Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Đại cương Trắc nghiệm đúng sai có đáp án luật quốc tế...

Tài liệu Trắc nghiệm đúng sai có đáp án luật quốc tế

.PDF
7
23036
156

Mô tả:

TRẮC NGHIỆM LQT 1. Hiến chương Liệp quốc là hiến pháp của cộng đồng quốc tế  Sai, vì bản chất của Luật quốc tế là sự thỏa thuận vì vậy Hiến chương Liên hiệp quốc chỉ ràng buộc với những quốc gia thành viên của nó mà thôi, không ràng buộc những quốc gia không tham gia. Vì vậy, không thể coi là hiến pháp của cộng đồng. 2.Những cơ quan sau đây cơ quan nào thực hiện biện pháp cưỡng chế của Luật quốc tế? Tại sao? Tòa án quốc tế, WTO , Tòa án quốc tế về luật biển, Tòa án quốc tế về nhân quyền, Hội đồng bảo an Liên hiệp quốc. Chỉ có Hội đồng bảo an Liên hiệp quốc là cơ quan thực hiện cưỡng chế của Liên hiệp quốc vì xét theo nội dung của các điều 39, 40, 41, 42 thì nếu xét thấy có sự đe dọa hòa bình, có sự phá hoại hòa bình hoặc có một hành vi xâm lược thì Hội đồng bảo an Liên hiệp quốc có quyền quyết định những biện pháp dùng vũ lực hay không dùng vũ lực để giải quyết các vấn đề trên bất cứ lúc nào nếu xét thấy cần thiết nhằm để duy trì hoặc khôi phục hòa bình và an ninh quốc tế. 3. Các nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế hiện đại là cơ sở cho sự hình thành và phát triển của Luật quốc tế  Sai, vì những nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế hiện đại được ghi nhận trong Hiến chương Liên hiệp quốc 1945 mà nguồn gốc của luật quốc tế được hình thành từ trong thời kỳ chiếm hữu nô lệ. Do đó, những nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế hiện đại chỉ làm cơ sở cho sự phát triển của luật quốc tế hiện đại chứ không thể là cơ sở cho sự hình thành của luật quốc tế. 4.Nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế là quy pham pháp luật quốc tế  Sai, vì nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế là những tư tưởng quan điểm chính trị pháp lí là cơ sở cho việc xây dựng & hòan thiện pháp luật quốc tế còn qui phạm pháp luật quốc tế là các qui tắc xử sự trong quan hệ quốc tế. 5. Nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế có thể bị thay thế bởi một nguyên tắc mới được cộng đồng quốc tế thừa nhận.  Đúng. vì bản chất của luật quốc tế là sự thỏa thuận; do đó các quốc gia thỏa thuận với nhau thay thế một nguyên tắc mới này cho một nguyên tắc đã lỗi thời thì được cộng đồng thừa nhận. 6. Quốc gia là chủ thể cơ bản & chủ yếu của luật quốc tế  Đúng, bởi vì quốc gia là chủ thể đầu tiên, chủ thể trước hết xây dựng pháp luật quốc tế. Quốc gia cũng là chủ thể đầu tiên cho việc thi hành pháp luật quốc tế, quốc gia là chủ thể cơ bản chủ yếu trong việc thi hành áp dụng biện pháp cưỡng chế để tuân thủ áp dụng pháp luật quốc tế quốc gia là chủ thể duy nhất có quyền tạo lập ra chủ thể mới của luật quốc tế. 7. Thể nhân – pháp nhân có phải là chủ thể của luật quốc tế hay không? Thể nhân – pháp nhân không phải là chủ thể của luật quốc tế mà chỉ là chủ thể của luật quốc gia mà thôi, vì chỉ có quốc gia mới sánh vai với các quốc gia khác, và chỉ có quốc gia mới xếp ngang hàng với các quốc gia. Chủ thể của luật quốc tế gồm: các quốc gia có chủ quyền, các dân tộc đang đấu tranh giành quyền tự quyết, tổ chức quốc tế liên chính phủ, và các thực thể khác (các thực thể này có quy chế pháp lý đặc biệt) 8. Hội luật gia Dân chủ quốc tế là tổ chức quốc tế – chủ thể của luật quốc tế hiện đại  Sai, vì Hội luật gia là tổ chức quốc tế phi chính phủ, do đó nó không được coi là chủ thể của luật quốc tế mà chỉ có những tổ chức liên chính phủ thành lập phù hợp với luật quốc tế hiện đại mới được coi là chủ thể của luật quốc tế hiện đại. 9. Tổ chức quốc tế là chủ thể hạn chế của luật quốc tế  Sai, vì tổ chức phi chính phủ không là chủ thể của luật quốc tế. Chỉ có tổ chức liên chính phủ được thành lập phù hợp với luật quốc tế mới là chủ thể hạn chế vì nó do các quốc gia thỏa thuận nên và giao cho nó thực hiện một số quyền nhất định, do đó nó là chủ thể hạn chế của luật quốc tế 10. Mọi điều ước quốc tế đều là nguồn của luật quốc tế hiện đại  Sai, bởi vì trong quan hệ quốc tế đã chứng minh rằng bằng nhiều thủ đọan đe dọa dùng vũ lực giữa các quốc gia lớn đối với các quốc gia nhỏ từ đó ra đời những điều ước quốc tế để điều chỉnh các quan hệ quốc tế nhưng không phải là nguồn của luật quốc tế hiện đại mà chỉ có những điều ước quốc tế đáp ứng đủ các điều kiện sau thì mới trở thành nguồn của luật quốc tế hiện đại: Điều ước được ký đúng năng lực của bean ký kết; Điều ước quốc tế phải được ký kết phù hợp với pháp luật quốc gia của các bên ký kết về thẩm quyền & thủ tục ký kết. Phải được ký kết trên cơ sở tự nguyện và bình đẳng. Cam kết đưa ra phải phù hợp về mặt hình thức; Phải phù hợp với nội dung của những nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế. 11. Quyền năng chủ thể luật quốc tế dựa trên sự công nhận của các quốc gia. 1  Sai, quyền năng chủ thể là thuộc tính tự nhiên vốn có & được luật quốc tế bảo hộ dựa trên cơ sở pháp lí là nguyên tắc quyền tự quyết các dân tộc.Trong quyền năng chủ thể của tổ chức liên chính phủ là thuộc tính tự nhiên vốn có không cần bất kì một sự công nhận nào. 12. Quyền năng chủ thể của một chủ thể luật quốc tế do chủ thể đó tự quy định.  Sai. vì đối với tổ chức quốc tế liên chính phủ, quyền năng chủ thể của nó được ghi nhận trong văn bản thành lập nên tổ chức đó. Mà văn bản này là do các quốc gia thỏa thuận xây dựng nên. Do đó quyền năng chủ thể của tổ chức quốc tế là do quốc gia quy định cho chứ không phải tự thân nó quy định. 13. Các tổ chức liên chính phủ khác nhau thì có quyền năng chủ thể giống nhau  Sai, bởi vì quyền năng chủ thể của từng tổ chức do hiến chương điều lệ qui định. Đặc điểm về trình tự xây dựng qui phạm pháp luật do chính các quốc gia đó xây dựng, sự hình thành qui phạm pháp luật quốc tế do thoả thuận. 13. Mọi tập quán quốc tế đều là nguồn của luật quốc tế hiện đại  Sai, vì chỉ có tập quán đáp ứng 3 điều kiện sau thì mới trở thành nguồn của luật quốc tế hiện đại: Tập quán đó phải được áp dụng lâu dài trong thực tiễn quốc tế. Được thể hiện ở 2 thành tố (vật chất, tinh thần) Tập quán đó phải lặp đi lặp lại nhiều lần trong một quá trình liên tục để tạo ra qui tắc xử sự thống nhất. Trong khi áp dụng các Quốc gia phải tin chắc rằng mình xử sự như vậy là đúng về mặt pháp lý. Tập quán đó phải được các Quốc gia thừa nhận như những quy phạm pháp lý bắt buộc. Tập quán đó phải phù hợp với nội dung của những nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế. Tập quán quốc tế trở thành nguồn của luật quốc tế hiện đại khi nó đáp ứng được 3 điều kiện trên. 14. Nghị quyết của tổ chức quốc tế không phải là nguồn của luật quốc tế  Đúng, vì nghị quyết tổ chức phi chính phủ không phải là nguồn chỉ có nghị quyết của tổ chức liên chính phủ có thể là nguồn bổ trợ của luật quốc tế. Có một số nghị quyết của tổ chức quốc tế có thể trở thành nguồn bổ trợ của luật quốc tế, để giải quyết một số tranh chấp. Nghị quyết mang tính chất khuyến nghị, mong muốn các quốc gia thành viên thực hiện, thực hiện đến đâu là quyền của mỗi quốc gia thành viên, không mang tính bắt buộc. Nhưng nghị quyết khuyến nghị đôi khi là cơ sở trở thành nguồn của luật quốc tế hay còn được gọi là nguồn bổ trợ của luật quốc tế. 15. Nguồn của luật quốc tế là sự thể hiện bằng văn bản những thỏa thuận giữa các chủ thể của luật quốc tế  Sai, vì nguồn của luật quốc tế ngoài những điều ước quốc tế (nguồn thành văn) thể hiện bằng văn bản ngoài ra còn nguồn (bất thành văn) là những tập quán quốc tế . 16. Mọi sự thỏa thuận đều dẫn đến ký kết Điều ước quốc tế.  Sai ,vì điều kiện để dẫn đến ký kết một Điều ước quốc tế phải là chủ thể của luật quốc tế (tức là phải là các quốc gia có chủ quyền, các dân tộc đang đấu tranh giành độc lập, các tổ chức liên chính phủ, và một số vùng lãnh thổ). Điều ước quốc tế là thỏa thuận quốc tế được ký kết bằng văn bản giữa các quốc gia và được pháp luật quốc tế điều chỉnh dù được ghi nhận trong một văn kiện duy nhất hoặc trong hai hay nhiều văn kiện có liên quan đến nhau bất kể tên gọi là gì. Thỏa thuận ở đây được hiểu là thỏa thuận giữa các chủ thể của luật quốc tế với nhau. Còn thỏa thuận giữa một bên là một quốc gia với các pháp nhân, thể nhân hay thỏa thuận dân sự giữa các chủ thể của pháp luật trong nước thì không dẫn đến ký kết một Điều ước quốc tế mà chỉ là hợp đồng trong nước hoặc hợp đồng quốc tế. 17. Mọi Điều ước quốc tế đều là sự thỏa thuận Đúng. vì theo điều 2 khoản 1 mục a của công ước Viên đã quy định. Bản chất của luật quốc tế là cả nội dung lẫn hình thức đều phải dựa trên cơ sở thỏa thuận & phát triển của luật, điều ước quốc tế là kết quả quá trình đấu tranh thương lượng giữa các chủ thể luật quốc tế, nếu không thỏa thuận thì nó mang tính ép buộc trái với bản chất của luật quốc tế. 18. Mọi điều ước quốc tế có hiệu lực sau khi phê chuẩn  Sai, vì có những điều ước quốc tế có hiệu lực ngay khi được biểu quyết nếu không thông qua việc phê chuẩn, phê duyệt. 19. Từ chối không phê chuẩn một điều ước quốc tế đã từng ký chính thức có phải là hành vi vi phạm hay không.  Không vì có điều ước quốcx tế quy định cần phải phê chuẩn và do chưa phê chuẩn, nên chưa phát sinh hiệu lực thì không có ràng buộc đối với quốc gia. 20. Mọi tuyên bố đơn phương đều là tuyên bố bảo lưu 2  Sai vì có rất nhiều tuyên bố đơn phương như gia nhập, phê chuẩn, phê duyệt cũng là tuyên bố đơn phương của một quốc gia công nhận một đều ước quốc tế có hiệu lực đối với quốc gia mình hay bãi bỏ điều ước quốc tế, hủy bỏ điều ước quốc tế cũng là tuyên bố đơn phương mà quốc gia đưa ra tuyên bố nầy nhằm chấm dứt hiệu lực của điều ước quốc tế đối với quốc gia mình. Còn bảo lưu điều ước quốc tế là tuyên bố đơn phương mà các quốc gia đưa ra tuyên bố này nhằm thay đổi hoặc loại trừ hệ quả pháp lý của một hay một số điều khoản nhất định nào đó của một điều ước quốc tế. 21. Tuyên bố bảo lưu điều ước quốc tế chỉ thực hiện khi điều ước quốc tế có hiệu lực  Sai, vì quốc gia có quyền bảo lưu những điều khoản nhất định của điều ước (nếu đều ước cho phép) trong bất kỳ giai đoạn nào của quá trình ký kết đối với điều ước quốc tế. Trong khi ký, phê chuẩn, phê duyệt hoặc cả khi gia nhập điều ước quốc tế. Như vậy quyền bảo lưu có thể tiến hành ngay cả khi điều ước quốc tế chưa có hiệu lực. 22. Bảo lưu điều ước quốc tế là một giai đoạn trong quá trình kí kết điều ước quốc tế.  Sai, Bảo lưu điều ước quốc tế không phải là một giai đoạn trong quá trình kí kết điều ước quốc tế , mà trong mỗi giai đoạn ký kết điều ước quốc tế đều có liên quan đến bảo lưu điều ước quốc tế.. 23. Bảo lưu điều ước quốc tế là một quyền tuyệt đối  Sai. bảo lưu điều ước quốc tế là một quyền nhưng không phải là quyền tuyệt đối bởi vì bị hạn chế trong các vấn đề sau: Quyền bảo lưu không được thực hiện đối với các điều ước quốc tế song phương. Đối với điều ước quốc tế đa phương mà trong đó có điều khỏan qui định điều ước quốc tế này cấm bảo lưu thì quyền bảo lưu không thực hiện được. Đối với những điều ước chỉ cho phép bảo lưu một vài điều khoản cụ thể nào đó thì quyền bảo lưu sẽ không được thực hiện đối với những điều khoản còn lại. Đối với những điều ước cho phép quyền tự do lựa chọn điều khoản bảo lưu thì quyền bảo lưu cũng không được thực hiện đối với những điều khoản không phù hợp với mục đích & đối tượng của điều ước. 24. Điều ước quốc tế chỉ có hiệu lực sau khi được các bên phê chuẩn  Sai nếu điều ước không cần thông qua thủ tục phê chuẩn hoặc phê duyệt thì sau khi các bên kí kết chính thức điều ước sẽ phát sinh hiệu lực 24. Mọi điều ước quốc tế sẽ phát sinh hiệu lực sau khi kí chính thức  Sai, bởi vì có những điều ước quốc tế thông qua sự thỏa thuận của các chủ thể trong quan hệ luật quốc tế có điều khoản qui định phải thông qua giai đọan phê chuẩn, phê duyệt nhằm xem xét kỉ lại nội dung của điều ước quốc tế trước khi ràng buộc chính thức quyền & nghĩa vụ của mình trong điều ước quốc tế thì sau khi phê chuẩn,hoặc phê duyệt điều ước quốc tế đó mới phát sinh hiệu lực pháp luật quốc tế. 25. Hủy bỏ điều ước quốc tế với bãi bỏ điều ước quốc tế là giống nhau  Sai, vì hủy bỏ điều ước quốc tế là tuyên bố đơn phương mà quốc gia nhằm chấm dứt hiệụ lực điều ước quốc tế đối với quốc gia mình mà không cần sự cho phép của điều ước (tuy nhiên phải chứng minh rõ cơ sở để tuyên bố hủy bỏ). Bãi bỏ điều ước quốc tế cũng là tuyên bố đơn phương nhằm chấm dứt hiệu lực của điều ước quốc tế, nhưng với điều kiện phải có sự cho phép của điều ước. 26. Tuyên bố đơn phương do một quốc gia đưa ra nhằm chấm dứt hiệụ lực của điều ước quốc tế là tuyên bố bảo lưu  Sai, vì tuyên bố đơn phương do một quốc gia đưa ra trong việc phê chuẩn, phê duyệt điều ước quốc tế thì không làm chấm dứt hiệu lực điều ước quốc tế ,còn tuyên bố bảo lưu là tuyên bố đơn phương của một quốc gia đưa chỉ nhằm thay đổi hoặc loại trừ hệ quả pháp lý của một hay một số điều khoản nhất định của điều ước quốc tế đối với quốc gia mình chứ không dẫn đến chấm dứt hiệu lực của điều ước quốc tế đó. Tuyên bố đơn phương đó có thể là tuyên bố bãi bỏ hoặc tuyên bố hủy bỏ thì mới chấm dứt hiệu lực của điều ước quốc tế. 27. Rebus sic stantibus là điều kiện bất hợp pháp để chấm dứt hiệu lực của điều ước quốc tế  Sai vì Rebus sic stantibus là điều kiện hợp pháp để chấm dứt hiệu lực của điều ước quốc tế. Vấn đề này được ghi nhận trong công ước viên 1969 về luật điều ước quốc tế, tức là khi hoàn cảnh trong nước đó thay đổi căn bản dẫn đến các bên không thể thực hiện nổi điều ước quốc tế. Đây không phải là hành vi vi phạm và phải chứng minh hoàn cảnh có thực. 28. Bảo lưu điều ước quốc tế chỉ có thể áp dụng sau khi điều ước quốc tế được phê chuẩn  Sai quyền bảo lưu được thực hiện trong tất cả các giai đọan trong quá trình kí kết, phê chuẩn, phê duyệt điều ước quốc tế kể cả khi gia nhập,tuy nhiên nếu điều ước qui định phải phê chuẩn hoặc phê duyệt mà bảo lưu lại đưa ra trong những giai đọan đầu của quá trình kí kết thì khi phê chuẩn quốc gia phải nhắc lại điều khỏan bảo lưu, nếu không nhắc lại coi như không có giá trị pháp lí. 3 29. Điều ước quốc tế có ý nghĩa pháp lý là phương thức chủ yếu để xây dựng & phát triển các quan hệ pháp lý quốc tế  Đúng, vì trong quan hệ pháp luật quốc tế các qui phạm điều ước quốc tế chiếm một số lượng đáng kể, với những ưu thế của mình điều ước quốc tế là nguồn quan trọng nhất của luật quốc tế & chủ yếu để xây dựng pháp luật quốc tế và điều ước quốc tế là phương tiện chủ yếu để điều chỉnh quan hệ trong lĩnh vực hợp tác quốc tế, thực hiện chính sách đối ngoại của mọi quốc gia. 30. Cha mẹ là người khác quốc tịch, một trong 2 bên có quốc tịch VN con sinh ra sẽ có quốc tịch VN  Sai theo điều 17 khoản 2 luật quốc tịch VN, quy định về quốc tịch của trẻ em khi sinh ra có cha mẹ là công dân VN: “Trẻ em khi sinh ra có cha hoặc mẹ là công dân VN, còn người kia là công dân nước ngoài, thì có quốc tịch VN, nếu có sự thỏa thuận bằng văn bản của cha, mẹ vào thời điểm đăng ký khai sinh cho con” 31. Tư cách chủ thể của quốc gia là do sự công nhận  Sai, vì tư cách chủ thể của luật quốc tế là tự nhiên vốn có, khi có đủ 4 yếu tố cấu thành quốc gia, còn sự công nhận chỉ là công nhận sự tồn tại của một quốc gia 32. Người không quốc tịch là người bị tước quốc tịch  Sai vì không quốc tịch là tình trạng pháp lý của một người không có quốc tịch của một nước nào, nguyên nhân là: Một người đã mất quốc tịch cũ nhưng chưa được vào quốc tịch mới (của nước mà họ đang cư trú). Một đứa trẻ sinh ra trên lảnh thổ của nước áp dụng nguyên tắc huyết thống mà cha mẹ của đứa trẻ lại là không quốc tịch. Khi có sự xung đột của pháp luật các nước về vấn đề quốc tịch. Bị tước quốc tịch là biện pháp trừng phạt của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với công dân của mình cư trú ở nước ngoài mà phạm những trọng tội thường là tội phản bội tổ chức, gián điệp… Như vậy người không quốc tịch không nhất thiết phải là người bị tước quốc tịch. 33. Luật quốc tịch VN chỉ thừa nhận nguyên tắc huyết thống  Sai, luật quốc tế VN không chỉ thừa nhận một nguyên tắc mà thừa nhận đến hai nguyên tắc và được quy định tại luật quốc tế VN từ điều 17 cho đến điều 19 luật VN ta kết hợp nhuần nhuyễn và hài hòa 2 nguyên tắc: nguyên tắc nơi sinh (nguyên tắc lãnh thổ) và nguyên tắc huyết thống (nguyên tắc dân tộc). Với mục đích để đảm bảo cho đứa trẻ có một quốc tịch, tránh tình trạng không quốc tịch hay nhiều quốc tịch. 34. Đường biên giới của quốc gia trên biển là đường song song với đường cơ sở & cách đường cơ sở một khoảng cách bằng chiều rộng của lãnh hải  Sai, vì nó chỉ đúng khi để phân định vùng nội thủy – lãnh hải với vùng thuộc chủ quyền quốc tế & bởi vì hai quốc gia đối diện nhau thì đường biên giới trên biển là đường trung tuyến. Hai quốc gia có bờ biển tiếp giáp nhau thì đường biên giới trên biển là đường cách đều & đường cơ sở không song song nhau. Do đó khẳng định trên là sai, chứ không phải mọi trường hợp đường biên giới của quốc gia ven biển là đường song song và cách đường cơ sở một khoảng cách bằng chiều rộng của lãnh hải. 35. Đường biên giới của quốc gia trên biển là đường giáp cạnh mà 2 quốc gia liên quan thỏa thuận – quy định  Sai, vì nó chỉ đúng trong trường hợp : hai quốc gia nằm liền kề. Nó sai trong trường hợp hai quốc gia nằm đối diện và không nằm liền kề quốc gia nào. Hai quốc gia đối diện nhau thì đường biên giới trên biển là đường trung tuyến. Hai quốc gia liền kề nhau thì đường biên giới trên biển là đường cách đều. 36. Đường cơ sở là ranh giới trong của thềm lục địa  Sai, ranh giới phía trong thềm lục địa là ranh giới phía ngoài của lãnh hải vì thềm lục địa là phần đáy biển và vùng đất dưới đáy biển ngoài lãnh hải thuộc quyền chủ quyền của quốc gia ven biển mà thôi. 37. Vùng nội thủy, vùng lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế là lãnh thổ của quốc gia ven biển.  Sai vùng nội thủy, vùng lãnh hải mới là lãnh thổ của quốc gia ven biển. Còn ranh giới phía ngoài lãnh hải gọi là đường biên giới quốc gia trên biển. Còn vùng tiếp giáp lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế theo định nghĩa là những vùng biển nằm ngoài lãnh hải gọi là những vùng biển thuộc quyền chủ quyền của quốc gia. Vì vậy hai vùng biển này không coi là lãnh thổ của quốc gia. 38. Thềm lục địa pháp lý có thể trùng với thềm lục địa địa chất  Sai vì thềm lục địa địa chất được tính từ bờ biển đến mép ngoài của rìa lục địa. Thềm lục địa pháp lý theo định nghĩa được tính từ ranh giới phía ngoài lãnh hải đến mép ngoài của rìa lục địa hoặc có thể kéo dài 350 hải lí kể từ đường cơ sở hoặc kéo dài 100 hải lý kể từ đường đẳng sâu 2500m (đối với nước có thềm lục địa rộng). 4 39. Quốc gia có chủ quyền hoàn toàn và tuyệt đối với tất cả những bộ phận cấu thành lãnh thổ quốc gia.  Sai, vì chủ quyền của quốc gia đối với những vùng lãnh thổ khác nhau là khác nhau. Vùng đất: chủ quyền hoàn toàn tuyệt đối. Vùng nước là chủ quyền không tuyệt đối. Vùng trời có tính chủ quyền thuộc tuyệt đối. Vùng lòng đất được măc nhiên thừa nhận trong quan hệ quốc tế thuộc chủ quyền hoàn toàn tuyệt đối của quốc gia. 40. Quan hệ pháp luật có sự tham gia của quốc gia là quan hệ pháp luật quốc tế  Sai, vì có những quan hệ có sự tham gia của quốc gia. Chỉ có những quan hệ có sự tham gia của quốc gia mà cả hai bên đều là chủ thể của luật quốc tế thì quan hệ đó mới là quan hệ của luật quốc tế. 41. Ranh giới phía ngoài của thềm lụa địa là đường song song với đường cơ sở và cách đường cơ sở một khoảng cách là 200 hải lý  Sai, vì nó chỉ đúng trong trường hợp những nước có thềm lụa địa hẹp (nhỏ hơn 200 hải lý). Đối với những nước có thềm lục địa rộng (201 hải lý trở lên) được quyền lựa chọn một trong hai cách sau: kéo dài tối đa 350 hải lý từ đường cơ sở. Kéo dài tối đa 100 hải lý từ đường đẳng sâu 2500m. 42. Ranh giới phía ngoài của thềm lụa địa là đường song song với đường cơ sở và cách đường cơ sở một khoảng cách là 350 hải lý  Sai vì nó chỉ đúng trong trường hợp nước có thềm lục địa rộng và xác định chiều rộng của thềm lụa địa bằng cách kéo dài tối đa 350 hải lý từ đường cơ sở. 43. Ranh giới phía ngoài của thềm lụa địa là đường song song với đường đẳng sâu và cách đường đẳng sâu 100 hải lý  Sai. vì nó chỉ đúng trong trường hợp những nước có thềm lụa địa rộng và tính bằng cách 2 ( kéo dài tối đa 100 hải lý từ đường đẳng sâu 2500m). 44. Đường biên giới của quốc gia trên biển là đường trung tuyến hoặc giáp cạnh mà các quốc gia liên quan thỏa thuận, lựa chọn  Sai vì nó chỉ đúng trong trường hợp hai quốc gia nằm liền kề hoặc đối diện nhau. Và sai trong trường hợp quốc gia không nằm liền kề hoặc đối diện với quốc gia nào, thì đường biên giới của quốc gia trên biển là ranh giới phía ngoài của lãnh hải. 45. Chế độ pháp lý của lãnh hải và chế độ pháp lý của nội thủy là giống nhau  Sai, chủ quyền của quốc gia đối với nội thủy là chủ quyền hoàn toàn tuyệt đối riêng biệt. Vì vậy quốc gia có quyền quy định mọi chế độ pháp lý cho vùng nội thủy. Lãnh hải thuộc chủ quyền hoàn toàn và đầy đủ của quốc gia ven biển. Theo điều 17 công ước 1982 có quy định tàu thuyền nước ngoài có quyền qua lại vô hại trong vùng này mà không cần phải xin phép. Với điều kiện phải chấp hành công ước. 46. Chế độ pháp lý của lãnh hải và chế độ pháp lý của vùng trời bao trùm lên lãnh hải là giống nhau  Sai, chế độ pháp lý của vùng nước lãnh hải thuộc chủ quyền hoàn toàn và đầy đủ, vì phải để cho tàu thuyền nước ngoài qua lại vô hạn. Chế độ pháp lý của vùng trời bao trùm lên lãnh hải thuộc chủ quyền hoàn toàn tuyệt đối và riêng biệt. 47. Cơ quan quan hệ đối ngoại là những cơ quan thực hiện các chức năng ngoại giao  Sai, cơ quan quan hệ đối ngoại bao gồm: cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, phái đoàn đại diện thường trực của quốc gia tại các tổ chức quốc tế liên chính phủ. Mà cơ quan đại diện ngoại giao mới thực hiện chức năng ngoại giao. 48. Quyền ưu đãi – miễn trừ ngoại giao và quyền ưu đãi miền trừ lãnh sự là giống nhau  Sai, quyền ưu đãi miễn trừ ngoại giao được ghi nhận trong công ước Viên 1961, phạm vi quyền này là rộng hơn so với quyền ưu đãi – miễn trừ lãnh sự được ghi nhận trong công ước Viên 1963. 1. Mọi Quan hệ pháp luật có sự tham gia của Quốc gia thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật Quốc tế? SAI=>chỉ nhung quan he quoc te nao phat sinh giua cac chu the cua LQT voi nhau thi moi xem la doi tuong dieu chinh cua LQT.Co 1 so quan he quoc te thuoc su dieu chinh cua luat trong nuoc hoac la tư pháp quoc te ex:QUAN HE DAN SU CO YEU TO NUOC NGOAI 2. Thoả thuận là con đường duy nhất để hình thành Luật Quốc tế? ĐÚNG=>nhin vao ban chat cua LQT thi thoa thuan chinh la con duong duy nhat hinh thanh lqt,moi su ep buoc, cuong ep deu vi pham luat quoc te 3. Trong Luật Quốc tế không có các biện pháp chế tài? 5 SAI=> LQT không co cơ quan cuong che nhung van co nhung bien phap cuong che nhu;cuong che ca the, tap the, thong qua dau tranh hoa binh cua luc luong yeu hoa binh tren the gioi. 4. Nguồn của Luật Quốc tế là sự thể hiện bằng văn bản những thoả thuận giữa các chủ thể của Luật Quốc tế? SAI=> nguon cua lqt bao gom nguon thanh van va không thanh van.Nguon thanh van dc the hien duoi dang van ban, do la cac dieu uoc QT co su thoa thuan giua cac chu the cua LQT, ben canh do con la nguon không thanh van la cac tap quan QT dc thua nhan va tro thanh tap quan quoc te, không the hien duoi hinh thuc bang van ban. 5. So với Tập quán Quốc tế, Điều ước Quốc tế có ưu thế hơn? Đúng=> thuc tien hien nay ca ben uu tien ap dung dieu uoc quoc te vi no the hien nhieu uu the hon. 6. Tất cả đại diện của các Quốc gia khi ký kết Điều ước Quốc tế, bắt phải có thư uỷ quyền? SAI=> co 2 loai dai dien do la theo uy quyen va dai dien duong nhien.theo thong le quoc te, trong truong hop dai dien duong nhien thi không can thu uy nhiem bao gom: nguyen thu quoc gia, nguoi dung dau co quan dai dien ngoai giao, nguoi thay mat cho quoc gia minh tai 1 hoi nghi quoc te..... ngoai ra con co nhung nguoi dung dau cac bộ, co quan ngang bộ có quyen ky ket nhung dieu uoc QT thuoc linh vuc cua bo nghanh ma không can thu uy nhiem. 7, Mọi sự thoả thuận giữa các chủ thể Luật Quốc tế đều là các Điều ước Quốc tế? SAI=> nhung thoa thuan nao phu hop voi cac nguyen tac cua LQT thi moi xem la dieu uoc QT 8. Mọi Điều ước Quốc tế đều là sự thoả thuận? ĐÚNG=>bản chất của lqt chính la sự thoả thuận, 9.Tất cả các Điều ước Quốc tế đều phải trải qua các giai đoạn ký kết giống nhau? SAI=> thong qua su thoa thuan giua cac ben ma moi dieu uoc se quy dinh cach thuc va trinh tu ky ket la khac nhau. 10.Quốc gia đã ký kết Điều ước Quốc tế có nghĩa vụ phải phê chuẩn Điều ước Quốc tế đó? SAI=>phê chuẩn là quyền chứ không phải là nghĩa vụ.điều ước quốc tế chưa phát sinh hiệu lực khi ký kết mà phải trải qua các giai doạn phê chuẩn, nếu các quốc gia không phê chuẩn thì họ không bị xem là vi phạm LQT 11.Điều ước Quốc tế cần phải phê chuẩn là những Điều ước Quốc tế đa phương? SAI=> Nguyên tắc Pacta sunt servanda quy định trong trường hợp các nghĩa vụ theo ĐƯQT khác trái với Hiến chương LHQ thì các nghĩa vụ theo Hiến chương LHQ được ưu tiên hơn. Nhận định đúng. Vì: Nguyên tắc Pacta sunt servanda được ghi nhận tại Điều 26 Công ước viên 1969 về Luật Điều ước quốc tế với nội dung là mỗi quốc gia phải có nghĩa vụ thực hiện một cách tận tâm, đầy đủ, thiện chí và trung thực các nghĩa vụ mà mình đã cam kết trong điều ước nhưng phải phù hợp với Hiến chương Liên hiệp quốc và Luật quốc tế hiện đại được quy đinh trong "Nguyên tắc các quốc gia thực hiện với sự thiện chí các nghĩa vụ của mình phù hợp với Hiến chương Liên hiệp quốc" trong đó có đoạn: "...Khi mà những nghĩa vụ phát sinh từ các điều ước quốc tế mẫu thuẩn với những nghĩa vụ của các thành viên Liên hiệp quốc theo Hiến chương Liên hiệp quốc thì những nghĩa vụ theo Hiến chương Liên hiệp quốc sẽ có ưu thế hơn./." và tại Khoản 2, Điều 2 của Hiến chương Liên hiệp quốc cũng có quy định: "...Tất cả các thành viên Liên hiệp quốc đều phải làm tròn những nghĩa vụ mà họ phải đảm nhận theo Hiến chương Liên hiệp quốc....". 2. Không phận bao trùm lên vùng đặc quyền kinh tế là không phận quốc tế. Nhận định 2 đúng vì: Thứ nhất, theo Điều 55, Luật Biển năm 1982 có quy định: Vùng đặc quyền kinh tế là vùng biển phía ngoài lãnh hải (tức là ngoài đườn biên giới quôc gia trên biển). Thứ hai, theo Luật Hàng không Quốc tế thì vùng trời QT là không gian bao trùm lên vùng biển cả, Châu Nam Cực và nằm ngoài đường biên giới quốc gia trên biển của từng Quốc gia. Do đó, khoảng không trên vùng đặc quyền kinh tế không phải là vùng trời của quốc gia, như vậy khoảng không trên vùng đặc quyền kinh tế là không phận quốc tế. 3. Chế độ "Tối huệ quốc" thể hiện tương quan pháp lý giữa người nước ngoài với công dân nước sở tại. Nhận định 3 Sai. Chế độ đãi ngộ công dân nói lên mối tương quan giữa người nước ngoài với công dân nước sở tại còn chế độ tối huệ quốc là mối tươg quan giữa thể nhân, pháp nhân nước ngoài với nhau. Nghĩa là nước sở tại sẽ tạo sự bình đẳng, không phân biệt đối xử với các nước ngoài với nhau trên lãnh thổ của mình. 6 4. Đàm phán là biện pháp giải quyết tranh chấp quốc tế bắt buộc mọi chủ thể luật quốc tế phải áp dụng. Nhận định 4 là sai. Bởi vì: theo Điều 33 Hiến chương LHQ đã đưa ra nhiều con đường giải quyết tranh chấp quốc tế, không chỉ giải quyết tranh chấp bằng con đường đàm phán mà còn có điều tra, trung gian,hòa giải, trọng tài... Bên cạnh đó,Pháp luật quốc tế cũng không có điều khoản khẳn định đàm phán là biện pháp bắt buộc các chủ thể phải áp dụng khi giải quyết tranh chấp. Có nghĩa là các chủ thể có thể tùy ý lựa chọn biện pháp để giải quyết tranh chấp nhưng phải phù hợp với các nguyên tắc cơ bản Luật quốc tế. Nhưng trên thực tế, các chủ thể thường ưu tiên lựa chọn biện pháp đàm phán để giải quyết tranh chấp với nhau. 7
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan