Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Tôn giáo, tín ngưỡng của cư dân vùng ven biển bạc liêu...

Tài liệu Tôn giáo, tín ngưỡng của cư dân vùng ven biển bạc liêu

.PDF
174
2804
117

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI TRƯƠNG THU TRANG TÔN GIÁO, TÍN NGƯỠNG CỦA CƯ DÂN VÙNG VEN BIỂN BẠC LIÊU LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án tiến sĩ “Tôn giáo, tín ngưỡng của cư dân vùng ngành: hóathân họcdưới sự hướng dẫn của ven biển Bạc Liêu” là côngChuyên trình nghiên cứuVăn của bản Mãvà số:TS. Trần62 31 Nam. 06 40Các số liệu, kết quả trình PGS.TS. Phạm Quỳnh Phương Văn bày trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ luận án cùng cấp nào trước đây. LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA HỌC Hà Nội, ngày 9 tháng 4 năm 2017 Nghiên cứu sinh NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS.TS. Phạm Quỳnh Phương Trương Thu Trang 2. TS. Trần Văn Nam HÀ NỘI - 2017 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành được luận án tiến sĩ “Tôn giáo, tín ngưỡng của cư dân vùng ven biển Bạc Liêu”, Nghiên cứu sinh đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ tận tình của tập thể hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Phạm Quỳnh Phương và TS. Trần Văn Nam. Do vậy lời cảm ơn đầu tiên Nghiên cứu sinh xin phép được gửi đến PGS.TS. Phạm Quỳnh Phương và TS. Trần Văn Nam, xin chân thành cảm ơn Thầy, Cô đã hướng dẫn cho Nghiên cứu sinh về phương pháp nghiên cứu, chia sẻ kinh nghiệm nghiên cứu, để Nghiên cứu sinh có thể độc lập nghiên cứu, sau khi tốt nghiệp có thể tự đứng trên đôi chân của mình. Trong quá trình học tập tại Khoa Văn hóa học – Học viện Khoa học Xã hội, Nghiên cứu sinh đã được Quý Thầy, Cô truyền đạt nhiều kiến thức, kinh nghiệm quý báu, Nghiên cứu sinh xin phép được gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Quý Thầy, Cô trong Khoa, cùng Quý Thầy, Cô đã tham gia giảng dạy Nghiên cứu sinh. Đồng thời, Nghiên cứu sinh cũng xin được bày tỏ lòng tri ân đối với Quý Thầy, Cô; Quý anh, chị làm việc tại các Phòng, Ban có liên quan, đã tạo điều kiện vô cùng thuận lợi để Nghiên cứu sinh hoàn thành các thủ tục hành chính trong quá trình học tập. Trân trọng kính chào! Hà Nội, ngày 9 tháng 4 năm 2017 Nghiên cứu sinh Trương Thu Trang MỤC LỤC Mở đầu ........................................................................................................................... 4 Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý luận và địa bàn nghiên cứu .................................................................................................................................. 7 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài ........................................ 7 1.2. Cơ sở lý luận ......................................................................................................... 17 1.2.1. Khái niệm công cụ .............................................................................................. 17 1.2.2. Cơ sở lý thuyết .................................................................................................... 21 1.3. Địa bàn nghiên cứu .............................................................................................. 31 1.3.1. Tên gọi Bạc Liêu ................................................................................................. 31 1.3.2. Lịch sử hình thành Bạc Liêu và vùng ven biển Bạc Liêu ................................... 36 1.3.3. Các tộc người vùng ven biển Bạc Liêu ............................................................... 42 Chương 2: Nhận diện tôn giáo, tín ngưỡng của cư dân vùng ven biển Bạc Liêu ............................................................................................................................... 51 2.1. Khái quát chung về tôn giáo, tín ngưỡng của cư dân vùng ven biển Bạc Liêu ............................................................................................................................... 51 2.2. Một số tôn giáo, tín ngưỡng tiêu biểu ................................................................. 57 2.2.1. Quán Âm Nam Hải.............................................................................................. 57 2.2.2. Thiên Hậu Thánh Mẫu ........................................................................................ 71 2.2.3. Thờ Cá Ông ......................................................................................................... 76 2.2.4. Cúng Thần Biển .................................................................................................. 78 Chương 3: Đặc điểm và chức năng của tôn giáo, tín ngưỡng vùng ven biển Bạc Liêu ........................................................................................................................ 85 3.1. Đặc điểm của tôn giáo, tín ngưỡng vùng ven biển Bạc Liêu ............................ 85 3.1.1. Thể hiện tính trọng Mẫu và nữ thần vùng biển ................................................... 85 3.1.2. Thể hiện triết lý âm dương .................................................................................. 89 3.1.3. Thể hiện sự tôn vinh văn hóa truyền thống của dân tộc ..................................... 91 3.2.Chức năng của tôn giáo, tín ngưỡng vùng ven biển Bạc Liêu .......................... 95 3.2.1. Sự bảo trợ thiêng liêng và huyền bí .................................................................... 95 3.2.2. Hòa hợp tộc người và kết nối cộng đồng .......................................................... 101 3.2.3. Khẳng định và bảo tồn bản sắc tộc người ......................................................... 103 3.2.4. Điều chỉnh hành vi và bồi dưỡng tình cảm đạo đức ......................................... 106 3.2.5. Du lịch tôn giáo, tín ngưỡng vùng ven biển Bạc Liêu trong đời sống đương đại ................................................................................................................................ 109 Chương 4: Giao lưu và tiếp biến văn hóa qua tôn giáo, tín ngưỡng vùng ven biển Bạc Liêu ............................................................................................................. 114 4.1. Những biểu hiện giao lưu và tiếp biến văn hóa qua tôn giáo, tín ngưỡng vùng ven biển Bạc Liêu ............................................................................................. 115 4.1.1. Truyện tích về nguồn gốc tôn giáo, tín ngưỡng ................................................ 115 4.1.2. Các hình thức phối thờ ...................................................................................... 118 4.1.3. Nghi lễ và lễ hội ................................................................................................ 120 4.2. Những nhân tố tác động đến giao lưu và tiếp biến văn hóa qua tôn giáo, tín ngưỡng vùng ven biển Bạc Liêu ......................................................................... 127 4.3. Sự biến đổi của tôn giáo, tín ngưỡng vùng ven biển Bạc Liêu và một số vấn đề đặt ra .............................................................................................................. 129 4.3.1. Sự biến đổi của tôn giáo, tín ngưỡng vùng ven biển Bạc Liêu ......................... 129 4.3.2. Một số vấn đề đặt ra .......................................................................................... 133 Kết luận ...................................................................................................................... 140 Danh mục công trình công bố của tác giả ............................................................... 143 Danh mục tài liệu tham khảo ................................................................................... 144 Phụ lục ........................................................................................................................ 155 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Kể từ khi loài người xuất hiện, thì những hình thức tôn giáo, tín ngưỡng, luôn là một bộ phận không thể thiếu trong cuộc sống con người, là nhu cầu tinh thần của nhân dân. Tôn giáo, tín ngưỡng phản ánh nếp cảm, nếp nghĩ của con người trước vũ trụ khôn cùng; phản ánh nỗi sợ hãi và lòng ước mong về một cuộc sống tốt đời đẹp đạo. Nghiên cứu tôn giáo, tín ngưỡng vì vậy có thể giúp chúng ta hiểu sâu sắc hơn tầm tư duy, nhận thức, quan niệm của con người về thế giới xung quanh. Nghiên cứu về tôn giáo, tín ngưỡng nói chung và tôn giáo, tín ngưỡng vùng biển đảo nói riêng từ lâu đã nhận được sự quan tâm của nhiều nhà khoa học. Thực tế cuộc sống đã chứng minh, khi đời sống càng nhiều bất an, may rủi khôn lường, nhất là đời sống của ngư dân và cư dân ven biển, thì các hoạt động cầu cúng càng diễn ra dày đặc hơn. Nghiên cứu tôn giáo, tín ngưỡng của cư dân và ngư dân biển đảo giúp lý giải nhiều chiều cạnh trong thực tế cuộc sống của họ. Bạc Liêu là một tỉnh thuộc duyên hải vùng đồng bằng sông Cửu Long, sở hữu đường bờ biển dài 56km, qua các huyện thị: Thành phố Bạc Liêu, Hòa Bình, Đông Hải; và vùng lãnh hải rộng hơn 20.000km2. Đây là tỉnh có thành phố ven biển.Vùng ven biển chính là vùng đất đầu tiên mà những cư dân khi đến nơi này khai phá đã chọn để định cư. Đến nay, vùng ven biển Bạc Liêu, nhất là thành phố Bạc Liêu – thành phố cách biển chỉ 8km, là nơi tập trung hầu hết các hoạt động kinh tế, văn hóa xã hội sôi động nhất tỉnh. Các hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng ven biển cũng nổi trội nhất, được nhiều người dân trong và ngoài tỉnh quan tâm nhất. Trong quá trình sinh sống tại đây, chúng tôi nhận thấy rằng một số tôn giáo, tín ngưỡng vùng ven biển càng lúc càng thu hút khách phương xa về đây chiêm bái, cầu cúng. Đặc biệt, trong vài năm trở lại đây, số lượng khách tham gia các hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng ven biển càng lúc càng gia tăng rất nhanh. Hiện tượng đó để lại trong chúng tôi nhiều câu hỏi. 1 Thứ nhất, vì sao có sự gia tăng đáng kể về số lượng người đến đây tín ngưỡng? Đời sống người dân nhiều bất an nên họ phải đến đây cầu an, giải nạn, hay do đời sống kinh tế tốt hơn nên họ có nhu cầu du lịch tâm linh? Thứ hai, vì sao một số tôn giáo, tín ngưỡng vốn là tôn giáo, tín ngưỡng vùng biển và ven biển, như tín ngưỡng Quán Âm Nam Hải, giờ đây lại trở thành tôn giáo, tín ngưỡng chung cho tất cả người dân trong và ngoài tỉnh? Người dân đã không chỉ thờ cúng Mẹ Nam Hải với mục đích phò trợ cho ngư dân ngoài khơi, mà đã xem đấy là vị Đức Phật có khả năng cứu rỗi cho tất cả mọi chúng sinh, nên không chỉ trong dịp lễ hội, mà cả trong những ngày thường vẫn có đông đảo người dân đến đây thực hành tôn giáo, tín ngưỡng. Nguyên do của sự biến đổi, quá trình biến đổi, và sự biến đổi ấy làm nên đặc trưng gì cho tôn giáo, tín ngưỡng ven biển nơi đây? Thứ ba, vùng này tín ngưỡng thờ Mẫu và Nữ thần rất nổi trội; các lễ hội, vía bà ở đây như lễ hội Quán Âm Nam Hải, vía Bà Thiên Hậu, vía Bà Chúa Xứ, vía Vạn Ban Ngũ Hành, vía Bà Thủy, phần lớn đều chọn 23 tháng 3 âm lịch hàng năm, mà đây vốn là ngày sinh của Bà Thiên Hậu – một vị nữ thần vốn của người Hoa. Vùng ven biển Bạc Liêu có sự cộng cư lâu đời của ba dân tộc: Kinh – Khmer – Hoa. Qua quá trình mở mang bờ cõi, suốt mấy trăm năm nay họ đã chịu ảnh hưởng tôn giáo, tín ngưỡng của nhau. Vậy sự nổi trội của nhân vật Bà Thiên Hậu có thể giải thích ra sao từ góc độ do giao lưu tiếp biến văn hóa? Với tất cả những câu hỏi trên, luận án chọn đề tài “Tôn giáo, tín ngưỡng của cư dân vùng ven biển Bạc Liêu” nhằm khám phá vị trí, vai trò, chức năng, tầm quan trọng của những thực hành tôn giáo, tín ngưỡng trong đời sống văn hóa và đời sống tâm linh của người dân ở đây; đồng thời tìm hiểu các biểu hiện giao lưu tiếp biến văn hóa qua tôn giáo, tín ngưỡng, từ đó góp phần nhận diện đặc trưng văn hóa biển Bạc Liêu nói riêng, cả nước nói chung. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của luận án “Tôn giáo, tín ngưỡng của cư dân vùng ven biển Bạc Liêu” là từ việc nhận diện và lý giải các hiện tượng tôn giáo, tín ngưỡng nơi đây, tìm hiểu các sắc thái văn hóa tộc người và những chiều cạnh khác nhau trong cuộc sống mưu sinh của con người nơi vùng đất mới, góp thêm một nghiên 2 cứu trường hợp cho sự khám phá vai trò của tôn giáo, tín ngưỡng trong đời sống văn hóa của cư dân ven biển. Để đạt được mục đích nghiên cứu nêu trên luận án đặt ra các nhiệm vụ nghiên cứu sau: - Nhận diện khái quát về tôn giáo, tín ngưỡng vùng ven biển Bạc Liêu. - Phân tích đặc điểm, vai trò và nhất là các chức năng của tôn giáo, tín ngưỡng nơi đây trong đời sống cư dân và ngư dân ven biển. - Tìm hiểu những biểu hiện giao lưu và tiếp biến văn hóa qua các thực hành tôn giáo, tín ngưỡng ven biển Bạc Liêu. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Các truyền thuyết, lễ hội, di tích và các thực hành liên quan đến tôn giáo, tín ngưỡng của cư dân và ngư dân ven biển Bạc Liêu, đặc biệt tập trung vào các tôn giáo, tín ngưỡng có ảnh hưởng nhiều như: Quán Âm Nam Hải, Thiên Hậu Thánh Mẫu, Thờ Cúng Cá Ông và Thần Biển. - Khách thể nghiên cứu: Cư dân vùng ven biển Bạc Liêu. Cư dân ở đây được xác định là cộng đồng ba dân tộc Kinh – Khmer – Hoa. Những cư dân này sống trong phạm vi ven biển (bán kính 10km tính từ mép nước biển lên đất liền), phần lớn là ngư dân, còn lại làm một số nghề nghiệp khác. - Phạm vi nghiên cứu: Vùng ven biển Bạc Liêu (được xác định là vùng địa lý trải dài trên 56 km đường bờ biển, trong bán kính 10km tính từ mép nước biển lên đất liền, qua ba huyện thị là: Thành phố Bạc Liêu, huyện Hòa Bình và huyện Đông Hải). Ngoài việc khảo sát để có cái nhìn khái quát theo diện rộng, chúng tôi tập trung vào một số điểm nghiên cứu như Quán Âm Phật Đài ở thành phố Bạc Liêu, Lăng Ông Duyên Hải ở Vĩnh Thịnh, Lăng Ông Nam Hải ở Gành Hào, Miếu thờ Thiên Hậu ở Gành Hào và khu vực diễn ra lễ hội Cúng Biển của người Khmer ở xã Hiệp Thành, vì nơi đây tập trung nhiều hiện tượng tôn giáo, tín ngưỡng đặc trưng của vùng. 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu Để có cái nhìn cụ thể và chân thực về các hình thức thực hành tôn giáo, tín ngưỡng đang diễn ra, đề tài sử dụng cách tiếp cận liên ngành, nhưng đặc biệt sử 3 dụng các phương pháp nghiên cứu định tính như điền dã dân tộc học, quan sát, phỏng vấn sâu. Chúng tôi đã tham dự các thực hành tôn giáo, tín ngưỡng trong các hoạt động lễ hội, các ngày vía Bà, các hoạt động cầu cúng trong ngày thường, thực hiện ghi hình, phỏng vấn nhanh một số đối tượng như người đi lễ, người tham gia thực hiện các nghi thức trong lễ hội (Cung nữ, Hội bà, Quân sĩ…), người chuẩn bị các thức cúng. Với đối tượng này chúng tôi thực hiện phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên, với những ai thuận tiện để khảo sát chúng tôi sẽ lập tức phỏng vấn nhanh để thu thập thông tin. Chúng tôi chọn mẫu không quy định rõ về số lượng, mà phỏng vấn đến khi nhận thấy thông tin lặp lại nhiều thì chúng tôi dừng lại. Cụ thể đã phỏng vấn tổng cộng 52 người (Trong đó: Người đi lễ: 38 (khảo sát 4 lễ hội lớn); Người tham gia thực hiện nghi lễ: 10; Người chuẩn bị các thức cúng: 4 người). Với đối tượng là người chủ lễ, người trông coi cơ sở thờ tự, Ban hương lễ, Ban tổ chức lễ hội, nhà nghiên cứu về lĩnh vực này ở Bạc Liêu và một vài người am hiểu về các loại hình tôn giáo, tín ngưỡng nơi đây, chúng tôi thực hiện phỏng vấn sâu, phỏng vấn theo vấn đề đã được chuẩn bị trước. Tổng cộng đã phỏng vấn 33 người (Trong đó: Chủ lễ: 4; Người trông coi cơ sở thờ tự: 9; Ban hương lễ: 6; Ban tổ chức lễ hội: 6; Nhà nghiên cứu về lĩnh vực này ở Bạc Liêu: 4; Một vài người am hiểu về các loại hình tôn giáo, tín ngưỡng nơi đây: 4). Sử dụng các phương pháp này, chúng tôi đã thường xuyên ghé lại, đến thăm hỏi, trò chuyện nhiều lần để đánh giá được độ chân thực của thông tin nhận được, quan sát được những thực hành tôn giáo, tín ngưỡng của người dân không chỉ trong nghi lễ lúc hội hè đình đám, mà còn trong cuộc sống đời thường. Khi đến địa bàn khảo sát, chúng tôi được Ban tổ chức, Ban Hương lễ, Ban trị sự các cơ sở thờ tự tiếp đón nồng nhiệt khi hiểu về mục đích nghiên cứu mà tôi đã trình bày. Chúng tôi đã được tạo điều kiện tốt nhất để tham dự nghi lễ, ghi hình, phỏng vấn… Nhưng chúng tôi cũng gặp khó khăn bởihọ cho rằng những hoạt động tín ngưỡng như lên đồng, nhập xác khi ra khơi Nghinh Ông, hoặc cúng Bà Nam Hải lúc 12h khuya là “mê tín dị đoan” nên cố tình che giấu các hoạt động đó, chỉ đến khi tôi tiếp cận người dân địa phương, trong vai trò người đi lễ từ phương xa tới, thì 4 chúng tôi mới được họ chỉ bảo về những hiện tượng, những thực hành văn hóa đó của người dân nơi đây. Ngoài tư liệu điền dã, đề tài này cũng sử thu thập số liệu thứ cấp qua sách, báo, tạp chí (chủ yếu là những tạp chí chuyên ngành văn hóa dân gian và tạp chí tôn giáo), kể cả những tài liệu được in ấn và lưu hành nội bộ. Nguồn tài liệu này được thu thập chủ yếu ở các thư viện, Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch Bạc Liêu, Ban Tôn giáo Bạc Liêu. Đó là các công trình nghiên cứu khoa học, sách, báo, tạp chí viết về tôn giáo, chức năng của tôn giáo, tín ngưỡng; Các công trình nghiên cứu về văn hóa, về tôn giáo, tín ngưỡng ở Bạc Liêu; Địa chí địa phương Bạc Liêu.v.v. Ngoài ra, chúng tôi đã sử dụng phương pháp liên ngành để hỗ trợ cho việc tìm hiểu, phân tích vấn đề. Với mỗi tôn giáo, tín ngưỡng vùng ven biển Bạc Liêu, chúng tôi đều phải đặt đối tượng vào bối cảnh lịch sử, xã hội, nơi hiện tượng đó diễn ra, để có đầy đủ cơ sở lý luận và thực tiễn trong việc lý giải vấn đề. Chẳng hạn chúng tôi sử dụng phương pháp nghiên cứu lịch sử để thấy được quá trình hình thành và phát triển, sự biến đổi của tôn giáo, tín ngưỡng vùng ven biển Bạc Liêu. Qua đó hiểu được sự giao lưu tiếp biến văn hóa trong phạm vi nghiên cứu của chúng tôi đã diễn ra như thế nào và có điểm gì đặc biệt. Hoặc ứng dụng tâm lý học tôn giáo để thấy được tâm tư, tình cảm của người dân khi thực hành các tín ngưỡng, hoặc quy tụ về những hình thức tôn giáo khác nhau. 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án - Luận án là công trình đầu tiên nghiên cứu chuyên sâu về tôn giáo, tín ngưỡng vùng ven biển Bạc Liêu. Trên cơ sở phân tích, so sánh những đặc điểm của tôn giáo, tín ngưỡng vùng ven biển Bạc Liêu với những đặc điểm của tôn giáo, tín ngưỡng các vùng ven biển khác ở Việt Nam, luận án nhận diện những đặc trưng, điểm đặc biệt của tôn giáo, tín ngưỡng vùng ven biển Bạc Liêu, qua đó góp phần khái quát nên diện mạo văn hóa ven biển Bạc Liêu. - Qua việc tìm ra vai trò, chức năng của những thực hành tôn giáo, tín ngưỡng trong đời sống văn hóa, đặc biệt là đời sống tâm linh của người dân ven biển Bạc Liêu, luận án góp phần lý giải hiện tượng vì sao trong những năm gần đây 5 có một số hiện tượng tôn giáo, tín ngưỡng vùng ven biển Bạc Liêu ngày càng thu hút đông đảo các đối tượng khác nhau tham gia. - Luận án là một nghiên cứu trường hợp về sức sống của tôn giáo, tín ngưỡng ở một vùng ven biển, từ đó hiểu được vai trò của tôn giáo, tín ngưỡng trong đời sống Việt nam đương đại. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án - Ý nghĩa lý luận: Luận án góp một cái nhìn về việc lý giải ý nghĩa các thực hành tôn giáo, tín ngưỡng vùng ven biển Bạc Liêu nói riêng, cả nước nói chung. Luận án cũng đóng góp về mặt lý luận xoay quanh vấn đề giao lưu và tiếp biến văn hóa giữa các tộc người khác nhau, giữa các cư dân đến từ nhiều vùng đất khác nhau, giữa các loại hình, các thực hành tôn giáo, tín ngưỡng khác nhau. Ngoài ra, luận án cũng góp phần nhận diện một số khía cạnh của văn hóa biển Việt Nam và sự biến đổi văn hóa biển trong đời sống đương đại. - Ý nghĩa thực tiễn: Luận án sẽ là nguồn tài liệu tham khảo cho các nhà quản lý văn hoá, cho công việc giảng dạy và nghiên cứu có liên quan về vấn đề văn hóa biển, tôn giáo, tín ngưỡng ven biển. 7. Cơ cấu của luận án Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận án bố cục gồm 4 chương: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý luận và địa bàn nghiên cứu. Chương 2: Nhận diện tôn giáo, tín ngưỡng của cư dân vùng ven biển Bạc Liêu. Chương 3: Đặc điểm và chức năng của tôn giáo, tín ngưỡng vùng ven biển Bạc Liêu Chương 4: Giao lưu và tiếp biến văn hóa qua tôn giáo, tín ngưỡng vùng ven biển Bạc Liêu 6 CHƯƠNG 1 TỐNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu Tôn giáo, tín ngưỡng, thuộc lĩnh vực văn hóa tâm linh, vốn có sức cuốn hút mạnh mẽ đối với nhiều nhà nghiên cứu. Tôn giáo, tín ngưỡng là một bộ phận không thể thiếu trong đời sống con người, nó cũng quan trọng như các yếu tố vật chất cần thiết cho con người. Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu xoay quanh lĩnh vực này, chẳng hạn như một số công trình nghiên cứu những vấn đề cơ bản, mang tính lý luận về tôn giáo, tín ngưỡng, như: Tôn giáo – Lý luận xưa và nay [Nhiều tác giả, 2005], Lý giải tôn giáo [Trác Tân Bình, 2007], Tôn giáo học nhập môn [Đỗ Minh Hợp chủ biên, 2009], Lý luận về tôn giáo và tình hình tôn giáo ở Việt Nam [Đặng Nghiêm Vạn, 2001], “Nhìn lại một thế kỉ nghiên cứu tín ngưỡng dân gian” [Ngô Đức Thịnh và Phạm Quỳnh Phương, 2007], Vấn đề tôn giáo trong cách mạng Việt Nam – Lý luận và thực tiễn [Đỗ Quang Hưng, 2008], Một số tôn giáo ở Việt Nam [Nguyễn Thanh Xuân, 2008], Tín ngưỡng tôn giáo và thực hiện chính sách tín ngưỡng tôn giáo ở Việt Nam hiện nay [Nguyễn Minh Khải, 2013]... Những công trình này, từ nhiều góc độ khác nhau, đã lý giải rõ khái niệm, bản chất, đặc trưng, chức năng, vai trò... của tôn giáo, tín ngưỡng. Bên cạnh đó, nghiên cứu về văn hóa biển và tôn giáo, tín ngưỡng ven biển ở Việt Nam tuy chưa nhiều nhưng đến nay cũng đã có ít nhiều thành tựu. Nhiều công trình đã chú ý khảo sát thực địa, điền dã dân tộc học để nắm thực tiễn.Tìm hiểu về văn hóa biển Việt Nam đã có nhiều công trình quan tâm đến các khía cạnh khác nhau như lý giải nhận thức về văn hóa biển, đảo [Phan Ngọc 2006, Nguyễn Thị Hải Lê 2010, Nguyễn Văn Kim 2011]; Nghiên cứu lịch sử các vùng biển, đảo Việt Nam [Nguyễn Công Bằng 2007, Dư Văn Toản 2010, Lâm Thị Mỹ Dung 2011, Lại Văn Tới 2011]; Khảo sát đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội, đặc điểm, văn hóa ứng xử với biển của ngư dân và cư dân ven biển [Trần Hồng Liên 2004, Phan Thị Yến Tuyết 2010, Nguyễn Hữu Nghị 2010]; Tìm hiểu các phương tiện và phương thức di 7 chuyển, khai thác nguồn lợi từ biển [Ngô Đức Thịnh - Nguyễn Việt 1984, Li Tana 2002, Nguyễn Viết Trung 2007]. Trong các công trình nêu trên, chúng tôi khảo sát thấy một số vấn đề nổi bật liên quan đến việc giải quyết vấn đề nghiên cứu của luận án. Thứ nhất, vấn đề khái niệm về tôn giáo, tín ngưỡng, đến nay vẫn còn gây tranh luận, hoặc nói khác đi là còn tồn tại nhiều cách hiểu khác nhau về các thuật ngữ này. Chẳng hạn, Léopold Cadière [1997] không dùng từ Tín ngưỡng, ông dùng từ Tôn giáo với nghĩa từ này đã bao hàm tín ngưỡng; Đặng Nghiêm Vạn [2001] dùng từ Tín ngưỡng với nghĩa đó là niềm tin tôn giáo, và ông cho rằng không nên phân biệt tôn giáo và tín ngưỡng, cũng không nên có sự phân định thấp – cao giữa tín ngưỡng và tôn giáo; Ngô Đức Thịnh [2001] cũng đồng quan điểm với việc hiểu tín ngưỡng là niềm tin vào cái thiêng, tuy nhiên tác giả cho rằng có sự phân biệt giữa tín ngưỡng và tôn giáo, chẳng hạn như thờ Mẫu, thờ cúng Tổ tiên... là tín ngưỡng, còn Đạo Phật, Thiên Chúa Giáo... là tôn giáo; Nhiều học giả khác ở Việt Nam cũng đồng quan điểm với tác giả Ngô Đức Thịnh, như Nguyễn Thanh Xuân (2008) khi biên soạn công trình Một số tôn giáo ở Việt Nam, đã kể đến các tôn giáo: Đạo Phật, Đạo Công Giáo, Đạo Tin lành, Đạo Cao Đài, Phật giáo Hòa Hảo, Đạo Hồi. Trong những ý kiến tranh luận nêu trên, mỗi tác giả đều có cơ sở lý luận riêng. Tất cả những tranh luận đó đều là những tri thức bổ ích giúp chúng tôi nhìn nhận vấn đề từ nhiều chiều kích khác nhau, là cơ sở lý luận quan trọng để chúng tôi tham khảo trong việc hiểu và lý giải về đối tượng nghiên cứu. Thứ hai, vấn đề đặc trưng đời sống tôn giáo, tín ngưỡng ở Việt Nam. Các tác giả đều nhận thấy rằng Việt Nam dung hợp nhiều hình thức tôn giáo, tín ngưỡng [Toan Ánh 1992, Léopold Cadière 1997, Đặng Nghiêm Vạn 2001, Ngô Đức Thịnh 2001... ]. Nguyễn Thừa Hỷ (2012) đã đặc biệt nhấn mạnh đến tính cộng đồng đa nguyên trong tín ngưỡng tâm linh người Việt, còn Léopold Cadière (1997) đã nhìn nhận, phân tích một cách thấu đáo về tôn giáo, tín ngưỡng của người An Nam theo cách gọi xưa. Tác giả đã chỉ ra rằng những thực hành tôn giáo, tín ngưỡng của người dân nơi đây có sự dung hợp, tiếp nhận nhiều hình thức tôn giáo, tín ngưỡng 8 trên thế giới, theo tinh thần khoan dung văn hóa, đấy cũng là nét đẹp trong tín ngưỡng Việt Nam. Như vậy, tại Bạc Liêu, sự giao thoa văn hóa giữa ba dân tộc vùng ven biển, Kinh – Khmer – Hoa được biểu hiện qua việc họ tiếp nhận những hình thức tôn giáo, tín ngưỡng của nhau cũng là một biểu hiện của tinh thần khoan dung văn hóa.Tuy nhiên nguyên nhân của việc giao thoa, tiếp xúc và tiếp biến các tôn giáo, tín ngưỡng giữa ba dân tộc nêu trên tại vùng ven biển Bạc Liêu cũng còn nhiều điều phải bàn thêm. Chẳng hạn quá trình khai hoang mở đất và bắt đầu sự cộng cư cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến việc giao thoa văn hóa. Trong quá trình nghiên cứu chúng tôi cũng sẽ lưu ý đến những điều này. Thứ ba, vấn đề mối quan hệ giữa tôn giáo với các tác nhân bên ngoài, trong đó có kinh tế thị trường, cũng là một vấn đề nổi lên hiện nay và được thể hiện trong nhiều nghiên cứu. Nếu như trước đây, Léopold Cadière [1997] đã nhận thấy rằng, tại Việt Nam, mọi hình thức tín ngưỡng được thực hành bằng những nghi lễ khác nhau thường nhằm mục đích trong sáng là tìm sự an định tinh thần trong một thế giới quá nhiều khổ ải. Thì bây giờ, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, tôn giáo, tín ngưỡng ở Việt Nam đang phải chịu tác động từ nhiều phía, mà kinh tế thị trường là nhân tố ảnh hưởng vô cùng mạnh mẽ. Sự tác động đó có tính hai mặt; Một mặt khiến cho nhiều người quan tâm nhiều hơn đến tôn giáo, tín ngưỡng, góp phần khôi phục, gìn giữ những giá trị văn hóa truyền thống; Mặt khác khiến cho nhiều người thực hiện việc cầu cúng, hoặc việc tổ chức các nghi lễ trong tôn giáo, tín ngưỡng, không còn nhằm mục đích trong sáng là tìm sự an định tinh thần, mà còn vì nhiều nguyên do khác, chẳng hạn là vì mục đích sinh lợi cho một tổ chức hoặc một cá nhân nào đó, mà việc thương mại hóa lễ hội là một trong những minh chứng [Ngô Đức Thịnh 2002, Lê Hồng Lý 2008, Nguyễn Xuân Hồng 2010, Lê Thanh Tùng 2012, Nguyễn Xuân Kính 2013]. Các tác giả trong khi bàn luận còn đặt ra một vấn đề là, làm thế nào để giữ vững vẻ đẹp tinh túy, truyền thống của những thực hành tôn giáo, tín ngưỡng. Trả lời cho câu hỏi đó, chúng tôi nghĩ, là trách nhiệm không của riêng ai. Và từ những nghiên cứu này, chúng tôi cũng có thêm nhiều suy nghĩ về những biểu hiện thương mại hóa lễ hội tín ngưỡng hiện nay, phải chăng lễ hội tín 9 ngưỡng ở Bạc Liêu với những biểu hiện đang có cũng là một hình thức thương mại hóa?, và nếu vậy thì điều đó có ảnh hưởng gì đến vẻ đẹp của một lễ hội tín ngưỡng truyền thống không?. Thứ tư, vấn đề thờ Mẫu và Nữ thần là một đối tượng nghiên cứu nổi bật trong suốt thời gian qua. Kể cả hiện nay đối tượng này vẫn chưa giảm sức hút đối với nhiều nhà nghiên cứu. Có thể kể đến một số tác giả có đóng góp cho lĩnh vực này như: Văn Đình Hy (1978), Nguyễn Văn Huyên (1996), Nguyễn Hữu Thông (2001), Trần Hồng Liên (2006), Vũ Ngọc Khánh (2012).... Trong đó, Ngô Đức Thịnh vốn là tác giả có nhiều đóng góp trong việc nhìn nhận, phân tích, lý giải những vấn đề xoay quanh tôn giáo, tín ngưỡng. Trong đó, Đạo Mẫu là một chủ đề nghiên cứu xuyên suốt trong nhiều năm của tác giả này. Đạo Mẫu Việt Nam [Ngô Đức Thịnh (Chủ biên) 2012] là công trình được tái bản lần thứ tư. Với tên sách mới này (lần 1 và 2 là Đạo Mẫu ở Việt Nam; lần 3 là Đạo Mẫu), tác giả nhằm khẳng định “Tuy thờ Mẫu là hiện tượng khá phổ biến trên thế giới, nhưng ở Việt Nam đã hình thành và định hình một tín ngưỡng thờ Mẫu (nữ thần) của mình, với những bản sắc riêng” [112 ;IO]. Lần này tác giả đã ứng dụng lý thuyết xã hội tổng thể của M.Mauss để nghiên cứu các chiều kích khác nhau, sự ảnh hưởng khác nhau của môi trường, xã hội và văn hóa đến Đạo Mẫu Việt Nam. Do đó sách là một nguồn tài liệu quý giá giúp tham chiếu những vấn đề về đạo Mẫu từ Bắc chí Nam, cung cấp những cứ liệu khoa học và thực tiễn cho việc lý giải tục thờ Mẫu, trong đó có các nữ thần ven biển. Tuy nhiên do vấn đề nghiên cứu của đề tài là rất rộng, điều kiện khảo sát thực tiễn tại ba vùng Bắc, Trung, Nam chưa đầy đủ, nên dù trải qua hơn 10 năm, sau nhiều lần tái bản thì một số hiện tượng thờ Mẫu tiêu biểu ở miền Nam vẫn chưa được đề cập, và thờ Mẫu – Mẹ Nam Hải ở Bạc Liêu là một trong những khoảng trống đó. Nhìn chung, các công trình đều khẳng định, tôn giáo, tín ngưỡng cần cho cuộc sống con người. Dù khoa học kỹ thuật phát triển, xã hội hiện đại thì tôn giáo, tín ngưỡng, những yếu tố “ma thuật” cũng không vì thế mà mất đi, thậm chí còn có xu hướng phát triển. Tôn giáo, tín ngưỡng trong đời sống hiện đại vẫn phát huy vai trò của mình trong an định tinh thần cho con người. 10 Như vậy, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về tôn giáo, tín ngưỡng, cả ở Việt Nam và trên thế giới. Những công trình này đã nghiên cứu tôn giáo, tín ngưỡng từ nhiều góc độ khác nhau. Đó sẽ là những tiền đề lý luận giúp soi chiếu vấn đề nghiên cứu của chúng tôi. Bên cạnh đó, nghiên cứu về văn hóa biển và tôn giáo, tín ngưỡng ven biển ở Việt Nam tuy chưa nhiều nhưng đến nay cũng đã có ít nhiều thành tựu. Nhiều công trình đã chú ý khảo sát thực địa, điền dã dân tộc học để nắm thực tiễn. Thật sự đó là nguồn tài liệu quý báu để chúng tôi tham khảo. Tìm hiểu về văn hóa biển Việt Nam, nhiều công trình quan tâm: Lý giải nhận thức về văn hóa biển, đảo [Phan Ngọc 2006, Nguyễn Thị Hải Lê 2010, Nguyễn Văn Kim, 2011]; Nghiên cứu lịch sử các vùng biển, đảo Việt Nam [Nguyễn Công Bằng 2007, Dư Văn Toản 2010, Lâm Thị Mỹ Dung 2011, Lại Văn Tới 2011]; Khảo sát đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội, đặc điểm, văn hóa ứng xử với biển của ngư dân và cư dân ven biển [Trần Hồng Liên 2004, Phan Thị Yến Tuyết 2010, Nguyễn Hữu Nghị 2010]; Tìm hiểu các phương tiện và phương thức di chuyển, khai thác nguồn lợi từ biển [Ngô Đức Thịnh - Nguyễn Việt 1984, Li Tana 2002, Nguyễn Viết Trung 2007]. Dựa trên cơ sở của những chuyến thực địa tại chín làng ven biển, thuộc vùng từ Quảng Ninh đến Thừa Thiên Huế, Văn hóa dân gian làng ven biển [Trung tâm Khoa học xã hội và nhân văn Quốc gia - Viện Nghiên cứu văn hóa dân gian 2000], đã phác thảo diện mạo văn hóa dân gian của các làng này. Tuy chưa thể phản ánh một cách trọn vẹn các yếu tố văn hóa dân gian của mỗi làng, cũng như chưa có điều kiện khảo sát các làng ven biển từ Đà Nẵng đến Cà Mau, nhưng những kết quả khảo sát tại chín làng nói trên đã giúp người đọc có cái nhìn tổng quan về văn hóa dân gian của các làng ven biển tại Việt Nam. Đấy cũng sẽ là một trong những cơ sở giúp so sánh văn hóa dân gian của các làng ven biển trong cả nước, trong đó có các làng ven biển phía Nam. Trong công trình này, hẳn nhiên các tác giả đã đề cập đến tôn giáo, tín ngưỡng của cư dân ven biển, đồng thời chỉ rõ những hình thức sinh hoạt tôn giáo, tín ngưỡng của một số làng ven biển Việt Nam. Cùng hướng nghiên cứu này, Văn hóa dân gian của cư dân ven biển Quảng Ngãi - Luận án Tiến sĩ Lịch sử 11 [Nguyễn Đăng Vũ 2003], Văn hóa dân gian người Bồ Lô ven biển Hà Tĩnh - Luận án Tiến sĩ Văn hóa học [Phạm Thanh Tịnh 2012]... cũng có nhiều đóng góp trong việc nghiên cứu các thành tố văn hóa dân gian tại một vùng biển, ven biển cụ thể. Những công trình này cũng có tính tiêu biểu để hiểu về các hiện tượng văn hóa dân gian ven biển trong cả nước. Nối tiếp những công trình nghiên cứu về văn hóa biển tại miền Bắc, Văn hóa biển miền Trung và văn hóa biển Tây Nam Bộ (Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam 2008) đã giúp người đọc nhận diện những vấn đề về văn hóa biển tại miền Trung và vùng Nam Bộ. Công trình tập hợp những bài viết, những nghiên cứu nhằm tìm hiểu tri thức về biển, cách ứng xử, lối sống... của con người vùng biển và ven biển. Nếu như Nguyễn Duy Thiệu cung cấp một cái nhìn toàn cảnh về Cộng đồng ngư dân ở Việt Nam [2002] qua việc khảo sát một số làng chài, thì Trần Hồng Liên đã giới thiệu riêng về Cộng đồng ngư dân Việt ở Nam Bộ [Trần Hồng Liên (Chủ biên) 2004], qua nghiên cứu trường hợp ở xã Phước Tỉnh, huyện Long Đất, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu và xã Vàm Láng, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang. Trên cơ sở am hiểu thực tiễn vùng biển và ven biển Nam Bộ, đặc biệt là tại địa điểm khảo sát, nhóm tác giả trong công trình này đã khái quát diện mạo, đặc trưng cơ bản của ngư dân nơi đây. Riêng về tôn giáo, tín ngưỡng vùng ven biển, đây là chủ đề được khá nhiều nhà nghiên cứu quan tâm [Lê Quang Nghiêm 1970, Nguyễn Xuân Hương 2009, Dương Hoàng Lộc 2009, Nguyễn Thanh Lợi 2002, Phan An – Đinh Văn Hạnh 2004, Phan Thị Yến Tuyết 2010, Phạm Thanh Tịnh 2012, Phạm Tấn Thiên 2012...]. Các công trình này qua miêu tả, phân tích, so sánh những hiện tượng văn hóa dân gian của cư dân ven biển, các tác giả đã phác thảo diện mạo, đồng thời chỉ ra những giá trị đặc trưng của một số hiện tượng văn hóa dân gian mỗi vùng. Khi đề cập đến tín ngưỡng dân gian, các tác giả đều thống nhất rằng, do đời đi biển lắm bất trắc, nhiều may rủi khó lường, nên cộng đồng cư dân ven biển thường tiến hành nhiều hoạt động thờ cúng với mục đích cầu an. Tín ngưỡng ven biển thường bao gồm: Thờ Mẫu, thờ Cá Ông, thờ Quan Công, thờ âm hồn... Họ thường tiến hành nhiều hoạt động thờ cúng như: Lễ hội, hát bội, múa bóng... Khi nói về tín ngưỡng dân 12 gian, về hoạt động thờ cúng, tác giả Phạm Thanh Tịnh [2012] cho rằng có hai loại “ma” được thờ cúng, đó là tổ tiên và “bề trên”, tức thần biển – ma thiện, và do tâm lý lo sợ nên làm việc gì họ cũng cúng bái. Ngoài ra còn có “ma ác” như ma cụt đầu, ma trơi... cũng được họ thường xuyên cúng bái nhưng không lập bàn thờ. Về tục thờ cá Ông, Nguyễn Thanh Lợi là tác giả có rất nhiều đóng góp trong nghiên cứu đối tượng này. Dựa vào những cứ liệu trong thư tịch xưa và những khảo sát điền dã của một số tác giả vùng Tây Nam Bộ, tác giả đã có những phân tích, những nhận định thấu đáo về nguyên do của tục thờ, nghi thức cúng tế, những điểm tương đồng và khác biệt giữa miền Nam Trung Bộ và Đông Nam Bộ so với vùng Tây Nam Bộ trong tục thờ cá Ông. Song song đó, khi khảo cứu về tôn giáo, tín ngưỡng, vùng biển và ven biển Nam Bộ, tác giả Phan Thị Yến Tuyết (2006) đã nhận định rằng, bắt nguồn từ văn hóa biển miền Trung, văn hóa biển Nam Bộ có nhiều điểm tương đồng, nên để tìm điểm đặc thù riêng thì trong khi nghiên cứu văn hóa biển Nam Bộ, “điều mà các nhà khoa học chú ý là sự thay đổi trong cái nhìn về biển cả trong tâm thức ngư dân Việt, trong hành trình xuôi về Nam Bộ” [131; 460]. Ngoài ra, để hiểu thêm về đặc trưng và sự giao thoa văn hóa giữa ba dân tộc vùng Nam Bộ nói chung, Bạc Liêu nói riêng, qua tôn giáo, tín ngưỡng, chúng tôi cũng tham khảo thêm những công trình nghiên cứu về văn hóa Nam Bộ, tiêu biểu là Văn hóa Nam Bộ trong không gian xã hội Đông Nam Á [Nhiều tác giả 2000]. Nhằm mục đích tìm hiểu, bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, công trình này đã “thể hiện sự phong phú các loại hình văn hóa của nhân dân Nam Bộ” như lời nhận định của Nhà xuất bản. Trong đó có phong tục tập quán, lễ hội, tôn giáo... Quá trình hình thành, phát triển, đặc điểm và ảnh hưởng của các loại hình văn hóa nói trên đến cuộc sống cư dân nơi đây đã được các bài viết tập trung làm rõ. “Các bài viết cũng gợi mở và lý giải một số vấn đề khoa học về mối quan hệ giữa văn hóa Nam Bộ với văn hóa của các nước Đông Nam Á”. Công trình vì vậy cung cấp những tri thức đa diện, nhiều chiều về nền văn hóa Nam Bộ trong cái nhìn tương quan so sánh với vùng văn hóa của các quốc gia Đông Nam Á. 13 Đặc biệt, những bài viết: “Hội nhập văn hóa Đông Nam Á trong Phật giáo Nam Bộ” (Trần Hồng Liên); “Một vài nguyên nhân dẫn đến hạn chế ảnh hưởng của các tôn giáo người Việt đến các tộc người khác ở ĐBSCL” (Ngô Văn Lệ); “Lễ hội dân gian người Việt ở Nam Bộ: Yếu tố góp phần hình thành vùng văn hóa Nam Bộ Nét “gạch nối” của văn hóa Việt Nam và Đông Nam Á” (Huỳnh Quốc Thắng); “Văn hóa truyền thống của người Khmer ĐBSCL trong cuộc sống hiện nay” (Trần Kim Dung), đã giúp soi tỏ nhiều vấn đề về một số tôn giáo, tín ngưỡng ở Nam Bộ. Điểm qua những đóng góp của các bài viết trong công trình này, chúng tôi thấy rằng, từ góc nhìn giao lưu văn hóa, TS. Trần Hồng Liên trong bài viết “Hội nhập văn hóa Đông Nam Á trong Phật giáo Nam Bộ” đã chứng minh rằng Phật giáo Việt Nam nói chung, Phật giáo Nam Bộ nói riêng đã đón nhận nhiều yếu tố văn hóa Phật giáo của các nước khác, nhất là các nước thuộc khu vực Đông Nam Á. Sự giao lưu hội nhập đó đã tạo cho Phật giáo Nam Bộ nhiều nét đa dạng cùng những đặc thù riêng. Từ lối kiến trúc, đến các pho tượng được thờ, và nghi thức thờ cúng, hành lễ... đều thể hiện sự kết hợp hài hòa các yếu tố văn hóa Phật giáo giữa các quốc gia trong khu vực. Tuy nhiên, “sự hội nhập văn hóa ấy đã dựa trên cơ sở giữ vững được bản sắc, văn hóa của dân tộc Việt Nam” [151 ; 101]. Cũng theo hướng nghiên cứu đó, trong bài viết Lễ hội dân gian người Việt ở Nam Bộ: Yếu tố góp phần hình thành vùng văn hóa Nam Bộ - Nét “gạch nối” của văn hóa Việt Nam và Đông Nam Á”, TS. Huỳnh Quốc Thắng nhận định rằng những tín ngưỡng dân gian vùng Nam Bộ “nhìn chung đều mang những màu sắc “giao tiếp văn hóa” đặc thù”. Chẳng hạn có đình thờ cùng lúc hàng loạt các nữ thần như: Thiên Yana, Bà Chúa Xứ, Bà Chúa Tiên, Bà Chúa Ngọc, Bà Thủy Long... và theo tác giả thì các vị thần này đều có gốc là Ngung Man Nương hoặc U ma, một nữ thần của đạo Bà La Môn. Nguyên nhân của sự giao lưu văn hóa đó, theo tác giả, “trước hết và trên hết chính là nhằm để tăng cường thêm sức mạnh tinh thần cho những người lưu dân trong quá trình tiếp xúc, chung sống và quan hệ với những cộng đồng người cũng như với những “thế lực” siêu nhiên trên đường đi đến và ở lại của họ nơi vùng đất mới” [151; 135]. Riêng về Bạc Liêu, với tuổi đời còn rất trẻ, trên 300 năm cho một vùng đất mới chưa thể gọi là dài để có bề dày lịch sử văn hóa truyền thống đậm đặc như các 14 vùng đất thuộc tuyến đầu tổ quốc, cộng với những điều kiện, đặc trưng về kinh tế, xã hội của vùng đất này, nên những khảo sát, nghiên cứu về Bạc Liêu chưa nhiều, nếu không muốn nói là còn quá nhiều khoảng trống. Do đó trong quá trình thu thập tài liệu về Bạc Liêu, chúng tôi đã gặp không ít khó khăn. Những truyện về Mã Châu, Dải đất phật, Sự tích miếu ông Cù, Miếu ông Tà, Truyền thuyết về cá Ông, Truyền thuyết về cá Ông Nam Hải, Sự tích chùa ông Bổn.... [Văn học dân gian Bạc Liêu 2005] đã góp phần lý giải một số hiện tượng tôn giáo, tín ngưỡng, lễ hội dân gian, hoặc phong tục tập quán... của người dân Bạc Liêu nói chung, dân ven biển Bạc Liêu nói riêng. Những truyện kể nói trên được lưu giữ trong ký ức dân gian Bạc Liêu qua nhiều thế hệ. Rất nhiều khả năng truyện đã từ khắp các vùng quê, xứ sở khác nhau theo dấu những lưu dân về đây từ thời khai hoang mở cõi. Nên qua truyện kể, chúng ta có thể lý giải được nhiều điều về đời sống văn hóa tâm linh, trong đó có tôn giáo, tín ngưỡng của người dân ven biển Bạc Liêu. Bằng cái nhìn trìu mến, lòng yêu đất mến người, Phan Trung Nghĩa đã có nhiều đóng góp cho việc nghiên cứu, tìm hiểu vốn văn hóa địa phương Bạc Liêu. Với Bạc Liêu trong mắt tôi (2012), tác giả đã cung cấp cho chúng ta vốn tri thức về quá trình khẩn hoang của vùng đất Bạc Liêu, trong đó có quá trình người Kinh – Khmer – Hoa tụ về vùng ven biển cùng tham gia đánh bắt tôm cá, chế biến thủy hải sản. Mỗi dân tộc với những đặc tính riêng, cố kết cùng nhau thành một cộng đồng ven biển, nương tựa nhau từ thuở khai hoang mở đất đến nay. Theo tác giả, “Mỗi dân tộc là một nền văn hóa, một kinh nghiệm làm ăn. Khi gặp nhau thì giống như một sự phản ứng hóa học sinh ra thứ văn hóa khác, đó là thứ văn hóa được điều hợp và nâng lên từ nhiều nguồn văn hóa” [80; 30]. Cũng theo nhận định của tác giả, Bạc Liêu tuy là đất mới nhưng cũng là nơi có truyền thống văn hóa, và bởi vì văn hóa dân tộc được văn hóa tín ngưỡng chuyển tải, phổ biến nên càng thêm sâu sắc. Theo thống kê chưa đầy đủ, “toàn tỉnh Bạc Liêu có đến 94 ngôi chùa, 59 ngôi đình, 5 am thờ... của các hệ phái Phật giáo, Công giáo, Tin lành và Cao đài, cùng các tín ngưỡng dân gian của 3 dân tộc Kinh, Hoa, Khmer” [80; 92]. Ngoài ra thì còn rất nhiều cơ sở thờ tự khác ở khắp các đầu xóm, ngã ba sông... Đi dọc một vòng ven 15 biển, ta cũng sẽ thấy rất nhiều miễu, am thờ nối tiếp nhau, trong đó Quán Âm Phật Đài là cơ sở thờ tự ven biển được đông đảo người dân trong và ngoài tỉnh thường xuyên đến để chiêm bái, thực hành tín ngưỡng. Ở Bạc Liêu, “bất kỳ tôn giáo nào, hình thức hoạt động ra sao cũng đều lấy bốn chữ “bác ái, vị tha” mà giáo huấn các tín đồ, để làm nền tảng tồn tại” [80; 93]. Nhiều bài viết tập trung phản ánh tín ngưỡng Quán Âm Nam Hải, lòng tin về vị Bồ tát này không chỉ trong Phật giáo mà còn lan tỏa trong các loại hình tín ngưỡng dân gian khác. Hầu khắp các đền miếu ở Bạc Liêu đều có thờ Quán Thế Âm Bồ tát. Đó là chưa kể tại tư gia, nhiều gia đình cũng tín ngưỡng và thờ cúng vị Bồ tát này. Riêng tại vùng ven biển Bạc Liêu, tượng Quán Âm Nam Hải được đặt trân trọng trong khu Quán Âm Phật Đài, quay mặt hướng ra biển cả với ý nghĩa phổ độ bà con ngư dân nơi đầu sóng ngọn gió. Người dân quanh đây đã gọi Quán Âm Nam Hải bằng một tiếng Mẹ thân thương, hay tiếng Bà gần gũi, tôn kính. Dần về sau, tín ngưỡng này lan tỏa khắp trong và ngoài tỉnh, “Số lượng du khách từ các nơi về đây chiêm bái những năm gần đây đều trên dưới bốn trăm ngàn lượt người” [121; 89], đông đúc nhất là vào lễ vía Quán Thế Âm trong ba ngày 22, 23, 24 tháng 3 âm lịch hàng năm. Bên cạnh đó, không thể không kể đến những nghiên cứu của tác giả Trần Thuận: Bước đầu tìm hiểu những ngôi chùa ở Bạc Liêu trong các thế kỷ XVII – XIX (2002); Một số đặc điểm trong tín ngưỡng dân gian Bạc Liêu (2007); Tín ngưỡng dân gian Bạc Liêu (2012). Kết quả nghiên cứu của những công trình này đặc biệt quan trọng trong việc cung cấp một cái nhìn bao quát về tín ngưỡng dân gian ở Bạc Liêu. Trong những công trình này, tác giả khảo sát một số hiện tượng tín ngưỡng dân gian Bạc Liêu như: Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, thờ Thành hoàng bổn cảnh, tín ngưỡng Quan Thánh Đế Quân, Đức Bà Thiên Hậu, Đức Quán Thế Âm Bồ Tát. Qua đó tác giả rút ra những nhận định lý thú về sự giao thoa văn hóa giữa ba tộc người Kinh – Khmer – Hoa trên vùng đất Bạc Liêu. Tuy nhiên, do đây là một nghiên cứu tổng thể về tín ngưỡng dân gian, nên mức độ nghiên cứu còn dừng ở khảo cứu sơ bộ, cần thêm nhiều công trình đi sâu khai thác các vấn đề xoay quanh lĩnh vực này. 16
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan