Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Trung học cơ sở Bài dự thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống ...

Tài liệu Bài dự thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn chủ đề kết hôn “trên ghế nhà trường”

.DOCX
8
869
149

Mô tả:

CUỘC THI VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN ĐỂ GIẢI QUYẾT CÁC TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN DÀNH CHO HỌC SINH TRUNG HỌC - Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hà Nội Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Đan Phượng Trường : THPT Đan Phượng Địa chỉ : Thị trấn Phùng, Đan Phượng, Hà Nội Điện thoại: Email: Tên tình huống: Kết hôn “trên ghế nhà trường” Môn học chính được học sinh vận dụng trong giải quyết tình huống: Giáo dục công dân Các môn học tích hợp: Ngữ Văn, Lịch sử, Sinh học, Tin học, Giáo dục ngoài giờ lên lớp Thông tin về học sinh: Họ và tên : Bùi Thị Hương Giang Ngày sinh : 09/12/1997 Lớp : 12A1 1. Tên tình huống: KẾT HÔN “TRÊN GHẾ NHÀ TRƯỜNG” Mô tả tình huống: A là một học sinh nữ lớp 12A1, một trong những lớp chọn cùa trường. Trong suốt thời gian lớp 10 và 11, A là một học sinh chăm ngoan học giỏi. Tuy nhiên, từ hè lớp11 lên lớp 12, A bỗng trở nên trì trệ, suốt ngày mộng mơ, không lo chuyện bài vở. Hỏi ra thì được biết, do nhiễm phim ảnh, mạng xã hội ảo, do chứng kiến một Bài dự thi Cuộc thi " Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn" 1 số trường hợp hi hữu các bạn cùng trang lứa có thai, bỏ học để kết hôn, A không muốn đi học nữa, không muốn thi Đại học nặng nề, muốn được ở nhà lấy chồng, sinh con. Là bạn cùng lớp với A, bạn sẽ làm gì? 2. Mục tiêu giải quyết tình huống: - Giúp A thoát khỏi tình trạng mộng mơ, suy nghĩ cực kì sai lầm ở hiện tại. Giúp A hiểu rõ đấy là một suy nghĩ không chỉ lệch lạc mà còn vi phạm pháp luật. - Giúp A lấy lại tinh thần, cảm hứng và trách nhiệm với học tập để hoàn thành thật tốt năm học cuối cùng và có một hành trang vững chắc cho kì thi Tốt nghiệp Trung học Phổ thông Quốc gia. - Giúp bản thân có thêm kinh nghiệm để giải quyết những trường hợp tương tự trong đời sống xã hội ngày nay. 3. Tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến việc giải quyết tình huống: - - - Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình huống: Môn Giáo dục công dân: Bài 13 lớp 10: “ Công dân với cộng đồng” và Bài 1 lớp 12: “Pháp luật và đời sống”, kết hợp với những hiểu biết bên ngoài về pháp luật. Môn Ngữ Văn :  Tập làm văn thuyết minh- lớp 11  Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt- lớp 10 Giáo dục ngoài giờ lên lớp: Kỹ năng giao tiếp, ứng xử Môn Sinh học: Bài 38 lớp 11: “ Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở Động vật” và hiểu biết về sinh sản ở nữ giới Môn Lịch sử: Bài 17 lớp 10: “ Quá trình hình thành và phát triển của nhà nước phong kiến( từ thế kỉ X đến thế kỉ XV)”: Cuộc đời Lý Chiêu Hoàng và sự ra đời của nhà Trần - Môn Tin học: ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng máy tính, mạng xã hội. Mạng xã hội, hay tiêu biểu nhất là Facebook dường như đã bị mất đi giá trị thực sự nhằm kết nối cộng đồng, chia sẻ cảm xúc, cập nhập thông tin và kiếm thêm thu nhập… mà thay vào đó là sự lạm dụng của giới trẻ, đặc biệt là một số lượng lớn học sinh đang còn ngồi trên ghế nhà trường. Học sinh ngày nay thi nhau Bài dự thi Cuộc thi " Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn" 2 đăng tải ảnh cá nhân, chụp cùng “người yêu” lên facebook, cùng những câu từ sướt mướt “vk,ck” ( vợ, chồng), rồi truyền tay nhau chia sẻ những nội dung 18+ ….., gây tác động lớn, làm nhiễu loạn tâm sinh lí tuổi mới lớn, dẫn đến những hậu quả khôn lường, ví dụ như trường hợp của A. 4. Giải pháp giải quyết tình huống: - Vận dụng cách làm bài văn Nghị luận( thuyết minh) được học trong phân môn Tập Làm Văn để lập ra một kế hoạch chi tiết, khoa học với những lí lẽ, dẫn chứng thuyết phục được chọn lọc từ bộ môn Giáo dục công dân, Lịch sử, Sinh học để A thấy rõ được những sai lầm mà bản thân đang phạm phải, hậu quả của sai lầm ấy, từ đó giúp A chấn chỉnh lại bản thân, lấy lại tinh thần, cảm hứng và trách nhiệm với học tập, gia đình và xã hội. - Sử dụng kĩ năng thuyết trình bao gồm sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa ngôn từ, giọng điệu, phong thái để làm tăng tính thuyết phục, tăng khả năng thành công. - Khích lệ và cùng A tham gia các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, các hoạt động ngoại khóa của trường , lớp, để tăng vốn hiểu biết, kĩ năng sống; tránh xa các trang mạng xã hội xấu, để cùng nhau học tập và phát triển thật tốt trong một môi trường lành mạnh. 5. Thuyết minh tiến trình giải quyết tình huống: Bài dự thi Cuộc thi " Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn" 3 Đầu tiên, cũng là điều cần được nhấn mạnh nhất, phải khẳng định với A rằng : Kết hôn khi đang là học sinh còn ngồi trên ghế nhà trường là vi phạm pháp luật. Theo khoản 1 Điều 8 thuộc Chương II: KẾT HÔN của Luật Hôn nhân và Gia đình: “Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây: nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên; việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định; không bị mất năng lực hành vi dân sự; việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm trên và khoản 2 Điều 5 của Luật này”: “Cấm các hành vi sau đây: Kết hôn giả tạo, li hôn giả tạo; Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn; người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ.” Chưa hết, theo Điều 47 Nghị định số 110/2013/NĐ-CP đối với hành vi tảo hôn,tổ chức tảo hôn: 1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức lấy vợ, lấy chồng cho người chưa đủ tuổi kết hôn. 2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi cố ý duy trì quan hệ vợ chồng trái pháp luật với người chưa đủ tuổi kết hôn mặc dù đã có quyết định của Tòa án nhân dân buộc chấm dứt quan hệ đó. Như vậy, việc A muốn ở nhà lấy chồng khi chưa đủ 18 tuổi được xếp vào hành vi tảo hôn, đã vi phạm điều cấm ở khoản 2 Điều 5 và khoản 1 Điều 8, là một hành vi vi phạm pháp luật. Ngoài ra, gia đình A còn có thể bị phạt tiền ngoài tiền tổ chức đám cưới, gây ảnh hưởng đến kinh tế gia đình và hơn cả là danh dự của cả gia đình. Với bản thân A, là một học sinh được đi học đầy đủ, vốn phải hiểu rõ những quy định của Pháp luật, lại vi phạm pháp luật, thì sẽ bị đánh giá như thế nào, bản thân A khi đó sẽ cảm thấy ra sao? Hãy đưa ra những câu hỏi như vậy với A, để A tự rút ra câu trả lời và bài học thức tỉnh cho mình. Tiếp theo, vận dụng kiến thức Sinh học, ta sẽ chỉ cho A thấy rằng, một yếu tố ảnh hưởng lớn đến sự sinh trưởng và phát triển của động vật nói chung và con người nói riêng chính là Hooc-môn. Khi tới độ tuổi thành niên, Hooc-môn Estrogen ( ở nữ) hay Testoteron( ở nam) hoạt động mạnh, làm thay đổi đặc điểm Bài dự thi Cuộc thi " Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn" 4 tâm sinh lí và tác động rất lớn đến tinh thần của chúng ta. Trong xã hội phát triển ngày nay, có rất nhiều tác động làm nhiễu loạn tâm sinh lí giới trẻ. Như vậy, những gì mà A thấy trên mạng cũng là do sự thay đổi tâm sinh lí của một số học sinh không được phát triển theo hướng đúng đắn mà ra. Và ý định nảy sinh trong A cũng do tác động của Hooc-môn Estrogen này. Vì vậy, chỉ cần chấn chỉnh lại, để tâm sinh lí phát triển theo hướng đúng đắn, A sẽ lại trở về với cảm hứng và cuộc sống lạc quan, tích cực, có mục tiêu đúng đắn như ngày xưa. Ngoài ra, chúng ta còn có thể phân tích cho A thấy được, theo những gì được học ở Sinh lớp 11, khi ở tuổi vị thành niên, cơ thể người phụ nữ chưa phát triển hoàn chỉnh, khung chậu hẹp nên trong quá trình chuyển dạ thường gây đẻ khó, dễ có tai biến cho con (chuyển dạ lâu thai dễ bị ngạt) và tai biến cho mẹ (tỉ lệ rách đường đẻ cao hơn bình thường vì đường đẻ hẹp, dẫn đến làm tăng nguy cơ chảy máu). Nếu A kết hôn và sau đó sinh con, thì con của A sẽ có tỷ lệ tử vong và cân nặng thấp dưới 2500g cao hơn những mà mẹ đủ tuổi do nhiều nguyên nhân: cơ thể người mẹ chưa phát triển hoàn chỉnh, không có kiến thức làm mẹ, không biết cách hoặc không được chăm sóc khi mang thai khiến quá trình sinh trường và phát triển của thai nhi bị ảnh hưởng,... Ngoài ra, nếu sinh con trước 20 tuổi, người mẹ sẽ bị hạn chế khả năng học tập và cơ hội có nghề nghiệp ổn định, do đó sẽ không có đủ điều kiện tốt nhất để chăm sóc cho trẻ. Song song với những lí lẽ ở trên, ta hãy đưa ra dẫn chứng cụ thể để tăng tính thuyết phục. Không cần lấy đâu xa, hãy cùng nhìn lại lịch sử Việt Nam, không khó để chúng ta nhận ra cuộc đời long đong, lật đật của vị Hoàng đế nữ duy nhất Lý Chiêu Hoàng. Kể lại câu chuyện đồng thời giúp ta ôn lại lịch sử dân tộc. Lên ngôi khi mới 7 tuổi, Lý Chiêu Hoàng là vị vua nữ trẻ tuổi nhất trong các vua nữ nước ta. Trưng Trắc, bà Triệu làm vua đều còn trẻ nhưng tuổi đều đã đôi mươi trăng tròn. Còn Lý Chiêu Hoàng thì đương tuổi ăn, tuồi chơi mà thôi. Tuy nhiên, bà cũng là vị vua yêu sớm nhất. Đại Việt sử ký toàn thư chép khi Trần Cảnh (chồng Lý Chiêu Hoàng sau này) là chức Chánh thủ (tức chức hỏa đầu – đội trưởng việc bếp núc trong cung cấm) chực hầu vua thì: “… Chiêu Hoàng trông thấy yêu lắm. Mỗi khi chơi đêm, cho gọi Cảnh đến cùng chơi; thấy Cảnh ở chỗ tối thì chạy đến trêu chọc, hoặc nắm lấy tóc, hoặc đứng vào bóng. Có một hôm Cảnh bưng chậu nước đứng hầu, Chiêu Hoàng rửa mặt, lấy tay té nước ướt cả mặt Cảnh rồi cười trêu, đến khi Cảnh bưng khăn chầu thì lấy khăn ném cho Cảnh…”. Đây cũng là lý do để mở ra Bài dự thi Cuộc thi " Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn" 5 một tấn bi kịch tình yêu cho vị nữ Hoàng đế này và cũng là điểm đánh dấu chấm hết cho một vương triều huy hoàng do đức Lý Thái Tổ sáng nghiệp. Từ tình yêu ngây thơ con trẻ đã diễn ra một đám cưới “trẻ nhất” cho nữ Hoàng đế để thực hiện một cuộc chuyển giao quyền lực không đổ máu từ nhà Lý sang nhà Trần. Với việc kết hôn với Trần Cảnh tháng 10 năm 1225, Chiêu Hoàng trở thành vị vua kết hôn nhỏ tuổi nhất trong lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam khi cặp uyên ương này mới 8 tuổi. Sự nghiệp của nữ hoàng đế dừng lại ở đây nhưng bi kịch của người mới chỉ bắt đầu. Mười năm chung sống bên nhau nhưng éo le thay Hoàng hậu Chiêu Thánh không có con. Để duy trì dòng dõi nhà Trần, Thái sư Trần Thủ Độ, người nắm hầu hết quyền lực của nhà Trần lúc bấy giờ và là chú vua Trần Thái Tông ép vua lấy chị dâu mình là công chúa Thuận Thiên (Trần Liễu là anh của Thái Tông Trần Cảnh), cũng là chị vợ (chị gái của Chiêu Thánh). Để lại ngôi Hoàng hậu cho chị ruột, lúc này nữ Hoàng đế - Hoàng hậu trở lại than phận công chúa, sống trong chốn hậu cung u tịch, chịu cảnh “chăn đơn gối chiếc”. Nhưng, như một sự đền bù hay là sự sắp đặt của tạo hoá. Năm 1258, một cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông Cổ lần thứ nhất giành thắng lợi, khi thăng thưởng cho các tướng lĩnh đã có công đánh giặc, tướng quân Lê Tần (còn gọi là Lê Phụ Trần) vì có công lấy thân mình cứu chúa thượng nên được ban một đặc ân, lấy công chúa – cựu hoàng đế Hoàng hậu Phật Kim. Từ hậu cung lạnh lẽo, cô quạnh, Chiêu Thành quay lại với cuộc sống trần thế hạnh phúc bên người chồng mới và sinh được hai người con một nam một nữ: Lê Tông và Ngọc Khuê. Năm Mậu Dần (1278), bà mất tại quê, nơi phát tích của nhà Lý vùng Cổ Pháp, Bắc Ninh, thọ 60 tuổi. Điểm qua cuộc đời Lý Chiêu Hoàng, thật hiếm ai “ba chìm bảy nổi chính lênh đênh” giống chiếc bánh trôi nước như bà. Cuộc đời Lý Chiêu Hoàng như trăm nghìn những phụ nữ thời phong kiến, chịu kiếp trầm luân trồi sụt mãi không thôi. Sau khi mất bà còn bị tôn thất nhà Lý chối bỏ, không được an táng trong đền các vua nhà Lý dù bà từng là một vị vua. Tội làm mất ngôi báu, lấy chồng là con cháu kẻ thù đã tiêu diệt dòng tộc, lại hạ mình lấy bề tôi là Lê Phụ Trần. Do đó sử nhà Lý chỉ thờ 8 vị vua Lý tại Đền Lý Bát Đế. Trong các vị vua nữ, ai lận đận hơn bà? Bối cảnh lịch sử mỗi thời tuy khác nhau, mỗi người cũng mỗi cảnh, tuy nhiên, từ câu chuyện trên, ta cũng phần nào khiến A thấy được, kết hôn sớm thực sự không mang lại kết quả tốt đẹp cho mỗi cá nhân, gia đình và cả tập thể. Bài dự thi Cuộc thi " Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn" 6 Bên cạnh đó, ta cũng nên dùng thêm những kiến thức học được từ môn Giáo dục công dân lớp 10 với nội dung” trách nhiệm của công dân với cộng đồng. Mỗi công dân phải có trách nhiệm rèn luyện thật tốt, phát triển bản thân theo hướng đúng đắn, để hòa nhập với cộng đồng, cống hiến cho nước nhà, như chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Tuổi nhỏ làm việc nhỏ Tùy theo sức của mình Các cháu hãy xứng đáng Cháu bác Hồ Chí Minh” Bản thân là một học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường, trách nhiệm hàng đầu của A là tập trung học tập thật tốt, tiếp đến là giúp đỡ bạn bè, bố mẹ. Hãy cùng A thử tưởng tượng rằng, sau khi kết hôn và sinh con, trong khi các bạn cùng trang lứa đang ngày ngày cắp sách đến trường để chuẩn bị vượt vũ môn, thì A đang ở nhà tất bật lo cho con nhỏ với những vụng về, thiếu sót của một người mẹ “ chưa đủ lớn”. Mỗi sáng thức dậy, khi bạn bè A còn nũng nịu nằm trong chăn không chịu dậy, vòi vĩnh mẹ đi mua đồ ăn sáng, thì A đã phải dậy sớm để nấu cơm cho gia đình chồng, cho con bú, và vô số việc khác phải làm. Thế là tuổi trẻ với bao ước mơ hoài bão bay đi mất, thế là tương lai cũng vụt biến đi, chỉ còn lại trong A những nuối tiếc, tuyệt vọng… Bài dự thi Cuộc thi " Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn" 7 Cuối cùng, sau khi A đã thực sự hiểu ra vấn đề và quyết tâm tu trí học hành để hoàn thành thật tốt năm học cuối cùng và có một hành trang vững chắc cho kì thi Tốt nghiệp Trung học Phổ thông Quốc gia, ta có thể đưa ra một vài lời gợi ý, khích lệ và cùng A tham gia các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, các hoạt động ngoại khóa của trường, lớp, để tăng vốn hiểu biết, kĩ năng sống; đồng thời tránh xa các trang mạng xã hội xấu, để cùng nhau học tập và phát triển thật tốt trong một môi trường lành mạnh. 6. Ý nghĩa của việc giải quyết tình huống: - Củng cố và mở rộng hiểu biết về pháp luật. Giúp học sinh vận dụng được những kiến thức đã học vào thực tiễn, “ học đi đôi với hành”. Đồng thời nâng cao trình độ nhận thức cũng như cách xử lí trước những tình huống bất ngờ xảy ra, rèn luyện kĩ năng sống. Bài dự thi Cuộc thi " Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn" 8
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan