Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ ứng dụng công nghệ nghe nhìn vào dạy học môn ngữ văn ở trường thpt...

Tài liệu ứng dụng công nghệ nghe nhìn vào dạy học môn ngữ văn ở trường thpt

.PDF
23
347
81

Mô tả:

ĐỀ TÀI ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ NGHE NHÌN VÀO DẠY HỌC MÔN NGỮ VĂN Ở TRƯỜNG THPT PHẦN I: MỞ ĐẦU I- LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1- Sự cần thiết của vấn đề Nhiều năm qua, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy và học tập đang trở thành nhu cầu thiết yếu thúc đẩy sự nghiệp giáo dục phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tiếp tục với niềm đam mê được nghiên cứu ứng dụng các phương pháp vào việc Đổi mới PPDH môn ngữ văn trong nhà trường, trong đề tài nghiên cứu này, tôi muốn đề cập đến việc sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học môn ngữ văn như thế nào cho hiệu quả. Đây cũng là những trăn trở của nhiều đồng nghiệp trong quá trình dạy học nhằm đáp ứng yêu cầu tiên tiến của thời đại. Trong quá trình nghiên cứu suy nghĩ tìm tòi, tôi mạnh dạn tập hợp và đề xướng một số phương pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học môn ngữ văn ở góc độ công nghệ nghe nhìn. Tên đề tài của tôi là: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ NGHE NHÌN VÀO DẠY HỌC MÔN NGỮ VĂN Ở TRƯỜNG THPT. Phạm vi đề tài này là: sử dụng công nghệ thông tin với vai trò là phương tiện, thiết bị dạy học cho việc dạy học môn ngữ văn trong nhà trường THPT hiện nay. Tôi chọn đề tài này xuất phát từ những lý do sau. - Một là, ứng dụng công nghệ nghe nhìn vào dạy học môn ngữ văn là thực hiện định hướng Đổi mới PPDH của Bộ Giáo dục và Đào tạo ở cấp THPT: “Tăng cường sử dụng các phương tiện dạy học, thiết bị dạy học và đặc biệt lưu ý đến những ứng dụng của công nghệ thông tin” - Hai là, thực tế hiện nay, việc trang thiết bị cho dạy học ứng dụng CNTT ở các trường còn rất mỏng. Đối với các trường huyện, toàn trường chỉ có khoảng từ 01 đến 02 phòng học có trang bị đèn chiếu, máy chiếu để phục vụ cho các tiết dạy ứng dụng CNTT. Do đó, số tiết dạy này chỉ có thể áp dụng cho các tiết thao giảng, hội giảng với định lượng từ 01 đến 02 tiết/ giáo viên/ năm học. Việc ứng dụng công nghệ nghe nhìn vào dạy học môn ngữ văn này có thể giúp tăng cường khả năng, kỹ năng vận dụng CNTT vào thực tế, phù hợp với điều kiện thực tế về cơ sở vật chất, tối ưu các điều kiện hiện có, sử dụng các phương tiện dạy học, thiết bị dạy học được trang bị hoăc do các giáo viên tự làm lấy góp phần thúc đẩy việc đổi mới phương pháp dạy học ngay cả trong điều kiện không có máy chiếu. - Ba là, ứng dụng công nghệ nghe nhìn vào dạy học môn ngữ văn này mang lại hiệu quả cao trong việc tiếp nhận văn học, phù hợp với yếu tố tâm lý của học sinh, tiếp tục phát huy phương pháp dạy học trực quan sinh động (trực quan thính giác, trực quan thị giác bên cạnh trực quan ngôn từ) theo hướng hiện đại hóa, đáp ứng mục tiêu giáo dục phổ thông là: “tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú và trách nhiệm học tập cho học sinh” 2- Tính khả thi của đề tài 2.1. Cơ sở lý luận - Trước hết, lý thuyết tiếp nhận chỉ ra rằng: văn bản văn học không phải là một hiện tượng bất biến mà luôn phát triển vận động. Hiệu quả của việc tiếp nhận văn học phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó, có tâm lý cảm thụ. Một giờ học thành công không phải là kết quả của việc thuyết trình (thầy say sưa giảng, trò chăm chú nghe). Sự “yên tĩnh” trong giờ học không thể hiện hiệu quả giảng dạy. Điều quan trọng là giáo viên phải tạo được không khí cảm thụ nghệ thuật (sôi nổi hoặc sâu lắng). Phải để cho người học thưởng thức được khoái cảm của việc khám phá và cảm thụ. Trên cơ sở đó, một tiết học phải đảm bảo những nguyên tắc cơ bản là: phát huy tối đa năng lực khám phá, phát hiện của học sinh. Định hướng tiết học như một cuộc hành trình tìm kiếm, gặp gỡ với tác giả và văn bản một cách hứng thú. Có thể vận dụng quan điểm “tri âm”, đưa học sinh trở về với thời điểm sáng tác, hình dung lại con đường nghệ thuật tác giả đã đi, từ đó, khám phá tư tưởng tác giả và tác phẩm. Có thể vận dụng quan điểm “ký thác”, khuyến khích người học tìm ra những cách hiểu, cách lý giải khác nhau thông qua phương tiện nghe nhìn như: tranh ảnh, nghe băng ghi âm, xem phim… - Tiếp theo, cơ sở của việc thiết kế giáo án không chỉ ở nội dung tác phẩm mà còn ở đối tượng tiếp nhận và cảm thụ. Với mỗi đối tượng (học sinh hoặc bài học) có thể thiết kế những quy trình khác nhau. Nội dung của thiết kế là những quy trình thao tác tổ chức việc cảm thụ chiếm lĩnh tác phẩm của học sinh. Mỗi bài, thậm chí mỗi đối tượng tiếp nhận có một kiểu thiết kế khác nhau. Trong quá trình thiết kế, việc ứng dụng công nghệ nghe nhìn cũng hết sức phong phú đa dạng thông qua việc chuẩn bị các phương tiện hỗ trợ: như tranh vẽ, máy cassette, máy chiếu… - Cuối cùng, việc ứng dụng công nghệ nghe nhìn vào dạy học môn ngữ văn được thực hiện trong toàn bộ các khâu trong qúa trình dạy học, đó là một công nghệ đa phương tiện. Người dạy và học có thể tiến hành ứng dụng trong dạy học, trong kiểm tra đánh giá, kỹ năng cảm thụ văn bản văn học; có thể tiến hành dạy và học ở mọi lúc, mọi nơi. 2.2. Cơ sở thực tiễn - Việc ứng dụng công nghệ nghe nhìn vào các tiết học văn rất phù hợp với điều kiện dạy học của giáo viên và học sinh hiện nay, nhất là đối với các trường huyện. Có thể thực hiện bình thường ở tại lớp học, thực hiện cho tất cả các tiết đọc văn trong chương trình toàn cấp: lớp 10,11,12. - Phạm vi ứng dụng đa dạng, dưới nhiều hình thức: kiểm tra bài cũ, tìm hiểu bài mới, kỹ năng trình bày một vấn đề, kỹ năng cảm thụ văn học, kỹ năng sáng tạo cho học sinh. - Về cơ sở vật chất: các trang tiết bị vật chất cũng như làm các đồ dùng dạy học rất đơn giản, ít tốn kém, nhà trường có thể thực hiện dễ dàng như: làm tranh (ép nhựa hoặc tranh in lụa), máy ghi âm dùng đĩa hoặc USP. - Nguồn tư liệu và tích lũy tư liệu: Tư liệu lấy chủ yếu từ thông tin trên mạng internet, giáo viên lựa chọn và xử lý theo mục tiêu bài học. Việc tích lũy tư liệu cũng khá dễ dàng: Phát động trong tổ, mỗi giáo viên trong mỗi học kỳ tìm kiếm và xử lý tư liệu cho 2-3 bài học. Giới thiệu cho đồng nghiệp trong tổ để khai thác hiệu quả và đưa vào ứng dụng chung trong các tiết dạy. Có nơi quản lý và bảo quản thiết bị dạy học. - Đối với việc chuẩn bị: Về phía giáo viên: Theo thiết kế bài giảng, lựa chọn và sắp xếp tranh, đồ dùng dạy học, chuẩn bị máy ghi âm, ghi hình. Giáo viên chủ động trong việc chuẩn bị, giảm sự lệ thuộc vào việc chuẩn bị phòng máy chiếu và tránh được những sự cố kỹ thuật do sử dụng CNTT. Về phía học sinh: Học sinh học theo công nghệ nghe nhìn sẽ có một tâm lý chuẩn bị bài cũ linh hoạt và tự do hơn, không bị gò bó vào ngôn từ bài học. Đặc biệt với một số bài đọc thêm, việc ứng dụng công nghệ nghe nhìn giúp học sinh tự học, tự ôn bài khi thời gian tìm hiểu bài trên lớp quá eo hẹp (có khi trong một tiết học phải tìm hiểu 03 văn bản văn học) - Về thời gian thực hiện: Sự lồng ghép công nghệ nghe nhìn vào các tiết học văn không làm ảnh hưởng đến quy trình thực hiện các bước lên lớp, không chiếm nhiều thời gian để chuẩn bị, ngược lại còn có thể rút ngắn khoảng cách thời gian trong quá trình tiếp nhận văn bản. - Về việc thực hiện, với kỹ thuật in ấn hiện đại, việc làm tranh ảnh không còn khó khăn (tranh có thể sử dụng nhiều năm, có thể làm tranh màu); hình thức ghi âm cũng thật phong phú tiện ích: máy ghi âm nhỏ, có thể sử dụng USP, không cần băng đĩa… II- NHIỆM VỤ ĐỀ TÀI Đề tài của chúng tôi giải quyết các vấn đề sau đây: - Một là, phân tích những ưu điểm của việc ứng dụng công nghệ nghe nhìn vào dạy học môn ngữ văn - Hai là, giới thiệu các hình thức, cách thức ứng dụng công nghệ nghe nhìn trong dạy học môn ngữ văn. - Ba là, một số minh họa cụ thể cho bài viết. III- PHƢƠNG PHÁP TIẾN HÀNH - Bản thân tôi tiến hành thiết kế một số bài học theo đề tài này như: tạo lập một số tranh ảnh, chọn một số trích đoạn phim, các tư liệu về các tác giả, các băng ghi âm đọc, hát, ngâm thơ một số văn bản… phục vụ cho việc dạy học theo từng bài, từng mục đích (kiểm tra, giảng dạy, kỹ năng cảm thụ, giúp học sinh học tập ở nhà - Tiến hành thực hiện trên các tiết dạy ở các lớp (chủ yếu khối lớp 12, theo phân công của nhà trường). Rút ra nhận xét, kết quả của việc ứng dụng công nghệ nghe nhìn cho từng khâu: chuẩn bị, thời gian thực hiện, phương tiện thực hiện, đối tượng thực hiện. Điều chỉnh và thực hiện ở các lớp sau để đạt hiệu quả hơn. - Thực hiện đề tài này, tôi đã lên kế hoạch phổ biến chung cho cả tổ từ đầu năm: Tìm kiếm các tư liệu phục vụ cho việc dạy học dưới hai dạng: tranh và băng đĩa, nhằm thực hiện có hiệu quả nhất việc sư dụng phương tiện, thiết bị dạy học trong điều kiện dễ thực hiện nhất. - Tiến hành điều tra cơ bản hiệu quả của việc ứng dụng công nghệ nghe nhìn vào dạy học môn ngữ văn từ phía học sinh. Đối chiếu kết quả của các năm học trước và rút ra kết luận cục bộ. PHẦN II: NỘI DUNG I- MÔ TẢ TÌNH TRẠNG SỰ VIỆC HIỆN TẠI 1- Ứng dụng công nghệ nghe nhìn vào dạy học môn ngữ văn là nâng cao mối quan hệ khắng khít giữa các loại hình nghệ thuật Một văn bản có thể tồn tại dưới nhiều loại hình nghệ thuật. Bởi lẽ, bản thân văn học cũng là một loại hình nghệ thuật và chúng có mối quan hệ chặt chẽ với các loại hình nghệ thuật khác: hội họa, âm nhạc, điện ảnh. Cũng vì thế, các nhà văn, nhà thơ cũng đồng thời có tài năng trong âm nhạc, hội hoạ, điện ảnh… Khi sử dụng công nghệ nhe nhìn, không phải chỉ đơn thuần là tô điểm cho giờ học bằng nghệ thuật tạo hình và âm nhạc, bằng ghi âm và chiếu phim để rồi đẩy nhiệm vụ văn học xuống bình diện thứ hai, mà phải thừa nhận rằng, thông tin thị giác nâng cao gấp bội những khả năng của thông tin thính giác. Vì thế, việc vận dụng các loại hình nghệ thuật kế cận trong phân tích tác phẩm văn học, tức ứng dụng công nghệ nghe nhìn vào dạy học môn ngữ văn, giúp chúng ta điều khiển dòng liên tưởng, thúc đẩy việc hình thành những ấn tượng nhất định trong ý thức người đọc. Ở đây, học sinh sẽ không có cảm giác rằng quan niệm đó là do người ta áp đặt cho mình, quan niệm đó dường như tự nó hình thành lấy, và điều đó tạo cho hình tượng được hình thành một tính chất riêng biệt cá nhân. Như vậy, các loại hình nghệ thuật kế cận có thể tăng cường sự đồng thể nghiệm của người đọc trong khi phân tích tác phẩm. Việc đối chiếu văn bản văn học với những hiện tượng của các loại hình nghệ thuật cũng có thể tô đậm các đặc điểm về tư tưởng, thế giới quan nhà văn, và như vậy, việc đối chiếu đó sẽ trở thành phương thức lý giải ý nghĩa khách quan của tác phẩm. Các loại hình nghệ thuật kế cận có thể giữ vai trò là nhân tố làm hiện hình cảm thụ của người đọc: nghe người nghệ sĩ ngâm thơ, bình văn, học sinh có thể tự hỏi: chúng ta có thể nghe thấy, hình dung những dòng chữ ấy khi tự mình đọc hay không? Tự so sánh như vậy cũng là một cách để giúp học sinh nhận thức vai trò của công nghệ nghe nhìn. Một trong những đặc thù của văn bản văn học là tính vượt thời gian và không gian để đem đến cho người đọc những nhận thức vô cùng phong phú về cuộc sống, về hiện thực khách quan. Ngôn từ có thể giúp người đọc hình dung sự vật chứ không thể nhìn thấy sự vật như vốn có của nó. Việc ứng dụng công nghệ nghe nhìn sẽ giúp giải quyết phần nào hạn chế đó. Chẳng hạn , trong bài thơ Việt Bắc, Tố Hữu tả bức tranh mùa xuân: “Ngày xuân mơ nở trắng rừng”. Giáo viên có thể giới thiệu cho học sinh những hình ảnh về hoa mơ, về những cánh rừng mơ Việt Bắc khi mùa xuân về. Từ đó, giúp các em cảm nhận vẻ đẹp gợi cảm, tinh khôi của mùa xuân Việt Bắc một cách sinh động, ấn tượng. Cũng như vậy với hình ảnh, “trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai” (Người lái đò sông Đà – Nguyễn Tuân), hay hình ảnh so sánh “Tình yêu ta như cánh kiến hoa vàng” (Tiếng hát con tàu – Chế Lan Viên), bức tranh phong cảnh Tây bắc (Tây Tiến – Quang Dũng; Vợ chồng Aphủ - Tô Hoài)… việc ứng dụng công nghệ nghe nhìn sẽ phát huy được những hiệu quả cụ thể, thiết thực của nó. 2- Ứng dụng công nghệ nghe nhìn vào dạy học môn ngữ văn là biện pháp bộc lộ và thúc đẩy quá trình đồng sáng tạo của học sinh: - Nghe đọc diễn cảm sẽ tạo điều kiện cho sự đồng thể nghiệm và mặt tình cảm của sự phân tích có thể trở nên sâu sắc hơn. Những biện pháp như vậy phát triển trí tưởng tượng của người đọc và đồng thời đó là cách để phát hiện năng lực và đưa người đọc vào công việc phân tích. - Giáo viên “phải chuẩn bị trước giờ tập đọc bằng những ấn tượng sinh động”. Minh họa hình ảnh chiếc thuyền ngoài xa trong sương sớm: thiên nhiên buổi sớm trên bãi biển, bãi xe tăng hỏng, hình ảnh đôi vợ chồng hàng chài bước ra từ chiếc thuyền… Thầy giáo yêu cầu học sinh: trình bày những cảm nhận của mình về các bức tranh sau khi đã đọc văn bản Chiếc thuyền ngoài xa. - Chú ý, khi nhận xét phải lồng phân tích, phải tìm ra mối quan hệ giữa liên tưởng và tượng tượng (lớp 10), giữa tư tưởng và quan niệm của học sinh với các hình tượng của nhà thơ. - Để đọc diễn cảm tốt cần: soạn bảng “phối âm cảm xúc” cho văn bản. Chẳng hạn: trong từng khổ, từng đoạn thơ có thể thay đổi giọng điệu như: nhẹ nhàng trầm tư, lo lắng ngạc nhiên, ngắt quãng, sôi nổi; chậm rãi, ai oán; thương tiếc, sầu não; niềm vui sảng khoái; xúc động táo bạo…Đây là con đường dẫn đến nghệ thuật giao tiếp. - Cùng với đọc diễn cảm là: kể chuyện sáng tạo, miêu tả miệng, xây dựng kịch bản phim, sân khấu hóa văn bản… - Khi có cảm hứng với các dòng thơ của nhà thơ, các nhạc sĩ đã phổ nhạc cho các dòng thơ đó. Dùng âm nhạc để thể hiệc các tác phẩm thơ ca sẽ làm sáng tỏ và tăng cường một cách tuyệt đẹp tính truyền cảm và cân đối của thơ ca. Thiên tài của nhà thơ kết hợp với cảm hứng của nhạc sĩ và nghệ thuật điêu luyện của người biểu diễn sẽ tác động mạnh mẽ đến người nghe. Đã có nhiều bản nhạc phổ nhạc cho thơ rất thành công (Tây tiến – Quang Dũng, Đây thôn Vĩ Dạ - Hàn Mặc Tử, Đàn ghi-ta của Lor-ca – Thanh Thảo…). Cũng cần nói thêm rằng, không phải giáo viên dạy văn nào cũng có khả năng minh hoạ cho các bài thơ bằng âm nhạc hay ngâm thơ. Vì vậy, việc ứng dụng công nghệ nghe nhìn sẽ lấp đi những “hạn chế” đó. - Qua âm nhạc, học sinh còn có khả năng phân biệt những loại hình nghệ thuật dân gian và hiện đại. Trong sự phát triển của xã hội nhiều năm trở lại đây, gần như học sinh không phân biệt được đâu là dân ca, đâu là tân nhạc. Sự hoà nhập các dòng nhạc trong các sáng tác của nhạc sĩ đã gần như “san bằng” khoảng cách của hai thể loại âm nhạc này. Việc cho học sinh nghe và phân tích thể loại dân ca “chính gốc” giúp các em hiểu thêm đời sống tinh thần phong phú, tinh tế của người bình dân xưa, cảm nhận vẻ đẹp văn hoá cổ truyền của người Việt mà hiện nay đang Đảng ta đang ra sức khôi phục trước nguy cơ mai một của yếu tố khách quan. - Kịch bản sân khấu, phim là những loại hình nghệ thuật có những khả năng rất lớn để thâm nhập vào cuộc sống và thế giới tinh thần của con người. Nó đem lại cho người xem những hiểu biết từ thời đại này qua thời đại khác. Về mặt nguyên tắc các loại hình kết hợp cả hai kỹ năng nghe - nhìn này có thể trùng hợp với tác phẩm văn học theo phương pháp màn ảnh hoá, kịch bản hoá, nhưng không đòi hỏi sự sao chép y nguyên lại tác phẩm. Tuy nhiên qua các phương tiện nghe nhìn này, học sinh thấm thía hơn các chi tiết đắt, tính cách nhân vật, tinh thần tác phẩm (Bi kịch Vũ Như Tô – Nguyễn Huy Tưởng, Bi kịch Rô-mê-ô và Juiliette – Sếch Xpia; Kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt – Lưu Quang Vũ…) - Tính ứng dụng của phương tiện nghe nhìn này: phù hợp với các lớp có nhân tài về văn nghệ, có năng khiếu kể chuyện, (lập bảng so sánh các lớp, các ban) - Tham gia vào công nghệ nghe nhìn qua phim, giáo viên có thể khơi gợi và giúp học sinh tham gia “đồng sáng tạo” với tác giả. Chẳng hạn, khi cho học sinh xem trích đoạn phim “Ông già và biển cả” của Hê-min-guê hay “Số phận con người” của Sô-lô-khốp, giáo viên cắt phần thuyết minh phim và để cho học sinh tham gia vào việc tự thuyết minh dựa theo nội dung văn bản đã học. 3- Ứng dụng công nghệ nghe nhìn vào dạy học môn ngữ văn phục vụ đắc lực cho việc tìm hiểu tiểu sử tác giả - một cách thức tiếp cận yếu tố ngoài văn bản Vận dụng phương tiện trực quan sẽ góp phần tăng cường tác động tình cảm của tiểu sử nhà văn đối với học sinh trong các giờ học. Âm nhạc, hội họa, điện ảnh ở đây là những trợ thủ không gì có thể thay thế được của người dạy. Trong phương pháp giảng dạy văn học, người ta nói đến ba loại trực quan là trực quan thị giác, trực quan thính giác và trực quan ngôn từ. Tuy nhiên, có thể vận dụng các hình thức trực quan ấy không chỉ ở dạng “thuần nhất” mà cả ở dạng kết hợp. Kết hợp trực quan thị giác và thính giác là phim điện ảnh. Tổng hợp tất cả các loại hình trực quan (thị giác, thính giác, ngôn từ) có thể thực hiện trong tham quan từ xa. Trực quan thính giác là cần thiết khi học tiểu sử các nhà văn. Giọng nói của nhà văn qua các băng đĩa, minh họa lời kể của giáo viên bằng âm nhạc, những đoạn nhạc ngắn gọn mở đầu lời kể về những giai đoạn khác nhau trong cuộc đời của nhà văn, đọc diễn cảm những trích đoạn trong sáng tác của nhà văn… tất cả những điều đó góp phần làm cho bài học thêm sức truyền cảm và có tác dụng về mặt tình cảm. Sức hấp dẫn của trực quan bằng ngôn từ trong bài học về tiểu sử nhà văn có thể là có tác động rộng rãi nhất. Hình thức trực quan này là gần gũi nhất với môn chúng ta dạy là văn học. Tập hợp các tranh ảnh, chân dung về nhà văn trong các giai đoạn là điều rất cần thiết để nắm được cuộc đời và sáng tạo nghệ thuật của nhà văn. Làm việc với ảnh, chân dung, học sinh, về cơ bản, sẽ đứng trước một nhiệm vụ có tính chất tâm lý học: trong diện mạo của nhà văn, dựa vào các tập nhật ký, mà nhận ra những nét biểu hiện cuộc sống nội tâm của ông; những chặng đường nghệ thuật của nhà văn. Qua tham quan, tranh, hình vẽ, bản đồ, sơ đồ, ảnh chụp các loại, tất cả giúp cho quá khứ trở thành sinh động, xuyên qua bộ mặt hiện tại mà nhận ra bằng tưởng tượng các đặc điểm của thời đại mà ta đang đi vào. Chân dung của nhà văn trong giờ học được trình bày theo một giải pháp mới, có ý nghĩa phương pháp. Ở trường hợp này, việc phân tích bức tranh về mặt tâm lý học là sự tổng kết việc phân tích của lớp; ở trường hợp khác, việc so sánh các chân dung sẽ dùng làm biện pháp tích cực hóa thái độ của học sinh đối với tư liệu tiểu sử; ở trường hợp khác nữa, ta lại đề ra cho học sinh phải tự mình lĩnh hội bức vẽ… Trong nghiên cứ tiểu sử, điện ảnh và tham quan từ xa là những phương tiện trực quan quan trọng nhất. Bộ phim sẽ được học sinh lĩnh hội sâu sắc hơn nếu như trước khi xem, được nghe thấy kể chuyện, có đọc sách giáo khoa, đọc những sách thuộc loại tiểu sử. Trước khi cho học sinh xem, giáo viên cho một số câu hỏi. Điều đó thúc đẩy các em, không chỉ đơn thuần nhìn và nghe chăm chú mà còn buộc các em phải suy nghĩ khi theo dõi màn hình. Câu hỏi đương nhiên là đa dạng. Có thể là: - Có cái gì mới về cuộc sống và sáng tác của nhà văn mà em biết được qua bộ phim? - Những cảnh nào trong phim em cho là có sức biểu hiện lớn nhất? - Hãy đặt lời đề từ cho đoạn phim? - Theo em, những trích đoạn được chọn để diễn xuất thành phim như thế có đạt không? - Tình tiết nào trong phim thể hiện đầy đủ nhất tính cách nhà văn? - Em tự rút ra bài học nhân cách gì cho mình từ cuộc đời tác giả? II- MÔ TẢ NỘI DUNG GIẢI PHÁP MỚI 1- NÉT MỚI CỦA ĐỀ TÀI Ứng dụng phương pháp trực quan sinh động vào dạy học môn ngữ văn là một phương pháp dạy học đã có từ rất lâu. Song trước đây, chỉ dừng lại ở một số tranh ảnh đơn thuần như chân dung nhà văn. Còn hiện nay, nhờ tiến bộ nhanh chóng của việc ứng dụng CNTT vào tất cả các lĩnh vực, đo đó, CNTT đã góp phần hiện đại hoá phương tiện, thiết bị dạy học, góp phần đổi mới phương pháp dạy học môn ngữ văn. Chúng ta biết rằng, Bộ chỉ cung cấp cho chúng ta một số tranh ảnh dạy học ít ỏi, khiêm tốn, trang thiết bị đặc thù dùng cho bộ môn ngữ văn hầu như không có gì. Tranh ảnh cũng chỉ đơn giản ở các dạng: chân dung các nhà văn hiện đại, tranh ảnh về một số các nhà văn, nhà thơ trung đại, các nhà thơ Đường Trung Quốc, một vài băng đĩa nhưng không có phương tiện để sử dụng cho phù hợp với hiện nay. Như vậy, tất cả đều phải phụ thuộc vào sự sáng tạo của chính người dạy. Nói cách khác, chúng ta phải tự trang bị lấy để việc giảng dạy có hiệu quả 2- CÁC HÌNH THỨC ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ NGHE NHÌN VÀO DẠY HỌC MÔN NGỮ VĂN a- Sử dụng công nghệ nghe nhìn trong dạy học và trong kiểm tra, đánh giá: - Trong dạy học: Thông qua các hình thức: + Sử dụng tranh, các trích đoạn phim, các băng ghi âm đọc diễn cảm, ngâm thơ, hát + Mục đích: Minh hoạ, bổ sung kiến thức, khắc sâu kiến thức + Dạy các tiết CNTT: Hạn chế việc ghi nội dung bằng chữ thay cho lời nói, mà chủ yếu sử dụng các phượng tiện nghe, nhìn (hình ảnh, tranh, sơ đồ, bảng biểu, hoạ đồ) để đưa học sinh đến với văn bản. Trước đây, khi mới tiếp cận công nghệ thông tin trong dạy học môn ngữ văn, một số giáo viên đã chuyển hết nội dung bài giảng vào máy, và trong tiết dạy chỉ cần “lia” lên cho học sinh xem. Thực chất, đó chỉ là hình thức chuyển từ “nghe” lời giảng sang “nhìn” lời giảng mà thôi. Cách ứng dụng hời hợt ấy, đã triệt tiêu vai trò lời giảng của giáo viên, điều mà không một công nghệ nào có thể thay thế được. Khi chọn tên gọi đề tài này, tôi còn muốn nhấn mạnh tác dụng của việc “nghe”, “nhìn” đối với tiết học văn, với vai trò là một phương tiện hỗ trợ dạy học. Nghĩa là, khi dạy CNTT, đối với môn ngữ văn, giáo viên vẫn chú ý lời giảng, còn máy chiếu chỉ sử dụng để tăng cường khả năng khác như đã trình bày ở trên. - Trong kiểm tra: Có thể sử dụng công nghệ nghe nhìn để tiến hành kiểm tra kiến thức, kỹ năng của học sinh như:: + Qua một hình ảnh tượng trưng thử đoán tên tác phẩm, tên tác giả? (Hình ảnh một nhành hoa mai nở trước sân -> “Đêm qua sân trước một nhành mai”) + Các hình ảnh sau đây có liên quan đến tác phẩm, tác giả nào? + Hãy đặt tên cho một bức ảnh có ý nghĩa biểu tượng cho một tác phẩm nào đó? + Hãy đọc những dòng thơ gợi lên từ các hình ảnh sau đây? (Chinh phụ ngâm khúc, Cung oán ngâm khúc…) + Nghe đoạn văn, đoạn thơ sau và bình giảng đoạn văn, đoạn thơ đó. + Nghe đọc một đoạn văn nghị luận và xác định cách lập luận của đoạn văn? (so sánh, phân tích, bác bỏ…) b- Sử dụng công nghệ nghe nhìn trong việc cảm thụ tác phẩm văn chƣơng: - Từ các phương tiện nghe nhìn, giáo viên, học sinh có thể tự trình diễn các hoạt động: đọc diễn cảm đoạn văn, ngâm thơ, hát bài thơ - Từ một bức tranh, một cảnh trong phim, giáo viên cho học sinh bình luận, phát biểu cảm nhận của mình. Chẳng hạn, giới thiệu hai bức tranh biểu tượng trong tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu: Cảnh chiếc thuyền ngoài xa trong buổi sớm mờ sương; cảnh chiếc thuyền ngoài xa lênh đênh dưới những đám mây vần vũ, báo hiệu một cơn bão. Từ đó, hãy nêu ý nghĩa nhan đề tác phẩm? c- Sử dụng công nghệ nghe nhìn trong việc tự học: + Soạn giáo án điện tử lồng tiếng, giới thiệu trang Webside của nhà trường đối với các bài: đọc thêm, giúp học sinh ôn tập kiến thức thi học kỳ, thi tốt nghiệp, đại học-cao đẳng… d- Cách thức sử dụng công nghệ nghe nhìn - Ứng dụng công nghệ nghe nhìn vào dạy học môn ngữ văn đòi hỏi người giáo viên phải dành thời gian và tâm huyết để tìm tòi, nghiên cứu, tạo ra những cấu trúc, hình ảnh, cách sử dụng sao cho phù hợp với thời gian tiết dạy, phù hợp với bài học, với giá trị thẩm mỹ của phương tiện. Sử dụng công nghệ nghe nhìn đòi hỏi giáo viên phai không ngững sáng tạo, tìm ra những cách thức mới, tránh sự lặp lại nhàm chán. - Ứng dụng CNNN có thể bằng phương thức đơn: Một tranh, ảnh, đoạn phim… - Ứng dụng CNNN có thể bằng phương thức kết hợp: Hệ thống theo bài học: Bộ tranh Tấm Cám, Ramayana, Ai đã đặt tên cho dòng sông, Đàn ghi-ta của lor-ca, sắp xếp tác giả theo trình tự thời gian năm sinh; theo trình tự thời gian sáng tác tác phẩm… PHẦN III: KẾT LUẬN I- KHÁI QUÁT CÁC KẾT LUẬN CỤC BỘ - Thực tế, về mọi điều kiện để thực hiện ứng dụng công nghệ nghe nhìn vào dạy học môn ngữ văn, chúng ta đều có thể làm được ở bất cứ ngôi trường THPT nào, trong bất cứ phân môn nào của bộ môn ngữ văn. - Dạy học theo lối “dạy chay” (không có phương tiện, thiết bị dạy học) dễ dẫn đến khuynh hướng làm cho tiết học trở nên khô khan, do giáo viên chỉ mải tổ chức bài dạy để học sinh chủ động nắm bắt kiến thức bằng hệ thống câu hỏi hay những hệ thống kiến thức cần đạt. việc ứng dụng công nghệ nghe nhìn vào dạy học môn ngữ văn giúp tiết học trở nên sinh động, góp phần nâng cao năng lực thẩm mỹ cho học sinh. - Ứng dụng công nghệ nghe nhìn vào dạy học môn ngữ văn không có nghĩa là hạ thấp vai trò của ngôn từ trong các văn bản, nhất là văn bản văn học mà phải xem đây là một hình thức kết hợp hiệu quả giữa các loại hình nghệ thuật vốn có quan hệ gần gũi nhau, một phương thức giúp học sinh có khả năng đi sâu vào những quan niệm thẩm mỹ, vừa cụ thể hoá, vừa nghệ thuật hoá hình tượng văn học. - Ứng dụng công nghệ nghe nhìn vào dạy học môn ngữ văn còn giúp cho học khắc sâu kiến thức nhờ vào những ấn tượng đập mạnh trực tiếp vào thị giác, thính giác thông qua các phương tiện nghe nhìn, giúp học sinh có thể đi từ cảm thụ đến sáng tạo. II- PHẦN ĐIỀU TRA, THỐNG KÊ, KẾT LUẬN: Qua việc áp dụng thực tế trong năm học qua ở một số lớp trực tiếp dạy cũng như các lớp mượn dạy, chúng tôi đã có được những kết quả thống kê sơ bộ như sau: 1- Thống kê về các điều kiện thực hiện đề tài: + Thời gian đảm bảo: 85%, thời gian vi phạm: 15%. + Phạm vi các bài học có thể ứng dụng: tỉ lệ môn Đọc văn: 78%, môn văn học sử: 100%, các môn Tiếng Việt, Làm văn: 25%. + Phương tiện thực hiện: Thuật tiện nhất: tranh ảnh; máy ghi âm; ít thuận tiện: máy chiếu. + Đối tượng thực hiện: Tất cả các đôi tượng học sinh, không phân biệt các ban 2- Thống kê việc thực hiện đề tài trên chƣơng trình: + Số tiết đã thực hiện: (15%) + Kỹ thuật in ấn, đã chọn trích đoạn phim, ghi âm: 30% bài học chương trình 12; 40% bài học chương trình lớp 10; 35% bài học của chương trình lớp 11. + Việc chọn lọc thống kê phân loại: tiến hành trên 03 lớp: 12a4,12a19,12a20 3- Thống kê hiệu quả: + Sự hứng thú của học sinh: 100%. + Nâng cao khả năng cảm thụ của học sinh: 50%. + Khơi gợi khả năng sáng tạo ở học sinh: 20%. + Rèn luyện kỹ năng nói cho học sinh: 30%. + Giúp học sinh nắm vững nội dung văn bản, cao hơn bình thường: 20%. + Nâng cao năng lực thẩm mỹ cho học sinh: tăng 15%. III- LỢI ÍCH VÀ KHẢ NĂNG VẬN DỤNG Với đề tài này, người dạy và người học đều có thể ứng dụng dễ dàng vào các tiết dạy học môn ngữ văn trong nhà trường THPT. Tuy yếu tố môi trường, cơ sở vật chất, đối tượng học sinh của mỗi trường, mỗi vùng không giống nhau, song với đề tài này, chúng tôi tin chắc khả năng vận dụng của đề tài là rất cao. Giáo viên là người chủ động lựa chọn và thiết lập các phương tiện, thiết bị dạy học từ việc ứng dụng công nghệ thông tin một cách linh hoạt, phù hợp với môi trường giáo dục hiện có của nhà trường Lợi ích của việc Ứng dụng công nghệ nghe nhìn vào dạy học môn ngữ văn thông qua các phương tiện, thiết bị dạy học là nhiều năm chứ không phải chỉ trong năm học chúng ta thực hiện. Và nếu chúng ta tích lũy trong nhiều năm, chúng ta sẽ tự trang bị cho môn học những phương pháp dạy học và những phương tiện dạy học hết sức, không trông chờ vào việc trang bị của các cấp trên. Không một học sinh nào từ chối việc được nghe nhìn từ ứng dụng CNTT trong các tiết học môn ngữ văn. Sự thích thú, háo hức của các em chính là lời đánh giá hiệu lực nhất về hiệu quả của phương pháp dạy học này. IV- ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ Qua quá trình giảng dạy thực tế, với những kết quả đã đạt được về Ứng dụng công nghệ nghe nhìn vào dạy học môn ngữ văn trong năm học vừa qua ở trường THPT số I Phù Cát, chúng tôi xin được có một vài kiến nghị: - Các thành viên trong tổ Ngữ văn trường THPT Phù Cát I hưởng ứng và cùng thực hiện đề tài này. - Ban Giám hiệu nhà trường tạo điều kiện kinh phí để trang bị các thiết bị phục vụ cho việc dạy học theo phương pháp này. - Các cấp quản lý chuyên môn tạo điều kiện để phổ biến rộng rãi ở các trường THPT trong tỉnh. Chúng tôi rất mong với đề tài này việc ứng dụng phương pháp dạy học Ứng dụng công nghệ nghe nhìn vào dạy học môn ngữ văn sẽ được các đồng nghiệp hưởng ứng và phổ biến rộng rãi trong các trường THPT để chất lượng dạy học môn ngữ văn của tỉnh nhà ngày càng được nâng cao. Tháng 5/2010 Lê Thị Kim Lương PHỤ LỤC MỘT SỐ TRANH, ẢNH MINH HOẠ Bìa cuốn Nhật Ký Trong Tù Nhật ký trong tù – bản khắc bằng đá Một số bài thơ trong Nhật ký trong tù NGƢỜI LÁI ĐÒ SÔNG ĐÀ – NGUYỄN TUÂN AI ĐÃ ĐẶT TÊN CHO DÕNG SÔNG? – Hoàng Phủ Ngọc Tường sông hương núi ngự TRANH ĐÔNG HỒ CÁC TRÕ CHƠI DÂN GIAN gánh gồng GIỚI THIỆU TÁC PHẨM TRUYỆN KIỀU – NGUYỄN DU Đây là câu thơ nào? ở đâu? “Hai kiều e lệ nép vào dưới hoa...” CHINH PHỤ NGÂM KHÖC – ĐẶNG TRẦN CÔN CUNG OÁN NGÂM KHÚC – NGUYỄN GIA THIỀU CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA – NGUYỄN MINH CHÂU Em nghĩ gì về những hình ảnh trên? Chọn và bình luận một bức tranh? MỘT NGƢỜI HÀ NỘI – Nguyễn Khải VỢ CHỒNG A PHỦ - Tô Hoài Diễn viên trong phim Vợ chồng A-phủ VỢ NHẶT – Kim Lân NẠN ĐÓI NĂM ẤT DẬU - 1945 PHONG CẢNH TÂY BẮC
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất