Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Luyện thi - Đề thi Tuyển sinh lớp 10 Môn văn 80 đề thi vào lớp 10 môn ngữ văn của các trường trong cả nước có đáp án...

Tài liệu 80 đề thi vào lớp 10 môn ngữ văn của các trường trong cả nước có đáp án

.PDF
487
28927
87

Mô tả:

SỞ GD & ĐT VĨNH PHÚC —————— KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT CHUYÊN NĂM HỌC 2015 – 2016 ĐỀ THI MÔN: NGỮ VĂN ĐỀ CHÍNH THỨC Dành cho thí sinh thi vào lớp chuyên Ngữ văn Thời gian làm bài: 150 phút, không kể thời gian giao đề. Câu 1 (1,0 điểm). Với một dòng trăng lấp loáng sông Đà. (Tiếng đàn Ba-la-lai-ca trên sông Đà, Quang Huy) Sông được lúc dềnh dàng (Sang thu, Hữu Thỉnh) Hãy phát hiện và phân tích giá trị của biện pháp tu từ mà Quang Huy và Hữu Thỉnh đã sử dụng để miêu tả dòng sông trong những câu thơ trên. Câu 2 (3,0 điểm). Viết một bài văn ngắn (khoảng 300 từ) trình bày suy nghĩ của em về tinh thần tự học trong xã hội hiện đại. Câu 3 (6,0 điểm). Hình ảnh thế hệ trẻ Việt Nam trong sự nghiệp chống Mĩ cứu nước qua một số tác phẩm đã học trong chương trình Ngữ văn 9. — Hết — Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm! Họ và tên thí sinh…………………………………………Số báo danh………… SỞ GD & ĐT VĨNH PHÚC ——————— HƯỚNG DẪN CHẤM THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT CHUYÊN NĂM HỌC 2015 – 2016; MÔN THI: NGỮ VĂN Dành cho lớp chuyên Ngữ văn ( Hướng dẫn chấm gồm có 04 trang) Câu 1 (1,0 điểm). Ý Nội dung Phát hiện biện - Câu thơ của Quang Huy dùng biện pháp ẩn dụ qua từ dòng trăng để miêu tả dòng sông. pháp tu từ - Câu thơ của Hữu Thỉnh dùng biện pháp nhân hóa qua từ dềnh dàng để miêu tả dòng sông. Phân tích hiệu - Sử dụng biện pháp ẩn dụ, ngầm so sánh dòng sông phản quả của biện chiếu ánh trăng là dòng trăng lấp loáng, câu thơ của Quang Huy làm hiện lên hình ảnh dòng sông tuyệt đẹp, nên pháp tu từ thơ và cảm xúc của nhà thơ trở nên lãng mạn, bay bổng. - Hữu Thỉnh sử dụng biện pháp nhân hóa vừa miêu tả sự chuyển động nhẹ nhàng của dòng sông, vừa thể hiện nỗi niềm của thiên nhiên, tạo vật: dòng sông lắng lại, lững lờ như ngẫm ngợi, suy tư trước thời khắc giao mùa từ hạ sang thu. Điểm 0,25 0,25 0,25 0,25 Câu 2 (3,0 điểm). * Yêu cầu về kỹ năng Thí sinh hiểu đúng yêu cầu của đề bài; biết cách làm bài văn nghị luận về một tư tưởng, đạo lí; bố cục ba phần rõ ràng; lập luận chặt chẽ, mạch lạc; không mắc các lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. * Yêu cầu về kiến thức Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau song phải thể hiện rõ quan điểm của mình về tự học, tầm quan trọng của tự học trong xã hội hiện đại. Cụ thể cần đảm bảo các ý cơ bản sau: Ý Nội dung Điểm 1 Giới thiệu vấn đề cần nghị luận 0,25 2 Giải thích 0,5 - Học là quá trình thu nhận kiến thức và hình thành kỹ năng để sống, 0,25 hòa nhập với xã hội. - Tự học là mỗi cá nhân độc lập, tự mình tiếp nhận, trau dồi kiến thức và hình thành kỹ năng. Tự học chia làm hai loại: tự học hoàn 0,25 toàn và tự học có hướng dẫn, có sự chỉ bảo của người khác. 3 Bàn luận, mở rộng vấn đề 2,0 - Tinh thần tự học trong xã hội hiện đại có tầm quan trọng như thế nào? + Ở thời nào việc tự học cũng cần thiết vì tự học giúp con người trở nên năng động, biết tự hoàn thiện mình, không ỷ lại, không bị phụ 0,5 thuộc, hiệu quả học tập cao. + Trong xã hội hiện đại, việc tự học càng trở nên cần thiết, quan trọng hơn bởi sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ, sự bùng nổ thông tin đặt ra yêu cầu mới đối với người lao động: phải có 0,5 tri thức, phải luôn cập nhật thông tin để đáp ứng yêu cầu công việc, HDC Văn HS2 TS10 CVP năm học 2015-2016 1 4 bắt kịp với nhịp độ phát triển chung của xã hội. Do vậy, mọi người phải tự học ở mọi lúc, mọi nơi và học tập suốt đời. - Cần có phương pháp tự học như thế nào cho có hiệu quả? + Tự đề ra cho mình kế hoạch học tập hợp lí phù hợp với hoàn cảnh của bản thân và việc học tập trên lớp. + Chủ động tìm sách vở, tài liệu tham khảo cho từng bộ môn được học trong nhà trường, nhằm củng cố, nâng cao hiểu biết về bộ môn đó. + Tạo ra thói quen ghi chép một cách khoa học những tri thức tiếp thu được qua sách vở, tài liệu, hay các phương tiện truyền thông. - Làm gì để tạo thói quen tự học? + Không ngại khó, ngại khổ, luôn tìm tòi, ham học. + Khi còn ngồi trên ghế nhà trường cần chăm chỉ, nỗ lực tự học để có kiến thức nền tảng vững chắc. Tuy nhiên, không nên tuyệt đối hóa vai trò của tự học, mà cần kết hợp nhiều phương pháp học tập khác nhau như học thầy cô, bạn bè. Có như vậy, mới chiếm lĩnh được đỉnh cao tri thức và hoàn thiện nhân cách. Bài học nhận thức và hành động - Cần nhận thức đúng đắn tầm quan trọng của tự học. - Có ý thức rèn luyện tinh thần tự học và tự học không ngừng. 0,5 0,5 0,25 0,25 Câu 3 (6,0 điểm). Yêu cầu về kỹ năng Thí sinh hiểu đúng yêu cầu của đề bài; vận dụng tốt các kĩ năng làm văn để viết bài văn nghị luận văn học; bố cục ba phần rõ ràng; lập luận chặt chẽ, mạch lạc; dẫn chứng phong phú, tiêu biểu; không mắc các lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp; khuyến khích những bài viết sáng tạo, giàu chất văn. Yêu cầu về kiến thức Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau trên cơ sở hiểu rõ yêu cầu của đề bài. Thí sinh phải chọn một số tác phẩm tiêu biểu (ít nhất là hai bài) trong giai đoạn kháng chiến chống Mĩ (có thể chọn trong số các bài tiêu biểu: Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật, Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê, Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long), phân tích để làm nổi bật được hình ảnh thế hệ trẻ Việt Nam trong sự nghiệp chống Mĩ cứu nước (nên chọn và làm nổi bật hình ảnh thế hệ trẻ trong sự nghiệp chống Mĩ cứu nước ở cả hai mặt trận: trong chiến đấu và trong lao động). Dưới đây là những gợi ý cơ bản: Ý 1 2 Nội dung Giới thiệu vấn đề Khái quát chung về hình ảnh thế hệ trẻ Việt Nam trong sự nghiệp chống Mĩ cứu nước qua văn học - Các tác phẩm Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật, Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê, Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long ra đời trong thời điểm cuộc kháng chiến chống Mĩ của dân tộc đang diễn ra ác liệt. Mặc dù vậy, các tác giả không đi sâu miêu tả những đau thương mất mát, những vất vả khó khăn của dân tộc mà tập trung khám phá, ca ngợi vẻ đẹp của con người Việt Nam trong chiến đấu cũng như trong lao động. - Các tác phẩm làm hiện lên hình ảnh những con người rất đỗi bình HDC Văn HS2 TS10 CVP năm học 2015-2016 Điểm 0,5 1,0 0,5 2 dị, tâm hồn trong sáng, có lòng yêu nước thiết tha, không quản ngại khó khăn, gian khổ, hiểm nguy, ngày đêm chiến đấu với kẻ thù, hăng say lao động để xây dựng và bảo vệ quê hương, đất nước. Họ đã tạo nên một tập thể anh hùng trong hoàn cảnh chiến tranh khốc liệt, trong đó mỗi nhân vật đều có vẻ đẹp riêng hòa vào vẻ đẹp chung của dân tộc. 3 0,5 Hình ảnh thế hệ trẻ Việt Nam trong sự nghiệp chống Mĩ cứu nước a. Hình ảnh thế hệ trẻ thời chống Mĩ trong chiến đấu - Họ luôn hiên ngang, dũng cảm, sẵn sàng đối mặt với khó khăn, gian khổ: + Trên những chiếc xe không kính, những người lính lái xe có tư thế ung dung, bình tĩnh đến lạ thường (Ung dung buồng lái ta ngồi..). Họ chấp nhận thử thách như một tất yếu (ừ thì có bụi, ừ thì ướt áo…), với một thái độ bất chấp mọi hiểm nguy và hết sức ngang tàng (chưa cần rửa, chưa cần thay…). + Những thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn hàng ngày phải phơi mình trên trọng điểm sau những trận bom, đo khối lượng đất đá lấp vào hố bom, đếm bom chưa nổ và phá bom. Công việc vừa đồ sộ vừa nguy hiểm, cái chết luôn rình rập họ từng phút, từng giờ nhưng họ vẫn luôn chủ động, bình tĩnh trong mọi tình huống, gan dạ, dũng cảm, không quản ngại khó khăn nguy hiểm. - Họ là những con người trẻ trung, lãng mạn, nhiều khát vọng: + Những cô gái thanh niên xung phong là những người yêu đời, dễ rung cảm, giàu ước mơ. (Phương Định, Nho, chị Thao là những cô gái hồn nhiên, nhạy cảm, lãng mạn và mơ mộng,...). + Những người lính lái xe rất trẻ trung, sôi nổi, lạc quan yêu đời (Thấy sao trời và đột ngột cánh chim, Như sa như ùa vào buồng lái; phì phèo châm điếu thuốc; nhìn nhau mặt lấm cười ha ha; Lại đi, lại đi trời xanh thêm…) - Họ có tình đồng chí, đồng đội gắn bó thân thiết: + Hoàn cảnh chiến tranh đã gắn kết những người lính lái xe trong tình thân đồng đội như anh em ruột thịt, cùng sẻ chia với nhau trong cuộc sống thiếu thốn, hiểm nguy. (Bếp Hoàng Cầm; Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy…). + Trong khói lửa đạn bom, những cô thanh niên xung phong cũng gắn bó, yêu thương, chia sẻ, giúp đỡ nhau bằng tình cảm chân thành, thắm thiết của những người đồng đội. (Phương Định và chị Thao chăm sóc Nho khi Nho bị thương…) - Họ có lý tưởng sống cao đẹp, có tình yêu nước nồng nàn, sẵn sàng chiến đấu, hi sinh cho sự nghiệp giải phóng dân tộc. (Người chiến sĩ lái xe, những nữ thanh niên xung phong làm nên những kỳ tích phi thường là nhờ có tình yêu Tổ quốc: “Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước / Chỉ cần trong xe có một trái tim”,...). b. Hình ảnh thế hệ trẻ thời chống Mĩ trong lao động * Hình ảnh thế hệ trẻ thời chống Mĩ trong lao động được tập trung thể hiện trong tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long. Tác phẩm như một bài ca về vẻ đẹp trong cách sống và suy nghĩ của những con người lao động tưởng chừng như bình thường mà cao cả, luôn quan tâm và có trách nhiệm đối với quê hương, đất nước. Họ HDC Văn HS2 TS10 CVP năm học 2015-2016 2,0 0,5 0,5 0,5 0,5 2,0 0,5 3 4 lặng lẽ, âm thầm, ngày đêm cống hiến hết mình cho đất nước. - Họ là những người nhiệt tình và hăng say lao động. Trong điều kiện khắc nghiệt, những người lao động ấy vẫn mang hết sức lực của mình để cống hiến cho Tổ quốc. (Anh thanh niên với những suy nghĩ đúng đắn, sâu sắc về công việc, có tinh thần trách nhiệm, biết vượt lên khó khăn và gian khổ của hoàn cảnh sống để làm việc. Anh cán bộ nghiên cứu khoa học luôn sẵn sàng trong tư thế suốt ngày chờ sét,...). - Họ là những người sống có lí tưởng và tràn đầy lạc quan. Anh thanh niên, anh cán bộ nghiên cứu khoa học,… đã thực sự tìm thấy niềm hạnh phúc trong công việc lao động đầy gian khổ. Họ làm việc và lo nghĩ cho đất nước. Lí tưởng sống của họ là vì nhân dân, vì đất nước. - Họ có lối sống giản dị, khiêm tốn, giàu tình cảm: anh thanh niên là người có tâm hồn cởi mở, chân thành, quý trọng tình cảm, khát khao được gặp gỡ, trò chuyện với mọi người; biết tổ chức, sắp xếp cuộc sống một cách chủ động, ngăn nắp; khiêm tốn, trân trọng sự hi sinh thầm lặng của những người xung quanh... Cuộc gặp gỡ đầy thú vị giữa anh thanh niên, người họa sĩ, cô kỹ sư và bác lái xe bộc lộ tình cảm đáng trân trọng của họ. Đánh giá, khái quát - Với cảm hứng ngợi ca, hình ảnh những người lính, những nữ thanh niên xung phong, những người lao động thời kỳ chống Mĩ hiện lên chân thực, sinh động, cao đẹp; gieo vào lòng người đọc niềm trân trọng, cảm phục xen lẫn tự hào. - Qua đó, chúng ta hiểu hơn về lịch sử hào hùng của dân tộc, về thế hệ cha anh với lí tưởng sống cao đẹp, sẵn sàng hi sinh xương máu, hi sinh tuổi thanh xuân để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Thế hệ trẻ hôm nay cần kế thừa và phát huy chủ nghĩa anh hùng cách mạng của thế hệ cha anh đi trước trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. 0,5 0,5 0,5 0,5 0,25 0,25 Lưu ý: - Cho điểm tối đa khi bài thi đảm bảo tốt cả 2 yêu cầu về kĩ năng và kiến thức, khuyến khích những bài viết có chất văn. - Điểm của bài thi là tổng điểm các câu cộng lại; cho điểm từ 0 đến 10. - Điểm lẻ làm tròn tính đến 0,25 điểm. —Hết— HDC Văn HS2 TS10 CVP năm học 2015-2016 4 SỞ GD & ĐT BÌNH THUẬN TRƯỜNG THPT CHUYÊN TRẦN HƯNG ĐẠO KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2015 - 2016 Môn thi: NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian giao đề) I. Đọc – hiểu: (2,0 điểm) Đọc kỹ đoạn văn sau đây và trả lời các câu hỏi: “Người phương Bắc không phải nòi giống nước ta, bụng dạ ắt khác. Từ đời nhà Hán đến nay, chúng đã mấy phen cướp bóc nước ta, giết hại nhân dân, vơ vét của cải, người mình không thể chịu nổi, ai cũng muốn đuổi chúng đi” 1. Lời nhận định trên là của ai? Trích trong tác phẩm nào? Tác giả? (0,75 điểm) 2. Từ nào mang yếu tố tình thái trong câu: “Người phương Bắc không phải nòi giống nước ta, bụng dạ ắt khác”? (0,25 điểm) 3. Câu in nghiêng trong đoạn trích là câu đơn hay câu ghép? Chỉ ra thành phần chủ ngữ và vị ngữ trong câu ấy? (1,0 điểm) II. Làm văn: (8,0 điểm) Bình Thuận chuyên – 2015.2016 Câu 1: (3,0 điểm) Mẹ sẽ đưa con đến trường, cầm tay con dắt qua cánh cổng, rồi buông tay mà nói:“Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một hế giới kì diệu sẽ mở ra” (Trích Cổng trường mở ra – Lý Lan, theo Ngữ văn 7, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam – 2014) Từ nội dung đoạn trích, hãy nêu ý kiến: Em cảm nhận được những gì về thế giới kì diệu đó? Từ khi mẹ buông tay và khích lệ, bản thân em đã thể hiện tính tự lập như thế nào qua những năm đi học? (Bài làm không quá 01 trang giấy thi) Câu 2: (5,0 điểm) Cảm nhận của em qua hai khổ thơ sau: “Bỗng nhận ra hương ổi Phả vào trong gió se Sương chùng chình qua ngõ Hình như thu đã về […] Vẫn còn bao nhiêu nắng Đã vơi dần cơn mưa Sấm cũng bớt bất ngờ Trên hàng cây đứng tuổi” (Trích “Sang thu”- Hữu Thỉnh, theo Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam - 2014) -----Hết----Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị coi thi không giải thích gì thêm. HƯỚNG DẪN LÀM BÀI Câu I Ý 1 2 3 II Nội dung Đọc hiểu văn bản: - Đây là lời nhận định của vua Quang Trung - Nguyễn Huệ - Trích trong tác phẩm “Hoàng Lê nhất thống chí” của nhóm tác giả Ngô gia văn phái (Một nhóm tác giả thuộc dòng họ Ngô Thì) Từ mang yếu tố tình thái trong câu: “Người phương Bắc không phải nòi giống nước ta, bụng dạ ắt khác” là từ: “ắt” Câu in nghiêng trong đoạn trích là câu ghép. - Cụm chủ - vị thứ nhất: "chúng đã mấy phen cướp bóc nước ta, giết hại nhân dân, vơ vét của cải" + Chủ ngữ: "chúng" + Vị ngữ: "đã mấy phen cướp bóc nước ta, giết hại nhân dân, vơ vét của cải" - Cụm chủ - vị thứ hai: "người mình không thể chịu nổi, ai cũng muốn đuổi chúng đi” + Chủ ngữ: "người mình" + Vị ngữ: "không thể chịu nổi" ("ai cũng muốn đuổi chúng đi” là phần phụ chú) Làm văn 1 1 2 2 I II Từ nội dung đoạn trích, hãy nêu ý kiến: Em cảm nhận được những gì về thế giới kì diệu đó? Từ khi mẹ buông tay và khích lệ, bản thân em đã thể hiện tính tự lập như thế nào qua những năm đi học? Cảm nhận về “thế giới kì diệu”: - "Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra". Câu văn này đã nói lên ý nghĩa to lớn của nhà trường và việc học trong cuộc đời mỗi con người. - Như trong một câu chuyện cổ tích kì diệu, phía sau cánh cổng kia là cả một thế giới vô cùng hấp dẫn đối với những người ham hiểu biết, yêu lao động và yêu cuộc sống. - Thế giới kì diệu đó là thế giới của tri thức bao la, của tình bạn, tình thầy trò nồng ấm tha thiết, chắp cánh cho chúng ta bay cao, bay xa tới những chân trời của ước mơ và khát vọng. - Đó là nơi chúng ta được trang bị những kĩ năng, những bài học làm người quý báu để vươn tới thành công. → Chỉ trường học mới mở ra cho chúng ta một thế giới diệu kì đến vậy! Tính tự lập của bản thân: - Trong những năm đi học, em đã thể hiện tính tự lập của bản thân bằng cách: + Chủ động tích lũy, tiếp thu kiến thức từ nhà trường, từ cuộc sống; có ý thức rèn luyện những phẩm chất tốt cho bản thân. + Chủ đông sắp xếp thời gian học tập, vui chơi một cách hợp lí. + Tự lo cho bản thân những việc có thể làm được như: giặt quần áo, sắp xếp đồ dùng học tập… + Thời gian rảnh giúp đỡ bố mẹ làm công việc nhà: trông em, nấu cơm… Cảm nhận về hai khổ thơ trích “Sang thu”- Hữu Thỉnh. Giới thiệu tác giả, tác phẩm: - Hữu Thỉnh thuộc thế hệ các nhà thơ thời chống Mỹ với ngòi bút luôn hướng về đề tài chiến tranh, người lính và cuộc sống nông thôn. - “Sang thu” là tác phẩm tiêu biểu của Hữu Thỉnh, được viết khi thiên nhiên bắt đầu sang thu và cũng là thời điểm đất nước vừa bước từ chiến tranh sang hòa bình. Phân tích: Khổ 1: Những cảm nhận ban đầu của nhà thơ về cảnh sang thu của đất trời. - Thiên nhiên được cảm nhận từ những gì vô hình: + “Hương ổi” là làn hương đặc biệt của mùa thu miền Bắc được cảm nhận từ mùi ổi chín rộ. + Từ “phả”: động từ có nghĩa là toả vào, trộn lẫn -> gợi mùi hương ổi ở độ đậm nhất, thơm nồng quyến rũ, hoà vào trong gió heo may của mùa thu, lan toả khắp không gian tạo ra một mùi thơm ngọt mát - hương thơm nồng nàn hấp dẫn của những vườn cây sum suê trái ngọt ở nông thôn Việt Nam. + “Sương chùng chình”: những hạt sương nhỏ li ti giăng mắc như một làm sương mỏng nhẹ nhàng trôi, đang “cố ý” chậm lại thong thả, nhẹ nhàng, chuyển động chầm chậm sang thu. Hạt sương sớm mai cũng như có tâm hồn. - Cảm xúc của nhà thơ: + Kết hợp các từ: “bỗng, hình như” thể hiện tâm trạng ngỡ ngàng, cảm xúc bâng khuâng trước thoáng đi bất chợt của mùa thu. Nhà thơ giật mình, hơi bối rối, hình như còn có chút gì chưa thật rõ ràng trong cảm nhận. Đó có thể là do những cảm nhận nhẹ nhàng, thoáng qua hoặc do quá đột ngột mà tác giả chưa nhận ra. + Tâm hồn thi sĩ biến chuyển nhịp nhàng với phút giao mùa của cảnh vật. Từng cảnh sang thu thấp thoáng hồn người : chùng chình, bịn rịn, lưu luyến, bâng khuâng… Khổ cuối: Suy ngẫm mang tính triết lí về cuộc đời, con người. - Thiên nhiên sang thu được gợi ra qua hình ảnh cụ thể: nắng – mưa. “Vẫn còn bao nhiêu nắng Đã vơi dần cơn mưa” + Nắng là hình ảnh cụ thể của mùa hạ. Nắng cuối hạ vẫn còn nồng, còn sáng nhưng đã nhạt dần, yếu dần bởi gió se đã đến chứ không chói chang, dữ dội, gay gắt. + Mưa cũng đã ít đi. Cơn mưa mùa hạ thường bất ngờ chợt đến rồi lại chợt đi. Từ “vơi” có giá trị gợi tả, diễn tả cái thưa dần, ít dần, hết dần những cơn mưa rào ào ạt, bất ngờ của mùa hạ. - Hình ảnh ẩn dụ: “Sấm cũng bớt bất ngờ Trên hàng cây đứng tuổi” + Ý nghĩa tả thực: hình tượng sấm thường xuất hiện bất ngờ đi liền với những cơn mưa rào chỉ có ở mùa hạ. Sấm cuối mùa hạ cũng bớt đi, ít đi lúc sang thu. + Ý nghĩa ẩn dụ: “Sấm” là hình ảnh biểu tượng cho những vang động bất thường của ngoại cảnh, của cuộc đời. “Hàng cây đứng tuổi” gợi tả những con người từng trải, từng vượt qua những khó khăn, thăng trầm. Qua đó, khẳng định bản lĩnh cứng cỏi của con người trước những biến động của cuộc đời. → Ngợi ca bản lĩnh cứng cỏi và tốt đẹp của mỗi con người từng III trải nói riêng và nhân dân ta nói chung trước những thách thức khó khăn, gian khổ. Đánh giá: Thông qua hai khổ thơ, nhà thơ đã khắc họa bức tranh thiên nhiên lúc vào thu thật mới mẻ, sinh động, ấn tượng, đồng thời cũng gửi gắm tới người đọc những triết lí sâu xa mà thấm thía. Qua đây cho thấy tình yêu thiên nhiên và ngòi bút tài hoa của tác giả. BỘ ĐỀ ÔN THI TUYỂN SINH LỚP 10 MÔN NGỮ VĂN (CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT) 1. BỘ 45 ĐỀ ÔN THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 (CÓ ĐÁP ÁN) (FILE 1) ĐỂ DOWNLOAD ĐẦY ĐỦ TỪ ĐỀ 1 → 20 (FILE WORD) VÀO LINK: http://onthi24h.vn/tai-lieu-hoc-tap/bo-45-de-on-thi-tuyen-sinh-vao-lop-10-co-dap-an-file1-tu-de-1-20-701.html 2. BỘ 45 ĐỀ ÔN THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 (CÓ ĐÁP ÁN) (FILE 2) ĐỂ DOWNLOAD ĐẦY ĐỦ TỪ ĐỀ 21 → 45 (FILE WORD) VÀO LINK: http://onthi24h.vn/tai-lieu-hoc-tap/bo-45-de-on-thi-tuyen-sinh-vao-lop-10-co-dap-an-file2-tu-de-21-45-702.html 3. BỘ 98 ĐỀ THI TS LỚP 10 MÔN NGỮ VĂN (CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT) MỚI ĐỀ 1-10 ĐỀ 1. SỞ GD VÀ ĐT BÌNH THUẬN 2015 - 2016 (HỆ CHUYÊN) ĐỀ 2. SỞ GD VÀ ĐT HÀ TĨNH 2015 – 2016 ĐỀ 3. SỞ GD VÀ ĐT HÀ NỘI 2015 – 2016 ĐỀ 4. SỞ GD VÀ ĐT HÀ NỘI 2014 – 2015 ĐỀ 5. THPT CHUYÊN ĐHSP HÀ NỘI 2013 – 2014 ĐỀ 6. THPT CHUYÊN VĨNH PHÚC 2015 – 2016 ĐỀ 7. SỞ GD VÀ ĐT SÓC TRĂNG 2015 – 2016 ĐỀ 8. SỞ GD VÀ ĐT LẠNG SƠN 2015 – 2016 ĐỀ 9. SỞ GD VÀ ĐT THÁI NGUYÊN 2015 – 2016 ĐỀ 10. SỞ GD VÀ ĐT QUẢNG NINH 2015 – 2016 ĐỂ DOWNLOAD ĐẦY ĐỦ (FILE WORD) VÀO LINK: http://onthi24h.vn/tai-lieu-hoc-tap/98-de-thi-ts-lop-10-mon-ngu-van-co-dap-an-chi-tiettu-de-1-10-755.html ĐỀ 11-20 ĐỀ 11. SỞ GD VÀ ĐTLÀO CAI 2015 – 2016 ĐỀ 12. SỞ GD VÀ ĐT THỪA THIÊN HUẾ 2015 – 2016 ĐỀ 13. SỞ GD VÀ ĐT HÀ TĨNH 2015 – 2016 ĐỀ 14. SỞ GD VÀ ĐT HẬU GIANG 2015 – 2016 ĐỀ 15. SỞ GD VÀ ĐT NINH THUẬN 2015 – 2016 ĐỀ 16. SỞ GD VÀ ĐT TRÀ VINH 2015 – 2016 ĐỀ 17. SỞ GD VÀ ĐT CAO BẰNG 2015 – 2016 ĐỀ 18. SỞ GD VÀ ĐT BÌNH THUẬN 2015 – 2016 ĐỀ 19. SỞ GD VÀ ĐT BÌNH ĐỊNH 2015 – 2016 ĐỀ 20. SỞ GD VÀ ĐT BÌNH ĐỊNH 2013 – 2014 ĐỂ DOWNLOAD ĐẦY ĐỦ (FILE WORD) VÀO LINK: http://onthi24h.vn/tai-lieu-hoc-tap/98-de-thi-ts-lop-10-mon-ngu-van-co-dap-an-chi-tiettu-de-11-20-756.html ĐỀ 21-30 ĐỀ 21. SỞ GD VÀ ĐT BÌNH ĐỊNH 2013 - 2014 (HỆ CHUYÊN) ĐỀ 22. SỞ GD VÀ ĐT KIÊN GIANG 2015 – 2016 ĐỀ 23. SỞ GD VÀ ĐT BÌNH PHƯỚC 2015 – 2016 ĐỀ 24. SỞ GD VÀ ĐT BÌNH PHƯỚC 2014 – 2015 ĐỀ 25. SỞ GD VÀ ĐT CẦN THƠ 2015 – 2016 ĐỀ 26. SỞ GD VÀ ĐT BẠC LIÊU 2015 – 2016 ĐỀ 27. SỞ GD VÀ ĐT VĨNH LONG 2015 – 2016 ĐỀ 28. SỞ GD VÀ ĐT ĐỒNG THÁP 2014 – 2015 ĐỀ 29. SỞ GD VÀ ĐT LẠNG SƠN 2014 – 2015 ĐỀ 30. SỞ GD VÀ ĐT HƯNG YÊN 2014 – 2015 ĐỂ DOWNLOAD ĐẦY ĐỦ (FILE WORD) VÀO LINK: http://onthi24h.vn/tai-lieu-hoc-tap/98-de-thi-ts-lop-10-mon-ngu-van-co-dap-an-chi-tiettu-de-21-30-757.html ĐỀ 31-40 ĐỀ 31. SỞ GD VÀ ĐT VĨNH PHÚC 2014 – 2015 ĐỀ 32. THPT CHUYÊN VĨNH PHÚC 2014 – 2015 ĐỀ 33. THPT CHUYÊN VĨNH PHÚC 2013 – 2014 ĐỀ 34. THPT CHUYÊN VĨNH PHÚC (VÒNG 1) 2013 – 2014 ĐỀ 35. SỞ GD VÀ ĐT BÀ RỊA - VŨNG TÀU CHUYÊN 2015 – 2016 ĐỀ 36. SỞ GD VÀ ĐT PHÚ THỌ 2015 – 2016 ĐỀ 37. SỞ GD VÀ ĐT NINH BÌNH CHUYÊN 2015 – 2016 ĐỀ 38. SỞ GD VÀ ĐT TP. ĐÀ NẴNG 2015 – 2016 ĐỀ 39. SỞ GD VÀ ĐT TP. ĐÀ NẴNG 2014 – 2015 ĐỀ 40. SỞ GD VÀ ĐT HẢI DƯƠNG 2015 – 2016 ĐỂ DOWNLOAD ĐẦY ĐỦ (FILE WORD) VÀO LINK: http://onthi24h.vn/tai-lieu-hoc-tap/98-de-thi-ts-lop-10-mon-ngu-van-co-dap-an-chi-tiettu-de-31-40-758.html ĐỀ 41-50 ĐỀ 41. SỞ GD VÀ ĐT TP. HỒ CHÍ MINH 2015 – 2016 ĐỀ 42. SỞ GD VÀ ĐT LÂM ĐỒNG 2014 – 2015 ĐỀ 43. SỞ GD VÀ ĐT LONG AN 2014 -2015 (CÔNG LẬP) ĐỀ 44. SỞ GD VÀ ĐT LONG AN 2014 - 2015 (HỆ CHUYÊN) ĐỀ 45. SỞ GD VÀ ĐT NAM ĐỊNH 2015 – 2016 ĐỀ 46. SỞ GD VÀ ĐT NGHỆ AN 2015 – 2016 ĐỀ 47. SỞ GD VÀ ĐT NGHỆ AN 2014 - 2015 CHUYÊN PHAN BỘI CHÂU ĐỀ 48. THPT CHUYÊN HÙNG VƯƠNG PHÚ THỌ 2014 – 2015 ĐỀ 49. SỞ GD VÀ ĐT QUÃNG NGÃI 2014 – 2015 ĐỀ 50. SỞ GD VÀ ĐT THÁI BÌNH 2015 – 2016 ĐỂ DOWNLOAD ĐẦY ĐỦ (FILE WORD) VÀO LINK: http://onthi24h.vn/tai-lieu-hoc-tap/98-de-thi-ts-lop-10-mon-ngu-van-co-dap-an-chi-tiettu-de-41-50-759.html ĐỀ 51-60 ĐỀ 51.SỞ GD VÀ ĐT THÁI NGUYÊN CHUYÊN 2014 – 2015 ĐỀ 52. SỞ GD VÀ ĐT CẦN THƠ 2015 – 2016 ĐỀ 53. SỞ GD VÀ ĐT KIÊN GIANG 2014-2015 ĐỀ 54. SỞ GD VÀ ĐT HÒA BÌNH 2014 – 2015 ĐỀ 55. SỞ GD VÀ ĐT KIÊN GIANG 2014 – 2015 ĐỀ 56. SỞ GD VÀ ĐT HƯNG YÊN 2015 – 2016 ĐỀ 57. SỞ GD VÀ ĐT HẢI DƯƠNG 2014 – 2015 ĐỀ 58. THPT CHUYÊN NGUYỄN TRÃI HẢI DƯƠNG 2014-2015 ĐỀ 59. THPT CHUYÊN HÙNG VƯƠNG GIA LAI (CHUYÊN) 2015 – 2016 ĐỀ 60. THPT CHUYÊN HÙNG VƯƠNG GIA LAI (KHÔNG CHUYÊN) 2015 – 2016 ĐỂ DOWNLOAD ĐẦY ĐỦ (FILE WORD) VÀO LINK: http://onthi24h.vn/tai-lieu-hoc-tap/98-de-thi-ts-lop-10-mon-ngu-van-co-dap-an-chi-tiettu-de-51-60-760.html ĐỀ 61-70 61. THPT CHUYÊN PHAN NGỌC HIỂN CÀ MAU 2014 – 2015 62. SỞ GD VÀ ĐT ĐỒNG THÁP 2015 – 2016 63. SỞ GD VÀ ĐT HẢI PHÒNG 2015 – 2016 64. SỞ GD VÀ ĐT BẮC GIANG 2015 – 2016 65. SỞ GD VÀ ĐT BẾN TRE 2015-2016 66. THPT CHUYÊN NGUYỄN QUANG DIÊU ĐỒNG THÁP (HỆ CHUYÊN) NĂM 2015 67. THPT CHUYÊN LONG AN (HỆ CHUYÊN) NĂM 2015 68. THPT CHUYÊN LƯƠNG VĂN CHÁNH PHÚ YÊN (VÒNG 1) NĂM 2015 69. SỞ GD VÀ ĐT CÀ MAU NĂM 2014-2015 70. THPT CHUYÊN LÝ TỰ TRỌNG CẦN THƠ (VÒNG 1) NĂM 2014 ĐỂ DOWNLOAD ĐẦY ĐỦ (FILE WORD) VÀO LINK: http://onthi24h.vn/tai-lieu-hoc-tap/98-de-thi-ts-lop-10-mon-ngu-van-co-dap-an-chi-tiettu-de-61-70-789.html ĐỀ 71-80 ĐANG CẬP NHẬT SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỔ: NGỮ VĂN --------------- ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH LỚP 10 THPT NĂM HỌC: 2016-2017 MÔN: NGỮ VĂN (CHUYÊN) Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian phát đề) MÃ ĐỀ: VC01 Câu 1: (3,0 điểm) Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi: “Chuyện kể rằng: em, cô gái mở đường Để cứu con đường đêm ấy khỏi bị thương Cho đoàn xe kịp giờ ra trận Em đã lấy tình yêu Tổ quốc của mình thắp lên ngọn lửa Đánh lạc hướng thù. Hứng lấy luồng bom…” (Trích “Khoảng trời và hố bom” – Lâm Thị Mỹ Dạ) 1. Em hãy tìm một biện pháp tu từ đặc sắc được sử dụng trong hai câu thơ đầu. (0,5 điểm) 2. Những cô gái mở đường trong đoạn thơ trên đã lấy tình yêu Tổ quốc “thắp lên mình ngọn lửa”. Theo em ngọn lửa ấy thể hiện điều gì? (0,5 điểm) 3. Em hãy kể tên một nhân vật tiêu biểu mà em đã được học ở lớp 9 cũng là một “cô gái mở đường”. Nhân vật đó xuất hiện trong tác phẩm nào? (0,5 điểm) 4. Tình yêu Tổ quốc của những cô gái mở đường được thể hiện qua những hành động nào? Viết đoạn văn ngắn (10-15 dòng) trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa và vẻ đẹp của những hành động ấy, qua đó hãy rút ra bài học và nhận thức của bản thân về tình yêu Tổ quốc trong xã hội mới. (1,5 điểm) Câu 2: (3,0 điểm) “Mạng xã hội đã trở thành một phần đời sống hiện nay, nhất là với giới trẻ. Rất nhiều bạn trẻ, ngay cả những học trò tiểu học, cuộc sống đã chìm ngập trong thế giới ảo. Theo các chuyên gia tâm lý, điều nguy hiểm nhất là các em vào cơn bão hấp dẫn của mạng xã hội một cách hoàn toàn bị động, không hề được chuẩn bị hành trang để bảo vệ bản thân. Các em tưởng rằng ở thế giới đó chỉ mấy là dòng chữ, hình ảnh vô hại mà không lường được những hậu họa. Đôi khi chỉ một nút Like hay Share tưởng rằng vô thưởng vô phạt lại dẫn đến hậu họa. Ở đó, các em có thể là nạn nhân hoặc gây hại cho người khác, dù có thể là vô tình […]” (Trích “Sống ảo, hậu quả thật”, Thứ Năm, 21/01/2016, nguồn: http://dantri.com.vn/giao-duc-khuyenhoc/song-ao-hau-qua-that-20160121151213433.htm) Viết bài văn ngắn (khoảng 1 trang giấy thi) nêu lên suy nghĩ của em về hiện tượng “sống ảo” của một số bộ phận giới trẻ ngày nay. Câu 3: (4,0 điểm) Nét độc đáo trong cách cảm nhận và thể hiện mùa xuân thiên nhiên, đất trời và mùa xuân đất nước của Thanh Hải trong bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ”. …… HẾT …… Họ và tên thí sinh: ……………………………………………… Số báo danh: …………………… Chữ kí của giám thị số 1: ………………………………………………………………………………… SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỔ: NGỮ VĂN --------------- ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH LỚP 10 THPT NĂM HỌC: 2016-2017 MÔN: NGỮ VĂN (CHUYÊN) Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian phát đề) MÃ ĐỀ: VC02 Câu 1: (3,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi: Tôi hỏi đất: - Ðất sống với đất như thế nào? - Chúng tôi tôn cao nhau. Tôi hỏi nước: - Nước sống với nước như thế nào? - Chúng tôi làm đầy nhau. Tôi hỏi cỏ: - Cỏ sống với cỏ như thế nào? - Chúng tôi đan vào nhau, làm nên những chân trời. Tôi hỏi người: - Người sống với người như thế nào? (Theo Hữu Thỉnh, “Hỏi”) 1. Hãy xác định một biện pháp tu từ được sử dụng đặc sắc trong đoạn hội thoại trên. Hãy viết câu hỏi của “Tôi” với đất theo lối dẫn gián tiếp. (0,5 điểm) 2. Dường như câu hỏi của “Tôi” với người chưa có câu trả lời, bằng hai câu thơ em đã được học hoặc được biết hãy trả lời cho câu hỏi đó. (0,5 điểm) 3. Bằng vài dòng suy nghĩ (từ 7-10 dòng), em hãy nêu suy nghĩ của mình về lẽ sống ở đời qua cuộc nói chuyện giữa “Tôi” với đất, nước, cỏ và người. (2,0 điểm) Câu 2: (3,0 điểm) Với một chiếc smartphone (điện thoại thông minh) và đường truyền Internet, trạng thái của bạn là connected (kết nối) với cả thế giới. Nhưng vấn đề thế nào là kết nối. Có phải thật sự là kết nối khi mà bạn chỉ lơ lửng đâu đó trên các trang mạng xã hội và quên mất cách bắt đầu một cuộc trò chuyện đơn giản nhất trong thực tế; khi mà bạn thường xuyên trở nên cô đơn ngay trong trạng thái “được kết nối”. Người ta cứ đổ lỗi cho công nghệ, liệu có thật sự là như vậy không? Hãy trình bày suy nghĩ của em về hiện tượng trên bằng một bài viết khoảng 01 trang giấy thi. Câu 3: (4,0 điểm) Tâm sự về việc làm thơ, nhà thơ Trần Lê Văn viết: Không làm được thơ ngắn Đành phải làm thơ dài Khó nói bằng im lặng Đành phải nói bằng lời Thơ dài lời dài vẫn bất lực Sao làm cầu nối tôi với đời? Có ai nghe thấy một tiếng vọng Thì thả con thuyền sang với tôi. (Tiếng Vọng, Trần Lê Văn, Thơ hay Việt Nam thế kỉ XX, NXB Văn hóa Thông tin, 2006, Tr. 429) Em hiểu như thế nào về ý kiến của nhà thơ Trần Lê Văn? Hãy làm sáng tỏ ý kiến đó qua một bài thơ em đã học trong chương trình Ngữ văn 9. …… HẾT …… Họ và tên thí sinh: ……………………………………………… Số báo danh: …………………… Chữ kí của giám thị số 1: ………………………………………………………………………………… SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỔ: NGỮ VĂN --------------MÃ ĐỀ: VC03 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH LỚP 10 THPT NĂM HỌC: 2016-2017 MÔN: NGỮ VĂN (CHUYÊN) Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian phát đề) Câu 1: (5,0 điểm) Cách đây ba năm, vào tháng 5/2011, Trung Quốc gây hấn, cắt cáp tàu thăm dò dầu khí của Việt Nam trên biển Đông, bài thơ Tổ quốc nhìn từ biển của nhà thơ Nguyễn Việt Chiến ra đời và nhận được sự đồng cảm của hàng triệu độc giả. Tháng 5/2014, Biển Đông lại trở thành điểm nóng khi Trung Quốc ngang nhiên đưa giàn khoan và tàu chiến vào xâm phạm lãnh hải Việt Nam, bài thơ này lại được nhiều người truyền nhau với sức lan tỏa mãnh liệt của nó. Đọc những dòng thơ sau được trích từ bài thơ Tổ quốc nhìn từ biển (Nguyễn Việt Chiến) và trả lời các câu hỏi: ... Nếu Tổ quốc hôm nay nhìn từ biển Mẹ Âu Cơ hẳn không thể yên lòng Sóng lớp lớp đè lên thềm lục địa Trong hồn người có ngọn sóng nào không (…) Nếu Tổ quốc nhìn từ bao mất mát Máu xương kia dằng dặc ngàn đời Hồn dân tộc ngàn năm không chịu khuất Dáng con tàu vẫn hướng mãi ra khơi. 1. Em hiểu và cảm nhận thế nào về hình tượng “sóng” trong hai dòng thơ: “Sóng lớp lớp đè lên thềm lục địa” và “Trong hồn người có ngọn sóng nào không” ? (1,0 điểm) 2. Tác giả đã khẳng định điều gì khi viết: “Dáng con tàu vẫn hướng mãi ra khơi.”? (1,0 điểm) 3. Trong những ngày này, khi chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc bị xâm phạm, trong hồn em “có ngọn sóng nào không”? Hãy viết bài văn (khoảng 400 từ) bày tỏ suy nghĩ, tình cảm đó. (3,0 điểm) Câu 2: (5,0 điểm) Một trong những tình cảm thiêng liêng luôn thường trực trong mỗi con người Việt Nam là tình yêu Tổ quốc. Đặc biệt, tình cảm đó đã được nhiều nhà thơ, nhà văn thể hiện trong tác phẩm của mình. Trong bài thơ “Tình sông núi”, nhà thơ Trần Mai Ninh viết: Có mối tình nào hơn thế nữa Nói bằng súng, bằng gươm sáng rền Có mối tình nào hơn thế nữa Trộn hoà lao động với giang sơn Có mối tình nào hơn Tổ quốc? Dựa vào ý thơ trên và các bài thơ hiện đại đã được học ở chương trình Ngữ văn lớp 9, em hãy viết một bài văn với nhan đề: Tình yêu Tổ quốc. …… HẾT …… Họ và tên thí sinh: ……………………………………………… Số báo danh: …………………… Chữ kí của giám thị số 1: ………………………………………………………………………………… SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỔ: NGỮ VĂN --------------MÃ ĐỀ: VC04 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH LỚP 10 THPT NĂM HỌC: 2016-2017 MÔN: NGỮ VĂN (CHUYÊN) Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian phát đề) Câu 1: (2,0 điểm) a) Việc tác giả Nguyễn Thành Long không đặt tên riêng cho các nhân vật của mình trong tác phẩm “Lặng lẽ Sa Pa” gợi cho em suy nghĩ gì? b) Trong bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải, tác giả có khi xưng “tôi” lại có lúc xưng “ta”. Em có nhận xét gì về ý nghĩa của việc thay đổi các đại từ nhân xưng mà tác giả đã sử dụng. Câu 2: (3,0 điểm) Trong văn bản Những đứa trẻ (Thời thơ ấu – M. Go-rơ-ki, Ngữ văn 9, tập một), cậu bé A-li-ô-sa và ba đứa con nhà đại tá Ốp-xi-an-ni-cốp bị cấm đoán, không được phép chơi với nhau. Nhưng A-li-ô-sa đã khoét một lỗ hổng hình bán nguyệt ở hàng rào, mấy thằng bé, lần lượt từng đứa hay hai đứa một, lại gần, (…) ngồi xổm hoặc quỳ xuống nói chuyện khe khẽ với nhau. Hành động của những đứa trẻ gợi cho em suy nghĩ gì về ý nghĩa của việc vượt qua rào cản trong cuộc sống? Câu 3: (5,0 điểm) Bài thơ Đồng chí (Chính Hữu) và Đoàn thuyền đánh cá (Huy Cận) mặc dù không phải viết về trăng nhưng hình ảnh ánh trăng vẫn neo đậu lại một khoảnh khắc đáng nhớ trong lòng người đọc. Phân tích sự giống và khác nhau của hình ảnh trăng để thấy rõ dấu ấn riêng của mỗi nhà thơ. …… HẾT …… Họ và tên thí sinh: ……………………………………………… Số báo danh: …………………… Chữ kí của giám thị số 1: ………………………………………………………………………………… SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỔ: NGỮ VĂN --------------MÃ ĐỀ: VC05 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH LỚP 10 THPT NĂM HỌC: 2016-2017 MÔN: NGỮ VĂN (CHUYÊN) Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian phát đề) Câu 1 (6,0 điểm): “Trước Hữu Thỉnh, hình như trong thơ, mùa thu đã sớm định hình, sự định hình trong trạng thái ổn định (như Nguyễn khuyến, Nguyễn Du) hoặc có vận động cũng là sau một cái mốc tuy vô hình nhưng đã có một cái gì đó đã phân chia (như Xuân Diệu, Huy Cận). Còn đến Sang thu, cách lựa chọn khoảnh khắc thời gian đã khác. Chưa có một sự định hình, nó bắc cầu giữa cái không và cái có. Chính cái cảm giác mơ hồ và tinh tế này chuyên chở hồn thu theo cái cách của mùa thu. Nhạy cảm, nhẹ nhàng, mùa thu đến vừa lạ vừa quen, nó đánh thức nơi ta những gì da diết lắm […]” (Trích “Bình giảng văn 9” – Vũ Dương Qũy, Lê Bảo) 1. Theo em, cái không và cái có trong cách lựa chọn khoảnh khắc thời gian trong bài thơ “Sang thu” của Hữu Thỉnh là gì ? Suy nghĩ của em về cách lựa chọn ấy. 2. Qua việc phân tích vẻ đẹp của bài thơ “Sang thu” (Hữu Thỉnh), em hãy làm rõ “những gì da diết lắm” mà bài thơ đã đánh thức nơi tâm hồn mình. Câu 2 (4,0 điểm): Đọc câu chuyện sau đây: Lắng nghe hay chờ một viên đá Một ông nhà giàu đang ngồi trong chiếc xe hơi đắt tiền chạy khá nhanh trên đường phố. Từ phía trước, ông nhìn thấy một đứa trẻ đang chạy ra từ giữa mấy chiếc xe đang đậu bên lề. Ông giảm tốc độ nhưng khi xe chạy ngang chỗ ông đã nhìn thấy đứa trẻ thì chẳng có ai cả. Đột nhiên, ông nghe có tiếng đá ném vào cửa xe mình. Ông đạp ngay thắng, cho xe vòng trở lại chỗ viên đá được ném ra. Quả là có một đứa trẻ đang đứng giữa những chiếc xe đậu. Nhảy bổ ra khỏi xe, không kịp quan sát xung quanh, ông tóm lấy đứa trẻ, đè gí nó vào một chiếc xe gần đó và hét lên: “Mày làm cái quỷ gì thế hả?”. Cơn nóng giận bốc ngược lên đỉnh đầu, ông tiếp: “Chiếc xe này mới toanh, mày sẽ phải trả cả đống tiền vì cái viên đá của mày đấy”. “Làm ơn, thưa ông. Con xin lỗi. Con không biết làm cách gì khác hơn” – cậu bé van nài – “Con ném viên đá là vì con đã từng vẫy ra hiệu nhưng không có một người nào dừng xe lại…”. Nước mắt lăn dài trên má cậu bé khi nó chỉ tay về phía vỉa hè. “Nó là em con” – cậu bé nói – “Chiếc xe lăn từ trên lề đường xuống, nó bị ngã ra khỏi xe lăn, nhưng con không thể nâng nó dậy nổi”. Vừa thổn thức, cậu bé vừa năn nỉ: “Ông làm ơn giúp con đặt nó vào xe lăn. Nó đang bị đau, và nó quá nặng đối với con”. Tiến lại chỗ đứa bé bị ngã, người đàn ông cố gắng nuốt trôi cái gì đó đang chẹn ngang cổ họng mình. Ông ta nâng đứa bé lên đặt vào chiếc xe lăn rồi rút khăn ra cố lau sạch các vết bẩn và kiểm tra mọi thứ cẩn thận một cách ngượng nghịu. “Cám ơn rất nhiều, ông thật tốt bụng”. Đứa trẻ nói với ông cùng ánh nhìn biết ơn rồi đẩy em nó đi. Người đàn ông đứng nhìn mãi, sau cùng cũng chậm bước đi về phía xe của mình. Đoạn đường dường như quá dài. Về sau, dù đã nhiều lần đưa xe đi sơn, sửa lại, nhưng ông vẫn giữ lại vết lõm ngày nào như một lời nhắc nhở bản thân suốt cả cuộc đời. (Theo mục Đời sống, báo điện tử kenh14.vn, ngày 30/08/2013) Trong cuộc sống, đôi khi bạn không có thời gian để lắng nghe cho đến khi có một “viên đá” ném vào mình. Bạn sẽ chọn điều gì: “Lắng nghe hay là chờ một viên đá.” Hãy viết bài văn ngắn (không quá 2 trang giấy thi) nêu suy nghĩ của bản thân về ý nghĩa của câu chuyện trên. Qua đó, hãy trình bày cách lựa chọn của bản thân trước một vấn đề trong cuộc sống: Lắng nghe hay là chờ một viên đá. …… HẾT …… Họ và tên thí sinh: ……………………………………………… Số báo danh: …………………… Chữ kí của giám thị số 1: …………………………………………………………………………………
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan