Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Trung học cơ sở Vận dụng kiến thức liên môn giải quyết tình huống (địa lý 8) ứng phó với biến đổ...

Tài liệu Vận dụng kiến thức liên môn giải quyết tình huống (địa lý 8) ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai

.PDF
16
1320
68

Mô tả:

CUỘC THI VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN ĐỂ GIẢI QUYẾT CÁC TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN DÀNH CHO HỌC SINH TRUNG HỌC A/ Trang bìa - Sở giáo dục và đào tạo tỉnh/thành phố: Thành phố Hà Nội - Phòng giáo dục và đào tạo: Quận Hoàng Mai - Trường: Trung học cơ sở Trần Phú - Địa chỉ: - Điện thoại: - Email: - Thông tin về học sinh: 1. Họ và tên: Lương Khánh Ly Ngày sinh: 07/01/2001 Lớp: 8A 2. Họ và tên: Nguyễn Hồng Hạnh Ngày sinh: 28/10/2001 Lớp: 8A 3. Họ và tên: Nguyễn Thu Trang Ngày sinh: 05/07/2001 Lớp: 8A B/ Các trang tiếp theo 1.Tên tình huống: Ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai 2. Mục tiêu giải quyết tình huống Tình hình khí hậu Việt Nam nói riêng và toàn cầu nói chung đang có sự biến đổi gay gắt trong những năm gần đây. Mục tiêu của chúng em khi giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu giúp cho khí hậu toàn cầu giảm bớt những thiên tai, đem lại cuộc sống hạnh phúc cho mọi người. Vì vậy, để góp phần tuyên truyền, giảm bớt những tính nguy hiểm của biến đổi khí hậu, chúng em vận dụng kiến thức qua các môn học quen thuộc đối với lớp 8: Địa lý, Sinh học, Vật lý, Công dân, Hóa học… để khẳng định rõ hơn vấn đề này * Về kiến thức: - Giúp mọi người có thể tìm hiểu sâu hơn những hậu quả do biến đổi khí hậu gây ra - Nắm bắt được những kiến thức xung quanh để phân tích, góp phần tìm ra biện pháp làm giảm biến đổi khí hậu - Biết kết hợp các môn học, vận dụng kiến thức để giải quyết tình huống * Về kĩ năng - Giúp các bạn rèn tốt khả năng nhận biết những nguyên nhân, hậu quả, thực trạng biến đổi khí hậu, phân tích vấn đề, liên hệ thực tế * Về thái độ - Giáo dục ý thức cho các bạn học sinh và những người xung quanh để giảm nhẹ biến đổi khí hậu 3.Tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến việc giải quyết tình huống. Chúng ta biết biến đổi khí hậu là sự thay đổi của hệ thống gồm: khí quyển, thủy quyển, sinh quyển, thạch quyển hiện tại và trong tương lai bởi các nguyên nhân tự nhiên và nhân tạo. Trong một số các môn học đã đề cập đến vấn đề biến đổi khí hậu: - Môn địa lí: Chúng em vận dụng “bài 20: Khí hậu và cảnh quan trên Trái đất” (địa lí 8), bài học này đã cho chúng em biết về khí hậu của một số nơi trên trái đất, nhiệt độ và lượng mưa của một số địa điểm và đồng thời nó cũng cho biết về hậu quả của những trận bão lũ gây ra cùng với những thiệt hại nặng nề. Đấy là trên trái đất còn riêng ở Việt Nam chúng em cũng được củng cố thêm kiến thức qua các bài giảng dạy đầy ý nghĩa “bài 28: Đặc điểm địa hình Việt Nam”, “bài 31: Đặc điểm khí hậu Việt Nam”, “bài 32: Các mùa khí hậu và thời tiết ở nước ta”. Những bài học này khi tổng hợp kiến thức lại đã cho chúng em hiểu hơn về địa hình cao thấp ở Việt Nam, những khu vực trũng hay cao để có thể tránh được những trận bão to hay thời tiết thất thường, các mùa khí hậu và thời tiết ở nước ta. Nói chung lại, môn địa lí giúp chúng em hiểu về địa hình khó khăn khi thiên tai kéo tới ở một số vùng cùng với khí hậu thất thường, biết cách phòng tránh và dựa vào tính chất địa lí để ứng dụng giảm nhẹ phần nào thiên tai bão lụt. - Môn hóa học: Qua “bài 13: Phản ứng hóa học” đã giúp chúng em hiểu hơn về việc xảy ra hiện tượng mưa axit. Nguyên nhân chủ yếu là do các nhà máy thải ra các khí độc hay con người đốt quá nhiều than đá dầu mỏ. Trong than đá và dầu mỏ thường chứa một lượng lưu huỳnh, còn trong không khí lại rất nhiều khí nitơ. Trong quá trình đốt có thể sinh ra các khí như SO2, SO3, NO, NO2. Các khí này hoà tan với hơi nước trong không khí tạo thành các hạt axit sunfuaric (H2SO4), axit nitơric (HNO3). Khi trời mưa, các hạt axit này tan lẫn vào nước mưa, làm độ pH của nước mưa giảm. Nếu nước mưa có độ pH dưới 5,6 được gọi là mưa axit. Do có độ chua khá lớn, nước mưa có thể hoà tan được một số bụi kim loại và ôxit kim loại có trong không khí như ôxit chì,... làm cho nước mưa trở nên độc hơn đối với cây cối, vật nuôi và con người. Đây cũng là một hiện tượng của biến đổi khí hậu. - Môn sinh học: “bài 48: Vai trò của thực vật đối với động vật và đối với đời sống con người” (sinh học 6) đã cho chúng em hiểu rằng cây cối có vai trò quan trọng trong đời sống con người là cung cấp khí oxi để duy trì sự sống loài người. Không chỉ vậy, ở “bài 47: Thực vật bảo vệ đất và nguồn nước” còn cho chúng em hiểu rằng, thực vật giúp giữ đất chống xói mòn, góp phần hạn chế ngập lụt hạn hán, góp phần bảo vệ nguồn nước ngầm. - Môn công dân: gắn liền với bài 47 và 48 sinh học lớp 6 thì cây cối có vai trò rất quan trọng trong việc duy trì đời sống con người và hạn chế thiên tai ngập lụt nhưng hiện nay, rừng nước ta đang bị chặt trái phép rất nhiều tạo ra vô số các đồi trọc. Ở “bài 14: Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên” đã nói lên rằng cây cối cũng là một phần thuộc môi trường và nó đang bị tàn phá nặng nề, bài học này đã gửi một thông điệp tới mọi người hãy cùng bảo vệ cây cối để giữ gìn cuộc sống con người chống thiên tai bão lụt. Có thể nói ở rất nhiều môn học, vấn đề biến đổi khí hậu luôn được phổ biến rông rãi nhằm tuyên truyền cho mọi người hiểu hơn về biến đổi khí hậu. 4. Giải pháp giải quyết tình huống. - Biện pháp 1: Hạn chế sử dụng nhiên liệu hóa thạch như: dầu mỏ, khí đốt, than đá, xăng, …. - Biện pháp 2: Làm việc gần nhà - Biện pháp 3: Ăn uống thông minh, tăng cường rau hoa quả - Biện pháp 4: Ngăn chặn nạn phá rừng, trồng cây phủ xanh đối trọc - Biện pháp 5: Tiết kiệm điện - Biện pháp 6: Mỗi cặp vợ chồng chỉ nên sinh một con - Biện pháp 7: Khai thác, tìm kiếm nguồn năng lượng mới - Biện pháp 8: Dùng công nghệ thân thiện với môi trường, bảo vệ Trái Đất - Biện pháp 9: Cải tạo, nâng cấp cơ sở hạ tầng - Biện pháp 10: Xây dựng và củng cố hệ thống đê điều - Biện pháp 11: Giảm phát khí thải dẫn đến hiệu ứng nhà kính, Trái Đất nóng lên 5. Thuyết minh tiến trình giải quyết tình huống: Nguyên nhân chính gây ra biến đổi khí hậu là do tự nhiên và con người. Một số những hiện tượng tự nhiên cũng góp phần nào gây ra biến đổi khí hậu: sự thay đổi cường độ sáng của Mặt trời, xuất hiện các điểm đen Mặt trời ( sunspots), các hoạt động núi lửa, thay đổi đại dương, thay đổi quỹ đạo quay của Trái đất. Phần lớn nguyên nhân là do các hoạt động của con người. Các khí thải độc hại từ các nhà máy liên tục thải ra môi trường, các khói bụi của các phương tiện tham gia giao thông, do ý thức của con người chặt phá rừng, xả rác bừa bãi,... làm ô nhiễm môi trương, gây biến đổi khí hậu. Hiện nay, miền Trung nước ta đang phải hứng chịu những trận mưa bão ngập lụt, nhà cửa chìm trong biển nước, hoạt động sinh hoạt của con người cũng gặp khó khăn. Theo thống kê, diện tích rừng của nước ta đang ngày càng giảm, nhiều vụ chặt phá rừng trái phép luôn diễn ra làm cho hàm lượng khí ô xi giảm đi. Hàm lượng các khí thải lại ngày càng tăng lên do các phương tiện giao thông càng nhiều, lượng khí thải trong các nhà máy cũng vô cùng lớn. Trái đất của chúng ta đang ngày càng nóng dần lên do hậu quả của biến đổi khí hậu gây ra. Hãy cùng chung tay giảm nhẹ biến đổi khí hậu. Chính vì vậy, chúng em xin đưa ra một số biện pháp nhỏ nhằm giúp giảm nhẹ biến đổi khí hậu như sau: * Biện pháp 1: Số người điều khiển ô tô xe máy hiện nay rất nhiêu nên lượng xăng tiêu thụ vô cùng lớn. Không chỉ xăng mà dầu cũng là một nhiên liệu chủ yếu quan trọng trong việc sản xuất điện. Theo các chuyên gia năng lượng Mĩ, hiện nay chưa có giải pháp hoàn hảo nào để thay cho nhiên liệu hóa thạch mặc dù đây là nguyên nhân gây hiệu ứng nhà kính rất lớn, nhưng để hạn chế sử dụng nhiên liệu hóa thạch, con người chúng ta cần: - Nên đi bộ, xe đạp hay đi xe buýt để giảm thiểu sự tiêu thụ xăng - Sử dụng bếp ga, bếp điện thay cho bếp than nhưng không nên lạm dụng quá nhiều - Tuyên truyền cho mọi người về hạn chế sử dụng nhiên liệu hóa thạch - Đọc sách báo, công nghệ thông tin để tìm ra nguồn nhiên liệu khác thay thế như nhiên liệu sinh học, điện nguyên tử hay các nguồn năng lượng khác Biểu đồ: Các quốc gia dẫn đầu về năng lượng sinh học (năm 2010 – 2012) * Biện pháp 2: Theo các nhà khoa học, cứ khoảng 1 galo nhiên liệu (tương đương 4,5 lít) cho xe máy sẽ tạo ra khoảng 9kg CO2 phát tán. Xăng gây hại với con người, giá xăng ngày càng tăng khiến phương án này vừa có lợi cho sức khỏe lại có lợi về mặt kinh tế môi trường. Chúng ta nên: - Tránh việc đi làm xa - Tuyên truyền cho mọi người biết lợi ích của vấn đề làm việc gần nhà Biểu đồ: Nhu cầu năng lượng trên thế giới * Biện pháp 3: Đây là phương án được giới y học khuyến cáo rất nhiều, nhưng đúng về mặt môi trường lại có ý nghĩa khác. Theo đó, người ta đã khuyến khích việc canh tác hữu cơ, gieo trồng các loại rau, hoa quả không dùng phân hóa học, thuốc trừ sâu. Việc lựa chọn thực phẩm để cân bằng dưỡng chất, ngon miệng lại mang tính môi trường quả là không đơn giản, trong khi đó các hãng sản xuất lại thi nhau quảng cáo nên đã làm cho người tiêu dùng dễ bị nhầm lẫn. Ngoài ra việc ăn quá nhiều thịt cũng không tốt cho cơ thể, trong khi đó riêng ngành chăn nuôi cũng là nơi sản xuất ra các loại gây hiệu ứng nhà kính lớn nhất. Để đảm bảo an toàn thực phẩm cũng như chống biến đổi khí hậu, chúng ta nên: - Tự trồng rau xanh ở nhà - Không chăm bón bằng phân hóa học hay thuốc trừ sâu - Trồng trong các hộp xốp hay các vật dụng nhỏ khác để giảm diện tích trồng mà vẫn thu được kết quả cao * Biện pháp 4: Theo thống kê của Bộ Môi trường Mỹ, mỗi năm bình quân trên thế giới có khoảng 33 triệu ha rừng bị phá, riêng nạn khai thác gỗ đã tạo ra trên 1,5 tỷ tấn CO2 thải vào môi trường, chiếm 20% lượng khí thải nhân tạo gây hiệu ứng nhà kính. Vì vậy, chặn đứng nạn phá rừng sẽ có tác dụng lớn trong việc giảm thiểu nguy cơ biến đổi khí hậu. Cây xanh cung cấp cho chúng ta khí ô-xi để con người sinh sống. Vì vậy, cây cối cũng góp phần quan trọng trong đời sống con người và giảm biến đổi khí hậu nhưng nạn phá rừng đang tàn phá, đang hủy hoại cuộc sống của chính con người. Ở nước ta có rất nhiều những vùng đòi trọc do nạn phá rừng gây ra. Tuy vậy, để giảm bớt nạn phá rừng, trồng cây phủ xanh dồi trọc, chúng ta có thể: - Tuyên truyền cho mọi người thấy được lợi ích của việc trồng cây - Tích cực tham gia các đợt trồng cây tại địa phương nơi bạn sống - Tổ chức các đợt trồng cây để bảo vệ môi trường - Ngăn chặn kịp thời những hành vi chạt phá rừng trái phép * Biện pháp 5: Một trong những giải pháp kinh tế khả thi nhất nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường là tiết kiệm điện, đặc biệt là sử dụng các thiết bị dân dụng tiết kiệm điện như bóng đèn compact, các loại pin nạp. Theo các Bộ Môi trường Mỹ, ở quốc gia này mỗi gia đình chỉ cần thay một bóng đèn dây tóc chiếu sáng bằng bóng compact thì cả nước sẽ tiết kiệm được lượng điện dùng cho 3 triệu gia đình khác. Để tiết kiệm điện, chúng ta có thể: - Sử dụng các thiết bị tiết kiệm điện - Không nên giặt quần áo bằng máy khi chưa có đủ lượng quần áo - Tắt các chương trình trong ipad, mp3, di động,… khi không sử dụng - Tuyên truyền cho mọi người biết lợi ích của tiết kiệm điện * Biện pháp 6: Hiện nay trên thế giới đã có trên 6 tỷ người và theo dự báo của LHQ thì đến giữa thế kỷ 21 sẽ tăng lên 9 tỷ và như vậy nhu cầu về thực phẩm, quần áo, các nhu yếu phẩm khác sẽ tăng lên gấp rưỡi so với hiện nay. Với mức tiêu thụ lớn như vậy sẽ tạo ra nguồn phát tán khí thải gây hiệu ứng nhà kính rất lớn, nhất là ở các nước đang phát triển. Tuy áp dụng phương án mỗi cặp vợ chồng chỉ sinh 1 con là điều rất khó thực hiện nhưng lại mang nhiều lợi ích thiết thực, được coi là phương án phát triển bền vững và khả thi nhất trong tương lai. Để có thể làm được việc này, chúng ta nên: - Tuyên truyền cho mọi người về lợi ích của việc chỉ sinh 1 con - Tại các bệnh viện, trung tâm y tế nên khuyến cáo, đề cập tới mọi người - Tại địa phương nên có hình thức xử phạm cho gia đình sinh nhiều con * Biện pháp 7: Trong thế kỉ XIX hiện nay, việc tìm kiếm nguồn năng lượng mới để thay thế nhiên liệu hóa thạch không phải là chuyện dễ, nó là thách thức lớn nhất của con người. Một số nguồn năng lượng ứng viên sáng giá là ethanol từ cây trồng, hydro từ quá trình thủy phân nước, năng lượng nhiệt, năng lượng sóng, năng lượng gió, năng lượng mặt trời và nhiên liệu sinh học... Biểu đồ: Phát triển pin năng lượng mặt trời (PV) trên toàn cầu Làm thế nào để thực hiện, đây là một điều khó nói, nhưng mỗi con người hãy cùng tìm hiểu nhé: - Đọc, tham khảo trong các sách, báo, công nghệ thông tin để hiểu về nhiên liệu hóa học - Tuyên truyền cho mọi người về việc khai thác, tìm kiếm các nguồn nhiên liệu mới Biểu đồ: Thị phần của các công ty về năng lượng gió, 2012 * Biện pháp 8: Hiện nay các nhà khoa học đang tiến hành những thử nghiệm mới như quá trình can thiệp kỹ thuật địa chất hay kỹ thuật phong bế mặt trời... nhằm giảm hiệu ứng nhà kính. Ngoài các giải pháp này, các nhà khoa học còn tính đến kỹ thuật phát tán các hạt sulfate vào không khí để nó thực hiện quá trình làm lạnh bầu khí quyển như quá trình phun nhan thạch của núi lửa, hoặc lắp đặt hàng triệu tấm gương nhỏ để làm chệch ánh sáng mặt trời cho tới việc bao phủ vỏ trái đất bằng các màng phản chiếu để khúc xạ trở lại ánh sáng mặt trời, tạo ra các đại dương có chứa sắt và các giải pháp tăng cường dưỡng chất giúp cây trồng hấp thụ nhiều CO2 hơn... Chính vì vậy, để góp phần bảo vệ môi trường, bảo vệ trái đât, giảm nhẹ biến đổi khí hậu, con người chúng ta nên: - Điều hòa thải ra các khí độc hại - Mỗi gia đình nên dùng máy lọc nước thân thiện với môi trường - Các nhà máy phải lên kế hoạch xử lí nước thải phù hợp Cộng nghệ xử lý đạt quy chuẩn xả thải theo QCVN 40:2011/BTNMT * Biện pháp 9: Theo số liệu thống kê, nhà ở chiếm tới gần 1/3 lượng phát tán khí gây hiệu ứng nhà kính trên quy mô toàn cầu (riêng ở Mỹ là 43%). Vì vậy, việc cải tiến trong lĩnh vực xây dựng như tăng cường hệ thống bảo ôn, xây dựng các cầu thang điều chỉnh nhiệt, các loại nhà "môi trường"... sẽ tiết kiệm được rất nhiều nhiên liệu và giảm mức phát tán khí thải. Ngoài ra, các công trình giao thông như cầu đường cũng là yếu tố cần đầu tư thỏa đáng. Đường tốt không chỉ giảm nhiên liệu cho xe cộ mà còn giảm cả lượng khí phát tán độc hại hoặc sử dụng các loại lò đốt trong công nghiệp (như lò khí hóa than, lò dùng trong sản xuất xi măng) cũng sẽ giảm được rất nhiều khí thải gây hiệu ứng nhà kính. Con người chúng ta hãy: - Cải tiến lại các khu chung cư nhà ở - Chú ý vấn đề xây dựng đường, cống, cầu,… - Tuyên truyền cho mọi người nên cải tiến cơ sở hạ tầng * Biện pháp 10: Việt Nam có các vùng ven biển rất thấp, trũng nên thường xuyên bị đe dọa bởi thiên tai như bão lũ, thủy triều có biên độ rất lớn. Để chống ngập lụt, trong nhiều năm qua Việt Nam đã xây dựng hệ thống đề biển, đê cửa sông khép kín với chiều dài trên 3000km. Nhưng đôi khi do những tác động của biến đổi khí hậu quá mạnh nên vẫn dẫn tói hệ thống đê vỡ, gây ngập lụt ở các vung ven biển. Để chống thiên tai, con người hãy: - Tuyên truyền cho mọi người về việc xây dựng và củng cố đê biển - Tham khảo các sách báo, công nghệ thông tin để tìm hiểu về hệ thống đê biển. * Biện pháp 11: Hiệu ứng nhà kính diễn ra khi khí quyển chứa khí đã hấp thụ tia cực quang. Khi hơi nóng từ mặt trời vô Trái Đất đã bị giữ lại ở tầng đối lưu, tạo ra hiệu ứng nhà kính ở bề mặt các hành tinh hoặc các Vệ tinh. Cơ cấu hoạt động này không khác nhiều so với một nhà kính (dùng để cho cây trồng) thiệt, điều khác biệt là nhà kính (cây trồng) có các cơ cấu cách biệt hơi nóng bên trong để giữ ấm không phải qua quá trình đối lưu. Hiệu ứng nhà kính được khám phá bởi nhà khoa học Joseph Fourier vào năm 1824, thí nghiệm đầu tiên có thể tin cậy được là bởi nhà khoa học John Tyndall vào năm 1858, và bản báo cáo định lượng kĩ càng được thực hiện bởi nhà khoa học Svante Arrhenius vào năm 1896. Hiện này thế kỷ thứ 21 loài người đang phải đối mặt với tình trạng ấm lên do con người gây ra, tuy nhiên vấn đề vẫn đang được tranh cãi, gây ra nhiều tác hại nguy hiểm. Chu trình hiệu ứng nhà kính Hiệu ứng này có thể gây ra rất nhiều hậu quả với việc thay đổi khí hậu: - Các nguồn nước: Chất lượng và số lượng của nước uống, nước tưới tiêu, nước cho kỹ nghệ và cho các máy phát điện, và sức khỏe của các loài thủy sản có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi sự thay đổi của các trận mưa rào và bởi sự tăng Tên nước Lượng phát Tính thải Tỷ lệ so với đầu CO2 (triệu toàn cầu (%) (tấn) tấn) theo Mức tăng (%) người (1990 - 2004) khí bốc hơi. Mưa tăng có thể gây lụt lội thường xuyên hơn. - Các tài nguyên bờ biển: Chỉ tại riêng Hoa Kỳ, mực nước biển dự đoán tăng 50 cm vào năm 2100, có thể làm mất đi 5.000 dặm vuông đất khô ráo và 4.000 dặm vuông đất ướt. - Sức khỏe: Số người chết vì nóng có thể tăng do nhiệt độ cao trong những chu kì dài hơn trước. Sự thay đổi lượng mưa và nhiệt độ có thể đẩy mạnh các bệnh truyền nhiễm.Nhiệt độ tăng lên làm tăng các quá trình chuyển hóa sinh học cũng như hóa học trong cơ thể sống, gây nên sự mất cân bằng- Lâm nghiệp: Nhiệt độ cao hơn tạo điều kiện cho nạn cháy rừng dễ xảy ra hơn. - Năng lượng và vận chuyển: Nhiệt độ ấm hơn tăng nhu cầu làm lạnh và giảm nhu cầu làm nóng. Sẽ có ít sự hư hại do vận chuyển trong mùa đông hơn, nhưng vận chuyển đường thủy có thể bị ảnh hưởng bởi số trận lụt tăng hay bởi sự giảm mực nước sông.Những khối băng ở Bắc cực và nam cực đang tan nhanh trong những năm gần đây và do đó mực nước biển sẽ tăng quá cao, có thể dẫn đến nạn hồng thủy. Để tránh những hậu quả trên, mọi người cần: - Giảm khí thải ra từ các xe máy, ô tô chạy bằng động cơ - Trồng nhiều cây xanh (nhất là những loại cây hấp thụ nhiều CO2 trong quá trình quang hợp) nhằm làm giảm lượng khí CO2 trong bầu khí quyển, từ đó làm giảm hiệu ứng nhà kính khí quyển. Úc Ca na đa Pháp Đức Italia Nhật Bản Hà Lan Tây Ban Nha 326,6 639,0 373,5 808,5 449,7 1.257,2 142,0 1,1 2,2 1,3 2,8 1,6 4,3 0,5 16,2 20,0 6,0 9,8 7,8 9,9 8,7 17 54 3 -18 93 17 1 330,3 1,1 7,6 56 Anh Mỹ Trung Quốc Liên bang Nga Ấn Độ Hàn Quốc Toàn cầu 586,9 6.045,8 2,0 20,9 9,8 20,6 1 25 5.007,1 10,6 3,8 109 1.524,1 5,3 10,6 -23 1.342,1 465,4 28,982,7 4,6 1,6 100 1,2 9,7 4,5 97 93 93 Lượng phát thải khí Đi ô xít Các bon (CO2) của một số nước năm 2004 6. Ý nghĩa của việc giải quyết tình huống Các giải pháp trên đều được lấy từ thực tiễn đời sống và dựa vào các kiến thức đã học. Ví dụ như tiết kiệm điện, chúng ta có thể: Sử dụng các thiết bị tiết kiệm điện, không nên giặt quần áo bằng máy khi chưa có đủ lượng quần áo, tắt các chương trình trong ipad, mp3, di động,… khi không sử dụng, tuyên truyền cho mọi người biết lợi ích của tiết kiệm điện,… Đó đều là những giải pháp dễ thực hiện và vô cùng khả thi. Học môn Giáo Dục Công Dân 7, chắc hẳn các bạn đều được học bài Tiết kiệm và biết được lợi ích và cách rèn luyện để trở thành một con người tiết kiệm. biết được tiết kiệm sẽ đem lại cho bạn lợi ích gì, chúng ta chỉ cần vận dụng những kiến thức đó vào đời sống, đó đều là những kiến thức trong thực tiễn học tập. đối với thực tiễn đời sống, bạn chỉ cần vận dụng những kiến thức từ thực tiễn học tâp, biến chúng thành những việc làm hàng ngày. Dù chỉ là việc nhỏ nhưng nó cũng có một vai trò, ý nghĩa nhất định. Khi tình trạng biến đổi khí hậu đang ngày càng chuyển biến xấu như hiện nay thì việc chung tay, góp sức của mọi người là vô cùng quý giá. Chúng ta nên biết kết hợp nhiều giải pháp lại với nhau.Trên đây là một số học hỏi của nhóm em về tự nhiên và những hiểu biết dựa trên những gì đã được học. Chúng em mong rằng các giải pháp trên sẽ được áp dụng vào đời sống và đem lại hiệu quả cho mọi người. Mọi người hãy cùng chung tay góp sức để cuộc sống thêm tươi đẹp
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan