Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Ẩn dụ tri nhận trong ca từ lam phương...

Tài liệu Ẩn dụ tri nhận trong ca từ lam phương

.PDF
160
1
108

Mô tả:

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ------------ PHẠM PHƯƠNG LINH ẨN DỤ TRI NHẬN TRONG CA TỪ LAM PHƯƠNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP SƯ PHẠM NGỮ VĂN ĐÀ NẴNG – 2022 ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ------------ PHẠM PHƯƠNG LINH ẨN DỤ TRI NHẬN TRONG CA TỪ LAM PHƯƠNG Chuyên ngành: Ngôn Ngữ Học KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP SƯ PHẠM NGỮ VĂN NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS. TRẦN VĂN SÁNG ĐÀ NẴNG - NĂM 2022 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu do tôi thực hiện. Các số liệu và kết quả trình bày trong công trình nghiên cứu này là trung thực, chưa được công bố bởi bất kỳ tác giả nào hay ở bất kỳ công trình nào khác. Tác giả Phạm Phương Linh LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành nghiên cứu này, tôi đã nhận được nhiều sự giúp đỡ vô cùng quý báu của các tập thể và cá nhân. Tôi xin bày tỏ lòng tri ân sâu sắc đến PGS.TS Trần Văn Sáng – người đã tận tâm hướng dẫn tôi trong quá trình học tập và triển khai khóa luận. Tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô trong Khoa Ngữ Văn – Trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng đã luôn động viên, truyền đạt những kinh nghiệm quý báu trong suốt thời gian học tập tại trường. Cảm ơn tập thể lớp 18SNV đã luôn động viên, giúp đỡ chúng tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành khóa luận. Xin được biết ơn gia đình, những người thân đã là điểm tựa vững chắc để tôi cố gắng hoàn thành công trình này. Một lần nữa, xin chân thành cảm ơn! Đà Nẵng, tháng 5 năm 2022 Tác giả Phạm Phương Linh MỤC LỤC Trang bìa phụ Lời cam đoan Lời cảm ơn Mục lục Danh mục các bảng biểu Danh mục các hình vẽ MỞ ĐẦU ................................................................................................................... 1 1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................... 1 2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu .............................................................................. 2 2.1. Nghiên cứu ở nước ngoài ........................................................................... 2 2.2. Nghiên cứu trong nước ............................................................................... 4 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................. 6 3.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................. 6 3.2. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................... 7 4. Tư liệu nghiên cứu ........................................................................................... 7 5. Mục đích nghiên cứu ....................................................................................... 7 6. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 7 6.1. Phương pháp miêu tả ngôn ngữ ................................................................. 7 6.2. Phương pháp phân tích ngữ cảnh.............................................................. 7 6.3. Thủ pháp thống kê, phân loại ..................................................................... 7 7. Ý nghĩa lí luận và ý nghĩa thực tiễn của đề tài .............................................. 8 7.1. Ý nghĩa lí luận ............................................................................................. 8 7.2. Ý nghĩa thực tiễn ......................................................................................... 8 8. Cấu trúc khóa luận .......................................................................................... 8 CHƯƠNG 1: CỞ SỞ LÝ THUYẾT VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN .... 9 1.1. Ẩn dụ và ẩn dụ tri nhận ............................................................................. 9 1.1.1. Ẩn dụ theo quan điểm truyền thống .................................................. 9 1.1.2. Ẩn dụ theo quan điểm tri nhận ........................................................ 10 1.1.2.1. Tri nhận và mô hình tri nhận ....................................................... 10 1.1.2.2. Ẩn dụ tri nhận ............................................................................... 11 1.1.2.3. Ý niệm và sự ý niệm hóa ............................................................... 12 1.1.2.4. Tính nghiệm thân .......................................................................... 16 1.1.2.5. Lược đồ hình ảnh.......................................................................... 17 1.1.2.6. Cấu trúc của ẩn dụ tri nhận ......................................................... 18 1.1.2.7. Phân loại ẩn dụ tri nhận............................................................... 20 1.2. Lam Phương, cuộc đời và sự nghiệp ...................................................... 26 1.2.1. Cuộc đời, sự nghiệp Lam Phương .................................................... 26 1.2.2. Phong cách sáng tác của Lam Phương ............................................ 27 CHƯƠNG 2: ẨN DỤ TRI NHẬN VỀ TÌNH YÊU TRONG CA TỪ LAM PHƯƠNG............................................................................................................ 27 2.1. Xác lập ẩn dụ tri nhận về tình yêu trong ca từ Lam Phương .............. 27 2.2. Các miền nguồn ẩn dụ tri nhận về tình yêu trong ca từ Lam Phương27 2.2.1. Các miền Nguồn chiếu xạ đến miền Đích TÌNH YÊU ................... 30 2.2.2. Các thuộc tính của miền nguồn chiếu xạ đến miền đích TÌNH YÊU ........................................................................................................................ 32 2.2.2.1. Miền nguồn là CĂN BỆNH .......................................................... 33 2.2.2.2. Miền nguồn là THIÊN NHIÊN ..................................................... 37 2.2.2.3. Miền nguồn là CUỘC HÀNH TRÌNH .......................................... 41 2.2.2.4. Miền nguồn là SỰ GẦN GŨI ....................................................... 44 2.2.2.5. Miền nguồn là SỰ CHỜ ĐỢI/ KHAO KHÁT BÊN NHAU .......... 47 2.2.2.6. Miền nguồn là TÌNH YÊU LÀ NHIỆT/ LẠNH ............................. 50 2.2.2.7. Miền nguồn là VẬT/BẦU CHỨA ĐỰNG TÌNH CẢM ................. 52 2.2.2.8. Miền nguồn là NỖI NHỚ ............................................................. 55 2.2.2.9. Miền nguồn là SỰ NGÂY NGẤT .................................................. 57 2.2.2.10. Miền nguồn là KHÚC CA/BÀI THƠ .......................................... 58 2.3. Tiểu kết ...................................................................................................... 60 CHƯƠNG 3: ẨN DỤ TRI NHẬN VỀ CUỘC ĐỜI TRONG CA TỪ LAM PHƯƠNG............................................................................................................ 62 3.1. Xác lập ẩn dụ tri nhận về cuộc đời trong ca từ Lam Phương.............. 62 3.2. Các miền nguồn ẩn dụ tri nhận về cuộc đời trong ca từ Lam Phương ........................................................................................................................... 63 3.2.1. Miền nguồn chiếu xạ đến miền đích CUỘC ĐỜI ........................... 63 3.2.2. Các thuộc tính của miền nguồn chiếu xạ đến miền đích CUỘC ĐỜI ................................................................................................................ 66 3.2.2.1. Miền nguồn là CUỘC HÀNH TRÌNH .......................................... 66 3.2.2.2. Miền nguồn là CAY ĐẮNG .......................................................... 68 3.2.2.3. Miền nguồn là THIÊN NHIÊN ..................................................... 71 3.2.2.4. Miền nguồn là DÒNG SÔNG ....................................................... 73 3.3. Cơ sở kinh nghiệm làm nền tảng cho các ẩn dụ tri nhận trong ca từ Lam Phương..................................................................................................... 75 3.4. Tiểu kết ...................................................................................................... 77 KẾT LUẬN ............................................................................................................. 79 TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 81 PHỤ LỤC 1 PHỤ LỤC 2 PHỤ LỤC 3 CÁC BẢNG BIỂU TRONG ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU Thứ tự TÊN BẢNG TRANG bảng 1.1 1.2 2.1 2.2 2.3 2.4 2.5 2.6 2.7 2.8 2.9 2.10 Cơ chế chiếu xạ của ẩn dụ ý niệm CUỘC ĐỜI LÀ MỘT CUỘC HÀNH TRÌNH Lược đồ ánh xạ của ẩn dụ ý niệm CUỘC ĐỜI LÀ MỘT CUỘC HÀNH TRÌNH Hệ thống các ẩn dụ ý niệm về tình yêu trong ca từ Lam Phương Lược đồ chiếu xạ từ miền nguồn CĂN BỆNH Các thuộc tính được chiếu xạ giữa miền nguồn và miền đích trong ẩn dụ ý niệm TÌNH YÊU LÀ CĂN BỆNH Lược đồ chiếu xạ của ẩn dụ ý niệm TÌNH YÊU LÀ THIÊN NHIÊN Các thuộc tính được chiếu xạ giữa miền nguồn và miền đích trong ẩn dụ ý niệm TÌNH YÊU LÀ THIÊN NHIÊN Lược đồ ánh xạ của ẩn dụ ý niệm TÌNH YÊU LÀ CUỘC HÀNH TRÌNH Các thuộc tính được chiếu xạ giữa miền nguồn và miền đích trong ẩn dụ ý niệm TÌNH YÊU LÀ CUỘC HÀNH TRÌNH Lược đồ chiếu xạ của ẩn dụ ý niệm TÌNH YÊU LÀ SỰ GẦN GŨI Các thuộc tính được chiếu xạ giữa miền nguồn và miền đích trong ẩn dụ ý niệm TÌNH YÊU LÀ SỰ GẦN GŨI Lược đồ chiếu xạ từ miền nguồn SỰ CHỜ ĐỢI/ KHAO KHÁT BÊN NHAU đến miền đích TÌNH YÊU 19 19 28 33 33 38 38 41 42 44 45 47 Các thuộc tính được chiếu xạ giữa miền nguồn và miền đích 2.11 trong ẩn dụ ý niệm TÌNH YÊU LÀ SỰ CHỜ ĐỢI/KHAO 48 KHÁT BÊN NHAU 2.12 2.13 2.14 Lược đồ chiếu xạ của ẩn dụ ý niệm TÌNH YÊU LÀ NHIỆT/ LẠNH Các thuộc tính được chiếu xạ giữa miền nguồn và miền đích trong ẩn dụ ý niệm TÌNH YÊU LÀ NHIỆT/ LẠNH Lược đồ chiếu xạ của ẩn dụ ý niệm TÌNH YÊU LÀ VẬT/BẦU CHỨA ĐỰNG TÌNH CẢM 50 51 53 Các thuộc tính được chiếu xạ giữa miền nguồn và miền đích 2.15 trong ẩn dụ ý niệm TÌNH YÊU LÀ VẬT/BẦU CHỨA 55 ĐỰNG TÌNH CẢM 2.16 2.17 2.18 2.19 2.20 2.21 3.1 3.2 Lược đồ chiếu xạ của ẩn dụ ý niệm TÌNH YÊU LÀ NỖI NHỚ Các thuộc tính được chiếu xạ giữa miền nguồn và miền đích trong ẩn dụ ý niệm TÌNH YÊU LÀ NỖI NHỚ Lược đồ chiếu xạ của ẩn dụ ý niệm TÌNH YÊU LÀ SỰ NGÂY NGẤT Các thuộc tính được chiếu xạ giữa miền nguồn và miền đích trong ẩn dụ ý niệm TÌNH YÊU LÀ SỰ NGÂY NGẤT Lược đồ chiếu xạ của ẩn dụ ý niệm TÌNH YÊU LÀ KHÚC CA/BÀI THƠ Các thuộc tính được chiếu xạ giữa miền nguồn và miền đích trong ẩn dụ ý niệm TÌNH YÊU LÀ KHÚC CA/BÀI THƠ Hệ thống các ẩn dụ ý niệm về cuộc đời trong ca từ Lam Phương Các thuộc tính được chiếu xạ giữa miền nguồn và miền đích 53 55 57 57 59 60 62 68 trong ẩn dụ ý niệm CUỘC ĐỜI LÀ CUỘC HÀNH TRÌNH 3.3 3.4 3.5 3.6 3.7 Lược đồ chiếu xạ của ẩn dụ ý niệm CUỘC ĐỜI LÀ CAY ĐẮNG Các thuộc tính được chiếu xạ giữa miền nguồn và miền đích trong ẩn dụ ý niệm CUỘC ĐỜI LÀ CAY ĐẮNG Các thuộc tính được chiếu xạ giữa miền nguồn và miền đích trong ẩn dụ ý niệm TÌNH YÊU LÀ THIÊN NHIÊN Lược đồ chiếu xạ của ẩn dụ ý niệm CUỘC ĐỜI LÀ DÒNG SÔNG Các thuộc tính được chiếu xạ giữa miền nguồn và miền đích trong ẩn dụ ý niệm CUỘC ĐỜI LÀ DÒNG SÔNG 69 69 71 73 74 CÁC HÌNH ẢNH TRONG ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU Thứ tự hình ảnh TÊN HÌNH ẢNH TRANG 1.1 Lược đồ hành trình (đường đi) 18 2.1 Biểu đồ ẩn dụ tri nhận về TÌNH YÊU 29 3.1 Biểu đồ ẩn dụ tri nhận về CUỘC ĐỜI 63 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Ngôn ngữ học tri nhận là một trào lưu mới được phát triển trong vài chục năm trở lại đây, trong hơn ba mươi năm qua kể từ khi ra đời, thế giới đã ghi nhận nhiều công trình nghiên cứu lớn và chuyên sâu với những tên tuổi nổi tiếng. Như vậy, với sự ra đời của ngôn ngữ học tri nhận, nhân loại đã có rất nhiều những bước tiến vượt bậc trong cách thức nghiên cứu ngôn ngữ. Thông qua việc tìm hiểu này, chúng ta hiểu thêm về ngôn ngữ cũng như là bản sắc văn hóa của từng quốc gia, từng vùng miền. 1.2. Nghiên cứu ẩn dụ tri nhận trong tác phẩm văn học, trong âm nhạc là một trong những hướng nghiên cứu mới của trào lưu ngôn ngữ học tri nhận, nó được tiến hành nghiên cứu ngôn ngữ trên những kinh nghiệm vốn có và cách thức con người tri nhận về thế giới thông qua nhận thức của họ. Trong văn học và âm nhạc ẩn dụ tri nhận giúp ta mở ra sự sáng tạo, phá cách trong cách cảm nhận thế giới và mở ra khả năng tìm tòi cũng như khám phá các mối liên hệ giữa sự vật, hiện tượng chứ không phải là hiểu đơn giản sự phản ánh các sự vật, hiện tượng bằng các cấu trúc thông thường. Như vậy, thông qua việc nghiên cứu ẩn dụ tri nhận, con người sẽ có trí tưởng tượng phong phú và đa dạng hơn. 1.3. Lam Phương – người nhạc sĩ tài hoa, tiêu biểu trong nền tân nhạc Việt Nam, với hơn 217 nhạc phẩm được sáng tác từ năm 1952 đến 2020. Tất cả nhạc phẩm thuộc nhiều thể loại, nhiều nội dung khác nhau, có thể nói ông đã dùng cả cuộc đời của mình để gắn bó với lịch sử tân nhạc (hơn 60 năm). Những ca khúc ông viết cho đến ngày nay vẫn được khán thính giả yêu mến và được rất nhiều ca sĩ nổi tiếng trình bày. Các bản nhạc của Lam Phương là các nhạc phẩm được viết bởi “một người Việt Nam xa xứ tríu nặng nỗi nhớ quê nhà da diết, nhớ vùng đất mình đã đi qua và 1 gởi lại những ca khúc ấn tượng với đời”1. Nhạc ông là tình yêu người, yêu đời, yêu quê hương. Với ngôn từ đơn sơ và mộc mạc, chan chứa cảm xúc hòa cùng giai điệu lưu luyến và êm ái, dễ khắc sâu trong tâm trí khán thính giả. Nghiên cứu ca từ Lam Phương từ góc độ ẩn dụ tri nhận là một hướng nghiên cứu mới, có thể sẽ đem lại những phát hiện bất ngờ; từ đó người đọc nắm bắt rõ hơn về quá trình tư duy trong ca từ, đồng thời cũng gợi mở, làm sáng tỏ những ý niệm trừu tượng dưới những vỏ ngôn từ mà nhạc sĩ thể hiện. Nghiên cứu chuyên sâu dưới góc nhìn ngôn ngữ, đặc biệt là ngôn ngữ học tri nhận và hệ thống về ẩn dụ tri nhận trong ca từ Lam Phương là một hướng nghiên cứu mới lạ và chưa xuất hiện ở bất kỳ đâu. Tiếp nối với hướng nghiên cứu tri nhận từ đề tài nghiên cứu khoa học sinh viên năm học 2020 – 2021: “Ẩn dụ tri nhận trong thơ Vi Thùy Linh”, chúng tôi tiếp tục lựa chọn hướng nghiên cứu về ẩn dụ tri nhận trong đề tài tốt nghiệp đại học của mình như một niềm đam mê khám phá những cái mới trong nghiên cứu. Vì tất cả những lí do trên, dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Trần Văn Sáng, tác giả lựa chọn đề tài nghiên cứu “Ẩn dụ tri nhận trong ca từ Lam Phương”, với mong muốn góp phần phát triển nghiên cứu ngôn ngữ học tri nhận - một vấn đề khá mới mẻ với ngôn ngữ học Việt Nam. 2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu 2.1. Nghiên cứu ở nước ngoài Nghiên cứu về ngôn ngữ học tri nhận đã được bắt đầu từ những thập kỷ 80 của thế kỉ XX với những tên tuổi nổi tiếng như: G. Lakoff & M. Johnson, G. Fauconnier, R. Langacker, M. Turner, W. Chafe, M. Minsky... Từ cuối những năm 70 (thế kỉ XX), với công trình Metaphors We live by năm 1980, M. Johnson và Lakoff đã bắt đầu phát triển những lí thuyết về ẩn dụ tri nhận. Metaphors We live by - là cuốn sách đã đặt nền móng cho sự ra đời và phát 1 Lời của Trần Ngọc Trác 2 triển nghiên cứu ngôn ngữ trong mối liên hệ với các ngành khoa học khác. Cũng từ đó, quan niệm “dĩ nhân vi trung” được lấy làm đối tượng nghiên cứu. Theo cách làm việc của George Lakoff và toàn bộ hệ thống ngôn ngữ là một hệ thống mang tính ẩn dụ. Hệ thống khái niệm của ẩn dụ lúc này được hình dựa vào cấu trúc của kinh nghiệm, và một cấu trúc kinh nghiệm thường được dựa trên cấu trúc kinh nghiệm khác đã được nhắc đến trước đó. Hay nói một cách khác là chúng ta dùng kinh nghiệm về loại sự vật A để nói về loại sự vật B, chính vì thế các khái niệm đều mang tính chất ẩn dụ. Đối với số đông trong chúng ta, với các bạn học sinh sinh viên, mỗi khi nhắc đến ẩn dụ, chúng ta thường nghĩ ngay đến đây là một biện pháp tu từ trong văn học hoặc trong lời ăn tiếng nói hằng ngày. Thế nhưng theo công trình này, nếu hiểu bản chất của ẩn dụ là dùng lớp từ vựng diễn đạt loại sự vật A để nói loại sự vật B thì hệ thống ngôn ngữ là một hệ thống mang tính chất ẩn dụ. Ngôn ngữ chính là công cụ để giao tiếp và tư duy, thế nên có thể nói rằng Chúng ta sống bằng ẩn dụ Metaphors We live by. Vào năm 2017, Nguyễn Thị Kiều Thu đã dịch sang tiếng Việt khá chi tiết và chuyển tải đúng tinh thần của công trình qua cuốn Chúng ta sống bằng ẩn dụ (NXB Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh). Ở đây, ẩn dụ và vai trò của ẩn dụ trong tâm trí và ngôn ngữ đã được tác giả giúp ta hiểu thêm về một cách khác. Tác giả giải thích rằng ẩn dụ chính là một cơ chế chủ yếu của tâm trí, cho phép con người sử dụng những gì chúng ta biết về các trải nghiệm xã hội và vật chất của mình để hiểu được nhiều vấn đề khác, đằng sau những lời nói, lời văn được phát ngôn ra. Bởi vì “chúng ta sống bằng ẩn dụ” – những ẩn dụ có thể hình thành nên nhận thức và hành động, thông qua những nền tảng kinh nghiệm nhất định và xảy ra hàng ngày nên chúng ta thường ít nhận ra được. Trong công trình cũng đã đưa ra được các kiểu loại ẩn dụ tri nhận: ẩn dụ cấu trúc, ẩn dụ định hướng, ẩn dụ bản thể và những vấn đề khác liên quan đến ẩn dụ tri nhận. 3 Cũng bàn về ẩn dụ tri nhận, trong cuốn Dẫn luận ngôn ngữ học (NXB Đại học Quốc gia Hà Nội) mà Nguyễn Văn Hiệp và Nguyễn Hoàng An đã dịch từ nguyên bản tiếng Anh Cognitive Linguistics: An introduction của David Lee (2016), đã viết: “Ẩn dụ gắn với khái niệm cách diễn giải bởi các cách tư duy khác nhau về một hiện tượng cụ thể (tức các cách diễn giải khác nhau về hiện tượng đó) gắn liền với các ẩn dụ khác nhau (...). Thực chất, ẩn dụ là công cụ ý niệm hóa một miền trải nghiệm này sang một miền khác. Như vậy, đối với bất kì ẩn dụ nào, chúng ta cũng có thể xác định được miền nguồn và miền đích” [2, tr.22]. Tại công trình này, tác giả trình bày tương đối dễ hiểu những lí thuyết cơ bản liên quan đến ngôn ngữ học tri nhận, bao gồm cả ẩn dụ tri nhận. 2.2. Nghiên cứu trong nước Ở Việt Nam, Lý Toàn Thắng (2004) với công trình Ngôn ngữ học tri nhận – từ lý thuyết đại cương đến thực tiễn tiếng Việt (NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội) chính là người đầu tiên giới thiệu về ngôn ngữ học tri nhận có hệ thống với khung lí thuyết cụ thể. Trọng tâm cuốn sách bàn về vấn đề tri nhận không gian nên nhạc sĩ chưa dành được vị trí xứng đáng nào để nghiên cứu cụ thể và khảo sát đối với khái niệm ẩn dụ tri nhận. Phan Thế Hưng trong hai bài viết “So sánh trong ẩn dụ” và “Ẩn dụ ý niệm” đăng trên Tạp chí Ngôn ngữ năm 2007 [16], [17] đã trình bày quan điểm về ẩn dụ dựa trên cơ sở phủ nhận quan điểm so sánh trong ẩn dụ: “Ẩn dụ không đơn giản là phép so sánh ngầm mà chính là câu bao hàm xếp loại thuộc cấu trúc bề sâu của tư duy” [16, tr.12]. Tại công trình Khảo luận ẩn dụ tri nhận (NXB Lao động xã hội) vào năm 2009, tác giả Trần Văn Cơ đã giới thiệu khái luận về ngôn ngữ học tri nhận đồng thời giới thiệu lí thuyết ẩn dụ ý niệm ở Việt Nam thông qua việc tổng thuật có hệ thống và toàn diện những vấn đề có liên quan đến lí thuyết ẩn dụ ý niệm, gồm bốn phần: 1. Ý niệm và ẩn dụ ý niệm; 2. Hoạt động sáng tạo của ẩn dụ tri nhận; 3. Kinh 4 nghiệm luận – phương pháp luận của học thuyết về ẩn dụ tri nhận; 4. Phạm trù hóa thế giới. Bên cạnh đó, còn có rất nhiều công trình nghiên cứu về ẩn dụ thời gian, ẩn dụ tri nhận các từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể con người, ẩn dụ ý niệm về thực vật,... được công bố rải rác trên các tạp chí chuyên ngành, trong luận văn, luận án về ngôn ngữ học. Nghiên cứu về các ẩn dụ ý niệm cảm xúc, các ẩn dụ chỉ tình cảm của con người, các công trình Ẩn dụ dưới góc độ ngôn ngữ học tri nhận (trên cứ liệu tiếng Việt và tiếng Anh) (Phan Thế Hưng, Luận án tiến sĩ Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh, 2009), Nghiên cứu thành ngữ biểu thị tâm lý tình cảm trong tiếng Anh và tiếng Việt từ bình diện ngôn ngữ học tri nhận (Trần Bá Tiến, Luận án Tiến sĩ Ngữ văn, Trường Đại học Vinh, 2012), Nghiên cứu thành ngữ chỉ tâm lí tình cảm trong tiếng Hán từ góc độ ngôn ngữ học tri nhận (có liên hệ với tiếng Việt) (Vi Trường Phúc, Luận án tiến sĩ Ngôn ngữ học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học quốc gia Hà Nội, 2014),... đã khẳng định và chứng minh rằng văn hóa của cộng đồng sử dụng ngôn ngữ đã tạo ra rất nhiều ẩn dụ ý niệm vừa mang tính phổ quát, vừa mang đặc trưng tư duy dân tộc. Các cộng đồng dân tộc khác nhau sẽ có tính chủ thể đặc trưng và các phương thức tư duy cũng như mô hình tri nhận trong các biểu thức ngôn ngữ khác nhau. Bàn về ẩn dụ tri nhận và vai trò của ẩn dụ tri nhận trong các tác phẩm văn thơ, đã có nhiều công trình đề cập và khảo cứu cụ thể, rõ ràng, chuyên sâu. Võ Thị Dung với Tìm hiểu ẩn dụ tiếng Việt từ góc độ ngôn ngữ học tri nhận (Luận văn thạc sĩ Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh, 2003), Nguyễn Thị Thùy với Ẩn dụ tri nhận trong thơ Xuân Diệu (Luận văn thạc sĩ Ngôn ngữ học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học quốc gia Hà Nội, 2013), Trần Văn Nam với Ẩn dụ ý niệm về tình yêu trong thơ mới (Trên cứ liệu thi nhân Việt Nam và thơ Xuân Diệu, Nguyễn Bính) (Luận văn tiến sĩ ngôn ngữ và văn học Việt Nam, Đại học Thái Nguyên, 2017) đã vận dụng cơ chế tri nhận để khảo sát 5 phạm trù cảm xúc cũng như tìm hiểu ẩn dụ tình yêu trong tiếng Việt và trong thơ tình yêu. Một số luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ cũng quan tâm tìm hiểu về ẩn dụ tri nhận trong thơ ca và cả trong âm nhạc. Tiêu biểu như luận văn thạc sĩ Ẩn dụ tri nhận trong ca dao của tác giả Bùi Thị Dung (Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, 2008), luận văn thạc sĩ Ẩn dụ tri nhận trong thơ Nguyễn Duy của Trịnh Thị Hải Yến, (Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên, 2011), luận án tiến sĩ Ngữ văn Ẩn dụ tri nhận trong ca từ Trịnh Công Sơn của nhạc sĩ Nguyễn Thị Bích Hạnh (Học viện Khoa học xã hội, 2014)... Ở công trình Ẩn dụ tri nhận trong thơ Nguyễn Duy [13], tác giả Trịnh Thị Hải Yến đã giải quyết những vấn đề lí thuyết có liên quan đến ẩn dụ tri nhận, từ đó khảo sát hai kiểu ẩn dụ cấu trúc và ẩn dụ bản thể trong thơ Nguyễn Duy, thông qua đó để thấy được những quan điểm nghệ thuật, tư tưởng, tình cảm của nhà thơ với quê hương đất nước, với thiên nhiên và những triết lí về nhân tình thế thái. Luận án tiến sĩ Ẩn dụ tri nhận trong ca từ Trịnh Công Sơn của tác giả Nguyễn Thị Bích Hạnh [6] là một công trình với vấn đề nghiên cứu mới mẻ, khi nghiên cứu về ẩn dụ tri nhận trong âm nhạc của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Từ việc khảo sát các kiểu ẩn dụ cấu trúc và ẩn dụ định hướng trong ca từ của Trịnh Công Sơn, nghiên cứu đã khẳng định rằng ẩn dụ chính là cơ sở của sự hình thành ý niệm, là một ánh xạ tinh thần có ảnh hưởng đối với tư duy và hành động trong đời sống hàng ngày của con người. Qua đây, công trình đã góp phần làm phong phú về những ứng dụng thực tiễn của ẩn dụ tri nhận trong cuộc sống hàng ngày. Những nghiên cứu trên đây đều là những tiền đề lí luận và thực tiễn để tôi tiến hành nghiên cứu đề tài khóa luận này. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là các mô hình ẩn dụ tri nhận trong ca từ Lam Phương. 6 3.2. Phạm vi nghiên cứu Đề tài này chỉ giới hạn nghiên cứu về ẩn dụ tri nhận trong ca từ Lam Phương, còn các vấn đề ngôn ngữ khác liên quan đến ngôn ngữ tri nhận nói chung chỉ được nhắc đến như là một phương tiện nhằm làm sáng tỏ mô hình ẩn dụ tri nhận. 4. Tư liệu nghiên cứu Lam Phương (Cát Thị Khánh Vân chịu trách nhiệm sản xuất) (2017), 110 ca khúc trữ tình lãng mạn – Thuyền không bến đỗ, NXB Văn hóa dân tộc. 5. Mục đích nghiên cứu Mục đích của đề tài là khảo sát ẩn dụ tri nhận trong ca từ Lam Phương để thấy được tư duy ca từ mới mẻ, táo bạo, những ý niệm trong ca từ của nhạc sĩ. Qua đó, thấy được những nét nổi bật và sắc sảo trong ca từ Lam Phương. 6. Phương pháp nghiên cứu 6.1. Phương pháp miêu tả ngôn ngữ Sử dụng để miêu tả các biểu thức ẩn dụ tri nhận trong 110 ca khúc để phát hiện ra những giá trị ẩn đằng sau mà nhạc sĩ muốn gửi gắm. 6.2. Phương pháp phân tích ngữ cảnh Được sử dụng để phân tích các biểu thức ngôn ngữ chứa các ẩn dụ thuộc phạm trù tri nhận trong ca từ Lam Phương. Qua đó, làm rõ bản chất của các mô hình ẩn dụ tri nhận đã cấu trúc hoá tư duy, nhận thức và các hoạt động của con người như thế nào và phát hiện những đặc trưng riêng trong cách tri giác, tư duy và phản ánh thế giới của nhạc sĩ. 6.3. Thủ pháp thống kê, phân loại Thực hiện thủ pháp thống kê nhằm giúp cho người đọc biết được tần số xuất hiện của các ẩn dụ tri nhận trong ca từ Lam Phương. Qua đó góp phần làm sáng tỏ nét đặc sắc, táo bạo trong âm nhạc của ông. 7 7. Ý nghĩa lí luận và ý nghĩa thực tiễn của đề tài 7.1. Ý nghĩa lí luận Về mặt lí luận, đề tài góp phần khẳng định những lí thuyết vốn có của ngôn ngữ học tri nhận, làm rõ thêm về lí thuyết ẩn dụ tri nhận qua ngôn ngữ ca từ Lam Phương. Cung cấp đầy đủ hơn về bản chất của ẩn dụ, cụ thể hơn là coi ẩn dụ tri nhận không chỉ là một hình thái tu từ của thi ca mà đó còn là vấn đề tư duy, là chiếu xạ tinh thần đặc biệt có ảnh hưởng nhiều đối với cách con người tư duy và hành động trong đời sống hàng ngày. 7.2. Ý nghĩa thực tiễn Về mặt thực tiễn, đề tài đã tập trung làm rõ cấu trúc mô hình tri nhận, cơ sở để xây dựng các ẩn dụ tri nhận trong ca từ Lam Phương. Thông qua những phương pháp và thao tác cụ thể, đề tài đã sử dụng các mô hình tri nhận của ngôn ngữ học tri nhận để lý giải các thao tác tư duy, các lập luận trong ca từ Lam Phương – điều tạo nên tính khác biệt trong cách sử dụng ngôn ngữ cũng như là phong cách sáng tác của nhạc sĩ. Bên cạnh đó, đề tài góp phần tạo cơ sở cho việc biên soạn các tài liệu phục vụ các cho công việc dạy, học tập hay tham khảo của ngành Ngữ văn và một số liên ngành khác như: Âm nhạc, Nghệ thuật,… 8. Cấu trúc khóa luận Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, khóa luận được bố cục thành 3 chương. Chương 1: Cơ sở lí thuyết và những vấn đề liên quan. Chương 2: Ẩn dụ tri nhận về tình yêu trong ca từ Lam Phương. Chương 3: Ẩn dụ tri nhận về cuộc đời trong ca từ Lam Phương. 8 NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CỞ SỞ LÝ THUYẾT VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN 1.1. Ẩn dụ và ẩn dụ tri nhận 1.1.1. Ẩn dụ theo quan điểm truyền thống Trong ngôn ngữ học truyền thống, ẩn dụ là một vấn đề thuộc ngôn ngữ chứ không phải là vấn đề của tư duy hay hành động. Nó là phương tiện của trí tưởng tượng thi ca và cảm hứng tu từ chứ không phải ngôn ngữ thông thường. Vì lẽ đó, ngôn ngữ học truyền thống đã loại trừ ẩn dụ ra khỏi phạm vi lý luận. Từ đây, thơ ca và nghệ thuật được đặt ở ngoại diên của đời sống tinh thần và cho rằng ẩn dụ không đóng vai trò gì trong những vấn đề quan trọng của cuộc sống. Khi nói về ẩn dụ, các nhà ngôn ngữ học nước ngoài đã nghiên cứu về ẩn dụ là: “Bản thân từ Metaphor trong tiếng Hy Lạp cũng có nghĩa là sự chuyển nghĩa, và khi một từ vẫn còn liên hệ với biểu vật cũ nhưng lại có sự liên hệ mới với cái biểu vật mới thì hiện tượng ngôn ngữ đó là ẩn dụ” (Theo Ju. X. Xtepanov) [14, tr.51-52]. Còn với B. N. Golovin thì ông cho rằng: “Sự chuyển đổi của các từ từ một đối tượng này sang một đối tượng khác trên cơ sở sự giống nhau của chúng được gọi là ẩn dụ” [14, tr. 81]. Theo quan niệm truyền thống, các nhà nghiên cứu có điểm chung khi nói về ẩn dụ. Nguyễn Đức Tồn đã nói: “Ẩn dụ là phép hay cách thức chuyển đổi tên gọi dựa trên sự so sánh ngầm giữa hai sự vật có sự tương đồng hay giống nhau” [17, tr.1]. Cũng bàn về ẩn dụ, Nguyễn Văn Tu cho rằng: “Ẩn dụ là phép gọi tên một sự vật bằng tên của một sự vật khác theo mối quan hệ gián tiếp. Muốn hiểu được mối quan hệ đó chúng ta phải so sánh ngầm. Khác với hoán dụ, phép ẩn dụ, ta theo tưởng tượng của ta mà gọi một sự vật, chỉ có vài dấu hiệu chung với sự vật mà từ biểu thị trước thôi. Chính nhờ những dấu hiệu chung gián tiếp ấy mà ta thấy mối quan hệ giữa các sự vật khác nhau” [8, tr.159]. 9
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất