Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Vận dụng tư tưởng hồ chí minh về con người và chiến lược “trồng người” trong thờ...

Tài liệu Vận dụng tư tưởng hồ chí minh về con người và chiến lược “trồng người” trong thời kì đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước (1991 2011)

.PDF
13
936
128

Mô tả:

Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về con người và chiến lược “trồng người” trong thời kì đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước (1991 -2011) Phạm Thị Bích Ngọc Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn; Khoa Khoa học chính trị Chuyên ngành: Hồ Chí Minh học; Mã số: 60 31 27 Người hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Bá Linh Năm bảo vệ: 2012 Abstract. Làm rõ những nội dung cơ bản trong tư tưởng Hồ Chí Minh về con người và chiến lược “trồng người”, giá trị của những quan điểm đó. Nghiên cứu thực trạng chiến lược “trồng người” trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm phát triển sự nghiệp giáo dục – đào tạo trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Keywords. Tư tưởng Hồ Chí Minh; Phát triển con người Content. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong sự phát triển kinh tế xã hội, giáo dục có một vị trí, vai trò to lớn, vì nó là nhân tố quan trọng tạo nên những con người mới - nguồn lực cơ bản nhất để thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế xã hội. Ngoài ra giáo dục còn là phương thức chủ yếu để lưu giữ, phổ biến, giao lưu và phát triển văn hoá. Hơn nữa cùng với văn hóa, giáo dục cũng là phương thức cơ bản để hình thành nhân cách con người trong xã hội. Vì vậy, chúng ta không thể xây dựng thành công CNXH nếu không xây dựng được một nền giáo dục hiện đại phát triển. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII đã xác định cùng với khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo đóng vai trò then chốt trong sự nghiệp xây dựng CNXH và là động lực đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn lạc hậu, vươn lên trình độ tiến tiến của thế giới. Các Hội nghị tiếp theo nhất là Hội nghị Trung ương lần thứ II khóa VIII đã đưa ra chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo trong thời kỳ CNH, HĐH. Đại hôi IX xác định: " Phát triển giáo dục đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người - yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững" [21, tr.108 - 109] Chủ tịch Hồ Chí Minh chẳng những là nhà chính trị sáng suốt, Người còn là nhà văn hóa lớn, nhà giáo dục vĩ đại của dân tộc ta. Với tình thương yêu con người bao la, rộng lớn, Bác đã để lại cho chúng ta di huấn hết sức quý báu đó là quan tâm đến việc bồi dưỡng cho thế hệ mai sau. Học tập, nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh là trách nhiệm của mỗi cán bộ đảng viên. Việc đó không những để hiểu sâu sắc hơn tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm đường lối chính sách của Đảng mà là để vận dụng vào việc giải quyết các vấn đề chung và các vấn đề cụ thể của cách mạng Việt Nam trong thời kỳ CNH, HĐH và hội nhập kinh tế quốc tế, góp phần làm phong phú thêm cơ sở lý luận và thực tiễn của đường lối mà Đảng vạch ra. Trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước, Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Đảng ta một lần nữa khẳng định: Phát triển giáo dục và đào tạo cùng với phát triển khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu; đầu tư cho giáo dục và đào tạo là đầu tư phát triển. Vậy muốn tiến hành CNH, HĐH thắng lợi phải phát triển mạnh giáo dục - đào tạo, phát huy nguồn lực con người, yếu tố cơ bản của sự phát triển nhanh và bền vững. Tư tưởng Hồ Chí Minh soi đường cho cuộc đấu tranh của nhân dân ta giành thắng lợi, là tài sản tinh thần to lớn của Đảng và dân tộc ta. Bước vào thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước, nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp, khó khăn đòi hỏi phải làm sáng tỏ thì việc nghiên cứu, bảo vệ, vận dụng và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh vào thực tế cuộc sống càng trở lên cấp bách, quan trọng. Vậy, với lý do trên tác giả chọn chủ đề: "Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về con người và chiến lược "trồng người" trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước (1991-2011)" làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người và chiến lược "trồng người" là một chủ đề hấp dẫn, được các nhà khoa học rất quan tâm nghiên cứu. Các tác giả đã đạt được những thành tựu quan trọng khi nghiên cứu về chủ đề này. Những thành tựu đó có thể khát quát với những nét cơ bản sau: 2.1. Luận án, luận văn Tác giả Lê Quang Hoan (2001) Luận án Tiến sĩ triết học, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh với đề tài, Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người với phát huy nhân tố con người trong CNH, HĐH ở Việt Nam hiện nay. Trong Luận án này, tác giả đã làm rõ nguồn gốc, quá trình hình thành phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh về con người; phân tích làm rõ quan niệm của Hồ Chí Minh về con người trong tiến trình cách mạng Việt Nam. 2.2. Sách chuyên khảo Tác giả Phạm Minh Hạc (1996), Vấn đề con người trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá (Nghiên cứu xã hội học), Nxb CTQG, Hà Nội. Đây là công trình nghiên cứu cấp Nhà nước: "Con người Việt Nam - Mục tiêu và động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội" mang mã số KX. 07 do Giáo sư, Tiến sĩ Phạm Minh Hạc cùng với nhóm học giả có uy tín trong nước thực hiện. Công trình đã đem lại những thành tựu to lớn và quan trọng trong lĩnh vực nghiên cứu về con người. Hưởng ứng cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Nxb Lao động - Xã hội, Hà nội 2007 đã xuất bản cuốn " Hồ Chí Minh về giáo dục và đào tạo" ban biên soạn PGS, TS Lê Văn Tích, TS Nguyễn Thị Kim Dung, CN Trần Thị Thuần đã góp phần vào công tác nghiên cứu tư tưởng, kinh nghiệm Hồ Chí Minh về giáo dục và đào tạo để "tạo được chuyển biến cơ bản về giáo dục đào tạo" như Nghị quyết Đại hội đại biểu lần thứ X đã chỉ ra và đáp ứng yêu cầu của nhiều độc giả. Tư tưởng Hồ Chí Minh với Nghị quyết Đại hội IX của Đảng, Nxb Công an Nhân dân, năm 2004 của tác giả PGS - TS Nguyễn Bá Linh có mục X nói về Tư tưởng chăm lo bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau của Hồ Chủ Tịch; "Tìm hiểu công tác khoa giáo trong tình hình mới" Chủ biên Đặng Hữu, Đỗ Nguyên Phương, Phạm Minh Hạc, Phạm Tất Dong, Nguyễn Hữu Tầng Nxb CTQG, Hà Nội 2003; Tài liệu nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh (dùng cho cán bộ chủ chốt), Nxb Chính trị Quốc gia, năm 2003 của Ban tư tưởng Văn hoá Trung ương; Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Hội nghị Ban chấp hành trung ương Đảng khoá X (Hội nghị lần thứ ba, tư, năm, sáu, bảy và chín) Nxb CTQG, Hà Nội 2009….. 2.3. Các bài báo đăng trên các tạp chí. Nguyễn Tuấn Dũng, " Hồ Chí Minh về chiến lược trồng người trong cách mạng Việt Nam", Tạp chí Xây dựng Đảng, số 5, 2000 Thành Duy, "Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người và chính sách xã hội đối với con người", Tạp chí Xây dựng Đảng, số 12, 2005 Lã Quý Đô," Chăm lo bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau trong tư tưởng Hồ Chí Minh", Tạp chí lịch sử Đảng, số 9, 2007 Lê Hữu Ái, Lâm Bá Hòa, "Giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nay: thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng", Tạp chí Triết học, số 9 (232) 2010. Nguyễn Thị Nga," Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục với việc phát triển nền giáo dục Việt Nam trong những thập niên đầu thế kỷ XXI", Tạp chí triết học, số 12(235) 2020. Nguyễn Khánh Bật, "Vị trí, vai trò của trí thức trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo tinh thần Đại hội XI của Đảng", Tạp chí Cộng sản, số 828, 2011 Hà Đức Long, "Quan điểm của Đảng về con người trong Văn kiện Đại hội XI", Tạp trí Triết học, số 2(249) 2012 Trên đây là những thành tựu rất quan trọng mà các nhà khoa học đã đạt được trong lĩnh vực nghiên cứu về con người, chiến lược "trồng người" trong tiến trình cách mạng Việt Nam. Với tinh thần khiêm tốn học hỏi, tác giả luận văn xin phép được tiếp thu, kế thừa những thành tựu nghiên cứu của các nhà khoa học, lấy đó làm những gợi ý quan trọng để phục vụ cho quá trình nghiên cứu và hoàn thiện đề tài luận văn Thạc sĩ. 3. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài 3.1. Mục đích Trên cơ sở phân tích một cách khái quát những nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về con người và chiến lược "trồng người". Luận văn làm sáng tỏ thực trạng chiến lược " trồng người" trong quá trình giáo dục - đào tạo ở nước ta những năm qua, chỉ ra những mặt tích cực và hạn chế, tìm nguyên nhân để từ đó đề xuất những giải pháp phát triển giáo dục - đào tạo trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. 3.2.Nhiệm vụ Làm rõ những nội dung cơ bản trong tư tưởng Hồ Chí Minh về con người và chiến lược "trồng người", giá trị của những quan điểm đó Làm rõ thực trạng chiến lược "trồng người' trong quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước. Đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm phát triển sự nghiệp giáo dục - đào tạo trong quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 4.1. Đối tượng nghiên cứu Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người và chiến lược "trồng người" thể hiện trong các bài phát biểu, bài viết, các tác phẩm, hoạt động thực tiễn của Người Chủ trương của Đảng và Nhà nước ta về chiến lược "trồng người"; Thực trạng chiến lược "trồng người' trong quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước; Thành tựu, hạn chế, nguyên nhân và bài học kinh nghiệm. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Trên cơ sở khái quát tư tưởng Hồ Chí Minh về con người và chiến lược "trồng người, luận văn tập trung nghiên cứu việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về con người và chiến lược "trồng người" trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước, chủ yếu từ năm 1991 đến 2011. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Cơ sở lý luận Luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về con người và chiến lược" trồng người", đồng thời kế thừa kết quả nghiên cứu một số công trình khoa học của các tác giả đã được công bố có liên quan đến đề tài. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Trong luận văn, tác giả đã sử dụng một số phương pháp chủ yếu như: logic - lịch sử, phân tích - tổng hợp, diễn dịch - quy nạp, so sánh đối chiếu, gắn lý luận với thực tiễn… 6. Đóng góp mới của đề tài Phân tích làm rõ thực trạng của chiến lược "trồng người" trong thời kỳ CNH, HĐH đất nước, đề ra những giải pháp cơ bản nhằm góp phần nhỏ vào phát triển sự nghiệp giáo dục - đào tạo hiện nay dưới ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh. Với những kết quả đạt được, luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo trong việc giảng dạy và nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh. 7. Kết cấu của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận văn gồm 2 chương 6 tiết Chương 1: Con người và chiến lược "trồng người" trong tư tưởng Hồ Chí Minh Chương 2: Vận dụng, phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh về con người và chiến lược "trồng người" vào thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước ( 1991 2011) NỘI DUNG Chương 1: CON NGƯỜI VÀ CHIẾN LƯỢC "TRỒNG NGƯỜI" TRONG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH 1.1. Quan niệm cơ bản của Hồ Chí Minh về con người Tuy không có một tác phẩm nào bàn riêng về con người, nhưng quan niệm về con người lại được hiểu thật đa dạng, phong phú, trở thành một vấn đề xuyên suốt, trong toàn bộ hệ thống tư tưởng của Người. Trong quan niệm của Hồ Chí Minh: Chữ người, nghĩa hẹp là gia đình, anh em, họ hàng, bầu bạn. Nghĩa rộng là đồng bào cả nước. Rộng nữa là cả loài người. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh con người là một thực thể thống nhất giữa cái "riêng" và cái "chung" con người tồn tại trong mối quan hệ biện chứng giữa cá nhân với cộng đồng, dân tộc, giai cấp, nhân loại; yêu thương con người, tin tưởng tuyệt đối ở con người, coi con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự nghiệp giải phóng xã hội và giải phóng chính bản thân con người. 1.1.1 Con người là vốn quý nhất Hồ Chí Minh không chỉ là nhà lý luận, mà Người còn là nhà hoạt động thực tiễn cách mạng. Người không chỉ thể hiện tư tưởng của mình qua hành động của bản thân trong những việc làm hàng ngày, mà còn đưa các tư tưởng đó vào trong chiến lược và sách lược, trong việc thành lập, giáo dục, rèn luyện Đảng của Người. Những luận điểm của Hồ Chí Minh về con người nói chung và con người là vốn quý nhất là sự hun đúc, chắt lọc những thành quả trí tuệ loài người qua các thời đại và được nâng lên tầm cao trên cơ sở của thế giới quan khoa học và nhân sinh quan cách mạng. Người nhìn nhận tin tưởng con người là nhân tố quyết định tiến bộ xã hội, quyết định sự thành công của sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng xã hội mới. 1.1.2. Con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của cách mạng Trong khi khẳng định mục tiêu cách mạng là giải phóng con người, mang lại tự do, hạnh phúc cho con người, Hồ Chí Minh cũng đồng thời khẳng định sự nghiệp giải phóng là do chính bản thân con người thực hiện. Đây là tư tưởng chủ đạo bao trùm và xuyên suốt, vừa có ý nghĩa như tiền đề xuất phát đồng thời lại là mục đích trong hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh. Con người là mục tiêu của cách mạng, nên mọi chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Chính phủ đều vì lợi ích chính đáng của con người. Có thể là lợi ích lâu dài, lợi ích trước mắt; lợi ích cả dân tộc và lợi ích của bộ phận, giai cấp, tầng lớp và cá nhân. Con người là chiến lược số một "vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người". Người phấn đấu cho một xã hội vì con người hạnh phúc, tự do, được phát triển toàn diện. 1.1.3 Có mục tiêu, phương hướng đúng đắn sáng tạo để giải phóng con người, phát triển con người. Mục tiêu phương hướng theo Hồ Chí Minh đó là: Giành độc lập dân tộc cho các nước thuộc địa và phấn đấu cho sự bình đẳng cả tất cả các dân tộc; giành quyền tự do cho những người bị áp bức bóc lột và phấn đấu cho quyền tự do ,bình đẳng của tất cả mọi người; đem lại com no, áo ấm, đáp ứng nhu cầu học hành cho những người lao động nghèo khổ và phấn đấu hạnh phúc đầy đủ cho toàn nhân loại. 1.1.4 Kết hợp giải phóng con người về mặt chính trị với giải phóng con người về mặt kinh tế, văn hóa. Không ngừng phát triển sản xuất để không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Từ lúc ra đi tìm đường cứu nước để giải phóng đồng bào, Hồ Chí Minh đã nghĩ đến một xã hội mới, một cuộc sống mới ấm no, tự do, hạnh phúc cho nhân dân. Muốn có cuộc sống mới đó, trước tiên phải giành lại độc lập cho dân tộc, kế đó phải xây dựng đất nước vững mạnh cả về chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa. Đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh, vì dân, không có gì khác hơn là vì nhu cầu và đáp ứng ngày càng cao lợi ích vật chất, lợi ích tinh thần của nhân dân. Một xã hội mới là một xã hội mà mọi người dân phải được hưởng ấm no, hạnh phúc. Ðối với Người, nhân dân luôn là lực lượng vĩ đại và quyền lợi của dân luôn là tối thượng. Ðó không chỉ là quyền độc lập dân tộc mà còn là những lợi ích vật chất liên quan cuộc sống thường ngày của mỗi con người như ăn, mặc, học hành. 1. 2. Quan niệm của Hồ Chí Minh về chiến lược "trồng người" và mục đích của giáo dục trong chiến lược. 1.2.1. Chiến lược" trồng người" của Hồ Chí Minh Tư tưởng Hồ Chí Minh về "trồng người", xây dựng con người mới XHCN có thể được hiểu với những nội dung chủ yếu sau đây: "Trồng người", xây dựng con người mới XHCN phải được thường xuyên đẩy mạnh trong suốt tiến trình đi lên CNXH và phải đạt được những kết quả cụ thể qua từng chặng đường của thời kỳ quá độ. "Trồng người", xây dựng con người mới XHCN phải được đặt ra trong suốt cuộc đời mỗi con người. Đây vừa là quyền lợi, vừa là trách nhiệm, nghĩa vụ của mỗi người đối với sự nghiệp xây dựng đất nước. Tư tưởng "trồng người" của Hồ Chí Minh rất khoa học và toàn diện, cả về nội dung và phương pháp. Người luôn có một lòng yêu thương, tin tưởng mãnh liệt ở thanh niên, ở thế hệ trẻ, thấy trước những đỉnh cao mà con người Việt Nam sẽ phải đạt tới. 1.2.2. Hồ Chí Minh bàn về vai trò, mục đích của giáo dục trong chiến lược" trồng người" Giáo dục là một trong những động lực, yếu tố quyết định tạo nên thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Kế thừa truyền thống văn hóa, giáo dục Việt Nam, tiếp thu sáng tạo tinh hoa văn hóa giáo dục thế giới, Chủ tịch Hồ Chí Minh không ngừng chăm lo đào tạo bồi dưỡng cán bộ, nâng cao trình độ dân trí. Mục đích giáo dục trong chiến lược "trồng người" được Hồ Chí Minh bàn tới từ rất sớm và là nội dung nhất quán trong tư duy của Người. Đảng và Nhà nước vẫn luôn khẳng định "Giáo dục là quốc sách hàng đầu". Kết quả của việc "trồng người" không phải đợi đến trăm năm mà chỉ sau vài chục năm, ba mươi năm chúng ta đã có thể gặt hái được những thành quả tốt đẹp. Và tư tưởng Hồ Chí Minh về con người và chiến lược "trồng người" chính là sự kết tinh những tinh hoa cao đẹp của truyền thống dân tộc, nhân loại và tư tưởng của thời đại. 1.2.3. Quan điểm của Hồ Chí Minh về các lực lượng tham gia giáo dục Giáo dục là sự nghiệp của toàn dân, của quần chúng nhân dân lao động. Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn nhắc nhở những người làm công tác giáo dục phải quán triệt điều đó. Vấn đề then chốt quyết định chất lượng giáo dục là phải xây dựng cho được một đội ngũ đông đảo những người làm công tác giáo dục yêu nghề, yêu trường, chăm lo vun đắp sự nghiệp giáo dục học sinh, an tâm ổn định, không chao đảo vững vàng về lý tưởng, không ngừng nâng cao trình độ, trau dồi đạo đức, lý luận, tự đào tạo, nâng cao tay nghề để thực sự là tấm gương cho học sinh noi theo - xứng đáng là lớp người vẻ vang của đất nước được tôn vinh là "kỹ sư tâm hồn". 1.3. Giá trị của tư tưởng Hồ Chí Minh về con người và chiến lược "trồng người " trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người và chiến lược "trồng người" chính là sự kết tinh những tinh hoa cao đẹp của truyền thống dân tộc, nhân loại và tư tưởng của thời đại - Tư tưởng nhân văn cộng sản. Vì vậy," trồng người", "bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau", " công việc đối với con người"... là "những việc làm rất quan trọng", " rất cần thiết" và "đầu tiên" để thực hiện công cuộc CNH, HĐH theo con đường XHCN nhằm xây dựng đất nước ta "đàng hoàng hơn, to đẹp hơn" như Bác hằng mong muốn. Chương 2 VẬN DỤNG, PHÁT TRIỂN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CON NGƯỜI VÀ CHIẾN LƯỢC" TRỒNG NGƯỜI" VÀO THỜI KỲ CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA ĐẤT NƯỚC (1991 - 2011) 2.1. Những yêu cầu cơ bản của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước từ Đại hội Đảng lần thứ VII đến Đại hội Đảng lần thứ XI (1991-2011) Trong quá trình phát triển của mỗi quốc gia, CNH là một giai đoạn phát triển tất yếu. Nước ta từ một nền kinh tế nông nghiệp kém phát triển, muốn vươn tới trình độ phát triển cao, nhất thiết phải trải qua quá trình CNH Việc đẩy mạnh công cuộc CNH, HĐH đất nước đòi hỏi chúng ta phải nhận thức một cách sâu sắc đầy đủ những giá trị lớn lao và có ý nghĩa quyết định của con người chủ thể của mọi sáng tạo, mọi nguồn của cải vật chất và văn hoá tinh thần. Phải có sự thay đổi sâu sắc cách nhìn, cách nghĩ, cách hành động của con người và coi việc bồi dưỡng phát huy nhân tố con người Việt Nam hiện đại như một cuộc cách mạng Những yêu cầu cơ bản về thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH (1991 -2011) đất nước theo định hướng XHCN của Đảng đã khẳng định phải lấy việc phát huy vai trò của con người Việt Nam hiện đại làm yếu tố cơ bản cho việc phát triển nhanh, bền vững phải gắn tăng trưởng kinh tế với cải thiện đời sống nhân dân phát triển văn hoá, giáo dục, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội. Khẳng định rằng nếu CNH, HĐH là vì sự nghiệp phát triển con người, thì con người phải được coi là giá trị tối cao. 2. 2. Thực trạng về con người và chiến lược "trồng người" trong thời kỳ CNH, HĐH đất nước những năm 1991-2011 2.2.1. Những thành tựu Qua hơn 25 năm thực hiện đường lối đổi mới, đất nước ta đã giành được những thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử. Mặc dù khủng khoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, nhưng thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào nước ta đạt cao. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực, năng lực sản xuất và tiềm lực kinh tế của đất nước không ngừng tăng lên, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện rõ rệt; hệ thống an sinh xã hội được coi trọng và từng bước mở rộng, công cuộc xóa đói giảm nghèo đạt được những thành tựu nổi bật, tỷ lệ hộ nghèo giảm. Việt Nam đã ra khỏi tình trạng kém phát triển, bước vào nhóm nước có thu nhập trung bình. Những thành tựu trên bắt nguồn từ một số nguyên nhân sau đây: Thứ nhất, trong mọi hoạt động của mình, Đảng ta đã xuất phát từ bài học "dân là gốc" Thứ hai, con người được đặt vào vị trí trung tâm của sự phát triển, nhân tố con người được coi vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển Thứ ba, những chính sách xã hội đúng đắn góp phần đặc biệt quan trọng vào thành công phát huy vai trò của con người trong thời gian qua Thứ tư, cải cách, đổi mới, đẩy mạnh phát triển giáo dục, coi giáo dục là quốc sách hàng đầu 2.2.2. Hạn chế, yếu kém. Trong sự nghiệp CNH, HĐH ở nước ta đã thu được rất nhiều thành tựu to lớn. Nhưng cũng không thể tránh khỏi những mặt hạn chế và yếu kém Đánh giá chung, nền kinh tế phát triển chưa vững chắc, hiệu quả và sức cạnh tranh thấp. Năng suất lao động thấp, chất lượng sản phẩm chưa tốt, giá thành cao. Nhiều sản phẩm nông nghiệp, công nghiệp thiếu thị thường tiêu thụ cả trong nước lẫn ngoài nước. Văn kiện Đại hội XI của Đảng đánh giá "Chất lượng giáo dục và đào tạo chưa đáp ứng yêu cầu phát triển, nhất là đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao còn hạn chế; chưa chuyển mạnh sang đào tạo theo nhu cầu của xã hội. Chưa giải quyết tốt mối quan hệ giữa tăng số lượng, quy mô với nâng cao chất lượng, giữa dạy chữ và dạy người. Chương trình, nội dung, phương pháp dạy và học còn lạc hậu, đổi mới chậm; cơ cấu giáo dục không hợp lý giữa các lĩnh vực, ngành nghề đào tạo; chất lượng giáo dục toàn diện giảm sút, chưa đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Quản lý nhà nước về giáo dục còn bất cập. Xu hướng thương mại hoá và sa sút đạo đức trong giáo dục khắc phục còn chậm, hiệu quả thấp đang trở thành nỗi bức xúc của xã hội" Đây là thách thức lớn đối với nước ta trong thời gian sắp tới. 2.2.3. Nguyên nhân của tình hình Tiến hành CNH, HĐH trong điều kiện khoa học công nghệ còn hết sức lạc hậu, máy móc cũ kỹ, thiếu kinh nghiệm quản lý, thiếu các chuyên gia giỏi...một số cán bộ công chức vừa kém về đạo đức, vừa yếu về năng lực trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Nền kinh tế nước ta còn thấp, kém hiệu quả, cơ sở vật chất, kỹ thuật lạc hậu. Do con đường chúng ta đang đi rất mới mẻ, vừa làm vừa phải tìm tòi, rút kinh nghiệm để đổi mới; những khó khăn vốn có của nền kinh tế không dễ khắc phục trong một thời gian ngắn; tác động của khủng khoảng và suy thoái kinh tế thế giới. 2.3. Những giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả phát triển con người và chiến lược "trồng người" những năm tới theo tư tưởng Hồ Chí Minh. Quán triệt quan điểm của Đảng và những tư tưởng cơ bản của Chủ tịch Hồ Chí Minh về con người và chiến lược "trồng người", đặc biệt là những giá trị tốt đẹp của truyền thống dân tộc và xem xét có chọn lọc những vấn đề luận và thực tiễn ở nước ta trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH hiện nay. Dưới đây tác giả mạnh dạn đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả phát triển con người và chiến lược 'trồng người" những năm tới: 2.3.1. Tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước đối với vấn đề phát triển đào tạo con người mới xã hội chủ nghĩa 2.3.2. Đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực " chăm lo bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau". 2.3.3 Phát huy hiệu quả vai trò của Đoàn thanh niên, và các đoàn thể xã hôi trong việc hình thành nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa. 2.3.4. Kết hợp cơ sở đào tạo, nhà trường với doanh nghiệp, các ngành, các địa phương trong nền giáo dục đào tạo con người mới 2.3.5. Xây dựng môi trường xã hội trong sạch, lành mạnh, cơ sở cơ bản nhất cho lớp trẻ học tập đấu tranh và tôi luyện thành con người mới xã hội chủ nghĩa. KẾT LUẬN Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người và chiến lược "trồng người" là một giá trị to lớn đã để lại cho dân tộc Việt Nam, là tư tưởng nhất quán, xuyên suốt trong cuộc đời Người, mang tính nhân văn sâu sắc và có giá trị to lớn đối với sự nghiệp đổi mới và phát triển đất nước trong quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH hiện nay. Dưới ánh sáng của tư tưởng Hồ Chí Minh, lớp lớp thế hệ người Việt Nam đã vững bước theo con đường mà Người đã chọn. Đó là con đường của độc lập dân tộc và CNXH, con đường mang tầm nhìn vượt thời gian, đưa đất nước và dân tộc ta vượt qua biết bao khó khăn, thử thách, đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác, giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước, thực hiện công cuộc đổi mới, tiến hành CNH, HĐH, thoát khỏi tình trạng nước kém phát triển, từng bước tiến lên "sánh vai cùng các cường quốc năm châu". Trên cơ sở khảo cứu, khái quát những tư tưởng về con người và chiến lược "trồng người" của Bác Hồ, luận văn đã tổng hợp và phân tích những nội dung cơ bản nhất trong tư tưởng Hồ Chí Minh về giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người theo con đường cách mạng vô sản; Con người vừa là mục tiêu giải phóng vừa là động lực của sự nghiệp giải phóng; thống nhất giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp với giải phóng con người, độc lập dân tộc gắn liền với CNXH; kết hợp giải phóng dân tộc về mặt chính trị với giải phóng dân tộc về mặt kinh tế, văn hóa. Không ngừng phát triển sản xuất để không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Trên cơ sở những kết quả nghiên cứu, luận văn đã vận dụng những tư tưởng chiến lược trồng người của Hồ Chủ tịch vào thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước. Sự nghiệp CNH, HĐH là một quá trình tất yếu khách quan để thúc đẩy sự phát triển của đất nước trên mọi lĩnh vực. Thực tiễn của công cuộc đổi mới trong hơn hai thập kỷ qua đã khẳng định đường lối đúng đắn của Đảng ta. Bước vào giai đoạn mới, sự nghiệp lớn lao này đang đặt ra những yêu cầu cao hơn về chất lượng nguồn nhân lực nói chung và lực lượng cán bộ lãnh đạo nói riêng. Nó đòi hỏi phải có những lớp cán bộ phát triển toàn diện, đủ sức lãnh đạo và tổ chức nhân dân thực hiện thắng lợi mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh" mà Đảng đã đề ra. Trước yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, cần có một thế hệ tương lai đủ tài, đủ đức gánh vác các trọng trách lớn lao của dân tộc. Sự nghiệp đó đòi hỏi chúng ta phải đào tạo ra những công dân tốt và cán bộ tốt cho nước nhà. Đó là những con người phải có cả đạo đức và tài năng, những người thực sự xứng đáng gánh vác tiền đồ to lớn mà thế hệ cha anh đã để lại. Bởi vậy, chúng ta phải tiếp tục tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng trẻ hoá cán bộ; phải có sự xem xét, đánh giá, bổ nhiệm đúng cán bộ, từng bước có chính sách thoả đáng đối với cán bộ các cấp, nhất là ở cấp cơ sở. Để đảm bảo chất lượng và hiệu quả của công tác xây dựng cán bộ, cần phải tích cực chống bệnh quan liêu, kinh nghiệm chủ nghĩa và giáo điều chủ nghĩa; phải gắn liền với công tác xây dựng Đảng với quá trình đấu tranh chống tham nhũng và cuộc vận động xây dựng chỉnh đốn Đảng. Cùng với việc đẩy mạnh nhiệm vụ xây dựng, chỉnh đốn Đảng, chúng ta phải quyết tâm thực hiện di huấn của Chủ tịch Hồ Chí Minh về xây dựng lớp người kế thừa xây dựng CNXH, một thế hệ người Việt Nam có lòng yêu nước, yêu CNXH, có ý chí độc lập, tự cường, tinh thần phấn đấu vươn lên vì sự phát triển phồn vinh của dân tộc, đất nước; có tài, có đức, đủ sức đảm đương sứ mệnh lịch sử xây dựng thành công một nước Việt Nam XHCN dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Thế thế kỷ XXI, chúng ta hoàn toàn có thể tin tưởng rằng, với những quan điểm và chủ trương đúng đắn của Đảng về con người và chiến lược "trồng người" thời kỳ đổi mới, tiềm năng sáng tạo to lớn của con người Việt Nam đang ngày càng được khơi dậy, được nhân lên và phát triển, tạo ra nguồn lực nội sinh to lớn quyết định sự phát triển của sự nghiệp CNH, HĐH. Điều này càng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với nước ta hiện nay, khi mà nguồn lực tài chính và vật chất còn nhiều hạn hẹp và trong thời đại kinh tế trí thức hiện nay, nguồn lực con người với tiềm năng và sức sáng tạo vô cùng phong phú đang ngày càng trở thành yếu tố quan trọng nhất của sự giàu có và phát triển toàn diện đất nước. References. DANH MỤC TÀI LIÊU THAM KHẢO 1. Phạm Ngọc Anh (1995)," Nguồn lực con người trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa", Nghiên cứu lý luận(2). 2. Ban tư tưởng Văn hoá Trung ương (2003), Tài liệu nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh (dùng cho cán bộ chủ chốt). Nxb CTQG, Hà Nội. 3. Ban khoa giáo Trung ương(2001), Triển khai Nghị quyết Đại hội IX trong lĩnh vực khoa giáo. Nxb Chính trị Quốc gia - Hà Nội. 4. Báo cáo tổng cục thống kê (2011) 5. Ban Tuyên giáo Trung ương (2008) "Xây dựng đội ngũ tri thức trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH, hội nhập kinh tế quốc tế" Hà nội 6. Nguyễn Khánh Bật (2011), "Vị trí, vai trò của trí thức trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo tinh thần Đại hội XI của Đảng" Tạp chí Cộng sản(10), tr 52-55 7. Bộ Giáo dục và đào tạo (2010), Tài liệu phục vụ lớp tập huấn giảng viên các môn lý luận chính trị các trường ĐH, CĐ năm 2010. Hà Nội 8. C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập,Tập 15(1980), Nxb Sự thật, Hà Nội 9. Nguyễn Hữu Công (2001), Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển con người toàn diện. Luận án Tiến sĩ Triết học. HVCTQG, Hà Nội. 10. Hoàng Đình Cúc (2006), "Quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh về con người trong xây dựng con người Việt Nam hiện nay", Lý luận chính trị (11), tr 7-11. 11. Phạm Như Cương (1998), Vấn đề xây dựng con người mới, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 12. Phạm Tất Dong (1996), "Đẩy mạnh công tác giáo dục- đào tạo phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH đất nước", Công tác tư tưởng (10), tr.6-7. 13. Nguyễn Tuấn Dũng (2000), "Hồ Chí Minh về chiến lược con người trong cách mạng Việt Nam" Xây dựng Đảng (5), tr 6-7, 14. 14. Thành Duy (2001), Tư tưởng Hồ Chí Minh với sự nghiệp xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện, Nxb CTQG, Hà Nội. 15. Lê Văn Dương (1995), " Một số nét cơ bản trong tư tưởng Hồ Chí Minh về con người", Nghiên cứu lý luận (3), tr. 15-17. 16. Đảng Cộng sản Việt Nam (1986, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Nxb Sự thật, Hà Nội. 17. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Nxb Sự thật, Hà Nội. 18. Đảng Cộng sản Việt Nam (1993), Nghị quyết hội nghị lần thứ 4 - BCHTW khóa VII, Nxb CTQG, Hà Nội. 19. Đảng Cộng sản Việt Nam (1994), Văn kiện Hội nghị lần thứ 7 BCH Trung ương khóa VII , NXB Sự thật, Hà Nội. 20. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Sự thật, Hà Nội. 21. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Sự thật, Hà Nội. 22. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb CTQG, Hà Nội. 23. Đảng Cộng sản Việt Nam (2009), Văn kiện Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá X (Hội nghị lần thứ ba, tư, năm sáu, bảy và chín). Nxb CTQG, Hà Nội. 24. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb CTQG, Hà Nội. 25. Phạm Văn Đồng (1990), Hồ Chí Minh -một con người, một dân tộc, một thời đại, một sự nghiệp. Nxb Sự thật - Hà Nội 26. Phạm Văn Đức (2000),"Một số suy nghĩ về vai trò của giáo dục, đào tạo trong việc phát triển nguồn nhân lực con người", Tạp chí triết học (6) 27. Đại tướng Võ Nguyên Giáp(2000), Tư tưởng Hồ Chí Minh và con đường Cách mạng Việt Nam. Nxb CTQG, Hà Nội. 28. Phạm Minh Hạc (2002), Giáo dục thế giới đi vào thế kỷ XXI. Nxb CTQG, Hà Nội. 29. Phạm Minh Hạc(chủ biên),(1996), Vấn đề con người trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Nxb CTQG, Hà nội. 30. Lê Quang Hoan (2001), Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người với việc phát huy nhân tố con người trong CNH, HĐH ở Việt Nam hiện nay. Luận án Tiến sĩ Triết học, Học viện CTQG Hồ Chí Minh 31. Phan Hiền (1999), Bác Hồ với sự nghiệp trồng người. Nxb Trẻ, Tp Hồ Chí Minh. 32. Phùng Thu Hiền (2002), tư tưởng Hồ Chí Minh về nhân tố con người với việc phát huy nhân tố con người trong sự nghiệp đổi mới đất nươc hiện nay. Luận văn Thạc sĩ Triết học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh 33. Doãn Hùng, Nguyễn Ngọc Hà, Đoàn Minh Huấn(2006), Đảng Cộng sản Việt Nam những tìm tòi và đổi mới trên con đường đi lên chủ nghĩa xã hội (19862006). Nxb Lý luận Chính trị - Hà Nội. 34. Đặng Hữu, Đỗ Nguyên Phương, Phạm Minh Hạc, Phạm Tất Dong, Nguyễn Hữu Tăng (2003), Tìm hiểu công tác khoa giáo trong tình hình mới. Nxb CTQG, Hà Nội. 35. V.I. Lênin (1975), Toàn tập, tập 6, Nxb Tiến bộ, Matxcơva 36. Nguyễn Bá Linh (1995), Tư tưởng Hồ Chí Minh một số nội dung cơ bản. Nxb CTQG - Hà nội 37. Nguyễn Bá Linh (2004), Tư tưởng Hồ Chí Minh với Nghị quyết Đại hội IX của Đảng. Nxb Công an Nhân dân- Hà Nội 38. Nguyễn Bá Linh (2009), Mối quan hệ biện chứng giữa độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trong tư tưởng Hồ Chí Minh . Nxb CTQG 39. Đinh Xuân Lý - Phạm Công Nhất (2008). Đảng lãnh đạo xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Nxb CTQG, Hà nội. 40. Hồ Chí Minh (2009), Toàn tập, tập 1. Nxb CTQG, Hà Nội. 41. Hồ Chí Minh (2009), Toàn tập, tập 2. Nxb CTQG, Hà Nội. 42. Hồ Chí Minh (2009), Toàn tập, tập 3. Nxb CTQG, Hà Nội. 43. Hồ Chí Minh (2009), Toàn tập, tập 4. Nxb CTQG, Hà Nội. 44. Hồ Chí Minh (2009), Toàn tập, tập 5. Nxb CTQG, Hà Nội. 45. Hồ Chí Minh (2009), Toàn tập, tập 6. Nxb CTQG, Hà Nội. 46. Hồ Chí Minh (2009), Toàn tập, tập 7. Nxb CTQG, Hà Nội. 47. Hồ Chí Minh (2009), Toàn tập, tập 8. Nxb CTQG, Hà Nội. 48. Hồ Chí Minh (2009), Toàn tập, tập 9. Nxb CTQG, Hà Nội. 49. Hồ Chí Minh (2009), Toàn tập, tập 10. Nxb CTQG, Hà Nội. 50. Hồ Chí Minh (2009), Toàn tập, tập 11. Nxb CTQG, Hà Nội. 51. Hồ Chí Minh (2009), Toàn tập, tập 12. Nxb CTQG, Hà Nội. 52. Hồ Chí Minh về giáo dục và đào tạo (2007), Nxb LĐ -XH, Hà Nội. 53. Trần Quy Nhơn (2004) : Tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò của thanh niên trong cách mạng Việt Nam. Nxb Thanh niên. 54. Phạm Đình Nghiệp (2004): Giáo dục lý tưởng cách mạng cho thanh niên hiện nay. NXB Thanh niên, Hà Nội 55. Hồ Sĩ Quý (2007), Con người và phát triển con người, Giáo trình dùng cho sinh viên, học viên cao học và nghiên cứu sinh chuyên nghành triết học. Nxb Giáo dục, Hà nội 56. Lê Sỹ Thắng (1986), Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người và chính sách xã hội. Nxb Chính trị Quốc gia- Hà Nội 57. Võ Văn Thắng (2006): Xây dựng lối sống ở Việt Nam hiện nay. Nxb VHTT và Viện Văn Hóa, Hà Nội 58. Nguyễn Phú Trọng (2011): Về các mối quan hệ lớn cần được giải quyết tốt trong qua trình đổi mới đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Nxb CTQG - Hà nội 59. Lưu Ngọc Trịnh (1996), Chiến lược con người trong "Thần kỳ kinh tế Nhật bản", Nxb CTQG, Hà Nội 60. Từ điển Triết học (1986), Nxb Tiến bộ - Nxb Sự thật, Hà nội 61. Nghiêm Đình Vì - Nguyễn Đắc Hưng (2002), Phát triển giáo dục và đào tạo nhân tài. Nxb CTQG - Hà Nội
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan