Đăng ký Đăng nhập

Tài liệu 100 câu hỏi loãng xương

.PDF
196
4216
52

Mô tả:

Ivy M. Alexander, PhD, C-ANP Yale University School of Nursing Và Karla A. Knight, RN, MSN Health Care Writer Biên dịch: nhóm nghiên cứu FSH – Đại học Y Hà Nội Nội dung Lời nói đầu Giới thiệu chung Phần 1. Khái quát về bệnh loãng xương và sự phát triển của xương Câu hỏi 1–11 mô tả phần sinh lý phát triển xƣơng, bệnh loãng xƣơng và giảm mật độ xƣơng xảy ra nhƣ thế nào, bao gồm:  Loãng xƣơng là gì, và biểu hiện nhƣ thế nào?  Tại sao hiểu biết về bệnh loãng xƣơng lại quan trọng?  Nếu chúng ta bị “mất chất xƣơng”, vậy thì xƣơng mất đi đâu? Nó có đƣợc thay thế khi mất đi ko?  Mãn kinh có đi cùng với loãng xƣơng không? Có nhiều loại loãng xƣơng hay không? Phần 2. Các yếu tố nguy cơ và thử nghiệm Câu hỏi 12–40 chỉ ra các yểu tố nguy cơ liên quan đến loãng xƣơng, những đối tƣợng nào nên đƣợc kiểm tra, và cách chẩn đoán bệnh loãng xƣơng, bao gồm:  Những đối tƣợng mắc bệnh loãng xƣơng?  Tôi có thể sử dụng loại thuốc nào có ảnh hƣởng đến sức khoẻ của xƣơng?  Bác sĩ lâm sàng có thể đƣa ra tƣ vấn gì khi tôi phát hiện bị loãng xƣơng trong kỳ kiểm tra sức khỏe hàng năm  Cách chẩn đoán bệnh loãng xƣơng?  Kết quả kiểm tra của tôi có nói đến T-score. T-score là gì?  Kết quả của tôi dự báo gì về nguy cơ gãy xƣơng trong tƣơng lai? Phần 3. Thay đổi lối sống và phương pháp điều trị Câu hỏi 41–71 đƣa ra những thay đổi trong lối sống, sự tập luyện, nhu cầu canxi, bổ sung canxi, uống thuốc theo đơn, và chiến lƣợc quản lý khác cho bệnh loãng xƣơng và giảm mật độ xƣơng, bao gồm:  Sau khi tôi đƣợc chẩn đoán loãng xƣơng hoặc giảm mật độ xƣơng, thì chuyện gì sẽ xảy ra tiếp?  Tôi hiểu rằng sự tập luyện để điều trị loãng xƣơng là rất quan trọng. Tại sao nhƣ vậy?  Bác sĩ khuyến khích tôi bổ sung canxi. Có rất nhiều loại canxi. Làm thế nào tôi biết đƣợc mình đang uống đúng loại và đúng liều lƣợng?  Loại thuốc nào thƣờng đƣợc kê cho bệnh nhân loãng xƣơng?  Tôi vừa bƣớc vào giai đoạn mãn kinh và bác sĩ muốn điều trị chứng bốc hỏa của tôi bằng estrogen vì estrogen còn giúp ngăn ngừa sự mất chất xƣơng. Điều này có đúng không?  Có liệu pháp điều trị bổ sung hoặc thay thế nào hiệu quả đối với bệnh loãng xƣơng và giảm mật độ xƣơng? Những liệu pháp đó mang lại sự thƣ giãn hay làm tổn thƣơng cho xƣơng của tôi? Phần 4. Sống chung với loãng xương Câu hỏi 72– 89 chỉ ra các nguy cơ gãy xƣơng, cách phòng tránh ngã và những thói quen khác liên quan đến việc chung sống với bệnh loãng xƣơng, bao gồm:  Xƣơng nào của tôi có thể bị gãy?  Tôi nghe nói là ngƣời cao tuổi thƣờng bị gãy cổ xƣơng đùi. Đó là do loãng xƣơng hay là do hay bị ngã? Gãy cổ xƣơng đùi thì chữa trị nhƣ thế nào?  Thật là khó nghĩ rằng xƣơng của tôi đang yếu dần. Làm thế nào để loãng xƣơng không gây trở ngại gì đến cuộc sống của tôi?  Ngoài việc bổ sung canxi và vitamin D, tôi có nên thay đổi thứ gì trong chế độ ăn của mình không? Tôi nghe nói là uống rƣợu có thể làm tăng nguy cơ loãng xƣơng. Vậy tôi có phải ngừng uống hoàn toàn không? Phần 5. Phòng tránh và tiếp tục duy trì Câu hỏi 90–100 mô tả cách phòng tránh bệnh loãng xƣơng ở tất cả các lứa tuổi, nói chuyện với bạn bè và gia đình về bệnh loãng xƣơng, sự phát triển trong tƣơng lai của việc điều trị bệnh, và những nơi có thể đến để nhận tƣ vấn, bao gồm:  Tôi lo sợ rằng cô con gái 40 tuổi của tôi sẽ bị loãng xƣơng? Làm thế nào để có thể phòng tránh đƣợc bệnh?  Còn về cháu gái của tôi nữa? Cô bé mới 16 tuổi. Tôi có nên lo cho cháu trai của mình không?  Tôi nên nói gì với gia đình về bệnh loãng xƣơng? Liệu điều này có làm hạn chế những hoạt động của tôi với gia đình không?  Bệnh loãng xƣơng gần nhƣ chiếm một phần quan trọng trong tin tức hàng ngày. Những phƣơng pháp điều trị trong tƣơng lai là những phƣơng pháp nào? Trên lâm sàng liệu có loại thuốc điều trị loãng xƣơng mới nào đang đƣợc thử nghiệm?  Tôi nên đến đâu để lấy thêm thông tin về bệnh loãng xƣơng? Nguồn thông tin từ những tổ chức, trang web, và sách báo tham khảo. Phụ lục A: cung cấp các hình vẽ các bài tập có hƣớng dẫn theo từng bƣớc. Phụ lục B: đƣa ra danh sách các tổ chức và trang web cung cấp thêm thông tin về bệnh loãng xƣơng và giảm mật độ xƣơng. Thƣ mục Thuật ngữ Mục lục Lời nói đầu Bệnh loãng xƣơng là gì? Câu trả lời đơn giản đó là bệnh xƣơng phổ biến nhất ở Mỹ, ảnh hƣởng đến hơn 44 triệu ngƣời. Trong đó 10 triệu ngƣời Mỹ bị mắc bệnh loãng xƣơng; 34 triệu ngƣời có mật độ xƣơng thấp, dẫn tới nguy cơ cao bị loãng xƣơng. Tuy nhiên, các câu trả lời khác nhau dƣờng nhƣ khiến những tƣ tƣởng sai lầm về căn bệnh này vẫn còn tồn tại mãi. Sau đây là những quan niệm sai lầm đó: bệnh loãng xƣơng là một kết quả bình thƣờng của sự lão hóa, CHỈ những ngƣời phụ nữ da trắng lớn tuổi mới bị bệnh này, thuốc chữa loãng xƣơng gây ra đau dạ dày, uống canxi và vitamin D là đủ để ngăn ngừa bệnh loãng xƣơng; và tập thể dục có thể gây ra gãy xƣơng ở những ngƣời bị loãng xƣơng. Và vì quá tin vào những câu chuyện này nên rất nhiều ngƣời đã bỏ lỡ cơ hội để phòng tránh hay điều trị mất chất xƣơng. Làm sao để ngăn đƣợc những quan niệm không mang tính xây dựng này? Đầu tiên, việc nghiên cứu có thể chỉ ra cho chúng ta thấy những điều gì đúng về bệnh loãng xƣơng. Chúng ta biết rằng loãng xƣơng–không nghi ngờ gì–là 1 căn bệnh và không phải là 1 phần của sự lão hóa. Chúng ta cũng biết rằng trong khi nhiều ngƣời phụ nữ da trắng bị loãng xƣơng, thì những ngƣời phụ nữ sau mãn kinh, mọi ngƣời thuộc mọi chủng tộc, mọi giới tính, và tất cả những ngƣời trƣởng thành đều có thể và bị loãng xƣơng. Những nghiên cứu vừa đƣợc công bố gần đây cũng chỉ ra rằng những bài tập luyện đúng cách sẽ giúp tạo xƣơng, làm chắc cơ và tránh ngã. Thứ hai, chúng ta cần đƣợc đào tạo để nói cho mọi ngƣời biết những sự thật về loãng xƣơng. Mặc dù bệnh loãng xƣơng đã đƣợc thông tin trên các chƣơng trình ti vi, quảng cáo, báo và tạp chí, nhƣng ngƣời dân Mỹ vẫn thiếu hiểu biết trầm trọng về loãng xƣơng. Loãng xƣơng là một căn bệnh bắt đầu từ thời thơ ấu và để lại hậu quả ở quãng đời phía sau. Trẻ em hiện nay không uống đủ canxi HOẶC không tập thể dục đầy đủ và không đạt đƣợc mật độ xƣơng đỉnh. Những thiếu nữ hạn chế calo hoặc tập luyện quá nhiều để giảm cân có thể bị mất kinh nguyệt–1 yếu tố nguy cơ rất lớn làm xƣơng phát triển không đầy đủ. Phụ nữ tiền mãn kinh nói rằng: “tôi không cần phải lo lắng về bệnh cho tới khi tôi mãn kinh”. Phụ nữ sau mãn kinh nói, “tôi có thể lo lắng về bệnh khi tôi già hơn.” Và tất cả những ngƣời cao tuổi có mật độ xƣơng thấp, bị gãy xƣơng phức tạp, và đau mạn tính nói, “tại sao không ai nói với tôi về bệnh khi mà nó sẽ gây ra những hậu quả nhƣ vậy? Nhiệm vụ của chúng ta là hƣớng dẫn tất cả những ngƣời bị bệnh hoặc những ngƣời có nguy cơ bị bệnh. Làm thế nào để hƣớng dẫn họ? Chúng ta đọc, sau đó lắng nghe, sau đó đọc thêm. Quyến sách này, 100 câu hỏi và câu trả lời về bệnh loãng xương và giảm mật độ xương, là bƣớc đầu tiên để học về bệnh loãng xƣơng. Đọc qua tất cả hoặc đi sâu vào những phần cụ thể bạn quan tâm. Cho dù thế nào, đây cũng là một nguồn thông tin tuyệt vời cho tất cả các gia đình. Ivy Alexander và Karla Knight đã viết một quyển sách rất quý, trả lời những câu hỏi rõ ràng, súc tích và chính xác. Họ cung cấp những thông tin về thuốc, danh sách những yếu tố nguy cơ, lối sống ảnh hƣởng đến xƣơng cũng nhƣ những gợi ý cách tốt nhất để chung sống với bệnh loãng xƣơng. Họ dựa vào Báo cáo của Surgeon General về sức khoẻ xƣơng và bệnh loãng xƣơng (2004), những nghiên cứu gần đây, và các tổ chức của quốc gia nhƣ là nguồn thông tin về việc phòng tránh và điều trị bệnh loãng xƣơng đúng thời điểm nhất. Thông điệp hoàn toàn rõ ràng: không bao giờ là quá sớm hay quá muộn để phòng tránh hoặc điều trị bệnh loãng xƣơng. Và bất cứ ai đọc quyển sách 100 câu hỏi và câu trả lời về bệnh loãng xƣơng và sự giảm mật độ xƣơng hiểu biết tốt hơn là tin vào những quan niệm sai lầm và những điều mê tín xung quanh bệnh loãng xƣơng. Deborah T.Gold, Ph.D. Trợ lý giáo sư ngành xã hội học y tế Khoa tâm lý học và khoa học hành vi, xã hội học và tâm thần học: khoa học xã hội và sức khỏe Trung tâm y khoa đại học Duke Lời giới thiệu. Bệnh loãng xƣơng là căn bệnh phổ biến nhất của xƣơng. Tôi đã rất vui mừng khi đƣợc đề nghị làm đồng tác giả viết 1 quyển sách khác cho nhà xuất bản Jones & Bartlett cùng với Karla Knight, thời gian này cũng đang tập trung vào bệnh loãng xƣơng,. Rất nhiều phụ nữ và nam giới không hề biết về bệnh loãng xƣơng, những tác động tàn phá tiềm tàng dẫn đến gãy xƣơng do loãng xƣơng, và nhiều biện pháp để phòng tránh và điều trị hiệu quả. Bệnh loãng xƣơng thƣờng đƣợc coi là bệnh của phụ nữ, vì tỉ lệ mất chất xƣơng tăng lên một cách nhanh chóng sau giai đoạn mãn kinh. Nhƣng bệnh loãng xƣơng và giảm mật độ xƣơng cũng ảnh hƣởng đến nam giới, những ngƣời trẻ tuổi và những ngƣời bị một bệnh mạn tính nào đó hoặc phải điều trị một loại thuốc nào đó. Gần đây Surgeon General đƣa ra một báo cáo về bệnh loãng xƣơng và sự giảm mật độ xƣơng, nhấn mạnh số lƣợng ngƣời bị ảnh hƣởng bởi sự mất chất xƣơng, các nguy cơ bị mất chất xƣơng, và nhiều ý kiến trong việc phòng tránh và điều trị mất chất xƣơng. Mối quan tâm của tôi đến sự giảm mật độ xƣơng và bệnh loãng xƣơng xuất phát từ công việc lâm sàng, nghiên cứu của tôi và chính tiền sử của gia đình tôi. Tôi làm việc trong lĩnh vực nôi khoa và chứng kiến những cuộc chiến của bệnh nhân với những hậu quả về sau của việc gãy xƣơng do loãng xƣơng gây nên. Trong nghiên cứu của mình, tôi thấy rằng rất nhiều nam giới và phụ nữ không nhận ra các nguy cơ mất chất xƣơng và chiến lƣợc phòng tránh để làm giảm tối đa sự mất chất xƣơng. Riêng về phía cá nhân tôi, bà tôi cũng bị loãng xƣơng và đã bị gãy xƣơng vài lần trong suốt những năm tuổi già, khiến bà rất nhức nhối. Chính những điều thực tế này đã thu hút mối quan tâm của tôi vào việc xác định và hƣớng dẫn những ngƣời khác về các phƣơng pháp phòng tránh bệnh loãng xƣơng trong nhiều năm, mang lại lợi ích cho cả những bệnh nhân của tôi và bản thân tôi. Thật đáng lo khi rất nhiều ngƣời trong chúng ta không biết gì về những vitamin và khoáng chất cần thiết để tăng cƣờng sức mạnh của xƣơng, và những bài tập có thể hỗ trợ làm xƣơng chắc khỏe hơn. Trong quyển sách này chúng tôi mô tả chu trình biến đổi của xƣơng, các yếu tố cần thiết để xƣơng phát triển, cách duy trì sức khỏe của xƣơng, những phƣơng pháp để phòng tránh và điều trị hiện tƣợng mất chất xƣơng. Tất cả các cách điều trị đều có một vài rủi ro; vì vậy mục đích của chúng tôi là cung cấp cho các bạn những thông tin chính xác và dễ hiểu, cung cấp một bức tranh thực tế minh họa cả lợi ích và rủi ro của các phƣơng pháp, và chia sẻ những thông tin để bạn có thể đƣa ra những quyết định đúng đắn cho chính sức khoẻ của mình. Bên cạnh phƣơng pháp dùng thuốc theo đơn, chúng tôi còn chú ý vào những thay đổi trong lối sống theo cách bạn có thể chấp nhận đƣợc để duy trì sức khỏe của xƣơng cũng nhƣ đƣa ra những gợi ý về việc bổ sung các khoáng chất và vitamin cần thiết. Chúng tôi cũng đƣa vào những thông tin để chọn lựa các biện pháp bổ sung và thay thế. Vì chúng tôi muốn cung cấp những thông tin chân thực và hài hòa về việc chọn lựa các biện pháp phòng chống và điều trị, nên chúng tôi cũng đƣa thêm một phần liệt kê các sách tham khảo và nguồn thông tin mà chúng tôi đã dùng để viết cuốn sách ngày. Để biết đƣợc một chiến lƣợc nào đó có chạy tốt hay không thì việc tìm kiếm những thông tin về những chiến lƣợc đó rất quan trọng. Chúng tôi đƣa phần này vào để bạn có thể lựa chọn chính xác cách điều trị và phòng tránh, và hy vọng rằng bạn sẽ đọc những nghiên cứu trong tƣơng lai để biết thêm các thông tin. Chúng tôi nhận thấy rằng quyển sách này là một trong nhiều nguồn thông tin về bệnh loãng xƣơng. Chúng tôi khuyến khích bạn sử dụng nó bên cạnh những nguồn khác, nói chuyện với gia đình và bạn bè, cân nhắc thật kỹ những lựa chọn phù hợp với mình. Và chúng tôi hy vọng bạn sẽ sử dụng những thông tin đƣợc giới thiệu ở đây để trao đổi với bác sĩ của mình. Quá trình viết quyển sách này rất thú vị. Tôi thực sự biết ơn đồng tác giả cuốn sách, Karla Knight. Tôi cũng phải cám ơn những cuộc đàm thoại và email thảo luận thƣờng xuyên–một quá trình vừa thú vị vừa mệt mỏi. Rất nhiều ngƣời đã giúp đỡ chúng tôi làm nên quyển sách này. Tôi vô cùng cảm kích đối với những ngƣời đã chia sẻ câu chuyện của họ với tôi. Một vài câu chuyện của họ đƣợc đƣa vào quyển sách này, sử dụng những biệt hiệu để đảm bảo bí mật cá nhân. Tôi vô cùng biết ơn Linda Bell, chuyên gia dinh dƣỡng, Dave Brzozowski và Mark Theriault, dƣợc sỹ lâm sàng, và nhiều bạn bè, đồng nghiệp khác đã chia sẻ những ý kiến chuyên môn, và tới Chris Davis, Kathy Richarson, và Elizabeth Platt tại nhà xuất bản Jones & Bartlett, những ngƣời đã hƣớng dẫn và cho chúng tôi những lời khuyên uyên bác. Tôi sẽ không bao giờ hoàn thành quyển sách này nếu không có sự động viên của đồng nghiệp và bè bạn. Và một điều rất quan trọng là tôi muốn gửi lời cảm ơn gia đình mình vì đã động viên, hỗ trợ tôi và hơn tất thẩy, đã thấu hiểu công việc này. Ivy M.Alexander Ivy Alexander và tôi vừa mới viết xong quyển sách 100 câu hỏi và câu trả lời về thời kỳ mãn kinh thì tôi đƣợc thông báo mình bị loãng xƣơng. Khi bác sĩ nói với tôi rằng T-score của tôi nằm trong giới hạn của giảm mật độ xƣơng, tôi đã rất thất vọng và bối rối. Tôi cảm thấy nhƣ vừa bị trƣợt trong một bài kiểm tra mà tôi nghĩ, tôi cho rằng tôi sẽ đạt điểm rất cao. Ông ấy ngay lập tức đề nghị tôi điều trị bằng thuốc. Tôi hỏi về những phƣơng pháp khác, nhƣng ông nói rằng; với kinh nghiệm của mình, ông thấy nếu không điều trị thuốc, những bệnh nhân sẽ quay trở lại với tình trạng mất chất xƣơng nặng nề hơn trong những năm về sau. Mặc dù tôi đồng ý với kế hoạch của ông, nhƣng tôi hoàn toàn không thấy vui vẻ gì. Ông cũng nói với tôi rằng nếu tôi chƣa trƣợt tuyết hay trƣợt băng bao giờ, tôi không nên trƣợt. Tôi đã nói với ông rằng tôi thƣờng xuyên làm việc bên ngoài và nâng tạ hai đến ba lần một tuần. Tôi có một chế độ ăn giàu canxi và vitamin D. Tôi không hề bé nhỏ. Tôi không hút thuốc và không nghiện rƣợu. Tôi không phải dùng thuốc hay bị mắc bệnh gì có thể ảnh hƣởng đến xƣơng. Tôi vẫn có kinh nhƣng rất không đều, vì thế tôi vẫn đang dùng ít nhất vài loại estrogen. Tôi đã làm sai điều gì? Tôi thực sự không muốn có một kết quả xét nghiệm xấu. Gia đình và bạn bè, những ngƣời biết rõ tôi, không hề ngạc nhiên khi tôi hình dung chỉ số T-score của mình đồng nghĩa với chuyện không làm nổi việc nhà. Bác sĩ của tôi đã trả lời đơn giản là: “Nhƣng bà có tiền sử gia đình bị loãng xƣơng. Và đó là một yếu tố nguy cơ mà bà không thể thay đổi đƣợc.” Từ khi viết quyển sách này, tôi đã cố gắng thay đổi hành vi của mình để làm thay đổi T-score. Không cố gắng gây ấn tƣợng nhƣ Pollyanna, tôi chỉ xem đó nhƣ là một cơ hội để thay đổi. Có thể là tôi chƣa uống đủ canxi. Và tôi chắc chắn chƣa nghĩ một cách nghiêm túc về vitamin D. Có thể tôi đã không thực sự luyện tập thể thao nhiều nhƣ tôi đã nghĩ. Trên thực tế, cả gia đình tôi đã luyện các bài tập thể dục nhiều hơn, có thể là do lo ngại sau những bài giảng của tôi về sự cần thiết phải tập luyện! Tôi cũng phát hiện ra rất nhiều bạn bè và đồng nghiệp hoặc là bị loãng xƣơng hoặc là có liên quan ít nhiều đến nó. Có thể là vài thành viên trong gia đình họ mắc hoặc họ biết một vài ngƣời bị gãy xƣơng ở độ tuổi trẻ hơn thông thƣờng. Con gái tôi, Kelsey, đã rất chú trọng đến những lời khuyên và sự tính toán về lƣợng canxi. Thậm chí con bé còn nhai kẹo cao su có canxi khi ở trƣờng và chia sẻ nó với bạn bè ở trƣờng cấp 3 và tất nhiên truyền đạt cho chúng việc uống đủ canxi hàng ngày. Con trai tôi đang học đại học, Kyle, đƣa cho tôi một nghiên cứu nói rằng uống một cốc bia mỗi ngày sẽ giúp làm xƣơng chắc khỏe hơn. Đây là loại nghiên cứu mà tôi yêu cầu đối với một sinh viên năm thứ 3 đại học. Cậu bé cam đoan với tôi rằng cậu đã uống sữa chứ không phải bia hàng ngày. Con gái tôi, Erin, là một thành viên cổ động cho quyển sách này. Thậm chí, con bé còn tình nguyện kiểm tra xƣơng của mình, ở tuổi 24, con bé có thể là ngƣời trẻ nhất đăng ký thử nghiệm. Chồng tôi, Tom, ngƣời đã cổ vũ tôi rất nhiều, làm sao tôi có thể viết quyển sách này tại nhà nếu không có anh ấy. Anh đã thật tuyệt vời khi nhƣờng cái máy tính duy nhất cho tôi viết. Và tôi rất biết ơn anh vì luôn luôn dành thời gian cho công việc giặt giũ hay rửa bát đĩa mà không bao giờ nhìn tôi trách móc cả. Kinh nghiệm của mẹ tôi trong bệnh loãng xƣơng luôn thôi thúc tôi trong khi viết quyển sách này. Tôi hy vọng tôi có thể luôn luôn năng động, và vui tính nhƣ bà. Sáu tháng trƣớc, bố tôi ngày nào cũng ra bƣu điện ít nhất một lần để gửi những tin tức về bệnh loãng xƣơng của mẹ tôi. Cảm ơn bố và mẹ rất nhiều! Tôi sẽ không bao giờ viết thêm đƣợc quyển sách khác nếu không có sự cổ vũ của một ngƣời hàng xóm, một ngƣời bạn là Kathy Richardson. Kinh nghiệm làm trợ lý biên tập, của nhà sản xuất Chris Davis, và Elizabeth Platt biên tập viên dự án đặc biệt, đã giúp đỡ tôi không chút tính toán. Tôi đặc biệt gửi lời cảm ơn tới Bertha Earp; Joan C.Borgatti, RN, Med; Gilbert Carley, DMD; Mona Vogel, RPh; Jeff Robichaud, BA, DC; barry Bailey, MS, CLMT; Karen McCarte, CPNP; vaf Dorothy Sexton, EdD, RN, vì sự giúp đỡ và những thông tin họ cung cấp trong quyển sách này. Ivy, cảm ơn vì đã là một đồng tác giả tuyệt vời, đặc biệt khi chị phải đảm nhận nhiều trách nhiệm quan trọng khác nhƣ nhà nghiên cứu, bác sĩ lâm sàng và giàng viên. Tôi sẽ rất nhớ những buổi thảo luận hằng tuần về quyển sách và tất cả những điều khác mà chúng ta đã nói với nhau. Và tôi xin cảm ơn những ngƣời bạn và đồng nghiệp khác, cảm ơn đã lắng nghe tôi nói trong suốt quá trình viết sách. Sự động viên và tình bạn của các bạn là tất cả đối với tôi. - Karla A.Knight PHẦN 1 XƢƠNG VÀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA XƢƠNG Bệnh loãng xƣơng là gì? Nó có diễn biến nhƣ thế nào ? Tại sao cần phải biết về bệnh loãng xƣơng? Chất xƣơng bị mất đi đâu? Có thể hồi phục lƣợng chất xƣơng đã mất không? Sau khi phụ nữ mãn kinh thì chắc chắn bị bệnh loãng xƣơng có phải không ? Có mấy phân loại loãng xƣơng? 1.Bệnh loãng xương là gì ? Bệnh loãng xƣơng là tình trạng mật độ khoáng chất của xƣơng giảm dƣới ngƣỡng bình thƣờng, làm cho xƣơng mất đi sự khoẻ mạnh và dễ bị gãy. Trƣớc kia ngƣời ta đã cho rằng loãng xƣơng giống nhƣ miếng bánh pho mát của Thuỵ Sỹ. Định nghĩa loãng xƣơng đƣợc lấy ra từ từ ghép osteoprosis, trong đó osteo mang nghĩa là “xƣơng” theo tiếng Hy Lạp cổ, còn prosis mang nghĩa là “những cái hốc”. Bệnh loãng xƣơng thƣờng gặp ở phụ nữ tuổi trung niên trở ra, nhƣng bệnh loãng xƣơng cũng có thể gặp ở nam giới và trẻ em. Ở trẻ em do xƣơng mới đƣợc tạo mới nhanh hơn xƣơng bị huỷ nên xƣơng trẻ em hầu nhƣ lúc nào cũng trong giai đoạn phát triển. Ở ngƣời trƣởng thành xƣơng phát triển một cách cân bằng giữa quá trình tạo xƣơng mới và quá trình huỷ xƣơng, và giữa chúng có mối quan hệ mật thiết với nhau. Khi có sự chênh lệch giữa hai quá trình này, quá trình huỷ xƣơng nhanh hơn quá trình tạo xƣơng thì sẽ gây ra bệnh loãng xƣơng. Hình 1: Sự so sánh phóng đại của xƣơng ngƣời bình thƣờng và xƣơng bị loãng. 2. Tại sao cần hiểu biết về bệnh loãng xương? Lý do đầu tiên là vì loãng xƣơng là một bệnh rất thƣờng gặp trong các bệnh về xƣơng. Ngay cả khi chúng ta không thấy đau thì sự hiểu biết về bệnh loãng xƣơng cũng đóng vai trò quan trọng trong việc phòng bệnh cá nhân, gia đình, giúp giảm tốn kém về tiền của và khắc phục ảnh hƣởng của nó đến thẩm mỹ cá nhân. Theo một thống kê đơn giản mới đây của thƣ ký Hiệp Hội Phẫu Thuật ở Mỹ trong 2002 đã chỉ ra rằng một nửa dân số ở Mỹ trên 50 tuổi đều có nguy cơ gãy xƣơng do mắc bệnh loãng xƣơng. Tại Mỹ ngƣời ta thực hiện một phép tính đơn giản và đã cho kết quả rằng hàng năm nƣớc này phải chi trả khoảng 18 tỷ đôla cho việc chăm sóc những bệnh nhân mà có những di chứng từ bệnh loãng xƣơng. Mặt khác, bệnh loãng xƣơng không chỉ gây ra những tổn thất về tiền bạc và kinh tế mà còn gây tổn thất nhiều về mặt sức khoẻ, khiến bệnh nhân yếu mòn dần, mất khả năng làm việc, và làm giảm khả năng hoà nhập với cộng đồng. Đặc biệt là những bệnh nhân loãng xƣơng có kèm theo gãy xƣơng thì những hậu quả của bệnh loãng xƣơng lại càng rõ rệt. Theo một số nghiên cứu thì có trên 20% những bệnh nhân bị gãy xƣơng hông sẽ chết trong vòng 1 năm sau đó. Với những bệnh nhân đƣợc cứu sống thì 50% trong số đó không thể sống một cuộc sống nhƣ bình thƣờng. Đối với những bệnh nhân đã bị gãy xƣơng do loãng xƣơng nói chung có lẽ họ không thể làm đƣợc gì ngay cả một công việc đơn giản là tự mặc quần áo cho chính mình, họ thƣờng xuyên gây ra những rắc rối, hay giận dữ và không thể hoà nhập với cộng đồng. Khoảng 20% số bệnh nhận sau khi bị gãy xƣơng hông phải cần đến sự chăm sóc của những điều dƣỡng tại gia, hoặc đƣợc chăm sóc giúp đỡ trong cuộc sống vì họ không thể sống tự sống một cách độc lập. Hình 2 đã chỉ cho chúng ta biết về sự tác động lớn đến mức nào của xƣơng thiếu khoẻ mạnh và lý giải tại sao chúng ta phải có kiến thức về bệnh loãng xƣơng. 3. Tôi nghĩ là bệnh giảm mật độ xương cũng gây ra mất xương. Nhưng có gì khác biệt giữa loãng xương và giảm mật độ xương không? Mặc dù hai từ nghe na ná giống nhau nhƣng loãng xƣơng và giảm mật độ xƣơng lại khác nhau chút ít. Cả hai đều liên quan đến việc mất khoáng chất của xƣơng nhƣng về mức độ thì chúng lại khác nhau. Giảm mật độ xƣơng giống loãng xƣơng ở quá trình phát triển xƣơng, quá trình phát triển xƣơng của cả hai đều không cân bằng và mức mất xƣơng nhanh hơn mức tạo xƣơng. Đối với giảm mật độ xƣơng, có thể tiêu mất một lƣợng chất xƣơng nhất định nhƣng không nhiều nhƣ loãng xƣơng. Và nguy cơ gãy xƣơng của ngƣời mắc bệnh giảm mật độ xƣơng cũng thấp hơn ở ngƣời mắc bệnh loãng xƣơng. Từ giảm mật độ xƣơng đƣợc ghép bởi hai từ đơn lẻ của ngƣời Hy Lạp cổ: osteo mang nghĩa đen là “xƣơng”, penia mang nghĩa là “sự thiếu hụt”. Tuy giảm mật độ xƣơng làm giảm khối lƣợng xƣơng ít hơn so với loãng xƣơng nhƣng nó vẫn đóng một vai trò quan trọng để phòng ngừa dẫn đến loãng xƣơng, ngừa hậu quả gãy xƣơng và tạo một khung xƣơng khoẻ mạnh. Nhiều ngƣời mắc bệnh giảm mật độ xƣơng sau đó tiến triển thành bệnh loãng xƣơng. Các chuyên gia dinh dƣỡng thích dùng cụm từ “giảm mật độ xƣơng” thay cho từ thiếu xƣơng. Gãy xƣơng do loãng xƣơng 1.5 triệu Nhập viện 600.000 Vào cấp cứu 800.000 Đến phòng khám 2.6 triệu Hình 2: ảnh hƣởng của loãng xƣơng tại Mỹ Nhập viện dƣỡng lão 180.000 4. Loãng xƣơng diễn ra thế nào? Loãng xƣơng hay xƣơng bị mất xảy ra khi quá trình huỷ xƣơng và quá trình tạo xƣơng mất đi sự cân bằng vốn có của nó. Những tế bào huỷ xƣơng (osteoclast) bắt đầu bằng việc tạo ra những cái hốc trên xƣơng, còn những tế bào tạo xƣơng (osteoblasts) thì lại tạo xƣơng mới để lấp đầy những cái hốc trong xƣơng đó. Trong hai quá trình này thì quá trình huỷ xƣơng luôn thực hiện nhanh hơn, và khi đó xƣơng trở nên dễ gãy và nhìn giống nhƣ bị gãy. Ở hình 3, qua kính hiển vi cho chúng ta thấy những điểm yếu của xƣơng và những đƣờng viền quanh những hốc của xƣơng. Khi xƣơng phải cung cấp canxi để tạo một nồng độ canxi ổn định trong máu, qua một thời gian thì xƣơng sẽ yếu bởi mất dần canxi. Chính việc mất canxi này cũng có nguy cơ bị bệnh giảm mật độ xƣơng và bệnh loãng xƣơng. Việc uống thuốc tăng cƣờng canxi và vitamin D đơn thuần sẽ không ngăn ngừa đƣợc nguy cơ loãng xƣơng, bởi xƣơng phát triển qua một loạt quá trình phức tạp, cần nhiều khâu và nhiều điều kiện. trong đó, các bài tập thể dục cũng đóng vai trò quan trọng làm cho các tế bào tạo xƣơng hoạt động giúp canxi nhập vào xƣơng tốt hơn. Nếu bạn tập thể thao ít thì sẽ thiếu tế bào tạo xƣơng, hoạt động giúp nhập canxi vào xƣơng và gây ra bệnh loãng xƣơng. Bạn cần phải tăng khả năng chịu đựng sức nặng và tập bài tập đối kháng để tăng sức khoẻ cho xƣơng (xem câu hỏi 43, 44). Mặt khác khi bộ khung xƣơng của chúng ta không phát triển một cách bình thƣờng trong thời kỳ thiếu nhi và thời kỳ thiếu niên do một nguyên nhân nào đó thì khả năng xuất hiện bệnh loãng xƣơng hay giảm mật độ xƣơng cũng có thể xảy ra, còn mức độ nặng hay nhẹ còn phụ thuộc vào bộ khung xƣơng thế nào. Thậm chí ngay khi mật độ khoáng chất trong xƣơng của bạn không giảm đến mức mắc các bệnh loãng xƣơng hay giảm mật độ xƣơng nhƣng nó sẽ làm cho xƣơng của bạn không thể đạt đƣợc mật độ xƣơng đỉnh ở thời kỳ trẻ tuổi, và dần gây ra bệnh loãng xƣơng. Đó là lý do mà việc xây dựng một bộ khung xƣơng khoẻ mạnh ngay độ tuổi thiếu niên đóng một vai trò quan trọng, nếu một thanh niên không đạt đƣợc đỉnh của khối lƣợng xƣơng thì bệnh loãng xƣơng sẽ nhanh chóng tiến triển mặc dù sau đó bạn có dùng thuốc điều trị ngăn ngừa cả đời đi chăng nữa. Hình 3: Mô xƣơng bị loãng nhìn trên kính hiển vi 5. Xương được tạo ra như thế nào? Khi chúng ta trưởng thành thì quá trình tạo xương có kết thúc không? Cơ thể con ngƣời có tổng cộng là 206 xƣơng đóng vài trò quan trọng cho khả năng chống đỡ những mô mềm ngoại vi và chỗ bám cho các cơ, bảo vệ các bộ phận cơ quan trong cơ thể cho phép chúng ta di chuyển vận động, sản xuất tế bào máu, và là kho cung canxi, photpho, các khoáng chất, chúng là các chất đƣợc sản xuất từ xƣơng khi cơ thể cần. Với nhiều chức năng nhƣ vậy, không có gì lạ khi biết quá trình phát triển xƣơng rất phức tạp. Mỗi xƣơng đều đƣợc cấu tạo từ các phân tử collagen_có bản chất protein, khoáng chất nhƣ canxi và photpho. những ma trận đan xen của thành phần chất xƣơng và khung xƣơng giúp cho xƣơng có khả năng linh hoạt để chống đỡ đƣợc với khối lƣợng và sự di chuyển của cơ thể. Mặt khác xƣơng là nguồn dự trữ khoáng chất nhƣ canxi… duy trì chức năng vận động bình thƣờng của cơ và thần kinh. Đối với trẻ sơ sinh quá trình của việc làm xƣơng hoá các sụn bắt đầu từ khi đứa trẻ đƣợc sinh ra. Quá trình tạo xƣơng ở thiếu niên và thanh niên là chuẩn nhất, nó tạo ra những xƣơng điển hình. Đó là sự tân tạo xƣơng tại một điểm và sự phá huỷ xƣơng già ở vị trí khác không cùng trên một xƣơng nhƣng cùng một thời điểm. khối lƣợng của xƣơng mới đƣợc tạo ra nhiều hơn khối lƣợng của xƣơng già mất đi. Quá trình này giúp cho xƣơng đạt đƣợc đỉnh khối lƣợng xƣơng, thông thƣờng hoàn tất khi chúng ta ở độ tuổi 20 - 30 nhƣng cũng có những ngoại lệ, đó là xƣơng của những thiếu niên phát triển với mức độ chậm trong một khoảng dao động lớn, thƣờng thì đến tuổi trƣởng thành thì toàn bộ khung xƣơng sẽ đạt đƣợc đỉnh khối lƣợng xƣơng. Đúng vậy, cơ thể chúng ta tiếp tục tạo xƣơng khi chúng ta trƣởng thành nhƣng trong một quá trình tái tạo xƣơng phức tạp, nó thƣờng xuyên diễn ra và lặp lại nhiều lần trong đời mỗi ngƣời. Các tế bào huỷ xƣơng (osteoclasts)tiết ra những enzim để tiêu xƣơng và tạo ra những hốc xƣơng còn những tế bào tạo xƣơng (osteoblasts) sẽ tự động di chuyển đến bề mặt của thân xƣơng vừa bị phá huỷ và tiết ra các phân tử collagen thích hợp lấp đầy những cái hốc mà tế bào tạo xƣơng vừa tạo ra. Quá trình này không giống với quá trình tạo xƣơng ở thiếu nhi ở đó các tế bào tạo xƣơng hoạt động một cách thụ động nhƣng trong quá trình này các tế bào tạo xƣơng hoạt động một cách độc lập với tế bào huỷ xƣơng. Hình 4 là quá trình tu sửa và tái tạo xƣơng, hình ảnh những tế bào huỷ xƣơng tạo ra những cái hốc và tế bào tạo xƣơng tiết collagen lấp đầy những cái hốc đó để tạo xƣơng mới. Canxi, photpho và hỗn hợp xi măng đã làm cứng các phân tử collagen, chúng bện vào với nhau tạo thành những mảng lƣới xƣơng điển hình ngay cả khi chúng ta trƣởng thành thì quá trình tu sửa xƣơng vẫn không dừng lại nhƣng nó diễn tiến chậm hơn và không ngừng nghỉ, cứ mỗi 10 năm xƣơng chúng ta lại tu sửa một lần. Những tế bào tạo xƣơng và huỷ xƣơng đƣợc tìm thấy ở hầu hết các xƣơng nhƣng tìm thấy nhiều nhất thƣờng là ở các xƣơng chậu, xƣơng cột sống, các xƣơng dài (xƣơng đùi), trong những xƣơng chi trên (xƣơng cánh tay, hai xƣơng cẳng tay) và hai xƣơng cẳng chân. Đó là lý do mà chúng ta thƣờng đo mật độ xƣơng để chẩn đoán loãng xƣơng ở những điểm này, vì vậy có đƣợc kết quả chính xác nhất. Chu chuyển xƣơng Tế bào hủy xƣơng Các hố hủy xƣơng Tế bào bề mặt xƣơng Tế bào tạo xƣơng Tế bào bề mặt Chất xƣơng Xƣơng đƣợc khoáng hóa Hình 4: quá trình chu chuyển xƣơng 6. Khi cơ thể chúng ta mất chất khoáng có trong xương thì chúng đi đâu ? Nó có thể phục hồi lại không? Chúng ta chỉ mất khoáng chất trong xƣơng khi chúng ta ngoài 20 - 30 tuổi, trƣớc đó thì quá trình làm đỉnh mật độ xƣơng bắt đầu hoàn thiện, bƣớc qua độ tuổi này thì cơ thể của chúng ta bắt đầu quá trình tái tạo lại xƣơng với sự cân bằng giữa quá trình tạo xƣơng và quá trình hủy xƣơng. Vì thế mà trong những bữa ăn hàng ngày của bạn mà thiếu đi các chất dinh dƣỡng thiết yếu cung cấp cho quá trình tạo xƣơng nhƣ Protein, canxi,vitamin D và không thƣờng xuyên tập các bài tập nâng cao sức khỏe cho xƣơng thì quá trình tân tạo xƣơng sẽ mất đi sự cân bằng vốn có của nó. 7. Canxi và vitamin D đóng vai trò gì trong sự phát triển của xương? Canxi và vitamin D đóng những vai trò quan trọng trong sự phát triển của xƣơng. Khi các tế bào tạo xƣơng tiết ra collagen để lấp đầy những hố xƣơng đƣợc tạo bởi các tế bào hủy xƣơng, lysine (một loại axit amin) sẽ làm bền collagen này trong khi canxi làm chắc lại, tạo nên độ cứng và khỏe của xƣơng. Sự làm bền các collagen mới sẽ đƣợc lặp lại trong một đến hai tuần. Hầu hết canxi trong cơ thể đƣợc dự trữ trong xƣơng. Thực tế canxi chiếm 40% thành phần của xƣơng. Khi nồng độ canxi trong máu thấp hơn ngƣỡng bình thƣờng, canxi đƣợc huy động từ xƣơng để đƣa nồng độ canxi trong máu về bình thƣờng. Cơ thể mất canxi qua nƣớc tiểu, mồ hôi và phân. Các chất này đƣợc đào thải hàng ngày, do vậy bạn phải luôn luôn đƣa vào cơ thể một lƣợng canxi đủ để duy trì nồng độ bình thƣờng trong máu. Mục đích của việc này là để ngăn chặn sự huy động canxi từ xƣơng, do đó giúp bảo vệ xƣơng của bạn. Vitamin D cần thiết cho sự hấp thu canxi và phospho từ ống tiêu hóa. Nếu cơ thể của bạn có lƣợng vitamin D không phù hợp thì canxi và phospho sẽ không đƣợc hấp thu từ ruột mà thay vào đó là lấy từ xƣơng, cho dù bạn có đƣa vào cơ thể canxi nhiều nhƣ thế nào. Vitamin D cũng quan trọng đối với xƣơng vì nó đƣợc chuyển hóa thành calcitriol nhờ các enzyme của gan và thận, chất này giúp cân bằng giữa tế bào tạo xƣơng và tế bào hủy xƣơng. Nếu bạn bị thiếu hụt vitamin D mức độ nặng, bạn có thể bị chứng nhuyễn xƣơng (osteomalacia: xƣơng bị mềm đi). Bệnh này có thể gây ra đau xƣơng, dị dạng chân, và gãy xƣơng. Do vậy việc dùng đủ vitamin D từ thức ăn hoặc các nguồn bổ trợ là rất quan trọng. 8. Có các vitamin và khoáng chất khác cấu tạo nên xương hay không? Ngoài vitamin D, các vitamin dƣới đây có vai trò đối với sức khỏe xƣơng:       Vitamin A đóng một vai trò thiết yếu đối với sự phát triển xƣơng khỏe mạnh thông qua việc chi phối hoạt động của tế bào hủy xƣơng và tế bào tạo xƣơng trong chu chuyển xƣơng. Tuy nhiên nếu dƣ thừa vitamin D sẽ gây tổn thƣơng xƣơng của bạn do làm ức chế quá trình này. Vitamin B6 gián tiếp giúp cho sự phát triển của xƣơng nhờ việc làm giảm homocysteine, một chất trong cơ thể có lien quan đến gãy xƣơng do loãng xƣơng. Nồng độ homocystein cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim. Vitamin C quan trọng đối với sự phát triển xƣơng nhờ vai trò của nó đối với sự hình thành collagen, một trong những chất tiết ra bởi tế bào tạo xƣơng để lấp đầy các hố, hốc xƣơng. Vitamin K đƣợc biết đến với vai trò đông máu, tuy nhiên nó cũng đóng vai trò trong sự phát triển của xƣơng nhờ sự hỗ trợ sản xuất osteocalcin, một protein có trong quá trình chu chuyển xƣơng. Vitamin K cũng có thể giúp phòng gãy xƣơng và mất canxi từ nƣớc tiểu. Nghiên cứu hiện nay đang tập trung vào các tác dụng lâu dài của vitamin K lên xƣơng. Nếu thiếu hụt vitamin K có thể dẫn đến tăng nguy cơ gãy cổ xƣơng đùi. Folate hay axit folic, là một vitamin giúp phòng ngừa những khiếm khuyết của cột sống trong sự phát triển của bào thai. Giống nhƣ vitamin B6, folate cũng giúp làm giảm nồng độ homocysteine. Vai trò của canxi đối với xƣơng đƣợc biết đến nhiều nhất, tuy nhiên magie và phosphor cũng đóng vai trò quan trọng. Magie và phosphor làm chắc xƣơng trong chu chuyển xƣơng. Nếu máu của bạn bị toan hóa thì canxi sẽ đƣợc huy động từ xƣơng. Ngƣời ta cho rằng magie cùng với Kali làm giảm bớt tính axit của máu và do đó làm giảm sự lấy canxi từ xƣơng. Flo, Bo, đồng, mangan và natri cũng đóng vai trò đối với sức khỏe xƣơng. 9. Có các chất nào khác làm ảnh hưởng đến sự phát triển xương hay không? Còn các hormone thì sao? Sự phát triển xƣơng là một quá trình phức tạp và cần rất nhiều các chất và hormone khác nhau, thậm chí là một gen đặc thù. Các nhà khoa học đã phát hiện ra một gen cần thiết đối với sự hình thành bộ xƣơng. Nếu gene này không xuất hiện trong giai đoạn phát triển của phôi thì các xƣơng không thể hình thành một cách chính xác. Ngoài gene này, các chất và hormone sau đây cần thiết cho sự hình thành xƣơng bình thƣờng:        Calcitonin là một hormone đƣợc tiết ra tự nhiên từ tuyến giáp ở vùng cổ của bạn. Chất này gắn với các tế bào hủy xƣơng và làm giảm hoạt động của chúng, tạo điều kiện để các tế bào hủy xƣơng làm tăng thêm khối xƣơng. Parathyroid hormone (PTH) đƣợc tiết ra từ các tuyến cận giáp giúp điều hòa canxi bằng cách làm tăng hấp thu canxi từ ruột và giảm sự mất canxi từ nƣớc tiểu. Một điều thú vị là trong khi PTH cần thiết và quan trọng ở nồng độ bình thƣờng thì nó lại làm mất chất xƣơng ở nồng độ cao. Cortisol đƣợc tiết ra bởi tuyến thƣợng thận (nằm gần thận) cần thiết cho sự phát triển của xƣơng khi ở nồng độ thấp. Ngƣợc lại nồng độ cortisol cao có thể ảnh hƣởng đến xƣơng: các dạng cortisol tổng hợp hoặc các steroid đƣợc sử dụng trong điều trị một số bệnh (xem câu 16) cũng có thể gây mất chất xƣơng. Hormone sinh trƣởng GH đƣợc tiết ra bởi tuyến yên (nằm trong não) là một thành tố quan trọng trong sự hình thành và tiêu hủy xƣơng, nhƣng quan trọng nhất là vai trò của nó ở tuổi dậy thì giúp làm thúc đẩy nhanh sự hình thành xƣơng. Thyroid hormone đƣợc tiết ra bởi tuyến giáp giúp điều hòa chuyển hóa cơ thể và kiểm soát tần suất xuất hiện chu chuyển xƣơng. Tuy nhiên sự dƣ thừa thyroid hormone có thể gây ra tình trạng hủy xƣơng quá mức. Insulin là một hormone đƣợc tiết ra bởi tuyến tụy để giúp cơ thể sử dụng carbohydrate và đƣờng. Insulin cùng với leptin, một hormone mới đƣợc phát hiện trong các tế bào mỡ, có tác động lên sự phát triển của xƣơng. Các hormone sinh dục nhƣ estrogen và testosterone cũng quan trọng đối với sự phát triển và duy trì khối xƣơng. Estrogen đƣợc sản xuất ở cuối thời kỳ dậy thì đóng vai trò quan trọng để hoàn thiện quá trình phát triển đĩa sụn và từ đó dừng phát triển chiều cao. Estrogen và testosterone đều đƣợc sản xuất ở nam và nữ giới làm kích thích quá trình hình thành xƣơng. Testosterone cũng hỗ trợ sự phát triển của cơ, từ đó làm tăng sự chịu tải của xƣơng, kéo theo làm tăng tạo xƣơng. 10. Mãn kinh có vai trò gì đối với loãng xƣơng? Có các loại loãng xƣơng nào? Thực chất có hai loại loãng xƣơng: nguyên phát và thứ phát. Cả hai loại này đều có thể xuất hiện ở nam giới, nữ giới hay trẻ em. Loãng xƣơng nguyên phát có liên quan đến tuổi và tác động lên nữ giới nhiều hơn, sớm hơn nam giới. Loãng xƣơng thứ phát do các bệnh khác gây ra hoặc do sử dụng thuốc điều trị một số bệnh. Loãng xƣơng thứ phát cũng phổ biến hơn ở nữ giới do các bệnh này thƣờng ảnh hƣởng đến chu chuyển xƣơng của nữ giới nhiều hơn. Loãng xƣơng nguyên phát tuy xuất hiện ở cả hai giới nhƣng ở nữ giới xuất hiện sớm hơn nam giới khoảng 10 năm. Điều này đƣợc lý giải do tỷ lệ mất chất xƣơng ở nữ giới nhanh hơn nam giới, đặc biệt trong vòng 4 đến 8 năm sau mãn kinh. Sau độ tuổi này, tốc độ mất chất xƣơng chậm lại bằng với nam giới. Sự mất chất xƣơng do loãng xƣơng nguyên phát xuất hiện nhiều nhất ở cổ xƣơng đùi, nhƣng cũng gây ảnh hƣởng đến các xƣơng khác của cơ thể, đặc biệt đối với phụ nữ mãn kinh. Theo thuật ngữ y học thì mãn kinh tự nhiên đƣợc định nghĩa là thời điểm sau khi mất kinh 12 tháng liên tục không phải do một nguyên nhân cụ thể (ví dụ nhƣ ốm hoặc sử dụng thuốc). Thời kỳ sau mãn kinh chính là quãng thời gian tiến triển bệnh loãng xƣơng trên nhiều phụ nữ. Sự giảm khối xƣơng ở phụ nữ sau mãn kinh là hậu quả trực tiếp của sự sụt giảm estrogen. Mãn kinh với bất cứ nguyên nhân nào khác nhƣ phẫu thuật, điều trị hóa chất đều gây ra mất chất xƣơng. Phụ nữ sau mãn kinh giảm 2% đến 5% khối xƣơng của họ mỗi năm trong 4 đến 8 năm sau mãn kinh. 20% khối xƣơng mất đi của họ đƣợc thay thế trong khoảng thời gian này. Hầu hết phụ nữ da trắng đều bị giảm mật độ xƣơng hoặc loãng xƣơng ở thời điểm 10 năm sau mãn kinh. Vì loãng xƣơng nguyên phát chủ yếu do thiếu hụt estrogen ở nữ giới gây ra nên một trong những biện pháp điều trị dự phòng loãng xƣơng ở nữ giới là liệu pháp estrogen (ET). Estrogen thƣờng đƣợc kê đơn để phòng loãng xƣơng (có thể kèm theo progesterone), nếu bạn có các triệu chứng điển hình của mãn kinh nhƣ bốc hỏa, đổ mồ hôi đêm. Nếu liệu pháp estrogen đƣợc sử dụng để làm dịu các triệu chứng mãn kinh thì đƣợc gọi là liệu pháp hormone thay thế (MHT). Progesterone nên đƣợc sử dụng cùng với estrogen nếu bạn còn tử cung (xem câu 64). Miếng dán estrogen thƣờng đƣợc dùng để phòng loãng xƣơng nhƣng không làm giảm triệu chứng bốc hỏa (xem câu 65). 11. Những xương nào bị ảnh hưởng bởi loãng xương? Mặc dù cổ xƣơng đùi và xƣơng cột sống là hai vị trí tốt nhất để đánh giá sự mất chất xƣơng nhƣng loãng xƣơng gây ảnh hƣởng đến tất cả các xƣơng. Các tế bào tạo và hủy xƣơng hoạt động mạnh hơn ở các vùng xƣơng trung tâm là cổ xƣơng đùi, xƣơng cột sống và các xƣơng dài của chân, tay, trong khi xƣơng sọ lại ít bị ảnh hƣởng bởi loãng xƣơng. Gãy cổ xƣơng đùi và gãy xƣơng đốt sống là hai loại gãy xƣơng do loãng xƣơng thƣờng gặp nhất. Vì loãng xƣơng làm ảnh hƣởng đến tất cả các xƣơng của cơ thể nên các bác sỹ thƣờng khuyên bệnh nhân bị loãng xƣơng hoặc giảm mật độ xƣơng không đƣợc chơi một số môn thể thao hoặc tránh ngã (ngã thƣờng dẫn đến tăng nguy cơ gãy xƣơng đặc biệt là gãy cổ xƣơng đùi (xem câu 45). Các xƣơng đều có một thành phần mô mềm nằm bên trong đƣợc gọi là tủy xƣơng đƣợc bao bọc bởi các bè xƣơng và vỏ xƣơng. Bè xƣơng tạo nên lớp vỏ bên trong mềm hơn ở tất cả các xƣơng, trong đó xuất hiện nhiều ở cổ xƣơng đùi, xƣơng đốt sống, xƣơng cổ tay và các điểm cuối của xƣơng dài. Các xƣơng trung tâm và xƣơng dài có nhiều bè xƣơng hơn các xƣơng khác. Bè xƣơng chiếm 20% tất cả khối xƣơng của cơ thể giúp cho xƣơng khỏe và toàn vẹn, sản xuất các tế bào máu và là nơi trao đổi chất khoáng bề mặt (phosphor và canxi). Tủy xƣơng đƣợc tìm thấy giữa các bè xƣơng. Vùng vỏ ngoài của xƣơng tạo nên một lớp vỏ chắc bao bọc và rất quan trọng đối với sức bền của xƣơng. Nếu nhƣ bị loãng xƣơng nguyên phát thì phụ nữ thƣờng mất 5-10% vỏ xƣơng, 20-30% bè xƣơng trong giai đoạn mất chất xƣơng nhanh (4-8 năm sau mãn kinh). Ở nam giới và nữ giới sau thời gian này có tỷ lệ mất chất xƣơng chậm hơn nhƣng cũng mất đến 20-25% vỏ xƣơng và bè xƣơng. Do vậy, phụ nữ có nguy cơ bị mất chất xƣơng nhiều hơn nam giới. Vỏ xƣơng 80% khối xƣơng cơ thể Bè xƣơng 20% khối xƣơng cơ thể Hình 5: bè xƣơng và các vỏ xƣơng
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng