Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Cấu trúc thông tin của câu đơn trong một số truyện ngắn của nguyễn minh châu...

Tài liệu Cấu trúc thông tin của câu đơn trong một số truyện ngắn của nguyễn minh châu

.PDF
62
1
69

Mô tả:

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ------------ NGUYỄN THỊ HOÀNG THI CẤU TRÚC THÔNG TIN CỦA CÂU ĐƠN TRONG MỘT SỐ TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN MINH CHÂU KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP SƯ PHẠM NGỮ VĂN ĐÀ NẴNG – 2022 ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ------------ NGUYỄN THỊ HOÀNG THI CẤU TRÚC THÔNG TIN CỦA CÂU ĐƠN TRONG MỘT SỐ TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN MINH CHÂU Chuyên ngành: Ngôn Ngữ Học KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP SƯ PHẠM NGỮ VĂN NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS. TRẦN VĂN SÁNG ĐÀ NẴNG - NĂM 2022 LỜI CẢM ƠN Tôi xin gửi lời cảm ơn đến Phòng Đào tạo, quý thầy cô khoa Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm - ĐH Đà Nẵng đã hướng dẫn tôi trong thời gian qua và cung cấp cho tôi nhiều kiến thức quý báu, giúp tôi có nền tảng kiến thức để thực hiện khóa luận này. Tôi muốn gửi lời tri ân sâu sắc đến thầy hướng dẫn – PGS.TS. Trần Văn Sáng vì sự giúp đỡ tận tình của thầy trong suốt quá trình tôi tiến hành nghiên cứu. Lời cảm ơn cuối cùng, tôi xin gửi đến gia đìn và bạn bè – là nguồn động viên và chỗ dựa tinh thần giúp tôi hoàn thành luận văn. Trong quá trình hoàn thành bài khóa luận, tôi gặp không ít khó khăn về mặt thời gian cũng như kinh nghiệm thực tiễn chưa đủ sâu rộng nên bài luận còn nhiều thiếu sót. Vì vậy, tôi rất mong nhận được sự đóng góp từ quý thầy cô để trau dồi thêm kiến thức cũng như kinh nghiệm cho bản thân sau này. Một lần nữa tôi xin gửi đến tất cả lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các nội dung nghiên cứu, kết quả trong đề tài này là trung thực và chưa công bố dưới bất kì hình thức nào. Nếu phát hiện có bất kì sự gian lận nào, tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về nội dung khóa luận của mình. Đà Nẵng, ngày 15 tháng 05 năm 2022 Người viết luận văn Nguyễn Thị Hoàng Thi MỤC LỤC MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1 1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................ 1 2. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 2 3. Lịch sử vấn đề ............................................................................................... 2 3.1 Vấn đề cấu trúc thông tin (CTTT) .......................................................... 2 3.2 Về truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu ................................................. 4 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 6 4.1 Đối tượng nghiên cứu.............................................................................. 6 4.2 Phạm vi nghiên cứu ................................................................................. 6 5. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 7 6. Đóng góp của đề tài....................................................................................... 7 7. Cấu trúc đề tài ............................................................................................... 7 NỘI DUNG ........................................................................................................... 8 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CÓ LIÊN QUAN ...... 8 1.1 Câu đơn và câu đơn từ bình diện cấu trúc thông tin ................................... 8 1.1.1 Khái niệm về câu đơn........................................................................... 8 1.1.2 Một số quan niệm về CTTT ............................................................... 11 1.1.3 Khái niệm CTTT ................................................................................ 14 1.1.4 Khái niệm thông tin cũ (TTC), thông tin mới (TTM), tiêu điểm thông tin (TĐTT) ................................................................................................... 16 1.1.5 Dấu hiệu nhận biết TĐTT .................................................................. 18 1.2 Tác giả Nguyễn Minh Châu và các truyện ngắn Mảnh trăng cuối rừng, Bến quê, Chiếc thuyền ngoài xa. ..................................................................... 23 1.2.1 Tác giả Nguyễn Minh Châu ............................................................... 23 1.2.2 Truyện ngắn Mảnh trăng cuối rừng, Bến quê, Chiếc thuyền ngoài xa ................................................................................................................. 25 1.3 Tiểu kết chương 1...................................................................................... 27 CHƯƠNG 2: KHẢO SÁT CÂU ĐƠN TRONG CÁC TRUYỆN NGẮN MẢNH TRĂNG CUỐI RỪNG, BẾN QUÊ, CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA CỦA NGUYỄN MINH CHÂU TỪ BÌNH DIỆN CẤU TRÚC THÔNG TIN ............ 28 2.1 Cấu trúc thông tin lưỡng phân cơ sở và tiêu điểm thông tin..................... 29 2.1.1 Cấu trúc thông tin cơ sở - tiêu điểm (CS-TĐ) ................................... 29 2.1.2 Cấu trúc thông tin tiêu điểm – cơ sở .................................................. 32 2.2 Cấu trúc thông tin xen kẽ cơ sở và tiêu điểm thông tin ............................ 34 2.2.1 Cấu trúc thông tin cơ sở - tiêu điểm – cơ sở ...................................... 34 2.2.2 Cấu trúc thông tin tiêu điểm – cơ sở - tiêu điểm................................ 36 2.3 Cấu trúc thông tin chỉ có tiêu điểm ........................................................... 36 2.3.1 Cấu trúc thông tin có tiêu điểm là đề ................................................. 36 2.3.2 Cấu trúc thông tin có tiêu điểm là thuyết ........................................... 37 2.3.3 Cấu trúc thông tin có tiêu điểm là cấu trúc đề thuyết ........................ 38 2.4 Tiểu kết chương 2...................................................................................... 39 CHƯƠNG 3: TIÊU ĐỂM THÔNG TIN VÀ GIÁ TRỊ BIẾU ĐẠT CỦA CÂU ĐƠN TRONG MỘT SỐ TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN MINH CHÂU .... 40 3.1 TĐTT được đánh dấu bằng hình thức câu trong một số truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu ......................................................................................... 40 3.2. Giá trị biểu đạt trong việc sử dụng hình thức câu đơn từ bình diện cấu trúc thông tin trong các truyện ngắn Mảnh trăng cuối rừng, Bến quê, Chiếc thuyền ngoài xa ............................................................................................... 41 3.3 Tiểu kết chương 3...................................................................................... 45 KẾT LUẬN ......................................................................................................... 46 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 48 NGỮ LIỆU KHẢO SÁT ..................................................................................... 50 PHỤ LỤC ............................................................................................................ 51 DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1 Thống kê lời thoại theo vị trí tiêu điểm ........................................... 29 DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 2.1 Câu đơn có TĐ đứng sau CS (CS – TĐ) .............................................. 30 Hình 2.2 CTTT có tiêu điểm đứng trước cơ sở (TĐ-CS) .................................. 33 Hình 2.3 CTTT có tiêu điểm nằm giữa cơ sở (CS – TĐ – CS) .......................... 35 Hình 2.4 CTTT có CS đứng giữa phần tiêu điểm (TĐ – CS – TĐ).................... 36 Hình 2.5 CTTT có tiêu điểm là đề ...................................................................... 37 Hình 2.6 CTTT có tiêu điểm là thuyết ................................................................ 38 Hình 2.7 Tiêu điểm là cấu trúc đề - thuyết.......................................................... 39 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Trong tiếng Việt, câu là một bộ phận rất quan trọng, một phạm trù có ý nghĩa đặc biệt của ngữ pháp. Còn trong đời sống, câu được xem là một phương tiện giao tiếp, phương tiện tạo lập văn bản. Câu có chức năng dùng để thông báo hay giải thích một vấn đề nào đó. Khi sử dụng các từ được sắp xếp lại thành một câu, người ta muốn diễn đạt sao cho người khác hiểu được ý của mình. Câu có thể là những câu đơn giản hay phức tạp và giữ những chức năng khác nhau. Để làm tròn chức năng của mình, câu còn được xếp vào các bình diện khác nhau giúp con người dễ hiểu và sử dụng hơn. Chính vì thế, khi lựa chọn nghiên cứu câu đơn trên bình diện cấu trúc thông tin, chúng tôi hi vọng nó sẽ đóng góp cho việc con người dựa trên đó để hình thành và biết sử dụng những cấu trúc câu phức tạp hơn. Cấu trúc thông tin (CTTT) dùng để phân đoạn cấu trúc của câu theo vị thế thông tin. Trong thời gian qua, CTTT đã được các nhà ngôn ngữ học thế giới lẫn Việt ngữ học nghiên cứu, tiếp cận từ nhiều góc độ, từ ngữ âm, ngữ pháp đến từ vựng ngữ nghĩa, trong mối quan hệ với nhiều yếu tố ngoài ngôn ngữ như ngữ cảnh, tiền giả định, kiến thức nền, tâm lí….Việc tìm ra cách để đánh dấu thông tin mới và nhận diện thông tin mới sẽ góp phần không nhỏ để quá trình giao tiếp đạt hiệu quả cao. Nguyễn Minh Châu là một nhà văn tài năng, luôn đi tìm cái đích của chân, thiện, mỹ, tìm tòi khám phá cho ra lẽ sống của sự nghiệp văn chương. Ông yêu cầu rất cao về thiên chức người nghệ sĩ, cốt lõi là phải có cái tâm. Ngay từ khi bắt đầu cầm bút tới lúc hấp hối trên giường bệnh, Nguyễn Minh Châu luôn có trách nhiệm đối với công việc của mình. Những truyện ngắn Nguyễn Minh Châu viết trong giai đoạn trước năm 1975, xét trong phạm vi mô tả chủ đề chung của một giai đoạn lịch sử cụ thể, tác phẩm của ông chưa thật thành công và đặc sắc như ở thể loại tiểu thuyết, tuy vậy, trong một chừng mực nào đó, chúng ta vẫn thấy được cái riêng của một ngòi bút trầm tĩnh, chắc chắn và đầy tình người. Với tư cách là nhà văn quân đội, bước chân của ông đi khắp các chiến trường, có mặt hầu hết ở các đơn vị bộ đội. Những trang nhật kí của ông để lại cho thấy ông đã thật sự lăn lộn cùng các chiến sĩ và ghi nhận thực tế không chỉ bằng tai, mắt mà bằng cả trái tim biết chia sẻ, cảm thông. 1 Khi đất nước chuyển từ thời chiến sang thời bình, cuộc sống dần dần đi vào ổn định, con người ta có thời gian và điều kiện để chiêm nghiệm lại mình. Nguyễn Minh Châu có thể nói là một trong những người tiên phong đi vào mảnh đất mới ấy để khám phá con người, khám phá cuộc đời trong giai đoạn chuyển mình. Những truyện ngắn của ông xuất hiện trong lúc này đã gây được những ấn tượng mạnh mẽ và tạo nên những cuộc tranh luận sôi nổi, thu hút nhiều sự chú ý của bạn đọc. Nhiều ý kiến thậm chí trái ngược nhau trong việc đánh giá những tác phẩm của Nguyễn Minh Châu. Sự kiến giải những điều mà nhà văn đặt ra ở nhiều người cũng khác. Và thời gian chính là vị giám khảo công bằng, lặng lẽ, một lần nữa đã dành cho Nguyễn Minh Châu một vị trí xứng đáng trong nền văn học nước nhà. Cuối cùng, một trong những lí do quan trọng để tôi lựa chọn đề tài này là xuất phát từ đặc trưng, yêu cầu và sự đổi mới của công tác dạy học hiện nay. Trên thực tế, học sinh chỉ được tiếp xúc với những kiểu câu được phân tích theo ngữ pháp truyền thống, vì thế đây được xem là một lý thuyết khá mới mẻ trong nhà trường. Với dự định đổi mới sách giáo khoa của Bộ giáo dục, tôi hi vọng những kiến thức này sẽ được đưa vào nhà trường để học sinh được tiếp xúc, làm quen, và những nghiên cứu của tôi sẽ đóng góp cho quá trình giảng dạy sau này. Với những lí do trên, chúng tôi quyết định lựa chọn đề tài “Cấu trúc thông tin của câu đơn trong một số truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu” là khóa luận tốt nghiệp đại học của mình. 2. Mục đích nghiên cứu Khóa luận tập trung hướng vào những mục đích cụ thể sau: - Khảo sát câu đơn trong một số truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu từ bình diện cấu trúc thông tin và chỉ khảo sát trên lời thoại của nhân vật. - Phân tích, chỉ ra các hình thức đánh dấu tiêu điểm thông tin trong câu. - Nêu lên ý nghĩa của việc đánh dấu tiêu điểm thông tin trong câu. 3. Lịch sử vấn đề 3.1 Vấn đề cấu trúc thông tin (CTTT) Vấn đề lý thuyết CTTT thực ra đã được nghiên cứu từ rất sớm (khoảng thế kỉ XIX). Người đầu tiên đề cập đến lý thuyết về CTTT là V.Mathesius (1929), thuộc trường phái Prague. Các nhà ngôn ngữ học thuộc trường phái này đề cập đến vấn đề phân đoạn thực tại của câu. Theo V. Mathesius, các yếu tố cơ bản của phân đoạn thực tại là: điểm 2 xuất phát/ hay là cơ sở của câu nói và hạt nhân của câu nói. Điểm xuất phát được hiểu là cái đã được biết trong tình huống đó hoặc chí ít cũng có thể dễ dàng hiểu ra và người nói lấy nó làm điểm xuất phát. Các nghiên cứu tiếp theo, V.Mathesius đã phân cấu trúc câu làm hai phần là đề (topic, theme) và thuyết (comment, rtheme). Trong đó đề thường là cái gì đã được biết hoặc có thể suy ra từ ngữ cảnh tình huống. Thuyết thường là cái gì mới hoặc chưa biết vào thời điểm của giao tiếp. Quan niệm này của V. Mathesius sau này được các nhà ngôn ngữ trên thế giới hưởng ứng (Firbas (1964), Halliday (1967), Dahl (1969)….). Halliday cũng là người đầu tiên đưa đơn vị thông tin (information unit) và chỉ ra mức độ độc lập riêng cho cấu trúc thông tin. Từ đó đến nay, CTTT đã được tiếp cận từ nhiều bình diện ngôn ngữ khác nhau, từ ngữ âm, ngữ pháp, đến từ vựng – ngữ nghĩa,.. trong mối quan hệ với nhiều yếu tố ngoài ngôn ngữ như ngữ cảnh, tiền giả định, kiến thức nền, tâm lý,…hình thành nên hệ thống các khái niệm với nhiều cách lý giải khác nhau như: Tiền giả định – Tiêu điểm (Presupposition – Focus), Chủ đề - Tiêu điểm (background – Focus) ,…trong đó TĐ là trọng tâm nghiên cứu. Wallace L. Chafe (1976) nghiên cứu CTTT ở phương diện từ vựng. Ông khẳng định: “Chúng ta có thể hình thành những quy tắc phát biểu rằng căn tố động từ và danh từ định vị bắt buộc phải mang nghĩa mới” [23, tr.278]. Chafe cho rằng thông tin mới không liên quan gì đến ngữ điệu. “Đối với việc phân bố hậu ngữ nghĩa của thông tin mới trong tiếng Anh thì nổi bật là các danh từ ở cuối câu có phát âm giọng cao ở cấu trúc nổi, nhưng các động từ đứng trước chúng không được phát âm với giọng cao ngay cả khi chúng truyền đạt thông tin mới (TTM). Ở đây, có thể chỉ ra rằng giọng được lên cao hoàn toàn tự động ở từ cuối cùng trong câu – cấu trúc nổi và sự lên cao giọng đó liên hệ một cách không bắt buộc với sự có mặt ngữ nghĩa của TTM” [23, tr.278]. Ông kết luận, mỗi ngôn ngữ có một phương pháp riêng để biểu hiện thông tin mới (TTM), thông tin cũ (TTC). Trật tự từ và ngữ điệu có vai trò quan trọng nhưng “nếu khẳng định là tính chất chung thì còn hơi sớm”. Ở Việt Nam, vấn đề này được quan tâm từ những năm 80 – 90 của thế kỉ XX như trong một số chuyên đề ở các trường đại học hay trong một số công trình của một số tác giả như Trần Ngọc Thêm, Đỗ Hữu Châu, Cao Xuân Hạo, Nguyễn Thiện Giáp, Nguyễn Hồng Cổn... Tuy nhiên, các quan điểm không thống nhất, các khái niệm đưa ra mỗi người mỗi cách, vẫn chưa có tiếng nói chung. 3 Tại Trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng, nhiều luận ăn thạc sĩ, khóa luận tốt nghiệp cũng đã lựa chọn lí thuyết cấu trúc thông tin trong phân tích tác phẩm văn chương làm đề tài nghiên cứu. Chẳng hạn: Luận văn Thạc sĩ “Cấu trúc thông tin trong câu văn Nguyễn Huy Thiệp” của Mai Thị Xí, Khóa luận “Khảo sát câu đơn trong tác phẩm Cõi người rung chuông tận thế của Hồ Anh Thái trên bình diện cấu trúc thông tin” của Nguyễn Thị Sen. 3.2 Về truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu Là một trong những tác giả có vị trí quan trọng trong văn xuôi hiện đại Việt Nam, đặc biệt là trong giai đoạn đổi mới, Nguyễn Minh Châu và sáng tác của ông đã được các nhà nghiên cứu chú ý tìm hiểu trên nhiều phương diện. Tính cho đến nay, đã có hàng trăm bài viết đăng trên các báo và tạp chí cùng rất nhiều những chuyên luận, công trình nghiên cứu về cuộc đời và tác phẩm của ông. Theo cuốn sách Nguyễn Minh Châu – về tác gia và tác phẩm, thư mục tài liệu nghiên cứu tác gia, tác phẩm Nguyễn Minh Châu ghi nhận có đến 150 bài viết và công trình nghiên cứu lớn nhỏ. Sáng tác của Nguyễn Minh Châu còn là đối tượng nghiên cứu của nhiều luận văn tốt nghiệp bậc đại học, cao học. Trong giới hạn của đề tài nghiên cứu, sau đây, chúng tôi chỉ điểm qua những ý kiến và công trình nghiên cứu có liên quan đến truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu. Tiêu biểu là ý kiến của Mai Hương trong Lời giới thiệu Nguyễn Minh Châu toàn tập (Nxb Văn học, H.,2001): “Suốt trong những năm chống Mĩ, Nguyễn Minh Châu đã dành trọn vẹn nửa đời văn của mình đi sâu khám phá, phản ánh những “đề tài sinh tử” trong mảng hiện thực chiến tranh và người lính cách mạng. Những tác phẩm nóng hổi hơi thở đời sống, như còn sặc mùi thuốc súng, khói bom đã phản ánh được khát vọng tinh thần cháy bỏng của của cả dân tộc, thời đại – khát vọng độc lập, tự do – góp phần tái hiện bức tranh lịch sử hoành tráng của dân tộc trong cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại. Những tác phẩm của Nguyễn Minh Châu trong chiến tranh thường nghiêng về vẻ đẹp hào hùng và tươi tắn của cả cộng đồng, nghiêng về những sự kiện vĩ đại, những người anh hùng và được thể hiện với bút pháp trữ tình đậm đà, giàu chất thơ. Ở đó, cảm hứng trữ tình hòa nhập, giao thoa nhuần nhị với cảm hứng anh hùng” [16]. Lã Nguyên với bài “Nguyễn Minh Châu và những trăn trở trong đổi mới tư duy nghệ thuật” (Tạp chí Văn học, số 2/1989) nhận định: “Trong sáng tác của Nguyễn Minh Châu, mạch suy tưởng, triết lý tràn vào mạch trần thuật, mạch kể, nhiều khi phải đuổi 4 theo mạch tả, dòng sự kiện hồi cố lấn át dòng sự kiện tiến trình cốt truyện... làm cho cốt truyện ngày càng có khuynh hướng nới lỏng. [...] Ngòi bút của ông luôn hướng tới những biểu hiện đầy biến động của các quá trình tư tưởng, tình cảm, tâm lý để nắm bắt cái con người đích thực ở trong con người. Nhân vật của Nguyễn Minh Châu vì thế không bao giờ đồng nhất với bản thân nó”. [20] Lại Nguyên Ân khi bàn về “Sáng tác truyện ngắn gần đây của Nguyễn Minh Châu” trên báo Tạp chí Văn học, số 3/1987 đã cho rằng: “Nó (truyện ngắn tự thú) hấp dẫn người ta chủ yếu bằng độ căng của những tấn kịch nội tâm, độ căng của những thao thức dằn vặt trong bề sâu ý thức nhân vật [...] Chiều sâu mới mẻ trong sáng tác truyện của Nguyễn Minh Châu chính là nảy sinh trong sự đổi mới các bình diện nhận thức đời sống, mạnh dạn đi tìm nhiều cách thể hiện khác nhau, tự làm phong phú các khả năng nghệ thuật của mình và của chung nền văn xuôi chúng ta, vốn đang bước vào thời kỳ phát triển mới”. [1] “Bến quê, một phong cách trần thuật có chiều sâu” của Trần Đình sử, đăng trên Tuần báo Văn Nghệ, số 8 ngày 21/02/1987 có đoạn: “Anh là nhà văn có biệt tài sử dụng chi tiết, miêu tả chân dung, môi trường, khắc họa tâm lý, chỉ trong ít nét mà làm hiện lên một cuộc sống sinh động, điển hình như sinh hoạt khu tập thể, cảnh nhà ga, nông thôn đô thị. Anh lại sành vận dụng ngôn ngữ nửa trực tiếp, dựng lại được những giọng điệu khác nhau của nhân dân [...] Anh tập trung những luồng sáng hàng nghìn nến “vào một khuôn mặt”, xây dựng luật “hội tụ ánh sáng” để soi rọi vào một chi tiết làm cho hình tượng của anh tuy bề ngoài rất cá biệt nhưng lại có tầm khái quát đáng kể”. [22] Trong “Chiến tranh qua những tác phẩm văn xuôi được giải” (Tạp chí Văn học số 12/1994), Tôn Phương Lan ghi nhận: “Nguyễn Minh Châu rất coi trọng yếu tố chi tiết trong tác phẩm, chi tiết có sức chuyên chở khá nặng tư tưởng của nhà văn và thái độ bình giá của ông trước một hiện thực bộn bề, phức tạp. Ở một số tác phẩm ngôn ngữ đã đạt sự chuẩn xác, hài hòa”. [18] Ngô Vĩnh Bình khi viết về mảng “Nhà văn Nguyễn Minh Châu bàn về truyện ngắn” (Văn nghệ Quân đội, số 4/1999) đã cho rằng: “Nguyễn Minh Châu là nhà văn đã sống và viết hết mình. Riêng với thể loại truyện ngắn, thể loại mà những năm tháng cuối đời ông để nhiều tâm lực ông cũng đã làm như thế, hành động như thế. Những truyện ngắn in trong tập Bến quê, Cỏ lau, và trong tập Truyện ngắn Nguyễn Minh Châu đã trở thành những truyện ngắn tiêu biểu của một giai đoạn văn học”. [6] 5 Phạm Quang Long trong bài “Thái độ của Nguyễn Minh Châu đối với con người: niềm tin pha lẫn lo âu” (Tạp chí Văn học, số 9/1996) cho rằng: “cống hiến lớn nhất của ông là sự thức tỉnh một ý thức mới, đúng đắn hơn trong cái nhìn nhận, đánh giá về con người, về những đổi mới trong phương thức biểu đạt [...] Ông chứ không phải là ai khác đã đi tiên phong, đã hứng chịu một số bất công do nhiều lý do nhưng vẫn kiên trì thiên chức của mình”. [19] Những đặc điểm của truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sau 1975 cũng được đề cập khá nhiều trong luận án tiến sĩ “Đặc trưng truyện ngắn Việt Nam từ 1975 đến đầu thập niên 90” (2001) của Hoàng Thị Văn, trong chuyên luận “Đổi mới quan niệm về con người trong truyện Việt Nam 1975 – 2000” của Nguyễn Văn Kha (Nxb ĐHQG, 2006). Ngoài ra cũng còn có nhiều ý kiến nhắc đến truyện ngắn Nguyễn Minh Châu trong những bài nghiên cứu về văn học Việt Nam giai đoạn sau 1975 mà luận văn không thể nêu hết. Những công trình nêu trên đã cho thấy sự quan tâm sâu sắc của giới nghiên cứu đến sáng tác Nguyễn Minh Châu. Sức hấp dẫn của tác phẩm Nguyễn Minh Châu, đặc biệt là mảng truyện ngắn chắc chắn sẽ còn cần thêm nhiều công trình nghiên cứu khác quan tâm làm rõ. Tuy nhiên, những bài viết về mảng ngôn ngữ chưa nhiều, đặc biệt chưa có đề tài nào đi sâu vào nghiên cứu câu trong văn chương của Nguyễn Minh Châu từ bình diện cấu trúc thông tin. Vì vậy, với việc chọn lựa đề tài này, chúng tôi hi vọng sẽ đóng góp vào công trình ngôn ngữ cũng như giúp người đọc có cái nhìn đa diện hơn về văn chương của Nguyễn Minh Châu. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối tượng nghiên cứu Để thực hiện đề tài “Cấu trúc thông tin của câu đơn trong một số truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu”, trước tiên chúng tôi tìm hiểu lý thuyết về câu đơn trên bình diện cấu trúc thông tin của các nhà Việt ngữ. Trên cơ sở đó có thể khảo sát và phân tích câu đơn trên bình diện cấu trúc thông tin trong một số truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu. 4.2 Phạm vi nghiên cứu Trong phạm vi khóa luận, chúng tôi tập trung tìm hiểu khảo sát câu đơn từ bình diện cấu trúc thông tin qua lời thoại của nhân vật trong các truyện ngắn Mảnh trăng cuối rừng, Bến quê, Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu. 6 5. Phương pháp nghiên cứu Để hoàn thành luận văn, trong quá trình tiếp cận và phân tích tác phẩm, chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu phù hợp. Các phương pháp được sử dụng kết hợp để hộ trợ, tác động lẫn nhau. Trong đó, một số phương pháp chủ yếu được sử dụng trong suốt quá trình nghiên cứu như sau: 5.1 Thủ pháp khảo sát, thống kê, phân loại: thủ pháp này chúng tôi vận dụng để khảo sát các câu đơn từ bình diện cấu trúc thông tin trong tiểu thuyết và thống kê, phân loại theo tiêu chí cụ thể. 5.2 Phương pháp miêu tả ngôn ngữ: Sau khi khảo sát phân loại các câu đơn, chúng tôi sử dụng phương pháp này để phân tích, miêu tả và đưa ra những nhận xét đánh giá. Vận dụng phương pháp này, trong từng chương, phần, mục của luận văn, chúng tôi sử dụng các thủ pháp nghiên cứu cụ thể để phân tích thành tố, ngữ cảnh… 6. Đóng góp của đề tài Về mặt lý thuyết, CTTT vẫn còn là một lý thuyết mới mẻ và chưa có sự thống nhất của các nhà ngôn ngữ trên thế giới. Tại Việt Nam, lý thuyết này cũng còn những ý kiến trái chiều. Và trong khuôn khổ khóa luận, chúng tôi chưa đưa ra được vấn đề lý thuyết mới mẻ nhưng chỉ bày tỏ quan niệm của mình đồng tình hay không đồng tình với các ý kiến của các nhà Việt ngữ học. Về mặt thực tiễn, những lý thuyết mới mẻ cần được nghiên cứu và bổ sung nhiều để người học không còn xa lạ. Có thể trong chương trình đổi mới sách giáo khoa, lý thuyết phân tích câu không chỉ theo ngữ pháp truyền thống nhưng có cái nhìn đa diện hơn, tiếp xúc câu theo bình diện CTTT một cách dễ dàng hơn. 7. Cấu trúc đề tài Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lí luận và những vấn đề có liên quan. Chương 2: Khảo sát câu đơn trong các truyện ngắn: Mảnh trăng cuối rừng (1970), Bến quê (1985), Chiếc thuyền ngoài xa (1987) của nhà văn Nguyễn Minh Châu từ bình diện cấu trúc thông tin. Chương 3: Tiêu điểm thông tin và giá trị biểu đạt của câu đơn trong các truyện ngắn Mảnh trăng cuối rừng (1970), Bến quê (1985), Chiếc thuyền ngoài xa (1987) của nhà văn Nguyễn Minh Châu. 7 NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CÓ LIÊN QUAN 1.1 Câu đơn và câu đơn từ bình diện cấu trúc thông tin 1.1.1 Khái niệm về câu đơn Theo quan niệm truyền thống, ở bình diện ngữ pháp, câu được cấu tạo bởi các thành phần ngữ pháp. Mỗi thành phần ngữ pháp đó có những đặc trưng riêng về ý nghĩa ngữ pháp và hình thức ngữ pháp. Toàn bộ các thành phần ngữ pháp trong câu tạo nên hệ thống thành phần ngữ pháp của câu. Như ở tiếng Việt, các thành phần ngữ pháp trong câu được quan niệm gồm ba loại: các thành phần chính (chủ ngữ, vị ngữ), các thành phần phụ, thứ yếu (trạng ngữ, khởi ngữ, bổ ngữ, định ngữ), các thành phần biệt lập (chú ngữ, hô ngữ, tình thái ngữ, cảm thán ngữ). Mỗi thành phần ngữ pháp như thế được xác định đặc tính bởi các đặc điểm về ý nghĩa ngữ pháp khái quát và đặc điểm về hình thức ngữ pháp. Chính vì thế, khi định nghĩa về câu, ngữ pháp truyền thống cho rằng: “câu là đơn vị ngữ pháp dùng để thông báo có tính giao tiếp, tính tình thái và tính vị ngữ”. Tính giao tiếp của câu tức là mục đích giao tiếp nhất định của câu. Tính tình thái là sự biểu thị về thái độ và ý thức hay sự biểu cảm nào đó của con người đối với nội dung câu (khẳng định, phủ định, nghi vấn, yêu cầu, than gọi). Tính vị ngữ của câu là sự kết hợp cú pháp có quan hệ tương tự. Câu đơn tiếng Việt phần lớn do các đơn vị tính vị ngữ có quan hệ chủ - vị tạo nên, một bộ phận khác của câu đơn do các đơn vị tính vị ngữ có dạng một từ hay cụm từ kết hợp với ngữ điệu tạo nên. Nghiên cứu Ngữ pháp tiếng Việt của Nguyễn Kim Thản, Ngữ pháp tiếng Việt của UBKHXH, Ngữ pháp tiếng Việt của Diệp Quang Ban, Ngữ pháp tiếng Việt của Hữu Quỳnh đều cho rằng: “Câu đơn là câu chỉ có một nòng cốt C – V. Căn cứ vào cấu tạo ngữ pháp, có thể chia câu đơn thành hai loại: câu đơn hai thành phần và câu đơn một thành phần. Câu đơn hai thành phần (câu đơn bình thường) là câu đơn gồm một đơn vị tính vị ngữ có quan hệ chủ - vị làm nòng cốt tức là một đơn vị nòng cốt gồm hai thành phần chủ ngữ và vị ngữ. Đơn vị tính vị ngữ có quan hệ chủ - vị (gọi tắt là C – V) có thể có cấu tạo khác nhau. Ví dụ: - Cô giáo// giảng bài say sưa. - Chim chóc// bay lượn khắp bầu trời. (ghi chú: Chủ ngữ// vị ngữ) 8 Câu đơn một thành phần là câu đơn chỉ có một từ hay một cụm từ làm thành phần nòng cốt của câu; từ hoặc cụm từ đó, nhờ sự kết hợp với các phương tiện ngữ pháp khác nhau, mà trở thành một đơn vị tính vị ngữ làm tổ chức trung tâm của câu; thành phần duy nhất làm nòng cốt của câu đơn một thành phần không xác định được là chủ ngữ hay vị ngữ. Câu đơn một thành phần còn được gọi là câu đơn đặc biệt. Nó khác với câu rút gọn. Ví dụ: - Ôi trời! - Chết rồi! - Mưa! Xét trên bình diện nghĩa học, câu trong tiếng Việt cũng được phân tích theo cấu trúc vị từ - tham thể. Người khơi nguồn cho phương pháp này là L.Tesnière với lý thuyết diễn trị. Ông đã gợi ra một giải pháp giải nghĩa độc lập cho việc phân tích câu. Sau ông, nhiều nhà ngôn ngữ học quan tâm đến vấn đề này đó là C.J.Fillmore, M.A.K.Halliday, W.Chafe, C.Hagège,… Để phân tích được câu phải xác định được vị từ trung tâm, sau đó xác định các tham thể bắt buộc xoay xung quanh vị từ đó, cuối cùng là xác định các tham thể mở rộng. Ví dụ: Ngày 20/11 TTMR tôi tặngcho cô giáo TTBB VTTT TTBB một chiếc túi xách. TTBB (Ghi chú kí hiệu: TTMR: Tham thể mở rộng; TTBB: Tham thể bắt buộc; VTTT: Vị từ tham thể) Nếu như ở bình diện ngữ pháp câu ở trạng thái cô lập, tách ra khỏi ngữ cảnh và khỏi hoạt động giao tiếp, chưa gắn với mục đích của người nói thì bình diện dụng học câu không tồn tại ở dạng biệt lập, tách khỏi hoạt động giao tiếp, mà luôn gắn liền với các nhân vật giao tiếp, với ngữ cảnh, với mục đích giao tiếp, nhiệm vụ và hiệu quả giao tiếp,… Ngữ pháp chức năng được Cao Xuân Hạo ứng dụng vào nghiên cứu tiếng Việt không phân tích cú pháp câu theo chủ - vị như quan niệm truyền thống nhưng lại phân tích câu theo bình diện cú pháp. Ở bình diện cú pháp, câu tiếng Việt được phân tích làm hai phần: Đề và Thuyết, tương ứng với hai thành phần của mệnh đề. Nó thường đi theo 9 trật tự bình thường là Đề trước Thuyết sau. Câu hai phần có thể chỉ gồm một bậc Đề Thuyết hoặc có từ hai bậc Đề Thuyết trở lên. Người ta có thể chia thành câu một bậc, và câu nhiều bậc. Câu một bậc là câu mà cả Đề lẫn Thuyết đều có cấu trúc không thể chia thành hai phần Đề và Thuyết ở cấp bậc thấp hơn. Ví dụ: Cơm // đã dọn xong. Đ T Câu nhiều bậc là câu mà Đề hoặc/ và Thuyết bậc trên được cấu tạo bằng một cấu trúc Đề Thuyết bậc dưới. Nói cách khác, câu nhiều bậc là câu lấy một cấu trúc Đề Thuyết làm Đề hoặc/ và Thuyết. Ví dụ về câu hai bậc: Ông cụ// dạo này yếu lắm. Trong câu hai bậc, ta có những kiểu câu như: Câu có thuyết là tiểu cú, câu có Đề là tiểu cú, đề và thuyết của câu cũng có thể ghép, cấu trúc tiểu cú có thể có cả ở Đề lẫn Thuyết đơn hoặc ghép. Ngoài câu hai thành phần, ta còn có câu một thành phần còn gọi là câu không đề. Đây là câu chỉ gồm một phần thuyết, không có đề trên bề mặt của câu. Ví dụ: a. Cấm đổ rác. b. Không được hút thuốc lá. Đọc những câu lệnh trên, người đọc biết ngay là mình bị cấm, mình không được, mình phải,… Đề của câu đã bị tỉnh lược nhưng người nghe vẫn hiểu rõ thông tin, có nghĩa là (Ở đây) cấm đổ rác, (Ở đây) Không được hút thuốc lá. Đề Ở đây đã bị tỉnh lược. Ở bình diện dụng pháp, câu được chia theo thành hai phần là cái cho sẵn và cái mới. Nó cũng có thể được gọi là nêu – báo mà chúng tôi sẽ phân tích kĩ hơn các quan niệm của các nhà ngôn ngữ học phía dưới. Trong cái cho sẵn và cái mới, thì cái cho sẵn (phần nêu) là xuất phát điểm của thông báo, là đối tượng của cuộc nói chuyện, tức là thông tin đã biết hoặc dễ nhận biết mà từ đó người nói bắt đầu thông báo của mình; còn cái mới (phần báo) là trọng tâm của thông báo, là hạt nhân của cuộc thoại. V.Mathesius cũng cho rằng cái cho sẵn tương ứng với phần đề của câu, còn cái mới tương ứng với phần thuyết. Sau này, M.A.K Halliday phát hiện cái cho sẵn – cái mới không tương ứng với cấu trúc đề - thuyết của câu. Ví dụ: Anh ấy // đã làm việc suốt đêm qua. 10 CC CM (ghi chú: Cái cũ// cái mới) Trên cơ sở và đề tài của đề tài, chúng tôi sẽ đi theo hướng phân tích câu từ bình diện CTTT. Cụ thể hơn về khái niệm, quan niệm câu từ bình diện CTTT, chúng tôi sẽ làm rõ trong các phần sau của khóa luận. 1.1.2 Một số quan niệm về CTTT CTTT vẫn còn là một vấn đề gây nhiều tranh luận của các nhà ngôn ngữ học hiện nay. Chính vì thế mà có rất nhiều quan niệm về CTTT, có những quan niệm đồng nhất với nhau, có những quan niệm trái ngược nhau. *Quan niệm CTTT đồng nhất với cấu trúc đề thuyết Nhà ngôn ngữ học đầu tiên nghiên cứu về lý thuyết phân đoạn thực tại câu là V.Mathesius cho rằng CTTT đồng nhất với cấu trúc đề thuyết (theme – rheme/ comment), trong đó đề/ chủ đề được gọi là thành phần biểu hiện TTC, thông tin đã được tiền giả định trong ngữ cảnh, có tỉ lực thông báo thấp nhất, còn thuyết/ tiêu điểm thường được xác định là thành phần mang TTM, thông tin chưa được tiền giả định hoặc là thành phần có tỉ lực thông báo cao nhất. Đây là quan niệm phổ biến nhất được nhiều nhà ngôn ngữ học tán thành. Nói một cách vắn tắt và sơ lược thì theo cách phân chia này, CTTT của câu được chia làm hai phần: phần thứ nhất là phần chứa cái đã biết hoặc chỉ ít cũng dễ dàng hiểu được và người nói lấy đó làm điểm xuất phát thì được gọi là đề (cơ sở), phần còn lại thông báo về điểm xuất phát là phần thuyết (hạt nhân) của phát ngôn. Trong một câu trật tự đề và thuyết có thể thay đổi. Nếu đề là T (viết tắt của Theme) đứng trước thì phần thuyết là R (viết tắt của Rheme) đứng sau và ngược lại: Cả làng Vũ Đại// nhao lên T R Trật tự T – R được gọi là trật tự khách quan. Đen đủi// cho nó quá R T Trật tự R – T được coi là trật tự chủ quan. [3, tr.107] Tuy nhiên, ý kiến đồng nhất Đề/thuyết với Thông tin cũ/thông tin mới đã phải gặp phải những rắc rối khi phân tích câu, đặc biệt là phân tích câu theo tình huống và ngữ cảnh. 11 Trong khi một số tác giả tiếp tục duy trì cách phân đoạn đề - thuyết theo tiêu chí “cũ – mới” truyền thống hoặc mở rộng hơn theo tiêu chí coi đề là “cái được nói đến” còn thuyết là bộ phận “thuyết minh” cho đề thì một số nhà nghiên cứu khác lại đi chệch khỏi sự phân chia lưỡng phân này. *Quan niệm CTTT không đồng nhất với cấu trúc đề thuyết Trong Việt ngữ học, Panfilov (1980) là người đầu tiên áp dụng cách tiếng Việt theo tiêu chí lưỡng phân “cũ- mới” và mô tả khá chi tiết các kiểu phân đoạn thực tại câu trong tiếng Việt. Trần Ngọc Thêm cũng cho rằng, xét theo sự phân đoạn thông báo, cấu trúc câu được chia thành hai phần rõ rệt là “phần nêu (cái mà người đọc đã biết hoặc giả định đã biết) và phần báo (cái mới, thông báo về phần nêu)”, và phân biệt chúng với cặp đề - thuyết ở bình diện ngữ pháp: “nêu-báo là sự phân đoạn thông báo được áp dụng cho từng phát ngôn cụ thể trong vị trí thực tại của nó ở một văn bản cụ thể; còn đề - thuyết là sự phân đoạn cấu trúc với các mô hình cấu trúc áp dụng cho từng loạt phát ngôn”. Lý Toàn Thắng (1981) và Diệp Quang Ban (1989) cũng vận dụng sự đối lập lưỡng phân (đề - thuyết) của lí thuyết phân đoạn thực tại để phân tích cấu trúc phân đoạn thực tại của câu tiếng Việt nhưng nghiêng theo tiêu chí mở rộng coi đề là “cái được nói đến” hay là “phần được giải thích” còn thuyết là cái “ nói về chủ đề” hay “giải thích cho chủ đề”. Tuy nhiên, giữa hai tác giả cũng có điểm khác biệt. Theo Lí Toàn Thắng, chủ đề (thuật ngữ Lí Toàn Thắng dùng để chỉ phần đề) có thể đứng trước hoặc sau thuật đề (phần thuyết) và trật tự có thể trùng với vị ngữ, và câu có trật tự khách quan. “Nếu câu hai thành phần có trật tự xuôi chủ ngữ, vị ngữ được phát âm với ngữ điệu bình thường thì chủ đề trùng với chủ ngữ, thuật đề trùng với vị ngữ và câu có trật tự khách quan. Còn nếu chủ ngữ được nhấn mạnh bằng một trọng âm logic thì thuật đề lại rơi vào chủ ngữ, chủ đề trùng với vị ngữ, và câu có trật tự chủ quan” [8, tr.26]. Trái lại, Diệp Quang Ban lại cho rằng trong cấu trúc phân đoạn thực tại của câu “phần đề luôn đứng trước phần thuyết” và “trong câu đơn hai thành phần với trật tự chủ ngữ - vị ngữ, chủ ngữ sẽ là phần đề, vị ngữ sẽ là phần thuyết”. Mặc dù về mặt lý thuyết, các tác giả theo cách tiếp cận lưỡng phân này chủ trương khu biệt sự phân đoạn thực tại (đề - thuyết hay nêu – báo) với phân đoạn ngữ pháp (chủ - vị) nhưng “trên thực tế việc phân định và xác lập mối tương liên giữa các chức năng của hai bình diện này rất phức tạp bởi vì tiếng Việt không có các dấu hiệu hình thức thỏa đáng nào cho phép phân biệt rạch ròi các cấu trúc lưỡng phân của hai bình diện” [Dẫn theo 8, tr.26]. 12 Đáng chú ý là quan niệm của các nhà ngôn ngữ học Cao Xuân Hạo, Lưu Vân Lăng, Nguyễn Hồng Cổn lại trái ngược hoàn toàn với quan điểm trên. Nhóm tác giả này cho rằng CTTT không thể trùng với cấu trúc đề thuyết. Dưới góc độ loại hình ngôn ngữ và ngữ pháp chức năng, các nhà ngôn ngữ học này cho rằng cần phân biệt rõ cấu trúc đề thuyết ở bình diện cú pháp với CTTT ở bình diện dụng pháp. Phê phán cách tiếp cận trên, Cao Xuân Hạo (1991) cho rằng viêc đồng nhất cấu trúc đề thuyết với cấu trúc thông báo “may ra chỉ có thể chấp nhận được cho những ngôn ngữ quy chế hóa sự khác biệt giữa đề và chủ ngữ nhưng lại không có sự phân biệt giữa đề và cái cho sẵn”, còn “trong các ngôn ngữ mà cấu trúc cú pháp cơ bản của câu trực tiếp phản ánh cấu trúc logic ngôn từ (như tiếng Hán và tiếng Việt), cấu trúc thông báo và cấu trúc đề - thuyết phân biệt nhau rất rõ” [Dẫn theo 8, tr.28]. Cấu trúc đề - thuyết với tư cách là cấu trúc cú pháp của câu, luôn “chia hết câu thành hai phần”, trong khi “thông tin mới” có thể hết cả câu, một phần bất kì (đôi khi một từ làm bổ ngữ hay định ngữ) hoặc hai phần cách nhau trong câu (chẳng hạn như khi trả lời một câu hỏi như “ai đánh ai”?). Cụ thể hơn, theo Cao Xuân Hạo cấu trúc thông báo của câu chỉ có một “trọng tâm thông báo” hay là “tiêu điểm” biểu thị thông tin mới, được đánh dấu bằng trọng âm cường điệu. Theo Lưu Vân Lăng (1994) “cần phân biệt phân tích ngữ pháp, cú pháp. Ở đây xét chung nhiều mặt, cả hình thức cấu trúc lẫn nội dung chức năng ngữ nghĩa. Trong phân tích thông tin mới, chỉ cần nói rõ trọng tâm thông báo. Tùy trường hợp trả lời câu hỏi, tiêu điểm thông báo có thể ở bất kỳ thành tố nào trong câu, có khi chỉ là một bộ phận phụ, có khi cả câu”. So với cách tiếp cận lưỡng phân, quan niệm của Cao Xuân Hạo, Lưu Vân Lăng, Nguyễn Hồng Cổn về cấu trúc của câu tiếng Việt với một trung tâm là tiêu điểm hay trọng tâm thông báo quả thật “làm cho việc phân tích câu tránh được nhiều phức tạp rắc rối”, và điều quan trọng là nó cho phép phân định được một cách rạch ròi cấu trúc thông tin với cấu trúc cú pháp và cấu trúc ngữ nghĩa của câu, “nhất là đối với một ngôn ngữ thiếu vắng các phương tiện hình thái học như tiếngViệt” [8]. Cấu trúc đề thuyết thường biểu hiện chức năng truyền đạt thông điệp còn CTTT thường biểu hiện sự khác biệt về vị thế thông tin của các thành tố của thông điệp trong các tình huống giao tiếp cụ thể. Chúng tôi xét ví dụ sau để làm rõ hơn về ý kiến CTTT không đồng nhất với cấu trúc đề thuyết: 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất