Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Hóa học 10 bộ đề thi thử thpt quốc gia môn hóa chọn lọc có đáp án chi tiết từng câu...

Tài liệu 10 bộ đề thi thử thpt quốc gia môn hóa chọn lọc có đáp án chi tiết từng câu

.PDF
127
1475
121

Mô tả:

Đề thi thử THPT Quốc Gia năm 2016 Môn Hóa Học ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2016 MÔN HÓA HỌC –LẦN 1 Câu 1: Phân bón nitro photka là hỗn hợp của: A. NH4H2PO4 và KNO3 B. (NH4)2HPO4 và NaNO3 C. (NH4)2HPO4 và KNO3 D. (NH4)3PO4 và KNO3 Câu 2: Cho hai hợp chất hữu cơ X, Y có cùng công thức phân tử là C3H7NO2. Khi phản ứng với dung dịch NaOH, X tạo ra H2NCH2COONa và chất hữu cơ Z; còn Y tạo ra CH2=CHCOONa và khí T. Các chất Z và T lần lượt là A. CH3OH và CH3NH2. B. CH3NH2 và NH3. C. CH3OH và NH3. D. C2H5OH và N2. Câu 3: Thuỷ phân hoàn toàn tinh bột trong dung dịch axit vô cơ loãng, thu được chất hữu cơ X. Cho X phản ứng với khí H2 (xúc tác Ni, to), thu được chất hữu cơ Y. Các chất X, Y lần lượt là: A. glucozơ, fructozơ. B. glucozơ, sobitol. C. glucozơ, saccarozơ. D. glucozơ, etanol. Câu 4: Đốt cháy hoàn toàn một hiđrocacbon mạch hở X cần vừa đủ V lít khí O2 (ở đktc), thu được 0,4 mol CO2 và 0,5 mol H2O. Giá trị của V là A. 8,96. B. 2,24. C. 14,56. D. 11,2. Câu 5: Anđehit no mạch hở X có công thức đơn giản nhất C2H3O. Công thức phân tử của X là A. C4H6O2. B. C2H3O C. C8H12O4. D. C6H9O3. Câu 6: Cho m gam hỗn hợp axit axetic, axit benzoic, axit adipic, axit oxalic tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH thu được a gam muối. Nếu cũng cho m gam hỗn hợp X nói trên tác dụng với Ca(OH)2 vừa đủ thì thu được b gam muối. Biểu thức liên hệ m, a, b là: A. m = 11b – 10a B. 9m = 20 a – 11b C. 8m = 19 a- 11b D. 3m = 22b – 19a Câu 7: Hiđrocacbon X không làm mất màu dung dịch brom ở nhiệt độ thường. Tên gọi của X là A. etilen B. isopren. C. hexan. D. stiren. Câu 8: Hợp chất hữu cơ X tác dụng được với dung dịch NaOH và dung dịch brom nhưng không tác dụng với dung dịch NaHCO3. Tên gọi của X là A. phenol B. metyl axetat. C. axit acrylic. D. anilin. Câu 9: Cho Fe tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng tạo thành khí X; nhiệt phân tinh thể KNO3 tạo thành khí Y; cho tinh thể KMnO4 tác dụng với dung dịch HCl đặc tạo thành khí Z. Các khí X, Y và Z lần lượt là A. Cl2, O2 và H2S. B. H2, O2 và Cl2. C. SO2, O2 và Cl2. D. H2, NO2 và Cl2. Câu 10: Cho mô hình thí nghiệm điều chế và thu khí như hình vẽ sau: Trên con đường thành công không có dấu chân người lười biếng ! 1 Đề thi thử THPT Quốc Gia năm 2016 Môn Hóa Học Phương trình hóa học nào sau đây phù hợp với mô hình thu khí trên? A. CaC2 + H2O -> Ca(OH)2 + C2H2 B. FeS + HCl -> FeCl2 + H2S C. CH3COONa + NaOH -> CH4 + Na2CO3 D. NaHCO3 + HCl -> NaCl + CO2 + H2O Câu 11: Cho X là metylamin. Lấy 3,1 gam X tác dụng hết với dung dịch HCl thì khối lượng muối thu được là A. 11,46 gam B. 12,82 gam C. 14,38 gam D. 6,75 gam Câu 12: Hòa tan một khí X vào nước, thu được dung dịch Y. Cho từ từ dung dịch Y đến dư vào dung dịch ZnSO4 , ban đầu thấy có kết tủa trắng, sau đó kết tủa tan dần. Khí X là A. HCl. B. NO2. C. SO2. D. NH3. Câu 13: Dãy gồm các chất được sắp xếp theo chiều tăng dần nhiệt độ sôi từ trái sang phải là: A. CH3COOH, C2H5OH, HCOOH, CH3CHO. B. CH3COOH, HCOOH, C2H5OH, CH3CHO. C. CH3CHO, C2H5OH, HCOOH, CH3COOH. D. HCOOH, CH3COOH, C2H5OH, CH3CHO. Câu 14: Hoàn tan hết m gam gồm Fe và một oxit sắt (FexOy) trong 800ml dung dịch HCl 1M (vừa đủ) thu được dung dịch X và 1,792 lít khí H2 (ở đktc). Cho dung dịch X tác dụng với dung dịch AgNO3 dư thu được 132,08 gam kết tủa. Giá trị của m là: A. 21,5472 gam B. 25,6 gam C. 27,52 gam D. 23,04 gam Câu 15: Xà phòng hoá một hợp chất có công thức phân tử C10H14O6 trong dung dịch NaOH (dư), thu được glixerol và hỗn hợp gồm ba muối (không có đồng phân hình học). Công thức của ba muối đó là: A. CH3-COONa, HCOONa và CH3-CH=CH-COONa. B. CH2=CH-COONa, CH3-CH2-COONa và HCOONa. C. CH2=CH-COONa, HCOONa và CH≡C-COONa. D. HCOONa, CH≡C-COONa và CH3-CH2-COONa. Câu 16: Các khí có thể tồn tại trong cùng một hỗn hợp là: A. NH3 và HCl B. H2S và Cl2 C. Cl2 và O2 D. HI và O3. Câu 17: Sản phẩm của phản ứng nhiệt phân hoàn toàn AgNO3 là: A. Ag2O, NO, O2 B. Ag2O, NO2, O2 C. Ag, NO2, O2 D. Ag, NO, O2 Câu 18: Hai chất X và Y có cùng công thức phân tử C2H4O2. Chất X phản ứng được với kim loại Na và tham gia phản ứng tráng bạc. Chất Y phản ứng được với kim loại Na và hoà tan được CaCO3. Công thức của X, Y lần lượt là: A. HOCH2CHO, CH3COOH. B. CH3COOH, HOCH2CHO. C. HCOOCH3, HOCH2CHO. D. HCOOCH3, CH3COOH. Câu 19: Phát biểu nào sau đây là đúng? A. Saccarozơ làm mất màu nước brom. Trên con đường thành công không có dấu chân người lười biếng ! 2 Đề thi thử THPT Quốc Gia năm 2016 Môn Hóa Học B. Amilopectin có cấu trúc mạch phân nhánh. C. Glucozơ bị khử bởi dung dịch AgNO3 trong NH3. D. Xenlulozơ có cấu trúc mạch phân nhánh. Câu 20: Cho dãy các oxit sau: SO2, NO2, NO, SO3, P2O5, CO, N2O5, N2O. Số oxit trong các dãy tác dụng được với H2O ở điều kiện thường là A. 8 B. 5 C. 7 D. 6 Câu 21: Có 1 loại oleum X trong đó SO3 chiếm 70% theo khối lượng. Tính khối lượng nước cần thêm vào 100 gam oleum trên để thu được dung dịch mới trong đó H2SO4 chiếm 80% theo khối lượng A. 16,2. B. 21,6. C. 10,8. D. 8,8. Câu 22: Trong phòng thí nghiệm, người ta thường điều chế HNO3 từ: A. NH3 và O2 B. NaNO3 và HCl đặc. C. NaNO2 và H2SO4 D. NaNO3 và H2SO4 đặc Câu 23: Hòa tan hoàn toàn 11,2 gam một kim loại X vào dung dịch H2SO4 loãng dư. Sau phản ứng thu được 4,48 lít khí H2 (đktc). Tên gọi của X là A. Magie. B. Kẽm. C. Canxi. D. Sắt. Câu 24: Cho các hợp chất hữu cơ: (1) ankan; (2) ancol no, đơn chức, mạch hở; (3) xicloankan; (4) ete no, đơn chức, mạch hở; (5) anken; (6) ancol không no (có một liên kết đôi C=C), mạch hở; (7) ankin; (8) anđehit no, đơn chức, mạch hở; (9) axit no, đơn chức, mạch hở; (10) axit không no (có một liên kết đôi C=C), đơn chức.Dãy gồm các chất khi đốt cháy hoàn toàn đều cho số mol CO2 bằng số mol H2O là: A. (3),(4), (6),(7),(10). B. (3), (5), (6), (8), (9). C. (1),(3), (5),(6),(8). D. (2), (3), (5), (7), (9). Câu 25: Một mẫu khí thải được sục vào dung dịch CuSO4, thấy xuất hiện kết tủa màu đen. Hiện tượng này do chất nào có trong khí thải gây ra? A. H2S B. CO2 C. NO2 D. SO2 Câu 26: Dãy gồm các chất đều điều chế trực tiếp (bằng một phản ứng) tạo ra anđehit axetic là: A. C2H5OH, C2H4, C2H2. B. C2H5OH, C2H2, CH3COOC2H5. C. HCOOC2H3, C2H2, CH3COOH. D. CH3COOH, C2H2, C2H4. Câu 27: SO2 luôn thể hiện tính khử trong phản ứng với A. CaO. B. nước brom. C. H2S. D. dung dịch NaOH. Câu 28: Cho phản ứng ở trạng thái cân bằng: H2 (k) + Cl2 (k) ↔ 2HCl(k)( ∆ H<0) Cân bằng sẽ chuyển dịch về bên trái, khi tăng: A. Nhiệt độ. B. Áp suất. C. Nồng độ khí H2. D. Nồng độ khí Cl2 Câu 29: Dung dịch nào sau đây làm quỳ tím chuyển màu xanh? A. Phenylamoni clorua B. Etylamin C. Anilin. D. Glyxin. Câu 30: Số đipeptit tối đa có thể tạo ra từ một hỗn hợp gồm alanin và glyxin là A. 1 B. 4 C. 2 D. 3. Câu 31: Khi cho 100ml dung dịch KOH 1M vào 100ml dung dịch HCl thì phản ứng xảy ra vừa đủ. Nồng độ mol của HCl trong dung dịch đã dùng là A. 1,0M. B. 0,25M. C. 0,5M. D. 0,75M. Câu 32: Trường hợp không xảy ra phản ứng hóa học là: Trên con đường thành công không có dấu chân người lười biếng ! 3 Đề thi thử THPT Quốc Gia năm 2016 Môn Hóa Học A. FeCl2 + H2S -> FeS + 2HCl B. O3 + 2KI + H2O -> 2KOH + I2 + O2 C. 3O2 + 2H2S -> 2H2O + 2SO2 D. Cl2 + 2NaOH -> NaCl + NaClO + H2O. Câu 33: Cho 18 gam glucozơ phản ứng hoàn toàn với AgNO3/ NH3, thu được m gam Ag. Giá trị của m là A. 10,8. B. 21,6. C. 32,4. D. 43,2. Câu 34: Hỗn hợp khí X gồm CH4, C2H2 có M X = 23,5. Trộn V(lít) X với V1(lít) hiđrocacbon Y được 107,5 gam hỗn hợp khí Z. Trộn V1(lít) X với V(lít) hiđrocacbon Y được 91,25 gam hỗn hợp khí F. Biết V1 – V = 11,2 (lit) (các khí đều đo ở đktc). Công thức của Y là: A. C3H8 B. C2H6 C. C4H8 D. C3H6 Câu 35: Cho một số tính chất: có dạng sợi (1); tan trong nước (2); tan trong nước Svayde (3); phản ứng với axit nitric đặc (xúc tác axit sunfuric đặc) (4); tham gia phản ứng tráng bạc (5); bị thuỷ phân trong dung dịch axit đun nóng (6). Các tính chất của xenlulozơ là: A. (1), (2), (3) và (4). B. (3), (4), (5) và (6). C. (1), (3), (4) và (6). D. (2), (3), (4) và (5). Câu 36: Đung nóng 18 gam CH3COOH với 13,8 gam C2H5OH có mặt H2SO4 đặc làm xúc tác. Sau phản ứng thu được 12,32 gam este. Hiệu suất của phản ứng este hóa là A. 92,35%. B. 35,42%. C. 70,00%. D. 46,67%. Câu 37: Hỗn hợp A gồm Fe, Cu, Al, Mg (có tỉ lệ mol tương ứng là 1 : 1 : 2 : 2). Hoà tan 22,2 gam hỗn hợp A cần vừa đủ 950ml dung dịch HNO3 2M sau các phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch X và V lit (đktc) hỗn hợp khí Y gồm 4 khí N2, NO, N2O, NO2 trong đó 2 khí N2 và NO2 có số mol bằng nhau. Cô cạn rất cẩn thận dung dịch X thu được 117,2 gam muối khan. Giá trị V là: A. 8,86 B. 6,72 C. 7,84 D. 5,04 Câu 38: Ancol etylic (d = 0,8 gam/ml) được điều chế từ tinh bột bằng phương pháp lên men với hiệu suất toàn bộ quá trình 80%. Hấp thụ toàn bộ lượng CO2 sinh ra khi lên men tinh bột vào 4 lít dung dịch Ca(OH)2 1M thì thu được 320 gam kết tủa, lọc bỏ kết tủa, đun nóng dung dịch thu được thấy xuất hiện thêm kết tủa. Thể tích ancol etylic 460thu được là A. 0,48 lít. B. 0,75 lít. C. 0,40 lít. D. 0,60 lít. Câu 39: Cho 5,8 gam muối FeCO3 tác dụng với dung dịch HNO3 vừa đủ, thu được hỗn hợp khí chứa CO2, NO và dung dịch X. Cho dung dịch HCl dư vào dung dịch X được dung dịch Y, dung dịch Y này hòa tan được tối đa m gam Cu, sinh ra sản phẩm khử NO duy nhất. Giá trị của m là: A. 9,6 gam B. 16 gam C. 14,4 gam D. 11,2 gam 37 Câu 40: Trong tự nhiên đồng vị Cl chiếm 24,23% số nguyên tử clo. Nguyên tử khối trung bình của clo bằng 35,5. Thành phần phần trăm về khối lượng của 37Cl có trong HClO4 là (với 1H, 16O): A. 9,82%. B. 8,65%. C. 8,92%. D. 8,56%. Câu 41: Thuốc thử được dùng để phân biệt Gly-Ala-Gly với Gly-Ala là A. dung dịch NaOH. B. dung dịch HCl. C. dung dịch NaCl. D. Cu(OH)2 trong môi trường kiềm. Trên con đường thành công không có dấu chân người lười biếng ! 4 Đề thi thử THPT Quốc Gia năm 2016 Môn Hóa Học Câu 42: Cho 32,25 gam một muối có công thức phân tử là CH7O4NS tác dụng hết với 750 ml dung dịch NaOH 1M đun nóng thấy thoát ra chất khí làm xanh quỳ tím ẩm và thu được dung dịch X chỉ chứa các chất vô cơ. Cô cạn dung dịch X thu được bao nhiêu gam chất rắn khan? A. 45,5 B. 30,0 C. 50,0 D. 35,5 Câu 43: Khi nung nóng hỗn hợp các chất Fe(NO3)2, Fe(OH)3 và FeCO3 trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được một chất rắn là: A. FeO B. Fe2O3. C. Fe D. Fe3O4 Câu 44: Cho m gam hỗn hợp X gồm một peptit A và một amino axit B ( MA > 4MB) được trộn theo tỉ lệ mol 1 : 1 tác dụng với một lượng dung dịch NaOH vừa đủ thu được dung dịch Y chứa (m + 12,24) gam hỗn hợp muối natri của glyxin và alanin. Dung dịch Y phản ứng tối đa với 360 ml dung dịch HCl 2M thu được dung dịch Z chứa 63,72 gam hỗn hợp muối. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Kết luận nào sau đây đúng? A. A có 5 liên kết peptit. B. B có thành phần phần trăm khối lượng nitơ là 15,73%. C. Tỉ lệ số phân tử glyxin và alanin trong phân tử A là 3 : 2. D. A có thành phần trăm khối lượng nitơ là 20,29%. Câu 45: Cho 33,2 gam hỗn hợp A gồm Fe3O4, Fe(NO3)3, Cu tác dụng hoàn toàn với dung dịch chứa 0,48mol H2SO4 (loãng) thì thu được khí NO duy nhất và dung dịch B chỉ chứa 2 muối sunfat. Cô cạn B thu được m gam muối khan. m có giá trị gần nhất là: A. 75,9 B. 64,4 C. 67,8 D. 65, 6 Câu 46: E là một este 3 chức, mạch hở. Đun nóng 7,9 gam E với dung dịch NaOH dư, đến khi phản ứng hoàn toàn thu được ancol X và 8,6 gam hỗn hợp muối Y. Tách nước từ X có thể thu được propenal. Cho Y tác dụng với dung dịch H2SO4 thu được 3 axit hữu no, mạch hở, đơn chức (trong đó 2 axit có khối lượng phân tử nhỏ là đồng phân của nhau). Công thức phân tử của axit có khối lượng phân tử lớn hơn là: A. C5H10O2 B. C7H14O2 C. C6H12O2 D. C5H12O2 Câu 47: Hóa hơi 8,64 gam hỗn hợp gồm một axit no, đơn chức, mạch hở X và một axit no, đa chức Y (có mạch cacbon hở, không phân nhánh) thu được một thể tích hơi bằng thể tích của 2,8 gam N2 (đo trong cùng điều kiện). Đốt cháy 8,64 gam hỗn hợp axit trên thu được 11,44 gam CO2. Phần trăm khối lượng của X trong hỗn hợp ban đầu là : A. 65,15% B. 27,78% C. 72,22% D. 35,25% Câu 48: Phát biểu nào sau đây là đúng ? A. Dung dịch NaF phản ứng với dung dịch AgNO3 sinh ra AgF kết tủa B. Iot có bán kính nguyên tử lớn hơn brom C. Flo có tính oxi hóa yếu hơn clo. D. Axit HBr có tính axit yếu hơn axit HCl Câu 49: Cacbohiđrat nhất thiết phải chứa nhóm chức của A. ancol. B. xeton C. amin. D. anđehit. Câu 50: Trung hoà 5,4 gam X gồm CH3COOH, CH2=CHCOOH, C6H5OH và C6H5COOH cần dùng Vml dung dịch NaOH 0,1M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 6,94 gam hỗn hợp chất rắn khan. Giá trị của V là. A. 450 ml B. 350 ml C. 900 ml D. 700 ml Trên con đường thành công không có dấu chân người lười biếng ! 5 Đề thi thử THPT Quốc Gia năm 2016 Môn Hóa Học ĐÁP ÁN VÀ GIẢI CHI TIẾT ĐỀ SỐ 1 Câu 1: Đáp án : C Câu 2: Đáp án : C C3H7NO2 + NaOH – H2NCH2COONa + Z => Z là CH3OH ( X là H2NCH2COOCH3) Với Y tạo ra CH2=CHCOONa => Y là CH2=CHCOONH4 => T là NH3 Câu 3: Đáp án : B Tinh bột -> X => X là C6H12O6 X + H2 -> Y => Y là Sobitol Câu 4: Đáp án : C Bảo toàn O : 2nO2 = 2nCO2 + nH2O => nO2 = 0,65 mol => V = 14,56 lit Câu 5: Đáp án : A Câu 6: Đáp án : D Dạng tổng quát : COOH + NaOH -> COONa + H2O 2COOH + Ca(OH)2 -> (COO)2Ca + 2H2O Bảo toàn khối lượng : mmuối Na – maxit = (23 – 1)nCOOH Và mmuối Ca – maxit = (20 – 1)nCOOH => nCOOH = (a – m)/22 = (b – m)/19 => 3m = 22b – 19a Câu 7: Đáp án : C Câu 8: Đáp án : A Câu 9: Đáp án : B Fe + H2SO4 loãng -> H2; Nhiệt phân KNO3 -> O2 ; KMnO4 + HClđặc -> Cl2 Trên con đường thành công không có dấu chân người lười biếng ! 6 Đề thi thử THPT Quốc Gia năm 2016 Môn Hóa Học Câu 10: Đáp án : A Khí phải đi qua NaOH và H2O nên khí này không được phản ứng với NaOH và H2O hoặc tan trong 2 dung dịch trên. Mặt khác ở thí nghiệm trên không cần đun nóng nên không thể là phản ứng vôi tôi xút Câu 11: Đáp án : D CH3NH2 + HCl -> CH3NH3Cl => mmuối = 6,75g Câu 12: Đáp án : D NH3 + H2O -> NH4+ + OH-; Zn2+ + 2OH- -> Zn(OH)2↓ ; Zn(OH)2 + 4NH3 -> Zn(NH3)4(OH)2 Câu 13: Đáp án : C Xét trước hết về khối lượng mol ( càng lớn thì nhiệt độ sôi càng tăng ) Nếu khối lượng mol tương đương thì xét khả năng tạo liên kết hidro liên phân tử ( axit > ancol > andehit ) Câu 14: Đáp án : D nH2 = 0,08 mol < nHCl = 0,8 mol => Fe phản ứng hết với HCl tạo Fe2+ Fe2+ + Ag+ -> Fe3+ + Ag Ag+ + Cl- -> AgCl ,mkết tủa = mAg + mAgCl => nAg = 0,16 mol => nAg = nFe2+ = 0,16 mol => nFeO = 0,08 mol Nếu là FeO -> nHCl = 2nFe + 2nFeO = 0,32 mol < nHCl => oxit là Fe3O4 với số mol là 0,08 mol => m = 23,04g Câu 15: Đáp án : B Tổng (pi + vòng) = 4 => trong gốc hydrocacbon sẽ có 1 liên kết pi => Loại C ; D Xét 2 đáp án A và B. Vì các muối không có đồng phân hình học => Loại A Câu 16: Đáp án : C Câu 17: Đáp án : C Câu 18: Đáp án : A X + Na và X tráng bạc => X là HOCH2CHO X + Na và CaCO3 => X là axit : CH3COOH Câu 19: Đáp án : B Saccarozo không làm mất màu nước brom Glucozo bị oxi hóa bởi AgNO3/NH3 Xenlulozo có cấu trúc mạch thẳng Trên con đường thành công không có dấu chân người lười biếng ! 7 Đề thi thử THPT Quốc Gia năm 2016 Môn Hóa Học Câu 20: Đáp án : B Các oxit thỏa mãn : SO2 ; NO2 ; SO3 ; P2O5 ; N2O5 Câu 21: Đáp án : C Xét 100g Oleum có 70g SO3 và 30g H2SO4 Khi hòa tan vào nước thu được dung dịch có H2SO4 chiếm 80% Gọi số mol H2O tham gia là x = số mol H2SO4 (sinh ra)  dd mới có (98x + 30) gam H2SO4.  (98x + 30) : (100+ 18x) = 0,8  x = 0,6 mol  mH2O = 10,8g Câu 22: Đáp án : D Câu 23: Đáp án : D Nếu hóa trị của X là n. bảo toàn e : 2nH2 = n.nX => nX = 0,4/x (mol) => MX = 28n; Với n = 2 thì MX = 56(Fe) (TM) Câu 24: Đáp án : B Các chất có 1 liên kết pi hoặc 1 vòng đơn trong phân tử sẽ thỏa mãn điều kiện đề bài. Câu 25: Đáp án : A H2S + CuSO4 -> CuS↓ đen + H2SO4 Câu 26: Đáp án : A Câu 27: Đáp án : B Câu 28: Đáp án : A Cân bằng sẽ chuyển dịch sang trái khi tăng nhiệt độ Vì phản ứng thuận tỏa nhiệt nên t0 tăng thì chuyển dịch theo chiều thuận Câu 29: Đáp án : B Câu 30: Đáp án : B Các peptit : Gly-Gly ; Ala-Ala ; Gly-Ala ; Ala-Gly Câu 31: Đáp án : A Phản ứng vừa đủ : nNaOH = nHCl = 0,1 mol => CM(HCl) = 1M Câu 32: Đáp án : A Vì FeS tan trong HCl Câu 33: Đáp án : B Glucozo -> 2Ag => nAg = 2nGlucozo = 0,2 mol=> m = 21,6g Câu 34: Đáp án : C Trên con đường thành công không có dấu chân người lười biếng ! 8 Đề thi thử THPT Quốc Gia năm 2016 Môn Hóa Học V1 – V = 11,2 => n1 – n = 0,5 mol +) n.MX + n1.MY = 107,5 => 23,5n +MY.(n + 0,5) = 107,5 (1) +)n1.MX + n.MY = 91,25 => (n + 0,5).23,5 + nMY = 91,25 (2) Lấy (1) – (2) : 0,5MY = 28 => MY = 56 (C4H8) Câu 35: Đáp án : C Câu 36: Đáp án : D nCH3COOC2H5 = 0,14 mol ,naxit = 0,3 mol = nancol = 0,3 mol=> H% = 0,14/0,3 = 46,67% Câu 37: Đáp án : D Ta có : nFe : nCu : nAl : nMg =1 : 1 : 2 : 2 => nFe = nCu = 0,1 ; nAl = nMg = 0,2 mol 4 khí trong đó N2 và NO2 có số mol bằng nhau => có thể qui về N2O và NO với số mol lần lượt là x và y ,nNO3 muối KL = ne KL = 3nFe + 2nCu + 3nAl + 2nMg = 1,5 mol => mmuối = mKL + mNO3 muối KL + mNH4NO3 => nNH4NO3 = 0,025 mol Bảo toàn N : 2nN2O + nNO + 2nNH4NO3 + nNO3 muối KL = nHNO3 => 2x + y = 0,35 mol Bảo toàn e : 8nN2O + 3nNO + 8nNH4NO3 = ne KL => 8x + 3y = 1,3 => x = 0,125 ; y = 0,1 mol => V = 5,04 lit Câu 38: Đáp án : D Vì khi đun lên thì dung dịch vẫn còn kết tủa xuất hiện => Ca(OH)2 hết ,nCaCO3 = 3,2 mol. Bảo toàn Ca : nCa(OH)2 = nCaCO3 + nCa(HCO3)2 => nCa(HCO3)2 = 0,8 mol Bảo toàn C : nCO2 = nCaCO3 + 2nCa(HCO3)2 = 4,8 mol => nC2H5OH = nCO2 = 4,8 mol => mC2H5OH = 220,8g => VC2H5OH = 276 ml => Vrượu = 600 ml = 0,6 lit Câu 39: Đáp án : B X gồm có : 0,05 mol Fe(NO3)3 Trên con đường thành công không có dấu chân người lười biếng ! 9 Đề thi thử THPT Quốc Gia năm 2016 Môn Hóa Học => Y có thêm HCl Khi cho Cu vào : 3Cu + 8H+ + 2NO3- -> 3Cu2+ + 2NO + 4H2O Cu + 2Fe3+ -> Cu2+ + 2Fe2+ => nCu pứ = 1,5nNO3 + 0,5nFe3+ = 0,25 mol => m = 16g Câu 40: Đáp án : C Câu 41: Đáp án : D Chỉ tripeptit trở lên mới có phản ứng màu biure Câu 42: Đáp án : A Chất ban đầu + NaOH => muối vô cơ và khí làm ẩm quì tím => có thể là muối của amin Công thức phù hợp : CH3NH3HSO4 (X) => nX = 0,25 mol ; nNaOH = 0,75 mol => chất rắn gồm : 0,25 mol Na2SO4 và 0,25 mol NaOH => mrắn = 45,5g Câu 43: Đáp án : B Câu 44: Đáp án : A Trong Y: NH2-CH2-COONa (a mol) và NH2-CH(CH3)-COONa (b mol) =>nHCl = 2a + 2b = 0,72 mmuối = 110,5a + 124,5b + 58,5(a+b) = 63,72 =>a = 27/175 và b = 36/175 => nGly : nAla = 3 : 4 Nếu A là (Gly)3(Ala)3 và B là Ala thì A và B đều đúng nên loại. Nếu A là (Gly)2(Ala)4 và B là Gly => A đúng Câu 45: Đáp án : C Gọi số mol các chất trong A lần lượt là x ; y ; z .mA = 232x + 242y + 64z = 33,2g +) Nếu dung dịch sau phản ứng chứa Fe2(SO4)3 và CuSO4 => B có : (1,5x + 0,5y) mol Fe2(SO4)3 và z mol CuSO4 => nH2SO4 = 4,5x + 1,5y + z = 0,48 mol Vì sau phản ứng chỉ chứa 2 muối => H+ và NO3- đều hết và NO3 -> NO Trên con đường thành công không có dấu chân người lười biếng ! 10 Đề thi thử THPT Quốc Gia năm 2016 Môn Hóa Học Bảo toàn e : 3nNO3 = nFe3O4 + 2nCu => 9y = x + 2z => x = 0,06 ; y = 0,04 ; z = 0,15 mol => mmuối = 68g Câu 46: Đáp án : A Vì Y gồm 3 muối khác nhau => ancol X là triol Mag khi tách nước thu được propenal CH2=CH-CHO => ancol là C3H5(OH)3 Xét tổng quát : 1 mol C3H5 -> 3 mol Na => mmuối – meste = (3.23 – 41)neste => neste = 0,025 mol => ME = 316g. Vì trong Y có 2 muối của 2 axit là đồng phân của nhau => 2R1 + R2 + 44.3 + 41 = 316 => 2R1 + R2 = 143 Vì R1 < R2 => R1 < 47,67 < R2 +) R1 = 15 => R2 = 113 ; +) R1 = 29 => R2 = 85 ; +) R1 = 43 => R2 = 57 (C4H9) có trong đáp án Câu 47: Đáp án : B Câu 48: Đáp án : B AgF tan; Flo có tính oxi hóa mạnh hơn Clo; HBr có tính axit mạnh hơn HCl Câu 49: Đáp án : A Câu 50: Đáp án : D Ta thấy cứ 1 mol H đổi thành 1 mol Na trong muối Trên con đường thành công không có dấu chân người lười biếng ! 11 Đề thi thử THPT Quốc Gia năm 2016 Môn Hóa Học => (23 – 1)nNaOH = mmuối - mX=> nNaOH = 0,07 mol =>V = 0,7 lit = 700 ml Trên con đường thành công không có dấu chân người lười biếng ! 12 Đề thi thử THPT Quốc Gia năm 2016 Môn Hóa Học ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2016 MÔN HÓA HỌC –LẦN 2 Câu 1. Ở trạng thái cơ bản, nguyên tử Al ( Z = 13) có số electron lớp ngoài cùng là A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 2 2 6 2 1 Cấu hình electron: 1s 2s 2p 3s 3p → có 3electron lớp ngoài cùng → C Câu 2. Liên kết hóa học giữa các nguyên tử trong phân tử HCl thuộc loại liên kết A. cộng hóa trị không cực B. ion C. cộng hóa trị có cực D. hiđro Đây là liên kết giữa 2 nguyên tử phi kim → liên kết CHT phân cực → C Câu 3. Cho các phương trình phản ứng: (a) Fe + Cl2 → FeCl3. (b) NaOH + HCl → NaCl + H2O. (c) CuO + CO → Cu + CO2. (d) AgNO3 + NaCl → AgCl + NaNO3. Trong các phản ứng trên, số phản ứng oxi hóa - khử là A. 2. B. 1. C. 3. D. 4. Các phản ứng oxi hóa – khử là (a) và (c) → A Câu 4. Cho phương trình phản ứng aAl +bHNO3   cAl(NO3)3 + dNO + eH2O. Tỉ lệ a : b là A. 1 : 3 B. 2 : 3 C. 2 : 5 D. 1 : 4 Cân bằng: Al + 4HNO3 → Al(NO3)3 + NO + 2H2O → D Câu 5. Cho các cân bằng hóa học sau:   2HI (k).   N2O4 (k). (a) H2 (k) + I2 (k)  (b) 2NO2 (k)      2NH3 (k). (c) 3H2 (k) + N2 (k)     2SO3 (k). (d) 2SO2 (k) + O2 (k)   Ở nhiệt độ không đổi, khi thay đổi áp suất chung của mỗi hệ cân bằng, cân bằng hóa học nào ở trên không bị chuyển dịch? A. (a). B. (c). C. (b). D. (d). Cân bằng (a) có số mol khí ở 2 bên bằng nhau → không phụ thuộc vào P → A Câu 6. Thực hiện thí nghiệm hòa tan đá vôi (CaCO3) bằng dung dịch HCl, biện pháp nào sau đây có thể làm tăng tốc độ phản ứng? A. Hạ nhiệt độ xuống B. Giảm nồng độ của dung dịch HCl C. Tăng thể tích của dung dịch HCl D. Nghiền nhỏ đá vôi Khi nghiền nhỏ đá vôi sẽ làm tăng diện tích tiếp xúc → sẽ làm tăng tốc độ phản ứng → D Câu 7. Giá trị pH của dung dịch H2SO4 0,05M là: A. 1 B. 13 C. 7 D. 5 + [H ] = 2.0,05 = 0,1M → pH = 1 → A Trên con đường thành công không có dấu chân người lười biếng ! 13 Đề thi thử THPT Quốc Gia năm 2016 Môn Hóa Học Câu 8. Một dung dịch gồm: 0,01 mol Na+; 0,02 mol Ca2+; 0,02 mol HCO3− và a mol ion X (bỏ qua sự điện li của nước). Ion X và giá trị của a là A. NO3− và 0,03. B. Cl− và 0,01. C. CO32− và 0,03. D. OH− và 0,03. Vì trong dung dịch có ion Ca2+ → loại C (vì có ion CO32- có thể kết tủa với Ca2+) Vì trong dung dịch có ion HCO3- → loại D (vì có ion OH- có thể tác dụng với HCO3-) Vậy X có thể là NO3- hoặc Cl-. Áp dụng định luật bảo toàn điện tích ta có: 0,01.1 + 0,02.2 = 0,02.1 + a.1 → a = 0,03 → A Câu 9. Để trung hòa 20 ml dung dịch HCl 0,1M cần 10 ml dung dịch NaOH nồng độ x mol/l. Giá trị của x là: A. 0,1 B. 0,2 C. 0,3 D. 0,4 Phương trinh hóa học: HCl + NaOH → NaCl + H2O → số mol NaOH = số mol HCl = 0,002 (mol) → x = 0,2M → B Câu 10. Kim loại nào sau đây không tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng? A. Na B. Al C. Mg D. Cu Đáp án D vì Cu đứng sau H trong dãy hoạt động hóa học Câu 11. Khí X có thể làm đục nước vôi trong, dùng để chữa cháy và để sản xuất thuốc giảm đau dạ dày, X là khí nào sau đây? A. CO2 B. N2 C. CO D. CH4 Đáp án A Câu 12. Cho 5,6 gam Fe tác dụng với khí Cl2 dư thì thu được m gam muối, giá trị của m là: A. 16,25 B. 12,7 C. 9,15 gam D. 32,5 Phương trình phản ứng: 2Fe + 3Cl2 → 2FeCl3 → số mol FeCl3 = số mol Fe = 0,1 → m = 16,25 gam → A Câu 13. Cho este no, đơn chức, mạch hở có công thức CnHmO2. Mối quan hệ giữa n với m là A. m = 2n + 1. B. m = 2n. C. m = 2n - 2. D. m = 2n + 2. Este no, đơn chức, mạch hở có k = 1 → m = 2n → B Câu 14. Đốt cháy hoàn toàn 2,8 gam hợp chất hữu cơ X thì thu được 0,2 mol CO2 và 3,6 gam hơi nước, CTPT của X có thể là: A. CH2 B. C2H4 C. C2H4O D. CH2O Số mol CO2 = 0,2 → nC = 0,2 (mol) → mC = 2,4 (gam) Số mol H2O = 0,2 → nH = 0,4 (mol) → mH = 0,4 (gam) → mC + mH = 2,8 gam = mX → X không có O → loại C và D Mặt khác loại A vì không thỏa mãn hóa trị → Đáp án B Câu 15. Hiđrocacbon X mạch hở có CTPT là C5H12, cho X tác dụng với khí Cl2 (a/s) thì chỉ thu được 1 sản phẩm monoclo duy nhất. Tên gọi của X là: A. pentan B. 2-metylbutan C. 2,2-đimetylpropan D. butan Vì X tác dụng với khí Cl2 (a/s) thì chỉ thu được 1 sản phẩm monoclo duy nhất → X có CTCT đối xứng → C Câu 16. Hấp thụ hoàn toàn 1 lượng anken X vào bình đựng nước brom thì thấy khối lượng bình tăng 5,6 gam và có 16 gam brom đã tham gia phản ứng. Số CTCT của X là: A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Trên con đường thành công không có dấu chân người lười biếng ! 14 Đề thi thử THPT Quốc Gia năm 2016 Môn Hóa Học khối lượng bình tăng = manken = 5,6 gam nBr2 = 0,1 mol = nanken → Manken = 56 → CTPT là C4H8 Các CTCT: CH3-CH=CH-CH3; CH2=CH-CH2-CH3; CH2=C(CH3)-CH3 → C Câu 17. Cho 6 gam ancol X (no, đơn chức, mach hở, bậc I) tác dụng với kim loại Na dư thì thu được 1,12 lit khí H2 (đktc). Tên gọi của X là: A. ancol etylic B. ancol metylic C. ancol propylic D. ancol isopropylic Gọi CT của X là R-OH, phương trình hóa học là: R—OH + Na → RONa + ½ H2 → nancol = 2nH2 = 0,1 mol → Mancol = 60 → R = 43 (C3H7) → ancol là CH3-CH2-CH2-OH → C Câu 18. Phenol (C6H5OH) không phản ứng với chất nào sau đây? A. Na B. NaOH C. Br2 (dung dịch) D. NaHCO3 Phenol phản ứng được với Na vì có nhóm OH Phenol phản ứng được với NaOH vì có tính axit Phenol phản ứng được với Br2 tạo kết tủa vì có phản ứng thế vào vòng → Đáp án D. Câu 19. Cho 6 gam HCHO tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam Ag. Giá trị của m là: A. 43,2 B. 86,4 C. 21,6 D. 32,4 Sơ đồ phản ứng: 1HCHO → 4Ag → nAg = 0,8 mol → m = 86,4 gam → B Câu 20. Cho anđehit fomic phản ứng với H2 (xúc tác Ni, nun nóng) thì thu được A. CH3COOH. B. HCOOH. C. CH3CH2OH. D. CH3OH. Phương trình phản ứng: HCHO + H2 → CH3-OH → D Câu 21. Dung dịch axit acrylic (CH2=CH-COOH) không phản ứng được với chất nào sau đây? A. Na2CO3. B. Mg(NO3)2. C. Br2. D. NaOH. Axit acrylic phản ứng được với Na2CO3, NaOH vì có nhóm COOH; phản ứng được với Br2 vì có liên kết đôi → B Câu 22: Trung hòa 2,76 gam axit cacboxylic X đơn chức bằng dung dịch NaOH, thu được 3,772 gam muối. Công thức của X là A. C3H7COOH. B. CH3-COOH C. H-COOH. D. C2H5COOH Gọi CT của X là R-COOH, phương trình hóa học là: R-COOH + NaOH → R-COONa + H2O → naxit = nmuối → 2,76/(R + 45) = 3,772/(R + 67) → R = 15 (CH3) → B Câu 23. Este X có CTPT là C4H8O2. Khi thủy phân X trong môi trường axit thì thu được 2 chất hữu cơ có số cacbon bằng nhau. Tên gọi của X là: A. metyl propionat B. propyl fomat C. isopropyl fomat D. etyl axetat R-COO-R’ + H2O → R-COOH + R’-OH → axit và ancol đều có 2 cacbon axit là CH3-COOH và ancol là C2H5OH → este là CH3-COO-C2H5 → D Câu 24. Thủy phân hoàn toàn 8,84 gam triolein bằng dung dịch NaOH dư thì thu được m gam muối. Giá trị của m là: A. 9,12 B. 3,04 C. 9,18 D. 3,06 Olein là (C17H33COO)3C3H5 + 3NaOH → 3C17H33COONa + C3H5(OH)3 0,01 0,03 Trên con đường thành công không có dấu chân người lười biếng ! 15 Đề thi thử THPT Quốc Gia năm 2016 Môn Hóa Học → m = 9,12 gam → A Câu 25. Chất tác dụng với H2 tạo thành sobitol là A. saccarozơ. B. xenlulozơ. C. tinh bột. D. glucozơ. Đáp án D. C6H12O6 + H2 → C6H14O6 (sobitol) Câu 26. Cho các phát biểu sau: (1) Fructozơ và glucozơ đều có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc; (2) Saccarozơ và tinh bột đều không bị thủy phân khi có axit H2SO4 (loãng) làm xúc tác; (3) Tinh bột được tạo thành trong cây xanh nhờ quá trình quang hợp; (4) Xenlulozơ và saccarozơ đều thuộc loại đisaccarit; Phát biểu đúng là A. (3) và (4). B. (1) và (3). C. (1) và (2). D. (2) và (4). (2) sai vì cả saccarozo và tinh bột đều có phản ứng thủy phân (4) sai vì saccarozo là đissaccarit nhưng xenlulozo là polisaccarit →B Câu 27. Số đồng phân cấu tạo bậc I của amin có CTPT C3H9N là : A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Các CTCT : CH3-CH2-CH2-NH2 và CH3-CH(NH2)-CH3 → B Câu 28. Có bao nhiêu đipeptit (mạch hở) khi thuỷ phân hoàn toàn đều thu được sản phẩm gồm alanin và glyxin ? A. 1 B. 2 C. 6 D. 4 Vì sản phẩm có alanin và glyxin nên đipeptit có 1 mắt xích ala và 1 mắt xích gly → Có 2 CT: Ala-gly và gly-ala → B Câu 29. Polime nào sau đây trong thành phần chứa nguyên tố nitơ? A. Poli(vinyl clorua). B. Polibutađien. C. Nilon-6,6. D. Polietilen. A. là (C2H3Cl)n ; B là (C4H6)n ; C là (-OC-(CH2)4-CO-HN-(CH2)6-NH-)n ; D là (C2H4)n → C Câu 30. Các polime thuộc loại tơ nhân tạo là A. tơ visco và tơ nilon-6,6. B. tơ tằm và tơ vinilon. C. tơ nilon-6,6 và tơ capron. D. tơ visco và tơ xenlulozơ axetat. Đáp án D (câu này cần nhớ) Câu 31. Tiến hành các thí nghiệm sau: (a) Cho lá Fe vào dung dịch gồm CuSO4 và H2SO4 loãng; (b) Đốt dây Fe trong bình đựng khí O2; (c) Cho lá Cu vào dung dịch gồm Fe(NO3)3 và HNO3; (d) Cho lá Zn vào dung dịch HCl; Số thí nghiệm có xảy ra ăn mòn điện hóa là A. 3 B. 2 C. 1 D. 4 Điều kiện để có ăn mòn điện hóa là phải có 2 kim loại (hoặc 1 kim loại và 1 phi kim) tiếp xúc cới nhau và tiếp xúc với 1 dung dịch điện li. (a) có vì Fe + CuSO4 → Cu + FeSO4, Cu sinh ra bám vào lá sắt. (b) không vì chỉ có 1 kim loại và không có dung dịch điện li (c) không vì chỉ có 1 kim loại (d) không vì chỉ có 1 kim loại Trên con đường thành công không có dấu chân người lười biếng ! 16 Đề thi thử THPT Quốc Gia năm 2016 Môn Hóa Học →C Câu 32. Cho các phát biểu sau: (a) Trong các phản ứng hóa học, flo chỉ thể hiện tính oxi hóa. (b) Axit flohiđric là axit yếu. (c) Dung dịch NaF loãng được dùng làm thuốc chống sâu răng. (d) Trong hợp chất, các halogen (F, Cl, Br, I) đều có số oxi hóa: -1, +1, +3, +5 và +7. (e) Tính khử của các ion halogenua tăng dần theo thứ tự: F−, Cl−, Br−, I−. Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là A. 3. B. 5. C. 2. D. 4. Phát biểu đúng là a, b, c, e → D (d) sai vì F không có số oxi hóa dương Câu 33. Hòa tan hết 0,2 mol FeO bằng dung dịch H2SO4 đặc, nóng (dư), thu được khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất). Hấp thụ hoàn toàn khí SO2 sinh ra ở trên vào dung dịch chứa 0,07 mol KOH và 0,06 mol NaOH, thu được dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là A. 15,32. B. 12,18. C. 19,71. D. 22,34. Áp dung định luật bảo toàn electron → nSO2 = 0,1 mol. Lại có tổng số mol OH- = 0,13 mol → phản ứng tạo ra cả muối HSO3- và muối SO32-. Phương trình hóa học: SO2 + OH- → HSO3a a a SO2 + 2OH- → SO32- + H2O b 2b b Ta có hệ phương trình: a + b = 0,1 và a + 2b = 0,13 → a = 0,07 và b = 0,03 (mol) Khối lượng muối = tổng khối lượng của các ion: K+, Na+, HSO3- và SO32→ m = 0,07.39 + 0,06.23 + 0,07.81 + 0,03.80 = 12,18 gam → B Câu 34. Hòa tan hoàn toàn 24 gam hỗn hợp X gồm MO, M(OH)2 và MCO3 (M là kim loại có hóa trị không đổi) trong 100 gam dung dịch H2SO4 39,2%, thu được 1,12 lít khí (đktc) và dung dịch Y chỉ chứa một chất tan duy nhất có nồng độ 39,41%. Kim loại M là A. Zn. B. Ca. C. Mg. D. Cu. Các phương trình hóa học: MO + H2SO4 → MSO4 + H2O M(OH)2 + H2SO4 → MSO4 + 2H2O MCO3 + H2SO4 → MSO4 + H2O + CO2 Vì dung dịch Y chỉ chứa 1 chất tan duy nhất → đó là MSO4 → H2SO4 phản ứng vừa đủ → nMSO4 = nH2SO4 = 0,4 (mol) → mMSO4 = 0,4(M + 96) gam Lại có mddY = 24 + 100 – mCO2 = 121,8 gam → C% = 0,4(M + 96)/121,8.100% = 39,41% → M = 24 (Mg) → C Câu 35. Dãy gồm các chất được xếp theo chiều nhiệt độ sôi tăng dần từ trái sang phải là: A. CH3CHO, C2H5OH, C2H6, CH3COOH. B. C2H6, C2H5OH, CH3CHO, CH3COOH. C. C2H6, CH3CHO, C2H5OH, CH3COOH. D. CH3COOH, C2H6, CH3CHO, C2H5OH. Nhiệt độ sôi giảm dần theo chiều: axit > ancol > amin > các chất khác (este, anđehit, xeton, ete, Trên con đường thành công không có dấu chân người lười biếng ! 17 Đề thi thử THPT Quốc Gia năm 2016 Môn Hóa Học hidrocacbon, … và nhiệt độ sôi của các chất này tỉ lệ thuận với M) → C Câu 36. Trong các chất: stiren, axit acrylic, axit axetic, vinylaxetilen, etanol và butan, số chất có khả năng tham gia phản ứng cộng hiđro (xúc tác Ni, đun nóng) là A. 4. B. 2. C. 5. D. 3. Gồm có các chất có liên kết đôi C=C, liên kết ba C≡C hoặc liên kết đôi C=O (trong anđehit và xeton) → có stiren (C6H5-CH=CH2), axit acrylic (CH2=CH-COOH), vinylaxetilen (CH≡C-CH=CH2) →D Câu 37. Cho hình vẽ mô tả thí nghiệm điều chế khí Y từ dung dịch X: Hình vẽ trên minh họa phản ứng điều chế chất Y nào sau đây? A. NH3 B. HCl. C. C2H4 D. C2H5OH Từ hình vẽ trên suy ra khí Y phải không tan trong nước → chỉ có C thỏa mãn. Câu 38. Chất X có công thức phân tử C6H8O4 . Cho 1 mol X phản ứng hết với dung dịch NaOH, thu được chất Y và 2 mol chất Z. Đun Z với dung dịch H2SO4 đặc, thu được đimetyl ete. Chất Y phản ứng với dung dịch H2SO4 loãng (dư), thu được chấ t T. Cho T phản ứng với HBr, thu được hai sản phẩm là đồng phân cấu tạo của nhau. Phát biểu nào sau đây đúng? A. Chất T không có đồng phân hình học. B. Chất X phản ứng với H2 (Ni, to) theo tỉ lệ mol 1 : 3. C. Chất Y có công thức phân tử C4H4O4Na2. D. Chất Z làm mất màu nước brom. Đun Z với H2SO4 đặc thu được đimetyl ete → Z là CH3OH, mà 1 mol X + NaOH thu được 2 mol Z → X là este 2 chức có dạng R(COOCH3)2 → CTCT của X là C2H2(COOCH3)2 → CTCT của Y là C2H2(COONa)2 và của T là C2H2(COOH)2. Mà T + HBr thu được 2 sản phẩm → T có cấu tạo không đối xứng → CTCT của T là CH2=C(COOH)2 → CTCT của X là CH2=C(COOCH3)2 →A Câu 39. Chỉ dùng Cu(OH)2 (môi trường và nhiệt độ tự chọn) có thể phân biệt được tất cả các dung dịch riêng biệt nào sau đây ? A. glucozơ, mantozơ, glixerol, anđehit axetic. B. lòng trắng trứng, glucozơ, fructozơ, glixerol. C. saccarozơ, glixerol, anđehit axetic, ancol etylic. D. glucozơ, lòng trắng trứng, glixerol, ancol etylic. Đáp án D. Cho Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường vào 4 dung dịch thì có glucozo và glixerol (nhóm I) tạo ra dung 18 Trên con đường thành công không có dấu chân người lười biếng ! Đề thi thử THPT Quốc Gia năm 2016 Môn Hóa Học dịch màu xanh còn lòng trắng trứng và ancol etylic (nhóm II) không có hiện tượng gì. Cho nhóm (I) tác dụng với Cu(OH)2 trong môi trường kiềm, đun nóng thì có glucozo tạo kết tủa đỏ gạch còn glixerol không có hiện tượng gì Cho nhóm (II) tác dụng với Cu(OH)2 trong môi trường kiềm, đun nóng thì có lòng trắng trứng tạo thành màu tím còn glixerol không có hiện tượng gì Câu 40. Trái cây được bảo quản lâu hơn trong môi trường vô trùng. Trong thực tế, người ta sử dụng nước ozon để bảo quản trái cây. Ứng dụng trên dựa vào tính chất nào sau đây? A. Ozon trơ về mặt hoá học. B. Ozon là chất khí có mùi đặc trưng. C. Ozon là chất có tính oxi hoá mạnh. D. Ozon không tác dụng được với nước. Ozon có tính oxi hóa mạnh nên có khả năng sát trùng và ozon lại không tạo ra chất độc hại do đó ozon dùng để khử trùng cho các loại thực phẩm như hoa quả, thịt, cá, .... → C Câu 41. Hai chất hữu cơ X và Y, thành phần nguyên tố đều gồm C, H, O, có cùng số nguyên tử cacbon (MX < MY). Khi đốt cháy hoàn toàn mỗi chất trong oxi dư đều thu được số mol H2O bằng số mol CO2. Cho 0,1 mol hỗn hợp gồm X và Y phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 28,08 gam Ag. Phần trăm khối lượng của X trong hỗn hợp ban đầu là A. 39,66%. B. 60,34%. C. 21,84%. D. 78,16%. Vì đốt cháy X và Y đều thu được số mol CO2 = số mol H2O → có k = 1. Cho 0,1 mol hỗn hợp X và Y tráng bạc thu được 0,26 mol Ag → có 1 chất là HCHO vì 2 chất có cùng số C → chất còn lại cũng có 1 cacbon, mà nó phải chứa oxi và có k = 1 → chỉ có thể là axit HCOOH. Vậy X là HCHO (a mol) và Y là HCOOH (b mol) → a + b = 0,1 (1) Lại có: HCHO → 4Ag và HCOOH → 2Ag → tổng số mol Ag = 4a + 2b = 0,26 → a = 0,03 và b = 0,07 (mol) → %X = 21,84% → C Câu 42. Cho các hợp chất hữu cơ : (1) ankan; (2) ancol no, đơn chức, mạch hở; (3) xicloankan; (4) ete no, đơn chức, mạch hở; (5) anken; (6) ancol không no (có một liên kết đôi C=C), mạch hở; (7) ankin; (8) anđehit no, đơn chức, mạch hở; (9) axit no, đơn chức, mạch hở; (10) axit không no (có một liên kết đôi C=C), đơn chức. Dãy gồm các chất khi đốt cháy hoàn toàn đều cho số mol CO2 bằng số mol H2O là : A. (3), (5), (6), (8), (9) B. (3), (4), (6), (7), (10) C. (2), (3), (5), (7), (9) D. (1), (3), (5), (6), (8) Các chất khi đốt cháy hoàn toàn đều cho số mol CO2 bằng số mol H2O → Các chất có k = 1 → gồm: xicloankan (CnH2n); anken (CnH2n); ancol không no, mạch hở, có 1 liên kết đôi (CnH2nO); anđehit no, đơn chức, hở (C2H2nO); axit no, đơn chức, hở (C2H2nO2) → A Câu 43. Cho các nhận xét sau: (1). Có thể tạo được tối đa 2 đipeptit từ phản ứng trùng ngưng hỗn hợp Alanin và Glyxin (2). Khác với axít axetic, axít amino axetic có thể tham gia phản ứng với axit HCl hoặc phản ứng trùng ngưng (3). Giống với axít axetic, aminoaxít có thể tác dụng với bazơ tạo muối và nước Trên con đường thành công không có dấu chân người lười biếng ! 19
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan