Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ ý thức và vai trò của tri thức trong thực tiễn xã hội hiện nay...

Tài liệu ý thức và vai trò của tri thức trong thực tiễn xã hội hiện nay

.PDF
72
269
120

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KHOA HỌC CHÍNH TRỊ -oOo- LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Đề tài: Ý THỨC VÀ VAI TRÒ CỦA TRI THỨC TRONG THỰC TIỄN XÃ HỘI HIỆN NAY Chuyên ngành: Sư phạm Giáo dục công dân Mã ngành: 52140204 Giáo viên hướng dẫn Ths-GVC Nguyễn Đại Thắng CẦN THƠ 11 - 2013 Sinh viên thực hiện Nguyễn Ngọc Giàu MSSV: 6106609 Lớp: ML1068A1 MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1 1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................................... 1 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .............................................................................. 2 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................. 2 4. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................... 2 5. Kết cấu luận văn ........................................................................................................ 2 PHẦN NỘI DUNG .......................................................................................................... 3 Chương 1: ........................................................................................................................ 3 LÝ LUẬN CHUNG CỦA TRIẾT HỌC VỀ Ý THỨC VÀ TRI THỨC ........................ 3 1.1. Quan niệm của triết học Mác – Lênin về ý thức ...................................................... 3 1.1.1. Khái niệm về ý thức ....................................................................................... 3 1.1.2. Nguồn gốc của ý thức ..................................................................................... 4 1.1.3. Bản chất của ý thức ........................................................................................ 8 1.2. Ý thức – tri thức khoa học..................................................................................... 10 1.2.1. Khái niệm tri thức khoa học ......................................................................... 10 1.2.2. Kết cấu của ý thức ........................................................................................ 11 Chương 2: ...................................................................................................................... 22 PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRI THỨC Ở VIỆT NAM – ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ............................................................................................................................. 22 2.1. Vai trò của tri thức đối với sự phát triển kinh tế - xã hội trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa........................................................................................................... 22 2.2. Những định hướng phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam...................................... 27 2.3. Những giải pháp cần thiết và cấp bách cho nền kinh tế Việt Nam hiện nay ........... 41 2.3.1. Phát triển kinh tế tri thức gắn với việc phát triển giáo dục và đào tạo đi đôi với bảo vệ môi trường, phát triển bền vững .............................................................................. 41 2.3.2. Nâng cao vai trò tổ chức và quản lý của nhà nước tận dụng thời cơ và những cơ hội lớn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước ...................................... 57 2.3.3. Sử dụng có hiệu quả nguồn lực con người, nhanh chống ứng dụng những thành tựu khoa học – công nghệ, kinh tế tri thức thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước ...................................................................................................................... 59 KẾT LUẬN .................................................................................................................... 65 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 67 LỜI CẢM ƠN Qua gần 4 năm học tập, rèn luyện tại trường Đại Học Cần Thơ, em đã tích lũy được những kiến thức cần thiết để thực hiện Luận văn tốt nghiệp của mình. Để thực hiện luận văn tốt nghiệp này, em đã gặp phải nhiều khó khăn, vướng mắc, và những băn khoăn lo lắng, không biết phải chọn đề tài gì? Lập đề cường ra sao? Thực hiện bài làm như thế nào? Muôn vàn những thắc mắc xoay quanh. Nhưng trong thời gian qua em nhận được sự tận tình hướng dẫn, góp ý, chia sẽ những kinh nghiệm quý báo và sự giúp đỡ nhiệt tình của thầy Nguyễn Đại Thắng và tất cả thầy cô giảng viên Khoa Khoa Học Chính Trị. Tất cả những câu hỏi của em đều được giải đáp, thầy còn giúp em chỉnh sữa những kiến thức em còn sai phạm. Bên cạnh đó em còn nhận được sự động viên của Cố vấn học tập và tất cả các bạn trong tập thể lớp sư phạm Giáo Dục Công Dân khóa 36. Nhận được nguồn tài liệu từ thư viện Khoa Khoa Học Chính Trị, Trung tâm học liệu Trường Đại Học Cần Thơ, thư viện Thành phố Cần Thơ. Tuy có nhiều cố gắng trong quá trình thực hiện đề tài, nhưng do khả năng, thời gian và những hạn chế khác nên đề tài không tránh khỏi những sai sót. Vì vậy em rất mong được sự nhận xét và đóng góp của thầy cô và các bạn để em kiệp thời khắc phục những thiếu sót cho luận văn hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Đại Thắng, Cố vấn học tập và tập thể lớp sư Phạm Giáo Dục Công Dân khóa 36, thư viện Khoa Khoa Học Chính Trị, Trung tâm học liệu Trường Đại Học Cần Thơ, thư viện Thành phố Cần Thơ đã tạo điều kiện giúp em thực hiện tốt bài luận văn tốt nghiệp này. Em chân thành cám ơn! Cần Thơ, ngày tháng 11 năm 2013 Sinh viên thực hiện Nguyễn Ngọc Giàu PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trải qua một thời gian dài sống trong chiến tranh đất nước Việt Nam phải hứng chịu bao đau thương mất mát. Sau cuộc chiến đất nước hoang tàn, đổ nát cơ sở vật chất cũ kỹ, lạc hậu. Sau hơn 20 năm kể từ ngày đất nước hoàn toàn được giải phóng, giờ đây chúng ta đang được sống trong nền kinh tế - văn hóa - chính trị ổn định, cuộc sống của người dân được cải thiện rõ rệt. Đặc biệt là từ năm 1986 trở lại đây, đó là năm chúng ta tiến hành công cuộc đổi mới đất nước một cách toàn diện. Về mọi mặt đời sống xã hội có những chuyển biến sâu sắc, tích cực. Đảng và nhà nước đã vận dụng có sáng tạo tư duy của triết học Mác - Lênin “Bản chất con người là tổng hòa các quan hệ xã hội”. Vì vậy con người là sản phẩm của xã hội nhưng cũng chính con người làm nên xã hội ấy, ý thức chỉ tồn tại ở con người, chỉ con người mới có những tư duy khoa học sáng tạo tiếp thu và phát huy tri thức của nhân loại. Thành công của chúng ta trong cuộc đổi mới không thể không kể đến vai trò của tri thức khoa học, chính tri thức khoa học đã giúp ta bước những bước tiến dài trên con đường đổi mới một cách vững chắc và hiệu quả. Chúng ta luôn coi khoa học và công nghệ là nền tảng và động lực của sự phát triển đất nước. Trong bài luận văn này em chọn đề tài: “Ý thức và vai trò của tri thức trong thực tiễn xã hội hiện nay”. Bài viết này một phần nào thể hiện quan điểm cách nhìn của giới trẻ Việt Nam về cuộc sống và những biến đổi lớn lao của đất nước mình, đặc biệt là những vấn đề về tri thức khoa học trong công cuộc đổi mới. 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài này là ý thức và vai trò của tri thức trong thực tiễn hiện nay, tuy nhiên đây là vấn đề tương đối rộng, nên em chỉ dừng lại ở phạm vi vai trò của tri thức. Và đề xuất những giải pháp cấp bách cho tình hình kinh tế nước ta hiện nay. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của đề tài là làm rõ ý thức và vai trò của tri thức trong thực tiễn hiện nay. Đồng thời tìm ra phương hướng giải pháp trong thời gian tới. 1 Để thực hiện mục đích nghiên cứu trên, luận văn tập trung giải quyết một số nhiệm vụ: - Làm rõ vai trò của tri thức trong thực tiễn cuộc sống hiện nay. - Tìm ra phương hướng, giải pháp phát triển nền kinh tế tri thức trong thời gian tới. 4. Phương hướng nghiên cứu - Phương pháp luận: Dựa trên cơ sở chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương đường lối và chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam về ý thức và vai trò của tri thức. - Phương pháp nghiên cứu cụ thể: Để thực hiện đề tài này tác giả kết hợp nhiều phương pháp: Phương pháp lịch sử, logic, phương pháp phân tích tổng hợp từ đó giúp tác giả tránh được hiện tượng giáo điều và máy móc trong quá trình nghiên cứu. 5. Bố cục luận văn Đề tài này được trình bày 3 phần: - Phần mở đầu - Phần nội dung: gồm 2 chương; 5 tiết. - Phần kết luận: Tổng kết lại vấn đề. 2 PHẦN NỘI DUNG Chương 1: LÝ LUẬN CHUNG CỦA TRIẾT HỌC VỀ Ý THỨC VÀ TRI THỨC 1.1. Quan niệm của triết học Mác – Lênin về ý thức 1.1.1. Khái niệm về ý thức Theo triết học Mác - Lênin “ý thức là sự phản ánh sáng tạo của thế giới khách quan vào bộ não của người thông qua lao động và ngôn ngữ”. Để đưa ra được định nghĩa trên con người phải trải qua một quá trình lịch sử lâu dài với những quan niệm về ý thức nhiều khi sai lệch hoặc không trọn vẹn. Ngay từ thời cổ xưa, khi con người còn rất mơ hồ về cấu tạo của bản thân vì chưa lý giải được các sự vật hiện tượng xung quanh mình. Do chưa giải thích được giấc mơ là gì họ đã cho rằng: có một linh hồn nào đó cư trú trong cơ thể và có thể rời bỏ cơ thể, linh hồn này không những điều khiển được suy nghĩ tình cảm của con người mà còn điều khiển toàn bộ hoạt động của con người. Nếu linh hồn rời bỏ cơ thể thì cơ thể sẽ trở thành cơ thể chết. Tôn giáo và chủ nghĩa duy tâm đã phát triển quan niệm linh hồn của con người nguyên thủy thành quan niệm về vai trò sáng tạo của linh hồn đối với thế giới, quan niệm về hồi tưởng của linh hồn bất tử và quan niệm về một linh hồn phổ biến không chỉ ở trong con người mà cả trong các sự vật, hiện tượng, trong thế giới cõi người và cõi thần, quan niệm về ý thức tuyệt đối, về lý tính thế giới. Chủ nghĩa duy tâm chủ quan thì đồng nhất ý thức với cảm giác và cho rằng cảm giác của con người chi phối thế giới. . . Như vậy, cả tôn giáo lẫn chủ nghĩa duy tâm đều cho rằng ý thức tồn tại độc lập với thế giới bên ngoài và là tính thứ nhất, sáng tạo ra thế giới vật chất… Chủ nghĩa duy vật chất phác cổ đại thì cho rằng linh hồn không thể tách rời cơ thể và cũng chết theo cơ thể, linh hồn do những hạt vật chất nhỏ tạo thành. Khi khoa học tự nhiên phát triển, con người đã chứng minh được sự phụ thuộc của các hiện tượng tinh thần, ý thức vào bộ óc con người thì một bộ phận nhà 3 duy vật theo chủ nghĩa duy vật máy móc cho rằng óc trực tiếp tiết ra ý thức như gan tiết ra mật. Chủ nghĩa duy vật thế kỷ XVII - XVIII và chủ nghĩa duy vật Phơ- Bách quan niệm ý thức bao gồm cả tâm lý, tình cảm, tri thức, trí tuệ, tự ý thức và định nghĩa ý thức là sự phản ánh của thế giới khách quan. Định nghĩa này chưa chỉ rõ được vai trò của xã hội, của ý thức. Chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định ý thức là đặc tính và sản phẩm của vật chất, ý thức là sự phản ánh khách quan vào bộ óc con người thông qua lao động và ngôn ngữ. Nói vấn đề này C.Mác nhấn mạnh: tinh thần, ý thức chẳng qua nó chỉ là cái vật chất di chuyển vào bộ óc con người và được cải biến đi trong đó. Tóm lại, ý thức bao gồm những yếu tố tri thức và những yếu tố tình cảm, ý chí trong sự liên hệ tác động qua lại nhưng về căn bản ý thức có nội dung tri thức và luôn hướng tới tri thức. 1.1.2. Nguồn gốc của ý thức Nguồn gốc tự nhiên Theo quan điểm của triết học Mác - Lê nin, ý thức là một thuộc tính của một dạng vật chất có tổ chức cao là bộ óc người, là sự phản ánh thế giới khách quan vào bộ não người. Nếu không có sự tác động của thế giới khách quan vào bộ não người và không có bộ não người với tính cách là cơ quan vật chất của ý thức thì sẽ không có ý thức. Bộ não người và sự tác động của thế giới khách quan vào bộ não người là nguồn gốc tự nhiên của ý thức. Cùng với sự tiến hóa của thế giới, vật chất có tính phân hóa cũng phát triển từ thấp đến cao. Trong đó ý thức là hình thức phản ánh cao nhất, ý thức ra đời là kết quả của sự phát triển lâu dài của thế giới tự nhiên cho tới khi xuất hiện con người và bộ óc con người. Khoa học đã chứng minh rằng thế giới vật chất nói chung và trái đất nói riêng đã tồn tại rất lâu trước khi con người xuất hiện, rằng hoạt động tâm lý của con người diễn ra trên cơ sở hoạt động sinh lý thần kinh của bộ não con người. 4 Bộ óc Người: Chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định rằng ý thức là thuộc tính của một dạng vật chất sống có tổ chức cao là bộ óc người. Bộ óc người hiện đại là sản phẩm của quá trình tiến hoá lâu dài về mặt sinh vật - xã hội và có cấu tạo rất phức tạp, gồm khoảng 14 - 15 tỷ tế bào thần kinh [5,tr.165]. Các tế bào này tạo nên nhiều mối liên hệ nhằm thu nhận, xử lý, dẫn truyền và điều khiển toàn bộ hoạt động của cơ thể trong quan hệ với thế giới bên ngoài thông qua các phản xạ có điều kiện và không điều kiện. Sự phản ánh: Cũng theo chủ nghĩa Mác-Lênin, hoạt động ý thức con người diễn ra trên cơ sở hoạt động sinh lý thần kinh của bộ óc người. Sự phụ thuộc của ý thức vào hoạt động của bộ óc thể hiện ở chỗ khi bộ óc bị tổn thương thì hoạt động ý thức sẽ bị rối loạn. Tuy nhiên, nếu chỉ có bộ óc người mà không có sự tác động của thế giới bên ngoài để bộ óc phản ánh lại tác động đó thì cũng không thể có ý thức. Phản ánh là thuộc tính chung, phổ biến của mọi đối tượng vật chất. Phản ánh là năng lực giữ lại, tái hiện lại của hệ thống vật chất này những đặc điểm của hệ thống vật chất khác. Trong quá trình phát triển lâu dài của thế giới vật chất, thuộc tính phản ánh của vật chất cũng phát triển từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp: 1. Phản ánh vật lý: Là hình thức phản ánh đơn giản nhất ở giới vô sinh, thể hiện qua các quá trình biến đổi cơ, lý, hoá. 2. Phản ánh sinh học: Là những phản ánh trong sinh giới trong giới hữu sinh cũng có nhiều hình thức khác nhau ứng với mỗi trình độ phát triển của thế giới sinh vật. - Tính kích thích: Thể hiện ở thực vật, động vật bậc thấp, đã có sự chọn lọc trước những tác động của môi trường. - Tính cảm ứng: Thể hiện ở động vật bậc cao có hệ thần kinh, xuất hiện do những tác động từ bên ngoài lên cơ thể động vật và có phản ứng lại. Nó hoàn thiện hơn tính kích thích, được thực hiện trên cơ sở các quá trình thần kinh điều khiển mối quan hệ giữa cơ thể với môi trường thông qua cơ chế phản xạ không điều kiện. 5 - Tâm lý động vật: Là hình thức cao nhất trong giới động vật gắn liền với các quá trình hình thành các phản xạ có điều kiện, thông qua các cảm giác, tri giác, biểu tượng ở động vật có hệ thần kinh trung ương. 3. Phản ánh ý thức: là hình thức cao nhất của sự phản ánh thế giới hiện thực, ý thức chỉ nảy sinh ở giai đoạn phát triển cao của thế giới vật chất, cùng với sự xuất hiện của con người. (sự phản ánh này không thể hiện ở cấp độ cảm tính như cảm giác, tri giác, biểu tượng nhờ hệ thống tín hiệu thứ nhất mà còn thể hiện ở cấp độ lý tính: khái niệm, phán đoán, suy lý nhờ tín hiệu thứ hai là ngôn ngữ. Sự phản ánh ý thức là sự phản ánh có mục đích, có kế hoạch, tự giác, chủ động vào sự vật hiện tượng buộc sự vật bộc lộ ra những đặc điểm của chúng. Sự phản ánh ý thức luôn gắn liền với tự nhiên làm cho tự nhiên thích nghi với nhu cầu phát triển xã hội. Nguồn gốc xã hội Để ý thức có thể ra đời, bên những nguồn gốc tự nhiên thì điều kiện quyết định cho sự ra đời của ý thức là nguồn gốc xã hội, thể hiện ở vai trò của lao động, ngôn ngữ và các quan hệ xã hội. “Sau lao động và cùng với lao động là ngôn ngữ đó là hai sự kích thích chủ yếu của sự chuyển biến bộ não loài vật thành bộ não loài người, từ tâm lý động vật thành ý thức” Lao động: Lao động là hoạt động đặc thù của con người, là hoạt động bản chất người. Đó là hoạt động chủ động, sáng tạo, có mục đích. Lao động đem lại cho con người dáng đi thẳng đứng, giải phóng hai tay. Điều này cùng với chế độ ăn có thịt đã thực sự có ý nghĩa quyết định đối với quá trình chuyển hoá từ vượn thành người, từ tâm lý động vật thành ý thức. Nhờ có lao động, con người tách ra khỏi giới động vật. Một trong những sự khác nhau căn bản giữa con người với động vật là ở chỗ động vật sử dụng các sản phẩm có sẵn trong giới tự nhiên, còn con người thì nhờ lao động mà bắt giới tự nhiên phục vụ mục đích của mình, thay đổi nó, bắt nó phục tùng những nhu cầu của mình. Chính thông qua hoạt động lao động nhằm cải tạo thế giới khách quan mà con người mới có thể phản ánh được thế giới khách quan, 6 mới có ý thức về thế giới đó. Sự hình thành ý thức không phải là quá trình thu nhận thụ động, mà đó là kết quả hoạt động chủ động của con người. Nhờ có lao động, con người tác động vào thế giới khách quan, bắt thế giới khách quan bộc lộ những thuộc tính, những kết cấu, những quy luật vận động của mình thành những hiện tượng nhất định, và các hiện tượng ấy tác động vào bộ óc người, hình thành dần những tri thức về tự nhiên và xã hội. Như vậy, ý thức được hình thành chủ yếu do hoạt động cải tạo thế giới khách quan của con người, làm biến đổi thế giới đó. ý thức với tư cách là hoạt động phản ánh sáng tạo không thể có được ở bên ngoài quá trình con người lao động làm biến đổi thế giới xung quanh. Vì thế có thể nói khái quát rằng lao động tạo ra ý thức tư tưởng, hoặc nguồn gốc cơ bản của ý thức tư tưởng là sự phản ánh thế giới khách quan vào đầu óc con người trong quá trình lao động của con người. Lao động không xuất hiện ở trạng thái đơn nhất, ngay từ đầu nó đã mang tính tập thể xã hội. Vì vậy, nhu cầu trao đổi kinh nghiệm và nhu cầu trao đổi tư tưởng cho nhau xuất hiện. Chính nhu cầu đó đòi hỏi xuất hiện ngôn ngữ. Lao động con người xác lập mối quan hệ xã hội của mình. Ngôn ngữ: Do nhu cầu của lao động và nhờ lao động mà ngôn ngữ được hình thành. Ngôn ngữ là hệ thống tín hiệu vật chất mang nội dung ý thức. Không có ngôn ngữ thì ý thức không thể tồn tại và thể hiện được. Ngôn ngữ vừa là phương tiện giao tiếp trong xã hội, đồng thời là công cụ của tư duy nhằm khái quát hóa, trừu tượng hóa hiện thực. Nhờ ngôn ngữ mà con người tổng kết được thực tiễn, trao đổi thông tin, trao đổi tri thức từ thế hệ này sang thế hệ khác. Ý thức không phải thuần túy là hiện tượng cá nhân mà là một hiện tượng xã hội, do đó không có phương tiện trao đổi xã hội về mặt ngôn ngữ thì ý thức không thể hình thành và phát triển được. Theo quan điểm của triết học Mác - Lênin thì ngôn ngữ là phương tiện để con người giao tiếp trong xã hội, là hệ thống tín hiệu thứ hai, là cái vỏ vật chất của tư duy, là hình thức biểu đạt của tư tưởng. Ngôn ngữ là yếu tố quan trọng để phát triển tâm lý, tư duy của con người và xã hội loài người. 7 Vậy, nguồn gốc trực tiếp quan trọng nhất quyết định sự ra đời và phát triển của ý thức là lao động, là thực tiễn xã hội. Ý thức phản ánh hiện thực khách quan vào bộ óc con người thông qua lao động, ngôn ngữ và các quan hệ xã hội. Ý thức là sản phẩm xã hội, là một hiện tượng xã hội. 1.1.3. Bản chất của ý thức Khái niệm bản chất ý thức: Ý thức là sự phản ánh năng động sáng tạo của bộ óc con người; là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan. Bản tính phản ánh và sáng tạo - Ý thức là sự phản ánh sáng tạo thế giới: Ý thức là sự phản ánh hiện thực khách quan vào trong bộ óc con người, là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan. Tuy nhiên, không phải thế giới khách quan tác động vào bộ óc người là tự nhiên trở thành ý thức. Ngược lại, ý thức là sự phản ánh năng động, sáng tạo về thế giới, do nhu cầu của việc con người cải biến giới tự nhiên quyết định và được thực hiện thông qua hoạt động lao động. Theo C.Mác, “ý thức chẳng qua chỉ là vật chất đươc đem chuyển vào trong đầu óc con người và được cải biến đi trong đó” [5,tr.171]. Sự phản ánh sáng tạo của ý thức biểu hiện ở sự cải biến cái vật chất di chuyển vào trong bộ não con người thành cái tinh thần, thành những hình ảnh tinh thần. Sáng tạo của ý thức là sáng tạo của phản ánh, dựa trên cơ sở của phản ánh, trong khuôn khổ và theo tính chất, quy luật của phản ánh. Tính sáng tạo của ý thức được thể hiện ra rất phong phú. Trên cơ sở những cái đã có, ý thức có thể tạo ra tri thức mới về sự vật, có thể tưởng tượng ra những cái không có trong thực tế, có thể tiên đoán, dự báo về tương lai, có thể tạo ra những ảo tưởng, những huyền thoại, những giả thuyết lý thuyết khoa học hết sức trừu tượng và khái quát cao [5,tr.171]. Ý thức là sự phản ánh hiện thực khách quan vào trong bộ óc người, song đây là sự phản ánh đặc biệt – phản ánh trong quá trình con người cải tạo thế giới. Quá trình ý thức là quá trình thống nhất của 3 mặt là: 8 + Trao đổi thông tin giữa chủ thể và đối tượng phản ánh. Sự trao đổi này mang tính chất hai chiều, có định hướng, có chọn lọc các thông tin cần thiết. + Tiếp đến là mô hình hóa đối tượng trong tư duy dưới dạng hình ảnh tinh thần. Thực chất, đây là quá trình “sáng tạo lại” hiện thực của ý thức theo nghĩa: mã hóa các đối tượng vật chất thành các ý tưởng tinh thần phi vật chất. + Cuối cùng là chuyển mô hình từ tư duy ra hiện thực khách quan, tức quá trình hiện thực hóa tư tưởng, thông qua hoạt động thực tiễn biến cái quan niệm thành cái thực tại, biến cái ý tưởng phi vật chất trong tư duy thành các dạng vật chất ngoài hiện thực. Trong giai đoạn này, con người lựa chọn những phương pháp, phương tiện, công cụ để tác động vào hiện thực khách quan nhằm thực hiện mục đích của mình. Ý thức là sự phản ánh sáng tạo, vì phản ánh đó dù trực tiếp hay gián tiếp, dù dưới dạng ý tưởng thì bao giờ cũng phải dựa vào những tiền đề vật chất, dựa trên hoạt động thực tiễn nhất định. Sự sáng tạo của ý thức không đối lập, loại trừ, tách rời sự phản ánh mà ngược lại thống nhất với phản ánh, trên cơ sở của phản ánh. Phản ánh và sáng tạo là hai mặt thuộc bản chất của ý thức. Ý thức, trong bất kỳ trường hợp nào cũng là sự phản ánh và chính thực tiễn xã hội của con người tạo ra sự phản ánh phức tạp, năng động, sáng tạo của bộ óc. Ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan Ý thức là hình ảnh của thế giới khách quan, do thế giới khách quan quy định cả về nội dung và hình thức biểu hiện nhưng nó không còn y nguyên như thế giới khách quan mà đã được cải biến thông qua lăng kính chủ quan (tâm tư, tình cảm, nguyện vọng, kinh nghiệm, tri thức, nhu cầu…) của con người. Theo C.Mác: ý thức “chẳng qua chỉ là vật chất được đem chuyển vào trong đầu óc con người và được cải biến đi trong đó”. Bản tính xã hội Ý thức là sản phẩm lịch sử của sự phát triển xã hội nên về bản chất là có tính xã hội: ý thức không phải là một hiện tượng tự nhiên thuần túy mà là một hiện 9 tượng xã hội. Ý thức bắt nguồn từ thực tiễn lịch sử - xã hội, phản ánh những quan hệ xã hội khách quan. Sự ra đời và tồn tại của ý thức gắn liền với hoạt động thực tiễn, chịu sự chi phối không chỉ của các quy luật tự nhiên, mà còn chịu sự chi phối của các quy luật xã hội; được quy định bởi nhu cầu giao tiếp xã hội và các điều kiện sinh hoạt thực tiễn của đời sống xã hội. Với tính năng động, ý thức đã sáng tạo lại hiện thực theo nhu cầu của thực tiễn xã hội. Ở các thời đại khác nhau, thậm chí ở cùng một thời đại, sự phản ánh (ý thức) về cùng một sự vật hiện tượng có sự khác nhau – theo các điều kiện vật chất và tinh thần mà chủ thể nhận thức phụ thuộc. 1.2. Ý thức – tri thức khoa học 1.2.1. Khái niệm tri thức khoa học Tri thức có nguồn gốc từ thế giới hiện thực, là sự phản ánh thế giới đó trong đầu óc con người thông qua quá trình nhận thức. Cho nên bản chất của tri thức là hình ảnh của thế giới hiện thực trong đầu óc con người. Hình ảnh đó càng ngày càng được nhận thức của con người bổ sung cho chi tiết, chính xác hơn trên con đường nhận thức và cải biến tự nhiên. Trong lịch sử phát triển tư duy của nhân loại có rất nhiều quan niệm khác nhau về khoa học, một mặt nó phụ thuộc vào trình độ phát triển của xã hội, mặt khác phụ thuộc vào trình độ của nhận thức. Xét về phương diện xã hội khoa học là một hiện tượng xã hội có nhiều mặt, trong đó biểu hiện sự thống nhất giữa những yếu tố vật chất và những yếu tố tinh thần. Về phương diện nhận thức, khoa học là giai đoạn cao nhất của nhận thức, nhận thức lí luận về phương diện triết học, khoa học là một hình thái ý thức xã hội đặc biệt. Khoa học không chỉ phản ánh tồn tại xã hội, phụ thuộc vào xã hội, những chân lý của nó được thực tiễn xã hội kiêm nghiệm mà khoa học còn là kết quả của quá trình sáng tạo logic, của trực giác thiên tài: Khoa học là yếu tố ngày càng có vai trò đặc biệt quan trọng của lực lượng sản xuất, quyết định trình độ phát triển của lực lượng sản xuất nói riêng, của phương thức sản xuất và của xã hội nói chung. 10 Như vậy Tri thức khoa học: là những hiểu biết được tích lũy một cách có hệ thống nhờ hoạt động nghiên cứu khoa học, các họat động này có mục tiêu xác định và sử dụng phương pháp khoa học. Không giống như tri thức kinh nghiệm, tri thức khoa học dựa trên kết quả quan sát, thu thập được qua những thí nghiệm và qua các sự kiện xảy ra ngẫu nhiên trong hoạt động xã hội, trong tự nhiên. Tri thức khoa học được tổ chức trong khuôn khổ các ngành và bộ môn khoa học. 1.2.2. Kết cấu của ý thức Ý thức là một hiện tượng tâm lý - xã hội có kết cấu rất phức tạp bao gồm nhiều thành tố khác nhau có quan hệ mật thiết với nhau. Có thể chia cấu trúc của ý thức theo hai chiều: Thứ nhất: theo chiều ngang bao gồm các yếu tố như tri thức, tình cảm, ý chí…, trong đó tri thức là yếu tố cơ bản, cốt lõi. Tri thức là hiểu biết, kiến thức của con người về thế giới. Nói đến tri thức là nói đến học vấn, tri thức là phương thức tồn tại của ý thức. Sự hình thành và phát triển của ý thức có liên quan mật thiết với quá trình con người nhận biết và cải tạo thế giới tự nhiên. Con người tích lũy được càng nhiều tri thức thì ý thức thật cao, càng đi sâu vào bản chất sự vật và cải tạo thế giới có hiệu quả hơn. Tính năng động của ý thức nhờ đó mà tăng lên. Từ vài thập niên gần đây, với những tác động mạnh mẽ của các tiến bộ khoa học và công nghệ, đặc biệt của công nghệ thông tin và truyền thông, thế giới đang biến chuyển tới một nền kinh tế và xã hội mới mà thông tin và tri thức được xem là nguồn lực chủ yếu. Trong xu thế toàn cầu hoá hiện nay, điều đó cũng tác động mạnh mẽ đến các nước đang phát triển. Như người ta thường nói, nó mang đến cho ta cả những cơ hội, cả những thách thức. Cơ hội thì thường dễ tuột qua nếu không đủ bản lĩnh và hiểu biết để tận dụng, còn thách thức thì đầy nghiêm khắc và nghiệt ngã… Nền kinh tế tri thức, xã hội tri thức… nó là của ai? Nó có là của ta, cho ta hay không? Điều đó phụ thộc vào bản lĩnh và ý chí phát huy mọi tiềm năng tri thức trong đất nước ta, phụ thuộc vào 11 khả năng mở rộng môi trường tự do và lành mạnh cho các hoạt động giao lưu thông tin và tri thức trong xã hội ta. Chúng ta đều biết rằng tri thức có vai trò hết sức quan trọng góp phần tạo nên mọi thành tựu và tiến bộ trong lịch sử phát triển của văn minh nhân loại. Mặc dù những câu hỏi mang tính triết học về bản chất của tri thức, về quá trình hình thành tri thức, về quan hệ giữa vật chất và trí tuệ… vẫn đang được tranh luận và chưa có câu trả lời thoả đáng, nhưng trong mọi hoạt động lĩnh vực khoa học, kinh tế, văn hoá, tri thức vẫn luôn được tìm kiếm, phát hiện và tác động ngày càng lớn đến sự phát triển xã hội loài người. Máy tính điện tử, công cụ chủ yếu của công nghệ thông tin hiện đại, là loại máy móc thay thế con người trong các hoạt động trí óc. Chất lượng và khối lượng của các hoạt động trí óc không ngừng tăng lên theo sự tiến triển nhanh chóng về khả năng lưu trữ và xử lý thông tin của máy. Từ hàng chục năm nay, cùng với khả năng tính toán khoa học kĩ thuật không ngừng được nâng cao, các hệ thống máy tính đã được ứng dụng để tổ chức nhiều cơ sở dữ liệu thuộc mọi quy mô trong các ngành kinh tế , xã hội, hình thành dần kết cấu hạ tầng thông tin quốc gia, nền móng của sự phát triển thông tin ở nhiều nước. Sự phong phú về thông tin, dữ liệu cùng với khả năng kịp thời khai thác chúng đã mang đến những năng suất và chất lượng mới cho công tác quản lý, hoạt động kinh doanh, phát triển sản xuất và dich vụ… Nhưng rồi các yêu cầu về thông tin trong các loại hoạt động đó, đặc biệt là trong việc làm quyết định, ngày càng đòi hỏi chất lượng cao hơn, những người làm quyết định không những cần dữ liệu mà còn cần có thêm nhiều hiểu biết, nhiều tri thức để hỗ trợ cho việc ra quyết định của mình. John Naisbett đã cảnh báo “chúng ta đang chìm ngập trong dữ liệu mà vẫn đói tri thức”, điều đó cũng báo trước rằng việc ứng dụng công nghệ thông tin đã chuyển sang một bước mới mà nội dung là trợ giúp con người nhiều hơn trong việc tìm kiếm tri thức và trong các hoạt động trí tuệ, tức là chuyển đổi từ sự giàu có tri thức, nguồn lực chủ yếu cho sự phát triển kinh tế trong giai đoạn mới. Các khái niệm thông tin dữ liệu và tri thức có liên quan chặt chẽ với nhau và khó mà phân biệt được bằng những định nghĩa rõ ràng. Trong bài này, ta hiểu thông 12 tin là khái niệm chung nhất bao gồm mọi hiểu biết về các sự vật, hiện tượng, quan hệ… mà con người thu nhận được qua trực giác, giao tiếp, khảo sát, thực nghiệm, lý giải, nghiên cứu… Dữ liệu thường được cho bởi các giá trị mô tả sự kiện, hiện tượng cụ thể: còn tri thức thường được xem là những hiểu biết có mức độ khái quát nào đó, về mối quan hệ giữa các thuộc tính, các sự vật, hiện tượng, mang tính “quy luật” ở chừng mực nhất định, mà con người thu được qua từng trải nghiệm, qua phân tích số liệu , qua nghiên cứu, lý giải, suy luận… Đó không phải là những định nghĩa, mà chỉ là những quy ước được dùng trong bài, và vì vậy cũng có thể có ít nhiều nhầm lẫn. Hoạt động nhận thức của con người bao gồm việc tìm kiếm tri thức để tăng cường hiểu biết về tự nhiên, xã hội và cuộc sống, đồng thời sử dụng các tri thức có được để tạo nên các kỹ thuật, công nghệ và giải pháp nhằm không ngừng cải thiện cuộc sống của mình. Trải qua thế kỉ tích luỹ, và ngày nay có thêm sự trợ giúp đắc lực của công nghệ thông tin, chúng ta đã có khả năng sử rộng rãi trong các hoạt động kinh tế, xã hội ở vào thời đại mà bản thân thông tin và tri thức cũng đang trở thành yếu tố chính của các loại hoạt động đó. Và dĩ nhiên, con người không chỉ thụ động sử dụng những tri thức tìm kiếm được, mà ngày càng chủ động tìm kiếm, thu thập thêm nhiều tri thức cho hoạt động của mình. Nếu như trong nhiều thế kỉ qua, khoa học luôn hướng tới việc phát hiện những tri thức có giá trị phổ biến dưới dạng những nguyên lý, quy luật, định lý… thì ngày nay, chúng ta cũng ngày càng thấy rõ rằng trong cuộc sống thường nhật, trong việc quản lý kinh doanh, làm ăn hằng ngày của chúng ta cũng rất cần có thêm những tri thức, có thể có ý nghĩa phổ biến hẹp hơn. Trước hết ta cần tìm hiểu khái niệm về tri thức Khái niệm tri thức được đề cập đến từ xa xưa trong triết học phương Tây. Đối với hầu hết các triết gia như Platon, Aristotle, Descartes, và tri thức được định nghĩa là “lòng tin có lý do chính đáng về sự thật”. Định nghĩa này vẫn còn rất phổ biến ngày nay. Ví dụ Nonaka (1994) định nghĩa tri thức là “một quá trình năng động của con người để tìm lý do chính đáng cho những lòng tin cá nhân trong khát vọng tìm hiểu sự thật”. 13 Gần đây, một số tác giả có đưa ra vài định nghĩa khác, bao gồm “thông tin có giá trị trong hành động”, “thông tin, công nghệ, bí quyết, và kỹ năng”. Davenport and Prusak [25,tr.5] đưa ra một định nghĩa khá toàn diện về tri thức như sau: “Tri thức là một tập hợp bao gồm kinh nghiệm, giá trị, thông tin, và sự hiểu biết thông thái mà có thể giúp đánh giá và thu nạp thêm những kinh nghiệm và thông tin mới. Tri thức được tạo ra và ứng dụng trong đầu óc của những người có nó. Trong một tổ chức, tri thức không chỉ được hàm chứa trong các văn bản và tài liệu, mà còn nằm trong thủ tục, quy trình, thông lệ, và nguyên tắc của tổ chức đó” Vậy tri thức là: - Các thông tin, các tài liệu, các cơ sở lý luận, các kỹ năng khác nhau, đạt được bởi một tổ chức hay một cá nhân thông qua các trải nghiệm thực tế hay thông qua sự giáo dục đào tạo; các hiểu biết về lý thuyết hay thực tế về một đối tượng, một vấn đề, có thể lý giải được về nó; là những gì đã biết, đã được hiểu biết trong một lĩnh vực cụ thể hay toàn bộ, trong tổng thể. - Tri thức là quá trình nghiên cứu nhằm khám phá ra những kiến thức mới, học thuyết mới, … về tự nhiên và xã hội. Những kiến thức hay học thuyết mới này, tốt hơn, có thể thay thế dần những cái cũ, không còn phù hợp. Ví dụ: Quan niệm thực vật là vật thể không có cảm giác được thay thế bằng quan niệm thực vật có cảm nhận. Khoa học bao gồm một hệ thống tri thức về quy luật của vật chất và sự vận động của vật chất, những quy luật của tự nhiên, xã hội, và tư duy. Hệ thống tri thức này hình thành trong lịch sử và không ngừng phát triển trên cơ sở thực tiễn xã hội. Phân biệt ra 2 hệ thống tri thức: tri thức kinh nghiệm và tri thức khoa học. Tri thức kinh nghiệm: là những hiểu biết được tích lũy qua hoạt động sống hàng ngày trong mối quan hệ giữa con người với con người và giữa con người với thiên nhiên. Quá trình nầy giúp con người hiểu biết về sự vật, về cách quản lý thiên nhiên và hình thành mối quan hệ giữa những con người trong xã hội. Tri thức kinh nghiệm được con người không ngừng sử dụng và phát triển trong hoạt động thực tế. Tuy nhiên, tri thức kinh nghiệm chưa thật sự đi sâu vào bản chất, chưa thấy được hết các thuộc tính của sự vật và mối quan hệ bên trong giữa sự vật và con người. Tri thức kinh nghiệm còn được gọi là tri thức ẩn là những tri thức thu được từ sự trải nghiệm thực tế, dạng tri thức này thường ẩn trong mỗi cá nhân và rất khó “mã hóa” và chuyển giao, thường bao gồm: 14 niềm tin, giá trị, kinh nghiệm, bí quyết, kỹ năng... Ví dụ: Trong bóng đá, các cầu thủ chuyên nghiệp có khả năng cảm nhận bóng rất tốt. Đây là một dạng tri thức ẩn, nó nằm trong mỗi cầu thủ. Nó không thể “mã hóa” thành văn bản, không thể chuyển giao, mà người ta chỉ có thể có bằng cách tự mình luyện tập. Vì vậy, tri thức kinh nghiệm chỉ phát triển đến một hiểu biết giới hạn nhất định, nhưng tri thức kinh nghiệm là cơ sở cho sự hình thành tri thức khoa học. Tri thức khoa học: là những hiểu biết được tích lũy một cách có hệ thống nhờ hoạt động nghiên cứu khoa học, các họat động này có mục tiêu xác định và sử dụng phương pháp khoa học. Không giống như tri thức kinh nghiệm (tri thức ẩn), tri thức khoa học dựa trên kết quả quan sát, thu thập được qua những thí nghiệm và qua các sự kiện xảy ra ngẫu nhiên trong hoạt động xã hội, trong tự nhiên. Tri thức khoa học cũng giống như tri thức hiện đó là những tri thức được giải thích và mã hóa dưới dạng văn bản, tài liệu, âm thanh, phim, ảnh,… thông qua ngôn ngữ có lời hoặc không lời, nguyên tắc hệ thống, chương trình máy tính, chuẩn mực hay các phương tiện khác. Đây là những tri thức đã được thể hiện ra ngoài và dễ dàng chuyển giao, thường được tiếp nhận qua hệ thống giáo dục và đào tạo chính quy. Tri thức khoa học được tổ chức trong khuôn khổ các ngành và bộ môn khoa học (discipline) như: triết học, sử học, kinh tế học, toán học, sinh học,… Tri thức còn được phân ra thành mấy loại như sau: - Biết cái gì nói về sự nhận biết các sự kiện, các vật thể, các hiện tượng…; ở đây tri thức rất gần gũi với thông tin, khối lượng tri thức có thể đo bằng bite. - Biết tại sao thường để chỉ tri thức khoa học, hiểu biết về bản chất của tự nhiên. Tri thức này là cơ sở cho những tiến bộ công nghệ, đổi mới sản phẩm trong phần lớn các ngành công nghiệp; tạo ra các tri thức này thường là các cơ quan nghiên cứu và các trường đại học. - Biết thế nào là để chỉ kỹ năng hoặc năng lực làm một việc gì. Đây là loại tri thức đặc trưng cho năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp. Người ta thường lập mạng lưới công nghiệp để các doanh nghiệp có thể chia sẽ và tổ hợp các yếu tố của loại tri thức này; - Biết ai là cái biết quan trọng nhất. “Biết ai” bao gồm thông tin về ai biết cái gì, ai biết làm thế nào, làm những gì. Đó cũng là tri thức về quan hệ xã hội, về tổ chức tập hợp lực lượng, về cách tiếp cận với các chuyên gia và sử dụng hiệu quả nhất tri thức của họ… 15 Đối với người quản lý và các tổ chức, tri thức này là hàng đầu để thích nghi với sự đổi mới ngày càng nhanh. Một trong những tri thức khoa học có vai trò tác động đến sự phát triển của xã hội loài người đó là công nghệ Nano. Công nghệ nano, (tiếng Anh: nanotechnology) là ngành công nghệ liên quan đến việc thiết kế, phân tích, chế tạo và ứng dụng các cấu trúc, thiết bị và hệ thống bằng việc điều khiển hình dáng, kích thước trên quy mô nanômét khi không rõ ràng, tuy nhiên chúng đều có chung đối tượng là vật liệu nano. Vật liệu nano: là vật liệu trong đó có ít nhất một chiều có kích thước cỡ nanômét. Về trạng thái của vật liệu, các nhà khoa học phân chia thành ba trạng thái: rắn, lỏng và khí. Vật liệu nano được tập trung nghiên cứu hiện nay chủ yếu là vật liệu rắn, sau đó mới đến chất lỏng và khí. Về hình dáng vật liệu, các nhà khoa học phân ra thành các loại sau: - Các vật liệu nano một chiều: màng mỏng, các lớp, các bề mặt... - Các vật liệu nano hai chiều: dây nano, các ống nano. - Các vật liệu nano ba chiều: các hạt nano, các hạt keo, các chấm lượng tử, các vật liệu dạng tinh thể nano, các đám nano... - Ngoài ra còn có vật liệu có cấu trúc nano hay nanocompozit trong đó chỉ có một phần của vật liệu có kích thước nano, hoặc cấu trúc của nó có nano ba chiều, một chiều, hai chiều đan xen nhau. Hai yếu tố chính tạo nên các tính chất của vật liệu nano, làm cho nó khác biệt lớn đối với các vật liệu khác, đó là diện tích bề mặt được tăng lên đáng kể và các hiệu ứng lượng tử. Những yếu tố này có thể làm thay đổi hoặc tăng cường các tính chất ví dụ như độ phản ứng, độ cứng và các tính chất về điện. Khi giảm kích thước một hạt, thì tỷ lệ các nguyên tử ở trên bề mặt tăng lên so với các nguyên tử ở bên trong. Ví dụ, một hạt có kích thước 30 nm có 5% nguyên tử ở trên bề mặt của nó, với kích thước 10nm có 20% nguyên tử trên bề mặt của nó và 3 nm có 50% nguyên tử trên bề mặt của nó. Do vậy, các hạt nano sẽ có diện tích bề mặt trên đơn vị khối lớn hơn so với các hạt ở kích thước lớn hơn. Vì các phản ứng hóa học xúc tác diễn 16 ra ở bề mặt, nên điều này có nghĩa là một khối vật liệu dạng hạt nano sẽ phản ứng nhạy hơn với cùng khối vật liệu đó có cấu tạo từ các hạt lớn hơn. Song song với các hiệu ứng diện tích bề mặt, các hiệu ứng lượng tử bắt đầu chi phối những tính chất của vật liệu khi kích thước bị giảm xuống cỡ nano. Chúng có thể tác động tới phản ứng điện, từ tính và quang học của vật liệu đặc biệt là khi cấu trúc của kích cỡ hạt tịnh tiến tới mức kích cỡ nhỏ nhất trong bảng kích thước nano. Vật liệu nano khai thác những hiệu ứng này bao gồm các chấm lượng tử, các tia laze năng lượng lượng tử (quantum well lasers), các linh kiện điện quang... Đối với các vật liệu khác, ví dụ như những chất rắn tinh thể, khi kích thước các thành phần cấu trúc của chúng giảm, thì diện tích giao diện trong lòng vật liệu tăng lên sẽ tác động mạnh tới các tính chất điện và cơ. Hầu hết các kim loại được tạo ra từ các hạt tinh thể nhỏ, khi vật liệu bị giảm kích cỡ xuống thì ranh giới giữa các hạt giảm xuống đến mức gần bằng không, vì vậy tạo cho nó độ rắn. Nếu những hạt này có thể được làm cho cực nhỏ, hoặc thậm chí ở kích thước nano, thì diện tích giao diện bên trong vật liệu tăng lên rất nhiều, điều này càng làm tăng độ cứng của nó. Ví dụ, niken tinh thể nano có độ cứng bằng thép. Hiện nay có rất nhiều vật liệu nano mới chỉ đang ở giai đoạn sản xuất trong phòng thí nghiệm, nhưng một số ít đã bắt đầu được thương mại hóa. Ý chí: là mặt năng động của ý thức biểu hiện ở năng lực thực hiện những hành động có mục đích, đòi hỏi phải có sự nổ lực khắc phục khó khăn. - Ý chí có tính mục đích: đây là phẩm chất quan trọng của ý chí, giúp con người điều chỉnh hành vi hướng vào mục đích tự giác. - Ý chí có tính độc lập: đây là phẩm chất cho phép con người quyết định và thực hiện hành động theo những quan điểm niềm tin của mình, không bị chi phối bởi các tác động bên ngoài. - Ý chí có tính quyết đoán: đây là khả năng đưa ra quyết định kịp thời, dứt khoát trên cơ sở tính toán căn nhắc cẩn thận, chắc chắn. - Ý chí có tính kiên trì: thể hiện ở sự khắc phục những khó khăn, trở ngại khách quan và chủ quan để đạt được mục đích đã đề ra. 17
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan