Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Trung học cơ sở Vận dụng kiến thức liên môn nhằm nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của học sinh ...

Tài liệu Vận dụng kiến thức liên môn nhằm nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của học sinh (hóa học 9)

.PDF
13
1362
139

Mô tả:

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TP HÀ NỘI PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẬN ĐỐNG ĐA Trường THCS Bế Văn Đàn Điện thoại: (04).38574030 Email: [email protected] Địa chỉ: số 181 Nguyễn Lương Bằng, Đống Đa, Hà Nội ********************************* BÀI DỰ THI CUỘC THI VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN ĐỂ GIẢI QUYẾT CÁC TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN NHẰM NÂNG CAO Ý THỨC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA HỌC SINH Môn học chính được vận dụng: Hóa Học Các môn học tích hợp: Địa Lý , Sinh Học,GDCD, Ngữ Văn, Anh Văn Thông tin về học sinh: Họ và tên: Nguyễn Thục Anh Ngày sinh: 6/7/2000 Lớp:9A2 1. Tên tình huống: Vận dụng kiến thức liên môn nhằm nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của học sinh. Ô nhiễm môi trường đang là vấn đề nghiêm trọng và bức xúc của thời đại, không những đang diễn ra ở từng quốc gia trong từng khu vực mà cả trên toàn thế giới. Nó đe dọa sự sống còn của muôn loài trên trái đất bao gồm cả con người, cũng như sự tồn tại của quả địa cầu. Chúng ta đã và đang chứng kiến những thói quen không thân thiện với môi trường gây ảnh hưởng tới môi trường thiên nhiên và ngay cả tính mạng của mình. Qua các tiết học bổ ích và lý thú, chúng em đã được học và hiểu thêm về môi trường sống của con người, thành phần của không khí, nước, điều kiện tài nguyên thiên nhiên của đất nước…,đồng thời nhận thức được tầm quan trọng của việc nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của các công dân tí hon, nhằm hành động kịp thời vì ngôi nhà chung thân yêu – “Trái Đất”. 2. Mục tiêu giải quyết tình huống: Vận dụng kiến thức đã học ( hóa học, sinh học, địa lý, vật lý, GDCD, ngữ văn, Anh văn…) và kiến thức thực tế nhằm làm rõ thực trạng ô nhiễm môi trường hiện nay, từ đó gi úp mọi người nhận thức được để cứu nguy cho quả địa cầu cũng là cứu lấy sự tồn tại của con người và muôn loài cần có những nỗ lực chung có tính toàn cầu, toàn xã hội nhằm chặn đứng và giải quyết những nguy cơ phá hoại môi trường, những hậu quả nguy hại đang diễn ra trước mắt, đồng thời là những nỗ lực bền bỉ đi vào chiều sâu trong việc tuyên truyền giáo dục học sinh nhận thức, ý thức về vai trò và trách nhiệm của mình, phá bỏ những nếp quen xấu có hại cho môi trường, tích cực hoạt động để giữ gìn bảo vệ môi trường sống. 3. Tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến việc giải quyết tình huống: - Nghiên cứu về hóa học: Thành phần không khí và nước, các chất hóa học có trong môi trường. - Nghiên cứu về sinh học: Sinh vật và môi trường. - Nghiên cứu về địa lý: Môi trường - tài nguyên thiên nhiên của đất nước. - Nghiên cứu về văn học: Tác hại của thuốc lá và túi ni-lông. - Nghiên cứu về Anh văn : Bài đọc về bảo vệ môi trường. - Nghiên cứu về GDCD: Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường. 4. Giải pháp giải quyết tình huống: 4.1. Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh thông qua các môn học tự nhiên, xã hội, nhằm phát huy các hoạt động nhận thức của học sinh, qua đó hình thành thái độ, hành vi đúng đối với vấn đề môi trường. 4.2. Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh thông qua các chương trình ngoại khóa. 5. Thuyết minh tiến trình giải quyết tình huống: 5.1. Môi trường Môi trường là một tổng hợp các điều kiện bên ngoài có ảnh hưởng tới một vật thể hoặc một sự kiện. Bất cứ vật thể, một sự kiện nào cũng tồn tại và diễn biến trong một môi trường nhất định. Đối với con người, môi trường sống là tổng hợp các điều kiện vật lý, hóa học, kinh tế, xã hội có ảnh hưởng đến sự sống và phát triển của từng cá nhân và của cả cộng đồng. Môi trường sống của con người là vũ trụ bao la, trong đó hệ mặt trời, trái đất có ảnh hưởng trực tiếp và rõ rệt nhất. Qua môn địa lý, em được biết trái đất được chia thành: + Thạch quyển hay môi trường đất bao gồm lớp vỏ trái đất có độ dày 60 - 70km trên phần lục địa và 2 - 8km dưới đáy đại dương. Thành phần hóa học, tính chất vật lý của thạch quyển tương đối ổn định và ảnh hưởng lớn đến sự sống trên trái đất. + Thủy quyển hay môi trường nước là phần của trái đất, bao gồm đại dương, sông, hồ, suối, nước dưới đất, băng hà và hơi nước. Thủy quyển đóng vai trò không thể thiếu được trong việc duy trì cuộc sống con người, sinh vật và cân bằng khí hậu toàn cầu. + Khí quyển hay môi trường không khí và lớp không khí tầng đối lưu bao quanh trái đất. Khí quyển đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc duy trì sự sống và quyết định khí hậu, thời tiết toàn trái đất. Môn sinh học giúp em biết trên trái đất có sinh quyển. Sinh quyển là lớp đặc biệt của trái đất, được hình thành bởi tổ hợp các vật chất và các môi trường thuận lợi cho sự sống. Các thành phần của môi trường không tồn tại trong trạng thái tĩnh và luôn luôn có sự chuyển hóa trong tự nhiên, diễn ra trong chu trình thông thường của dạng cân bằng, gọi là sự cân bằng sinh thái. Chính sự cân bằng này bảo đảm cho sự sống trên trái đất phát triển ổn định, các chu trình phổ biến nhất trong tự nhiên là chu trình Sinh - Địa - Hóa như chu trình Cacbon, chu trình Nitơ, chu trình Lưu huỳnh, chu trình Phootspho, v.v... Khi các chu trình này không giữ ở trạng thái cân bằng thì sự cố về môi trường sẽ xảy ra, tác động đến sự tồn tại của con người và sinh vật ở một khu vực hoặc ở quy mô toàn cầu. 5.2. Ô nhiễm môi trường: Để tồn tại và phát triển con người đã khai thác thiên nhiên để lấy nguyên liệu, nhiên liệu, đã sáng tạo ra các công trình công nghệ để sản xuất ra các sản phẩm để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của cuộc sống vật chất và tinh thần của mình. Chính trong quá trình mưu sinh đó, dù vô tình hay cố ý, con người đã làm thay đổi môi trường tự nhiên xung quanh mình bằng cách tác động lên thảm thực vật và các quần thể động vật, đưa các chất “lạ” vào khí quyển, thủy quyển và thạch quyển, làm thay đổi thành phần tự nhiên của chúng và trong một số trường hợp đã làm thay đổi cân bằng tự nhiên vốn có trong từng quyển nói riêng và trong sinh quyển nói chung. Tất nhiên trong các tác động đó của con người có những tác động tích cực mà kết quả là làm cho xã hội loài người phát triển và đạt đến trình độ văn minh như ngày nay, nhưng cũng có những tác động tiêu cực mà điển hình nhất là sự ô nhiễm môi trường. 5.2.1. Khí quyển và sự ô nhiễm khí quyển: Khí quyển là vỏ khí bao quanh Trái đất, có độ cao khoảng 80km. Nó hỗn hợp các khí: khí Nitơ (78,09%), Oxi (20,94%), khí Cacbon (0,03%), hơi nước (0,1-0,5%) và nhiều khí khác có lượng nhỏ cùng các hạt lơ lửng như bụi, phấn hoa, các vi khuẩn, vi rút, bào tử, nấm ... Khí quyền là một hợp phần của các yếu tố môi trường. Khí quyển là nguồn cung cấp CO2 cho quá trình quang hợp và tổng hợp các chất hữu cơ. Oxi có trong khí quyển rất cần thiết cho các tế bào để thực hiện các quá trình sống. Khí quyển là một kho vô tận chứa nitơ, nguồn cung cấp cho quá trình tổng hợp ra các protein - một hợp phần quan trọng của sự sống. Bên cạnh O2, CO2, N2, trong khí quyển còn chứa các chất khác và hơi nước giúp cho quá trình trao đổi chất ở thực vật. Môn hóa học cho em biết thành phần của không khí: 78,09% N2 ; 20,95% O2 ; hơi nước 0,1 - 0,5% ; agon 0,934% ; 0,0314% CO2; 0,0018% Ne ; 5.10-4% He ; 2.10-4 CH4 ; 1,14.10-4% Kr ; 2,5.10-5% NO ; 1,2.10-5%CO ; 1.10-5% NO2; 5.10-6% H2; 3,7.10-6% Xe; 1.10-6% NH3; 2.10-8% SO2 và một lượng nhỏ các khí khác; ngoài ra trong không khí còn chứa hạt bụi...Trong không khí 3 thành phần chính, chúng là những nhân tố sinh thái có tầm quan trọng. - Nitơ: Các cơ thể sống cần nitơ để xây dựng các protein, clorophyl. Động vật thỏa mãn nhu cầu nitơ thông qua việc ăn, uống các sản phẩm thực vật. Thực vật hấp thụ nitơ ở dạng muối amoni, natrat. - Oxi: Hàm lượng Oxi trên trái đất nguyên thủy rất thấp, hàm lượng này tăng dần qua các kỷ nguyên địa chất do cường độ quang hợp cao, do sự phát triển của thực vật (tạo ra Oxi) và động vật (thiêu thụ Oxi) đã giữ được cân bằng Oxi trong khí quyển. Song việc đốt cháy các nguyên liệu hóa thạch trong sản xuất công nghiệp, động cơ đốt trong ô tô, máy bay đều tiêu tốn Oxi và thải CO2 vào khí quyển. Vào những thập niên gần đây, do hoạt động của công nghiệp, đốt cháy nhiên liệu hóa thạch và rừng bị tàn phá đã làm giảm O2 trong khí quyển. - Cacbon dioxit: Mặc dù trong không khí hàm lượng CO2 chỉ chiếm 0,0314% theo thể tích, nhưng nó là thành phần quan trọng của không khí, là nguồn cung cấp nguyên liệu cacbon để xây dựng nên tất cả các cơ thể sống của động và thực vật. Nhưng hiện nay do nhu cầu sử dụng ngày càng nhiều than đá, xăng dầu làm nhiên liệu cộng với nạn chặt phá rừng mà hàm lượng CO2 trong khí quyển ngày càng tăng do đó làm cho trái đất nóng lên, hiện tượng đó gọi là “hiệu ứng nhà kính”. Thực vật xanh bắt đầu hấp thụ CO2 trong không khí ngay từ sáng sớm và giải phóng O2. Do có quy luật này mà ở các đô thị và khu công nghiệp, nơi có ít cây xanh, nhu cầu tiêu thụ O2 lớn và lượng CO2 nhiều nên không khí ở đây bị ô nhiễm nặng. Ngày nay, không khí đang bị ô nhiễm nặng nề do nguồn gốc tự nhiên và nguồn gốc nhân tạo. * Nguồn gốc tự nhiên: - Núi lửa phun, thải vào không khí SO2, H2S, các sunfua hữu cơ. - Cháy rừng, thải vào không khí các khí CO, CO2 và các bụi tro. - Sấm chớp, làm xuất hiện các khí NO, NO2 và HNO3... * Nguồn gốc nhân tạo: - Các loại Oxit Nitơ NOx (NO2, N2O, NO2) - Các hợp chất lưu huỳnh: SO2, SO3, H2S, H2SO3, H2SO4 các muối sunfat... - Các halogen và hợp chất của chúng: Flo, Clo, CFC, HF... - Phốt pho và các hợp chất của phốt pho: PH2, H3PO4, Ca3P2... - Cacbon và các hợp chất của cacbon: CO, CO2... - Silic và các hợp chất cỉa Silic (bụi Silicat) - Các hợp chất hữu cơ (ete, benzen, andehyt, xăng dầu, khí gas...) - Các chất lơ lửng (bụi rắn, bụi lỏng, bụi vi sinh vật), các sinh khí, muội than, khói, sương mù, phấn hoa... - Khí quang hóa như Ozon, PAN, NOx, andehit, Etylen, CFC... - Các hóa chất dùng trong nông nghiệp: phân bón hóa học, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, chất kích thích cây trồng, vật nuôi... - Các chất thải của công nghiệp hóa học: sản xuất axit, bazơ, vải, giấy; chất tẩy rửa, dầu mỏ và chế biến dầu mỏ... - Ngoài ra còn có các tác nhân khác như chất thải phóng xạ, nhiệt, tiếng ồn. Phần lớn các tác nhân ô nhiễm đều có tác hại đối với sức khỏe con người. 5.2.2. Nước và ô nhiễm nước: Nước tham gia vào thành phần cấu trúc sinh quyển và điều hòa các yếu tố khí hậu, đất đai và sinh vật thông qua chu trình vận động của nó. Nước còn chứa đựng những tiềm năng khác, đáp ứng những nhu cầu đa dạng của con người. Song ngày nay, con người đang làm thay đổi chất lượng của nước tức là làm ô nhiễm nước. Nguồn gốc gây ô nhiễm nước có thể là tự nhiên hay nhân tạo. + Nguồn gốc tự nhiên: do mưa, tuyết tan. Nước mưa rơi xuống mặt đất, mái nhà, đường phố, khu công nghiệp, đồng ruộng... kéo theo các chất bẩn rồi chảy vào sông ngòi, hồ, ao và cuối cùng đổ vào biển cả. Các chất bẩn đó là sản phẩm của sự hoạt động phát triển của con người, của các sinh vật, vi sinh vật kể cả các xác chết của chúng. + Nguồn gốc nhân tạo: chủ yếu là xả các chất thải, nước thải (như nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp, giao thông vận tải, các loại thuốc trừ sâu, diệt cỏ và phân bón dùng trong nông nghiệp...) vào các nguồn nước sẵn có. Để có nước sạch dùng trong mọi lĩnh vực đòi hỏi phải có công nghiệp xử lý nước về mặt vật lý, sinh học, hóa học... thì nước bảo đảm đời sống con người an toàn được. Mặt khác phải có công nghệ xử lý nước thải đối với bất kỳ xí nghiệp, cơ quan, nhà máy, bệnh viện... trước khi thải ra môi trường chung. 5.2.3. Đất và ô nhiễm đất: Đất đóng vai trò quan trọng trong sinh quyển bởi vì nó sản sinh ra lương thực, tàng trữ năng lượng và chỗ ở cho con người và động vật. Nhưng do hoạt động đa dạng của con người, đất lại chính là đối tượng bị ô nhiễm nặng nề. Ô nhiễm đất nói chung là do những tập quán phản vệ sinh, do hoạt động trong nông nghiệp với những phương thức canh tác khác nhau (phân bón vô cơ, hữu cơ và các chất kích thích sinh trưởng, các chất bảo vệ thực vật...) và do cách thải bỏ không hợp lý các chất cặn bã đặc và lỏng vào đất. Ngoài ra còn do những chất gây ô nhiễm không khí lắng xuống mặt đất. Ô nhiễm do hậu quả chiến tranh. Tóm lại, bằng những hoạt động vì lợi ích trước mắt của mình, con người đang phá hủy ngôi nhà chung- “ Trái Đất ”:  Làm mất ổn định hệ sinh thái. Thiên nhiên bị khai thác mà không cho chúng kịp tái sinh.  Sự biến đổi khí hậu, hiện tượng nóng dần lên toàn cầu do hiệu ứng nhà kính làm mực nước biển dâng lên.  Các khí CFC đang làm thủng tầng ôzôn, lá chắn bảo vệ con người và gia súc khỏi chịu tác dụng bởi bức xạ của tia cực tím.  Đã có 10% diện tích đất trên thế giới có khả năng trồng trọt bị sa mạc hóa, 25% nữa đang bị đe dọa.  Mỗi năm có khoảng 8,5 triệu ha đất bị mất do xói mòn, hàng năm có khoảng 13 triệu đến 15 triệu ha rừng nhiệt đới bị chặt trụi. Các khoáng sản bị khai thác gấp ba lần so với những năm 70.  Nguồn nước ngọt và nước sạch ngày càng thu hẹp. Đã đến lúc chúng ta phải gióng lên một hồi chuông cảnh tỉnh “Hãy nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của mỗi công dân!” 5.3. Giải pháp nhằm nâng cao ý thức bảo vệ môi trường: 5.3.1. Thông qua các bài học thuộc môn Hóa học, Sinh học, Địa lý, Anh văn, Ngữ văn và Giáo dục công dân. Các môn học trong nhà trường cung cấp cho chúng em những tri thức, kỹ năng giải quyết các vấn đề về môi trường, qua đó nâng cao trách nhiệm vì môi trường và biết sử dụng khôn ngoan các nguồn tài nguyên môi trường. Có thể dẫn chứng một số bài học trong chương trình THCS có tác dụng tích cực đối với việc nâng cao ý thức bảo vệ môi trường: Môn Bài học Các khái niệm cơ bản về GDMT Nâng cao ý thức GDMT (1) (2) (3) (4) Phương trình Hóa Khái niệm về các sản phẩm của Các sản phẩm của phản ứng hóa học cũng là học phản ứng hóa học Oxi - Vai trò quan trọng của Oxi đối với con người và động, thực vật. - Oxi tác dụng với phi kim tạo ra các khí gây ô nhiễm môi trường. Thành phần không khí, nguồn cung cấp oxi trong không khí, Hóa học Không khí và sự cháy nguồn tạo ra các chất ô nhiễm môi trường sống Nhận thức được sự hình thành và tác hại của các chất gây ô nhiễm môi trường là các khí SO2. CO2... Hình thành ý thức bảo vệ môi trường khí quyển. Nhận thức được nguồn gốc của sự ô nhiễm nguyên nhân làm giảm oxi trong khí quyển. không khí. Hoạt động công nghiệp do đốt cháy nhiên liệu hóa thạch, cháy Hình thành ý thức bảo rừng, khí thải của các phương vệ môi trường khí quyển. tiện giao thông... gây ô nhiễm môi trường. Nước - Các nguồn nước sạch (thủy quyển). - Các nguồn gây ô nhiễm nước: Hình thành ý thức sử dụng tiết kiệm nước và chống ô nhiễm để bảo vệ nước thải công nghiệp, nước nguồn nước sạch. thải sinh hoạt, nước thải y học, chất thải rắn, các chất hóa học. - Hidro - nhiên liệu sạch cho tương lai. Dung dịch Nồng độ dung dịch. Các dung dịch gây ô Nhiều chất rắn, lỏng, khí tan trong nước tạo thành dung dịch. nhiễm môi trường: dung dịch axit, dung dịch Bazơ, dung dịch muối ... Phản ứng nung vôi sinh ra khí Canxi oxit - Sản xuất vôi CO2 (khí nhà kính), CO (gây ngộ độc chết người, gây hiệu ứng nhà kính). Dùng C và CO để khử các Hợp kim sắt quặng sắt nên thải ra CO, CO2, gây ô nhiễm không khí, gây hiệu ứng nhà kính, gây tác hại tầng ozon, gây ngộ độc công Nhận thức được các vấn đề môi trường. Từ đó hình thành các giải pháp hành động trong tương lai. nhân, bệnh nghề nghiệp. Clo là khí độc gây bệnh đường hô hấp, gây ngạt, làm cây héo lá, chết, Clo phá hủy tầng ozon. Phân bón hóa học, thuốc trừ sâu chứa clo gây ô nhiễm nước, Hình thành khả năng nhận biết clo và các sản phẩm chứa clo gây độc hại môi trường sống. Từ đó hình thành hành vi làm giảm sự ô nhiễm. đất, khí quyển Anh văn Địa lý Save the environment Natural disasters Môi trường-tài nguyên thiên nhiên của đất nước Nêu thực trạng ô nhiễm môi trường và các thảm họa thiên nhiên Cung cấp kiến thức về môi trường Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường. GDCD Yêu thiên nhiên, sống hòa hợp với thiên nhiên Ngữ văn Ôn dịch thuốc lá Tác hại của thuốc lá Thông tin ngày trái Tác hại của thói quen sử dụng đất bao bì nilon Hình thành ý thức bảo vệ môi trường khí quyển và đất 5.3.2. Qua công tác giáo dục cộng đồng: Những hoạt động nhằm GD BVMT cần được liên kết giữa các ngành các cấp, các tổ chức xã hội, đoàn thể gồm các phong trào “không xả rác”, “sạch và xanh”, “nước sạch và vệ sinh môi trường”, “ngày chủ nhật xanh”, “mái trường xanh”, xây dựng mô hình “sạch đẹp - văn minh” ở cơ quan, bệnh viên, trường học, tổ dân phố. 5.3.3. Qua các hoạt động ngoại khóa: Bên cạnh các hoạt động giảng dạy nhằm thúc đẩy một cách hiệu quả ý thức bảo vệ môi trường, nhà trường cần quan tâm tới các hoạt động ngoại khóa: a) Câu lạc bộ: * Câu lạc bộ những người yêu thiên nhiên. * Câu lạc bộ những nhà môi trường nhỏ tuổi. b) Các hoạt động xanh hóa nhà trường: phong trào trồng cây xanh, lao động vệ sinh trường lớp sạch sẽ khang trang. Trên hành lang, các góc cầu thang, trong lớp học đều có đặt chậu cây cảnh để tăng độ xanh. c) Tham quan và khảo sát: Thông qua các buối khảo sát môi trường địa phương dưới sự hướng dẫn của giáo viên chủ nhiệm; học sinh có thể tham gia cuộc điều tra nhỏ, làm phóng sự hoặc làm báo cáo tường trình về một số sự kiện môi trường phù hợp với khả năng; đồng thời cũng có thể kiến nghị một số ý tưởng, giải pháp nhằm chia sẻ quan tâm và trách nhiệm với cộng đồng mà các em đang sinh sống. ( VD: Khảo sát về chủ đề nước, xử lý rác thải ở địa phương, khảo sát vấn đề ô nhiễm ở địa phương ) d) Thông tin tuyên truyền về môi trường: - Dành một góc bản tin của Đội cho chủ đề, thường gọi là góc môi trường. - Dán tranh cổ động, áp phích, hình ảnh tự chụp của các “phóng viên nhí” săn ảnh có nội dung lên án những cảnh quang xấu, những hành động có hại cho môi trường. - Tổ chức phát thanh các thông tin trên báo đài như: tin tức về mưa lũ, các hiện tượng môi trường, các tác hại ô nhiễm môi trường... trong các giờ chơi của tuần lễ môi trường. - Tổ chức các hội thi có chủ đề môi trường: đây là hình thức có khả năng tập hợp và lôi cuốn đông đảo học sinh, các lực lượng trong nhà trường tham gia. Tác dụng của nó không chỉ ở diện rộng mà cả ở chiều sâu của tiềm lực trí tuệ và nhân cách. Tất cả các hoạt động này nhằm giúp học sinh nhận ra những biểu hiện, những nguy cơ ô nhiễm môi trường trong cuộc sống. Đặc biệt nhìn thấy những hậu quả trực tiếp, gián tiếp từ những hoạt động sai trái có hại cho môi trường của con người trong cuộc sống hàng ngày, qua đó giúp học sinh hiểu mục đích bảo vệ môi trường trong các hoạt động giữ gìn vệ sinh trường lớp, xây dựng nhà trường xanh, sạch, đẹp. 6. Ý nghĩa của việc giải quyết tình huống: Nhận thức được vấn đề bảo vệ môi trường là một việc làm vô cùng quan trọng đối với mỗi học sinh-công dân tí hon của đất nước. Từ đó mỗi học sinh cần nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của mình bằng những việc làm gần gũi và thiết thực, nhằm bảo vệ sự sốn, bảo vệ sự phát triển bền vững của đất nước, sự sống còn của toàn nhân loại. Em hi vọng rằng nghiên cứu nhỏ của mình sẽ giúp các bạn học sinh hiểu biết hơn về môi trường, yêu quý và có ý thức bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, em không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, em rất mong nhận được sự góp ý chân thành của thầy cô và bè bạn để đề tài của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cám ơn! Hà Nội, ngày 30 tháng 11 năm 2014 Người viết Nguyễn Thục Anh
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan