Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Vận dụng phương pháp dạy học theo dự án trong dạy học môn toán cho học sinh lớp ...

Tài liệu Vận dụng phương pháp dạy học theo dự án trong dạy học môn toán cho học sinh lớp 10 11 trung học phổ thông ( ban cơ bản).

.PDF
126
326
75

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC NGUYỄN ĐẮC THẮNG VẬN DỤNG PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO DỰ ÁN TRONG DẠY HỌC MÔN TOÁN CHO HỌC SINH LỚP 10 - 11 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG (BAN CƠ BẢN) LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM TOÁN HÀ NỘI – 2012 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC NGUYỄN ĐẮC THẮNG VẬN DỤNG PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO DỰ ÁN TRONG DẠY HỌC MÔN TOÁN CHO HỌC SINH LỚP 10 - 11 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG (BAN CƠ BẢN) LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM TOÁN CHUYÊN NGÀNH: Lý luận và phƣơng pháp dạy học (bộ môn Toán) Mã số: 60 14 10 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS.TS. Nguyễn Hữu Châu HÀ NỘI – 2012 MỤC LỤC MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 CHƢƠNG 1 ................................................................................................................ 8 1.1. Khái niệm dạy học theo dự án ............................................................................. 8 1.1.1. Dự án và dự án học tập................................................................................ 8 1.1.2. Quan niệm về dạy học theo dự án............................................................... 8 1.2. Những đặc điểm của phƣơng pháp dạy học theo dự án ...................................... 11 1.3. Mục tiêu của dạy học theo dự án ....................................................................... 13 1.3.1. Mục tiêu về phát triển kiến thức và thái độ học tập.................................... 13 1.3.2. Mục tiêu về phát triển kỹ năng ................................................................. 13 1.4. Câu hỏi định hƣớng trong dạy học theo dự án ................................................... 13 1.5. Những tiêu chuẩn của dạy học theo dự án ......................................................... 16 1.6. Vai trò của học sinh trong phƣơng pháp dạy học theo dự án.............................. 17 1.7. Vai trò của giáo viên trong dạy học theo dự án.................................................. 17 1.8. Phân loại dự án học tập ..................................................................................... 18 1.9. Các giai đoạn của dạy học theo dự án................................................................ 19 1.10. Phƣơng pháp đánh giá kết quả trong dạy học theo dự án .................................. 20 1.11. Ƣu điểm và hạn chế của dạy học theo dự án ...................................................... 23 1.11.1. Ƣu điểm .................................................................................................... 23 1.11.2. Nhƣợc điểm .............................................................................................. 24 1.12. Áp dụng công nghệ thông tin vào dạy học theo dự án ....................................... 24 1.13. Phân tích nội dung kiến thức môn Toán THPT ban cơ bản ................................ 26 1.14. Thực trạng giảng dạy môn Toán tại Trƣờng THPT............................................ 27 1.14.1. Thực trạng việc dạy của Giáo Viên ........................................................... 28 v 1.14.2. Thực trạng việc học của Học sinh ............................................................. 31 Kết luận chƣơng 1 ..................................................................................................... 33 CHƢƠNG 2 .............................................................................................................. 35 2.1 Lập kế hoạch cho dự án học tập ........................................................................ 35 2.2. Đề xuất qui trình dạy học theo dự án ................................................................. 36 2.3. Đề xuất các phƣơng án đánh giá với quy trình dạy học môn Toán theo dự án ... 40 2.4. Áp dụng công nghệ thông tin trong đánh giá dự án ........................................... 42 2.5. Đề xuất một số dự án trong dạy học môn Toán ................................................. 44 2.5.1. Đề xuất một số tiêu chí lựa chọn nội dung dạy học theo dự án .................. 44 2.5.2. Thiết kế và tổ chức dạy học theo dự án một số nội dung chƣơng trình Toán lớp 10 và 11, ban cơ bản................................................................................ 45 2.5.2.1. Dự án “Xây dựng học liệu hỗ trợ việc học lƣợng giác 11”, chƣơng trình Toán 11 THPT, ban cơ bản 45 2.5.2.2. Dự án “Quy hoạch cây xanh đô thị” (Planning trees in urban area), chƣơng trình Đại Số 10 THPT, ban cơ bản. 2.5.2.3. Một số Dự án đề xuất khác 48 51 Kết luận chƣơng 2 ..................................................................................................... 53 CHƢƠNG 3 .............................................................................................................. 54 3.1. Mục đích thực nghiệm sƣ phạm ........................................................................ 54 3.2. Nội dung thực nghiệm sƣ phạm......................................................................... 54 3.2.1. DỰ ÁN HỌC TẬP 1 ................................................................................. 54 3.2.2. DỰ ÁN HỌC TẬP 2 ................................................................................. 85 Kêt luận chƣơng 3 ................................................................................................... 108 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .......................................................................... 109 PHỤ LỤC................................................................................................................ 111 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 117 vi DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN Viết tắt Cụm từ viết tắt CNTT Công nghệ thông tin DA Dự án DHTDA Dạy học theo Dự Án DAHT Dự án học tập GV Giáo viên PT Phương trình HS Học sinh TK 21 Thế kỉ 21 ii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1: Phân phối chương trình THPT môn Toán Bảng 1.2: Các phương pháp giảng dạy tại trường THPT Bảng 1.3: Những nguyên nhân GV không vận dụng phương pháp DHTDA Bảng 1.4: Những khó khăn khi vận dụng phương pháp DHTDA Bảng 1.5: Các hoạt động học tập sinh thường tham gia trong giờ học Toán. Bảng 1.6: Mong muốn của học sinh về các hoạt động học tập trong giờ học Toán. Bảng 1.7: Những kĩ năng học sinh thu nhận được trong giờ học Toán. Bảng 3.1: Thống kê điểm bài kiểm tra Lượng giác của nhóm dự án học tập 1 Bảng 3.2: Tổng hợp kĩ năng mềm của học sinh trước và sau dự án của nhóm dự án học tập 1 Bảng 3.3: Kết quả đánh giá của nhóm dự án học tập 1 Bảng 3.4: Bảng tham số hoá các dữ kiện của bài toán “Qui hoạch cây xanh đô thị” Bảng 3.5: Thống kê điểm bài kiểm tra Bất phương trình bậc nhất hai ẩn của nhóm dự án học tập 2 Bảng 3.6: Tổng hợp kĩ năng mềm của học sinh trước và sau dự án nhóm dự án học tập 2 Bảng 3.7: Kết quả đánh giá của nhóm dự án học tập 2 iii DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ VÀ HÌNH ẢNH Biểu đồ 1.1: Kết quả điều tra việc sử dụng các phương pháp, hình thức dạy học môn Toán THPT Biểu đồ 3.1: Thống kê tỉ lệ phần trăm điểm kiểm tra lượng giác Hình 2.1: Sơ đồ các bước triển khai DHTDA Hình 2.2: Giao diện phần mềm tự đánh giá cá nhân Hình 2.3: Giao diện phần mềm đánh giá nhóm dự án Hình 2.4: Giao diện phần mềm tính điểm nhóm dự án Hình 3.1: Bộ sản phẩm flashcard học lượng giác Hình 3.2: Sơ đồ tư duy liên kết công thức lượng giác Hình 3.3: Forum học lượng giác online Hình 3.4: Forum thảo luận nhóm dự án Hình 3.5: Nhật kí dự án online Hình 3.6: Sản phẩm thuyết trình trong hội nghị khoa học Hình 3.7: Sản phẩm trong buổi triển lãm và giới thiệu dự án iv MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Bạn có biết những kĩ năng cần có của một công dân toàn cầu trong thế kỉ 21? Thế kỉ 21 là thế kỉ của nền kinh tế tri thức vì vậy làm việc hợp tác với những ngƣời xung quanh và kết nối với nhau nhờ CNTT là các kĩ năng thiết yếu cần phải có ở mỗi ngƣời. Tổ chức ATC21S kết hợp với nhóm gồm hơn 250 các nhà nghiên cứu 60 viện nghiên cứu trên toàn thế giới nghiên cứu và phân loại các kĩ năng cần có của một công dân toàn cầu trong TK21 thành 4 nhóm: Nhóm kĩ năng tƣ duy: Tƣ duy sang tạo, tƣ duy phê phán, tƣ duy giải quyết vấn đề, tƣ duy đƣa ra quyết định. Nhóm kĩ năng công việc: giao tiếp và hợp tác Nhóm kĩ năng làm việc: Công nghệ thông tin Nhóm kĩ năng sống: Quyền công dân, cuộc sống và sự nghiệp, trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm xã hội. Với những đòi hỏi ngày càng cao hơn của xã hội phát triển đối với một công dân toàn cầu, tất yếu sẽ kéo theo việc đổi mới phƣơng pháp dạy và học để trang bị cho ngƣời học các kiến thức và kĩ năng cần thiết. Trong thời đại ngày nay, với nền tri thức mở, khi mà ngƣời học có thể tìm hiểu kiến thức từ rất nhiều nguồn khác nhau không chỉ gói gọn lại ở các giờ học trên lớp thì việc truyền thụ kiến thức một chiều không còn phù hợp. Bên cạnh đó, sự phát triển của xã hội khiến cho ngƣời học có nhu cầu đƣợc trang bị kiến thức và kỹ năng từ rất sớm, đó không chỉ là kiến thức hàn lâm có trong sách giáo khoa mà là kiến thức liên môn và gần gũi với thực tế hơn, đó cũng không chỉ dừng lại ở các kỹ năng học mà còn là các kỹ năng mềm nhƣ kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng công nghệ thông tin…Và vì vậy, hơn bao giờ hết, các giờ học trên lớp cũng cần phải dần chuyển hƣớng để đáp ứng đƣợc các nhu cầu đó. Rất nhiều phƣơng pháp dạy học tích cực đã đƣợc đề xuất nhƣ: phƣơng pháp dạy học nhóm, phƣơng pháp dạy học nêu vấn đề, phƣơng pháp thảo luận… mỗi phƣơng pháp có những điểm mạnh để mang lại nhiều hiệu quả nhất cho mỗi giờ học trên lớp. Trong số các phƣơng pháp đó, phƣơng pháp dạy học thông qua dự án 1 (Project-based learning) nổi lên nhƣ là một trong các phƣơng pháp dạy học lấy ngƣời học làm trung tâm hiệu quả và đã đƣợc áp dụng vào giảng dạy tại các nƣớc phát triển trong những năm gần đây. Phƣơng pháp không chỉ giúp học sinh liên hệ đƣợc kiến thức học trên lớp với tình huống thực tế ngoài lớp học, khuyến khích học sinh áp dụng kiến thức để giải quyết các vấn đề của thế giới thực từ đó hình thành thói quen phát hiện và giải quyết vấn đề, bên cạnh đó phƣơng pháp này còn giúp HS phát triển kỹ năng tự học, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng ứng dụng công nghệ thông trong học tập. Tại Việt nam, một thực tế chỉ ra rằng, Giáo Dục của Việt Nam trong những năm qua mới chỉ dừng ở việc rèn luyện các kĩ năng tƣ duy cho học sinh qua các nội dung thuần tuý lý thuyết. Trong thời gian gần đây, các chƣơng trình đào tạo bồi dƣỡng GV đã xuất hiện nhiều hơn nhằm mục đích mang đến những phƣơng pháp dạy học tích cực tới GV bậc phổ thông nhằm mục đích chuyển dịch từ phƣơng pháp học GV làm trung tâm sang các phƣơng pháp lấy HS làm trung tâm. Tuy nhiên vì nhiều lý do mà những nỗ lực đó vẫn chƣa tạo ra những chuyển biến đáng kể. Qua thực tiễn dạy học môn toán tại trƣờng Trung học phổ thông và quá trình học tập, nghiên cứu sau đại học, tác giả rất quan tâm tới đổi mới phƣơng pháp dạy học. Tác giả đã nghiên cứu về các phƣơng pháp dạy học tích cực để vận dụng cho bộ môn giảng dạy là môn Toán nhằm có thể thay đổi việc dạy và học môn Toán theo hƣớng tích cực, giúp đem kiến thức của học sinh gần hơn với thực tiễn đời sống, giúp học sinh đƣợc rèn luyện nhiều kĩ năng cần có thông qua việc học môn Toán, và phƣơng pháp dạy học theo dự án đã giúp tác giả thực hiện đƣợc mong muốn của mình. Với các lý do trên, chúng tôi quyết định chọn dạy học theo dự án làm nội dung chính của Luận văn với đề tài: “Vận dụng phương pháp Dạy học theo Dự án vào dạy học môn Toán cho học sinh lớp 10 – 11 Trung học phổ thông (ban cơ bản)” 2. Những cột mốc quan trọng của DHTDA Tƣ tƣởng của DHTDA thực ra đã có những dấu hiệu xuất hiện từ rất lâu, trong quan niệm giáo dục của các nhà giáo dục kinh điển nhƣ J.J.Rousseau (1712 – 1778), F. Frobel (1782 – 1852)…thể hiện ở việc nhấn mạnh đặc biệt ý nghĩa của tính tự quyết và sự tự hoạt động của con ngƣời nhƣ là cơ sở, nền móng của quá trình 2 dạy học. Đến thế kỉ 20, nhà giáo dục học ngƣời Mỹ John Dewey đã kêu gọi việc học dựa trên kinh nghiệm và định hƣớng hứng thú ngƣời học. Dewey kêu gọi từ bỏ cách học truyền thống là HS thụ động tiếp nhận kiến thức và GV chỉ truyền thụ kiến thức. Ông đƣa ra quan điểm “Giáo dục không phải là sự chuẩn bị cho cuộc sống mà bản thân quá trình giáo dục đã là cuộc sống”. Cho đến Jean Piaget, nhà tâm lý học ngƣời Thuỵ Sĩ, đã giúp chúng ta hiểu làm thế nào để truyền tải những kinh nghiệm chúng ta có đƣợc tới các đối tƣợng ở lứa tuổi khác nhau. Tƣ tƣởng của ông tạo nền tảng cho thuyết kiến tạo, học thuyết chỉ ra ngƣời học phải xây dựng kiến thức của chính họ bằng cách đặt ra các câu hỏi, điều tra, tƣơng tác với ngƣời khác. Đến năm 1996, trong bản báo cáo của Uỷ ban Quốc tế về Giáo dục trong thế kỉ 21 gửi tới UNESCO với tiêu đề Learning: the Treasure Within, đã nhấn mạnh 4 trụ cột của giáo dục là: learning to know, learning to do, learning to live together and learning to be (học để biết, học để làm, học để cùng chung sống và học để tồn tại), và bản báo cáo đã giải thích “Học để làm” tức là việc học cần phải trang bị cho ngƣời học các kỹ năng cần thiết, các kỹ năng của thế kỉ 21, để làm việc trong tƣơng lai. Và thời điểm này cũng bắt đầu một giai đoạn mới của cuộc cách mạng giáo dục trong trƣờng học. Cuối những năm 1990, Học Viện Giáo Dục Buck (BIE) đã tiến hành DHTDA một cách khoa học nhƣ một trong những nỗ lực thực hiện cuộc cách mạng trong trƣờng học. Theo BIE: “DHTDA là phương pháp dạy học có hướng dẫn đòi hỏi học viên thực hiện những nhiệm vụ phức hợp dựa trên các câu hỏi hay vấn đề mang tính thử thách đòi hỏi học viên phải sử dụng nhiều kĩ năng như kĩ năng giải quyết vấn đề, kĩ năng đưa ra quyết định, kĩ năng làm việc nhóm…dưới sự hỗ trợ của giáo viên chứ không phải dưới sự định hướng của giáo viên.” Và vào năm 2004, Tập đoàn Intel đã mang đến Việt Nam và trƣớc đó là rất nhiều nƣớc trên thế giới một chƣơng trình đặc biệt nhằm mục đích cải cách phƣơng pháp dạy và học tại trƣờng phổ thông qua chƣơng trình ITP (Intel Teach Program), với mục tiêu là tích hợp ICT (Informatics and Communication Techology) để đổi mới PPDH. Một trong các phƣơng pháp đƣợc Intel tập trung sử dụng để đạt đƣợc mục đích của mình đó chính là phƣơng pháp DHTDA. Intel cho rằng: “Dạy học theo dự án là một mô hình dạy học lấy học sinh làm trung tâm. Nó giúp phát triển 3 kiến thức và các kỹ năng liên quan thông qua những nhiệm vụ mang tính mở, khuyến khích học sinh tìm tòi, hiện thực hoá những kiến thức đã học trong quá trình thực hiện và tạo ra những sản phẩm của chính mình. Chương trình dạy học theo dự án được xây dựng dựa trên những câu hỏi định hướng, lồng ghép các chuẩn nội dung và tư duy bậc cao trong những bối cảnh thực tế”. 3. Mục đích nghiên cứu Đề xuất quy trình Dạy học theo Dự án và thực hiện một số dự án Dạy học môn Toán dành cho học sinh lớp 10, 11 THPT (ban cơ bản), bƣớc đầu đánh giá hiệu quả của phƣơng pháp. 4. Đối tƣợng nghiên và khách thể nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu: Hình thức tổ chức dạy học theo dự án cho môn Toán lớp 10 – 11 THPT (ban cơ bản). 4.2. Khách thể nghiên cứu : Quá trình tổ chức dạy học môn Toán ở lớp 10 – 11 THPT (ban Cơ bản) 5. i. Nhiệm vụ nghiên cứu Hệ thống một số vấn đề về lý luận và thực tiễn của phƣơng pháp dạy học theo dự án. ii. Đề xuất một quy trình triển khai dạy học theo dự án đối với môn Toán THPT cho học sinh lớp 10 – 11 THPT (ban cơ bản). iii. Xây dựng một số Dự án học tập với môn Toán lớp 10 và 11 THPT (ban cơ bản). Thực nghiệm sƣ phạm nhằm bƣớc đầu đánh giá mức độ hiệu quả của phƣơng iv. pháp dạy học theo dự án đã đề xuất. Phạm vi nghiên cứu: Trong luận văn này, chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu 6. việc tổ chức dạy học theo dự án cho một số chủ để lớp 10 và lớp 11 THPT ban Cơ bản. 7. Câu hỏi nghiên cứu của đề tài i. Có thể áp dụng phƣơng pháp dạy học theo dự án đối với môn Toán lớp 10, 11 THPT (ban cơ bản) không? ii. Phƣơng pháp dạy học dự án có đem lại hiệu quả trong việc tăng cƣờng kiến thức và kỹ năng cho học sinh hay không? 4 8. Giả thuyết nghiên cứu: Áp dụng phƣơng pháp dạy học theo dự án với một số chủ đề của môn Toán đối với học sinh lớp 10, 11 THPT ban cơ bản có thể thực hiện đƣợc và khi áp dụng một cách hợp lý thì phƣơng pháp sẽ mang lại sự hứng thú đối với học sinh trong quá trình chiếm lĩnh tri thức đồng thời sẽ rèn luyện năng lực học tập và các kỹ năng nghề nghiệp cho học sinh. 9. Phƣơng pháp nghiên cứu Phƣơng pháp nghiên cứu lý luận : tổng hợp và phân tích tài liệu về dạy học theo dự án nói chung và dạy học môn Toán theo dự án nói riêng. Phƣơng pháp điều tra, quan sát. Phƣơng pháp hỏi ý kiến chuyên gia Phƣơng pháp thực nghiệm sƣ phạm. 10. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 10.1. Về mặt lý luận Luận văn hệ thống hoá các lý luận về vận dụng dạy học theo dự án nói chung và trong giảng dạy môn Toán nói riêng. Đề xuất một số phƣơng pháp đánh giá phù hợp với quá trình dạy học theo dự án. 10.2. Về mặt thực tiễn Luận văn đƣa ra đƣợc phƣơng án tổ chức dạy học dự án và phƣơng pháp đánh giá cho một số chủ đề trong chƣơng trình lớp 10 và 11. Qua đó khẳng định tính khả thi và hiệu quả trong việc phát triển nhận thức, kĩ năng học tập và kĩ năng nghề nghiệp cho học sinh THPT đáp ứng đƣợc yêu cầu của thời đại mới 11. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, tài liệu tham khảo, luận văn dự kiến đƣợc trình bày trong 3 chƣơng: Chƣơng 1: Cơ sở lý luận của DHTDA Chƣơng 2: Đề xuất qui trình DHTDA môn Toán THPT ban cơ bản Chƣơng 3: Thực nghiệm sƣ phạm 12. Kế hoạch thực hiện đề tài Thời gian: từ tháng 2/2012 đến tháng 11/2012. Từ tháng 2/2012 đến 4/2012: Nghiên cứu tài liệu, thu thập thông tin, xây dựng phiếu điều tra, khảo sát. 5 Từ 4/2012 đến 5/2012: Viết đề cƣơng nghiên cứu. Từ 5/2012 đến 6/2012: Tiến hành khảo sát, Xử lý số liệu. Từ 6/2012 đến 9/2012: Viết luận văn Từ 9/2012 đến 12/2012: Hoàn thiện luận văn, hoàn thành thủ tục và bảo vệ luận văn. 6 7 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA DẠY HỌC THEO DỰ ÁN 1.1. Khái niệm dạy học theo dự án 1.1.1. Dự án và dự án học tập Dự án Thuật ngữ “Dự án” trong tiếng Việt nghĩa là “một quá trình gồm các công tác, nhiệm vụ có liên quan với nhau, đƣợc thực hiện nhằm đạt đƣợc mục tiêu đã đề ra trong điều kiện rằng buộc về thời gian, nguồn lực và ngân sách”. Dự án học tập Ban đầu khái niệm dự án đƣợc sử dụng phổ biến trong hầu hết các lĩnh vực kinh tế - xã hội nhƣ: Trong sản xuất, doanh nghiệp, trong nghiên cứu khoa học cũng nhƣ trong quản lý xã hội... Sau đó, khái niệm dự án đã chuyển từ lĩnh vực kinh tế, xã hội sang lĩnh vực giáo dục và đào tạo không chỉ với ý nghĩa là các dự án phát triển giáo dục mà còn đƣợc sử dụng nhƣ một hình thức dạy học của mỗi GV. Và vì vậy, khi vận dụng khái diệm “dự án” vào môi trƣờng giáo dục thì cần phải có sự bổ sung vào định nghĩa để mang tính đặc thù. Trong học tập, chiếm lĩnh tri thức môn học là mục tiêu hàng đầu nên tất cả các công tác, nhiệm vụ phải liên hệ mật thiết với nội dung môn học và các mục tiêu đề ra là các mục tiêu về chiếm lĩnh tri thức môn học cùng các kĩ năng, kĩ xảo khác. Chính vì vậy, theo chúng tôi, DAHT là một dự án trong đó người học phải thực hiện các nhiệm vụ học tập phức hợp để chiếm lĩnh nội dung kiến thức môn học. 1.1.2. Quan niệm về dạy học theo dự án Nhƣ đã đề cập trong phần Mở đầu, DHTDA không phải là một phƣơng pháp dạy học mới, tƣ tƣởng của phƣơng pháp đã có từ rất lâu, và ngày nay phƣơng pháp này càng trở phổ biến hơn vì nhu cầu của thời đại. Phƣơng pháp này đã đƣợc vận dụng ở rất nhiều nƣớc và có rất nhiều các tổ chức uy tín đã thực hiện các dự án để đƣa phƣơng pháp dạy học này tiếp cận nhiều hơn nữa đến nhiều nƣớc khác nhau trên thế giới. Cuối những năm 1990, Học Viện Giáo Dục Buck (BIE) đã tiến hành áp dụng phƣơng pháp DHTDA một cách mạnh mẽ, nhƣ một trong những nỗ lực thực hiện 8 cuộc cách mạng trong trƣờng học. Theo BIE: “DHTDA là phương pháp dạy học có hướng dẫn đòi hỏi học viên thực hiện những nhiệm vụ phức hợp dựa trên các câu hỏi hay vấn đề mang tính thử thách đòi hỏi học viên phải sử dụng nhiều kĩ năng như kĩ năng giải quyết vấn đề, kĩ năng đưa ra quyết định, kĩ năng làm việc nhóm…dưới sự hỗ trợ của giáo viên chứ không phải dưới sự định hướng của giáo viên.” Đến năm 1996, trong bản báo cáo của Uỷ ban Quốc tế về Giáo Dục trong Thế kỉ 21 gửi tới UNESCO với tiêu đề Learning: the Treasure Within, đã nhấn mạnh 4 trụ cột của giáo dục là: learning to know, learning to do, learning to live together and learning to be (học để biết, học để làm, học để cùng chung sống và học để tồn tại). Bản báo cáo đã giải thích Học để làm tức là đào tạo nghề nghiệp, tức là việc học cần phải trang bị cho ngƣời học các kỹ năng cần thiết, các kỹ năng của thế kỉ 21, để làm công việc trong tƣơng lai. Và vào năm 2004, Tập đoàn Intel đã mang đến Việt Nam và trƣớc đó là rất nhiều nƣớc trên thế giới một chƣơng trình đặc biệt nhằm mục đích cải cách phƣơng pháp dạy và học tại trƣờng phổ thông qua chƣơng trình ITP (Intel Teach Program), với mục tiêu là tích hợp ICT (Informatics and Communication Techology) để đổi mới PPDH. Một trong các phƣơng pháp đƣợc Intel tập trung sử dụng để đạt đƣợc mục đích của mình đó chính là phƣơng pháp DHTDA. Intel cho rằng: “Dạy học theo dự án là một mô hình dạy học lấy học sinh làm trung tâm. Nó giúp phát triển kiến thức và các kỹ năng liên quan thông qua những nhiệm vụ mang tính mở, khuyến khích học sinh tìm tòi, hiện thực hoá những kiến thức đã học trong quá trình thực hiện và tạo ra những sản phẩm của chính mình. Chương trình dạy học theo dự án được xây dựng dựa trên những câu hỏi định hướng quan trọng, lồng ghép các chuẩn nội dung và tư duy bậc cao trong những bối cảnh thực tế”. Cùng có tinh thần nhƣ Intel, tài liệu bồi dƣỡng của chƣơng trình “Đưa kỹ năng CNTT vào dạy và học” của Microsoft đã nêu lên những nét ƣu việt của DHTDA: “Cách học dựa trên dự án là một mô hình học tập khác với các hoạt động học tập truyền thống với những bài giảng ngắn, tách biệt và lấy GV làm trung tâm. Theo đó, các hoạt động học tập được thiết kế một cách cẩn thận, mang tính lâu dài, 9 liên quan đến nhiều lĩnh vực học thuật, lấy HS làm trung tâm và hoà nhập với những vấn đề và thực tiễn của thế giới thực tại ”. Nhƣ vậy, chúng ta có thể thấy rằng, tử khởi điểm là một phƣơng pháp học mới đƣợc sáng tạo ra nhằm giúp quá trình học tập thay đổi từ cách học truyền thống sang một phƣơng pháp mới thách thức hơn, lấy học sinh làm trung tâm, đòi hỏi học sinh năng động sáng tạo hơn trong việc chiếm lĩnh các tri thức. Và đến nay với sự vào cuộc của các công ty máy tính và tin học hàng đầu thế giới, DHTDA đã đƣợc nâng lên một tầm cao mới với nhiều đòi hỏi hơn từ ngƣời học và ngƣời dạy để thay đổi hoàn toàn việc học. Và qua các quan điểm chúng tôi nêu ở trên, chúng ta có thể thấy đƣợc những thống nhất giữa những quan niệm khác nhau về DHTDA:  DHTDA là hình thức tổ chức dạy học hƣớng vào ngƣời học, lấy ngƣời học làm trung tâm.  Trong DHTDA, ngƣời học tự nghiên cứu, tự thực hiện một nhiệm vụ học tập do GV đƣa ra hoặc GV cùng với ngƣời học đƣa ra để hình thành các kiến thức và các kỹ năng cần thiết.  Các hoạt động học tập trong DHTDA đƣợc thiết kế cẩn thận, theo sát chƣơng trình học, có phạm vi kiến thức liên môn và quan trọng nhất phải gắn với một vấn đề thực tiễn nghề nghiệp hay cuộc sống xung quanh.  Phải tạo ra đƣợc những giải pháp khả thi để giải quyết vấn đề. Với những phân tích trên, theo chúng tôi : “DHTDA là phương pháp dạy học mà người GV xây dựng ra tình huống có vấn đề từ thực tiễn cuộc sống xung quanh liên quan đến nội dung học tập, từ đó đặt người học vào nhiệm vụ phải tự tìm ra giải pháp khả thi để giải quyết tình huống với sự hỗ trợ của GV. Thông qua quá trình tìm giải pháp người học sẽ chiếm lĩnh được các nội dung học tập cùng các kĩ năng TK21 ” Từ định nghĩa trên, theo chúng tôi trong ải thực hiện nhiệm vụ học tập phức hợp có sự kết hợp giữa lý thuyết và thực hành; kết hợp kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm thực tiễn thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau. Khi đó, ngƣời 10 học phải tự lập kế hoạch, thực hiện, đánh giá kết quả, cuối cùng tạo ra đƣợc những giải pháp phù hợp vớ . Giải pháp của các DAHT rất đa dạng và phong phú: Có thể là một quy trình thực hiện, một vở kịch, một sản phẩm sử dụng đƣợc hay một trang Web… DHTDA hƣớng ngƣời học đến việc tiếp thu các kiến thức và hình thành các kỹ năng thông qua quá trình giải quyết một vấn đề có tính chất phức hợp. Các DAHT cho phép tạo ra cho ngƣời học có nhiều cơ hội học tập hơn, đa dạng hơn về chủ đề và quy mô, có thể đƣợc tổ chức rộng rãi ở các cấp học, bậc học khác nhau. DAHT đặt ngƣời học vào những vai trò tích cực nhƣ: Ngƣời giải quyết vấn đề, điều tra viên hay ngƣời viết báo cáo... Các nhiệm vụ này đƣợc ngƣời học thực hiện với tính tự lực cao trong toàn bộ quá trình học tập. 1.2. Những đặc điểm của phƣơng pháp dạy học theo dự án Nhu cầu đổi mới PPDH ngày càng cao theo hƣớng lấy ngƣời học làm trung tâm, gắn liền kĩ năng học tập với kĩ năng nghề nghiệp. Giữa rất nhiều phƣơng pháp thì DHTDA nổi bật lên với những đặc điểm sau: - Định hướng thực tiễn và nghề nghiệp: Chủ đề của các DAHT xuất phát từ những tình huống của thực tiễn xã hội, thực tiễn nghề nghiệp cũng nhƣ thực tiễn đời sống. Nhiệm vụ của các DAHT cần chứa đựng những vấn đề phù hợp với trình độ và khả năng của ngƣời học. Các DAHT góp phần gắn việc học tập trong nhà trƣờng với thực tiễn đời sống và xã hội - Định hướng hứng thú người học: Ngƣời học khi tham gia đƣợc phép lựa chọn đề tài, những nội dung học tập giúp ngƣời học giải quyết đƣợc vấn đề. Từ đó ngƣời học sẽ thấy hứng thú hơn với việc học. Tuy nhiên, việc phát triển các hứng thú của ngƣời học trong quá trình thực hiện dự án là điều hết sức quan trọng. - Định hướng hành động: Trong quá trình thực hiện DAHT có sự kết hợp giữa nghiên cứu lý thuyết và vận dụng lý thuyết vào trong hoạt động thực tiễn và thực hành. Thông qua đó, kiểm tra, củng cố và mở rộng những hiểu biết về lý thuyết cũng nhƣ rèn luyện những kỹ năng hành động và kinh nghiệm thực tiễn cho ngƣời học. 11 - Tính tự lực cao của người học: Trong DHTDA, ngƣời học cần tự lực và tham gia tích cực vào các giai đoạn của quá trình dạy học. Điều đó cũng đòi hỏi và khuyến khích tính trách nhiệm, sự sáng tạo của ngƣời học. GV chủ yếu đóng vai trò tƣ vấn, hƣớng dẫn và trợ giúp ngƣời học. Tuy nhiên, mức độ tự lực cần phù hợp với năng lực, khả năng của ngƣời học và mức độ khó khăn của nhiệm vụ học tập. - Cộng tác làm việc: Các DAHT thƣờng đƣợc thực hiện theo nhóm, trong đó có sự cộng tác làm việc và sự phân công công việc giữa các thành viên trong nhóm. DHTDA đòi hỏi và rèn luyện tính sẵn sàng và kỹ năng cộng tác làm việc giữa các thành viên tham gia, giữa ngƣời học, với GV cũng nhƣ với các lực lƣợng xã hội khác tham gia trong DAHT. Đặc điểm này còn đƣợc gọi là học tập mang tính xã hội. - Định hướng sản phẩm: Trong quá trình thực hiện các DAHT, các sản phẩm học tập của các nhóm đƣợc tạo ra. Sản phẩm này không chỉ giới hạn trong phạm vi là những bài thu hoạch thiên về lý thuyết, mà trong đa số trƣờng hợp, các DAHT tạo ra những sản phẩm của hoạt động thực tiễn và thực hành. Những sản phẩm của các DAHT này có thể đƣợc sử dụng, công bố, giới thiệu... - Có khả năng tích hợp cao: Trong DHTDA có thể thực hiện phối hợp với nhiều PPDH, nhiều hình thức dạy học khác nhau nhƣ: Dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề, Dạy học hợp tác, Dạy học trong môi trƣờng CNTT... Nội dung của các DAHT có sự kết hợp tri thức của nhiều môn học, nhiều lĩnh vực học tập khác nhau... - Không bị ràng buộc chặt chẽ về không gian, thời gian: DHTDA có thể đƣợc tiến hành trong phạm vi một nhóm, một lớp học những cũng có thể vƣợt ra khỏi phạm vi một lớp học. Thời gian thực hiện một DAHT có thể là một ngày, nhiều ngày hay hàng tuần... tuỳ thuộc vào quy mô và mức độ của từng DAHT. Cùng một nội dung nhƣng mỗi thành viên trong nhóm có thể tiếp cận bằng những cách thức khác nhau sao cho phù hợp với năng lực, sở trƣờng, điều kiện thực tế của từng thành viên trong nhóm. - Tạo ra môi trường học tập tương tác: DAHT sẽ tạo ra một môi trƣờng thuận lợi cho các hoạt động tƣơng tác đa chiều: Tƣơng tác giữa GV - ngƣời học, ngƣời 12 học - ngƣời học, ngƣời học - xã hội… và tƣơng tác giữa các thành tố trong quá trình dạy học... 1.3. Mục tiêu của dạy học theo dự án 1.3.1. Mục tiêu về phát triển kiến thức và thái độ học tập Quy luật của triết học đã chỉ ra, từ trực quan sinh động đến tƣ duy trừu tƣợng rồi lại quay về thực tế để soi rọi lý thuyết. DHTDA sẽ giúp ngƣời học hoàn thiện đƣợc khâu thứ hai, đó là cho phép họ sử dụng những kiến thức mình biết để áp dụng vào các tính huông thực, từ đó thấy đƣợc vai trò của lý thuyết đƣợc học trong cuộc sống và trong mối liên hệ với các kiến thức khác, đồng thời cũng thấy đƣợc những điều cần phải bổ sung để hoàn thiện kiến thức của mình hơn. 1.3.2. Mục tiêu về phát triển kỹ năng Các kĩ năng của thế kỉ 21 là gì? Dự án Nghiên cứu The Assessment and Teaching of 21st-Century Skills (ATC21S), đã tiến hành và phân loại các kĩ năng một công dân thế kỉ 21 cần phải có thành bốn loại:  Kỹ năng tƣ duy: tƣ duy sang tạo, tƣ duy phê phán, tƣ duy giải quyết vấn đề và đƣa ra quyết định.  Kỹ năng công việc: giao tiếp và hợp tác.  Kỹ năng làm việc: CNTT (ICT).  Kỹ năng sống: Quyền công dân, cuộc sống và sự nghiệp, trách nhiệm cá nhân và tập thể. Việc học trong thời đại mới là để phục vụ cuộc sống và công việc sau này, vậy việc học không thể chỉ là tiếp nhận những lý thuyết chung chung, mơ hồ trên giấy mà việc học cần giúp ngƣời học đƣợc thực hành tƣ duy thực, hình thành kỹ năng để có thể đƣơng đầu với các tình huống đa dạng trong cuộc sống và điều đó chỉ có thể thực hiện đƣợc nếu chính bản thân ngƣời học đƣợc trải nghiệm. Sự trải nghiệm sẽ giúp ngƣời học thấy đƣợc những tri thức mình tiếp nhận sẽ giúp ích mình thế nào trong cuộc sống để tồn tại, giúp ngƣời học biết đƣợc điểm mạnh, điểm yếu của mình để phát huy thế mạnh và hạn chế yếu điểm, từ đó lựa chọn công việc, hƣớng phát triển một cách phù hợp. 1.4. Câu hỏi định hƣớng trong dạy học theo dự án 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất