Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Vai trò của tăng trưởng xanh trong phát triển bền vững và giảm thiểu biến đổi kh...

Tài liệu Vai trò của tăng trưởng xanh trong phát triển bền vững và giảm thiểu biến đổi khí hậu của hàn quốc, khả năng ứng dụng tại việt nam

.PDF
116
494
55

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------- TRẦN THỊ BÌNH MINH VAI TRÒ CỦA “TĂNG TRƯỞNG XANH” TRONG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÀ GIẢM THIỂU BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU CỦA HÀN QUỐC, KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG TẠI VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành :Châu Á học Hà Nội- 2012 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------- TRẦN THỊ BÌNH MINH VAI TRÒ CỦA “TĂNG TRƯỞNG XANH” TRONG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÀ GIẢM THIỂU BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU CỦA HÀN QUỐC, KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG TẠI VIỆT NAM Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Châu Á học Mã số: 60 31 50 Người hướng dẫn khoa học: TS. LÊ ĐĂNG HOAN Hà Nội- 2012 Vai trò của “tăng trưởng xanh” trong phát triển bền vững và giảm thiểu biến đổi khí hậu của Hàn Quốc, khả năng ứng dụng tại Việt Nam MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................................... 5 CHƢƠNG 1: “TĂNG TRƢỞNG XANH” VÀ CHIẾN LƢỢC CHƢƠNG TRÌNH “TĂNG TRƢỞNG XANH” CỦA HÀN QUỐC ..................................... 8 1.1. Lý luận chung về “tăng trưởng xanh” ..................................................... 8 1.1.1. Khái niệm, bản chất của “tăng trưởng xanh” ........................................ 8 a. Khái niệm của “tăng trưởng xanh” ............................................................ 8 b. Bản chất của “tăng trưởng xanh”............................................................... 9 1.1.2. Định nghĩa “phát triển bền vững” ......................................................... 10 1.1.3. Áp dụng “tăng trưởng xanh” ở một số nước .......................................... 11 a. Tăng trưởng xanh ở các nước trong liên minh châu Âu EU (Anh, Pháp, Đức) ........................................................................................................... 11 b. Tăng trưởng xanh ở Mỹ .......................................................................... 14 c. Tăng trưởng xanh ở Nhật Bản ................................................................. 15 d. Tăng trưởng xanh ở Trung Quốc ............................................................. 16 1.2. Vấn đề biến đổi khí hậu ....................................................................... 17 1.2.1. Khái niệm về “biến đổi khí hậu” và hậu quả của “biến đổi khí hậu” ..... 17 a. “Biến đổi khí hậu” là gì? ......................................................................... 17 b. Nguyên nhân của “biến đổi khí hậu” ....................................................... 17 1.2.2. Một số hiện tượng của “biến đổi khí hậu” ............................................. 19 a. Hiện tượng hiệu ứng nhà kính ................................................................. 19 b. Mưa axid................................................................................................. 19 c. Thủng tầng ozon ..................................................................................... 19 d. Cháy rừng ............................................................................................... 20 e. Lũ lụt - hạn hán ....................................................................................... 20 f. Hiện tượng sương khói ............................................................................ 21 1.3. Chương trình “tăng trưởng xanh” ở Hàn Quốc ...................................... 21 1.3.1. Hoàn cảnh ra đời và các nguyên tắc của “tăng trưởng xanh” của Hàn Quốc............................................................................................................... 21 Trần Thị Bình Minh- K10 Châu Á học 1 Vai trò của “tăng trưởng xanh” trong phát triển bền vững và giảm thiểu biến đổi khí hậu của Hàn Quốc, khả năng ứng dụng tại Việt Nam a. Hoàn cảnh ra đời của “tăng trưởng xanh” ................................................ 21 b. Các nguyên tắc của “tăng trưởng xanh” .................................................. 23 1.3.2. Tính tất yếu để tạo ra mô hình “Hàn Quốc xanh” trong tương lai .......... 23 a. Tại sao cần có “tăng trưởng xanh” .......................................................... 23 b. Tính thiết yếu để tạo ra động lực tăng trưởng mới ................................... 25 c. Tính thiết yếu để tạo ra mô hình “Hàn Quốc xanh” trong tương lai ......... 25 1.3.3. Chiến lược và chương trình “tăng trưởng xanh” của Hàn Quốc............. 25 a. Chiến lược quốc gia về “tăng trưởng xanh” ............................................. 25 b. Chương trình thực hiện – các kế hoạch ngắn hạn .................................... 34 * Sự cần thiết phải đề ra kế hoạch ngắn hạn ............................................ 34 * Các kế hoạch ngắn hạn thực hiện tăng trưởng xanh .............................. 35 Tiểu kết: .................................................................................................... 51 CHƢƠNG 2: VAI TRÒ CỦA CHƢƠNG TRÌNH “TĂNG TRƢỞNG XANH” HÀN QUỐC ......................................................................................................... 52 2.1. “Tăng trưởng xanh” đối với phát triển công nghiệp ............................... 52 2.1.1. Biến đổi mô hình kinh tế thế giới và bối cảnh của khái niệm “Tăng trưởng xanh”.................................................................................................. 52 2.1.2. Tình hình đối ứng với sự biến đổi khí hậu và chiến lược “Tăng trưởng xanh” cho phát triển công nghiệp ................................................................... 54 2.1.3. Bảo vệ khả năng cạnh tranh trong phát triển công nghiệp ..................... 59 2.1.4. Điều kiện tiên quyết để thực hiện thành công chế độ giao dịch quyền phát thải ......................................................................................................... 61 2.1.5. Hệ quả của chính sách đối ứng với biến đổi khí hậu trong phát triển công nghiệp ................................................................................................... 62 2.2. “Tăng trưởng xanh” trong nâng cao đời sống con người ........................ 63 2.2.1. Viễn cảnh phát triển xanh/phát triển không gây tổn hại đến môi trường và đời sống con người .................................................................................... 65 2.2.2. Chiến lược tăng trưởng mới nhằm thúc đẩy chất lượng cuộc sống của người dân và cải thiện điều kiện môi trường ................................................... 67 Trần Thị Bình Minh- K10 Châu Á học 2 Vai trò của “tăng trưởng xanh” trong phát triển bền vững và giảm thiểu biến đổi khí hậu của Hàn Quốc, khả năng ứng dụng tại Việt Nam 2.2.3. Chính sách “Thoả thuận Xanh” phục vụ đời sống con người ................ 67 2.2.4. Kế hoạch 5 năm Tăng trưởng xanh (2009-2013) ................................... 69 2.3. “Tăng trưởng xanh” trong vấn đề biến đổi khí hậu của Hàn Quốc .......... 69 2.3.1. Vấn đề năng lượng sạch ........................................................................ 71 2.3.2. Vấn đề giảm trừ hiệu ứng nhà kính ....................................................... 72 a. Những ảnh hưởng có thể xảy ra do hiệu ứng nhà kính ............................. 72 b. Các biện pháp giảm thiểu hiệu ứng nhà kính ........................................... 73 2.3.3. Những kế hoạch của Hàn Quốc nhằm phát triển năng lượng sạch và giảm thiểu khí nhà kính .................................................................................. 74 Tiểu kết: .................................................................................................... 78 CHƢƠNG 3: KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG “TĂNG TRƢỞNG XANH” Ở VIỆT NAM .......................................................................................................... 79 3.1. Tình hình về phương hướng chương trình “tăng trưởng xanh” hiện nay ở Việt Nam. .................................................................................................. 79 3.1.1. Việt Nam hướng tới nền kinh tế các-bon thấp năm 2020. ...................... 79 3.1.2. Hợp tác quốc tế trong chương trình “tăng trưởng xanh” và phát triển năng lượng sạch. ............................................................................................ 81 a. Hợp tác với Đan Mạch. ........................................................................... 81 b. Hợp tác với Hàn Quốc. ........................................................................... 82 3.2. Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đối với Viêt Nam và phương hướng khắc phục. 83 3.2.1. Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đối với Việt Nam. .............................. 83 a. Tác động lên môi trường. ........................................................................ 83 b. Ảnh hưởng đến con người. ...................................................................... 88 3.2.2. Phương hướng khắc phục. .................................................................... 96 a. Phương hướng- Chiến lược. .................................................................... 96 b. Biện pháp................................................................................................ 96 3.3. Quy hoạch tăng trưởng xanh Việt Nam (Dự thảo) ................................. 97 3.3.1. Giảm phát thải nhà kính và phát triển năng lượng tái tạo: ..................... 97 3.3.2. Xanh hoá sản xuất: ............................................................................... 97 Trần Thị Bình Minh- K10 Châu Á học 3 Vai trò của “tăng trưởng xanh” trong phát triển bền vững và giảm thiểu biến đổi khí hậu của Hàn Quốc, khả năng ứng dụng tại Việt Nam 3.3.3. Xây dựng lối sống xanh: ....................................................................... 97 3.4. Một số dự án “tăng trưởng xanh” của Hàn Quốc hợp tác với Việt Nam. . 98 3.4.1. Ứng phó với sự ảnh hưởng của “biến đổi khí hậu”. ............................. 100 a. Quản lý nước thải và ô nhiễm không khí. .............................................. 100 b. Phát triển các thành phố xanh và các toà nhà xanh. ............................... 101 c. Phát triển các nguồn năng lượng ít cácbon. ........................................... 102 d. Xử lý rác thải (sản xuất khí gas,..) ......................................................... 103 e. Xây dựng các khu công nghiệp sinh thái. .............................................. 103 3.4.2. Phát triển dự án CDM Việt Nam. ........................................................ 105 3.4.3. Bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học. ........................... 105 a. Dự án cải tạo đất vùng khai thác mỏ miền Bắc Việt Nam. ..................... 105 b. Dự án bảo tồn tài nguyên nước của Việt Nam. ...................................... 105 Tiểu kết: .................................................................................................. 107 KẾT LUẬN ........................................................................................................ 108 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 112 Trần Thị Bình Minh- K10 Châu Á học 4 Vai trò của “tăng trưởng xanh” trong phát triển bền vững và giảm thiểu biến đổi khí hậu của Hàn Quốc, khả năng ứng dụng tại Việt Nam PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do thực hiện đề tài Hiện nay môi trường đang là một vấn đề được quan tâm hàng đầu trên thế giới. Hiện tượng biến đổi khí hậu, cạn kiệt tài nguyên ngày càng nghiêm trọng yêu cầu một xu hướng phát triển mới: phát triển kinh tế thân thiện với môi trường vừa nhằm bảo vệ môi trường sống vừa tạo ra động lực tăng trưởng mới. Vì vậy rất nhiều quốc gia trên thế giới đã lựa chọn con đường phát triển mới này. Nền kinh tế Hàn Quốc vốn dựa vào ngành công nghiệp chế tạo và công nghệ thông tin đã không còn phù hợp nay lại phải đối mặt với nguy cơ về môi trường và tài nguyên nên hơn lúc nào hết cần có những thay đổi. Chương trình “tăng trưởng xanh” chính là con đường mới mà Hàn Quốc lựa chọn. Chương trình này được đánh giá là một chương trình toàn diện nhất, được đầu tư nhiều nhất, vừa đáp ứng được những thay đổi của thế giới vừa thích hợp với tình hình trong nước và hứa hẹn sẽ tạo ra “điều kỳ diệu trên bán đảo Triều Tiên” để kế tiếp “điều kỳ diệu trên sông Hàn”. Đây được coi là sự thử thách mới cho Hàn Quốc và cũng chính là lý do lôi cuốn sự quan tâm của người viết. Chính vì thế, đề tài luận văn “Vai trò của “tăng trƣởng xanh” trong phát triển bền vững và giảm thiểu biến đổi khí hậu của Hàn Quốc, khả năng ứng dụng tại Việt Nam” là lý do đầu tiên xuất phát từ mong muốn tìm hiểu về chương trình này. Từ sau khi chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao vào ngày 22/12/1992, quan hệ song phương giữa Việt Nam và Hàn Quốc đang có những bước tiến toàn diện trên mọi mặt. Tuy nhiên so với quan hệ hợp tác về kinh tế, chính trị, ngoại giao,…quan hệ hợp tác về môi trường vẫn chưa tương xứng. Thế nhưng như đã đề cập đến ở trên hiện nay môi trường đang là vấn đề mà bất cứ quốc gia nào cũng quan tâm. Việt Nam và Hàn Quốc cũng không là ngoại lệ. Hợp tác Việt Nam và Hàn Quốc trên cơ sở chương trình tăng trưởng xanh với những kế hoạch, dự án thiết thực đang và sẽ làm thay đổi môi trường và kinh tế Việt Nam đồng thời cũng thắt chặt hơn nữa mối quan hệ chiến lược giữa hai nước. Tìm hiểu về sự hợp tác này cũng chính là lý do thứ hai để người viết thực hiện đề tài. Trần Thị Bình Minh- K10 Châu Á học 5 Vai trò của “tăng trưởng xanh” trong phát triển bền vững và giảm thiểu biến đổi khí hậu của Hàn Quốc, khả năng ứng dụng tại Việt Nam Lý do cuối cùng có liên quan trực tiếp đến công việc của người viết, đó chính là lĩnh vực môi trường. Chủ yếu những hoạt động hiện nay của các công ty môi trường Hàn Quốc tại Việt Nam chỉ là các dự án mang tính chất điều tra mà chưa có nhiều những dự án cải thiện môi trường cụ thể. Tuy nhiên, người viết hy vọng trong tương lai gần những dự án mang tính thực tế để khắc phục vấn đề môi trường của Việt Nam sẽ được hai bên ký kết và tiến hành. 2. Lịch sử nghiên cứu đề tài Hiện nay các tài liệu về tăng trưởng xanh của Hàn Quốc và các chương trình hợp tác Việt- Hàn về tăng trưởng xanh cũng chỉ nằm trong phạm vi nội dung các báo cáo của các cơ quan liên quan như: Uỷ ban về tăng trưởng xanh của Hàn Quốc, tổ chức hợp tác công nghiệp Môi trường Hàn- Việt, KSEIA (Hiệp hội đánh giá môi trường Hàn Quốc), VACNE (Hội bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam), Viện phát triển công nghiệp, môi trường Hàn Quốc (KIEST),…và một số các cơ quan khác. Như vậy, đề tài luận văn này ít nhiều cũng dựa vào những tài liệu có sẵn. Hy vọng những đánh giá khách quan được nêu trong đề tài sẽ đem đến những kiến thức nhất định về một vấn đề khá mới tại Việt Nam và giúp ích một phần những nghiên cứu sau này. 3. Đối tƣợng nghiên cứu Như ở tên đề tài đã nêu rõ, luận văn nghiên cứu về tăng trưởng xanh trong phát triển bền vững và giảm thiểu hậu quả của biến đổi khí hậu ở Hàn Quốc và những nội dung hợp tác về lĩnh vực này giữa Việt Nam và Hàn Quốc. Chương trình này đang trong giai đoạn triển khai ở Hàn Quốc và đang được nghiên cứu tại Việt Nam. 4. Phƣơng pháp nhiên cứu Đây là đề tài nghiên cứu về môi trường Hàn Quốc, song không có điều kiện để người viết đi thực tế nên luận văn thực hiện theo phương pháp phân tích, tổng hợp tài liệu và đưa ra đánh giá của mình thông qua các tài liệu đã có và thu thập từ nhiều nguồn khác nhau. Trần Thị Bình Minh- K10 Châu Á học 6 Vai trò của “tăng trưởng xanh” trong phát triển bền vững và giảm thiểu biến đổi khí hậu của Hàn Quốc, khả năng ứng dụng tại Việt Nam 5. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, phần nội dung của luận văn này được chia làm ba chương, đó là: Chƣơng 1: “Tăng trƣởng xanh” và chiến lƣợc chƣơng trình “tăng trƣởng xanh” của Hàn Quốc. Chƣơng 2: Vai trò của chƣơng trình “tăng trƣởng xanh” Hàn Quốc. Chƣơng 3: Khả năng ứng dụng “tăng trƣởng xanh” ở Việt Nam. Trong Chương 1 luận văn đưa ra những khái niệm về tăng trưởng xanh và giới thiệu về chiến lược chương trình tăng trưởng xanh của Hàn Quốc. Chương 2 cũng là chương quan trọng nhất, đi sâu vào tìm hiểu vai trò của chương trình tăng trưởng xanh trong phát triển công nghiệp, nâng cao đời sống con người và đặc biệt là trong quá trình thích ứng với hiện tượng biến đổi khí hậu của Hàn Quốc. Chương cuối cùng người viết đưa ra những chương trình, dự án của Hàn Quốc đã và đang ứng dụng tại Việt Nam. Trần Thị Bình Minh- K10 Châu Á học 7 Vai trò của “tăng trưởng xanh” trong phát triển bền vững và giảm thiểu biến đổi khí hậu của Hàn Quốc, khả năng ứng dụng tại Việt Nam CHƢƠNG 1 “TĂNG TRƢỞNG XANH” VÀ CHIẾN LƢỢC CHƢƠNG TRÌNH “TĂNG TRƢỞNG XANH” CỦA HÀN QUỐC 1.1. Lý luận chung về “tăng trƣởng xanh” 1.1.1. Khái niệm, bản chất của “tăng trƣởng xanh” a. Khái niệm của “tăng trƣởng xanh” Khái niệm “tăng trưởng xanh” lần đầu tiên được đề cập trên tờ Economist ngày 27 tháng 1 năm 2000 và bắt đầu được sử dụng rộng rãi qua forum Davos. Sau đó khái niệm này được đưa ra và nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ tại hội nghị của Uỷ ban Liên hợp quốc về kinh tế và xã hội khu vực Châu Á- Thái Bình Dương (UNESCAP) năm 2005. Đặc biệt trong tuyên bố hội nghị các bộ trưởng của Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế OECD ngày 24 tháng 6 năm 2009 cũng bao gồm những nội dung của Tăng trưởng xanh. Như vậy trước những bất ổn về môi trường, thế giới cùng các nền kinh tế lớn đã triển khai sáng kiến “Tăng trưởng xanh” với nhận định đó là sự lựa chọn tốt nhất cho sự phát triển bền vững của các quốc gia, vừa thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ổn định, vừa làm dịu những căng thẳng của thiên nhiên, ngăn chặn chảy máu tài nguyên và tạo nên bùng nổ việc làm trong thế kỷ XXI. Chưa có định nghĩa thống nhất về “Tăng trưởng xanh”. Tuy nhiên, dựa trên quan điểm môi trường là một hệ thống các tài nguyên có giới hạn và có năng lực tự điều chỉnh và tự tái tạo thì “Tăng trưởng xanh” nói đến việc tạo dựng một hệ thống kinh tế phản ánh sự tích hợp giữa các hệ sinh thái và đảm bảo khả năng phục hồi của các hệ thống hỗ trợ sự sống. Nếu dựa trên niềm tin rằng, văn hoá và giá trị của con người là các nguồn lực quý giá nhất thì “Tăng trưởng xanh” là một hệ thống tăng trưởng kinh tế sung túc, bền vững cần được tạo ra để đảm bảo mọi thành viên của cộng đồng đều có khả năng tiếp cận những chuẩn mực sống căn bản và đầy đủ, cũng như các cơ hội phát triển của bản thân và xã hội. Trần Thị Bình Minh- K10 Châu Á học 8 Vai trò của “tăng trưởng xanh” trong phát triển bền vững và giảm thiểu biến đổi khí hậu của Hàn Quốc, khả năng ứng dụng tại Việt Nam “Tăng trưởng xanh” hay còn gọi là “Tăng trưởng sạch”, là sự phát triển kinh tế theo chính sách có định hướng là thị trường, nền tảng là các nền kinh tế truyền thống, mục tiêu là sự hoà hợp của kinh tế và môi trường, sinh thái. Động lực mới của Tăng trưởng xanh là bảo vệ môi trường, phát triển công nghệ sản xuất sạch, nhanh chóng đạt được mức tăng trưởng kinh tế bền vững. Cũng có thể hiểu rất đơn giản “Tăng trưởng xanh” là những hoạt động kinh tế, đặc biệt là sản xuất thân thiện với môi trường và phát triển năng lượng sạch. Sản phẩm của nó có thể là các toà nhà được xây dựng với các vật liệu ít gây ô nhiễm hơn, tiết kiệm nhiên liệu trong quá trình sử dụng và có thể tự tạo nhiên liệu; có thể là các sản phẩm sinh học (thực phẩm, mỹ phẩm, quần áo,…) chống ô nhiễm môi trường (hệ thống xử lý nước thải, rác,…), ngành giao thông vận tải (xe tiết kiệm nhiên liệu, sử dụng các nhiên liệu thiên nhiên nắng, gió, mặt trời,…), tất cả các sản phẩm công nghiệp, nông nghiệp và các ngành khác phù hợp với tiêu chí “sản phẩm xanh”. Thực chất khái niệm tăng trưởng xanh được khởi xướng bởi Hàn Quốc – nước chủ nhà của “Hội nghị Bộ trưởng Môi trường và phát triển” năm 2005. Đây được coi là khái niệm bổ sung cho khái niệm phát triển bền vững- một khái niệm khá rộng và trừu tượng. b. Bản chất của “tăng trƣởng xanh” Bản chất của tăng trưởng xanh là mối quan hệ giữa kinh tế và môi trường. Tăng trưởng xanh 1 (Kinh tế -> Môi trường) có nghĩa là tăng trưởng kinh tế không làm hại đến môi trường và Tăng trưởng xanh 2 (Môi trường -> Kinh tế) có nghĩa là môi trường được bảo tồn có thể tạo điều kiện tăng trưởng mới cho kinh tế. Tăng trƣởng xanh 1 (Kinh tế -> Môi trƣờng): Tăng trưởng kinh tế mà không làm suy thoái môi trường. Tăng trưởng xanh 1 theo đuổi sự tăng trưởng kinh tế không làm suy thoái môi trường dựa trên việc tối đa hoá hiệu quả sử dụng tài nguyên thiên nhiên trong khi giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Tăng trưởng kinh tế mà không làm suy thoái môi trường là mục tiêu chính sách đã được nhấn mạnh bởi OECD kể từ năm 1990. Trần Thị Bình Minh- K10 Châu Á học 9 Vai trò của “tăng trưởng xanh” trong phát triển bền vững và giảm thiểu biến đổi khí hậu của Hàn Quốc, khả năng ứng dụng tại Việt Nam Thực chất ô nhiễm môi trường không tự động giảm khi phát triển kinh tế nhưng nó có thể đạt được với ý chí chính trị của Chính phủ và những nỗ lực đáp ứng nhu cầu của người dân mỗi nước. Tăng trƣởng xanh 2 (Môi trƣờng -> Kinh tế): Tăng trưởng kinh tế mà sử dụng môi trường như một động cơ tăng trưởng mới. Tăng trưởng kinh tế sử dụng công nghệ xanh, các ngành công nghiệp xanh, thân thiện với môi trường. Công nghệ xanh được coi là điểm mấu chốt nhất cho tăng trưởng xanh vì những hiệu quả sinh thái của nó trong sản xuất các sản phẩm, giảm tiêu thụ năng lượng và giảm thiểu các chất ô nhiễm và chất thải trong tiêu thụ sản phẩm. 1.1.2. Định nghĩa “phát triển bền vững” Phát triển bền vững là một khái niệm mới nhằm định nghĩa một sự phát triển về mọi mặt trong hiện tại mà vẫn phải bảo đảm sự tiếp tục phát triển trong tương lai xa. Khái niệm này hiện đang là mục tiêu hướng tới nhiều quốc gia trên thế giới, mỗi quốc gia sẽ dựa theo đặc thù kinh tế, xã hội, chính trị, địa lý, văn hóa... riêng để hoạch định chiến lược phù hợp nhất với quốc gia đó. Thuật ngữ "phát triển bền vững" xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1980 trong ấn phẩm Chiến lược bảo tồn Thế giới (công bố bởi Hiệp hội Bảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên Thiên nhiên Quốc tế - IUCN) với nội dung rất đơn giản: "Sự phát triển của nhân loại không thể chỉ chú trọng tới phát triển kinh tế mà còn phải tôn trọng những nhu cầu tất yếu của xã hội và sự tác động đến môi trường sinh thái học". Khái niệm này được phổ biến rộng rãi vào năm 1987 nhờ Báo cáo Brundtland (còn gọi là Báo cáo Our Common Future) của Ủy ban Môi trường và Phát triển Thế giới - WCED (nay là Ủy ban Brundtland). Báo cáo này ghi rõ: Phát triển bền vững là "sự phát triển có thể đáp ứng được những nhu cầu hiện tại mà không ảnh hưởng, tổn hại đến những khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai...". Nói cách khác, phát triển bền vững phải bảo đảm có sự phát triển kinh tế hiệu quả, xã hội công bằng và môi trường được bảo vệ, gìn giữ. Để đạt được điều này, tất cả các Trần Thị Bình Minh- K10 Châu Á học 10 Vai trò của “tăng trưởng xanh” trong phát triển bền vững và giảm thiểu biến đổi khí hậu của Hàn Quốc, khả năng ứng dụng tại Việt Nam thành phần kinh tế - xã hội, nhà cầm quyền, các tổ chức xã hội... phải bắt tay nhau thực hiện nhằm mục đích dung hòa 3 lĩnh vực chính: kinh tế - xã hội - môi trường. 1.1.3. Áp dụng “tăng trƣởng xanh” ở một số nƣớc Tăng trưởng xanh đã và đang được hàng loạt các quốc gia trên thế giới đặc biệt là các nước phát triển đi theo vì tính cần thiết của nó đối với bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế của mỗi nước. Điển hình là các nước sau: a. Tăng trƣởng xanh ở các nƣớc trong liên minh châu Âu EU (Anh, Pháp, Đức) Liên minh châu Âu (EU) và các nước thành viên liên tiếp ký kết và tiến hành các dự án phát triển xanh, bảo vệ môi trường, giảm thiểu lượng khí thải CO2. EU khởi động dự án phát triển kinh tế xanh giai đoạn 2010- 2013, với tổng kinh phí trị giá 3,2 tỷ euro thông qua việc áp dụng công nghệ mới thân thiện với môi trường. Dự án tập trung vào ba lĩnh vực: công nghiệp sản xuất xe hơi và xây dựng; hướng tới áp dụng công nghệ sạch trong sản xuất, xây dựng và nghiên cứu sản xuất các loại “xe hơi xanh”, với mục tiêu giảm 30% khí thải CO2 trong thời gian tới. Trong khi đó, một dự án sản suất điện từ năng lượng mặt trời có quy mô lớn nhất thế giới tại sa mạc Sahara đã được 10 tập đoàn lớn của châu Âu như ABB Engineering của Thuỵ Điển, Siemens, Deutsche Bank của Đức, Abengoa Solar của Tây Ban Nha…ký kết. Dự án mang tên “Sáng kiến công nghiệp DESERTEC (DII)” có tổng vốn đầu tư 400 tỷ euro. Dự án có ưu điểm là sản xuất điện năng vô tận, giá thành rẻ và không thải ra khí CO2 ô nhiễm môi trường. Mục tiêu của dự án là 10 năm tới sẽ đưa dòng điện đầu tiên từ sa mạc Sahara hoà lưới điện các nước EU và đến năm 2050 sẽ cung cấp 15% tổng nhu cầu điện của EU. Một phần điện được sản xuất sẽ được ưu tiên dành cho việc chế biến nước biển thành nước ngọt phục vụ sinh hoạt của người dân và hệ thống tưới tiêu nông nghiệp của các nước trong khu vực. Trong giai đoạn đầu của dự án, các tấm pin hấp thụ năng lượng mặt trời sẽ được triển khai lắp đặt tại Morocco, A-rập Xê-út và Jordan. Nhờ đi đầu trong việc hình thành thị trường các dự án “Cơ chế phát triển sạch” (CDM), châu Âu đang chiếm tới 99% thị phần trong lĩnh vực này. EU cũng đang đề Trần Thị Bình Minh- K10 Châu Á học 11 Vai trò của “tăng trưởng xanh” trong phát triển bền vững và giảm thiểu biến đổi khí hậu của Hàn Quốc, khả năng ứng dụng tại Việt Nam ra mục tiêu rất cao là buộc các nước khác cũng phải cắt giảm 30% lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính và phát triển ngành công nghiệp xanh sang các lĩnh vực khác như tài chính.  Anh Ngay từ tháng 5 năm 2007, Anh đưa ra kế hoạch thành phố không có Cácbon với khoảng 100.000 hộ. Ngày 30/06/2008, khi biết tin ảnh hưởng của hiện tượng nóng lên toàn cầu sẽ làm cho Bắc Cực không đóng băng trong mùa hè này, chính phủ Anh đã sớm công bố sẽ tiến hành nhiều thay đổi đáng kể nhất trong ngành sản xuất năng lượng. Gần đây chính phủ Anh giới thiệu một dự án tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm kết hợp bảo vệ môi trường, từ nay đến năm 2020. Theo thông báo của chính phủ Anh, dự án này giúp Anh phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường, với mục tiêu cắt giảm 34% khí CO2 vào năm 2020 so với mức của năm 1990. Dự án còn tạo ra khoảng 1,2 triệu việc làm trong lĩnh vực “kinh tế xanh” vào năm 2020, góp phần giảm tỷ lệ thất nghiệp hiện ở mức cao 7,6%. Nước Anh sẽ chi ra 200 tỷ USD (khoảng 1% GDP) để bảo đảm năng lượng sạch và có thể tái tạo, đáp ứng ít nhất 15% nhu cầu quốc gia vào năm 2020. Hiện tại, chỉ có 5% điện năng của người Anh xuất phát từ những nguồn cung cấp tái tạo, ví dụ như năng lượng mặt trời và gió. Chính phủ Anh cho biết sẽ cần phải thực thi nhiều bộ luật mới để bắt buộc người dân cải thiện mức độ sử dụng hiệu quả năng lượng tại nơi cư trú, và nâng số căn nhà có gắn thiết bị tạo nhiệt bằng năng lượng mặt trời từ con số 90.000 hiện nay lên đến 7 triệu căn nhà. Điều đó cho thấy cứ bốn căn nhà ở Anh thì sẽ có một căn gắn loại thiết bị này. Tại Anh vào tháng 6 năm 2008 đã thiết lập một đường dây nóng chuyên tư vấn, giải quyết các vấn đề liên quan đến phát triển xanh.  Pháp Tại Pháp, Tổng thống Nicolas Sarkozy đã đề ra cuộc cách mạng sinh thái mới vào tháng 10 năm 2007 bao gồm các nội dung như kiểm soát cây trồng biến đổi di truyền gây hại cho môi trường và sức khoẻ người tiêu dùng; tiết kiệm năng lượng Trần Thị Bình Minh- K10 Châu Á học 12 Vai trò của “tăng trưởng xanh” trong phát triển bền vững và giảm thiểu biến đổi khí hậu của Hàn Quốc, khả năng ứng dụng tại Việt Nam bằng cách sử dụng bóng đèn tiết kiệm năng lượng, sử dụng các phương tiện giao thông tiết kiệm năng lượng và kế hoạch phát triển năng lượng hạt nhân. Một kế hoạch dài hạn phát triển kinh tế xã hội cácbon thấp cũng được nước này đề ra vào tháng 6 năm 2008. Theo kế hoạch, chỉ riêng ở nước Pháp, từ nay đến năm 2020, doanh thu của nền kinh tế xanh sẽ là 3.000 tỷ euro, từ năm 2020 đến 2050 sẽ là 10.000tỷ euro.  Đức Đức là một trong những quốc gia đang có những bước đột phá mới nhằm trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới có nền kinh tế “năng lượng xanh”. Từ năm 2007, Đức đã đề ra cuộc cách mạng công nghiệp thứ ba với nội dung phát triển công nghiệp thân thiện với môi trường và chương trình môi trường liên kết toàn cầu vào tháng 8 năm 2007. Mục tiêu mà cường quốc này đặt ra là đến năm 2050, nước này sẽ sử dụng 100% “năng lượng xanh” tái tạo. Nữ Thủ tướng Angela Merkel vì khởi xướng một số biện pháp cắt giảm khí thải điôxít cácbon nên đã phải miễn cưỡng đối đầu với quyền lợi của các ngành công nghiệp than đá, thép, xi măng, ô tô,… Tổ chức Đầu tư và Thương mại Đức cho rằng Đức có thể thực hiện thành công chiến lược “Tăng trưởng xanh”vì có nguồn năng lượng về kỹ thuật để chuyển đổi sang nền kinh tế “năng lượng xanh”, đi cùng với một yếu tố quan trọng là ý chí chính trị và pháp lý. Bên cạnh đó, chi phí cho chiến lược này cũng có thể chấp nhận được. Bộ Môi trường Đức đã công bố bản phác thảo lộ trình thực hiện các kế hoạch hướng đến nền kinh tế “năng lượng xanh”, trong đó có biện pháp xây dựng mạng lưới “điện thông minh”, giảm tiêu thụ điện năng khoảng 28% trong vòng 20 năm tới. Cũng theo lộ trình này thì đến năm 2020 ở Đức sẽ có 30% năng lượng điện tiêu thụ có nguồn gốc từ năng lượng tái tạo. Trong đó năng lượng sức gió đóng góp nhiều nhất tới 15%; năng lượng sinh học 8%; thuỷ năng 4%. Ước tính đến năm 2030, Đức có tới 50% năng lượng điện tiêu thụ lấy từ nguồn năng lượng tái tạo, và có khoảng từ 80.000 – 90.000 việc làm mới trong ngành công nghệ sạch. Lĩnh vực công nghiệp môi trường có thể sẽ phát triển gấp 4 lần và chiếm 16% ngành sản xuất công nghiệp từ nay đến năm 2030. Đáng chú ý là nó sẽ mang lại nhiều việc làm hơn Trần Thị Bình Minh- K10 Châu Á học 13 Vai trò của “tăng trưởng xanh” trong phát triển bền vững và giảm thiểu biến đổi khí hậu của Hàn Quốc, khả năng ứng dụng tại Việt Nam cả lĩnh vực sản xuất xe hơi và máy móc- hai ngành công nghiệp mũi nhọn của Đức cộng lại. Nền kinh tế xanh tạo ra hơn 1,6 triệu việc làm mới. b. Tăng trƣởng xanh ở Mỹ Chính quyền của Tổng thống Mỹ Barack Obama vượt qua những do dự của chính quyền George Bush, thúc đẩy “tăng trưởng thông minh”, đưa vào Khế ước xanh mới (Green new deal) ba thành tố về an ninh năng lượng, chống biến đổi khí hậu và tạo việc làm. Tiềm lực phát minh sáng chế vượt trội của Mỹ so với các đối thủ châu Âu và châu Á trên các lĩnh vực công nghệ xanh và môi trường được chú trọng phát huy. 80 tỷ USD được dùng để thực hiện các dự án xanh, trong đó có 20 tỷ USD chi cho năng lượng tái sinh, 22 tỷ USD cho việc sử dụng hiệu quả hơn tài nguyên thiên nhiên và năng lượng, đầu tư hàng chục dự án mới để phát triển các công nghệ dự trữ điện năng và hệ thống thông minh được số hoá. Từ năm 2012, Chính quyền Wasshington còn dành 15 tỷ USD mỗi năm để phát triển công nghệ năng lượng sạch như gió và mặt trời, tăng gấp đôi nguồn năng lượng tái sinh. Người Mỹ sẽ nhận khoảng 63 tỷ USD tiền cắt giảm thuế và sự hỗ trợ khác để chuyển sang sử dụng công nghệ năng lượng sạch. Ở Mỹ, những ngành công nghệ thân thiện với môi trường đứng hàng thứ ba trong các lĩnh vực được ưu tiên đầu tư, sau viễn thông và công nghệ sinh học. Nước Mỹ là một cường quốc đi tiên phong trong thực hiện chính sách “kinh tế xanh”. Kể từ khi lên nhậm chức, Tổng thống Obama phải vất vả đối phó với tình hình kinh tế xuống dốc, và từ “kinh tế xanh” được nói đến như một trong những giải pháp có thể góp phần vào việc giải quyết một số khó khăn kinh tế. Các chính sách mới được thực hiện nhằm chấn hưng nền kinh tế như phát triển năng lượng, chính sách tiết kiệm năng lượng, giảm bớt ô nhiễm môi trường và thực hiện tái tạo năng lượng. Tại Mỹ, với việc đầu tư cho các ngành công nghệ sạch, các nhà nghiên cứu tin rằng trong hai năm tới, ngành năng lượng của Mỹ sẽ ít phụ thuộc hơn vào dầu mỏ. Mặt khác, sẽ tạo thêm việc làm mới gấp 4 lần so với số việc làm được tạo ra nếu số tiền này đầu tư vào công nghiệp dầu mỏ. Trần Thị Bình Minh- K10 Châu Á học 14 Vai trò của “tăng trưởng xanh” trong phát triển bền vững và giảm thiểu biến đổi khí hậu của Hàn Quốc, khả năng ứng dụng tại Việt Nam c. Tăng trƣởng xanh ở Nhật Bản Là quốc gia thịnh vượng nhất nhì thế giới, với nền công nghiệp nặng phát triển đỉnh cao, Nhật Bản đồng thời cũng được đánh giá cao trong vấn đề bảo vệ môi trường. Điều này xuất phát từ việc người Nhật đã sớm ý thức được những gì sẽ đến với mình nếu không biết bảo vệ môi trường. Khi Nhật Bản chuyển mình từ một xã hội nông nghiệp lên thành một cường quốc công nghiệp và đô thị hoá, nhiều nơi, cảnh quan thiên nhiên đã bị huỷ hoại nghiêm trọng. Người Nhật hiểu rằng mình là quốc gia đứng đầu thế giới về nhập khẩu tài nguyên thiên nhiên, bao gồm cả các tài nguyên đang có nguy cơ bị cạn kiệt và tài nguyên có thể phục hồi. Vì thế, họ nhận ra mình có trách nhiệm bảo tồn và bảo vệ môi trường. Ngay từ năm 1990, luật bảo vệ môi trường của Nhật Bản được xem là nghiêm khắc nhất thế giới. Trước đó, sự ra đời của Hiệp hội Môi trường Nhật Bản (JEA) vào năm 1977 cho thấy nỗ lực của đất nước mặt trời mọc để bảo vệ môi trường khi bước vào công nghiệp hoá. Các chương trình “Bộ trưởng Môi trường tại gia”, một văn phòng tư vấn môi trường với tên gọi Junior Eco Counsel cũng được thành lập với nhiệm vụ trả lời các câu hỏi liên quan đến môi trường cũng như hỗ trợ trẻ em học và hiểu biết về môi trường. Trẻ em có thể hỏi văn phòng tư vấn bằng thư tay, thư điện tử hoặc điện thoại. Chương trình Eco Mark giúp định hướng người dân mua các sản phẩm hàng hoá thân thiện môi trường. Để bảo vệ môi trường tốt, giáo dục con người ngay từ “thủa còn thơ” đóng một vai trò quan trọng. Hơn nữa, không có cách gì tốt hơn để giáo dục ý thức của người dân bằng cách cho họ thấy những lợi ích thiết thực của việc bảo vệ môi trường trong từng khía cạnh của cuộc sống. Người Nhật đã làm được điều đó. Năm 2008 cũng đánh dấu những nỗ lực của Nhật Bản trong việc chủ động thiết lập một cộng đồng phát triển kinh tế - môi trường châu Á nhằm liên kết các quốc gia châu Á phát triển kinh tế nhưng không gây tổn hại đến môi trường. Chính phủ đã ban hành Chiến lược năng lượng sinh khối (Nippon Biomas Strategy) từ năm 2003 và hiện nay đang tích cực thực hiện Dự án phát triển các đô Trần Thị Bình Minh- K10 Châu Á học 15 Vai trò của “tăng trưởng xanh” trong phát triển bền vững và giảm thiểu biến đổi khí hậu của Hàn Quốc, khả năng ứng dụng tại Việt Nam thị sinh khối (biomass town) và đã có 208 đô thị đạt danh hiệu này, mục tiêu đến 2010 sẽ đạt 300 thành phố/đô thị. d. Tăng trƣởng xanh ở Trung Quốc Trung Quốc hiện là nguồn cung cấp năng lượng gió lớn thứ tư thế giới, nhưng đồng thời cũng là quốc gia thải khí CO2 gây ô nhiễm môi trường vào bậc nhất, hơn cả Hoa Kỳ. Kể từ năm 2007 Trung Quốc trở thành nhà “vô địch” thế giới về lượng khí thải cácbon. Một trong những nguyên nhân giải thích cho hiện tượng này là tại Bắc Kinh mỗi ngày lại xuất hiện thêm 1.000 chiếc xe hơi. Tại Trung Quốc, Chủ tịch Hồ Cẩm Đào đã đưa ra những tín hiệu chứng tỏ rằng ông hiểu môi trường Trung Quốc đang bị suy thoái như thế nào; và rằng những hậu quả do ô nhiễm môi trường gây ra có thể tác động xấu tới nền kinh tế, châm ngòi cho bất ổn xã hội. Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào tuyên bố công khai các chính sách tham vọng nhằm khai thác năng lượng hiệu quả, tạo ra một “nền kinh tế chuyển động tròn” dựa trên nguồn năng lượng bền vững. Theo đó, tới năm 2020, Trung Quốc có thể sản xuất 30 gigawatt (GW) năng lượng từ gió. Đi trước các quốc gia khác, Trung Quốc cũng đã ban hành một đạo luật riêng về sự thay đổi khí hậu, 19% là phần vốn mạo hiểm được đầu tư vào lĩnh vực công nghệ sạch ở Trung Quốc. Trong 20 năm tới, nhịp độ phát triển đô thị của Trung Quốc còn tiếp tục tăng nhanh. Trung Quốc cần xây dựng thêm 30 tỷ mét vuông diện tích nhà ở để đáp ứng nhu cầu của 800 triệu dân thành thị. Do vậy nhu cầu về công nghệ xanh của Trung Quốc ước tính khoảng từ 500 đến 1.000 tỷ USD/năm và đến năm 2013 tức trong một tương lai không xa, thị trường công nghệ xanh tại nước đông dân nhất địa cầu sẽ tương đương với 13% tổng sản phẩm nội địa của Trung Quốc. Với gần 200 tỷ đô la, Trung Quốc đứng đầu các nước đẩy mạnh nỗ lực đầu tư để phát triển các công nghệ sạch. Trung Quốc đã có Luật năng lượng tái tạo và hiện nay đã có hơn 80 nhà máy điện sản xuất từ sinh khối với công suất đến 50 MW/nhà máy. Tiềm năng là có thể đạt được 30GW điện từ loại hình năng lượng này và Chính phủ hiện nay đang thúc Trần Thị Bình Minh- K10 Châu Á học 16 Vai trò của “tăng trưởng xanh” trong phát triển bền vững và giảm thiểu biến đổi khí hậu của Hàn Quốc, khả năng ứng dụng tại Việt Nam đẩy hợp tác, mời gọi đầu tư. Việc nghiên cứu phát triển bioga để chạy máy phát điện từ bùn thải từ các trạm xử lý nước thải cũng đang được thực hiện. Đây là một hoạt động rất có tiềm năng vì hiện nay trên toàn Trung Quốc đã có đến 1521 nhà máy xử lý nước thải được xây dựng tính đến năm 2008 và sẽ tiếp tục tăng, với tỷ lệ nước thải xử lý là 28% (1999), 63% (2008), 70% (2010). Trong số các dự án ưu tiên, xử lý nước thải đặc biệt thu hút chú ý của các chính quyền địa phương. Bộ Môi trường đang chuẩn bị xây dựng thêm 1.000 trung tâm lọc nước từ nay cho đến năm 2011. Kế hoạch kích thích kinh tế 586 tỷ đô la của Trung Quốc đưa ra vào cuối năm 2008 đã giành ra đến 37% của khoản tiền nói trên để khuyến khích các công trình mang tính làm sạch môi trường. Từ năm 2002 Đảng cộng sản Trung Quốc đã đề ra chỉ tiêu là vào năm 2020, GDP của nước đông dân nhất địa cầu phải được nhân lên gấp 4 lần, nhưng khoản năng lượng sử dụng để thực hiện “bước nhảy vọt” đó chỉ được nhân lên gấp đôi mà thôi. Một bước ngoặt quan trọng trong chính sách phát triển của Trung Quốc khi vào năm 2006 cơ quan bảo vệ môi trường SEPA lần đầu tiên đã bác bỏ nhiều dự án đầu tư, tổng trị giá lên đến 100 tỷ đô la với lý do các dự án này gây ô nhiễm môi trường. Giờ đây với khủng hoảng kinh tế và tài chính toàn cầu, một phần thoả thuận ngầm giữa chính quyền và hơn 1,2 tỷ dân đó không còn được như ý thì bắt buộc Bắc Kinh phải tìm ra một con đường phát triển mới. 1.2. Vấn đề biến đổi khí hậu 1.2.1. Khái niệm về “biến đổi khí hậu” và hậu quả của “biến đổi khí hậu” a. “Biến đổi khí hậu” là gì? “Biến đổi khí hậu” là những biến đổi trong môi trường vật lý hoặc sinh học gây ra những ảnh hưởng có hại đến thành phần, khả năng phục hồi hoặc sinh sản của hệ sinh thái tự nhiên hoặc đến hoạt động của các hệ thống kinh tế - xã hội, sức khoẻ và phúc lợi của con người. (Theo công ước chung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu). b. Nguyên nhân của “biến đổi khí hậu” Nguyên nhân chính làm biến đổi khí hậu trái đất là do sự gia tăng các hoạt động tạo ra các chất thải khí nhà kính, các hoạt động khai thác quá mức các bể hấp Trần Thị Bình Minh- K10 Châu Á học 17 Vai trò của “tăng trưởng xanh” trong phát triển bền vững và giảm thiểu biến đổi khí hậu của Hàn Quốc, khả năng ứng dụng tại Việt Nam thụ nhà kính như sinh khối, rừng, các hệ sinh thái biển, ven bờ và đất liền khác. Nhằm hạn chế sự biến đổi khí hậu, Nghị định thư Kyoto nhằm hạn chế và ổn định sáu loại khí nhà kính chủ yếu bao gồm: CO2, CH4, N2O, HFCs, PFCs và SF6. + CO2 là khí phát thải do đốt cháy nhiên liệu hoá thạch (than, dầu, khí) và là nguồn khí nhà kính chủ yếu do con người gây ra trong khí quyển. CO2 cũng sinh ra từ các hoạt động công nghiệp như sản xuất ximăng và cán thép. + CH4 sinh ra từ các bãi rác, lên men thức ăn trong ruột động vật nhai lại, hệ thống khí, dầu tự nhiên và khai thác than. + N2O phát thải từ phân bón và các hoạt động công nghiệp. + HFCs được sử dụng thay cho các chất phá huỷ ozon (ODS) và HFC-23 là sản phẩm phụ của quá trình sản xuất HCFC-22. + PFCs sinh ra từ quá trình sản xuất nhôm. + SF6 sử dụng trong vật liệu cách điện và trong quá trình sản xuất magiê. * Các biểu hiện của biến đổi khí hậu: - Sự nóng lên của khí quyển và trái đất nói chung. - Sự thay đổi thành phần và chất lượng khí quyển có hại cho môi trường sống của con người và các sinh vật trên trái đất. - Sự nâng cao mực nước biển do băng tan, dẫn tới sự ngập úng ở các vùng đất thấp, các đảo nhỏ trên biển. - Sự di chuyển của các đới khí hậu tồn tại hàng nghìn năm trên các vùng khác nhau của Trái đất dẫn tới nguy cơ đe doạ sự sống của các loài sinh vật, các hệ sinh thái và hoạt động của con người. - Sự thay đổi cường độ hoạt động của quá trình lưu khí quyển, chu trình tuần hoàn nước trong tự nhiên và chu trình sinh địa hoá khác. Trần Thị Bình Minh- K10 Châu Á học 18
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan