Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Vai trò của doanh nghiệp trong đào tạo nghề ở việt nam...

Tài liệu Vai trò của doanh nghiệp trong đào tạo nghề ở việt nam

.PDF
72
412
69

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------------------- MAI HỒNG NGỌC VAI TRÒ CỦA DOANH NGHIỆP TRONG ĐÀO TẠO NGHỀ Ở VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH Hà Nội - 2014 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------------------- MAI HỒNG NGỌC VAI TRÒ CỦA DOANH NGHIỆP TRONG ĐÀO TẠO NGHỀ Ở VIỆT NAM Chuyên ngành : Quản lý kinh tế Mã số: 60 34 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TẠ ĐỨC KHÁNH Hà Nội – Năm 2014 MỤC LỤC Danh mục các từ viết tắt .................................................................................. i Danh mục các bảng biểu ................................................................................. ii Danh mục các biểu .......................................................................................... ii LỜI NÓI ĐẦU ................................................................................................. 1 1. Về tính cấp thiết của đề tài ......................................................................... 1 2. Tình hình nghiên cứu .................................................................................. 2 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................. 4 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu.............................................................. 5 5. Phƣơng pháp nghiên cứu............................................................................ 5 6. Đóng góp của đề tài ..................................................................................... 5 7. Kết cấu của luận văn ................................................................................... 6 CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ SỰ THAM GIA CỦA DOANH NGHIỆP TRONG ĐÀO TẠO NGHỀ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY. 7 1.1. Sự cần thiết tham gia của doanh nghiệp vào đào tạo nghề ở Việt Nam hiện nay ............................................................................................................ 7 1.1.1. Khái niệm đào tạo nghề ...................................................................... 7 1.1.2. Sự cần thiết tham gia của doanh nghiệp vào đào tạo nghề ở Việt Nam hiện nay ......................................................................................................... 9 1.2. Phân loại hợp tác của doanh nghiệp và cơ sở đào tạo nghề .............. 11 1.2.1. Theo cơ sở pháp lý ............................................................................ 11 1.2.2. Theo hình thức hợp tác để tổ chức đào tạo ....................................... 14 1.2.3. Phân loại theo mức độ hợp tác ........................................................ 15 1.3. Điều kiện để doanh nghiệp tham gia vào đào tạo nghề ở Việt Nam hiện nay .......................................................................................................... 16 1.4. Kinh nghiệm về sự tham gia của doanh nghiệp vào đào tạo nghề ở một số nƣớc .................................................................................................... 17 1.4.1. Kinh nghiệm của Malaysia ............................................................... 17 1.4.2. Kinh nghiệm của Đức ....................................................................... 18 1.4.3. Khả năng vận dụng kinh nghiệm của các nước vào Việt Nam ......... 19 Kết luận Chƣơng 1 ........................................................................................ 21 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG SỰ THAM GIA CỦA DOANH NGHIỆP VÀO ĐÀO TẠO NGHỀ TRONG THỜI GIAN QUA ............................... 22 2.1. Nhu cầu nhân lực qua đào tạo nghề lớn nhƣng doanh nghiệp chƣa chú trọng tự phát triển nguồn nhân lực ..................................................... 22 2.1.1. Nhu cầu nhân lực qua đào tạo nghề ở nước ta hiện nay ................... 22 2.1.2. Số lượng và cơ cấu cơ sở dạy nghề thuộc doanh nghiệp ................. 23 2.1.3. Tuyển sinh và tuyển dụng sau đào tạo nghề ..................................... 24 2.2. Sự hợp tác giữa cơ sở dạy nghề và doanh nghiệp khá đa dạng nhƣng chƣa bền vững................................................................................................ 29 2.2.1. Nền tảng chính sách cho sự liên kết, hợp tác giữa doanh nghiệp và cơ sở dạy nghề.................................................................................................. 29 2.2.2. Một số chương trình thí điểm về hợp tác đào tạo nghề với doanh nghiệp ở Việt Nam ...................................................................................... 34 2.2.3. Tính bền vững của sự hợp tác giữa doanh nghiệp và cơ sở dạy nghề ..................................................................................................................... 37 Kết luận Chƣơng 2 ........................................................................................ 40 CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY SỰ THAM GIA CỦA DOANH NGHIỆP VÀO ĐÀO TẠO NGHỀ ............................................................... 41 3.1. Bối cảnh mới tác động tới sự tham gia của doanh nghiệp vào đào tạo nghề ở Việt Nam ............................................................................................ 41 3.1.1 Bối cảnh quốc tế ................................................................................. 41 3.1.2. Bối cảnh trong nước .......................................................................... 42 3.2. Định hƣớng thúc đẩy sự tham gia của doanh nghiệp vào đào tạo nghề ......................................................................................................................... 45 3.3. Giải pháp tăng cƣờng sự tham gia của doanh nghiệp vào đào tạo nghề .. 46 3.3.1. Xác định nhu cầu nguồn nhân lực theo cơ cấu nghề, trình độ đào tạo, quy hoạch phát triển mạng lưới dạy nghề, đa dạng hoá các loại hình dạy nghề để từng bước đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động ..................... 46 3.3.2. Hoàn thiện cơ chế chính sách để huy động các doanh nghiệp tham gia vào đào tạo nghề. ................................................................................... 49 3.3.3. Tăng cường quá trình xã hội hoá công tác dạy nghề nhằm huy động mọi nguồn lực, các thành phần kinh tế và các doanh nghiệp tham vào công tác dạy nghề................................................................................................. 53 3.3.4. Thực hiện hợp tác quốc tế về lĩnh vực dạy nghề, đặc biệt là với các nước trong khu vực để từng bước tiếp cận kinh nghiệm hợp tác giữa doanh nghiệp và công tác dạy nghề. ...................................................................... 57 Kết luận chƣơng 3 ......................................................................................... 60 KẾT LUẬN .................................................................................................... 61 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 63 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT STT Ký hiệu Nguyên nghĩa 1 CNH, HĐH Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa 2 CSDN Cơ sở dạy nghề 3 FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài 4 GD - ĐT Giáo dục - Đào tạo 5 ILO Tổ chức Lao động Quốc tế 6 LĐTBXH Lao động, Thương binh và Xã hội 7 NSNN Ngân sách Nhà nước 8 VCCI Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam i Danh mục các bảng biểu Stt Số hiệu Nội dung Trang 1 Hình 1.1 Sơ đồ Hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam 8 2 Hình 1.2 Hình thức nhà trường nằm ngoài doanh nghiệp 12 3 Hình 1.3 Hình thức nhà trường nằm trong doanh nghiệp 13 4 Hình 1.4 Hình thức doanh nghiệp nằm trong nhà trường 13 5 Hình 1.5 Hình thức đào tạo song hành 14 6 Hình 1.6 Hình thức hợp tác đào tạo luân phiên 14 7 Hình 1.7 Hình thức hợp tác đào tạo tuần tự 15 Danh mục các biểu 1 Bảng 2.1 Tỷ lệ lao động đang làm việc từ 15 tuổi trở lên chia theo trình độ chuyên môn kỹ thuật cao nhất 25 đạt được 2 Bảng 2.2 Tỷ lệ tốt nghiệp và làm việc tại doanh nghiệp sau khi tốt nghiệp ii 28 LỜI NÓI ĐẦU 1. Về tính cấp thiết của đề tài Việt Nam đang đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2020 trở thành nước công nghiệp phát triển. Để đạt được điều này, chúng ta phải có một đội ngũ lao động lành nghề, có kỹ năng và được đào tạo bài bản mới có thể đưa các sản phẩm của Việt Nam cạnh tranh được trên trường quốc tế. Vai trò của công tác đào tạo nghề là nhằm đào tạo con người cho thị trường lao động và đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp. Khu vực doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và tạo việc làm, vì vậy sự hợp tác của khu vực doanh nghiệp trong công tác dạy nghề là cực kỳ cần thiết. Việc tăng cường sự hợp tác và tham gia của cộng đồng doanh nghiệp trong công tác đào tạo nghề sẽ tạo nên thành công then chốt để cải thiện khả năng đáp ứng nhu cầu thị trường lao động của đào tạo nghề ở nước ta. Chiến lược Phát triển Dạy nghề thời kỳ 2011 - 2020 của Việt Nam đã nêu rõ một trong các nhóm giải pháp lớn nhằm phát triển dạy nghề ở nước ta là phải "Gắn kết giữa dạy nghề với thị trường lao động và sự tham gia của doanh nghiệp". Tuy nhiên để triển khai vào thực tế, rất cần có những biện pháp cụ thể có tính khả thi cao. Trước yêu cầu đó, là người nghiên cứu về quan hệ lao động, hiện đang công tác tại Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, tôi đã lựa chọn đề tài "Vai trò của doanh nghiệp trong đào tạo nghề ở Việt Nam" làm Luận văn Cao học của mình. Đề tài nghiên cứu này sẽ tập trung vào việc đánh giá thực trạng công tác dạy nghề hiện nay ở Việt Nam và tình hình tham gia vào lĩnh vực dạy nghề của cộng đồng doanh nghiệp, từ đó đưa ra một số kiến nghị giải pháp về việc thúc đẩy vai trò của khối doanh nghiệp trong công tác dạy nghề ở Việt Nam. 1 2. Tình hình nghiên cứu Trong thời gian qua đã có một số công trình nghiên cứu về đào tạo nghề nói chung như : - Năm 2005, tác giả Hoàng Ngọc Trí, Luận án Tiến sĩ "Nghiên cứu giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo công nhân kỹ thuật xây dựng ở thủ đô Hà Nội", ĐH Sư phạm Hà Nội, có nghiên cứu về hợp tác giữa đơn vị sản xuất và cơ sở đào tạo nghề trong ngành xây dựng ở Hà Nội. - Năm 2007, tác giả Bùi Đức Tùng, Luận văn Thạc sỹ "Quản lý Nhà nước trong lĩnh vực dạy nghề ở Việt Nam", Trường ĐH Kinh tế, ĐH Quốc gia Hà nội. Luận văn tập trung nghiên cứu về hoạt động quản lý nhà nước về lĩnh vực dạy nghề và các biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về dạy nghề. - Năm 2009, tác giả Lã Duy Tuấn, Luận văn Thạc sỹ "Biện pháp quản lý nhằm tăng cường hợp tác với doanh nghiệp trong đào tạo của trường nghềở tỉnh Nam Định", Trường ĐH Thái Nguyên. Luận văn nghiên cứu đề xuất những biện pháp tăng cường hợp tác giữa doanh nghiệp và cơ sở đào tạo nghề ở địa bàn tỉnh Nam Định. - Năm 2010, tác giả Nguyễn Thị Tuyết Mai, Luận văn Thạc sỹ "Quản lý Nhà nước về đào tạo nghề tại Hà Nội", Trường ĐH Kinh tế, ĐH Quốc gia Hà nội. Luận văn nghiên cứu những vấn đề lý luận quản lý nhà nước về đào tạo nghề ; đồng thời nghiên cứu về hoạt động quản lý nhà nước về dạy nghề tại Hà nội và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về dạy nghề tại Hà Nội. - Năm 2005, tác giả Nguyễn Viết Sự, "Giáo dục nghề nghiệp – Những vấn đề và giải pháp", NXB Giáo dục. Cuốn sách này là tập hợp những bài viết đã đăng trên các tạp chí, đề tài nghiên cứu khoa học về lý luận, thực tiễn và kinh nghiệm trong và ngoài nước về phát triển giáo dục nghề nghiệp. 2 - Năm 2010, tác giả Nguyễn Đức Trí, "Giáo dục nghề nghiệp – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn", NXB Khoa học và Kỹ thuật. Nội dung cuốn sách nghiên cứu vấn đề lý luận và thực tiễn trong công tác đào tạo nghề ở nước ta. Ngoài ra, còn có một số công trình nghiên cứu, bài báo, đề tài nghiên cứu khác được nêu trong danh mục tài liệu tham khảo của luận văn này. Những nghiên cứu trên có các cách tiếp cận khác nhau trong lĩnh vực dạy nghề cũng như các nội dung khác của dạy nghề, trong đó có vai trò của doanh nghiệp đối với dạy nghề. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu chuyên sâu về vai trò của doanh nghiệp trong lĩnh vực dạy nghề. Do vậy, đề tài: “Vai trò của doanh nghiệp trong đào tạo nghề ở Việt Nam” là một đề tài mới, chưa được nghiên cứu một cách có hệ thống ở Việt Nam. Trong quá trình thực hiện đề tài, bên cạnh việc kế thừa, chọn lọc những thành tựu nghiên cứu đã có, tác giả cũng tham khảo, kết hợp khảo sát những vấn đề mới nảy sinh, trong đó có những vấn đề lý luận và thực tiễn đáng chú ý về đào tạo nghề ở Việt Nam hiện nay trước những đòi hỏi của nền kinh tế nói chung và thị trường lao động nói riêng. Đặc biệt, đề tài tập trung chủ yếu nghiên cứu về vai trò của doanh nghiệp trong lĩnh vực dạy nghề; những đặc trưng trong mối quan hệ giữa doanh nghiệp và đào tạo nghề ở nước ta thời gian qua, từ đó thấy được sự cần thiết phải tăng cường việc tham gia một cách tích cực, chủ động của cộng đồng doanh nghiệp vào đào tạo nghề nhằm phát triển nguồn nhân lực có chất lượng, đáp ứng yêu cầu thực tiễn. Đề tài cũng đề xuất một số giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả tham gia của doanh nghiệp trong lĩnh vực dạy nghề trong thời gian tới. Câu hỏi nghiên cứu mà đề tài đặt ra bao gồm: - Tại sao cần phải có sự tham gia của doanh nghiệp trong đào tạo nghề ở Việt Nam? Có thể áp dụng những kinh nghiệm nào của một số nước 3 có sự hợp tác chặt chẽ của doanh nghiệp với đào tạo nghề vào bối cảnh Việt Nam? - Trong thời gian qua, tình hình doanh nghiệp tham gia vào đào tạo nghề có những đặc điểm gì đáng chú ý? - Trong bối cảnh tình hình trong và ngoài nước, cùng với những định hướng của nhà nước đối với doanh nghiệp và dạy nghề, cần đưa ra những giải pháp nào nhằm thúc đẩy sự tham gia hơn nữa của doanh nghiệp vào đào tạo nghề ở nước ta? 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu - Mục đích: nghiên cứu làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn về đào tạo nghề và sự tham gia của doanh nghiệp trong đào tạo nghề, đề xuất những giải pháp nhằm tăng cường sự tham gia của doanh nghiệp trong đào tạo nghề ở Việt Nam, góp phần thúc đẩy quá trình cung ứng nguồn nhân lực đáp ứng cả về số lượng và chất lượng phục vụ quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. - Nhiệm vụ :  Hệ thống hóa lý luận và thực tiễn về dạy nghề ở nước ta và kinh nghiệm về dạy nghề ở một số nước trên thế giới  Phân tích, đánh giá thực trạng vai trò của doanh nghiệp trong dạy nghề ở Việt Nam thời gian qua thông qua việc phân tích những đặc trưng cơ bản của mối quan hệ giữa doanh nghiệp và đào tạo nghề ở nước ta.  Đề xuất những giải pháp nhằm tăng cường sự tham gia của doanh nghiệp trong lĩnh vực dạy nghề ở Việt Nam thời gian tới. 4 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: nghiên cứu sự tham gia của các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế (bao gồm cả doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp tư nhân, v.v…) trong đào tạo nghề ở Việt Nam - Phạm vi nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu về sự tham gia của doanh nghiệp vào đào tạo nghề trong phạm vi cả nước. Thời gian nghiên cứu từ năm 2005 đến nay. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu chung là phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. - Các phương pháp cụ thể bao gồm phương pháp toán thống kê, phương pháp tổng hợp, so sánh, phân tích, phương pháp hệ thống và khái quát hóa, phương pháp đối chiếu, hồi quy, tương quan các đối tượng, phương pháp quan sát, nghiên cứu tài liệu, phương pháp lấy ý kiến chuyên gia, v.v… - Nguồn số liệu được sử dụng: lấy từ Tổng cục Thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Tổng cục Dạy nghề, Bộ Lao động Thương binh Xã hội. 6. Đóng góp của đề tài - Đề tài hệ thống hóa được một số vấn đề lý luận về đào tạo nghề ở Việt Nam hiện nay và vai trò của doanh nghiệp trong lĩnh vực dạy nghề - Đề tài chỉ ra một số kinh nghiệm quốc tế về sự tham gia của doanh nghiệp vào đào tạo nghề ở một số nước trên thế giới và rút ra bài học cho Việt Nam 5 - Đề tài phân tích, làm rõ thực trạng chính sách khuyến khích sự tham gia của doanh nghiệp vào đào tạo nghề ở Việt Nam hiện nay, chỉ ra những hạn chế của các chính sách này trong thời gian vừa qua. - Đề tài đưa ra định hướng và một số giải pháp hoàn thiện chính sách nâng cao hiệu quả tham gia của doanh nghiệp trong lĩnh vực dạy nghề trong thời gian tới. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Luận văn gồm 3 chương sau: Chƣơng 1: Những vấn đề cơ bản về sự tham gia của doanh nghiệp trong đào tạo nghề ở Việt Nam hiện nay Chƣơng 2: Thực trạng sự tham gia của doanh nghiệp vào đào tạo nghề ở Việt Nam trong thời gian qua Chƣơng 3: Giải pháp tăng cường sự tham gia của doanh nghiệp vào đào tạo nghề ở Việt Nam 6 CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ SỰ THAM GIA CỦA DOANH NGHIỆP TRONG ĐÀO TẠO NGHỀ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 1.1. Sự cần thiết tham gia của doanh nghiệp vào đào tạo nghề ở Việt Nam hiện nay 1.1.1. Khái niệm đào tạo nghề 1.1.1.1. Khái niệm đào tạo nghề của Tổ chức Lao động Quốc tế Theo Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), đào tạo nghề là "những hoạt động nhằm cung cấp kiến thức, kỹ năng, thái độ cần có cho sự thực hiện có năng suất và hiệu quả trong phạm vi một nghề hoặc một nhóm nghề. Nó bao gồm đào tạo ban đầu, đào tạo lại, đào tạo nâng cao, cập nhật, và đào tạo liên quan đến nghề nghiệp chuyên sâu" [17]. 1.1.1.2. Khái niệm đào tạo nghề ở Việt Nam hiện nay Đào tạo nghề hay dạy nghề là một phân hệ trong cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân, có nhiệm vụ đào tạo người lao động về kiến thức, kỹ năng thực hành nghề, nhân cách ở các cấp trình độ, có đủ khả năng tìm việc làm và năng lực tự tạo việc làm, năng lực thích ứng với sự biến đổi nhanh chóng của công nghệ và thực tế sản xuất kinh doanh, gắn kết chặt chẽ với việc làm trong xã hội, liên thông với các trình độ đào tạo khác. Khái niệm dạy nghề được quy định trong Luật Dạy nghề 2006 "Dạy nghề là hoạt động dạy và học nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp cần thiết cho người học nghề để có thể tìm được việc làm hoặc tự tạo việc làm sau khi hoàn thành khoá học" [13]. 7 Tiến sỹ Nghiên cứu Thạc sỹ Nghề nghiệp ứng dụng Đại học ĐH nghiên ĐH cứu dụng ứng ĐH hành thực Trung cấp nghề (1-3 năm) Trung học phổ thông THPT Trung phân học hóa tự nghề chọn Sơ cấp nghề (1 năm) Trung học cơ sở (4 năm) Tiểu học (5 năm) Mẫu giáo Nhà trẻ Hình 1.1 Sơ đồ Hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam Nguồn: Tổng cục Dạy nghề 8 GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN Cao đẳng Như vậy, đào tạo nghề là việc trang bị năng lực (kiến thức, kỹ năng, thái độ) hành nghề cho người lao động để người lao động có thể tìm được việc làm hoặc tự tạo việc làm. 1.1.2. Sự cần thiết tham gia của doanh nghiệp vào đào tạo nghề ở Việt Nam hiện nay Hệ thống dạy nghề ở nước ta trong những năm qua đã có những thành tựu đáng kể, tuy nhiên cũng còn những nhược điểm trong đó đáng kể nhất là việc đào tạo chưa gắn với sản xuất và sử dụng lao động. Bởi vậy, hiện nay các xí nghiệp, khu chế xuất đang cần hàng vạn công nhân, kỹ thuật viên, trong khi đó cũng có hàng vạn học sinh, sinh viên tốt nghiệp nhưng lại không có việc làm. Nghịch lý này sẽ dẫn tới nguy cơ Việt Nam không đủ đội ngũ lao động, kỹ thuật để tiến hành Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa (CNH, HĐH) đất nước, mặt khác làm cho chất lượng và hiệu quả đào tạo thấp, gây lãng phí cho nhà nước cũng như xã hội và người học. Chính vì vậy, việc thiết lập mối quan hệ chặt chẽ giữa nhà trường và doanh nghiệp là vô cùng cần thiết và quan trọng. Thúc đẩy và phát triển tốt mối quan hệ này sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho cả nền kinh tế và chính sách kinh tế vĩ mô, cho doanh nghiệp, cho cơ sở đào tạo và cho người học. 1.1.1.3. Đối với nền kinh tế và chính sách kinh tế vĩ mô Nhu cầu của nền kinh tế công nghiệp đòi hỏi phải phát triển đội ngũ lao động có kiến thức, có kỹ năng nghề nghiệp cao, có khả năng làm chủ được các phương tiện, máy móc, làm chủ được công nghệ. Chính vì vậy, sự tham gia của doanh nghiệp trong việc đầu tư, đóng góp hỗ trợ cho hoạt động dạy nghề sẽ thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, nâng cao chất lượng và hiệu quả của hệ thống đào tạo . 9 Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt trên thị trường lao động, những người học vấn thấp, kỹ năng, tay nghề thấp hoặc không có nghề khó có thể cạnh tranh được so với những người có trình độ, có kỹ năng nghề cao. Khi đó, họ sẽ trở thành nhóm người “yếu thế”, phải làm những việc thu nhập thấp, thậm chí không kiếm được việc làm, trở thành người thất nghiệp. Muốn thoát khỏi điều này, thì cách hiệu quả nhất là đầu tư vào giáo dục, đào tạo nghề nhằm giảm thiểu đội ngũ nhân lực đã qua đào tạo bị thất nghiệp và tránh được lãng phí lớn về đầu tư cho đào tạo. 1.1.1.4. Đối với doanh nghiệp Việc hợp tác chặt chẽ giữa doanh nghiệp và cơ sở đào tạo nghề nói riêng cũng như hệ thống thông tin về đào tạo nghề nói riêng sẽ giúp doanh nghiệp có cơ hội để theo dõi và tuyển chọn được những học sinh/ sinh viên giỏi tốt nghiệp từ các cơ sở đào tạo. Đồng thời, doanh nghiệp cũng sẽ thuận lợi hơn trong việc tiếp cận lực lượng lao động phụ là học sinh, sinh viên thực tập tại doanh nghiệp với chi phí tiền công rẻ. 1.1.1.5. Đối với người được đào tạo Khi doanh nghiệp hợp tác đào tạo dạy nghề, thông thường doanh nghiệp sẽ cử những công nhân kỹ thuật, và các kỹ sư có nhiều kinh nghiệm thực tiễn tham gia vào quá trình giảng dạy, kèm cặp học viên. Điều này sẽ rất có lợi cho học viên trong việc nâng cao tay nghề, kỹ năng và kiến thức thực hành. Bên cạnh đó, học viên cũng sẽ có cơ hội được thực hành với những phương tiện, thiết bị hiện đại có thể nhanh chóng hình thành được nhiều kỹ năng cho bản thân và có thể đáp ứng tốt nhất yêu cầu thực tế của công việc sau khi tốt nghiệp. Đồng thời, học viên cũng được tiếp cận với các doanh nghiệp đang có nhu cầu tuyển dụng và do đó sẽ có nhiều cơ hội tìm được việc làm hơn. 10 1.1.1.6. Đối với cơ sở dạy nghề Một trong những lợi thế khi hợp tác với doanh nghiệp là cơ sở dạy nghề sẽ có thể tận dụng được các thiết bị hiện đại trong sản xuất để đào tạo cho học viên nhằm giúp học viên của mình có kỹ năng thực hành đáp ứng tốt nhất thực tiễn công việc trong tương lại. Bên cạnh đó, cơ sở dạy nghề cũng sẽ huy động được những kỹ sư, công nhân kỹ thuật giỏi trong sản xuất của các doanh nghiệp có quan hệ hợp tác tham gia vào quá trình giảng dạy, đào tạo cho học viên của trường. Đồng thời, đội ngũ giáo viên cũng được nâng cao năng lực chuyên môn khi tiếp cận với công nghệ và phương tiện sản xuất hiện đại, từ đó góp phần nâng cao hơn nữa chất lượng đào tạo của cơ sở dạy nghề. 1.2. Phân loại hợp tác của doanh nghiệp và cơ sở đào tạo nghề 1.2.1. Theo cơ sở pháp lý 1.2.1.1. Hình thức nhà trường nằm ngoài doanh nghiệp Theo mô hình này, trường nghề trực thuộc Bộ, Sở chủ quản và doanh nghiệp là hai đơn vị độc lập. Nhà trường sẽ đào tạo theo chương trình khung của Bộ Giáo dục - Đào tạo (GD - ĐT) chiếm 70-80% nội dung đào tạo, còn lại 20-30% là bổ sung kiến thức, công nghệ mới. Nghề đào tạo theo danh mục nhà nước quy định. Giáo viên của trường, trong thời gian thực tập có kết hợp với cán bộ, công nhân kỹ thuật lành nghề của doanh nghiệp để giảng dạy. Địa điểm học lý thuyết và thực hành cơ bản ở trường, thực tập sản xuất tại doanh nghiệp . 11 Học sinh PT Trường dạy nghề Học sinh tốt nghiệp Doanh nghiệp Hình 1.2: Hình thức nhà trƣờng nằm ngoài doanh nghiệp Nguồn: Lã Duy Tuấn, Biện pháp quản lý nhằm tăng cường hợp tác với doanh nghiệp trong đào tạo của trường nghề ở tỉnh Nam Định 1.2.1.2. Hình thức nhà trường nằm trong doanh nghiệp Mô hình này, nhà trường nằm trong doanh nghiệp. Đây là mô hình phổ biến hiện nay trên thê giới cũng như ở Việt Nam. Theo mô hình này, trình độ đào tạo sẽ từ sơ cấp đến cao đẳng, thời gian đào tạo 1-3 năm và nghề đào tạo theo yêu cầu ngành hẹp của doanh nghiệp. Chương trình giảng dạy vẫn đảm bảo nội dung cứng của Bộ GD – ĐT, mở rộng nhiều hơn phần nội dung mềm thực hành sản xuất. Giáo viên kết hợp giữa giáo viên của trường nghề và các cán bộ, công nhân kỹ thuật lành nghề của doanh nghiệp tham gia giảng dạy. Kinh phí chủ yếu do doanh nghiệp đóng góp, ngoài ra có một phần nhỏ của ngân sách nhà nước (NSNN) hoặc có đóng góp của học viên. 12 Học sinh PT Trường dạy nghề Học sinh tốt nghiệp Cơ sở sản xuất Doanh nghiệp Hình 1.3: Hình thức nhà trƣờng nằm trong doanh nghiệp Nguồn: Lã Duy Tuấn, Biện pháp quản lý nhằm tăng cường hợp tác với doanh nghiệp trong đào tạo của trường nghề ở tỉnh Nam Định 1.2.1.3. Hình thức doanh nghiệp sản xuất nằm trong nhà trường Theo hình thức này, Trường nghề vừa là cơ sở đào tạo, vừa quản lý doanh nghiệp sản xuất. Học sinh sẽ được trang bị cả kiến thức nghề lẫn thực hành, kinh doanh sản xuất, như vậy họ có thể biết cách thành lập doanh nghiệp và tự làm chủ. Học sinh PT Trường dạy nghề Học sinh tốt nghiệp Cơ sở sản xuất Trƣờng nghề DN ngoài xã hội Hình 1.4: Hình thức doanh nghiệp nằm trong nhà trƣờng Nguồn: Lã Duy Tuấn, Biện pháp quản lý nhằm tăng cường hợp tác với doanh nghiệp trong đào tạo của trường nghề ở tỉnh Nam Định 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng