Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Văn học Chuẩn kiến thức kĩ năng ngữ văn 12...

Tài liệu Chuẩn kiến thức kĩ năng ngữ văn 12

.PDF
83
9551
59

Mô tả:

Văn Học Và Những Cảm Nhận HỌC KỲ I Tuần 1: tiết 1,2 KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945 ĐẾN HẾT THẾ KỈ XX I.MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: Nắm được những đặc điểm của một nền VH song hành cùng lịch sử đất nước; -Thấy được những thành tựu của VH cách mạng VN; -Cảm nhận được ý nghĩa của Vh đối với đời sống II.TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG: 1.Kiến thức: -Những đặc điểm cơ bản, những thành tựu lớn của VHVN từ CMTT năm 1945 đến năm 1975 -Những đổi mới bước đầu của VHVN từ 1975 đến hết thế kỉ XX. 2.Kĩ năng: Nhìn nhận, đánh giá một giai đoạn văn học trong một hoàn cảnh lịch sử đặc biệt của đất nước. III.HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN 1.Tìm hiểu chung: a. VHVN từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến năm 1975: - Những chặng đường phát triển: + 1945 – 1954: Văn học thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp; + 1955 – 1964: VH trong những năm xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất đất nước ở miền Nam; + 1965- 1975 : VH thời kì chống Mỹ cứu nước. - Những thành tựu và hạn chế: + Thực hiện xuất sắc nhiệm vụ lịch sử giao phó; thể hiện hình ảnh con người Việt Nam trong chiến đấu và lao động. + Tiếp nối và phát huy những truyền thống tư tưởng lớn của dân tộc: truyền thống yêu nước, truyền thống nhân đạo và chủ nghĩa anh hùng. + Những thành tựu nghệ thuật lớn về thể loại, về khuynh hướng thẩm mỹ, về đội ngũ sáng tác, đặc biệt xuất hiện những tác phẩm lớn mang tính thời đại. + Tuy vậy, văn học thời kỳ này vẫn có những hạn chế nhất định: giản đơn, phiến diện, công thức… - Những đặc điểm cơ bản: + Văn học phục vụ cách mạng, cổ vũ chiến đấu; + Nền văn học hướng về đại chúng; + Nền văn học chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn. b. VHVN từ 1975 đến hết thế kỉ XX. Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kĩ năng môn ngữ văn 12 Văn Học Và Những Cảm Nhận - Những chuyển biến ban đầu: Hai cuộc kháng chiến kết thúc, văn học của cái ta cộng đồng bắt đầu chuyển hướng về cái tôi muôn thuở. - Thành tựu cơ bản nhất của văn học thời kì này chính là ý thức về sự đổi mới, sáng tạo trong bối cảnh mới của đời sống. 1. Luyện tập - Nhận diện lịch sử văn học cách mạng Việt Nam. - Nhận xét, so sánh những đặc điểm của VHVN giai đoạn từ CMTT 19451975 với các giai đoạn khác. - Tập trình bày kiến thức về một giai đoạn văn học. 2. Hướng dẫn tự học Suy nghĩ của anh chị về những thành tựu và đặc điểm của VNVN từ CMTT 1945 đến hết thế kỉ XX. Tiết 3: NGHỊ LUẬN VỀ MỘT TƯ TƯỞNG, ĐẠO LÝ I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT Nắm được cách viết bài văn nghị luận về một tư tưởng, đạo lý. II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG 1. Kiến thức: - Nội dung, yêu cầu của bài văn nghị luận về một tư tưởng, đạo lí - Cách thức triển khai bài văn nghị luận về một tư tưởng, đạo lí. 2. Kĩ năng: - Phân tích đề, lập dàn ý cho bài văn nghị luận về một tư tưởng, đạo lí. - Nêu ý kiến nhận xét, đánh giá đối với một tư tưởng, đạo lí. - Biết huy động các kiến thức và những trải nghiệm của bản thân để viết bài văn nghị luận về một tư tưởng, đạo lí. III. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN 3. Tìm hiểu chung: Thông qua luyện tập để hình thành kiến thức về bài văn NLTTĐL: Bài văn NLTTĐL nhằm giới thiệu, giải thích tư tưởng, đạo lí cần bàn luận; phân tích những mặt đúng, bác bỏ những biểu hiện sai lệch; nêu ý nghĩa, rút ra bài học nhận thức và hành động. 4. Luyện tập: - Luyện tập nhận diện kiểu bài - Luyện tập để nêu ý kiến nhận xét, đánh giá đối với một tư tưởng đạo lí. - Luyện tập để phân tích đề, tìm ý, lập dàn ý cho bài văn NLTTĐL. 5. Hướng dẫn tự học: Thực hành tìm hiểu đề, lập dàn ý cho các đề văn nghị luận về một tư tưởng, đạo lí trong SGK. Tuần 2: tiết 4: TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kĩ năng môn ngữ văn 12 Văn Học Và Những Cảm Nhận ( HỒ CHÍ MINH) I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: - Nắm được những nét khái quát nhất về sự nghiệp văn học của HCM; - Thấy được giá trị nhiều mặt và ý nghĩa to lớn của TNĐL cũng như vẻ đẹp của tư tưởng và tâm hồn tác giả. II.TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG 3. Kiến thức: - Tác giả: Khái quát về quan điểm sáng tác và phong cách nghệ thuật của HCM. - Tác phẩm: gồm ba phần. Phần một nêu nguyên kí chung; phần hai vạch trần những tội ác của thực dân Pháp; phần ba tuyên bố về quyền tự do, độc lập và quyết tâm giữ vững quyền độc lập, tự do của toàn thể dân tộc. 4. Kĩ năng: - Vận dụng kiến thức về quan điểm sáng tác và phong cách nghệ thuật của HCM để phân tích thơ văn của Người. - Đọc- hiểu văn bản chính luận theo đặc trưng thể loại. III. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN 6. Tìm hiểu chung: a. Tác giả - Tiểu sử: HCM (1890- 1969) gắn bó trọn đời với dân, với nước, với sự nghiệp giải phóng dân tộc của VN và phong trào cách mạng thế giới, là lãnh tụ cách mạng vĩ đại, một nhà thơ, nhà văn lớn của dân tộc. - Sự nghiệp văn học: + Quan điểm sáng tác của HCM: Người coi văn nghệ là vũ khí chiến đấu lợi hại phụng sự cho sự nghiệp cách mạng. Nhà văn phải có tinh thần xung phong như người chiến chiến sĩ. Người coi trọng tính chân thật và tính dân tộc của văn học; khi cầm bút, Người bao giờ cũng xuất phát từ đối tượng ( Viết cho ai?) mục đích tiếp nhận ( Viết để làm gì?) để quyết định nội dung ( Viết cái gì?) và hình thức (Viết thế nào?) của tác phẩm. + Di sản văn học: những tác phẩm chính của HCM thuộc các thể loại: văn chính luận, truyện và kí, thơ ca. + Phong cách nghệ thuật: độc đáo, đa dạng, mỗi thể loại văn học đều có phong cách riêng, hấp dẫn Văn chính luận: thường ngắn gọn, tư duy sắc sảo, lập luận chặt chẽ, lí lẽ đanh thép, bằng chứng đầy sức thuyết phục, giàu tính luận chiến và đa dạng về bút pháp. Truyện và kí: rất hiện đại, thể hiện tính chiến đấu mạnh mẽ và nghệ thuật trào phúng vừa có sự sắc bén, thâm thúy của phương Đông, vừa có cái hài hước, hóm hỉnh giàu chất uy-mua cảu phương Tây. Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kĩ năng môn ngữ văn 12 Văn Học Và Những Cảm Nhận Thơ ca: những bài thơ tuyên truyền lời lẽ giản dị, mộc mạc mang màu sắc dân gian hiện đại, dễ thuộc, dễ nhớ, có sức tác động lớn; nghệ thuật hàm súc, có sự kết hợp độc đáo giữa bút pháp cổ điển và hiện đại, chất trữ tình và tính chiến đấu. b. Tác phẩm: - TNĐL là một văn kiện có giá trị lịch sử to lớn, tầm vóc tư tưởng cao đẹp và là một áng văn chính luận mẫu mực. - TNĐL được công bố trong một hoàn cảnh lịch sử đặc biệt đã quy định đối tượng hướng tới, nội dung và cách viết nhằm đạt hiệu quả cao nhất. 7. Đọc- hiểu văn bản a. Nội dung: - Nêu nguyên lí chung về quyền bình đẳng, tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc của con người và các dân tộc. Trích dẫn hai bản tuyên ngôn của Mĩ, Pháp nhằm đề cao những giá trị của tư tưởng nhân đạo và văn minh nhân loại, tạo tiền đề cho những lập luận tiếp theo. Từ quyền bình đẳng, tự do của con người, HCM suy rộng ra về quyền bình đẳng, tự do của các dân tộc. Đây là một đóng góp riêng của Người vào lịch sử tư tưởng nhân loại. - Tố cáo tội ác của thực dân Pháp: + Thực dân Pháp đã phản bội và chà đạp lên chính nguyên lí mà tổ tiên họ xây dựng. + Vạch trần bản chất xảo quyệt, tàn bạo, man rợ cảu thực dân Pháp bằng những lí lẽ và sự thật lịch sử không thể chối cãi. Đó là những tội ác về chính trị, kinh tế, văn hóa…; là những âm mưu thâm độc, chính sách tàn bạo. Sự thật đó có sức mạnh lớn lao, bác bỏ luận điệu của thực dân Pháp về công lao “ khai hóa”, quyền “ bảo hộ” Đông Dương. Bản tuyên ngôn cũng khẳng định thực tế lịch sử: nhân dân ta nổi dậy giành chính quyền, lập nên nước VN Dân chủ Cộng hòa. + Những luận điệu khác của các thế lực phản cách mạng quốc tế cũng bị phản bác mạnh mẽ bằng những chứng cớ xác thực, đầy sức thuyết phục. - Tuyên bố độc lập: tuyên bố thoát li hẳn quan hệ thực dân với Pháp, kêu gọi toàn dân đoàn kết chống lại âm mưu của thực dân Pháp, kêu gọi cộng đồng quốc tế công nhận quyền độc lập tự do của VN và khẳng định quyết tâm bảo vệ quyền độc lập, tự do ấy. b. Nghệ thuật: - Lập luận chặt chẽ, lí lẽ đanh thép, bằng chứng xác thực, giàu sức thuyết phục. - Ngôn ngữ vừa chính xác vừa gợi cảm. - Giọng văn linh hoạt c. Ý nghĩa văn bản: Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kĩ năng môn ngữ văn 12 Văn Học Và Những Cảm Nhận - TNĐL là một văn kiện lịch sử vô giá tuyên bố trước quốc dân đồng bào và thế giới về quyền tự do, độc lập của dân tộc VN và khẳng định quyết tâm bảo vệ nền độc lập tự do ấy. - Kết tinh lí tưởng đấu tranh giải phóng dân tộc và tinh thần yêu chuộng độc lập tự do. - Là áng văn chính luận mẫu mực 8. Hướng dẫn tự học: - Mục đích và đối tượng của bản TNĐL - Chứng minh rằng TNĐL không chỉ là văn kiện lịch sử mà còn là áng văn chính luận mẫu mực. Tiết 5: GIỮ GÌN SỰ TRONG SÁNG CỦA TIẾNG VIỆT I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: - Nắm được những biểu hiện chủ yếu của sự trong sáng của tiếng Việt và trách nhiệm giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt - Biết phân biệt sự trong sáng và hiện tượng sử dụng tiếng Việt không trong sáng trong lời nói, câu văn, biết phân tích và sửa chữa những hiện tượng không trong sáng, đồng thời có kĩ năng cảm thụ, đánh giá cái hay, cái đẹp của những lời nói, câu văn trong sáng; - Nâng cao kĩ năng sử dụng tiếng Việt (nói, viết) để đạt được yêu cầu trong sáng. II.TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG 5. Kiến thức: - Khái niệm sự trong sáng của tiếng Việt và những biểu hiện chủ yếu của sự trong sáng của tiếng Việt: + Hệ thống chuẩn mực, quy tắc và sự tuân thủ các chuẩn mực, quy tắc trong tiếng Việt. + Sự sáng tạo, linh hoạt trên cơ sở quy tắc chung. + Sự không pha tạp và lạm dụng các yếu tố của ngôn ngữ khác. + Tính văn hóa, lịch sự trong giao tiếp ngôn ngữ. - Trách nhiệm giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt: + Về tình cảm và thái độ: yêu mến, quý trọng di sản ngôn ngữ của cha ông, tài sản của cộng đồng. + Về nhận thức: luôn nâng cao hiểu biết về tiếng Việt. + Về hành động: sử dụng tiếng Việt theo các chuẩn mực và quy taqcs chung, không lạm dụng tiếng nước ngoài và chú trọng tính văn hóa, lịch sự trong giao tiếp ngôn ngữ. 6. Kĩ năng: -Phân biệt hiện tượng trong sáng và không trong sáng trong cách sử dụng tiếng Việt, phân tích và sửa chữa những hiện tượng không trong sáng. Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kĩ năng môn ngữ văn 12 Văn Học Và Những Cảm Nhận - Cảm nhận và phân tích được cái hay, cái đẹp của những lời nói, câu văn trong sáng. - Sử dụng tiếng Việt giao tiếp (nói, viết) đúng quy tắc, chuẩn mực để đạt được sự trong sáng. - Sử dụng tiếng việt linh hoạt, có sáng tạo dựa trên những quy tắc chung. III. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN 9. Tìm hiểu chung -Cần hình thành khái niệm về sự trong sáng của tiếng Việt thông qua hoạt động phân tích những ngữ liệu không trong sáng và đối chiếu với những ngữ liệu trong sáng trong thực tiễn sử dụng tiếng Việt. - Chú ý đến quan niệm về chuẩn mực, quy tắc : không cứng nhắc, máy móc mà có sự linh hoạt, sáng tạo , miễn là có sự linh hoạt, sáng tạo đó được thể hiện trên cơ sở những quy tắc chung. - Để HS thấm nhuần được trách nhiệm đối với việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, GV nên phân tích những biểu hiện trong viêc sử dụng tiếng Việt của chính HS : những lỗi về các mặt chính tả , dùng từ , đặt câu , cấu tạo văn bản , hiện tượng sử dụng tiếng nước ngoài một cách tràn lan, tùy tiện, không cần thiết… - Khuyến khích học sinh sưu tầm thêm ngữ liệu về sự trong sáng của tiếng Việt ( lời nói , câu văn, câu thơ hay) hoặc những ý kiến , những quan niệm , những thành ngữ, tục ngữ về lời ăn tiếng nói. 10.Luyện tập -Nhận biết và phân tích những biểu hiện của sự trong sáng trong những lời nói , câu văn , văn bản cụ thể. - Nhận diện và phân tích , sửa chữa những lỗi sử dụng tiếng Việt không trong sáng . -Thay thế từ ngữ nước ngoài dùng không cần thiết bằng những từ tiếng Việt tương đương. 11.Hướng dẫn tự học - Sưu tầm những thành ngữ , tục ngữ , ca dao về lời ăn tiếng nói, về sự học hỏi trong cách nói hằng ngày. - Xem lại những bài văn của anh (chị) và chữa những lỗi diễn đạt chưa trong sáng . Tiết 6: BÀI VIẾT SỐ 1: Nghị luận xã hội Tuần3: tiết 7,8: TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP ( HỒ CHÍ MINH) Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kĩ năng môn ngữ văn 12 Văn Học Và Những Cảm Nhận I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: - Nắm được những nét khái quát nhất về sự nghiệp văn học của HCM; - Thấy được giá trị nhiều mặt và ý nghĩa to lớn của TNĐL cũng như vẻ đẹp của tư tưởng và tâm hồn tác giả. II.TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG 7. Kiến thức: - Tác giả: Khái quát về quan điểm sáng tác và phong cách nghệ thuật của HCM. - Tác phẩm: gồm ba phần. Phần một nêu nguyên kí chung; phần hai vạch trần những tội ác của thực dân Pháp; phần ba tuyên bố về quyền tự do, độc lập và quyết tâm giữ vững quyền độc lập, tự do của toàn thể dân tộc. 8. Kĩ năng: - Vận dụng kiến thức về quan điểm sáng tác và phong cách nghệ thuật của HCM để phân tích thơ văn của Người. - Đọc- hiểu văn bản chính luận theo đặc trưng thể loại. III. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN 12.Tìm hiểu chung: c. Tác giả - Tiểu sử: HCM (1890- 1969) gắn bó trọn đời với dân, với nước, với sự nghiệp giải phóng dân tộc của VN và phong trào cách mạng thế giới, là lãnh tụ cách mạng vĩ đại, một nhà thơ, nhà văn lớn của dân tộc. - Sự nghiệp văn học: + Quan điểm sáng tác của HCM: Người coi văn nghệ là vũ khí chiến đấu lợi hại phụng sự cho sự nghiệp cách mạng. Nhà văn phải có tinh thần xung phong như người chiến chiến sĩ. Người coi trọng tính chân thật và tính dân tộc của văn học; khi cầm bút, Người bao giờ cũng xuất phát từ đối tượng ( Viết cho ai?) mục đích tiếp nhận ( Viết để làm gì?) để quyết định nội dung ( Viết cái gì?) và hình thức (Viết thế nào?) của tác phẩm. + Di sản văn học: những tác phẩm chính cảu HCM thuộc các thể loại: văn chính luận, truyện và kí, thơ ca. + Phong cách nghệ thuật: độc đáo, đa dạng, mỗi thể loại văn học đều có phong cách riêng, hấp dẫn Văn chính luận: thường ngắn gọn, tư duy sắc sảo, lập luận chặt chẽ, lí lẽ đanh thép, bằng chứng đầy sức thuyết phục, giàu tính luận chiến và đa dạng về bút pháp. Truyện và kí: rất hiện đại, thể hiện tính chiến đấu mạnh mẽ và nghệ thuật trào phúng vừa có sự sắc bén, thâm thúy của phương Đông, vừa có cái hài hước, hóm hỉnh giàu chất uy-mua cảu phương Tây. Thơ ca: những bài thơ tuyên truyền lời lẽ giản dị, mộc mạc mang màu sắc dân gian hiện đại, dễ thuộc, dễ nhớ, có sức tác động lớn; nghệ thuật hàm súc, có sự Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kĩ năng môn ngữ văn 12 Văn Học Và Những Cảm Nhận kết hợp độc đáo giữa bút pháp cổ điển và hiện đại, chất trữ tình và tính chiến đấu. d. Tác phẩm: TNĐL là một văn kiện có giá trị lịch sử to lớn, tầm vóc tư tưởng cao đẹp và là một áng văn chính luận mẫu mực. TNĐL được công bố trong một hoàn cảnh lịch sử đặc biệt đã quy định đối tượng hướng tới, nội dung và cách viết nhằm đạt hiệu quả cao nhất. 13.Đọc- hiểu văn bản d. Nội dung: - Nêu nguyên lí chung về quyền bình đẳng, tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc của con người và các dân tộc. Trích dẫn hai bản tuyên ngôn của Mĩ, Pháp nhằm đề cao những giá trị của tư tưởng nhân đạo và văn minh nhân loại, tạo tiền đề cho những lập luận tiếp theo. Từ quyền bình đẳng, tự do của con người, HCM suy rộng ra về quyền bình đẳng, tự do của các dân tộc. Đây là một đóng góp riêng của Người vào lịch sử tư tưởng nhân loại. - Tố cáo tội ác của thực dân Pháp: + Thực dân Pháp đã phản bội và chà đạp lên chính nguyên lí mà tổ tiên họ xây dựng. + Vạch trần bản chất xảo quyệt, tàn bạo, man rợ cảu thực dân Pháp bằng những lí lẽ và sự thật lịch sử không thể chối cãi. Đó là những tội ác về chính trị, kinh tế, văn hóa…; là những âm mưu thâm độc, chính sách tàn bạo. Sự thật đó có sức mạnh lớn lao, bác bỏ luận điệu của thực dân Pháp về công lao “ khai hóa”, quyền “ bảo hộ” Đông Dương. Bản tuyên ngôn cũng khẳng định thực tế lịch sử: nhân dân ta nổi dậy giành chính quyền, lập nên nước VN Dân chủ Cộng hòa. + Những luận điệu khác của các thế lực phản cách mạng quốc tế cũng bị phản bác mạnh mẽ bằng những chứng cớ xác thực, đầy sức thuyết phục. - Tuyên bố độc lập: tuyên bố thoát li hẳn quan hệ thực dân với Pháp, kêu gọi toàn dân đoàn kết chống lại âm mưu của thực dân Pháp, kêu gọi cộng đồng quốc tế công nhận quyền độc lập tự do của VN và khẳng định quyết tâm bảo vệ quyền độc lập, tự do ấy. e. Nghệ thuật: - Lập luận chặt chẽ, lí lẽ đanh thép, bằng chứng xác thực, giàu sức thuyết phục. - Ngôn ngữ vừa chính xác vừa gợi cảm. - Giọng văn linh hoạt f. Ý nghĩa văn bản: - TNĐL là một văn kiện lịch sử vô giá tuyên bố trước quốc dân đồng bào và thế giới về quyền tự do, độc lập của dân tộc VN và khẳng định quyết tâm bảo vệ nền độc lập tự do ấy. Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kĩ năng môn ngữ văn 12 Văn Học Và Những Cảm Nhận - Kết tinh lí tưởng đấu tranh giải phóng dân tộc và tinh thần yêu chuộng độc lập tự do. - Là áng văn chính luận mẫu mực 14.Hướng dẫn tự học: - Mục đích và đối tượng của bản TNĐL - Chứng minh rằng TNĐL không chỉ là văn kiện lịch sử mà còn là áng văn chính luận mẫu mực. Tiết 9: GIỮ GÌN SỰ TRONG SÁNG CỦA TIẾNG VIỆT I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: - Nắm được những biểu hiện chủ yếu của sự trong sáng của tiếng Việt và trách nhiệm giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt - Biết phân biệt sự trong sáng và hiện tượng sử dụng tiếng Việt không trong sáng trong lời nói, câu văn, biết phân tích và sửa chữa những hiện tượng không trong sáng, đồng thời có kĩ năng cảm thụ, đánh giá cái hay, cái đẹp của những lời nói, câu văn trong sáng; - Nâng cao kĩ năng sử dụng tiếng Việt (nói, viết) để đạt được yêu cầu trong sáng. II.TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG 9. Kiến thức: - Khái niệm sự trong sáng của tiếng Việt và những biểu hiện chủ yếu của sự trong sáng của tiếng Việt: + Hệ thống chuẩn mực, quy tắc và sự tuân thủ các chuẩn mực, quy tắc trong tiếng Việt. + Sự sáng tạo, linh hoạt trên cơ sở quy tắc chung. + Sự không pha tạp và lạm dụng các yếu tố của ngôn ngữ khác. + Tính văn hóa, lịch sự trong giao tiếp ngôn ngữ. - Trách nhiệm giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt: + Về tình cảm và thái độ: yêu mến, quý trọng di sản ngôn ngữ của cha ông, tài sản của cộng đồng. + Về nhận thức: luôn nâng cao hiểu biết về tiếng Việt. + Về hành động: sử dụng tiếng Việt theo các chuẩn mực và quy taqcs chung, không lạm dụng tiếng nước ngoài và chú trọng tính văn hóa, lịch sự trong giao tiếp ngôn ngữ. 10.Kĩ năng: -Phân biệt hiện tượng trong sáng và không trong sáng trong cách sử dụng tiếng Việt, phân tích và sửa chữa những hiện tượng không trong sáng. - Cảm nhận và phân tích được cái hay, cái đẹp của những lời nói, câu văn trong sáng. Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kĩ năng môn ngữ văn 12 Văn Học Và Những Cảm Nhận - Sử dụng tiếng Việt giao tiếp (nói, viết) đúng quy tắc, chuẩn mực để đạt được sự trong sáng. - Sử dụng tiếng việt linh hoạt, có sáng tạo dựa trên những quy tắc chung. III. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN 15.Tìm hiểu chung -Cần hình thành khái niệm về sự trong sáng của tiếng Việt thông qua hoạt động phân tích những ngữ liệu không trong sáng và đối chiếu với những ngữ liệu trong sáng trong thực tiễn sử dụng tiếng Việt. - Chú ý đến quan niệm về chuẩn mực, quy tắc : không cứng nhắc, máy móc mà có sự linh hoạt, sáng tạo , miễn là có sự linh hoạt, sáng tạo đó được thể hiện trên cơ sở những quy tắc chung. - Để HS thấm nhuần được trách nhiệm đối với việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, GV nên phân tích những biểu hiện trong viêc sử dụng tiếng Việt của chính HS : những lỗi về các mặt chính tả , dùng từ , đặt câu , cấu tạo văn bản , hiện tượng sử dụng tiếng nước ngoài một cách tràn lan, tùy tiện, không cần thiết… - Khuyến khích học sinh sưu tầm thêm ngữ liệu về sự trong sáng của tiếng Việt ( lời nói , câu văn, câu thơ hay) hoặc những ý kiến , những quan niệm , những thành ngữ, tục ngữ về lời ăn tiếng nói. 16.Luyện tập -Nhận biết và phân tích những biểu hiện của sự trong sáng trong những lời nói , câu văn , văn bản cụ thể. - Nhận diện và phân tích , sửa chữa những lỗi sử dụng tiếng Việt không trong sáng . -Thay thế từ ngữ nước ngoài dùng không cần thiết bằng những từ tiếng Việt tương đương. 17.Hướng dẫn tự học - Sưu tầm những thành ngữ , tục ngữ , ca dao về lời ăn tiếng nói, về sự học hỏi trong cách nói hằng ngày. - Xem lại những bài văn của anh (chị) và chữa những lỗi diễn đạt chưa trong sáng . Tuần 4: tiết 10 NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU, NGÔI SAO SÁNG TRONG VĂN NGHỆ CỦA DÂN TỘC (PHẠM VĂN ĐỒNG) I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: - Nắm được những kiến giải sâu sắc của tác giả về những giá trị lớn lao của thơ văn Nguyễn Đình Chiểu; Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kĩ năng môn ngữ văn 12 Văn Học Và Những Cảm Nhận - Thấy được vẻ đẹp của áng văn nghị luận: cách nêu vấn đề độc đáo, giọng văn hùng hồn, giàu sức biểu cảm. II.TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG 11.Kiến thức: - Những đánh giá vừa sâu sắc, mới mẻ, vừa có lí, có tình của Phạm Văn Đồng về cuộc đời và thơ văn NĐC, giá trị thơ văn Đồ Chiểu đối với đương thời và ngày nay - Nghệ thuật viết văn nghị luận: lí lẽ xác đáng, lập luận chặt chẽ, ngôn từ trong sáng, gợi cảm, giàu hình ảnh. 12.Kĩ năng: - Hoàn thiện và nâng cao kĩ năng đọc- hiểu văn bản nghị luận theo đặc trưng thể loại. - Vận dụng cách nghị luận giàu sức thuyết phục của tác giả để phát triển các kĩ năng làm văn nghị luận. III. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN 18.Tìm hiểu chung a. Tác giả: PVĐ (1906-2000) không chỉ là nhà cách mạng xuất sắc mà còn là nhà văn hóa lớn, một nhà lí luận văn nghệ uyên bác của nước ta trong thế kỉ XX. b. Tác phẩm NĐC, ngôi sao sáng trong văn nghệ dân tộc được viết nhân kỉ niệm 75 ngày mất của NĐC (3-7-1888), in trong Tạp chí Văn học, tháng 7 năm 1963. 19.Đọc- hiểu văn bản: a. Nội dung: - Phần mở đầu: Nêu cách tiếp cận vừa có tính khoa học vừa có ý nghĩa phương pháp luận đối với thơ văn NĐC, một hiện tượng văn học độc đáo có vẻ đẹp riêng không dễ nhận ra. - Phần tiếp theo: Ý nghĩa, giá trị to lớn của cuộc đời, văn nghiệp của NĐC. + Cuộc đời và quan niệm sáng tác của NĐC- môt chiến sĩ yêu nước, trọn đời phấn đấu hi sinh vi nghĩa lớn của dân tộc: coi thơ văn là vũ khí chiến đấu bảo vệ chính nghĩa, chống lại kẻ thù xâm lược và tay sai, vạch trần âm mưu, thủ đoạn và lên án những kẻ lợi dụng văn chương làm điều phi nghĩa. + Thơ văn yêu nước chống ngoại xâm của NĐC “ làm sống lại” một thời kì “khổ nhục” nhưng “vĩ đại”, tham gia tích cực vào cuộc đấu tranh của thời đại, cổ vũ mạnh mẽ cho cuộc chiến đấu chống ngoại xâm bằng những hình tượng văn học” sinh động và não nùng” xúc động lòng người. VTNSCG làm sống dậy một hình tượng mà từ trước đến nay chưa từng có trong văn chương thời trung đại: hình tượng người nông dân. + Truyện Lục vân Tiên là một tác phẩm lớn của NĐC, chứa đựng những nội dung tư tưởng gần gũi với quần chúng nhân dân, “là một bản trường ca ca ngợi Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kĩ năng môn ngữ văn 12 Văn Học Và Những Cảm Nhận chính nghĩa, những đạo đức đáng quý trọng ở đời”, có thể “truyền bá rộng rãi trong dân gian”. - Phần kết: Khẳng định vị trí của NĐC trong nền văn học dân tộc. b. Nghệ thuật: - Bố cục chặt chẽ, các luận điểm triển khai bám sát vấn đề trung tâm. - Cách lập luận từ khái quát đến cụ thể, kết hợp cả diễn dịch, quy nạp và hình thức “đòn bẩy”. - Lời văn có tính khoa học, vừa có màu sắc văn chương vừa khách quan; ngôn ngữ giàu hình ảnh. - Giọng điệu linh hoạt, biến hóa: khi hào sảng, lúc xót xa…. c. Ý nghĩa văn bản: Khẳng định ý nghĩa cao đẹp của cuộc đời và văn nghiệp của NĐC: cuộc đời của một chiến sĩ phấn đấu hết mình cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc; sự nghiệp thơ văn của ông là một minh chứng hùng hồn cho địa vị và tác dụng to lớn của văn học nghệ thuật cũng như trách nhiệm của người cầm bút đối với đất nước, dân tộc. 20.Hướng dẫn tự học - tác giả đánh giá rất cao ý nghĩa của bài Văn tế NSCG qua đoạn văn nào? Tác giả đã bác bỏ một số ý kiến hiểu chưa đúng về Truyện Lục Vân Tiên như thế nào? - Mô hình hóa bố cục và lập sơ đồ hệ thống luận điểm, luận cứ của bài viết. - Rút ra quan điểm, thái độ cần thiết khi đánh giá một tác phẩm văn học và những yếu tố cơ bản cần có để viết tốt một bài văn nghị luận. Tiết 11: MẤY Ý NGHĨ VỀ THƠ ( trích- NGUYỄN ĐÌNH THI) I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: - Hiểu được đặc trưng của thơ ( hình ảnh, tư tưởng, tính chân thật, ngôn ngữ…) - Thấy được cách lập luận chặt chẽ, cách diễn đạt tinh tế, có hình ảnh, giàu cảm xúc. II.TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG 13.Kiến thức: - Nhận thức về các đặc trưng của thơ. - Cách lập luận chặt chẽ, diễn đạt có hình ảnh, giàu cảm xúc. 14.Kĩ năng: Đọc- hiểu bài văn nghị luận theo đặc trưng thể loại. III. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN 21.Tìm hiểu chung - Vài nét về Nguyễn Đình Thi ( SGK) - Hoàn cảnh và mục đích sáng tác của tác phẩm (SGK) Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kĩ năng môn ngữ văn 12 Văn Học Và Những Cảm Nhận 22.Đọc- hiểu văn bản a. Nội dung: - Đặc trưng của thơ: Đọc văn bản, thảo luận để nhận ra những luận điểm cơ bản và luận cứ của văn bản nghị luận: + Đầu mối của thơ là tâm hồn con người. Chú ý những luận cứ: khi làm thơ trạng thái tâm lí đang rung chuyển khác thường, tâm hồn phải rung động. Bài thơ là sợi dây truyền tình cảm cho người đọc. Thơ là tiếng nói mãnh liệt của tình cảm. Cảm xúc là động lực cơ bản của thơ. + Hình ảnh, tư tưởng và tính chân thật trong thơ: NĐT khẳng định những hình ảnh thơ ở ngay trong đời thực, vừa lạ lại vừa quen, được sàng lọc bằng nhận thức, tư tưởng của người làm thơ. + Ngôn ngữ thơ khác ngôn ngữ các loại hình truyện, kịch, kí. Tác giả nêu quan điểm: không có thơ tự do, thơ có vần và thơ không có vần. Chỉ có thơ thực và thơ giả, thơ hay và thơ không hay. Một thời đại mới của nghệ thuật bao giờ cũng tạo ra một hình thức mới b. Nghệ thuật: - Lập luận chặt chẽ. - Văn giàu hình ảnh, cảm xúc. c. Ý nghĩa văn bản Bài viết không chỉ có giá trị trong những năm năm mươi của thế kỉ XX. Quan điểm về thơ và đặc trưng của thơ NĐT rất sâu sắc và có giá trị lâu dài. 23.Hướng dẫn tự học Dựa vào một trong những đặc trưng của thơ, hãy phân tích và làm sáng tỏ vấn đề được trình bày trong bài viết. ĐÔ-XTÔI-EP-XKI ( trích – X.XVAI-GƠ) I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: - Thấy được cuộc đời và tác phẩm của Đôx là nguồn cổ vũ quần chúng lao động nghèo đoàn kết đứng lên lật đổ ách cường quyền. Đô-xtôi-ép-xki được mọi người, mọi thế hệ tôn vinh; - Thấy được nghệ thuật dựng chân dung văn học của Xvai-gơ. II.TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG 15.Kiến thức: - Cuộc đời và tác phẩm của Đôx là nguồn cổ vũ quần chúng lao động nghèo đoàn kết, đứng lên lật đổ ách cường quyền. - Nghệ thuật dựng chân dung văn học của Xvai-gơ. 16.Kĩ năng: Đọc- hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại III. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN 24.Tìm hiểu chung Vài nét về tác giả Xvai-gơ và vị trí đoạn trích (SGK) Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kĩ năng môn ngữ văn 12 Văn Học Và Những Cảm Nhận 25.Đọc- hiểu văn bản a. Nội dung - Cuộc đời bất hạnh và nghị lực phi thường của Đô-xtôi-ép-xki: + Nỗi khổ về vật chất ( chú ý những luận cứ: sống trong cảnh nghèo khó, cầu xin cả những người xa lạ và thấp hèn, không có tiền, phải cầm cố, bản thân bị bệnh động kinh…) + Nỗi khổ về tình thần ( chú ý những luận cứ: xa lạ với mọi người, luôn nhớ về nước Nga trong xa cách…) + Lao động là sự giải thoát nỗi khổ (chú ý những luận cứ: bí quyết thành công là nghị lực, lòng đam mê nghệ thuật, lòng yêu thương con người và nước Nga cùng tài năng bẩm sinh của ông). - Sự thành công trong sáng tác (chú ý những luận cứ: nước Nga chỉ còn đổ dồn mắt về phía ông, ông trở thành sứ giả của xứ sở mình; tư tưởng của ông về “ sự tổng hòa giải của nước Nga”…) - Cái chết của Đô-xtôi-ép-xki và tinh thần đoàn kết dân tộc (chú ý những luận cứ: nỗi đau khổ khiến người Nga hợp lại thành một khối thống nhất; họ thấy được khổ đau nhờ Đôx ; ba tuần sau cái chết của ông, Nga hoàng bị ám sát…) b. Nghệ thuật Dựng chân dung văn học nhờ liên tưởng, so sánh và nhiều biện pháp tu từ khác c. Ý nghĩa văn bản Qua việc dựng chân dung văn học, tác giả đem đến cho người đọc những hiểu biết về Đô-xtôi-ép-xki, nhà văn Nga vĩ đại. 26.Hướng dẫn tự học Qua đoạn trích, anh chị hiểu gì về Đô-xtôi-ép-xki? Tiết 12: NGHỊ LUẬN VỀ MỘT HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: Nắm được cách viết bài văn nghị luận về một hiện tượng đời sống. II.TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG 17.Kiến thức: - Nội dung, yêu cầu của dạng bài nghị luận về một hiện tượng đời sống. - Cách thức triển khai bài nghị luận về một hiện tượng đời sống. 18.Kĩ năng: - Nhận diện được hiện tượng đời sống được nêu ra trong một số văn bản nghị luận - Huy động kiến thức và những trải nghiệm của bản thân để viết bài văn nghị luận về một hiện tượng đời sống. III. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kĩ năng môn ngữ văn 12 Văn Học Và Những Cảm Nhận 27.Tìm hiểu chung Phân tích ví dụ để củng cố và hoàn thiện kiến thức và kĩ năng viết bài văn nghị luận về một hiện tượng đời sống. - Bài nghị luận về một hiện tượng đời sống đề cập đến rất nhiều phương diện của đời sống tự nhiên và xã hội ( thiên nhiên, môi trường, cuộc sống con người…) - Để triển khai bài văn nghị luận về một hiện tượng đời sống, cần theo các bước: nêu rõ hiện tượng; phân tích các mặt đúng-sai, lợi –hại; chỉ ra nguyên nhân và bày tỏ thái độ, ý kiến của người viết về hiện tượng xã hội đó. - Qua bài viết cần thể hiện được sự hiểu biết về một số hiện tượng đời sống có tác động đến tình cảm, thái độ của bản thân. 28.Luyện tập - Việc luyện tập nhằm rèn luyện hai kĩ năng: nhận diện hiện tượng đời sống được nêu ra trong văn bản nghị luận và tạo lập văn bản nghị luận về một hiện tượng đời sống. - Tùy theo đối tượng HS, GV có thể lựa chọn để hướng dẫn HS thực hành luyện tập một số bài tập được đưa ra trong SGK theo hai hướng trên. - Áp dụng hình thức đánh giá thường xuyên trong quá trình triển khai nội dung bài học. 29.Hướng dẫn tự học Tìm hiểu qua các phương tiện thông tin đại chúng những hiện tượng đời sống đáng chú ý và thực hành phân tích đề, lập dàn ý. Tuần 5: tiết 13 PHONG CÁCH NGÔN NGỮ KHOA HỌC (PCNNKH) I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: - Nắm được khái niệm ngôn ngữ khoa học (NNKH), các loại văn bản khoa học thường gặp, các đặc trưng cơ bản của PCNNKH và đặc điểm về phương tiện trong PCNNKH; - Có kĩ năng cần thiết để lĩnh hội, phân tích các văn bản khoa học (VBKH) và tạo lập các văn bản khoa học ( thuộc các ngành khoa học trong chương trình THPT) II.TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG 1. Kiến thức - Khái niệm NNKH: ngôn ngữ dùng trong các VBKH, trong phạm vi giao tiếp về những vấn đề khoa học. - Ba loại VBKH: VBKH chuyên sâu, VBKH giáo khoa, VBKH phổ cập. Có sự khác biệt về đối tượng giao tiếp và mức độ kiến thức khoa học giữa ba loại văn bản này. - Ba đặc trưng cơ bản của PVNNKH: tính trừu tượng, khái quát; tính lí trí, lôgíc; tính khách quan, phi các thể. Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kĩ năng môn ngữ văn 12 Văn Học Và Những Cảm Nhận - Đặc điểm chủ yếu về các phương tiện ngôn ngữ: hệ thống thuật ngữ; câu văn chặt chẽ, mạch lạc; văn bản lập luận lôgíc; ngôn ngữ phi cá thể và trung hòa về sắc thái biểu cảm;… 2. Kĩ năng - Kĩ năng lĩnh hội và phân tích những VBKH phù hợp với khả năng của HS THPT. - Kĩ năng xây dựng VBKH: xây dựng luận điểm, lập đề cương, sử dụng thuật ngữ, đặt câu, dựng đoạn, lập luận, kết cấu văn bản,… - Kĩ năng phát hiện và sửa chữa lỗi trong VBKH. III. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN 1. Tìm hiểu chung: - Đọc và phân tích các ngữ liệu mà SGK trích từ các loại VBKH để từ đó hình thành những hiểu biết cần thiết về ba loại VBKH. Cần nêu thêm ví dụ về ba loại văn bản đó. - Hình thành khái niệm về NNKH: ngôn ngữ dùng trong các VBKH, để giao tiếp ở lĩnh vực khoa học. Nó được dùng chủ yếu ở dạng ngôn ngữ viết nhưng cũng có dạng ngôn ngữ nói. - GV nên gợi dẫn để HS so sánh PCNNKH với các PCNN sinh hoạt, PCNN nghệ thuật để thấy rõ đặc trưng cơ bản của từng PCNN và những đặc điểm chủ yếu về phương tiện ngôn ngữ của từng phong cách. - Yêu cầu HS sưu tầm một số VBKh phổ cập trên báo Khoa học và đời sống hoặc trong sách hướng dẫn kĩ thuật các loại. 2 Luyện tập: - Luyện tập nhận biết và phân tích các đặc trưng cơ bản của PCNNKH thể hiện ở một văn bản cụ thể. - Luyện tập nhận diện và phân tích hệ thống thuật ngữ khoa học trong văn bản - Luyện tập viết một đoạn văn ( hay một VBKH) ở dạng phổ biến kiến thức khoa học thông thường. 3 Hướng dẫn tự học - Qua các VBKH trong các SGK thuộc các bộ môn đang học, xác định hệ thống thuật ngữ ( khoảng 10 từ) của mỗi ngành khoa học. - So sánh tính khách quan, phi cá thể trong PCNNKH với tính cá thể hóa trong PCNN nghệ thuật. Tiết 14: Tiết 15: TRẢ BÀI VIẾT SỐ 1 LÀM BÀI VIẾT SỐ 2 TuẦN 6: tiết 16,17 THÔNG ĐIỆP NHÂN NGÀY THẾ GIỚI PHÒNG CHỐNG AIDS,1-122003 (CÔ-PHI-AN-NAN) Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kĩ năng môn ngữ văn 12 Văn Học Và Những Cảm Nhận I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: - Nhận thức được: đại dịch HIV/ADIS là một hiểm họa mang tính toàn cầu nên việc phòng chống ADIS là vấn đề có ý nghĩa bức thiết và tầm quan trọng đặc biệt, là trách nhiệm của mỗi người và mỗi quốc gia; - Thấy rõ sức thuyết phục mạnh mẽ của bản thông điệp, tầm nhìn, tầm suy nghĩ sâu rộng của tác giả. II.TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG 3. Kiến thức: - Thông điệp quan trọng nhất gửi toàn thế giới: không thể giữ thái độ im lặng hay kì thị, phân biệt đối xử với những người đang bị nhiễm HIV/ADIS - Những suy nghĩ sâu sắc, cảm xúc chân thành của tác giả. 4. Kĩ năng: - Đọc- hiểu văn bản nhật dụng - Biết cách tạo lập văn bản nhật dụng. III. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN 2. Tìm hiểu chung a. Tác giả: - Cô-phi-an-nan là người châu Phi da đen đầu tiên được bầu giữ chức vụ Tổng thư kí Liên hợp quốc. - Ông được trao Giải Nô-ben Hòa bình năm 2001. b. Tác phẩm - Thể loại: văn bản nhật dụng - Hoàn cảnh ra đời: tháng 12 năm 2003; gửi tới nhân dân toàn thế giới nhân ngày Thế giới phòng chống ADIS - Mục đích : kêu gọi toàn thế giới tích cực tham gia phòng chống HIV/ADIS. 2. Đọc- hiểu văn bản a. Nội dung: - Phần nêu vấn đề: Khẳng định nhiệm vụ phòng chống HIV/ADIS đã được toàn thế giới quan tâm và để đánh bại căn bệnh này “phải có sự cam kết, nguồn lực và hành động”. - Phần điểm tình hình: Phân tích những mặt đã làm được, chưa làm được của các quốc gia trong việc phòng chống đại dịch HIV/ADIS. Tác giả nêu cụ thể những mặt chưa làm được để gióng lên hồi chuông báo động về nguy cơ của đại dịch HIV/ ADIS. Phần điểm tình hình không dài nhưng giàu sức thuyết phục và lay động bởi tầm bao quát rộng lớn, những số liệu cụ thể (mỗi phút có khoảng 10 người bị nhiễm HIV), chỉ ra những nguy cơ và nhất là bởi sự bộc lộ những tiếc nuối của tác giả vì có những điều lẽ ra phải làm được thì thực tế chúng ta chưa làm được…. - Phần nêu nhiệm vụ: Kêu gọi mọi người, mọi quốc gia nỗ lực hơn nữa, đặt vấn đề chống HIV/ADIS lên “ vị trí hàng đầu trong chương trình nghị sự về Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kĩ năng môn ngữ văn 12 Văn Học Và Những Cảm Nhận chính trị và hành động thực tế của mình”; không kì thị, phân biệt đối xử với người bị nhiễm HIV/ADIS và phải đoàn kết, hợp tác hơn nữa trong cuộc đấu tranh đẩy lùi căn bệnh thế kỉ. b. Nghệ thuật - Cách trình bày chặt chẽ, logich cho thấy ý nghĩa bức thiết và tầm quan trọng đặc biệt của cuộc chiến chống lại HIV/ADIS. - Bên cạnh những câu văn truyền thông điệp trực tiếp, có rất nhiều câu văn giàu hình ảnh, cảm xúc. Do đó, tránhđược lối “hô hào” sáo mòn, truyền được tâm huyết của tác giả đến người nghe, người đọc. c. Ý nghĩa văn bản: Văn bản tuy ngắn gọn nhưng giàu sức thuyết phục bởi những lí lẽ sâu sắc, những dẫn chứng, số liệu cụ thể, thể hiện trách nhiệm và lương tâm của người đứng đầu Liên hợp quốc. Giá trị của văn bản còn thể hiện ở tư tưởng có tầm chiến lược, giàu tính nhân văn khi đặt ra nhiệm vụ phòng chống căn bệnh thế kỉ. 3. Hướng dẫn tự học - Anh chị hiểu như thế nào về câu cuối của bản thông điệp : “ Hãy sát cánh cùng tôi, bởi lẽ cuộc chiến chống lại HIV/ADIS bắt đầu từ chính các bạn”? - Viết một văn bản về thực trạng phòng chống HIV/ADIS ở địa phương, trong đó đưa ra những giải pháp cụ thể theo quan điểm của anh chị. Tiết 18: NGHỊ LUẬN VỀ MỘT BÀI THƠ, ĐOẠN THƠ I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: Nắm được cách viết bài văn nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ. II.TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG 5. Kiến thức - Mục đích, yêu cầu của bài văn nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ. - cách thức triển khai bài nghị luận về một tác phẩm thơ. 6. Kĩ năng - Tìm hiểu đề, lập dàn ý cho bài nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ. - Huy động kiến thức và những cảm xúc, trải nghiệm của bản thân để viết bài nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ. III. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN 3. Tìm hiểu chung - Cần tích hợp các nội dung của bài học với các văn bản thơ được học trong chương trình Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kĩ năng môn ngữ văn 12 Văn Học Và Những Cảm Nhận - GV hướng dẫn HS qua việc phân tích ví dụ để củng cố và hoàn thành kiến thức về bài văn nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ. + Mục đích của bài nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ là nhằm tìm hiểu, phân tích từ ngữ, hình ảnh, âm thanh, nhịp điệu, cấu tứ…, qua đó thấy được những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ, đoạn thơ đó. + Để triển khai bài nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ, cần theo các bước: giới thiệu khái quát về bài thơ, đoạn thơ; bàn về những giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ, đoạn thơ; đánh giá chung về bài thơ, đoạn thơ đó. 4. Luyện tập - Tùy theo đối tượng HS để phân loại các bài luyện tập phù hợp: + Bài tập nhận diện dạng đề văn + Bài tập phân tích đề, lập dàn ý; + Bài tập tạo lập văn bản. - Áp dụng hình thức đánh giá thường xuyên trong quá trình triển khai nội dung bài học 5. Hướng dẫn tự học Củng cố, hoàn thiện kiến thức về tác phẩm ( hoặc đoạn trích) thơ được học trong chương trình. Tuần 7: tiết 19,20 TÂY TIẾN (QUANG DŨNG) I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: - Cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên miền tây Tổ quốc và hình ảnh người lính Tây Tiến; - Nắm được những nét đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ: bút pháp lãng mạn, những nét sáng tạo về hình ảnh, ngôn ngữ và giọng điệu. II.TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG 7. Kiến thức - Bức tranh thiên nhiên hùng vĩ, dữ dội nhưng mĩ lệ, trữ tình và hình ảnh người lính Tây Tiến với vẻ đẹp hào hùng, hào hoa. - Bút pháp lãng mạn đặc sắc, ngôn từ giàu tính tạo hình 8. Kĩ năng - Đọc- hiểu một bài thơ trữ tình theo đặc trưng thể loại. - Rèn kĩ năng cảm thụ thơ. III. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN 6. Tìm hiểu chung a. Tác giả - Quang Dũng là một nghệ sĩ đa tài: làm thơ, vẽ tranh, viết văn, soạn nhạc. - Một hồn thơ lãng mạn, tài hoa: nhà thơ của “xứ Đoài mây trắng”, thơ giàu chất nhạc, chất họa. Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kĩ năng môn ngữ văn 12 Văn Học Và Những Cảm Nhận b. Tác phẩm - Những hiểu biết về đoàn quân Tây Tiến ( quá trình thành lập, nhiệm vụ, thành phần, địa bàn hoạt động,…) - Quang Dũng gia nhập Tây Tiến năm 1947, năm 1948 chuyển đơn vị; viết bài thơ Tây Tiến tạo Phù Lưu Chanh năm 1948, nhan đề ban đầu là Nhớ Tây Tiến. 7. Đọc- hiểu văn bản: a. Nội dung - Bức tranh thiên nhiên núi rừng miền Tây hùng vĩ, dữ dội nhưng vô cùng mĩ lệ, trữ tình và hình ảnh người lính trên chặng đường hành quân trong cảm xúc “ nhớ chơi vơi” về một thời Tây Tiến: + Vùng đất xa xôi hoang vắng, hùng vĩ, dữ dội, khắc nghiệt, đầy bí hiểm nhưng vô cùng thơ mộng trữ tình. + Cảnh đêm liên hoan rực rỡ lung linh, chung vui với bản làng xứ lạ. + cảnh sông nước miền Tây một chiều sương giăng hư ảo. + Hình ảnh người lính trên chặng đường hành quân: gian khổ, hi sinh mà vẫn ngang tàng, tâm hồn vẫn trẻ trung, lãng mạn. - Bức chân dung về người lính Tây Tiến trong nỗi “nhớ chơi vơi” về một thời gian khổ mà hào hùng: + Vẻ đẹp lẫm liệt, kiêu hùng, hào hoa, lãng mạn; + Vẻ đẹp bi tráng. b. Nghệ thuật: - Cảm hứng và bút pháp lãng mạn - Cách sử dụng ngôn từ đặc sắc: các từ chỉ địa danh, từ tượng hình, từ Hán Việt,… - Kết hợp chất nhạc và chất họa. c. Ý nghĩa văn bản Bài thơ đã khắc họa thành công hình tượng người lính Tây Tiến trên nền cảnh núi rừng miền Tây hùng vĩ, dữ dội. Hình tượng người lính Tây Tiến mang vẻ đẹp lãng mạn, đậm chất bi tráng sẽ luôn đồng hành trong trái tim và trí óc của mỗi chúng ta. 3. Hướng dẫn tự học - Đối sánh phần một và phần hai của bài thơ để chỉ ra sự biến đổi về cảm xúc và bút pháp miêu tả của tác giả. - So sánh hình ảnh người lính trong bài Tây Tiến với hình ảnh người lính trong bài thơ “Đồng Chí” của Chính Hữu. Tiết 21: NGHỊ LUẬN VỀ MỘT Ý KIẾN BÀN VỀ VĂN HỌC I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: Nắm được cách viết bài nghị luận về một ý kiến bàn về văn học II.TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kĩ năng môn ngữ văn 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan