Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Trung học cơ sở Vận dụng kiến thức toán học, vật lý, hóa học, gdcd, sinh học để tìm hiểu về rượu...

Tài liệu Vận dụng kiến thức toán học, vật lý, hóa học, gdcd, sinh học để tìm hiểu về rượu etylic.

.DOC
23
1974
112

Mô tả:

DADH: Vận dụng kiến thức các môn học: Toán học, Vật lí, Hóa học, GDCD, Sinh học để tìm hiểu về chủ đề: RƯỢU ETYLIC. PHIẾU MÔ TẢ DỰ ÁN DỰ THI I,/ Tên dự án dự án: VẬN DỤNG KIẾN THỨC TOÁN HỌC, VẬT LÝ, HÓA HỌC, GDCD, SINH HỌC ĐỂ TÌM HIỂU VỀ RƯỢU ETYLIC. II./ Mục tiêu dạy học: 1.Kiến thức - Dùng kiến thức thực tế liên quan để giới thiệu về ancol etylic (giới thiệu thêm cách gọi khác của rượu etylic là ancol etylic để thống nhất với cách gọi ở THPT) - Vận dụng kiến thức của các môn học để tìm hiểu về rượu etylic. + Vận dụng những kiến thức Vật lý để tìm hiểu về tính chất vật lí của rượu etylic. (Trạng thái , màu sắc, mùi vị, tính tan, khối lượng riêng, nhiệt độ sôi. Khái niệm độ rượu và bài tập về độ rượu có sử dụng công thức tính khối lượng riêng của chất). + Vận dụng những kiến thức Vật lý và Hóa học để tìm hiểu về cấu tạo phân tử rượu etylic.( Công thức phân tử, công thức cấu tạo, đặc điểm cấu tạo). + Vận dụng kiến thức Hóa học để tìm hiểu về tính chất hóa học, ứng dụng và sản xuất rượu etylic. + Vận dụng kiến thức Sinh học tìm hiểu tác dụng của rượu etylic lên hệ thần kinh và công nghệ lên men để sản xuất rượu etylic từ một số nguyên liệu như tinh bột, đường, xen lulozơ … + Vận dụng kiến thức Toán học để giải bài tập định lượng theo PTHH. - Qua việc vận dụng những kiến thức liên môn trong dự án, học sinh có được những hiểu biết cơ bản về tính chất, cấu tạo , ứng dụng và cách thức sản xuất rượu etylic để vận dụng vào thực tế cuộc sống như thế nào cho phù hợp và đem lại hiệu quả tốt nhất. 2.Kĩ năng - Có kỹ năng thu thập thông tin, vận dụng kiến thức hiều môn học để giải quyết các vấn đề thực tế gặp phải hàng ngày - Cho học sinh tự lắp mô hình kích thích phát triển và tư duy khoa học. - Quan sát mô hình phân tử, thí nghiệm, mẫu vật, hình ảnh ...rút ra được nhận xét về đặc điểm cấu tạo phân tử và tính chất hóa học. - Viết các PTHH dạng công thức phân tử và CTCT thu gọn - Phân biệt ancol etylic với benzen. - Tính khối lượng ancol etylic tham gia hoặc tạo thành trong phản ứng có sử dụng độ rượu và hiệu suất quá trình. - Rèn luyện kỹ năng thực hành, tính cẩn thận và ý thức trách nhiệm khi thực hiện công việc được giao. 3.Thái độ - Đoàn kết giúp đỡ nhau trong học tập. Tinh thần tự giác trong hợp tác nhóm để làm việc. - Có ý thức tự giác, tinh thần trách nhiệm trong hoạt động tập thể. - Có thái độ đúng đắn trong việc chấp hành luật pháp của nhà nước. III./ Đối tượng dạy học của dự án 1. Số lượng Học sinh THCS, 31 em 2. Lớp/ Khối lớp Học sinh lớp 9 B, trường THCS Lê Hồng Phong, Phần lớn các em đều ham học, có ý thức trong học tập và công việc được giao. GV: Bùi Thị Hồng Hạnh, trường THCS Lê Hồng Phong, huyện Krông Buk, tỉnh Đăk Lăk 1 DADH: Vận dụng kiến thức các môn học: Toán học, Vật lí, Hóa học, GDCD, Sinh học để tìm hiểu về chủ đề: RƯỢU ETYLIC. IV./ Ý nghĩa của dự án 1. Ý nghĩa của dự án đối với thực tiễn dạy học - Qua việc dạy học của dự án thì học sinh đã có tư duy, vận dụng được kiến thức của nhiều môn học khác nhau để giải quyết một vấn đề gặp trong cuộc sống. - Từ những kiến thức của dự án và cách vận dụng kiến thức của nhiều môn học khác nhau để giải quyết vấn đề mà học sinh có thể gặp trong cuộc sống cũng như đối với các tình huống khác. 2. Ý nghĩa của dự án đối với thực tiễn đời sống - Học sinh có được những kiến thức để vận dụng vào cuộc sống hàng ngày. Đó là nâng cao ý thức chấp hành luật pháp của bản thân và cộng đồng. - Biết cách sơ cứu giúp đỡ bạn bè, những người thân khi gặp chấn thương nhẹ trong sinh hoạt hàng ngày. - Bước đầu có kỹ năng trong sản xuất tiểu thủ công nghiệp góp phần phát triển kinh tế gia đình( sản xuất rượu etylic thủ công) - Rèn luyện các kỷ năng sống có trách nhiệm trong cộng đồng. V. Thiết bị dạy học, học liệu 1. Thiết bị, đồ dùng dạy học: a. Dụng cụ: + 1 cốc thủy tinh 250ml, 1 cốc thủy tinh 100ml. + 1 ống đong 200ml (có độ chia nhỏ nhất 5ml). GV: Bùi Thị Hồng Hạnh, trường THCS Lê Hồng Phong, huyện Krông Buk, tỉnh Đăk Lăk 2 DADH: Vận dụng kiến thức các môn học: Toán học, Vật lí, Hóa học, GDCD, Sinh học để tìm hiểu về chủ đề: RƯỢU ETYLIC. + 1 hộp mô hình phân tử dạng rỗng. + 1 hộp mô hình phân tử dạng đặc. + Chén sứ, ống lấy hóa chất, máy lửa. + 1 chậu thủy tinh miệng rộng. + 1 đũa thủy tinh + Tranh vẽ những ứng dụng quan trọng của rượu etylic b. Hóa chất: Rượu etylic, Natri kim loại, nước, axit axetic, tinh bột, men rượu. Cồn 750, băng cá nhân.ben zen, iot. 2. Học liệu sử dụng trong dạy học - Hóa học 9, nhà xuất bản giáo dục - Sinh học 8, Nhà xuất bản Giáo dục, - Hóa học cơ bản và nâng cao lớp 9 - Vật lý 6 (đong thể tích chất lỏng), sách giáo viên vật lý 8(cấu tạo nguyên tử, phân tử) 3. Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy và học của dự án: - Sử dụng máy quay phim. - Máy tính và máy chiếu. - Các phần mềm để biên tập và dựng phim. - Mạng internet. GV: Bùi Thị Hồng Hạnh, trường THCS Lê Hồng Phong, huyện Krông Buk, tỉnh Đăk Lăk 3 DADH: Vận dụng kiến thức các môn học: Toán học, Vật lí, Hóa học, GDCD, Sinh học để tìm hiểu về chủ đề: RƯỢU ETYLIC. VI. Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học: 1. Hoạt động dạy học: Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt được Mở bài GV cho HS quan sát một số hình ảnh . Đã uống rượu bia không lái xe Uống nhiều rượu bia có hại cho sức khỏe từ các hình ảnh quan sát được và từ các hiện tượng có trong thức tế. Vậy các em đã biết gì về tính chất, cấu tạo cũng như ứng dụng và cách sản xuất rượu etylic, giải thích vì sao khi uống rượu bia ảnh hưởng đến sức khỏe và hành vi của bản thân. Chúng ta cùng đi tìm hiểu những vấn đề này trong bài học RƯỢU ETYLIC. GV giới thiệu tổng quát những nội dung GV: Bùi Thị Hồng Hạnh, trường THCS Lê Hồng Phong, huyện Krông Buk, tỉnh Đăk Lăk 4 DADH: Vận dụng kiến thức các môn học: Toán học, Vật lí, Hóa học, GDCD, Sinh học để tìm hiểu về chủ đề: RƯỢU ETYLIC. được nghiên cứu bằng sơ đồ tư duy. Hoạt động 1: Vận dụng kiến thức vật lý I./ Tính chất vật lý để tìm hiểu tính chất vật lý của rượu etylic: Yêu cầu học sinh quan sát lọ đựng rượu etylic và nhận xét về trạng thái, màu sắc của rượu ety lic. - 1 HS làm thí nghiệm hòa tan rượu etylic vào nước và yêu cầu HS cả lớp quan sát, nhận xét độ tan của rượu trong nước. GV: Bùi Thị Hồng Hạnh, trường THCS Lê Hồng Phong, huyện Krông Buk, tỉnh Đăk Lăk 5 DADH: Vận dụng kiến thức các môn học: Toán học, Vật lí, Hóa học, GDCD, Sinh học để tìm hiểu về chủ đề: RƯỢU ETYLIC. GV yêu cầu HS rút ra những tính chất vật lý của rượu etylic. -Rượu etylic là chất lỏng, không màu, sôi ở 78,30C, nhẹ hơn nước, tan vô hạn trong nước, hòa tan được nhiều chất. Độ rượu GV gọi 1 HS đọc khái niệm về độ rượu và GV giải thích. Rượu 450 cho biết điều gì? * Cách pha chế rượu 450 - Số ml rượu etylic có trong 100ml hỗn hợp rượu với nước gọi là độ rượu - Rượu 450 cho biết : (HS cả lớp theo dõi 1 HS thực hành pha Trong 100ml rượu 450 có chứa 45ml GV: Bùi Thị Hồng Hạnh, trường THCS Lê Hồng Phong, huyện Krông Buk, tỉnh Đăk Lăk 6 DADH: Vận dụng kiến thức các môn học: Toán học, Vật lí, Hóa học, GDCD, Sinh học để tìm hiểu về chủ đề: RƯỢU ETYLIC. chế) rượu etylic. Bài tập áp dụng: 1. Trong 200ml dung dịch rượu có 50 ml rượu etylic . Vậy dung dịch rượu này bao nhiêu độ? GV rút ra công thức tính độ rượu. 2. a. Tính số ml rượu etylic có trong 500ml rượu 450. HS vận dụng công thức độ rượu và tính kết quả. b. Có thể pha được bao nhiêu lit rượu 300 từ 500 ml rượu 450 ở trên? Bài giải Trong 200ml dd rượu có 50 ml rượu etylic Vậy 100 ml dd rượu có x ml rượu etylic. x 100*50  25ml 200 Vậy độ rượu là 250. V rượu ng/chất *100 Độ rượu = V dung dịch rượu Bài làm: GV: Bùi Thị Hồng Hạnh, trường THCS Lê Hồng Phong, huyện Krông Buk, tỉnh Đăk Lăk 7 DADH: Vận dụng kiến thức các môn học: Toán học, Vật lí, Hóa học, GDCD, Sinh học để tìm hiểu về chủ đề: RƯỢU ETYLIC. 500* 45 a.Vruou   225ml 100 225*100 bV . hh   750ml  0, 75lit 30 Hoạt động 2: Vận dụng kiến thức vật lý II./ Cấu tạo phân tử và hóa học để tìm hiểu cấu tạo phân tử rượu etylic. Cho học sinh tự lắp mô hình và viết CTCT dựa trên CTPT trên cơ sở GV lưu ý trong CTCT của ancol etylic có một nhóm -OH , GV hướng dẫn học sinh phân tích đặc điểm cấu tạo. Dạng rỗng Dạng đặc H Từ công thức cấu tạo hãy nêu đặc điểm cấu tạo phân tử rượu etylic (Còn gọi là nhóm định chức rượu) H H C C H H Viết gọn: CH3 CH2 C2H5 OH O H OH Trong phân tử rượu etylic có một nguyên tử H không liên kết với GV: Bùi Thị Hồng Hạnh, trường THCS Lê Hồng Phong, huyện Krông Buk, tỉnh Đăk Lăk 8 DADH: Vận dụng kiến thức các môn học: Toán học, Vật lí, Hóa học, GDCD, Sinh học để tìm hiểu về chủ đề: RƯỢU ETYLIC. nguyên tử C mà liên kết với nguyên tử O, tạo ra nhóm –OH. Chính nhóm này làm cho rượu có tính chất đặc trưng. Hoạt động 3: Vận dụng kiến thức hóa III./ Tính chất hóa học học để tìm hiểu tính chất hóa học của 1. Rượu etylic có cháy không? rượu etylic -GV tiến hành thí nghiệm đốt cháy rượu etylic. - Rượu etylic tác dụng mạnh với oxi khi đốt nóng. + Nhỏ vài giọt rượu etylic vào chén sứ rồi đốt. GV: Bùi Thị Hồng Hạnh, trường THCS Lê Hồng Phong, huyện Krông Buk, tỉnh Đăk Lăk 9 DADH: Vận dụng kiến thức các môn học: Toán học, Vật lí, Hóa học, GDCD, Sinh học để tìm hiểu về chủ đề: RƯỢU ETYLIC. - HS quan sát và nhận xét hiện tượng. ( Rượu etylic cháy với ngọn lửa màu xanh, tỏa nhiều nhiệt) - PTHH - HS viết PTHH C2H5OH + 3O2  t 2CO2 + 3H2O GV tiến hành thí nghiệm: 2. Rượu etylic có phản ứng với natri + Cho mẫu natri vào cốc (1) đựng rượu không? 0 etylic và cốc(2) đựng nước. Rượu etylic tác dụng được với natri, giải phóng khí H2. 2CH3- CH2 – OH + 2Na 2CH3- CH2 – ONa + H2 (Natri etylat) Thu gọn: 2 C2H5OH + 2 Na  2C2H5ONa + H2 + Cả lớp theo dõi và nhận xét hiện tượng quan sát được (- Hiện tượng: Có bọt khí thoát ra, mẩu Na tan dần. - Nhận xét: Rượu etylic t/d được với Na, giải phóng khí đó là khí H2; Na p/ư với rượu ko mãnh liệt bằng p/ư với nước ) Lưu ý: C2H5OH có 6 nguyên tử H nhưng chỉ có nguyên t H trong nhóm OH (H linh động ) mới có khả năng được thay thế bởi Na 3. Phản ứng với axit axetic ( Học ở bài sau) Hoạt động 4: Vận dụng kiến thức hóa học để tìm hiểu ứng dụng của rượu etylic GV: Bùi Thị Hồng Hạnh, trường THCS Lê Hồng Phong, huyện Krông Buk, tỉnh Đăk Lăk 10 DADH: Vận dụng kiến thức các môn học: Toán học, Vật lí, Hóa học, GDCD, Sinh học để tìm hiểu về chủ đề: RƯỢU ETYLIC. IV./ Ứng dụng Quan sát hình ảnh và nêu một số ứng dụng quan trọng của rượu etylic? Dựa vào những tính chất nào mà rượu etylic được dùng làm nhiên liệu, dung môi, nguyên liệu cho nhiều ngành công nghiệp? Hoạt động 5: Vận dụng kiến thức sinh học để giải thích vì sao uống nhiều rượu có hại cho sức khỏe Theo thống kê mới nhất năm 2012 nước ta tiêu thụ khoảng 3000 tỷ lít rượu bia mỗi năm, Bình quân mỗi người tiêu thụ trên 32 lít/ năm *Một số tác hại của rượu - Rượu đã ảnh hưởng tới hormone tăng trưởng, hàm lượng testosterone, tới sự phục hồi, tới sự tổng hợp glycogen … những yếu tố này cần thiết cho cơ. Đặc biệt khi sử dụng rượu mà tham gia hoạt động thể dục thể thao thì làm tăng nhanh hàm lượng acid lactid trong cơ gây mỏi cơ. - Cồn(Rượu)làm giãn các mạch máu, đặc biệt là các mạch máu bên ngoài. Từ đó mà người ta có cảm giác ấm khi uống các loại thức uống có cồn. Khi đó việc điều chỉnh nhiệt lượng tự nhiên của cơ thể không còn hiệu lực nữa. Đồng thời cồn lại có tác dụng gây mê vì thế mà giá lạnh không còn cảm nhận được. Do đó uống cồn trong mùa đông có thể dẩn đến lạnh cóng cho đến chết. GV: Bùi Thị Hồng Hạnh, trường THCS Lê Hồng Phong, huyện Krông Buk, tỉnh Đăk Lăk 11 DADH: Vận dụng kiến thức các môn học: Toán học, Vật lí, Hóa học, GDCD, Sinh học để tìm hiểu về chủ đề: RƯỢU ETYLIC. - Ngay khi chỉ uống một lượng vừa phải (0,2 phần ngàn (0,2 ‰) cồn trong máu, tương đương với 0,3 l bia hoặc 100 ml rượu vang), tùy theo cân nặng và cấu tạo của cơ thể, cồn đã có tác động đến hệ thống thần kinh và đặc biệt là lên não: góc nhìn bị thu hẹp lại và thời gian phản ứng chậm đi. Các nhà nghiên cứu của Đại học Stockholm đã tìm thấy rằng uống 50 g cồn hằng ngày sẽ để lại tác hại vĩnh viễn. Ước lượng vào khoảng 100.000 tế bào não sẽ bị giết chết khi uống một ly bia. Trong một cơn say rượu con số tế bào não chết đi có thể lên đến 10.000.000. - Người mẹ uống rượu trong thời gian mang thai dễ sinh ra các đứa trẻ có khuyết tật về trí tuệ. - Tác động lớn nhất của các thức uống có cồn là các tác động lên hệ thần kinh. Với khối lượng từ trên 250 đến 500 ml thức uống có cồn, tùy theo tỷ lệ độ cồn có trong thức uống, có thể gây các trạng thái như sau:    Mức độ nhẹ (dưới 20% alcol với khối lượng tùy theo trọng lượng và trạng thái cơ thể): Chất cồn trọng thức uống có thể gây trạng thái bay bổng. Khi đó, người có trạng thái này không thể xác định được nhu cầu của chính mình, không thể biết mình cần gì và không cần gì. Thông thường, người ta vẫn gọi đây là trạng thái "ngà ngà say". Mức độ trung bình (từ 20% đến dưới 45% alcol với khối lượng tùy theo trọng lượng và trạng thái cơ thể): Chất cồn tác động đến các vùng sâu của hệ thần kinh, gây trạng thái trì trệ ở toàn bộ các thùy quan trọng điều khiển các giác quan của não. Ở trạng thái "ngất ngây" này, con người mất khả năng điều khiển lý trí và tình cảm; chỉ còn lại khả năng tự vận động theo bản năng. Đây là trạng thái "say". Mức độ nặng (trên 45% alcol với khối lượng tùy theo trọng lượng và trạng thái cơ thể): Cơ thể hoàn toàn mất điều khiển tại tất cả các tuyến thần kinh ngoại biên, mất cảm giác không gian và thời gian, mất ý thức; thậm chí rơi vào hôn mê. Đây là trạng thái "quá say" khi uống rượu. - Tác hại lâu dài của rượu Ngoài các tác hại đã kể ở trên, còn có các tác dụng bất lợi khác do việc sử dụng rượu GV: Bùi Thị Hồng Hạnh, trường THCS Lê Hồng Phong, huyện Krông Buk, tỉnh Đăk Lăk 12 DADH: Vận dụng kiến thức các môn học: Toán học, Vật lí, Hóa học, GDCD, Sinh học để tìm hiểu về chủ đề: RƯỢU ETYLIC. kéo dài: - Tăng các hoạt động trong gan, gây ra viêm gan nhiễm mỡ do rượu, làm hoại tử tế bào gan và tạo mô sẹo, lâu ngày dẫn đến xơ gan, ung thư gan do rượu. - Các tế bào não ở nhiều vùng bị chết, dẫn đến giảm khối lượng não. - Loét dạ dày và ruột, do rượu thường xuyên kích thích và làm thoái hóa niêm mạc của các cơ quan này. GV: Bùi Thị Hồng Hạnh, trường THCS Lê Hồng Phong, huyện Krông Buk, tỉnh Đăk Lăk 13 DADH: Vận dụng kiến thức các môn học: Toán học, Vật lí, Hóa học, GDCD, Sinh học để tìm hiểu về chủ đề: RƯỢU ETYLIC. - Tăng huyết áp do tim bù trừ lại hiện tượng tụt áp gây ra do rượu. - Tế bào sinh dục nam giảm sản xuất tinh trùng (do hạ đồi tuyến yên bị rượu ức chế làm giảm tiết hormone hướng sinh dục). * Học sinh có những hiểu biết cơ bản về các tác hại của rượu đối với cơ thể để biết cách phòng tránh, tuyên truyền cho người thân và cộng đồng biết không nên sử dụng rượu bia quá nhiều vì nó gây ra những thiệt hại về kinh tế và tiềm ẩn nguy cơ gây tử vong. * Vì sao cồn (rượu etylic) diệt được vi khuẩn? Cồn có khả năng thẩm thấu cao nên có thể thấm sâu vào trong tế bào vi khuẩn, gây đông tụ protein làm cho vi khuẩn chết. Tuy nhiên ở nồng độ cao sẻ làm protein trên bề mặt của vi khuẩn đông tụ nhanh tạo ra lớp màng ngăn không cho cồn thấm sâu vào bên trong, làm giảm tác dụng diệt khuẩn. Ở nồng độ thấp, khả năng làm đông tụ protein giảm, vì vậy hiệu quả sát trùng kém. Thực nghiệm cho thấy cồn 750 có tác dụng sát trùng mạnh nhất. * Học sinh có thể vận dụng những kiến thức đã học để giải quyết một số tình huống gặp phải trong thực tế cuộc sống, biết cách sơ cứu khi bị sát thương. GV: Bùi Thị Hồng Hạnh, trường THCS Lê Hồng Phong, huyện Krông Buk, tỉnh Đăk Lăk 14 DADH: Vận dụng kiến thức các môn học: Toán học, Vật lí, Hóa học, GDCD, Sinh học để tìm hiểu về chủ đề: RƯỢU ETYLIC. Hoạt động 6: Vận dụng kiến thức sinh V./ Điều chế học và công nghệ tìm hiểu quá trình lên men Tinh bột hoặc đường Trong thực tế em thấy người dân điều chế etylic lên men Rượu rượu để uống bằng cách nào ? 1. Qui trình sản xuất rượu gạo Gạo Nấu chín  để nguội  rắc men  Hoặc trong công nghiệp lên men  chưng cất  rượu etylic. C2H4 + H2O  axit   C2H5OH GV: Bùi Thị Hồng Hạnh, trường THCS Lê Hồng Phong, huyện Krông Buk, tỉnh Đăk Lăk 15 DADH: Vận dụng kiến thức các môn học: Toán học, Vật lí, Hóa học, GDCD, Sinh học để tìm hiểu về chủ đề: RƯỢU ETYLIC. 2. Giải thích qui trình Nấu chín: - Ngâm gạo : để rửa sạch chất bẩn bám bên ngoài hạt, đồng thời làm cho hạt gạo mềm, trương nở giúp dễ dàng cho quá trình nấu. - Sau đó gạo được để ráo và được cho vào nồi, thêm nước và nấu chín. Tỉ lệ gạo nước theo thể tích khoảng 1:1. ( Để tạo cơm mềm không khô quá cũng không nhão quá) (Mục đích của việc làm chín hạt gạo nhằm hồ hóa tinh bột gạo, giúp cho vi sinh vật dễ sử dụng tinh bột này để lên men rượu.) Làm nguội và rắc men: - Cơm sau khi nấu chín được trải đều trên một bề mặt phẳng để làm nguội đến nhiệt độ thích hợp (khoảng 35 - 40oC) chuẩn bị cho việc trộn bánh men rượu. Nếu cho men vào lúc nhiệt độ cơm cao sẽ làm bánh men rất khó hoạt động hoặc có thể gây chết men. - Bánh men rượu được trộn vào bằng cách bóp nhỏ, rắc đều lên bề mặt lớp cơm với tỷ lệ thích hợp tùy theo hướng dẫn trên từng loại men. Sau đó cho tất cả vào khạp lớn, đậy nắp để bắt đầu quá trình lên men rượu. GV: Bùi Thị Hồng Hạnh, trường THCS Lê Hồng Phong, huyện Krông Buk, tỉnh Đăk Lăk 16 DADH: Vận dụng kiến thức các môn học: Toán học, Vật lí, Hóa học, GDCD, Sinh học để tìm hiểu về chủ đề: RƯỢU ETYLIC. Lên men: Lên men rượu là một quá trình lên men yếm khí (không có mặt của oxy) diễn ra rất phức tạp, bao gồm các quá trình sinh hóa học và các quá trình vi sinh vật. Quá trình lên men diễn ra ở nhiệt độ thường, trong thời gian này có 3 quá trình diễn ra song song với những mức độ khác nhau. Trước tiên là quá trình tăng sinh khối nấm men. Quá trình đường hóa có sự phân cắt tinh bột thành đường nhờ men amylase và glucoamylase của nấm mốc có sẵn trong bánh men rượu. Đường vừa tạo ra trở thành thức ăn để nấm men thực hiện quá trình lên men rượu. Quá trình lên men rượu diễn ra do nấm men sử dụng đường để tạo thành rượu etylic và CO2. CO2 sinh ra trong quá trình lên men sẽ tạo thành bọt khí bám vào bề mặt nấm men và làm các tế bào nấm men nổi lên trên, khi lên đến bề mặt, bọt khí vỡ ra và tế bào nấm men lại chìm xuống tạo ra sự đảo trộn giúp quá trình lên men được tốt hơn. GV: Bùi Thị Hồng Hạnh, trường THCS Lê Hồng Phong, huyện Krông Buk, tỉnh Đăk Lăk 17 DADH: Vận dụng kiến thức các môn học: Toán học, Vật lí, Hóa học, GDCD, Sinh học để tìm hiểu về chủ đề: RƯỢU ETYLIC. Sau 2 ngày đầu lên men, có thể bổ sung nước vào khối lên men với tỷ lệ nước và cơm khoảng 3:1, sau đó đậy nắp và tiếp tục lên men thêm khoảng 3 ngày nữa. Chưng cất: Khi quá trình lên men kết thúc, ta tiến hành chưng cất để thu được rượu thành phẩm. Quá trình chưng cất rượu nhằm tách hỗn hợp rượu và nước có nhiệt độ sôi khác nhau. Ở áp suất thường, rượu sôi và bốc hơi ở 78oC, còn nước là 100oC. Khi chưng GV: Bùi Thị Hồng Hạnh, trường THCS Lê Hồng Phong, huyện Krông Buk, tỉnh Đăk Lăk 18 DADH: Vận dụng kiến thức các môn học: Toán học, Vật lí, Hóa học, GDCD, Sinh học để tìm hiểu về chủ đề: RƯỢU ETYLIC. cất, rượu được tách ra khỏi nước nhờ nhiệt độ bốc hơi thấp hơn nước. Quá trình chưng cất được tiến hành bằng cách đun sôi hỗn hợp lên men, hơi bay lên được dẫn qua ống dẫn và được làm lạnh bằng cách cho ống dẫn đi qua bồn nước để ngưng tụ rượu bên trong lòng ống. Dung dịch rượu thu được trong suốt, có mùi thơm đặc trưng và nồng độ rượu sẽ giảm dần theo thời gian chưng cất. Thông thường từ 15 kg gạo sẽ thu được khoảng 10 – 15 lít rượu. ( Tùy sở thích của người uống mà ta có thể tiến hành pha trộn các loại rượu thu được ở các khoảng thời gian chưng cất khác nhau để tạo ra rượu có nồng độ khác nhau.) * Ngoài gạo ta có thể dùng các nguyên liệu khác như: Nếp, ngô, Mía, sắn….để tạo ra các loại rượu với các hương vị khác nhau. RƯỢU ETYLIC Thành rượu 2. Phương pháp dạy học: Sử dụng một số phương pháp dạy học chủ yếu sau: - Phương pháp vấn đáp - thuyết trình. - Phương pháp hợp tác theo nhóm nhỏ hoàn thành công việc. - Phương pháp thực nghiệm - phát hiện kiến thức. - Phương pháp thu thập và xử lí thông tin. - Phương pháp quan sát rút ra nhận xét. 3. Phương pháp kiểm tra đánh giá: - Kiểm tra những kiến thức cơ bản qua bài kiểm tra bằng cả hình thức trắc nghiệm và tự luận - Kiểm tra mức độ vận dụng kiến thức đã học vào thực tế bằng cách đưa ra các tình huống. - Kiểm tra ý thức chấp hành luật giao thông. VII. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập: 1. Kiểm tra đánh giá: GV: Bùi Thị Hồng Hạnh, trường THCS Lê Hồng Phong, huyện Krông Buk, tỉnh Đăk Lăk 19 DADH: Vận dụng kiến thức các môn học: Toán học, Vật lí, Hóa học, GDCD, Sinh học để tìm hiểu về chủ đề: RƯỢU ETYLIC. - Nội dung bài kiểm tra. 38%vol 450 vol Câu 1:Trên nhãn của các chai rượu đều có ghi các số, thí dụ 450, 180, 38%. Hãy giải thích ý nghĩa các con số trên. Câu 2: Trong 450 ml dung dịch rượu có 90 ml rượu etylic nguyên chất. Độ của rượu đó là: A. 100 B. 200 C. 300 D. 400 Câu 3: Trong các chất sau, chất nào tác dụng được với natri? A. CH3- CH3 B. C6H6 C. C2H5OH D. CH3-O – CH3. Câu 4: Để phân biệt rượu etylic với benzen người ta dùng chất nào sau đây? A. Zn B. Fe C. Cu D. Na Câu 5: Ghép các thông tin cột A với cột B sao cho phù hợp: A B Ghép t a. Phản ứng thế 1. C2H6O + 3O2   2 CO2 + 3H2O 2. 2C2H5OH + 2Na  2C2H5ONa + H2 b. Phản ứng cháy c. Phản ứng cộng 3. C2H4 + H2O  axit   C2H5OH Câu 6: Rượu etylic phản ứng được với Na vì: A. trong phân tử có nguyên tử oxi. B. trong phân tử có nguyên tử H và nguyên tử O. C. trong phân tử có nguyên tử C, H, O. D. trong phân tử có nhóm – OH. Câu 7: Muốn pha 10 lít rượu chanh 400 cần bao nhiêu lít rượu etylic nguyên chất? Câu 8: Cho 10 ml rượu 900 tác dụng với natri dư. Biết hiệu suất phản ứng đạt 90%. a. Tính khối lượng rượu etylic tham gia phản ứng, biết DR = 0,8g/ml 0 GV: Bùi Thị Hồng Hạnh, trường THCS Lê Hồng Phong, huyện Krông Buk, tỉnh Đăk Lăk 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan