Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Câu có chứa động từ trao - nhận trong tiếng nhật...

Tài liệu Câu có chứa động từ trao - nhận trong tiếng nhật

.PDF
141
1132
103

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ĐÀO THỊ HỒNG HẠNH TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỀ TÀI: CÂU CÓ CHỨA ĐỘNG TỪ TRAO - NHẬN TRONG TIẾNG NHẬT CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN NGÔN NGỮ MÃ SỐ: 5.04.08 NGƯỜI HƯỚNG DẪN: PGS.TS. NGUYỄN THỊ VIỆT THANH HÀ NỘI – 2003 Mục lục Mở đầu ................................................................................................. 1 Chƣơng 1: Một số khái niệm cơ bản liên quan đến đến đối tƣợng nghiên cứu......................................................................................................................... 6 1.1.Động từ trong tiếng Nhật ................................................................................ 6 1.2 Phân loại động từ trong tiếng Nhật ................................................................. 8 1.2.1. Phân loại động từ theo nghĩa .............................................................. 8 1.2.2 Phân loại động từ theo đặc điểm biến đổi .......................................... 11 1.2.3 Phân loại động từ theo cấu tạo ........................................................... 12 1.2.4 Phân loại động từ theo khả năng tạo câu ........................................... 14 1.2.5 Phân loại động từ theo chức năng ..................................................... 14 1.3 Động từ trao - nhận trong mối liên hệ với các động từ nói chung trong tiếng Nhật ............................................................................................................ 18 1.4 Sự ảnh hưởng của yếu tố văn hoá trong việc sử dụng các động từ trao - nhận............................................................................................................ 22 1.4.1 Quan niệm về cấp bậc trên - dưới ...................................................... 23 1.4.2 Quan niệm về sự đối lập thân - sơ ..................................................... 24 Chƣơng 2: Hoạt động của các động từ trao - nhận trong câu ..................... 26 2.1 Vai trò của vị trí quan sát khi sử dụng các động từ trao - nhận .................... 26 2.1.1 Vai trò của vị trí quan sát khi sử dụng các động từ chuyển dịch .............. 26 2.1.2 Động từ trao - nhận và mối quan hệ giữa người nói, người trao và người nhận................................................................................................... 29 2.2 Hoạt động của các câu có chứa động từ trao - nhận .................................... 37 2.2.1 Hoạt động của các câu có chứa động từ mang nghĩa trao ................. 37 2.2.2 Hoạt động của các câu có chứa động từ mang nghĩa nhận ................ 61 1 2.2.3 Mối quan hệ giữa dạng câu biểu thị hoạt động trao và hoạt động nhận ............................................................................................................. 72 Chƣơng 3: Sự tƣơng đồng và khác biệt giữa dạng câu có chứa các động từ trao - nhận trong tiếng Nhật và tiếng Việt ................................................. 78 3.1 Dạng câu có chứa các động từ mang nghĩa trao ........................................... 79 3.1.1 Dạng câu biểu thị hoạt động trao trực tiếp ......................................... 81 3.1.2 Dạng câu biểu thị hoạt động trao gián tiếp ........................................ 87 3.2 Dạng câu có chứa các động từ mang nghĩa nhận .......................................... 99 3.2.1 Dạng câu biểu thị hoạt động nhận trực tiếp ..................................... 100 3.2.2 Dạng câu biểu thị hoạt động nhận gián tiếp..................................... 104 3.3 Một số ứng dụng trong dịch thuật và giảng dạy ......................................... 109 3.3.1 Ứng dụng trong dịch thuật ............................................................... 109 3.3.2 Ứng dụng trong việc giảng dạy tiếng Nhật ở trình độ sơ cấp và trung cấp .................................................................................................... 114 Kếtluận.............................................................................................. 122 Tài liệu tham khảo ........................................................................... 124 2 Mở đầu LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI VÀ MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU: Mối giao lưu Việt Nhật ngày càng được mở rộng trên nhiều phương diện, kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật... Để mối giao lưu ấy thêm bền vững và sâu sắc, việc tìm hiểu tiếng Nhật với tư cách là một ngoại ngữ đối với người Việt Nam là nhu cầu thiết yếu. Tiếng Nhật được coi là một ngôn ngữ giàu tính văn hóa. Dạng câu có chức các động từ trao - nhận là một biểu hiện của đặc điểm này. Các yếu tố văn hóa, xã hội ảnh hưởng trực tiếp tới cách thức cấu tạo cũng như cách sử dụng dạng câu này. Đây là một trong những vấn đề được các nhà ngôn ngữ học Nhật Bản cũng như những người nước ngoài học tiếng Nhật quan tâm. Teramura là một trong những nhà ngữ pháp hiện đại của Nhật bản, đã dành một sự quan tâm đáng kể đến nhóm động từ mang nghĩa trao - nhận. Theo ông thì các động từ biểu thị ý nghĩa trao - nhận được chia làm 4 nhóm: - Nhóm động từ biểu thị ý nghĩa trao bao gồm các động từ như:与える [ataeru] (cho); 教える[oshieru] (dạy); 見©せる[miseru] (cho xem); 売?る[uru] (bán); 貸Ư?·[kasu] (cho vay, cho mượn); 預aける[azukeru] (giữ)... - Nhóm các động từ biểu thị ý nghĩa nhận bao gồm các động từ như: 受ける[ukeru] (nhận); 教わる[oshowaru] (học); 買ƒ?¤[kau] (mua); 借りる[kariru] (vay, mượn); 預aかる[azukaru] (gửi)... - Nhóm các động từ biểu thị ý nghĩa mệnh lệnh bao gồm các động từ như: 命じる[meiziru] 要v請する[yoseisuru] (ra (đề lệnh); 要v求する[yokyusuru] nghị); (yêu 頼?む?[tanomu] cầu); (nhờ); 説明する[setsumeisuru] (thuyết minh)... - Nhóm các động từやる[yaru] (cho), もらう[morau] (nhận), くれる[kureru] (cho tôi). Nhóm này bao gồm 7 động từ:やる[yaru], 3 あげる[ageru], さしあげる[sashiageru], くださる[kudasaru], くれる[kureru], もらう[morau] và いただく[itadaku]. Sỡ dĩ ông tách các động từ này thành nhóm riêng bởi ngoài ý nghĩa chuyển dịch, những động từ này còn là những động từ có khả năng thể hiện phương hướng của sự chuyển dịch. Hơn nữa, việc sử dụng các động từ này chịu sự quy định của các mối quan hệ giữa người nói, người trao và người nhận. Ông chỉ nghiên cứu tính chất và cấu trúc của nhóm động từ này chứ không đi vào nghiên cứu ý nghĩa của loại câu có sử dụng các động từ mang nghĩa trao - nhận. Ngoài ra một số tác giả khác như Miyazi (1965), Kuno (1978)... lại tìm hiểu cách biểu hiện của các động từ trao - nhận. Hay Okuda (1983) thì nghiên cứu các động từ trao nhận trên bình diện ý nghĩa luận... Ở Việt Nam, số lượng các công trình khoa học nghiên cứu về tiếng Nhật vẫn còn là một con số ít ỏi so với các ngoại ngữ khác như tiếng Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc.. Những năm gần đây, một vài cuốn sách về ngữ pháp tiếng Nhật của các tác giả người Việt Nam đã giới thiệu khái quát về ngữ pháp căn bản trong tiếng Nhật. Chẳng hạn như: Cuốn ―Ngữ pháp tiếng Nhật hiện đại‖ của tiến sĩ Trần Sơn(1993) ; Cuốn ―Ngữ pháp tiếng Nhật‖ của PGS.TS Nguyễn Thị Việt Thanh(2000) ...Một số luận án tiến sĩ và thạc sĩ đã thực hiện so sánh, đối chiếu về một số lĩnh vực như: ―So sánh cách cấu tạo thuật ngữ kinh tế thương mại trong tiếng Nhật và tiếng Việt hiện đại‖ (Nguyễn Thị Bích Hà - 2000); ―Động từ phức với các biểu thức tương đương trong tiếng Việt‖ (Trần Thị Chung Toàn - 2001); ― Bước đầu khảo sát trợ từ cách trong tiếng Nhật‖ (Ngô Hương Lan -1997); ―Phạm trù kính ngữ của tiếng Nhật‖ (Nguyễn Thu Hương 1997)... Câu có chứa các động từ trao - nhận là một trong những dạng câu khó đối với người nước ngoài học tiếng Nhật. Nhưng cho đến nay, chưa có một công trình khoa học chính thức nào nghiên cứu hiện tượng ngôn ngữ này. Đây đó rải rác một vài bài tham luận mang tính chất giới thiệu cách sử dụng của dạng câu này mà thôi. Do vậy, chúng tôi rất mong muốn với những kết quả và kinh nghiệm đã thu thập được trong quá trình học tập và công tác sẽ 4 được thể hiện trong luận văn, mặc dù chưa thực sự đi sâu vào những vấn đề mang tính lý luận, nhưng sẽ giúp những người học, cũng như làm công tác giảng dạy tiếng Nhật có được một cái nhìn tương đối đầy đủ về dạng câu này, đồng thời, có thể hiểu đúng và sử dụng đúng dạng câu này trong quá trình giao tiếp và giảng dạy. Hơn nữa, chúng tôi cũng mong muốn rằng những kết quả của luận văn có thể đóng góp phần nào vào việc nghiên cứu các phương pháp phân tích nghĩa đối với động từ tiếng Nhật. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. Đối tượng nghiên cứu của luận văn là: Dạng câu có chứa các động từ trao - nhận trong tiếng Nhật và thực hiện so sánh, đối chiếu với tiếng Việt. Nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn là: + Tìm hiểu những yếu tố có ảnh hưởng tới việc sử dụng các động từ mang nghĩa trao - nhận trong tiếng Nhật. + Mô tả các dạng cấu trúc câu thể hiện hoạt động trao- nhận trong tiếng Nhật. + Tìm hiểu sự giống và khác nhau giữa dạng câu biểu thị hoạt động trao -nhận trong tiếng Nhật và tiếng Việt. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. Trước đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu như trên, luận văn áp dụng các phương pháp nghiên cứu sau: - Khảo sát sự hoạt động của các động từ mang nghĩa trao - nhận trong tiếng Nhật trong bối cảnh cụ thể của các văn bản, lập thành các file dữ liệu về bối cảnh xuất hiện của các động từ nhóm này. - Tiến hành phân tích ý nghĩa của các động từ mang nghĩa trao - nhận trong các kết hợp với động từ mang nghĩa đứng trước để phân nhóm các cấu trúc của dạng câu biểu thị hoạt động trao - nhận trong tiếng Nhật. - Phương pháp thống kê, lấy tần số sử dụng của các động từ trao - nhận được áp dụng để góp phần khẳng định thêm cho các nhận định của luận văn trong các bước mô tả. 5 - Luận văn áp dụng phương pháp mô tả đồng đai để mô tả các hình thức sử dụng, các dạng cấu trúc biểu thị hoạt động trao - nhận trong tiếng Nhật và tiếng Việt. -Phương pháp so sánh, đối chiếu được thực hiện như sau: Thực hiện so sánh, đối chiếu câu trao - nhận trong hai ngôn ngữ trên các phương diện: + Tính chất, ý nghĩa của hoạt động trao - nhận. + Cấu trúc ngữ pháp thể hiện hoạt động trao - nhận. + Khả năng kết hợp của các động từ mang nghĩa trao - nhận. - Luận văn áp dụng phương pháp chuyển dịch dựa vào cấu trúc nhằm thể hiện được các quan hệ ngữ pháp cũng như trật tự các yếu tố tham gia cấu tạo câu trong tiếng Nhật. Tuy nhiên phương pháp dịch này dẫn đến một số cách nói không tự nhiên trong tiếng Việt. Nhưng tiếng Nhật và tiếng Việt là hai ngôn ngữ khác nhau về đặc điểm loại hình nên chúng tôi đã chọn cách chuyển dịch này trong một số trường hợp cần phân biệt sự giống và khác nhau về mặt cấu trúc câu giữa hai ngôn ngữ để tiện theo dõi. TƢ LIỆU. Nguồn tư liệu của luận văn gồm: - 20 cuốn giáo trình đang được dùng để giảng dạy tiếng Nhật cho người nước ngoài ở Việt Nam và Nhật Bản. - 5 cuốn từ điển về từ, mẫu câu, cách hành văn... - Một số băn bản khác như: sách,báo, tiểu thuyết, tạp chí.. được viết bằng tiếng Nhật và tiếng Việt. - Ngoài ra luận văn còn sử dụng một số tư liệu của các nhà nghiên cứu đi trước về các động từ mang nghĩa trao - nhận trong tiếng Nhật. GIẢI THÍCH THUẬT NGỮ. Trong luận văn chúng tôi có sử dụng thuật ngữ ―trợ từ‖( 助?詞? ), tuy nhiên khái niệm ―trợ từ‖ trong tiếng Nhật và tiếng Việt không hoàn toàn giống nhau. 6 Theo Nguyễn Kim Thản thì trợ từ trong tiếng Việt ―là một loại ngữ thái phục vụ cho việc tỏ rõ hơi câu (nghi vấn, mệnh lệnh, cảm thán) hoặc việc tỏ thái độ của người nói‖. ―Trợ từ‖ trong tiếng Nhật không hoàn toàn trùng với khái niệm về từ loại này trong tiếng Việt mà có chức năng rộng hơn nhiều. Đây là một từ loại đặc biệt, có tính đặc trưng của một ngôn ngữ thuộc loại hình chắp dính như tiếng Nhật. ―Trợ từ‖ giữ vai trò là những phân từ đánh dấu chức năng ngữ pháp, hay biểu thị các kiểu quan hệ ngữ nghĩa của những từ mà chúng đi kèm trong câu... Trong câu, trợ từ không có khả năng đứng độc lập mà luôn tồn tại bên cạnh một từ nào đó và trở thành một cái ―nhãn‖ của từ đó. Sau khi được ―dán nhãn‖, mỗi từ ngoài ý nghĩa từ vựng của bản thân nó, còn biểu thị ý nghĩa ngữ pháp, ý nghĩa quan hệ, ý nghĩa tình thái.. mà chúng đảm nhiệm trong câu. Khái niệm ―trợ từ‖ được sử dụng trong luận văn là khái niệm ―trợ từ‖ trong tiếng Nhật. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN Câu có chứa các động từ trao-nhận trong tiếng Nhật là một hiện tượng ngôn ngữ được các nhà nghiên cứu Nhật bản quan tâm và đề cập đến khá nhiều trong các sách ngữ pháp tiếng Nhật. Loại câu này được xếp ngang hàng với một số dạng câu quan trọng, cần được lưu ý như: câu bị động, câu giả định... Trong khi đó ở Việt Nam mới chỉ có những nghiên cứu mang tính chất giới thiệu về nhóm động từ mang nghĩa trao - nhận mà chưa có một công trình khoa học nào thực hiện việc nghiên cứu, tìm hiểu về dạng câu này cũng như so sánh sự giống và khác nhau giữa dạng câu biểu thị hoạt động trao-nhận trong tiếng Nhật và tiếng Việt. Trước tình hình nghiên cứu tiếng Nhật còn lẻ tẻ,chưa sâu, chưa trở thành hệ thống như các ngoại ngữ khác ở Việt Nam, chúng tôi hy vọng luận văn sẽ đóng góp phần nào vào việc nghiên cứu tiếng Nhật trên lĩnh vực lý thuyết và thực hành: - Thông qua việc tìm hiểu các câu có chứa động từ trao-nhận về mặt tính chất, ý nghĩa, cách sử dụng và mối quan hệ với các loại câu khác trong tiếng Nhật có thể rút ra đặc điểm của nhóm động trao - nhận từ nói riêng trong sự so sánh với các động từ khác trong tiếng Nhật. 7 - Sự giống nhau và khác nhau giữa dạng câu có chứa các động từ traonhận trong tiếng Nhật và tiếng Việt được thực hiện so sánh trong luận văn sẽ góp phần vào việc tìm hiểu sự giống và khác nhau về mặt cấu trúc ngữ pháp giữa hai ngôn ngữ có đặc điểm loại hình khác nhau. - Việc khảo sát và tìm hiểu những yếu tố ngoài ngôn ngữ quy định việc sử dụng các động từ trao - nhận trong câu là cơ sở để nghiên cứu bình diện ngữ dụng học trong ngôn ngữ - Việc sắp xếp, hệ thống và liệt kê những cấu trúc và cách sử dụng của từng loại cấu trúc câu có chứa các động từ trao - nhận phần nào giúp người học và người giảng dạy tiếng Nhật sử dụng dễ dàng hơn loại câu này trong giao tiếp. 8 CHƢƠNG 1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU. 1.1. Động từ trong tiếng Nhật Trong bất kỳ ngôn ngữ nào, động từ luôn đóng vai trò quan trọng trong hệ thống từ loại. Cũng như các ngôn ngữ khác, đặc trưng của động từ trong tiếng Nhật là biểu thị ý nghĩa hành động, động tác, trạng thái... của một chủ thể nào đó. Khác với tiếng Việt là ngôn ngữ mà động từ được nhận diện căn cứ vào mặt ý nghĩa và khả năng kết hợp với các yếu tố khác, trong tiếng Nhật "Cái được coi là động từ là do đặc trưng hình thái của từ quy định" [ 52, tr. 52]. Động từ nguyên thể (dạng từ điển) được cấu tạo từ một bộ phận thân từ (căn tố) mang ý nghĩa từ vựng và một bộ phận cuối từ (vĩ tố). Dưới dạng văn tự, bộ phận thân từ được viết bằng toàn bộ chữ Hán, hoặc một phần là chữ Hán, còn bộ phận cuối từ luôn được viết bằng chữ Hiragana. VD: 食べる[taberu] - ăn 買ƒ?¤ [kau] - mua 書?く [kaku] - viết ... Hình thái là tiêu chí hàng đầu, rất quan trọng để xác định và phân biệt động từ với các từ loại khác. Có thể xác định một từ nào đó có phải là động từ hay không, thông qua bộ phận cuối từ. Bộ phận này đều là các âm tiết thuộc hàng [u]:う [u],く [ku],す[su], つ [tsu],ぬ [Nu], ぶ[bu], む? [mu],る [ru]... Trong câu, động từ không biến đổi dạng thức theo ngôi và số của chủ thể hành động, nhưng bộ phận cuối của từ sẽ biến đổi theo các ý nghĩa ngữ pháp mà chúng thể hiện trong câu. Chẳng hạn như đối với động từ 買ƒ?¤[kau] - mua: 9 Sắc thái lịch sự được diễn đạt bằng cách thêm hình vị ~ます[masu] vào căn tố của động từ. VD: 買ƒ?¤ [kau] - mua (dạng nguyên thể) 買ƒ?¢ます [kaimasu] - mua (dạng lịch sự) Ý nghĩa phủ định được tạo ra do việc chắp dính hình vị ~ない [nai] vào căn tố. VD: 買ƒ?¤ [kau] - mua (dạng nguyên thể) 買ƒ?íない [kawanai] - không mua (dạng phủ định) Phạm trù dạng được tạo ra do sự kết hợp của các hình vị are/rare (dạng bị động), hay ase/sase (dạng sai khiến) với căn tố động từ. VD: 買ƒ?íれる 買ƒ?íせる [kawareru] - bị mua (dạng bị động) [kawaseru] - bắt mua, cho phép mua (dạng sai khiến) Như vậy, khác với tiếng Việt là ngôn ngữ mà ý nghĩa ngữ pháp của động từ được biểu hiện nhờ các hư từ, ở tiếng Nhật, các ý nghĩa đó được thể hiện thông qua các hình vị ngữ pháp kết hợp với bộ phận cuối của động từ. Cùng một lúc, trong một động từ có thể biểu đạt nhiều ý nghĩa ngữ pháp bằng cách chắp dính các hình vị ngữ pháp lại với nhau. VD: 買ƒ?¢たい [kaitai] 買ƒ?íせたい [kawasetai] -muốn mua - muốn bắt ai đó mua 買ƒ?íせたければ [kawasetakereba] - nếu muốn bắt ai đó mua... Do hầu hết các ý nghĩa ngữ pháp đều dồn vào biểu thị trong nội bộ động từ nên có sự quy định về việc phân bố vị trí của các nhóm hình vị: Bộ phận mang ý nghĩa từ vựng luôn đứng đầu tiên, tiếp sau đó là các bộ phận mang ý nghĩa ngữ pháp, cuối cùng là bộ phận biểu thị quan hệ của động từ với các động từ hay các mệnh đề khác trong câu như: Quan hệ ngang bằng, quan hệ trái ngược, quan hệ nhân quả...Mỗi hình thức xuất hiện của động từ để biểu thị một thực tế khách quan nào đó là đã được đặt trong một thể đối lập 10 đa dạng, nhiều chiều với các hình thức ngữ pháp tiềm ẩn trong nhận thức của người nói và người nghe. Điều quan trọng để có thể lĩnh hội được một phát ngôn là phải nắm được động từ. Thái độ, mục đích, yêu cầu... của người nói đều được thể hiện qua động từ. Khác với một số ngôn ngữ khác như tiếng Việt, tiếng Anh, hay tiếng Trung Quốc, động từ trong tiếng Nhật luôn được định vị ở cuối câu, nên nhiều trường hợp, do không hiểu đặc điểm ngôn ngữ, người học tiếng chỉ chú trọng nghe phần đầu, phần cuối câu nghe lướt qua dẫn đến việc không hiểu người nói muốn nói gì. Chẳng hạn như có những sự đối lập rất tinh thế như sau: - Đối lập về phong cách. VD: 買ƒ?¤[kau] - mua (Cách nói bình thường, dạng từ điển) 買ƒ?¢ます[kaimasu] - mua (Cách nói thể hiện thái độ lịch sự) - Đối lập về tình thái. VD: 買ƒ?íれる[kawareru] - bị mua (Cách nói bị động thể hiện thái độ không mong muốn của người nói) 買ƒ?Áてもらう[kattemorau] - được mua (Cách nói hàm ơn thể hiện thái độ phấn khởi, biết ơn của người nói) - Đối lập về cách nhận định. VD: 買ƒ?¤ [kau] - mua (Cách nói thể hiện ý nghĩa khẳng định) 買ƒ?íない[kawanai] - không mua (Cách nói thể hiện ý nghĩa phủ định) 1.2. Phân loại động từ trong tiếng Nhật Dựa vào ý nghĩa từ vựng, khả năng biến hình, khả năng kết hợp với các yếu tố khác ... động từ trong tiếng Nhật có thể chia làm nhiều tiểu loại khác nhau. Dưới đây là một số cách phân loại động từ trong tiếng Nhật với các hướng nghiên cứu khác nhau. 1.2.1. Phân loại động từ theo nghĩa Đây là cách phân loại phổ biến nhất trong các sách giáo khoa dạy tiếng Nhật cho người Nhật. Theo cách phân loại này động từ được chia làm 2 tiểu 11 loại. Nội động từ (tự động từ) [自動詞?] và ngoại động từ (tha động từ) [他動詞?]. Suzuki Shigeyaki trong cuốn "Lý thuyết về hình thái và ngữ pháp học tiếng Nhật" đã viết: "Về ý nghĩa từ vựng có thể cho rằng ngoại động từ biểu thị các hành động hướng tới một đối tượng khác, về mặt ngữ pháp ngoại động từ kết hợp với các danh từ biểu thị đối tượng mà cách hành động này hướng tới ở dạng đối cách (okaku). Những động từ không mang đặc tính ngữ pháp này là nội động từ". * Nội động từ: Nội động từ là những động từ diễn tả những hành động trọn vẹn, không đòi hỏi những bổ ngữ chỉ đối tượng tác động. Nội động từ được chia làm hai nhóm nhỏ: - Nội động từ biểu thị hành động ở trạng thái tĩnh. VD: ある [aru] - có; 見©える [mieru] - nhìn thấy; 聞·こえる [kikoeru] - nghe thấy;... - Nội động từ biểu thị hành động ở trạng thái động VD: 行く [iku] - đi; 来?る[kuru] - đến; 泣?く[naku] - khóc;... * Ngoại động từ: Ngoại động từ là những động từ biểu thị những hành động có chi phối tới các đối tượng khác, đòi hỏi phải có bổ ngữ trực tiếp thể hiện đối tượng của các hành động. VD: 買ƒ?¤ [kau] - mua; 話b [hanasu] - nói; 食べる [taberu] - ăn;... Các bổ ngữ trực tiếp được biểu thị bằng trợ từ を?[wo]. VD: 日本語êを?教える [Nihongo wo oshieru] - Dạy tiếng Nhật. ごはんを?食べる「Gohan wo taberu] - Ăn cơm. Tuy nhiên, đây không phải là tiêu chí duy nhất để phân biệt nội động từ và ngoại động từ, vì cũng có một số nội động từ đi với các danh từ mang trợ từ を?[wo]. VD: 公園?を?散歩する [Koen wo sampo suru] - Dạo chơi trong công viên. 12 - Bay trên trời... 空を?飛̣?Ô [Sora wo tobu] Việc phân biệt nội động từ và ngoại động từ trong tiếng Nhật có thể dựa trên một số tiêu chí như: hình thức, hoạt động của từ trong câu. Trong tiếng Nhật, có những nội động từ và ngoại động từ đối ứng với nhau cả về mặt nghĩa và hình thức, chúng tạo thành những nhóm đối lập có chung một gốc từ. Do vậy hoàn toàn có thể căn cứ vào hình thức để nhận diện đâu là nội động từ, đâu là ngoại động từ. VD: 始まる [hajimaru] - cái gì đó bắt đầu Đối lập aru/eru 始める[hajimeru] - bắt đầu cái gì đó 残る [nokoru] - còn lại Đối lập ru/su 残す [nokosu] - để lại Ngoài ra còn có những động từ tương ứng theo cặp nhưng không tạo thành nhóm như: 消す [kesu] - làm tắt 乗せる [noseru] - cho lên và 消える [kieru] - tắt đi; và 乗る [noru] - lên xe... Bên cạnh đó, còn có thể phân biệt nội động từ và ngoại động từ bằng hoạt động của chúng trong câu. Nội động từ cần tham tố chủ thể, còn ngoại động từ đòi hỏi tham tố đối tượng trực tiếp của hành động. VD: お金àが落?ちた [Okane ga ochita] - Tiền rơi. 私?はお金àを?落?した[Watashi wa okane wo otoshita] - Tôi làm rơi tiền. Song, không thể phân định một cách rạch ròi các tiêu chí nhận diện nội động từ và ngoại động từ, vì trong tiếng Nhật còn có những động từ không có vế đối lập tương ứng tạo thành cặp. VD: 食べる [taberu] - ăn Không có nội động từ tương ứng 書?く[kaku] - viết 死?ぬ [shi nu] - chết Không có ngoại động từ tương ứng 歩く[aruku] - đi bộ 13 Đặc biệt, còn có những động từ khi thì dùng như nội động từ khi thì dùng như ngoại động từ (còn gọi là động từ trung tính). VD: 喜?ぶ [yorokobu] - phấn khởi. 楽しむ?[tanoshimu] - vui mừng... 1.2.2. Phân loại động từ theo đặc điểm biến đổi Đây là cách phân loại dựa vào đặc điểm cấu tạo và phương thức kết hợp với các yếu tố biểu thị ý nghĩa ngữ pháp. Theo cách phân loại này, động từ được chia làm 3 nhóm. * Động từ nhóm I Đây là loại động từ biến hình mạnh hay còn gọi là động từ ngũ đoạn. Đặc điểm chung của nhóm động từ này là khi tồn tại dưới dạng ~ます [~masu] âm tiết cuối cùng của bộ phận thân từ thuộc hàng [i]: い[[i]; き[ki]; し[shi] ; ち[chi]; に[ni]; び[bi]; み?[mi]; り[ri]... VD: 買ƒ?¤ [kau] - mua =>買ƒ?¢ます [kaimasu] 話bす [hanasu] - nói =>話bします [hanashimasu] 行く [iku] - đi =>行きます[ikimasu] Khi thể hiện các ý nghĩa ngữ pháp khác nhau, nguyên âm trong âm tiết cuối cùng của bộ phận thân từ cũng biến đổi. VD: Nguyên thể Phủ định Bị động Lễ phép 行く 行かない 行かれる 行きます [iku] [ikanai] [ikareru] [ikimasu] 話bす 話bさない 話bされる 話bします [hanasu] [hanasanai] [hanasareru] [hanashimasu] *Động từ nhóm II Đây là loại động từ biến hình yếu hay còn gọi là động từ nhất đoạn. Đặc điểm của nhóm động từ này là khi tồn tại dưới dạng ~ます[masu], âm 14 tiết cuối cùng của bộ phận thân từ thuộc hàng [e]: え[e]; け[ke]; せ[se];て[te];ね[ne];べ[be]; れ[re]... VD: 食べる [taberu] - ăn 寝る[neru] - ngủ =>食べます[tabemasu] =>寝ます[nemasu] 教える [oshieru] - dạy =>教えます [oshiemassu]... Ở dạng từ điển, tất cả các động từ nhóm này đều kết thúc bằng âm tiết [ru]. Khi biểu hiện các ý nghĩa ngữ pháp khác nhau, chỉ có phần phụ tố cuối của từ biến đổi. VD: Nguyên thể Phủ định Bị động Lễ phép 食べる 食べない 食べられる 食べます [taberu] [tabenai] [taberareru] [tabemasu] かける かけない かけられる かけます [kakeru] [kakenai] [kakerareru] [kakemasu] Ngoài ra, còn một số động từ ngoại lệ có âm tiết cuối cùng thuộc hàng [i] nhưng vẫn thuộc nhóm động từ này vì có cùng đặc điểm biến đổi. VD: おきる [okiru] - ngủ dậy =>おきます [okimasu] おちる[ochiru] - rơi =>おちます[ochimasu] きる [kiru] - mặc =>きます[kimassu]... * Động từ nhóm III Đây là loại động từ biến hình đặc biệt hay còn gọi là động từ đặc biệt. Đặc điểm của nhóm động từ này là khi biến đổi theo các ý nghĩa ngữ pháp cả bộ phận thân từ cũng có thể biến đổi. Nhóm này chỉ gồm 2 động từ: 来?る[kuru] - đến VD: Nguyên thể và する[suru] - làm. Phủ định Bị động Lễ phép 来?る 来?ない 来?られる 来?ます [kuru] [konai] [korareru] [kimasu] する しない される します 15 [suru] [shi nai] [sareru] [shimasu] 1.2.3. Phân loại động từ theo cấu tạo: Dựa vào đặc điểm cấu tạo động từ tiếng Nhật có thể chia làm các nhóm: Động từ đơn, động từ ghép, động từ phái sinh. * Động từ đơn Đây là những động từ cấu tạo gồm một căn tố (một hình vị thực) làm thân từ mang ý nghĩa từ vựng và một phụ tố biến hình. VD: 寝る [neru] - ngủ; 行く[iku] - đi ; すう [suu]- hút... * Động từ ghép Động từ ghép là những động từ được tạo ra bởi sự kết hợp của hai động từ đơn. Động từ đứng trước chia ở dạng liên thể, động từ đứng sau giữ nguyên dạng của nó. VD: 作?る [tsukuru] + 出す [dasu] (chế taọ) 受ける[ukeru] =>作?り出す[tsukuridassu] ( chế tạo ra) (ra) + 入れる[ireru] =>受け入れる[ukeireru] (nhận) (cho vào) (tiếp nhận ) 見©る [miru] + 送—?é[okuru] => - 見©送— ?é[miokuru] (nhìn ) (tiễn ) (đưa tiễn ) Sau khi được hình thành từ 2 động từ đơn, động từ ghép lại tiếp tục biến hình và hoạt động theo các phạm trù ngữ pháp giống như những động từ đơn. Động từ đứng sau đảm nhận việc thể hiện các phạm trù ngữ pháp của cả khối. Về mặt nghĩa, động từ đứng trước thường giữ vai trò chính, còn động từ đứng sau chỉ có tính chất phụ trợ, bổ sung nét nghĩa nào đó. * Động từ phái sinh Đây là những động từ được cấu tạo từ danh từ. Công thức cấu tạo chung của nhóm động từ này là: Danh từ chỉ hành động + する[suru]. Động 16 từ [suru] được sử dụng với chức năng động từ hoá danh từ. Đại đa số các danh từ đều là các từ vay mượn từ nước ngoài, trong đó chủ yếu là tiếng Hán. Trên thực tế động từ nhóm này gồm 2 loại. - Động từ được cấu tạo từ danh từ gốc Hán 旅行する VD: [ryokòsuru] - du lịch 見©学する [kengakusuru] - tham quan, kiến tập 利?用する [riyòsuru] - lợi dụng, tận dụng, sử dụng... Động từ được cấu tạo từ các danh từ ngoại lai gốc Ấn, Âu サイン?する VD: [sain suru] - ký tên ノックする [nokku sure] - khoá コピ‐する [kopì suru] - photo... 1.2.4. Phân loại động từ theo khả năng tạo câu Theo cách phân loại này, động từ được chia làm hai tiểu loại: động từ ý chí (意志動詞?)và động từ phi ý chí(無意志動詞?) Những động từ chỉ các hành động được tạo ra bởi ý thức con người được gọi là động từ ý chí. VD: 食べる[taberu]- ăn; 飲ùむ?[nomu]- uống; 話bす[hanasu] - nói chuyện... Những động từ chỉ những hành động không được tạo ra bởi ý thức con người như: Những động từ chỉ tác dụng vật lý, động từ trạng thái, một số động từ tâm lý... được gọi là động từ phi ý chí. VD: ある[aru] -có; あきる[akiru] - chán; 降る[furu] (mưa) rơi... Sự phân loại động từ thành hai tiểu loại này là cách phân loại khá phổ biến trong các sách ngữ pháp tiếng Nhật. Sự khác biệt giữa động từ ý chí và động từ phi ý chí là khá rõ nét và dễ nhận thấy khi các động từ tham gia vào hoạt động lời nói. Có những trường hợp chỉ có thể sử dụng động từ ý chí mà không thể sử dụng động từ phi ý chí. Cũng có những trường hợp sử dụng cùng một hình thức kết hợp hay biến đổi nhưng động từ ý chí và phi ý chí 17 đem lại những nét nghĩa khác nhau. Chẳng hạn như: chỉ có những động từ ý chí mới có thể tham gia cấu tạo cách nói mong muốn ~たい[~tai], hoặc thể khả năng. Một số động từ phi ý chí khi biến đổi theo các dạng thức: mệnh lệnh, cấm đoán, nhờ vả, rủ rê... thì không biểu thị các nét nghĩa này mà chuyển sang nghĩa khác. VD: (xem bảng 1) 1.2.5. Phân loại động từ theo chức năng Dựa trên sự hoạt động trong câu và khả năng kết hợp với các động từ khác, có thể chia động từ thành hai loại: động từ thực (本動詞?)và động từ bổ trợ (補â助?動詞?) Động từ ý chí .食べるな Động từ phi ý chí 寂しむ?な [ taberu na] [sabishimuna] Không được ăn (nghĩa cấm đoán) Đừng buồn (nghĩa khuyên nhủ) . 食べませんか お金àがありませんか [tabemasenka] [okane ga arimasenka] Có ăn không? (nghĩa mời, rủ rê) Có tiền không? (nghĩa nghi vấn) Bảng 1 * Động từ thực Động từ thực là những động từ được dùng để biểu thị một hay một số ý nghĩa thực nào đó. VD: 教える[oshieru] - dạy; 読Çむ? [yomu] - đọc; 書?く[kaku] - viết.... * Động từ bổ trợ Động từ bổ trợ là những động từ đã được chuyển hóa về mặt ý nghĩa từ vựng so với các động từ thực gốc. Chúng hoạt động với chức năng biểu thị một số nét nghĩa nào đó về thể, hướng, thời... cho động từ đứng trước. Hiện tượng này chỉ xảy ra khi có sự kết hợp của động từ này với một động từ thực 18 khác. Nếu hoạt động riêng lẻ trong câu, những động từ này vẫn hoàn toàn mang đủ tư cách của một động từ thực. VD 1: つくえの?上?にねこがいる。 [Tsukue no ue ni neko ga iru] - Trên bàn có con mèo. Ở ví dụ này động từ いる[iru] mang tư cách của một động từ thực biểu thị nét nghĩa tồn tại"có". VD 2: ご飯Ñを?食べている。 [Gohan wo tabeteiru] - Đang ăn cơm. Trong VD 2, động từ いる[iru] cùng với động từ đứng trước tạo thành ý nghĩa về thời hiện tại tiếp diễn. Các động từ bổ trợ luôn đứng sau các động từ thực ở dạng ~て[ ~te] tạo thành các nhóm biểu thị các ý nghĩa khác nhau. Chẳng hạn như: - Nhóm ~てある[ ~ tearu]: Biểu thị ý nghĩa về sự tồn tại của một hiện tượng nào đó vốn là kết quả của một hành động nào đó đã được thực hiện từ trước. VD: 窓?が開けてある。 [Mado ga aketearu] - Cửa sổ đã được mở. - Nhóm ~ている[ ~ teiru]: Khi động từ chính là nội động từ thì nhóm này biểu thị một hành động hay một trạng thái đang xảy ra hoặc là kết quả của một hành động được thực hiện từ trước. VD: 電d話bがついている。 [Denwa ga tsuiteiru] - Có đặt điện thoại. Khi động từ chính là ngoại động từ thì thể hiện ý nghĩa tiếp diễn. VD: 日本語êを?話bしている。 [ Nihongo wo hanashiteiru] - Đang nói tiếng Nhật. - Nhóm ~てみ?る[ ~ temiru]: Biểu thị một hành động được tiến hành trước chuẩn bị cho một hành động khác sẽ được tiến hành. 19
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan