Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ ứng dụng bản đồ tư duy vào việc dạy từ vựng tiếng việt cho người nước ngoài ...

Tài liệu ứng dụng bản đồ tư duy vào việc dạy từ vựng tiếng việt cho người nước ngoài

.PDF
176
14
144

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ------------------------------------------------ VŨ THỊ LƯƠNG ỨNG DỤNG BẢN ĐỒ TƯ DUY VÀO VIỆC DẠY TỪ VỰNG TIẾNG VIỆT CHO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH: VIỆT NAM HỌC Thành phố Hồ Chí Minh – năm 201 ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN VŨ THỊ LƯƠNG ỨNG DỤNG BẢN ĐỒ TƯ DUY VÀO VIỆC DẠY TỪ VỰNG TIẾNG VIỆT CHO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH: VIỆT NAM HỌC MÃ SỐ: 60.22.01.13 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. TRẦN THUỶ VỊNH Thành phố Hồ Chí Minh – năm 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài luận văn Ứng dụng bản đồ tư duy vào việc dạy từ vựng cho người nước ngoài là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu, kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực và chưa được công bố ở các công trình khác. Nếu không đúng như đã nêu trên, tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về đề tài của mình. Người cam đoan VŨ THỊ LƯƠNG LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình học tập và hoành thành luận văn này, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ của các thầy cô, gia đình, bạn bè và các học viên của mình. Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin được gửi lời cảm ơn tới lãnh đạo và thầy cô khoa Việt Nam học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến PGS.TS Trần Thuỷ Vịnh, người đã giúp đỡ, động viên, trực tiếp hướng dẫn và taọ mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành khoá luận Trong thời gian thực hiện luận văn, tôi đã nhận được sự giúp đỡ của các cá nhân và tổ chức. Tôi xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô, cô chú, anh chị ở Viện Ngôn ngữ học, thư viện tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, thư viện Quốc gia Việt Nam, thư viện Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, các anh chị học viên đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi thu thập tài liệu, thông tin và thực hiện lớp học đối chứng. Xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè đã động viên giúp đỡ trong những lúc tôi gặp khó khăn trong quá trình thực hiện luận văn. Thành phố Hồ Chí Minh 10/2017 Học viên Cao học VŨ THỊ LƯƠNG MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa PHẦN MỞ ĐẦU…………………………………………………………….4 0.1. Lý do chọn đề tài và mục đích nghiên cứu…………. ……………..4 0.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu…………………………………..5 0.3. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tài liệu………………………..6 0.4. Lịch sử nghiên cứu vấn đề…………………………………………..7 0.5. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn…………………………….12 0.6. Bố cục của luận văn………………………………………………...12 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN…………………………………………..14 1.1. Đặc điểm của từ vựng tiếng Việt…………………………………...14 1.1.1. Nghĩa và các thành tố nghĩa của từ…………………………………..15 1.1.2. Trường nghĩa ………………………………………………………....16 1.1.3. Các hiện tượng nghĩa của từ………………………………………….17 1.2. Các phương pháp giảng dạy từ vựng………………………………24 1.2.1. Phương pháp dịch……………………………………...……………..24 1.2.2. Phương pháp trực tiếp…………………………………………….…..25 1.2.3. Một số hình thức giới thiệu và giảng dạy từ vựng khác……………..26 1.2.4. Mối quan hệ giữa các phương pháp…………………………………..27 1.3. Bản đồ tư duy………………………………………………………..27 1.3.1. Khái niệm……………………………………………………………..27 1.3.2. Các thành phần cơ bản của bản đồ tư duy ……………………………28 1.3.3. Ứng dụng của bản đồ tư duy………………………………………….33 1.4. Tiểu kết……………………………………………………………….37 CHƯƠNG 2: CÁCH THỨC TẠO LẬP BẢN ĐỒ TƯ DUY ÁP DỤNG TRONG VIỆC GIẢNG DẠY TỪ VỰNG…………………………………………....39 2.1. Các nguyên tắc chỉ đạo…………………………………………………39 2.1.1. Nguyên tắc nhấn mạnh………………………………………………....39 1 2.1.2. Nguyên tắc liên kết…………………………………………………….40 2.1.3. Nguyên tắc mạch lạc…………………………………………………...40 2.1.4. Cách thức trợ giúp để hoàn chỉnh bản đồ tư duy……………………....41 2.2. Những điều cần tránh khi ghi chép trên bản đồ tư duy ……………...42 2.3. Các bước tạo lập bản đồ tư duy………………………………………..43 2.4. Một số loại bản đồ tư duy ứng dụng trong việc dạy từ vựng………...47 2.4.1. Bản đồ tư duy dạng cây………………………………………………...47 2.4.2. Bản đồ tư duy dạng móc xích – sự kiện………………………………..51 2.4.3. Bản đồ tư duy dạng vòng tròn………………………………………….52 2.5. Phân biệt một số hiện tượng nghĩa của từ dễ gây nhầm lẫn trong tiếng Việt thông qua bản đồ tư duy…………………………………………………….54 2.6. Tiểu kết ………………………………………………………………….60 CHƯƠNG 3: CÁCH THỨC TỔ CHỨC GIẢNG DẠY TỪ VỰNG TIẾNG VIỆT THÔNG QUA BẢN ĐỒ TƯ DUY…………………………………...62 3.1. Thực trạng áp dụng bản đồ tư duy vào dạy và học từ vựng tiếng Việt62 3.2. Việc phân chia từ vựng và giáo trình tham khảo……………………...64 3.2.1. Phân chia từ vựng theo các cấp độ……………………………………...64 3.2.2. Bộ giáo trình tham khảo………………………………………………...66 3.3. Các bước áp dụng bản đồ tư duy trong quá trình giảng dạy…………69 3.3.1. Nguyên tắc lựa chọn và quy trình giới thiệu từ vựng…………………...69 3.3.2. Một số hình thức áp dụng bản đồ tư duy trong quá trình giảng dạy…...72 3.4. Một số bài giảng mẫu ……………………………………………...……81 3.4.1. Trình độ sơ cấp………………………………...……………………….81 3.4.2. Trình độ trung cấp……………………………………………………...85 3.4.3. Trình độ cao cấp………………………………………………………..88 3.5. Giảng dạy thực nghiệm…………………………………………………91 3.6. Tiểu kết………………....………………………………………………..93 PHẦN KẾT LUẬN …………………………………………………………..95 TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………………..97 2 PHỤ LỤC………………………………………………………………...….102 Phụ lục 1. Bảng thống kê ý kiến của GV về BĐTD……………………….102 Phụ lục 2. Bảng thống kê ý kiến của HV về BĐTD…………………….....104 Phụ lục 3. Mẫu bài kiểm tra………………………………………………..106 Phụ lục 4. Danh sách và kết quả kiểm tra của HV tham gia thực nghiệm…. ….…………………………………………………………………………….108 Phụ lục 5. Mẫu phiếu điều tra dành cho HV………………………………109 Phụ lục 6. Mẫu phiếu điều tra dành cho GV………………………………112 Phụ lục 7. Danh mục giáo trình tiếng Việt cho người nước ngoài..............115 Phụ lục 8. Cách thức tạo lập BĐTD bằng phần mềm trên máy tính……..120 Phụ lục 9. Chủ điểm chính của bộ giáo trình tiếng Việt cho người nước ngoài VSL…………………………………………………………………………....126 Phụ lục 10. Thông tư ban hành Khung năng lực tiếng Việt cho người nước ngoài của Bộ Giáo dục và Đào tạo…………………………………………..137 3 PHẦN MỞ ĐẦU 0.1. Lý do chọn đề tài và mục đích nghiên cứu Hiện nay, nhu cầu học tiếng Việt của người nước ngoài ngày càng tăng. Đó là hệ quả tất yếu của sự hội nhập quốc tế và giao lưu văn hóa. Nước ta đang từng bước khẳng định vị trí của mình trên toàn thế giới với một nền kinh tế tăng trưởng mạnh và là một thị trường đầu tư hấp dẫn. Do đó, hàng năm lượng người nước ngoài đến sinh sống học tập và làm việc ở nước ta ngày càng nhiều. Việc học tiếng Việt giúp họ giao tiếp và hiểu rõ hơn về con người, văn hóa Việt Nam. Đáp ứng nhu cầu đó, hoạt động giảng dạy tiếng Việt cũng ngày càng đa dạng hơn. Việc nghiên cứu các vấn đề liên quan đến hoạt động giảng dạy tiếng Việt cho người nước ngoài đã có khá nhiều. Ban đầu những nghiên cứu đó tập trung chủ yếu vào phương pháp giảng dạy tiếng Việt như một ngoại ngữ. Về sau, cũng đã có rất nhiều cuộc hội thảo khoa học cùng với các bài viết nghiên cứu về nhiều vấn đề trong hoạt động này nhằm giúp cho việc dạy và học tiếng Việt đạt hiệu quả cao nhất. Từ vựng là bộ phận của hệ thống ngôn ngữ, có tầm quan trọng hàng đầu trong tri thức về một thứ tiếng. Khi dạy từ vựng cho người nước ngoài, đặc biệt trong giai đoạn đầu, việc cung cấp từ vựng và làm thế nào để người học nhớ được nhiều từ hơn, nhớ lâu hơn luôn là vấn đề đặt ra đối với người dạy. Ở trình độ cao hơn thì việc hiểu và nhớ những từ trừu tượng hay những từ đa nghĩa, từ gần nghĩa cũng là vấn đề thực sự khó khăn cho người học cũng như cho người dạy trong việc truyền tải kiến thức. Việc làm thế nào để tìm ra một giải pháp hiệu quả, khoa học, hợp lý để người dạy dễ dàng giúp học viên (HV) người nước ngoài ghi nhớ từ vựng lâu hơn, nhanh chóng hơn, số lượng nhiều hơn là một việc cần thiết, có tính thực tiễn cao. Bản đồ tư duy (BĐTD) là một công cụ tư duy sử dụng hình thức ghi chép với màu sắc và hình ảnh để mở rộng và đào sâu ý tưởng, được nhà khoa học Tony Buzan đưa ra vào năm 1997 đã cho thấy những lợi ích trong cuộc sống. Đặc biệt là nó có thể được ứng dụng trong việc dạy và học nói chung và dạy và học tiếng Việt nói riêng. Cả người dạy lẫn người học đều có thể sử dụng BĐTD để trình bày ý tưởng một cách rõ ràng, suy nghĩ sáng tạo và có hệ thống. 4 Qua kinh nghiệm giảng dạy của bản thân cũng như qua một số tài liệu nghiên cứu khác, tôi nhận thấy khả năng ứng dụng BĐTD vào việc dạy tiếng, cụ thể là tiếng Việt rất khả thi và có hiệu quả. Đặc biệt là hiện nay chưa có công trình nào nghiên cứu, bàn luận một cách hệ thống và toàn diện về việc áp dụng BĐTD vào giảng dạy từ vựng tiếng Việt cho người nước ngoài. Trên đây là lý do cho việc chọn đề tài luận văn Ứng dụng bản đồ tư duy vào việc dạy từ vựng tiếng Việt cho người nước ngoài. Đề tài có mục đích tìm ra một phương pháp dạy và học từ vựng tiếng Việt dễ dàng hơn, sáng tạo hơn, giúp cho HV hứng thú và tiếp thu hiệu quả tiếng Việt nói chung và từ vựng tiếng Việt nói riêng. 0.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Như tên đề tài, đối tượng nghiên cứu chủ yếu của luận văn là ứng dụng BĐTD vào việc dạy từ vựng tiếng Việt cho người nước ngoài. Cụ thể các đặc điểm và kiểu loại BĐTD trong dạy tiếng, cách thức tổ chức hoạt động giảng dạy từ vựng tiếng Việt cho người nước ngoài thông qua BĐTD. Khách thể nghiên cứu chủ yếu là giáo viên (GV) và HV người nước ngoài của Khoa Việt Nam học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh (ĐH KHXH & NV – ĐH QG TPHCM). Lý do tôi chọn khách thể này là bên cạnh việc đào tạo bậc cử nhân và bậc thạc sĩ, một hoạt động nổi bật của Khoa trong những năm qua là tổ chức các khoá ngắn hạn về tiếng Việt và các chuyên đề Việt Nam học cho người nước ngoài trên thế giới; đặc biệt là những người đang làm việc tại TPHCM cũng như nhiều tỉnh, thành khác ở phía Nam như: nhân viên của Tổng Lãnh sự quán Hoa Kỳ, và nhiều cơ quan ngoại giao, công ty khác... Khoa còn tổ chức các lớp tiếng Việt, văn hoá, Hiến pháp và pháp luật Việt Nam cho những người nước ngoài muốn nhập Quốc tịch Việt Nam. Có thể khẳng định Khoa đã trở thành điểm đến đáng tin cậy của du khách, sinh viên, HV người nước ngoài. Hiện nay Khoa là cơ sở đào tạo có đông HV nước ngoài nhất tại Việt Nam. Sau gần 20 năm đào tạo, đã có gần 50.000 lượt học viên thuộc 73 quốc gia, vùng lãnh thổ ghi danh học tại Khoa. Tại Việt Nam, chứng chỉ tiếng Việt do Hiệu trưởng Trường ĐH KHXH & NV – ĐHQG TPHCM cấp là một trong những điều kiện để người nước ngoài được tuyển dụng vào làm việc tại các công ty, xí nghiệp có vốn nước ngoài liên doanh tại TPHCM và nhiều 5 tỉnh thành lân cận như Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu,… Khoa Việt Nam học của Trường ĐH KHXH & NV – ĐHQG TPHCM đã góp phần tích cực trong việc nâng cao vị thế của tiếng Việt trên trường quốc tế. Bên cạnh đó, luận văn còn tiến hành khảo sát GV và HV ở một số cơ sở giảng dạy tiếng Việt cho người nước ngoài khác như Trường Tiếng Việt Sài Gòn, Trường Ngôn ngữ Sài Gòn, Trường Dự bị Đại học Thành phố Hồ Chí Minh, Trường tiếng Việt Vietstudies, Trường Trung học Ngoại ngữ Chungnam (Hàn Quốc) và Bộ môn tiếng Việt, Trường Đại học Sofia (Bun-ga-ri). 0.3. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tài liệu 0.3.1. Quan sát tham dự Với vai trò là GV, tôi trực tiếp ứng dụng BĐTD vào quá trình giảng dạy để tìm hiểu và khảo sát. Ngoài ra, tôi cũng tham gia dự giờ ở cả các tiết học có và không có ứng dụng BĐTD vào việc dạy từ vựng tiếng Việt cho các HV nước ngoài. Thông qua các hoạt động này, tôi rút ra được hiệu quả, ưu nhược điểm của việc ứng dụng BĐTD trong giảng dạy. Bên cạnh đó tôi có thể quan sát thái độ và khả năng tiếp nhận của HV trong giờ học có áp dụng cách thức giảng dạy này. 0.3.2. Phỏng vấn sâu Ngoài việc trực tiếp giảng dạy, tham gia dự giờ, tôi còn áp dụng phương pháp phỏng vấn đối với GV và HV. Phương pháp này giúp cho việc đánh giá khách quan hơn về hiệu quả học tập, cách nhìn nhận cũng như có được giải đáp, kiến nghị để nâng cao chất lượng dạy và học tiếng Việt nói chung, từ vựng tiếng Việt nói riêng 0.3.3. Thống kê miêu tả Phương pháp này được thực hiện ở hai giai đoạn. Thứ nhất, sau khi thống kê, thu thập các nguồn tài liệu, các công trình nghiên cứu liên quan về BĐTD, ứng dụng của BĐTD trong việc dạy tiếng, các phương pháp dạy từ vựng… tôi sẽ phân tích và rút ra những kết luận có liên quan. Thứ hai, thông qua việc tham gia và các bài học từ vựng, phát và thống kê bảng hỏi, dựa trên những kết quả từ việc phỏng vấn, tôi rút ra nhận xét, sáng kiến, kinh nghiệm để hỗ trợ quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài. 6 0.3.4. So sánh đối chiếu Phương pháp này để tìm ra những ưu nhược điểm của cách thức sử dụng BĐTD, từ đó phát huy những ưu điểm của phương pháp này trong quá trình dạy từ vựng tiếng Việt cho HV cũng như tìm cách hạn chế nhược điểm của nó trong quá trình giảng dạy. Bên cạnh đó, tôi sử dụng phương pháp này trong quá trình nghiên cứu để so sánh giữa phương pháp dùng BĐTD và các phương pháp truyền thống khác để đem lại hiệu quả tối ưu nhất trong quá trình kết hợp các phương pháp với nhau để giảng dạy. 0.3.5. Phương pháp thực nghiệm Luận văn tiến hành nghiên cứu từ kết quả thực tiễn của việc ứng dụng BĐTD vào việc dạy từ vựng tiếng Việt cho người nước ngoài, từ đó rút ra kinh nghiệm cho quá trình thực nghiệm. Ngoài việc theo dõi quá trình học tập trên lớp, ngoài giờ lên lớp nhằm đánh giá lĩnh hội từ vựng tiếng Việt của HV, tác giả còn tiến hành xây dựng bài kiểm tra phần từ vựng tiếng Việt dành cho đối tượng là HV các lớp có sử dụng BĐTD và không sử dụng BĐTD trong quá trình dạy học nhằm thu thập thông tin cần thiết phục vụ cho việc phân tích và đánh giá sự tiến bộ của học viên khi học bằng BĐTD, sau đó nghiên cứu, đánh giá chất lượng bài làm của HV. 0.3.6. Nguồn tài liệu Để thực hiện đề tài này, tôi đã thu thập và tham khảo từ sách báo, các website về ngôn ngữ, tiếng Việt, từ vựng tiếng Việt, BĐTD, ứng dụng của BĐTD, các giáo trình tiếng Việt cho người nước ngoài, v.v… 0.4. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Tony Buzan là một trong những tác giả nghiên cứu về tư duy hàng đầu thế giới. Ông là tác giả của nhiều cuốn sách bán chạy nhất thế giới và được tạp chí Người New York của Mỹ đánh giá là nhà nghiên cứu về trí nhớ lớn nhất toàn cầu. Ông đã tư vấn cho nhiều nhà quản lý và các học viện giáo dục hàng đầu thế giới. Sách của ông đã được dịch ra trên 30 ngôn ngữ. Những đóng góp của ông đã giúp ích hàng triệu người trên toàn cầu thay đổi cách thức tư duy. How to Mind Map (Cách lập bản đồ tư duy) và Mind Maps at Work (Bản đồ tư duy trong công việc) là hai trong số nhiều cuốn sách nổi tiếng của ông. 7 Ở cuốn Cách lập bản đồ tư duy tác giả đã đưa ra một phương pháp tư duy mới là tận dụng khả năng ghi nhận hình ảnh của bộ não nhằm tổng hợp, hay phân tích một vấn đề thành một dạng của lược đồ phân nhánh. Khác với máy tính, ngoài khả năng ghi nhớ kiểu tuyến tính (ghi nhớ theo một trình tự nhất định chẳng hạn như trình tự biến cố xuất hiện của một câu chuyện), thì não bộ còn có khả năng liên lạc, liên hệ các dữ kiện với nhau. Phương pháp của Tony Buzan khai thác cả hai khả năng này của bộ não. Với cuốn Bản đồ tư duy trong công việc, tác giả trình bày cách sử dụng những BĐTD để quản lý khối lượng công việc, đưa ra các kế hoạch và giải quyết được những vấn đề khó khăn nhất mà mình gặp phải trong công việc như những tình huống phức tạp và áp lực từ những nghĩa vụ bắt buộc. Các tác phẩm khác của Tony Buzan như: The Mind Map Book: How to Use Radiant Thinking to Maximize Your Brain's Untapped Potential (BBC Active 1996), Speed Reading (BBC Active, 2009), Mind Maps And Making Notes, Super Creativity (Macmillan Audio, 1988), Use Your Memory (BBC Pubish, 1995), Use Your Head (BBC Active, 2010) được xuất bản thành sách nhằm hướng dẫn người đọc học tập, làm việc khoa học, sáng tạo và có hiệu quả hơn theo phương pháp BĐTD. Các thông tin và kiến thức về BĐTD được trình bày rõ ràng, dễ hiểu, vậy nên tính phổ biến cũng như tính ứng dụng của nó khá cao. Dạy và học bằng BĐTD là một trong những ứng dụng hàng đầu mà Tony Buzan đề cập tới. Bài nghiên cứu Mind Mapping in Executive Education: Applications and Outcome của Anthony J.Mento, Patrick Martinelli và Raymond M.Jones (1999) đề cập đến những ứng dụng và kết quả của BĐTD trong giáo dục. Đầu tiên, các tác giả đã trình bày khái niệm BĐTD, các bước lập BĐTD, đặc điểm của BĐTD. Sau đó, đưa ra vấn đề làm thế nào để người học phát triển BĐTD và từng bước giải quyết vấn đề. Công trình The Efficacy of the Mind Map Study Technique (2002) của Paul Farrand, Fearzana Hussain, Enid Hennessy đã thực hiện trên hai nhóm: nhóm HV dùng BĐTD và nhóm HV dùng phương pháp học tự chọn trong thời gian một tuần. Kết quả nghiên cứu đã cho thấy lượng kiến thức của nhóm có áp dụng phương pháp BĐTD tăng cao hơn 10% so với nhóm không áp dụng phương pháp này. Có thể 8 thấy rằng BĐTD đã cung cấp một phương pháp học tập có hiệu quả thông qua những con số được đề cập đến trong bài viết. Bài báo The Use of Mind Map of Teaching Foreign Languages (2009) của Mady Casco đã đưa ra một kết quả đáng chú ý khi sử dụng BĐTD trong việc dạy ngoại ngữ. Theo tác giả, phương pháp này đã được áp dụng từ thập niên 90 để giúp người học sắp xếp, tổ chức và gợi nhớ từ vựng. So với những cách tiếp cận và phương pháp giảng dạy truyền thống, phương pháp dùng BĐTD không chỉ giúp người dạy có thêm một cách tiếp cận thành công trong việc truyền tải kiến thức cho người học mà còn giúp người học có được khả năng nhớ một cách logic, nhớ nhiều hơn và dài lâu những gì mình đã học. Thông qua các lớp học thử nghiệm và các bài tập ứng dụng trong hoạt động giảng dạy, Mady Casco cũng đã đưa kết luận về ưu điểm và lợi ích BĐTD lại: BĐTD trong giảng dạy ngoại ngữ nói riêng được đánh giá là phương pháp đa chức năng. Chúng có thể dùng để trau dồi các kĩ năng ngôn ngữ như nghe hiểu, đọc hiểu, đoán nghĩa, nói và viết. Đồng thời BĐTD cũng được sử dụng với mọi trình độ và mọi ngôn ngữ cần học. Bên cạnh đó, BĐTD còn giúp người đọc biết được điểm để bắt đầu học một ngôn ngữ mới và những gì cần loại bỏ khi tiếp cận một ngoại ngữ để việc học trở nên đơn giản, dễ dàng và có hứng thú [53]. Bài nghiên cứu Ứng dụng phương pháp lập bản đồ tư duy vào việc giảng dạy từ vựng tiếng Anh trong nhà trường (Open Journal of Modern Linguistics, 6/2016, 202-206) của Gehong Liu – Khoa Công nghệ ứng dụng, Đại học Khoa học và Công nghệ Liaoning, Anshan, Trung Quốc cũng đã đưa ra một cách tiếp cận gần hơn trong việc ứng dụng BĐTD vào việc dạy tiếng nói chung và việc dạy từ vựng nói riêng. Trong bài nghiên cứu, ngoài việc đề cập đến những ưu điểm của BĐTD, về các phương pháp học từ vựng vẫn đang được các GV sử dụng, tác giả còn chỉ ra phương pháp dùng BĐTD trong việc giảng dạy đã có tác động tâm lý đến cả GV lẫn HV như thế nào. Tác giả đã kết luận BĐTD là một công cụ vô cùng hữu ích để dạy và học từ vựng nói riêng và học ngoại ngữ nói chung. Bên cạnh đó, tác giả cũng nhấn mạnh việc sử dụng BĐTD đã thay đổi thói quen học tập, thói quen suy nghĩ và phát triển tư duy của HV theo chiều hướng tích cực như thế nào [50]. 9 Ở Việt Nam, Trần Đình Châu và Đặng Thị Thu Thuỷ là hai tác giả đã phổ biến BĐTD tới hệ thống các trường phổ thông nhằm hỗ trợ đổi mới phương pháp dạy học tới các cán bộ quản lý và các GV. Trần Đình Châu cùng các cán bộ nghiên cứu thuộc Viện Nghiên cứu Giáo dục Việt Nam nghiên cứu và nhân rộng dần phương pháp giáo dục mới này. Cuốn sách Dạy tốt – học tốt các môn học bằng bản đồ tư duy dùng cho GV và học sinh từ lớp 4 đến lớp 12 là công trình nghiên cứu của Trần Đình Châu. Công trình đã đáp ứng được nhu cầu tìm hiểu về BĐTD và ứng dụng của BĐTD trong việc dạy các môn cơ bản. Ngoài việc giới thiệu BĐTD, cách thiết kế và ứng dụng của BĐTD trong việc dạy và học, cuốn sách này còn giới thiệu những vấn đề lý luận và thực tiễn ứng dụng BĐTD trong việc dạy và học. Đối với mỗi môn học, BĐTD đều được giới thiệu dưới hai hình thức: vẽ bằng tay trên giấy hoặc vẽ bằng máy tính trên phần mềm, đồng thời được thiết kế theo hai dạng: dạng BĐTD được thiết kế chuẩn, đầy đủ thông tin để GV và học sinh tham khảo, vận dụng và dạng BĐTD được thiết kế không đầy đủ, thiếu thông tin để học sinh bổ sung thêm, qua đó làm quen và luyện tập. Với nội dung phong phú, thiết thực được trình bày mạch lạc, hấp dẫn và dễ hiểu, cuốn sách là tài liệu tham khảo cần thiết cho cán bộ chỉ đạo chuyên môn, GV, sinh viên sư phạm và học sinh trung học phổ thông, trung học cơ sở và tiểu học tiếp cận một phương pháp dạy và học tập hiệu quả, hiện đại. Cuốn sách cũng giúp các bậc phụ huynh có được một công cụ mới để kiểm tra kiến thức của con mình trong học tập, ôn tập và tự học. Thông qua Internet và các tài liệu của một số chương trình đào tạo, khái niệm BĐTD đã được mọi người biết đến từ năm 2003. Đặc biệt, sự ra đời của nhóm New Think Group (NTG) do nhóm sinh viên ở Hà Nội sáng lập đã mở rộng BĐTD đến với mọi người. Với sự hợp tác của các tổ chức như Viện nghiên cứu con người, Trung tâm phát triển kĩ năng con người Tâm Việt, Tổ chức IOGT Việt Nam (Tổ chức đào tạo về làm việc nhóm và nếp sống lành mạnh cho học sinh và sinh viên thuộc Bộ giáo dục...); với sự hướng dẫn của Giáo sư Phạm Đức Dương, chủ tịch hội liên hiệp Đông Nam Á, Viện trưởng Viện nghiên cứu văn hóa Phương Đông; PGS.TS. Phạm Thành Nghị - Phó viện trưởng Viện nghiên cứu con người…, nhóm NTG đã tổ chức gần 20 buổi hội thảo về vấn đề ứng dụng BĐTD. Trong thời gian qua, nhóm NTG đã cùng nhau nghiên cứu về BĐTD thông qua các tài liệu chuyên 10 môn nổi tiếng, qua mạng lưới Internet và qua các bài giảng của các chuyên gia hàng đầu trên thế giới. Trên cơ sở đó các thành viên trong nhóm đã dịch thành công hai cuốn sách nổi tiếng của Tony Buzan đó là Use Your Head (Hãy sử dụng cái đầu của bạn) và Mind Maps at Work (Sơ đồ tư duy ứng dụng trong công việc). Cuốn Use Your Head cung cấp kiến thức nền tảng về bộ não, trí nhớ, khả năng đọc nhanh để sử dụng BĐTD hiệu quả; Cuốn Mind Maps at Work giúp người đọc có những ứng dụng trong thực tế như sáng tạo, thuyết trình, giải quyết vấn đề… Một số thành viên của nhóm đã tham gia nghiên cứu khoa học và đạt giải cao như: Nguyễn Thị Hiền, Khoa Sư phạm – Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQG HN) với đề tài: Ứng dụng sơ đồ tư duy trong dạy học nhóm; Nguyễn Đặng Nguyệt Hương, Phạm Thu Liên, Lớp CLC, Đại học Ngoại ngữ với đề tài: Ứng dụng sơ đồ tư duy nâng cao hiệu quả dạy học trong tiếng Anh… Các đề tài này đã đề cập đến những ứng dụng của BĐTD trong cuộc sống nói chung và trong giảng dạy nói riêng. Các tác giả đã đi sâu phân tích ưu nhược điểm của BĐTD, bước đầu đã đưa ra một công cụ giảng dạy khá hiệu quả. Trong lĩnh vực giáo dục, ở nước ta, dù chưa nhiều nhưng đã có sự vận dụng BĐTD ở một số trường đại học và trung học. Tháng 10/2007, Trương Tinh Hà (khoa Vật Lí trường ĐHSP TP.HCM) đã trình bày đề tài nghiên cứu Giảng dạy và học tập với công cụ Bản đồ tư duy, trong đó nêu rõ khái niệm, lý do, mục đích và những hiệu quả thiết thực của việc ứng dụng BĐTD trong dạy học. Tuy nhiên, đề tài vẫn chưa nêu rõ ứng dụng và hiệu quả của BĐTD trong từng cấp lớp hay từng môn học mà chỉ xem xét trên tổng quan quá trình dạy học. Trên tạp chí Giáo dục cũng có một số bài viết đề cập đến vai trò và hiệu quả của BĐTD trong dạy học. Tiêu biểu là các bài viết: Bản đồ tư duy – công cụ hỗ trợ hiệu quả trong dạy học môn Toán của Chu Cẩm Thơ; Hệ thống hoá bài tập Vật lý với sơ đồ tư duy của Lê Công Triêm, Lương Thị Lệ Hằng. Người đầu tiên đưa BĐTD ứng dụng vào dạy học Văn là Hoàng Đức Huy- GV Trung tâm Giáo dục thường xuyên quận 4, TP HCM. Sáng kiến đổi mới dạy học này được thể hiện trong nghiên cứu Bản đồ tư duy đổi mới dạy học. Nhìn chung, tất cả các nghiên cứu đi trước về BĐTD và ứng dụng của nó trong giáo dục đều có cái nhìn khả quan và có những đánh giá tốt. Các công trình 11 nghiên cứu kể trên đã có được nhận định khái khái quát về BĐTD và lợi ích chung mà BĐTD mang lại. Điều này là lợi thế để tôi tham khảo và nghiên cứu cách thức ứng dụng BĐTD trong việc dạy từ vựng tiếng Việt cho HV nước ngoài. 0.5. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn Luận văn góp phần làm rõ vai trò, chức năng của BĐTD trong việc giảng dạy từ vựng tiếng Việt cho HV nước ngoài đồng thời đưa ra cái nhìn tổng quan và có hệ thống trong việc áp dụng BĐTD vào giảng dạy, học tập tiếng Việt nói chung và từ vựng tiếng Việt nói riêng. Bên cạnh đó, luận văn cũng đưa ra cách thức tạo lập một số kiểu loại BĐTD được ứng dụng trong việc dạy tiếng, cách thức tổ chức hoạt động giảng dạy các tiết học từ vựng tiếng Việt thông qua BĐTD. Luận văn cũng phân tích, đối chiếu các phương pháp truyền thống với phương pháp dùng BĐTD để cho thấy những điểm tương đồng và dị biệt giữa các phương pháp. Qua đó GV có thể thấy được ưu nhược điểm của từng phương pháp để áp dụng phù hợp cho từng đối tượng HV theo trình độ, đối tượng, mục đích và sĩ số lớp. Trong giảng dạy, luận văn đưa ra một thủ pháp giảng dạy từ vựng cụ thể nhằm giúp người dạy truyền tải kiến thức một cách dễ dàng hơn, giúp các HV tiếp thu vốn từ nhanh hơn, linh hoạt và sáng tạo hơn. Từ phương pháp này, người dạy và người học có thể vận dụng vào việc dạy và học các bình diện khác của ngôn ngữ như ngữ âm, ngữ pháp, v.v… Bên cạnh đó, đề tài còn là nguồn tham khảo cho những ai quan tâm đến việc ứng dụng BĐTD vào công việc cụ thể của mình. 0.6. Bố cục của luận văn Ngoài phần dẫn nhập và kết luận, luận văn được chia làm ba chương. Chương 1: Cơ sở lý luận Chương này tập trung xác lập cơ sở lý thuyết cho đề tài, trước tiên là những vấn đề của lý thuyết về từ vựng, từ vựng tiếng Việt, các phương pháp giảng dạy từ vựng sẽ được áp dụng để triển khai những chương kế tiếp. Bên cạnh đó, một số kiến thức khái quát về BĐTD như khái niệm, các thành phần cơ bản, ứng dụng cũng được đề cập phục vụ cho việc triển khai các bài giảng về từ vựng tiếng Việt theo một hướng tiếp cận mới. 12 Chương 2: Cách thức tạo lập một số kiểu loại BĐTD trong giảng dạy từ vựng tiếng Việt cho người nước ngoài. Nội dung chính của chương này là phân biệt và luận bàn về các kiểu loại BĐTD được ứng dụng trong giảng dạy từ vựng tiếng Việt như thế nào. Chương này đề cập đến 3 kiểu loại BĐTD thường gặp có tính ứng dụng cao trong giảng dạy từ vựng tiếng Việt: BĐTD dạng cây, BĐTD dạng mắt xích - sự kiện, BĐTD dạng vòng tròn. Chương 2 đề cập đến các bước tạo lập BĐTD bằng phương pháp thủ công, truyền thống và nêu ra ưu nhược điểm của phương pháp này nhằm đưa ra giải pháp tối ưu cho cả GV lẫn HV trong quá trình dạy và học. Bên cạnh đó, chương 2 cũng triển khai một số BĐTD dựa trên hệ thống bài tập mẫu để phân biệt một số hiện tượng nghĩa của từ dễ gây nhầm lẫn trong quá trình tiếp nhận kiến thức của HV. Chương 3: Cách thức tổ chức giảng dạy từ vựng cho người nước ngoài thông qua BĐTD. Ngoài việc khảo sát đánh giá về thực trạng ứng dụng BĐTD vào việc giảng dạy từ vựng tiếng Việt cho người nước ngoài, một số nguyên tắc phân chia số lượng từ vựng theo từng cấp độ và bộ giáo trình tham khảo, chương 3 chủ yếu đi vào phần thực hành. Phần thực hành bao gồm: các bước áp dụng BĐTD trong quá trình dạy học, một số bài giảng mẫu cho các cấp độ và giảng dạy thực nghiệm. Thông qua phần thực hành, luận văn có thêm cơ sở để kết luận về vấn đề đang nghiên cứu của đề tài. 13 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1. Đặc điểm từ vựng tiếng Việt Từ vựng là chất liệu cần thiết để cấu tạo ngôn ngữ. Từ vựng là tập hợp tất cả các từ và đơn vị tương đương với từ trong ngôn ngữ. Từ vựng tiếng Việt là một trong ba thành phần cơ sở của tiếng Việt, bên cạnh ngữ âm và ngữ pháp. Từ vựng tiếng Việt là đối tượng nghiên cứu cơ bản của ngành từ vựng học tiếng Việt, đồng thời cũng là đối tượng nghiên cứu gián tiếp của các ngành ngữ pháp học tiếng Việt, ngữ âm học tiếng Việt, phong cách học tiếng Việt, từ điển học tiếng Việt,... Ngành từ vựng học tiếng Việt nghiên cứu về các khía cạnh của từ vựng tiếng Việt cũng chỉ phát triển mạnh trong giai đoạn gần đây [10:130–135]. Tiếng Việt thuộc ngôn ngữ đơn lập. Đặc điểm của loại hình ngôn ngữ này là từ không biến đổi hình thái. Hình thái của từ tự nó không chỉ ra mối quan hệ giữa các từ ở trong câu, không chỉ ra chức năng cú pháp của các từ. Qua hình thái, tất cả các từ dường như không có quan hệ với nhau, chúng thường đứng ở trong câu tương tự như đứng biệt lập một mình [62]. Trong các ngôn ngữ này, các từ đơn tiết làm thành hạt nhân cơ bản của từ vựng. Phần lớn những đơn vị được gọi là từ ghép, từ phái sinh được cấu tạo từ các từ đơn tiết này. Vì thế, ranh giới các âm tiết thường trùng với ranh giới các hình vị, hình vị không phân biệt với từ. Tiếng là đơn vị cơ sở của hệ thống các đơn vị có nghĩa của tiếng Việt. Việc tạo ra các đơn vị từ vựng ở phương thức ghép luôn chịu sự chi phối của quy luật kết hợp ngữ nghĩa. Hiện nay, đây là phương thức chủ yếu để sản sinh ra các đơn vị từ vựng. Theo phương thức này, tiếng Việt sử dụng các yếu tố cấu tạo từ thuần Việt hay vay mượn từ các ngôn ngữ khác để tạo ra các từ, ngữ mới [35:23]. Vốn từ vựng tối thiểu của tiếng Việt phần lớn là các từ đơn tiết (một âm tiết, một tiếng). Sự linh hoạt trong việc tạo ra các từ ngữ mới một cách dễ dàng đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển vốn từ, vừa phong phú về số lượng, vừa đa dạng trong hoạt động. Cùng một sự vật, hiện tượng, một hoạt động hay một đặc trưng có thể có nhiều từ ngữ khác nhau biểu thị. Tiềm năng của vốn từ ngữ tiếng Việt được phát huy cao độ trong các phong cách chức năng ngôn ngữ, đặc biệt là trong phong cách ngôn ngữ nghệ thuật. Hiện nay, do sự phát triển vượt bậc của 14 khoa học kỹ thuật, đặc biệt là công nghệ thông tin, tiềm năng đó còn phát huy mạnh mẽ hơn. 1.1.1. Nghĩa và các thành tố nghĩa của từ Nghĩa của mỗi từ được cộng đồng ngôn ngữ thừa nhận như một quy ước chung về quan hệ giữa vỏ âm thanh và nội dung biểu thị của từ. Nghĩa của từ là nội dung biểu thị sự vật, hiện tượng trong thực tế khách quan bằng vỏ ngữ âm của từ. Nghĩa của mỗi từ là một hợp thể bao gồm nhiều lớp nghĩa (nghĩa từ vựng, nghĩa ngữ pháp), mỗi từ vừa mang nghĩa khái quát của cả một lớp từ vừa mang nghĩa của riêng nó. Do từ có những mối quan hệ với thực tại khách quan, với tư duy, với người sử dụng và với hệ thống ngôn ngữ nên nghĩa của từ bao gồm các thành phần ngữ nghĩa sau: nghĩa biểu vật, nghĩa biểu niệm, nghĩa biểu hệ và nghĩa biểu thái. Nghĩa biểu vật có chức năng định danh sự vật, quá trình, là mối quan hệ của từ đối với đối tượng mà từ biểu thị. Đối tượng mà từ biểu thị không phải chỉ là các sự vật mà còn là quá trình, tính chất hoặc hiện tượng thực tế nào đó, bao gồm các đối tượng ngoài ngôn ngữ lẫn các đối tượng thuộc ngôn ngữ. Nghĩa biểu niệm là mối quan hệ của từ với biểu tượng, khái niệm. Xét về mặt bản thể, nó là kết quả của sự phản ánh các thuộc tính của thực tế khách quan được diễn đạt bằng từ. Xét về mặt chức năng, nó là các đặc trưng khu biệt làm cho nghĩa của từ này khác với nghĩa của từ khác. Nghĩa biểu hệ còn gọi là nghĩa cấu trúc. Mỗi từ đều nằm trong một hệ thống từ vựng, có quan hệ đa dạng và phức tạp với những từ khác. Quan hệ giữa từ với những từ khác trong hệ thống được gọi là nghĩa biểu hệ của từ. Nghĩa biểu thái là mối quan hệ giữa từ và người sử dụng, nó phản ánh sự đánh giá, tình cảm, thái độ của người nói – người nghe, người viết – người đọc. Sự vật, hiện tượng được biểu thị trong ngôn ngữ đều là những sự vật hiện tượng đã được nhận thức, được thể nghiệm bởi con người [45:31]. Nét nghĩa có thể được định nghĩa là những phần nghĩa thể hiện thuộc tính sự vật mà từ biểu thị, dựa vào đó mà từ có thể thuộc vào một trong các nhóm từ vựng – ngữ nghĩa được phân chia theo chủ đề. Ý nghĩa biểu niệm của từ là tập hợp của một số nét nghĩa chung và riêng, khái quát và cụ thể, theo một tổ chức, một trật tự nhất định. Giữa các nét nghĩa có những quan hệ nhất định. 15 1.1.2. Trường nghĩa Theo Đỗ Hữu Châu, Mỗi tiểu hệ thống ngữ nghĩa được gọi là một trường nghĩa. Đó là tập hợp đồng nhất với nhau về nghĩa [5:67]. Khi nói tới trường từ vựng, người ta chủ yếu nghĩ tới ba loại trường từ vựng - ngữ nghĩa (gọi tắt là trường nghĩa) sau đây: trường nghĩa trực tuyến, trường nghĩa tuyến tính, trường nghĩa liên tưởng. 1.1.2.1. Trường nghĩa trực tuyến (trường nghĩa dọc) Vốn từ của một ngôn ngữ được chia thành các trường nghĩa trực tuyến thuộc nhiều cấp độ lớn nhỏ khác nhau dựa vào nét nghĩa phạm trù chung nhất đến các nét nghĩa phạm trù nhỏ hơn rồi các nét nghĩa loại, hạng và các nét nghĩa riêng biệt. Trường nghĩa trực tuyến bao gồm trường biểu vật và trường biểu niệm [5:68]. Trường biểu vật là tập hợp các từ có quan hệ dồng nhất về phạm vi biểu vật. Số lượng từ ngữ không đồng đều nhau giữa các trường. Có những trường có nhiều từ biểu thị, có những trừơng có ít từ biểu thị. Số lượng từ ngữ cũng không đồng đều nhau giữa các miền trong các trường biểu vật của các ngôn ngữ. Có những miền trong ngôn ngữ này có từ biểu thị, nhưng trong ngôn ngữ kia không có từ biểu thị. Do từ có hiện tượng nhiều nghĩa nên mỗi từ có thể nằm trong nhiều trường khác nhau tạo nên hiện tượng giao trường. Mỗi trường thường có một nhóm từ trung tâm có tác dụng quy định đặc trưng ngữ nghĩa của trường. Trường biểu niệm là tập hợp các đơn vị từ vựng có cùng cấu trúc biểu niệm khái quát. Cũng như trường biểu vật, trường biểu niệm có thể được phân thành nhiều miền nhỏ, với mật độ từ ngữ khác nhau. Vì cũng có hiện tượng nhiều nghĩa biểu niệm nên một từ có thể được nằm trong nhiều trường biểu niệm khác nhau tạo nên hiện tượng giao trường. Trường biểu niệm có quan hệ với khái niệm nhưng không đồng nhất với tập hợp các khái niệm về thực tế khách quan tồn tại trong tư duy 1.1.2.2. Trường nghĩa tuyến tính (trường nghĩa ngang) Các từ trong hoạt động còn kết hợp nhau theo trật tự trước sau, nghĩa là theo chiều ngang, chiều tuyến tính. Như thế, ngoài các trường nghĩa trực tuyến lại có thể 16
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan