Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Cấu trúc hai mặt và tính liên thông của từ điển địa danh lịch sử quân sự...

Tài liệu Cấu trúc hai mặt và tính liên thông của từ điển địa danh lịch sử quân sự

.PDF
84
805
61

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------- HOÀNG THỊ NGA CẤU TRÚC HAI MẶT VÀ TÍNH LIÊN THÔNG CỦA TỪ ĐIỂN ĐỊA DANH LỊCH SỬ QUÂN SỰ LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÀNH NGÔN NGỮ HỌC HÀ NỘI - 2015 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------- HOÀNG THỊ NGA CẤU TRÚC HAI MẶT VÀ TÍNH LIÊN THÔNG CỦA TỪ ĐIỂN ĐỊA DANH LỊCH SỬ QUÂN SỰ Chuyên ngành: Ngôn ngữ học Mã số: 602201 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÀNH NGÔN NGỮ HỌC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS. Phạm Văn Tình HÀ NỘI - 2015 LỜI CẢM ƠN Tôi xin đƣợc bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Phạm Văn Tình đã luôn tận tình hƣớng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu để hoàn thành luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô trong khoa Ngôn ngữ học Trƣờng Đại học Khoa học xã hội & Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tạo môi trƣờng thuận lợi để tôi học tập và nghiên cứu. Cuối cùng, xin đƣợc bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè và đồng nghiệp luôn động viên, giúp đỡ, tạo mọi điều kiện để tôi có thể hoàn thành luận văn này. Hà Nội, ngày tháng năm 2015 Tác giả Hoàng Thị Nga LỜI CAM ĐOAN T«i xin cam ®oan ®©y lµ c«ng tr×nh nghiªn cøu khoa häc cña riªng t«i. C¸c sè liÖu tr×nh bµy trong ®Ò tµi lµ chÝnh x¸c. KÕt qu¶ nghiªn cøu cña ®Ò tµi ch-a tõng ®-îc c«ng bè trong bÊt kú mét c«ng tr×nh khoa häc nµo kh¸c. Hoàng Thị Nga MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU Chƣơng 1: 3 CƠ SỞ LÍ THUYẾT 1.1. Một số khái niệm cơ bản 6 6 1.1.1. Vài nét về sự ra đời và phát triển của từ điển và từ điển học 6 1.1.2. Chức năng và đặc điểm cơ bản của từ điển 8 1.1.3 Cách phân loại từ điển 11 1.2. Nhận thức chung về từ điển bách khoa 14 1.2.1. Chức năng, đặc điểm của từ điển bách khoa 14 1.2.2. Cách phân loại từ điển bách khoa 16 1.3. Cấu trúc của từ điển 18 1.3.1. Cấu trúc của từ điển giải thích 18 1.3.2. Cấu trúc của từ điển bách khoa 20 1.4. Các kiểu định nghĩa của từ điển 24 1.4.1. Các kiểu định nghĩa trong từ điển giải thích 24 1.4.2. Đặc điểm và phƣơng pháp định nghĩa khái niệm trong từ điển bách khoa Chƣơng 2: 30 CẤU TRÚC VĨ MÔ – TÍNH TỔNG THỂ CỦA TỪ ĐIỂN ĐỊA DANH LỊCH SỬ QUÂN SỰ 2.1. Đặt vấn đề 2.1.1. Khái niệm Địa danh Lịch sử Quân sự 35 35 35 2.2. Cấu trúc tổng thể 39 2.3. Tính hệ thống 39 2.3.1. Địa danh – một chỉ dẫn địa lí có giá trị văn hóa 39 2.3.2. Địa danh phản ánh những hoạt động quân sự 40 2.3.3. Tính hệ thống trong cấu trúc vĩ mô 47 2.4. Tiểu kết 51 Chƣơng 3 CẤU TRÚC VI MÔ – THÔNG TIN CHI TIẾT CỦA TỪ ĐIỂN ĐỊA DANH LỊCH SỬ QUÂN SỰ 53 3.1 Đặt vấn đề 53 3.2 Thông tin chi tiết 53 3.2.1. Mục từ 53 3.2.2. Nội dung mục từ 56 3.2.3. Hình minh họa 57 3.2.4 Thƣ mục tham khảo 60 3.2.5. Tên ngƣời biên soạn 65 3.2.6. Tài liệu tham khảo 66 Chƣơng 4 TÍNH LIÊN THÔNG CỦA TỪ ĐIỂN ĐỊA DANH LỊCH SỬ QUÂN SỰ 4.1. Đặt vấn đề 67 67 4.2. Cấu trúc vĩ mô và tính hệ thống trong cấu trúc vĩ mô của Từ điển thuật ngữ Địa danh Lịch sử Quân sự 68 4.2.1. Cấu trúc vĩ mô 68 4.2.2. Tính hệ thống trong cấu trúc vĩ mô 69 Vấn đề tính hệ thống trong từ điển 71 4.3. 4.3.1. Tính chuẩn mực của từ điển 72 4.3.2. Tính tiện dụng của từ điển và ảnh hƣởng của nó đến ngƣời biên soạn 74 4.3.3. Quá trình biên soạn 74 4.3.4. Cách sử dụng từ điển 75 KẾT LUẬN 78 TÀI LIỆU THAM KHẢO 79 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Từ điển là loại sách có chức năng xã hội rộng lớn. Nó cung cấp vốn từ ngữ và cách sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp, giúp cho việc học tiếng mẹ đẻ và học ngoại ngữ, mở rộng vốn hiểu biết của con ngƣời về sự vật, khái niệm trong thế giới tự nhiên và xã hội. Từ điển là một sản phẩm khoa học có tác dụng đặc biệt đối với sự phát triển văn hoá, giáo dục, nâng cao dân trí và mở rộng giao lƣu giữa các cộng đồng ngôn ngữ khác nhau. Trong thời đại ngày nay, số lƣợng phát hành, số lƣợng, chủng loại và chất lƣợng của từ điển nói chung, từ điển bách khoa chuyên ngành nói riêng là một tiêu chí quan trọng để đánh giá trình độ phát triển văn hoá, giáo dục, khoa học kĩ thuật của một quốc gia. Chính vì vậy, việc nghiên cứu từ điển học, cả lí luận và thực tiễn có tác dụng lớn trong việc nâng cao chất lƣợng biên soạn từ điển. Việc biên soạn và xuất bản từ điển ở nƣớc ta đã có nhiều dấu hiệu đổi mới. Số lƣợng và chủng loại từ điển tăng trƣởng đáng kể trong vài ba năm gần đây. Một số quyển từ điển đã phần nào đáp ứng đƣợc yêu cầu của ngƣời sử dụng. Tuy nhiên, bên cạnh đó, còn có nhiều quyển từ điển chất lƣợng chƣa đáp ứng yêu cầu, thậm chí có những sai sót lớn về nội dung cũng nhƣ in ấn. Trong bối cảnh về sự ra đời và phát triển của từ điển học trên thế giới nói chung, công tác nghiên cứu lí luận từ điển học và biên soạn từ điển ở nƣớc ta cũng đƣợc hình thành trong thời gian có muộn. Gần đây, tuy đã đƣợc quan tâm chú ý và có một số thành tựu đáng kể, nhƣng nhìn chung, từ điển học Việt Nam vẫn chƣa phát triển kịp với yêu cầu của thời đại. Trong khi đó, cùng với sự phát triển của các bộ môn ngôn ngữ học khác và sự bùng nổ của công nghệ tin học, từ điển học ở một số nƣớc phát triển đã có những bƣớc tiến mạnh mẽ và không ngừng. Các nhà từ điển học đã phân chia ra hai loại từ điển công cụ: Từ điển ngôn ngữ (gồm từ điển tƣờng giải, từ điển chính tả, từ điển đồng 3 nghĩa/trái nghĩa, từ điển song ngữ, đa ngữ...) và Từ điển tri thức (từ điển bách khoa, bách khoa thƣ, bách khoa toàn thƣ...). Tuy nhiên, bất luận loại từ điển nào cũng đều đƣợc biên soạn trên cơ sở của các cấu trúc vĩ mô (cấu trúc tổng thể) và cấu trúc vi mô (cấu trúc chi tiết mục từ). Vì vậy, việc xem xét cấu trúc hai mặt này là vấn đề phải quan tâm tới mọi loại hình từ điển của nƣớc ta hiện nay. Tình hình trên đòi hỏi phải đẩy mạnh hơn nữa công tác nghiên cứu lí luận và kinh nghiệm từ điển học. Luận văn với đề tài “Cấu trúc hai mặt và tính liên thông của Từ điển Địa danh Lịch sử Quân sự ” hi vọng có thể đóng góp phần nào cho nhiệm vụ quan trọng và cấp bách này. 2. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu chủ yếu của luận văn là cấu trúc vĩ mô và cấu trúc vi mô của Từ điển Địa danh Lịch sử Quân sự xuất bản năm 2006. Đi sâu hơn nữa, luận văn tiến hành tìm hiểu các kiểu định nghĩa để từ đó rút ra các mẫu định nghĩa trong Từ điển Địa danh Lịch sử Quân sự . Không chỉ dừng lại ở đó, luận văn còn đi sâu tìm hiểu những nội dung đƣợc thể hiện và cách tổ chức, sắp xếp các nội dung đó trong lời giải thích của một số nhóm loại mục từ tiêu biểu trong Từ điển. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích của luận văn là nghiên cứu làm rõ một số vấn đề về cấu trúc vi mô của Từ điển Địa danh Lịch sử Quân sự . Đó là: một số mẫu định nghĩa đƣợc sử dụng; và, những nội dung đƣợc đƣa vào lời giải thích của mục từ trong Từ điển Địa danh Lịch sử Quân sự . Để thực hiện đƣợc mục đích trên, luận văn có nhiệm vụ đối chiếu, so sánh yêu cầu của từ điển học hiện đại với thực tiễn biên soạn từ điển ở nƣớc ta qua cuốn từ điển đƣợc chọn làm đối tƣợng nghiên cứu là Từ điển Địa danh Lịch sử Quân sự . Trên cơ sở đó, hệ thống hoá, khái quát hoá, mô hình hoá một số mẫu định nghĩa cơ bản, những nội dung đƣa vào lời giải thích của mục từ trong Từ điển Địa danh Lịch sử Quân sự . 4 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu sau đây: - So sánh - đối chiếu các kiểu định nghĩa, cách tổ chức nội dung thông tin trong cấu trúc vi mô của từ điển bách khoa nói chung, Từ điển Địa danh lịch sử Quân sự nói riêng với từ điển giải thích, đồng thời, trong một số trƣờng hợp, đối chiếu với yêu cầu của lí thuyết từ điển học hiện đại. - Phƣơng pháp hệ thống cấu trúc của từ điển học (một số phân ngành của ngôn ngữ học ứng dụng). - Phƣơng pháp miêu tả; phƣơng pháp thống kê - Vận dụng một số khái niệm và phƣơng pháp của logic học, đặc biệt là phƣơng pháp quy nạp để khái quát một số vấn đề. 5. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của luận văn Đây là luận văn đầu tiên đề cập đến vấn đề định nghĩa trong Từ điển Địa danh Lịch sử Quân sự. Trong tình hình các công trình nghiên cứu từ điển học ở Việt Nam nói chung và trong lực lƣợng vũ trang nói riêng còn quá ít, những kết quả nghiên cứu dù là bƣớc đầu của luận văn có thể góp một phần nhỏ vào việc bổ sung lí luận cho lĩnh vực khoa học này đặc biệt là những vấn đề liên quan tới từ điển địa danh lịch sử nói chung. Trong một chừng mực nào đó, những kết quả nghiên cứu cụ thể của luận văn về các kiểu định nghĩa, cách xử lí các nội dung trong lời giải thích của mục từ có thể đƣợc vận dụng trong việc biên soạn nhằm nâng cao chất lƣợng, đảm bảo sự nhất quán, tăng sự hấp dẫn cho Từ điển Địa danh Lịch sử Quân sự. 6. Bố cục luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, luận văn đƣợc kết cấu thành 4 chƣơng: - Chƣơng 1: Cơ sở lí thuyết Từ điển học những vấn đề lí luận cơ bản - Chƣơng 2: Bàn về vấn đề liên quan đến cấu trúc vĩ mô – tính hệ thống của Từ điển địa danh Lịch sử Quân sự. - Chƣơng 3: Cấu trúc vi mô – thông tin chi tiết của Từ điển Địa danh Lịch sử Quân sự. - Chƣơng 4: Tính liên thông của Từ điển Địa danh Lịch sử Quân sự. 5 NỘI DUNG Chương 1 . CƠ SỞ LÍ THUYẾT 1. 1. Một số khái niệm cơ bản 1.1.1. Vài nét về sự ra đời và phát triển của từ điển và từ điển học Do nhu cầu của xã hội, một trong những loại sách ra đời sớm là từ điển. Quyển từ điển đầu tiên trên thế giới là quyển từ vựng do ngƣời Hy Lạp biên soạn thế kỉ V trƣớc Công nguyên; thu thập và giải thích các từ khó trong các tác phẩm thời cổ đai, đặc biệt những tác phẩm của Homer. Ở Việt Nam, trƣớc đây mấy thế kỉ, chỉ có những từ điển song ngữ đối chiếu nhƣ “An Nam — Lusitan — La tinh” (“Việt - Bồ - La”) do Alexandre de Rhodes biên soạn, xuất bản ở Roma năm 1651 ; tiếp theo là một số từ điển Hán - Việt cỡ nhỏ nhƣ “Tam thiên tự giải âm” do Ngô Thì Nhậm biên soạn, xuất bản năm 1831, “Thiên tự văn giải âm”; và một số quyển từ điển đối chiếu Pháp - Việt nhƣ Dictionnaire F'rancaisAnnamite et Aniiamite-Fratuiis (G.Aubaret, Paris, 1867), Petit Dictionnaire Francais-Anmmite (PJ.B. Trƣơng Vĩnh Ký, Sài Gòn, 1884). Cuối thế kỉ XIX mới có quyển từ điển giải thích tiếng Việt đầu tiên, Đại Nam Quấc âm tự vị của Huỳnh Tịnh Paulus Của (1895) và sau hơn ba mƣơi năm sau mới có quyển thứ hai, Việt Nam Tự điển của Hội Khai trí Tiến Đức ( 1931 ). Cuối thế kỉ XX, cùng với sự phát triển của khoa học, kinh tế, giáo dục trên phạm vi toàn cầu, nhu cầu về từ điển của xã hội tăng nhanh, từ điển đƣợc biên soạn và xuất bản với số lƣợng lớn và nhiều chủng loại đa dạng. Đặc biệt, gần đây, sự bùng nổ của công nghệ tin học đã tạo ra một bƣớc phát triển mới trong các khâu biên soạn, in ấn từ điển; sản phẩm từ điển không chỉ là những quyển sách bằng giấy mà còn ở dạng từ điển điện tử. Ngƣợc lại với thời điểm ra đời của từ điển, từ điển học lại ra đời rất muộn. Đến những năm bốn mƣơi của thế kỉ XX, lí thuyết từ điển học mới đƣợc khởi xƣớng bằng bài viết “Thử bàn về lí thuyết đại cương về từ điển 6 học” của L.V.Serba. Đến năm 1971, bộ môn từ điển học đã có bƣớc ngoặt đáng kể với sự ra đời của hai công trình: Giáo trình từ điển học của Ladislav Zgusta, xuất bản ở Praha và Nghiên cứu từ điển hiện đại bằng tiếng Pháp về ngôn ngữ học và kí hiệu học của Josette Rey Debove, xuất bản ở Paris. Gần đây, với sự phát triển mạnh mẽ của ngôn ngữ học nói chung, của ngữ nghĩa học, từ vựng học nói riêng, từ điển học cũng phát triển mạnh mẽ. Ở Việt Nam, nhiều bài viết có giá trị thể hiện sự quan tâm của các tác giả trong lĩnh vực này, nhƣ: Về việc biên soạn một quyển từ điển tiếng Việt mới (Hoàng Phê, 1969); Một vài nhận xét về từ điển giải thích của ta (Vƣơng Lộc, 1969); Một số ý kiến về việc giải thích nghĩa của từ trong từ điển tiếng Việt (Đỗ Hữu Châu, 1969); Về việc giải thích nghĩa của từ nhiều nghĩa trong từ điển tiếng Việt (Nguyên Văn Tu, 1969); Một số kinh nghiệm biên soạn từ điển ngôn ngữ ở các nước xã hội chủ nghĩa (Bùi Khắc Việt, 1969); Việc chọn và giải thích từ ngữ miền Nam trong một quyên từ điển tiếng Việt loại phổ thông (Nguyễn Quang, 1970); Vấn đề biên soạn hư từ trong việc biên soạn từ điển giải thích (Hồng Dân, 1971);... Các bài viết trên đã đề cập đến nhiều mặt, nhiều vấn đề cần chú ý trong thực tế biên soạn từ điển tiếng Việt. Đến năm 1997, mới có một công trình chuyên đề về từ điển học, Một số vấn đề từ điển học, gồm tập hợp 9 bài viết, đúc kết những kinh nghiệm biên soạn từ điển ở nƣớc ta và một số vấn đề lí luận từ điển học. Các bài viết trong công trình này đã đi sâu vào một số vấn đề lí luận từ điển, nhƣ: những nét khái quát về cấu trúc vĩ mô, cấu trúc vi mô, hệ thống các kiểu chú, phƣơng pháp biên soạn từ điển đồng nghĩa... Tuy nhiên, các vấn đề mà các tác giả đề cập đến trong công trình này đều là những vấn đề trong từ điển giải thích, không có tác giả nào đề cập đến các vấn đề của từ điển báeh khoa, nhất là vấn đề về các kiểu định nghĩa. 7 Ngày nay, từ điển học đã đƣợc coi là một bộ môn ngôn ngữ học ứng dụng quan trọng, với đối tƣợng nghiên cứu chủ yếu là các loại hình từ điển, cấu trúc vĩ mô, cấu trúc vi mô... Gần đây, giới từ điển học còn chú ý đến hai mặt khác nữa là lịch sử của từ điển và việc áp dụng công nghệ tin học vào công tác biên soạn từ điển. 1.1.2. Chức năng và đặc điểm cơ bản của từ điển 1.1.2.1.Khái niệm từ điển Từ điển là một công cụ đắc lực giúp cho con ngƣời nắm vững công cụ ngôn ngữ và sử dụng có hiệu quả trong mọi lĩnh vực hoạt động của mình, đồng thời góp phần chuẩn hoá ngôn ngữ. Theo tác giả Nguyễn Văn Tu, từ điển là “sách tra cứu bao gồm các từ, ngữ đƣợc sắp xếp theo một trật tự nhất định, giải thích ý nghĩa của các đơn vị đƣợc miêu tả, cung cấp những thông tin khác nhau về chúng hoặc dịch chúng ra một ngôn ngữ khác, hoặc ; thông báo những kiến thức về các đối tƣợng do chúng biểu thị” . Trong cuốn Giáo trình từ điển học (1971), L. Zgusta đã dẫn ra một định nghĩa về từ điển của Bergl mà ông cho là một trong những định nghĩa tốt nhất:. “Một cuốn từ điển là một danh mục đƣợc sắp xếp có hệ thống của các hình thức ngôn từ đƣợc xã hội hoá, thu thập từ những thói quen nói năng của một cộng đồng ngôn ngữ nhất định và đƣợc ngƣời biên soạn chú giải sao cho ngƣời đọc có một trình độ nhất định hiểu đƣợc ý nghĩa của từng hình thức ngôn ngữ riêng rẽ và biết đƣợc nhũng điều cần yếu về chức năng của nó trong cộng đồng ngôn ngữ ấy”. Trong công trình Một số vấn đề lý luận và phương pháp luận cơ bản về từ điển học và bách khoa thư Việt Nam do tác giả Phạm Hùng Việt làm chủ nhiệm, các tác giả cho rằng: “Từ điển là một công trình tra cứu, luôn chứa các từ ngữ tách rời của vốn từ ngữ chung (hay một bộ phận các từ ngữ chuyên biệt) của ngôn ngữ, kèm theo các thông tin (đầy đủ hoặc chỉ một số thông tin) về chính tả, cách phát âm, ý nghĩa, cách dùng, các từ đồng nghĩa, sự phái sinh và lịch sử của các từ ngữ đó. Để tiện tra cứu, ở phần lớn các từ 8 điển, các từ ngữ đƣợc sắp xếp theo trật tự bảng chữ cái; các thông tin đƣợc minh hoạ bằng những trích dẫn từ các tác phẩm văn học”. Từ những định nghĩa và sự tƣờng giải về từ điển, có thể thấy một số đặc tính chung trong từ điển nhƣ sau: Từ điển là loại công trình dùng để tra cứu, giúp cho ngƣời đọc tìm kiếm những thông tin qua các từ ngữ đƣợc tập hợp và trình bày (các đầu mực từ). Các đầu mục từ đƣợc sắp xếp theo một trật tự nhất định, có thể đi kèm là các thông tin phụ liên quan đến đầu mục này. Trong mỗi mục từ, đƣợc trình bày có hệ thống là các nội dung thông tin (tri thức) - phần còn lại ngoài các đầu mục từ, có vai trò giải thích nội dung của đầu mục từ hoặc cung cấp các thông tin về đối tƣợng đã đƣợc nêu trong đầu mục từ. Chức năng của từ điển 1. Từ điển có chức năng cung cấp thông tin. Đây là chức năng cơ bản của từ điển và chi phối các chức năng khác. Bằng cách diễn đạt tri thức ngắn gọn, cô đọng nhất, từ điển là một phƣơng tiện hữu hiệu để tàng trữ và cung cấp thông tin. các thông tin do từ điển cung cấp có thể là các thông tin về ngôn ngữ, văn hoá, xã hội, kinh tế, khoa học... 2. Từ điển giúp giải thích, cung cấp và hƣớng dẫn cách sử dụng từ ngữ của một ngôn ngữ, do đó, từ điển còn có chức năng nữa là chức năng phục vụ giao tiếp, giúp cho việc giao tiếp trong nội bộ một dân tộc cùng sử dụng chung một ngôn ngữ hay giữa các dân tộc sử dụng các ngôn ngữ khác nhau. 3. Từ điển có chức năng hƣớng dẫn, giáo dục ngôn ngữ. Từ điển là công cụ đắc lực trong việc dạy và học ngôn ngữ. Ngƣời sử dụng từ điển thƣờng coi từ điển là ngƣời thầy không lời, là trọng tài trong các cuộc tranh luận về từ ngữ. 9 4. Từ điển có chức năng chuẩn hoá ngôn ngữ. Ngôn ngữ rất đa dạng và luôn luôn vận động phát triển. Hiện tƣợng một chuẩn mới hình thành bên cạnh một chuẩn cũ luôn luôn tồn tại, nhất là trong lĩnh vực từ vựng. Cái mới và cái cũ song song tồn tại trong một thời gian, thƣờng là cuối cùng cái cũ nhƣờng chỗ cho cái mới, nhƣng không phải bao giờ cũng vậy. Từ điển phải thƣờng xuyên đƣợc cập nhật, giới thiệu chuẩn ngôn ngữ trong sự biến đổi, phát triển nên từ điển đóng vai trò quan trọng trong việc chuẩn hoá ngôn ngữ. 5. Ngoài các chức năng trên, từ điển còn có thêm chức năng phục vụ nghiên cứu. Qua từ điển ngƣời ta có thế rút ra đƣợc những nguyên tắc, lí luận về từ điển học, đồng thời cũng có thể lấy từ điển làm tƣ liệu nghiên cứu nhiều lĩnh vực khác của ngôn ngữ học. Đặc điểm của từ điển: Để thực hiện các chức năng nêu trên, từ điển có những đặc điểm riêng khác biệt với tất cả các loại sách khác. 1. Là một loại sách phục vụ nghiên cứu giáo dục, từ điển có tính khoa học. Tính khoa học đƣợc thể hiện ở nhiều mặt, từ việc xác định nguyên tắc biên soạn, phạm vi thu thập từ ngữ đến cách thức định nghĩa, cung cấp các thông tin mở rộng. Đối với từ điển bách khoa, độ chính xác là thƣớc đo của tính khoa học. 2. Từ điển thu thập và giải thích các từ ngữ đƣợc dùng trong đời sống của con ngƣời, cũng có nghĩa là nó đề cập đến mọi khía cạnh của đời sống hiện thực, dù muốn hay không muốn, nó phản ánh một sự lí giải và một cách đánh giá về các vấn đề văn hoá, khoa học, chính trị, xã hội. Theo Hoàng Phê, từ điển phản ánh thế giới quan, quan điểm, lập trƣờng của ngƣời biên soạn, dù rằng ngƣời biên soạn có đầy đủ ý thức hay không về việc đó. Do đó, từ điển mang trong mình tính tƣ tƣởng. 10 3. Đặc điểm thứ ba của từ điển là tính tiện dụng. Từ điển là loại sách công cụ mang tính phổ cập (trừ các từ điển chuyên ngành), có đối tƣợng sử dụng là đông đảo ngƣời sử dụng ngôn ngữ ở những trình độ khác nhau. Điều này đòi hỏi ở từ điển tính tiện dụng, dễ hiểu, dễ tra cứu. Điều này dƣờng nhƣ ít nhiều mâu thuẫn với đặc điểm về tính khoa học của từ điển. Mâu thuẫn đó làm cho công tác biên soạn từ điển càng trở nên khó khăn. Dung hoà đƣợc mâu thuẫn này, đảm bảo đồng thời hai yêu cầu khoa học và tiện dụng của từ điển là cả một nghệ thuật. 4. Một kết quả của sự dung hoà đó đƣợc biểu hiện qua phƣơng thức trình bày của từ điển. Từ điển luôn đƣợc tổ chức theo hai cấu trúc: cấu trúc vĩ mô (cấu trúc tổng thể hay cấu trúc bảng từ) và cấu trúc vi mô (cấu trúc mục từ). Kiểu cấu trúc đó làm cho từ điển không lẫn lộn với các sách khác, các thông tin trong từ điển đƣợc trình bày một cách vừa khoa học, vừa tiện dùng. Với từ điển, tính khoa học và tính tiện dùng là hai đặc điểm cơ bản. 1.1.3 Cách phân loại từ điển Trên thế giới đã từng có nhiều học giả nổi tiếng đề cập đến vấn đề phân loại từ điển nhƣ Shcherba (1940), Makiel (1959, 1967), Cornyn (1967), Gelb §1968), Zgusta (1971)... Ở Việt Nam, phải kể đến Nguyễn Ngọc Trâm (2003), Dƣơng Kỳ Đức (2000), Chu Bích Thu, Vũ Quang Hào (2005), Nguyễn Trọng Báu... Nhìn chung, cách phân loại của các tác giả mới chỉ dừng lại ở mức khái quát, chƣa đi vào từng loại cụ thể. Đáng chú ý là cách phân loại của L.V.Sherba phân chia từ điển theo 6 cặp đối lập: 1. Từ điển hàn lâm và từ điển tra cứu: từ điển hàn lâm phản ánh ý thức ngôn ngữ hiện thực, thống nhất của cả cộng đồng trong một thời gian nhất định, còn từ điển tra cứu không nhất thiết có sự thống nhất của cả cộng đồng, từ ngữ có thể đƣợc thu thập ở những thời đại khác nhau, những địa phƣơng khác nhau. 2. Từ điển bách khoa và từ điển ngôn ngữ: từ điển bách khoa cung cấp thông tin về sự vật, hiện tƣợng, khái niệm; từ điển ngôn ngữ cung cấp thông tin về kí hiệu ngôn ngữ. 11 3. Từ điển thesaurus (từ điển tổng toàn) và từ điển thông thường: từ điển piesaurus thu thập toàn bộ từ ngữ có trong một ngôn ngữ (dù chỉ xuất hiện một lần) và những lời tích dẫn có chứa các từ ngữ đó; từ điển thông thƣờng thì chỉ thu thập những đơn vị từ có tính ổn định và một số thí dụ minh hoạ. Sự đối lập giữa hai từ điển này thực ra là sự đối lập giữa tƣ liệu ngôn ngữ và hệ thống ngôn ngữ. 4. Từ điển thông thường và từ điển ý niệm: từ điển thông thƣờng lấy vỏ ngữ âm của từ làm cơ sở, các đơn vị đƣợc sắp xếp theo trật tự chữ viết; từ điển ý niệm lấy nội dung của từ làm cơ sở, các đơn vị đƣợc sắp xếp theo nhóm chủ đề. 5. Từ điển giải thích và từ điển đối dịch: từ điển giải thích nhằm làm sáng tỏ bản chất kí hiệu của một ngôn ngữ bằng chính ngôn ngữ ấy. Từ điển đối dịch nhằm làm hiểu rõ một ngôn ngữ khác. 6. Từ điển phi lịch sử và từ điển lịch sử: từ điển phi lịch sử phản ánh từ ngữ trong một khoảng thời gian hiện thời còn từ điển lịch sử phản ánh cả quá trình lịch sử, sự xuất hiện, sự biến đổi và thậm chí cả sự mất đi của các từ ngữ. L.Zgusta phân loại cụ thể hơn cho từ điển ngôn ngữ và đƣa thêm một tiêu chí về cỡ của từ điển. Ông cho rằng, sự phân loại đầu tiên, có tính chất bao quát nhất là sự phân biệt giữa từ điển ngôn ngữ và từ điển bách khoa. Theo ông, “các từ điển ngôn ngữ chủ yếu đề cập đến ngôn ngữ, tức là đề cập đến các đơn vị từ vựng của ngôn ngữ và tất cả các đặc tính ngôn ngữ của chúng. Ngƣợc lại, các từ điển bách khoa chỉ đề cập chủ yếu đến các denótate của các đơn vị từ vựng, chúng cho những thôrg tin vê thế giới ngoài ngôn ngữ có tính chất vật chất hoặc phi vật chất”. Tiếp tục phân loại từ điển ngôn ngữ, ông chia ra thành các loại cơ bản theo bốn tiêu chí sau: 1. Theo tiêu chí thời gian, có sự đối lập giữa từ điển lịch đại và từ điển đồng đại. Theo L.Zgusta, đây là một trong những sự phân loại quan 12 trọng nhất đối với các từ điển ngôn ngữ. Ông đã nêu ra các đặc điểm khác biệt giữa hai loại là trong khi từ điển lịch đại chỉ quan tâm chủ yếu đến lịch sử sự phát triển của từ ngữ cả về nghĩa và hình thức thì nhiệm vụ của từ điển đồng đại là đề cập đến kho từ vựng của một ngôn ngữ trong một giai đoạn phát triển nhất định của chúng. Đồng thời ông lƣu ý đến “tình trạng luôn có sự chồng chéo giữa các lĩnh vực của từ điển lịch sử với lĩnh vực của từ điển đồng đại” , “khái niệm về từ điển đƣợc coi là đồng đại chỉ có tính chất tƣơng đối”. 2. Theo phạm vi thu thập toàn bộ hay một bộ phận từ vựng của một ngôn ngữ, có từ điển phổ thông và từ điển hạn chế (hoặc đặc biệt). Tính chất “hạn chế” hay “đặc biệt” của từ điển hạn chế là do quyết định của ngƣời biên soạn chỉ lựa chọn thu thập một bộ phận hẹp từ ngữ nhất định. Có thể có nhiều tiêu chuẩn lựa chọn, nên có nhiều loại từ điển hạn chế khác nhau, chằng hạn nhƣ từ điển phƣơng ngữ, từ điển học sinh, từ điển thuật ngữ một ngành... Đối lập lại, từ điển phố thông thu thập toàn bộ ngôn ngữ phổ thông, nghĩa là ngôn ngữ chuẩn toàn dân đƣợc dùng một cách phổ biến. Loại này lại đƣợc chia nhỏ hơn nữa, thành từ điển miêu tả - chuẩn và từ điển miêu tả - chung. Từ điển miêu tả - chuẩn khác từ điển miêu tả - chung ở một tính chất cơ bản là nó không chỉ “tìm ra cái gì là chuẩn trong thời kì từ điển đƣợc phát hành” mà còn định ra tiêu chuẩn cho ngƣời sử dụng trong tƣơng lai. Nghĩa là từ điển miêu tả - chuẩn không chỉ phản ánh những tính chất và quy tắc phổ biến của ngôn ngữ hiện thời mà còn “lƣờng trƣớc tình hình sử dụng của tƣơng lai” dựa vào quy luật phát triển của ngôn ngữ”. 3. Theo số lƣợng ngôn ngữ đƣợc miêu tả, có từ điển một thứ tiếng và từ điển hai thứ tiếng (thƣờng rất ít từ điển có từ ba thứ tiếng trở lên). Mục đích của từ điển hai thứ tiếng là giúp cho việc dịch từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác hoặc cho việc giao tiếp bằng một ngôn ngữ khác không phải là tiếng mẹ đẻ.. Do 13 tính không đồng hình giữa các ngôn ngữ, từ điển hai thứ tiếng gặp rất nhiều khó khăn trong việc đƣa ra các đơn vị từ vựng tƣơng đƣơng. 4. Tiêu chí cuối cùng là dựa vào cỡ từ điển, có từ điển cỡ nhỏ và từ điển cỡ lớn. Đây là một trong những mặt không thể nói đƣợc thật chính xác mà chỉ có thể là sự đánh giá có tính chất ấn tƣợng. Cỡ của từ điển không chỉ là khối lƣợng và nhƣ vậy số lƣợng mục từ của từ điển, có thế nói một cách chính xác, chỉ nêu lên đƣợc một cách khái quát về khả năng thông tin của nó. Phần lớn phụ thuộc vào bản thân mục từ đƣợc thực hiện nhƣ thế nào. Trên đây chỉ là “khung” của các sự phân loại. Các tiêu chí ở mỗi sự phân loại trên có thể tiếp tục đƣợc cụ thể hoá, và theo đó có thể phân loại từ điển thành nhiều loại nhỏ hơn. Thêm nữa, do các tiêu chí tƣơng đối độc lập, nên có thể có sự phối hợp một số tiêu chí trong sự phân loại từ điển. Điều này dẫn đến tình trạng là trên thực tế các kiểu loại từ điển rất đa dạng, phong phú. Sự phân loại từ điển có ý nghĩa đặc biệt. 1.2. Nhận thức chung về từ điển bách khoa 1.2.1. Chức năng, đặc điểm của từ điển bách khoa Từ điển bách khoa đƣợc phát triển từ từ điển. Từ điển bách khoa xuất hiện là do sự ảnh hƣởng qua lại và xích lại gần nhau giữa bách khoa toàn thƣ và từ điển ngôn ngữ. Chính vì vậy, khi nhận diện khái niệm từ điển bách khoa, một mặt ngƣời ta cố gắng phân biệt nó với từ điển ngôn ngữ (chủ yếu là từ điển giải thích); mặt khác, phân biệt nó với bách khoa thư. Từ điển bách khoa có đặc điểm chung với các loại từ điển và bách khoa thƣ ở chỗ, chúng đều là các công trình tra cứu, giúp ngƣời đọc tìm hiểu các thông tin; các đầu mục từ đƣợc sắp xếp theo một trật tự nhât định; các thông tin trong mục từ đƣợc trình bày một cách có hệ thống. Tuy nhiên, ngƣời ta cũng nhận thấy giữa chúng có những sự khác biệt nhất định. Từ điển giải thích cung cấp mọi thông tin về bản thân kí hiệu ngôn ngữ, còn từ điển bách khoa cung cấp thông tin về sự vật, khái niệm đƣợc từ 14 ngữ biểu thị. Phạm vi thu thập của từ điển giải thích là các đơn vị từ vựng của một ngôn ngữ. Còn từ điển bách khoa, do lấy sự vật, khái niệm làm đối tƣợng, nên chỉ thu thập những từ có ý nghĩa biểu vật, biểu niệm cụ thể mà không phụ thuộc vào nhân tố ngƣời sử dụng hay hoàn cảnh nói năng. Nhiệm vụ của từ điển bách khoa là cung cấp kiến thức về các đối tƣợng do từ ngữ biếu thị, còn nhiệm vụ của từ điển ngôn ngữ là cung cấp kiến thức về chính các đơn vị từ ngữ. Do nhiệm vụ khác nhau nhƣ vậy mà thông tin trong từng mục từ của từ điển giải thích có thể là toàn bộ các thông tin về kí hiệu ngôn ngữ, bao gồm rất nhiều mặt nhƣ thông tin về ngữ âm, từ vựng, ngữ nghĩa, ngữ dụng, ngữ pháp...; ngƣợc lại, thông tin trong từ điển bách khoa là các thông tin về sự vật, khái niệm mà từ đầu mục biểu thị, ngoài phần định nghĩa còn có thể có thông tin mở rộng về lịch sử ra đời, quá trình phát triển... Vì vậy, lời giải thích trong từ điển bách khoa sâu hơn. rộng hơn, nhƣng cấu trúc vi mô thì thƣờng đơn giản hơn từ điển giải thích. Định nghĩa trong từ điển bách khoa là định nghĩa khái niệm, là sự giải thích chính xác, đầy đủ những đặc trƣng cơ bản của khái niệm, sự vật mà từ ngữ biểu thị. Định nghĩa từ ngữ trong từ điển giải thích chỉ nhằm nêu lên những đặc trƣng khu biệt của từ đủ để ngƣời sử dụng nhận biết và phân biệt nó với những từ ngữ khác. Tuy nhiên, trên thực tế, “những đặc trƣng cơ bản của khái niệm, sự vật mà từ ngữ biểu thị” trong từ điển bách khoa và “những đặc trƣng cơ bản của từ ngữ trong từ điển giải thích không phải lúc nào cũng có ranh giới rõ ràng. Nếu hình dung một từ mà từ đó quy chiếu một sự vật thì không một tiêu chí khách quan nào có thể giúp chúng ta phân biệt một định nghĩa về từ theo nghĩa phân tích từ đó về ngữ nghĩa, với một định nghĩa về sự vật, vid trong định nghĩa ngƣời ta đi tới sự vật bằng từ và từ bắt buộc phải trả trở về sự vật. Theo quan điểm chung của số đông các nhà nghiên cứu, trong nội dung nghĩa từ bao giờ cũng có một hàm lƣợng 15 thông tin bách khoa. Xu hƣớng chung hiện nay của từ điển học hiện đại là lời giải thích trong từ điển giải thích ngày càng có xu hƣớng gần với lời giải thích trong từ điển bách khoa, nói một cách chính xác hơn, thông tin bách khoa ngày càng đƣợc chú ý nhiều hơn trong từ điển giải thích. Mặc dù đều là "công trình bách khoa", nhƣng giữa từ điển bách khoa và bách khoa thƣ cũng có những khác biệt nhất định. Bách khoa thƣ có chức nàng hệ thống hoá toàn bộ tri thức cơ bản và chuyên sâu, nhiều mặt về một hay nhiều ngành khoa học hoặc hoạt động thực tiễn. Từ điển bách khoa lại có chức năng cung cấp những thông tin vắn tắt phổ cập về các khái niệm của một hay nhiều ngành khoa học hoặc hoạt động thực tiễn. Nếu nhƣ bách khoa thƣ đƣợc dùng chủ yếu để giáo dục, tự học, tự nghiên cứu về nhiều mặt qua các chủ đề tri thức độc lập, thì từ điển bách khoa lại chủ yếu đƣợc dùng để tra cứu, tìm kiếm thông tin một cách nhanh chóng, số lƣơng mục từ trong bách khoa thƣ thƣờng ít nhƣng chủ đề lại rất rộng và có biên độ dài. Ngƣợc lại, số lựợng mục từ trong từ điển bách khoa nhiều, nhƣng chủ đề hẹp và có biên độ ngắn. Nhƣ vậy, “từ điển bách khoa là một dạng công trình tra cứu có tính chuyển tiếp giữa từ điển ngôn ngữ và bách khoa thƣ (vừa có tiêu chí chung với từ điển ngôn ngữ vừa có tiêu chí chung với bách khoa thƣ); có chức năng cung cấp những thông tin vắn tắt chung quanh các khái niệm khoa học, kĩ thuật, nghệ thuật hay tri thức thực tiễn khác. Đây là loại sách chủ yếu để ngƣời ta tra cứu, tìm hiểu”. 1.2.2. Cách phân loại từ điển bách khoa Trong công trình Một số vấn đề lí luận và phương pháp luận cơ bản về từ điển học và bách khoa thư Việt Nam do tác giả Phạm Hùng Việt làm chủ nhiệm, các tác giả cho rằng, từ điển bách khoa và bách khoa thƣ có nhiều điểm khác nhau nhƣng có đặc điểm chung về tính sự kiện của thông tin đƣợc chuyền tải trong các mục từ. Theo cách mà Nguyễn Kim Thản đề xuất, các tác giả đã sử dụng công trình bách khoa làm tên gọi chung cho từ điển bách khoa và bách 16
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan