụng số liệu dự báo và định hướng phát triển của các cơ quan hữu quan. 1.4. Cấu trúc luận án Ngoài danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án bao gồm 7 chương. 1.5. Đóng góp của luận án - Hệ thống hóa được cơ sở lý thuyết về ước lượng hiệu quả kinh tế cũng như đo lường các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế trong sản xuất lúa của nông hộ một cách đầy đủ. - Mô tả được thực trạng sản xuất lúa, đo lường hiệu quả kinh tế và các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế trong sản xuất lúa của nông hộ ở TP. Cần Thơ. - Giúp các nhà lập chính sách, các nhà quản lý cũng như nông hộ khắc phục những yếu kém dẫn đến phi hiệu quả kinh tế trong sản xuất lúa. Chƣơng 2 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Hiệu quả sản xuất nông nghiệp nói chung và hiệu quả trong sản xuất lúa nói riêng đã được nhiều học giả nghiên cứu từ khá sớm, nổi bật nhất là Theodore (1964), Rizzo (1979) và Ellis (1993). Đa số các nhà kinh tế học thường sử dụng phương pháp phân tích bao dữ liệu (DEA) hay phương pháp phân tích biên ngẫu nhiên (SFA) để ước lượng hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân phối và hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp nói chung và trong sản xuất lúa của nông hộ nói riêng. 2.1. Các nghiên cứu nƣớc ngoài 2.1.1. Các nghiên cứu sử dụng phƣơng pháp phân tích bao dữ liệu (DEA) Bắt đầu từ Farrell (1957), sau đó phương pháp phân tích bao dữ liệu (DEA) được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu khác. Đến 2005, Coelli & cộng sự đã thiết lập mô hình phân tích DEA để đo lường hiệu quả kinh tế. Với đóng góp của Charnes, thuật ngữ “Data Envelopment Analysis” (DEA) trở nên phổ biến từ năm 1978. Ngoài ra, các tác giả như Charnes, Cooper & Rhodes (1978), Banker, Charnes & Cooper (1984), Chen & Ali (2002) và đặc biệt Coelli đã viết thành công chương trình ứng dụng trên máy tính. hương pháp DEA được xác định dưới hai hình thức cơ bản là đo lường theo các yếu tố đầu vào (input-orientated measures) và theo đầu ra (output-orientated measures). 5 Cụ thể, Haag & cộng sự (1992), Kalaitzandonakes & cộng sự (1992), Trewin & cộng sự (1995), Thiele & Brodersen (1999), Abdulai & cộng sự (2000), Dhungana & cộng sự (2004), (Krasachat, 2004), Hu & McAleer (2005), Brazdik (2006), Yang (2007), Balcombe & cộng sự (2008), Simar & Wilson (2007), Nasurudeen (2009), Aung (2011), Yu & cộng sự (2011), Galawat & Yabe (2012), v.v. đã sử dụng phương pháp DEA để ước lượng hiệu quả kinh tế trong hoạt động sản xuất lúa của nông hộ. 2.1.2. Các nghiên cứu sử dụng phƣơng pháp phân tích biên ngẫu nhiên (SFA) Là người tiên phong, Timmer (1971) đã phát triển một phương pháp để đánh giá hiệu quả kỹ thuật liên quan đến hàm sản xuất biên ngẫu nhiên (probabilistic frontier production function). Sau đó, Bagi (1982), Bagi & Huang (1983), Ali & Flinn (1989), Ivaldi & cộng sự (1994), Xu & Jeffrey (1995), Battese & Coelli (1995), Wang & cộng sự (1996), Abdulai & Huffman (1998), Tiani (2006), Jung & Ho (2007), Ayinde & cộng sự (2009), Narala & Zala (2010), Tan & cộng sự (2010), Kachroo & cộng sự (2010), Rahman (2011), Orawan & Somporn (2012), v.v. cũng đã sử dụng phương pháp phân tích biên ngẫu nhiên (SFA) để đo lường hiệu quả kinh tế trong sản xuất của các nông hộ trồng lúa. hương pháp SFA rất thích hợp để xác định hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân bổ và hiệu quả kinh tế đối với các loại nông sản nói chung và lúa nói riêng, đặc biệt là ở các nước đang phát triển. Đó là vì dữ liệu thu thập từ hộ sản xuất thường bị ảnh hưởng lớn do sai số ngẫu nhiên và tác động của điều kiện tự nhiên (Coelli, 1998). 2.2. Các nghiên cứu trong nƣớc hương pháp phân tích bao dữ liệu (DEA) đã được Quan Minh Nhựt (2005) sử dụng để đo lường khả năng sinh lời và hiệu quả quy mô của nông hộ trong hai mô hình canh tác được lựa chọn ở huyện Chợ Mới (An Giang). Phạm Lê Thông (1998), Hien & Suzuki (2003), Phạm Lê Thông & cộng sự (2010), Khai & Yabe (2011), Linh (2012), Hoang & Yabe (2012) và Nguyễn Hữu Đặng (2012) đã sử dụng hàm sản xuất và hàm lợi nhuận biên ngẫu nhiên để ước lượng các mức hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân phối và hiệu quả kinh tế mà nông hộ đạt được. Ngoài ra, Huỳnh Trường Huy & cộng sự (2008) phân tích hiệu quả quy mô và kỹ thuật của 261 hộ sản xuất lúa tại ĐBSCL thông qua phương pháp DEA và SFA. 2.3. Kết luận Các nghiên cứu trên cho thấy, sản xuất lúa của nông hộ sẽ đạt hiệu quả kinh tế khi nông hộ đạt được cả hiệu quả kỹ thuật (kỹ thuật sản xuất) lẫn hiệu quả phân bổ (kỹ năng lựa chọn đầu vào). ói cách khác, hiệu quả kinh tế trong sản xuất lúa được đo lường bằng tích số giữa hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ. Đồng thời, hầu hết các nghiên cứu đều sử dụng hai phương pháp phổ biến nhất để phân tích hiệu quả kinh tế, 6 đó là phương pháp ước lượng tham số và phương pháp ước lượng phi tham số. Song, bất lợi chính của phương pháp ước lượng phi tham số là không phân biệt được giữa phần phi hiệu quả và phần nhiễu (phần sai số không thể kiểm soát bởi mô hình ước lượng). Do đó, để khắc phục hạn chế của phương pháp ước lượng phi tham số, phương pháp ước lượng tham số sử dụng mô hình phân tích biên ngẫu nhiên (Stochastic frontier analysis - SFA) với phần sai số hỗn hợp đã được nhiều nghiên cứu áp dụng. Vì vậy, luận án sẽ tiếp tục kế thừa các nghiên cứu trên trong phương pháp phân tích SFA. Cụ thể, luận án sẽ sử dụng phương pháp ước lượng tham số thông qua hàm lợi nhuận biên ngẫu nhiên (stochastic profit frontier function) để ước lượng hiệu quả kinh tế của nông hộ sản xuất lúa ở TP. Cần Thơ và sau đó sử dụng phương pháp phân tích hồi quy Tobit để ước lượng ảnh hưởng của các yếu tố đến hiệu quả này. Chƣơng 3 CƠ SỞ LÝ LU N V PHƢƠNG PH P NGHIÊN CỨU 3.1. Cơ sở lý luận về hiệu quả kinh tế và ảnh hƣởng của các yếu tố đến hiệu quả kinh tế trong sản xuất lúa của nông hộ 3.1.1. Hiệu quả kinh tế trong sản xuất lúa Theo các nhà nghiên cứu, hiệu quả kinh tế lúa (EE) được đo lường bằng tích số giữa hiệu quả kỹ thuật (TE) và hiệu quả phân bổ (AE). EE  TE  AE (3.1) Cụ thể, hiệu quả kỹ thuật được ước lượng thông qua hàm sản xuất biên ngẫu nhiên, có dạng như sau ( urillo-Zamorano, 2004): i  f ( xi , iTE )eiTE (3.2) Trong đó, Yi là sản lượng lúa của nông hộ, f ( xi ,  i ) là vector đầu vào xi của nông hộ sản xuất lúa và sai số  i được xác định như sau:  iTE  viTE  uiTE (3.3) viTE là sai số ngẫu nhiên (phần nhiễu), với giả định viTE có phân phối chu n N (0, 2 vTE ) và uiTE là mức độ phi hiệu quả kỹ thuật, với giả định uiTE có phân phối 2 nửa chu n N (0,  uTE ) . Thực hiện phương pháp ước lượng khả năng tối đa ( LE) đối 2 2 2 với Biểu thức (3.2) sẽ được giá trị ước lượng  iTE , phương sai  TE và   vTE   uTE  TE  2  uTE . 2  TE hi đó, theo urillo- amorano (2004), hiệu quả kỹ thuật của nông hộ 7  sản xuất lúa có thể được xác định bằng công thức: TE  E e ( uiTE )  (3.4) Tương tự, hiệu quả phân bổ được ước lượng thông qua hàm chi phi biên ngẫu nhiên có dạng: Ci  f ( pi , yi , iAE )e( viAE uiAE ) (3.5) Ci là chi phí sản xuất lúa của nông hộ. pi là giá đầu vào cho sản xuất lúa của 2 nông hộ. viAE là sai số ngẫu nhiên với phân phối chu n N (0,  vAE ) và uiAE là mức độ 2 phi hiệu quả phân bổ với phân phối nửa chu n N (0,  uAE ) .Thực hiện phương pháp ước lượng khả năng tối đa ( LE) đối với Biểu thức 3.5 sẽ được giá trị ước lượng 2 2 2 và  AE   uAE . Hiệu quả phân bổ của nông hộ  iAE , phương sai  AE   vAE   uAE 2 2  AE sản xuất lúa được xác định như sau:   AE  E e(uiAE ) (3.6) Dựa vào Biểu thức 3.1, hiệu quả kinh tế của nông hộ sản xuất lúa được xác định như sau:     EE  TE  AE  E e( uiTE )  E e(uiAE ) (3.7) Tuy nhiên, đo lường hiệu quả kinh tế thông qua hàm sản xuất và hàm chi phí biên ngẫu nhiên không thích hợp khi giá bán lúa của các nông hộ khác nhau (Ali & Flinn, 1989). Do đó, hàm lợi nhuận biên ngẫu nhiên sẽ được sử dụng để ước lượng hiệu quả kinh tế của nông hộ sản xuất lúa (Ali & Flinn, 1989; Ali & cộng sự, 1994; Rahman, 2003; và Phạm Lê Thông & cộng sự, 2011). Hàm lợi nhuận biên ngẫu nhiên có dạng:  i  f ( Pi , Zi ,i )e( ) i (3.8)  i là lợi nhuận chu n hóa của nông hộ sản xuất lúa, được tính bằng lợi nhuận từ hoạt động sản xuất lúa chia cho giá bán 1 kg lúa. Pi là vector giá đầu vào chu n hóa, được tính bằng giá mua đầu vào chia cho giá bán 1 kg lúa. Z i là lượng đầu vào cố định của nông hộ sản xuất lúa và sai số  i được xác định như sau:  i  vi  ui (3.9) vi là sai số ngẫu nhiên với phân phối chu n N (0, v2 ) . ui là mức độ phi hiệu quả kinh tế với phân phối nửa chu n N (0,  u2 ) . Thực hiện phương pháp ước lượng 8 khả năng tối đa ( LE) đối với Biểu thức (3.8) sẽ được giá trị ước lượng  i , phương sai  2   v2   u2 và    u . Do đó, hiệu quả kinh tế của nông hộ sản xuất lúa được 2 2  xác định như sau:  EE  E e(u i )  i  (3.10) 3.1.2. Mô hình ƣớc lƣợng hiệu quả kinh tế trong sản xuất lúa của nông hộ Dựa trên cơ sở lý thuyết được trình bày ở phần trước, mô hình ước lượng hiệu quả kinh tế trong sản xuất lúa của nông hộ ở TP. Cần Thơ có dạng cụ thể như sau: 2 2    0  1CPNONGDUOC   2CPNONGDUOC   3CPGIONG   4 CPGIONG  2   5CPPHAN   6CPPHAN   7 CPLAODONG   8CPTUOITIEU  (3.1)   9 CPTHUHOACH  10CPCAYXOI  v  u Trong Mô hình (3.11),  là logarit tự nhiên của lợi nhuận chu n hóa của nông hộ, được đo lường bằng lợi nhuận từ hoạt động sản xuất lúa chia cho giá bán 1 kg lúa.4 Ý nghĩa các biến và kỳ vọng về dấu đối với các hệ số  i trong Mô hình 3.11 được trình bày trong Bảng 3.1. Bảng 3.1. Ý nghĩa của các biến và kỳ vọng về dấu của các  i trong mô hình ước lượng hiệu quả kinh tế trong sản xuất lúa của nông hộ Tên biến Ý nghĩa Kỳ vọng về dấu đối với các  i CPNONGDUOC Logarit tự nhiên của chi phí + 2 CPNONGDUOC - CPGIONG nông dược chu n hóa (giá bình quân gia quyền 1 kg các loại nông được sử dụng chia cho giá bán 1 kg lúa) Bình phương của biến CPNONGDUOC Logarit tự nhiên của chi phí lúa giống chu n hóa (giá mua 1 kg lúa giống chia cho giá bán 1 kg lúa của nông hộ) + Nghiên cứu có liên quan Ali & Flinn, 1989; Ali & cộng sự, 1994; Rahman, 2003; Nwachukwu & Onyenweaku, 2007; Tanko & Jirgi, 2008 Ali & Flinn, 1989; Ali & cộng sự, 1994; Rahman, 2003; Nwachukwu & Onyenweaku, 2007; Tanko & Jirgi, 2008 Ali & Flinn, 1989; Ali & cộng sự, 1994; Rahman, 2003; Nwachukwu & Onyenweaku, 2007; Tanko & Jirgi, 2008 4 Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất lúa của nông hộ được tính bằng doanh thu bán lúa trừ đi chi phí sản xuất lúa của nông hộ. 9 Ý nghĩa Kỳ vọng về dấu đối với các  i 2 CPGIONG Bình phương của biến CPGIONG - CPPHAN Logarit tự nhiên của chi phí phân bón chu n hóa (giá bình quân gia quyền 1 kg các loại phân bón được sử dụng chia cho giá bán 1 kg lúa) Bình phương của biến CPPHAN + CPLAODONG Logarit tự nhiên của chi phí lao - Logarit tự nhiên của chi phí tưới tiêu cho ruộng lúa của nông hộ (1.000 đồng/1.000 m2) Logarit tự nhiên của chi phí thu hoạch và bảo quản sau thu hoạch của nông hộ (1.000 đồng/1.000 m2) Logarit tự nhiên của các khoản chi phí khác trong sản xuất lúa của nông hộ (1.000 đồng/1.000 m2) - Tên biến 2 CPPHAN - động chu n hóa (chi phí ngày công của lao động thuê chia cho giá bán 1 kg lúa) CPTUOITIEU CPTHUHOACH CPCAYXOI Nghiên cứu có liên quan Ali & Flinn, 1989; Ali & cộng sự, 1994; Rahman, 2003; Nwachukwu & Onyenweaku, 2007; Tanko & Jirgi, 2008 Ali & Flinn, 1989; Ali & cộng sự, 1994; Rahman, 2003; Nwachukwu & Onyenweaku, 2007; Tanko & Jirgi, 2008 Ali & Flinn, 1989; Ali & cộng sự, 1994; Rahman, 2003; Nwachukwu & Onyenweaku, 2007; Tanko & Jirgi, 2008 Rahman, 2003; Nwachukwu & Onyenweaku, 2007; Tanko & Jirgi, 2008; Abu & Asember, 2011 - - Nguồn: Tổng hợp từ các nghiên cứu được đề cập trong biểu bảng. 3.2. Các yếu tố ảnh hƣởng đến hiệu quả kinh tế trong sản xuất lúa của nông hộ 3.2.1. Cơ sở lý thuyết Các nghiên cứu nhận thấy mối quan hệ có dạng chữ ∩ giữa quy mô diện tích đất canh tác với hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp (Dorward, 1999). Cụ thể, khi quy mô diện tích tăng dần từ nhỏ đến một mốc nhất định thì hiệu quả kinh tế trong sản xuất của nông hộ sẽ tăng theo. Tuy nhiên, khi quy mô diện tích đất canh tác của nông hộ vượt quá giới hạn hợp lý, nông hộ sẽ phải thuê mướn lao động và khó kiểm 10 soát động cơ làm việc của lực lượng này. goài ra, quy mô tăng nên các nông hộ sẽ cần lượng yếu tố đầu vào lớn hơn, do đó khó mua được các loại yếu tố đầu vào đảm bảo chất lượng. Hệ quả là hiệu quả kinh tế trong sản xuất của nông hộ sẽ giảm dần. hương thức bán lúa cũng ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của nông hộ. Nếu nông hộ có thể bán lúa trực tiếp cho doanh nghiệp (đặc biệt là khi thông qua hợp đồng được ký kết trước), giá lúa sẽ cao hơn bởi ít bị “ép” giá và nông hộ có thể chủ động hoạch định kế hoạch sản xuất (nhất là trên phương diện sử dụng yếu tố đầu vào - khía cạnh quan trọng đối với hiệu quả kinh tế trong sản xuất lúa). hương thức canh tác lúa cũng có mối quan hệ mật thiết với hiệu quả kinh tế trong sản xuất lúa của nông hộ. Nếu độc canh lúa (nhất là trong thời gian dài), chất hữu cơ trong đất sẽ suy kiệt vì không kịp bổ sung, do đó nông hộ phải bón phân mỗi lúc một nhiều nhưng năng suất lúa vẫn có thể giảm và đất ngày càng bạc màu. Nhiều nông hộ phải mua chịu vật tư nông nghiệp và phải chấp nhận các điều khoản của người bán (đại lý vật tư nông nghiệp). Do đó, lượng (hay tỷ trọng) tiền mua chịu mua vật tư nông nghiệp cũng là yếu tố cần xem xét khi phân tích hiệu quả kinh tế trong sản xuất lúa của nông hộ (Roosen & Hennessy, 2003; Klemick & Lichtenberg, 2008; Ma & cộng sự, 2014 và Khor & Zeller, 2014). Ở nông thôn, các mối quan hệ xã hội (hay cộng đồng) truyền thống luôn đóng vai trò quan trọng trong quan hệ giao tiếp và là khía cạnh phản ánh uy tín của một cá nhân. Vì vậy, mối quan hệ quen biết được củng cố theo thời gian giữa nông hộ và các đại lý vật tư nông nghiệp sẽ là yếu tố đảm bảo đối với giá, chất lượng và cả mức độ sẵn có của vật tư nông nghiệp. Nói cách khác, mối quan hệ này sẽ tác động tích cực đến hiệu quả kinh tế trong sản xuất lúa của nông hộ. Bên cạnh các yếu tố trên, nếu có tiền nhàn rỗi (vàng, tiền tiết kiệm hay tiền tham gia hụi) càng nhiều thì nông hộ sẽ dễ càng chủ động (đặc biệt là về thời điểm, số lượng và chất lượng) trong việc mua đầu vào, thuê lao động, v.v. để giúp cây lúa đạt năng suất cao hơn, do đó sẽ làm tăng hiệu quả cao kinh tế trong sản xuất lúa (Feng & cộng sự, 2010; Rahman, 2003). hư vừa đề cập, số lượng lao động gia đình tham gia sản xuất càng nhiều thì hiệu quả kinh tế trong sản xuất lúa của nông hộ càng tăng bởi lao động gia đình luôn có động cơ làm việc và tinh thần trách nhiệm cao hơn lao động thuê đối với các khoản chi phí và kết quả sản xuất của nông hộ (Heltberg, 1998). Kinh nghiệm tích lũy của chủ hộ (nhất là các kinh nghiệm trong hoạt động sản xuất lúa) sẽ giúp gia tăng hiệu quả kinh tế trong sản xuất lúa của nông hộ (Mariano & cộng sự, 2012). Bên cạnh kinh nghiệm, học vấn của chủ hộ cũng giúp gia tăng hiệu quả kinh tế trong sản xuất lúa của nông hộ. Đó là vì học vấn cao sẽ giúp chủ hộ nhanh chóng tiếp cận và nắm bắt kỹ thuật sản xuất mới, xu hướng thay đổi của môi trường tự 11 nhiên, thị trường, v.v. để có thể sử dụng hợp lý các loại yếu tố đầu vào (nhất là phân bón và nông dược) để đảm bảo năng suất cho cây lúa và chất lượng sản ph m (Strauss & cộng sự, 1991). Các nông hộ sống gần trung tâm xã, huyện hay thị xã sẽ có cơ hội tiếp cận thông tin thị trường và kiến thức về kỹ thuật sản xuất để giúp làm tăng hiệu quả kinh tế trong sản xuất lúa (Mu & van de Walle, 2007; Yamano & Kijima, 2010; Tadesse & Shively, 2013). hi được hỗ trợ tiếp cận kiến thức và các nguồn đầu vào (giống, phân và thuốc nông dược) chất lượng hay được mua chịu đầu vào với lãi suất thấp, nông hộ có thể chủ động trong việc chăm sóc lúa, giúp cây lúa phát triển tốt, đạt năng suất cao hơn. goài ra, hộ được cung cấp thông tin thị trường hay hỗ trợ bao tiêu sản ph m đầu ra sẽ có giá bán cao hơn, gia tăng hiệu quả kinh tế của hộ. 3.2.2. Mô hình nghiên cứu ảnh hƣởng của các yếu tố đến hiệu quả trong sản xuất lúa của nông hộ Cơ sở lý thuyết vừa được trình bày ở phần trước cho phép hình thành mô hình ước lượng ảnh hưởng của các yếu tố đến hiệu quả kinh tế trong sản xuất lúa của nông hộ ở thành phố Cần Thơ như sau: HIEUQUA   0  1 DIENTICH   2 DIENTICH 2    3 PTBANLUA   4 PTCANHTAC   5TIENMUAVATTU    6QUENDAILYVATTU   7TIENNHANROI  8 LDGIADINH  (3.12)   9 KINHNGHIEM  10 HOCVAN  11KCTRUNGTAM   12 HOTRODAURA  13HOTRODAUVAO   Trong ô hình 3.12, biến phụ thuộc HIEUQUA là hiệu quả kinh tế trong sản xuất lúa của nông hộ (%) và được ước lượng bằng hàm lợi nhuận biên ngẫu nhiên (stochastic profit frontier function) với phần sai số hỗn hợp. Ý nghĩa các biến và kỳ vọng về dấu đối với các hệ số  i trong ô hình 3.12 được trình bày trong Bảng 3.2. Bảng 3.2. Kỳ vọng dấu của các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế trong sản xuất lúa của nông hộ Tên biến DIENTICH DIENTICH2 PTBANLUA Ý nghĩa Diện tích đất canh tác của nông hộ (1.000m2) Bình phương diện tích đất canh tác của nông hộ Là 1 nếu bán lúa trực tiếp cho DN và là 0 nếu ngược Kỳ vọng về dấu đối với các  i + – + Nghiên cứu Heltberg, 1998; Dorward, 1999 Heltberg, 1998; Dorward, 1999 Fafchapms & Hill, 2005 12 Tên biến PTCANHTAC TIENMUAVATTU QUENDAILYVATTU Ý nghĩa lại Là 1 nếu trồng lúa luân canh và là 0 nếu ngược lại Tỷ trọng số tiền mua chịu vật tư trong tổng số tiền mua vật tư nông nghiệp trong năm của nông hộ (%) Độ dài thời gian quen biết của nông hộ với đại lý vật tư (tháng) Kỳ vọng về dấu đối với các  i + – + TIENNHANROI Lượng tiền nhàn rỗi của nông hộ (triệu đồng) + LDGIADINH Số lao động gia đình tham gia sản xuất lúa (người) Kinh nghiệm trồng lúa của chủ hộ (năm) Học vấn của chủ hộ (số lớp học) + KCTRUNGTAM Khoảng cách từ nơi sinh sống của nông hộ đến thị tứ, thị trấn, thị xã hay thành phố (km) – HOTRODAURA Là 1 nếu có nông hộ nhận được hỗ trợ để tiếp cận thông tin thị trường đầu ra và là 0 nếu ngược lại + HOTRODAUVAO Là 1 nếu nông hộ được hỗ trợ kiến thức sử dụng yếu tố đầu vào và là 0 nếu ngược lại + KINHNGHIEM HOCVAN Nghiên cứu + + Klemick & Lichtenberg, 2008; Ma & cộng sự, 2014; Khor & Zeller, 2014 Lê hương inh & Cao Văn Hơn, 2013; Khor & Zeller, 2014 Feng & cộng sự, 2010; Rahman, 2003 Heltberg, 1998; Dorward, 1999 Labarthe & Laurent, 2013 Strauss & cộng sự, 1991; Huỳnh Trường Huy, 2007 Mu & van de Walle, 2007; Yamano & Kijima, 2010; Candelon & cộng sự, 2013 Poulton & cộng sự, 2010; Nguyễn Hữu Đặng, 2012; Genius & cộng sự, 2013; Elias & cộng sự, 2013 Strauss & cộng sự (1991); Elias & cộng sự (2013); Genius & cộng sự (2013) Nguồn: Tổng hợp từ các nghiên cứu được đề cập trong biểu bảng. 13 3.3. Phƣơng pháp nghiên cứu 3.3.1. Phƣơng pháp thu thập số liệu Số liệu thứ cấp. Số liệu thứ cấp của luận án được thu thập từ các cơ quan hữu quan. Số liệu sơ cấp. Để mẫu khảo sát có thể đại diện cho các nông hộ sản xuất lúa ở TP. Cần Thơ, luận án xác định c mẫu bằng cách sử dụng công thức của amane (1967): N N 114.733 (3.13) n    399 2 2 1 N  e 1  N  0,05 1  114.733  0,052 Trong đó, n là số nông hộ tối thiểu cần khảo sát, N là số nông hộ tham gia sản xuất lúa ở TP. Cần Thơ năm 2013 và e là sai số lấy mẫu. Do số nông hộ tham gia sản xuất lúa ở TP. Cần Thơ năm 2013 là 114.733 và sai số lấy mẫu là 0,05 nên số nông hộ tối thiểu cần khảo sát là 399 hộ.5 Vì vậy, tác giả tiến hành thu thập số liệu sơ cấp bằng cách phỏng vấn trực tiếp 815 nông hộ sản xuất lúa ở TP. Cần Thơ, thông qua phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên ở Vĩnh Thạnh, Cờ Đỏ, Thới Lai và hong Điền - bốn huyện chiếm hơn 80% diện tích và sản lượng lúa của thành phố.6 Phân phối mẫu khảo sát trên các huyện được trình bày trong Bảng 3.3. Bảng 3.3. Phân phối mẫu khảo sát trên các địa bàn (huyện)7 Huyện Cờ Đỏ hong Điền Thới Lai Vĩnh Thạnh Tổng cộng Số quan sát (hộ) 278 104 173 250 815 Tỷ trọng (%) 34,1 12,8 22,4 30,7 100,0 3.3.2. Phƣơng pháp phân tích số liệu - hương pháp thống kê mô tả được sử dụng nhằm mô tả thực trạng hoạt động sản xuất lúa của nông hộ. - Để ước lượng hiệu quả kinh tế của nông hộ sản xuất lúa TP. Cần Thơ, luận án sử dụng phương pháp ước lượng tham số thông qua hàm lợi nhuận biên ngẫu nhiên (stochastic profit frontier function) với phần sai số hỗn hợp. - Sau đó, luận án sử dụng phương pháp phân tích hồi quy Tobit để ước lượng ảnh hưởng của các yếu tố đến hiệu quả kinh tế của nông hộ sản xuất lúa TP. Cần Thơ. - Cuối cùng, luận án sử dụng kết quả nghiên cứu trên làm cơ sở khoa học để đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế cho nông hộ sản xuất lúa TP. Cần Thơ. 5 Nguồn: Cục Thống kê T . Cần Thơ. Nguồn: iên giám thống kê T . Cần Thơ, 2013. 7 hân phối mẫu này rất phù hợp với với diện tích đất lúa của các huyện được khảo sát ( iên giám thống kê T . Cần Thơ, 2013). 6 14 Chƣơng 4 THỰC TRẠNG SẢN XUẤT LÚA Ở THÀNH PH CẦN THƠ 4.2. Tình hình phát triển kinh tế Dân số và lao động. Theo Tổng cục Thống kê, dân số của TP. Cần Thơ năm 2013 là 1.232.260 người, mật độ 875 người/km2, gấp 2,04 lần mật độ dân số của vùng ĐBSCL (427 người). TP. Cần Thơ có nguồn lao động dồi dào. Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên chiếm đến 44,22% dân số. Song, lao động qua đào tạo nghề lại rất thấp, đa số là lao động phổ thông. Kết cấu hạ tầng. ước ta nói chung, TP. Cần Thơ nói riêng, hệ thống chính sách chưa quan tâm khuyến khích xây dựng kết cấu, một phần do tâm lý trông chờ ỷ lại vào Chính phủ. Thêm một lý do nữa là, thu nhập và tích lũy của doanh nghiệp và nông hộ còn rất thấp. Điều này làm cho hệ thống kết cấu hạ tầng nông thôn ở Cần Thơ khá kém phát triển và chưa đáp ứng nhu cầu sản xuất và kinh doanh lúa gạo. Điều này cũng lý giải một phần vì sao hiệu quả kinh tế và thu nhập của nông hộ ở TP. Cần Thơ còn thấp. Kinh tế. Từ sau khi trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, kinh tế của TP. Cần Thơ đã từng bước phát triển và chuyển dịch theo hướng tích cực, tăng trưởng kinh tế duy trì ở mức khá cao (trung bình đạt 13,79% năm). Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực. Đồng thời, thu nhập bình quân đầu người của thành phố tăng nhanh trong những năm gần đây, cụ thể là các năm 2010, 2011, 2012 và 2013 với tốc độ tương ứng là 8,43%, 16,55%, 19,03% và 13,37%. 4.3. Tình hình phát triển nông nghiệp ở TP. Cần Thơ Theo Cục thống kê TP. Cần Thơ, năm 2013 giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản (giá so sánh 2010) đạt 8.757,864 tỷ đồng, tăng 2,37% so với năm 2012. Sản xuất nông nghiệp ở TP. Cần Thơ cũng như sản xuất nông nghiệp ở các địa phương thuộc khu vực ĐBSCL chủ yếu được thực hiện bởi nông hộ. 4.4. Thực trạng sản xuất lúa ở TP. Cần Thơ Hiện nay, ở TP. Cần Thơ truyền thống trồng lúa vẫn là nghề chính trong sản xuất nông nghiệp. Do đó, cần phân tích thực trạng sản xuất, thị trường đầu vào (các yếu tố đầu vào) và đầu ra (kênh phân phối), cũng như những rủi ro của sản xuất và kinh doanh lúa gạo để nhận diện các yếu kém của nó. 4.4.1. Thị trƣờng yếu tố đầu vào + Về giống, theo Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2012), toàn vùng ĐBSCL chỉ có khoảng 30 - 37% nông hộ sử dụng giống lúa xác nhận, còn lại là tự lấy lúa của vụ này để làm giống cho vụ sau nên chất lượng chưa 15 cao, chủng loại gạo không đồng đều. + Về vật tư nông nghiệp, trong thực tế hệ thống phân phối vật tư nông nghiệp bao gồm nhiều cấp trung gian (từ nhà máy, công ty, đại lý cấp 1, cấp 2, cấp 3, v.v.) đều có nhiều cách thức tinh vi để khai thác những yếu điểm của người nông dân, như trình độ học vấn thấp, dễ tin và thiếu vốn kinh doanh triền miên. Do đó, thu nhập của nông hộ hầu như được dùng để trả cho các đại lý vật tư nông nghiệp. - Thị trường lao động. Do lao động trẻ nông thôn di cư ra thành thị tìm việc nên tình trạng thiếu lao động ở nông thôn là tất yếu và ngày một gay gắt. - Thị trường vốn. Đối với nông hộ trồng lúa ở TP. Cần Thơ, lượng vốn vay trung bình hàng năm của nông hộ là 63,84 triệu đồng. Trong đó, nguồn chính thức chỉ chiếm 23,4%, nguồn bán chính thức 1,4%, còn lại nguồn phi chính thức chiếm tới 75,2%.8 - Thị trường KH - CN. Quy mô hoạt động của thị trường KH - CN ở TP. Cần Thơ còn hạn chế bởi chủ yếu trông cậy vào nguồn kinh phí bao cấp ít ỏi của ngân sách. 4.4.2. Thực trạng kênh phân phối lúa gạo ở TP. Cần Thơ Nghiên cứu hệ thống phân phối lúa gạo ở TP. Cần Thơ cho thấy, mặc dù nông hộ là những người tạo ra những hạt lúa nhưng với lợi ích nhận được chỉ đứng thứ 4 trong 5 tác nhân của hệ thống phân phối (nông hộ, thương lái, cơ sở xay xát, người bán lẻ và công ty lương thực). Điều đó chứng tỏ hiệu quả sản xuất của nông hộ chưa tương xứng với những gì mà họ đã đầu tư, làm ảnh hưởng đến khả năng phát triển bền vững của ngành hàng lúa gạo. 4.4.3. Rủi ro trong sản xuất lúa của nông hộ ở TP. Cần Thơ Sản xuất lúa gạo của nông hộ cũng giống như sản xuất nông nghiệp nói chung, nhìn từ quan điểm của nông hộ, thường có các loại rủi ro sau: rủi ro sản xuất (đó là rủi ro do thời tiết, do thảm họa thiên nhiên, do ô nhiễm), rủi ro giá (do biến động của thị trường), rủi ro chính sách (do thể chế chính sách không phù hợp), rủi ro kỹ thuật (tiến bộ của khoa học kỹ thuật). 8 Nguồn: ết quả phân tích số liệu tự khảo sát năm 2013. 16 Chƣơng 5 ẢNH HƢỞNG CỦA CÁC YẾU T ĐẾN HI U QUẢ KINH TẾ TRONG SẢN XUẤT LÚA CỦA NÔNG H Ở THÀNH PH CẦN THƠ 5.1. Mô tả mẫu khảo sát 5.1.1. Đặc điểm chung Mục tiêu của phần này là mô tả các đặc điểm chung của mẫu khảo sát đối với 815 nông hộ sản xuất lúa ở TP. Cần Thơ. Số nhân kh u bình quân của các nông hộ là 4,7 người, trong đó số lao động tham gia trồng lúa chỉ là 2,2 người. Tuổi bình quân của chủ hộ là 53,1. Chủ hộ là nam chiếm 87,2% số nông hộ được khảo sát. Số năm tham gia hoạt động trồng lúa (kinh nghiệm) của chủ hộ là 27,4. Số năm đi học bình quân của chủ hộ là 6,9 và chỉ có 21,4% chủ hộ tốt nghiệp trung học cơ sở trở lên. 5.1.2. Kết quả sản xuất lúa của nông hộ Số liệu khảo sát cho thấy, có tới 88,5% nông hộ ở TP. Cần Thơ sản xuất lúa 3 vụ, do đó trên đồng ruộng lúc nào cũng có lúa. ết quả khảo sát còn cho thấy, chi phí sản xuất lúa vụ Đông xuân là 17,3 triệu đồng/ha (thấp hơn khoảng 6,3% so với chi phí sản xuất lúa vụ Hè thu và Thu đông), do Đông xuân là vụ có điều kiện tự nhiên thuận lợi nhất. Bảng 5.1. Chi phí sản xuất lúa phân theo vụ của nông hộ ở TP. Cần Thơ Khoản mục chi phí Phân bón Thuốc nông dược Thu hoạch Giống Lao động thuê Tưới tiêu Cày xới Tổng cộng Đông xuân Số tiền Tỷ (1.000 trọng đ/ha) (%) 5.587,1 32,3 4.664,5 27,0 2.156,4 12,5 1.859,9 10,7 1.161,2 6,7 610,5 3,5 1.264,9 7,3 17.304,5 100,0 Hè thu Số tiền Tỷ (1.000 trọng đ/ha) (%) 6.034,2 32,7 4.951,5 26,8 2.331,6 12,6 1.953,9 10,6 1.176,1 6,4 663,1 3,6 1.359,7 7,4 18.470,2 100,0 Thu đông Số tiền Tỷ (1.000 trọng đ/ha) (%) 6.062,8 32,8 4.907,1 26,6 2.313,6 12,5 1.994,1 10,8 1.180,2 6,4 660,1 3,6 1.350,4 7,3 18.468,2 100,0 Nguồn: Kết quả phân tích số liệu tự khảo sát năm 2013. Chi phí phân bón chiếm tỷ trọng cao nhất trong quá trình sản xuất lúa của nông hộ (hơn 32% tổng chi phí sản xuất lúa). Vụ Đông xuân có tỷ trọng chi phí phân bón thấp nhất (32,3%), tiếp đến là vụ Hè thu (32,7%) và cao nhất là vụ Thu đông do điều kiện sản xuất bất lợi hơn 2 vụ kia (32,8%). 17 Bảng 5.2. Hiệu quả tài chính trong sản xuất lúa nông hộ TP. Cần Thơ Tiêu chí Sản lượng lúa bán (tấn) Giá bán (1.000 đồng/kg) Doanh thu (triệu đồng) Chi phí sản xuất (triệu đồng) Lợi nhuận (triệu đồng) Lợi nhuận/chi phí (lần) Đông xuân 11,9 5,6 66,9 25,2 41,7 1,7 Thu đông 7,9 5,0 39,7 26,4 13,3 0,5 Hè thu 8,8 4,8 42,3 26,9 15,4 0,6 Nguồn: Kết quả phân tích số liệu tự khảo sát năm 2013. Do phần lớn nông hộ đều phải vay vốn để sản xuất lúa và thiếu kho bãi để bảo quản và dự trữ lúa nên họ thường phải bán lúa tươi, làm cho giá bán thấp và dễ bị thương lái ép giá. Trong đó, giá bán lúa vụ Đông xuân là cao nhất (5.600 đồng/kg), cao hơn 600 đồng/kg so với giá bán lúa vụ Hè thu và Thu đông. Vì vậy, Đông xuân là vụ lúa mang lại hiệu quả nhất cho nông hộ. Nguyên nhân là do vụ lúa Hè thu và Thu đông có điều kiện canh tác không thuận lợi như mưa bão, dịch bệnh xảy ra thường xuyên hơn làm cho ph m chất gạo thấp. 5.2. Ƣớc lƣợng hiệu quả kinh tế trong sản xuất lúa của nông hộ TP. Cần Thơ Kết quả ước lượng Mô hình (3.11) trình bày trong Bảng 5.3. cho thấy, hệ số ước lượng của hầu hết các biến trong mô hình nghiên cứu đều có ý nghĩa thống kê. Cụ thể, hệ số ước lượng của biến CPNONGDUOC có trị số dương (1  0,931) và hệ số ước 2 lượng của biến CPNONGDUOC có trị số âm ( 2  0,067) , cùng ở mức ý nghĩa 1%. Điều đó cho thấy, hiệu quả trong sản xuất lúa của nông hộ là hàm phi tuyến (có dạng ∩) của chi phí cho thuốc nông dược. Bảng 5.3. Kết quả ước lượng hiệu quả kinh tế trong sản xuất lúa của nông hộ Biến phụ thuộc:  - logarit tự nhiên lợi nhuận chu n hóa của nông hộ trồng lúa Biến số Hằng số C CPNONGDUOC 2 CPNONGDUOC CPGIONG 2 CPGIONG CPPHAN Đông xuân (1) 7,553*** (9,880) 0,985*** (3,990) -0,071*** (-3,400) 0,087 (1,170) -0,070 (-1,430) -0,769*** (-2,830) Hè thu (2) 7,887*** (8,700) 1,012*** (4,180) -0,073*** (-3,720) 0,054 (0,630) -0,166*** (-2,910) -0,695* (-1,910) Thu đông (3) 8,026*** (7,900) 0,833*** (2,920) -0,060** (-2,580) -0,035 (-0,340) -0,142** (-2,150) -0,697* (-1,690) Cả năm (4) 9,382*** (10,390) 0,931*** (3,720) -0,067*** (-3,260) 0,076 (0,940) -0,105** (-2,010) -0,693** (-2,060) 18 Biến số 2 CPPHAN CPLAODONG CPTUOITIEU CPTHUHOACH CPCAYXOI Số quan sát Giá trị  2 ức ý nghĩa mô hình Giá trị Log likelihood Hệ số Gamma Đông xuân (1) 0,461*** (4,100) -0,259** (-2,290) -0,163*** (-5,100) 0,007 (0,100) 0,013*** (3,040) 815 407,740 0,000 Hè thu (2) 0,437*** (3,310) -0,467*** (-3,230) -0,195*** (-4,870) -0,026 (-0,300) 0,003 (0,670) 795 251,680 0,000 Thu đông (3) 0,434*** (2,820) -0,286** (-2,140) -0,207*** (-4,210) -0,070 (-0,670) 0,011* (1,750) 690 204,230 0,000 Cả năm (4) 0,440*** (3,360) -0,340*** (-2,750) -0,207*** (-5,790) -0,055 (-0,710) 0,015*** (3,390) 815 313,530 0,000 -813,119 -985,707 -878,056 -882,689 0,730 0,858 0,855 0,769 Ghi chú: Các trị số trong ngoặc là giá trị kiểm định z. Hệ số Gamma ( ) được tính bằng công thức    u ( u   v ) . (***): mức ý nghĩa 1%; (**): mức ý nghĩa 5%; và (*): mức ý nghĩa 10%. Nguồn: Kết quả phân tích số liệu tự khảo sát năm 2013. 2 Hệ số ước lượng của biến CPGIONG có trị số âm ( 4  0,105) với mức ý nghĩa 2 2 2 5% nhưng hệ số ước lượng của biến CPGIONG lại không có ý nghĩa thống kê. hư vậy, chi phí đầu tư lúa giống có ảnh hưởng nghịch chiều đến hiệu quả của nông hộ sản xuất lúa. Hệ số ước lượng của biến CPPHAN có trị số âm ( 5  0,693) , có ý nghĩa thống 2 kê với mức ý nghĩa 5% và hệ số ước lượng của biến CPPHAN có trị số dương ( 6  0,440) với ý nghĩa 1%. Tuy phân bón giúp cho cây lúa đạt năng suất cao hơn nhưng, như vừa đề cập, hầu hết nông hộ đều sử dụng lượng phân bón cao hơn mức khuyến cáo nhiều và chi phí phân bón của nông hộ chiếm tỷ trọng cao nhất trong chi phí sản xuất lúa của hộ (Bảng 5.1). Hệ số ước lượng của biến CPLAODONG và biến CPTUOITIEU đều có trị số âm, lần lượt là  7  0,340 và  8  0,207 , cùng ở mức ý nghĩa 1%. Điều này cho thấy chi phí lao động và chi phí tưới tiêu đều có ảnh hưởng nghịch chiều đối với lợi nhuận trồng lúa của nông hộ. Ngoài ra, hệ số ước lượng của biến CPCAYXOI có trị số dương (10  0,015) ở mức ý nghĩa 1%. Chi phí cày xới đất có ảnh hưởng thuận chiều đến lợi nhuận sản xuất lúa của nông hộ. 19 Bảng 5.4. Mức hiệu quả kinh tế trong sản xuất lúa của nông hộ ở TP. Cần Thơ Mức hiệu quả (%) 90  100 80  < 90 70  < 80 60  < 70 50  < 60 < 50 Tổng cộng Số quan sát (hộ) 1 36 141 208 165 264 815 Tỷ trọng (%) 0,12 4,42 17,30 25,52 20,25 32,39 1 00,00 Nguồn: Kết quả phân tích số liệu tự khảo sát năm 2013. Bảng 5.4 cho thấy, chỉ có 0,12% nông hộ sản xuất lúa đạt mức hiệu quả kinh tế từ 90% đến 100%. Số hộ có mức hiệu quả kinh tế dưới 50% chiếm tỷ trọng khá cao (chiếm 32,39% số hộ được khảo sát). guyên nhân là do giá đầu vào, đầu ra có nhiều biến động và nông hộ không lựa chọn lượng đầu vào tối ưu và đầu ra hợp lý. Điều này cho thấy, tiềm năng cải thiện hiệu quả kinh tế để gia tăng lợi nhuận cho nông hộ sản xuất lúa ở TP. Cần Thơ còn rất lớn nếu chú trọng đến các khía cạnh được trình bày trong Bảng 5.5. Bảng 5.5. Hiệu quả kinh tế và đặc điểm của nông hộ trồng lúa ở TP. Cần Thơ Tiêu chí Tuổi chủ hộ Học vấn chủ hộ (lớp) Nhân kh u (người) Số lao động tham gia sản xuất lúa (người) Lượng tiền vay của hộ (triệu đồng/hộ) Tăng trưởng doanh thu bán lúa của hộ (%) Giá bán lúa của hộ (1.000 đồng/kg) < 50 52,5 6,5 Mức hiệu quả kinh tế trong sản xuất lúa (%) 50→ < 60 60→< 70 70→< 80 80→ < 90 90→100 55,6 52,8 52,0 53,5 44,0 6,4 7,2 7,3 8,3 12,0 4,4 4,6 4,8 4,9 5,0 4,0 2,2 2,3 2,2 2,2 2,4 2,0 41,8 52,5 63,3 89,4 172,6 359,1 9,6 14,7 9,3 20,6 14,3 21,1 5,1 5,1 5,2 5,3 5,1 6,3 Nguồn: Kết quả phân tích số liệu tự khảo sát năm 2013. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất