Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Văn học Chuyên đề nghị luận văn học ôn thi thpt quốc gia năm 2017...

Tài liệu Chuyên đề nghị luận văn học ôn thi thpt quốc gia năm 2017

.PDF
172
1520
149

Mô tả:

VĂN HỌC VÀ NHỮNG CẢM NHẬN TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP – HỒ CHÍ MINH MỞ: Việt Nam, dải đất mảnh mai gầy guộc nằm bên bờ biển Đông suốt lịch sử 4000 năm luôn phải gồng mình lên để sớm chắn bão giông chiều ngăn nắng lửa; gần hai ngàn năm phải chống ngoại bang xâm lƣợc, đô hộ, đồng hoá; độc lập, tự do cho dân tộc, chủ quyền quốc gia đã trở thành lẽ sống còn truyền từ đời này sang đời khác. Hơn 1000 năm trƣớc, khi quân xâm lƣợc Tống (Trung Quốc) kéo sang giày xéo bờ cõi, chúng ta đã tuyên bố "Sông núi nước Nam vua Nam ở ". Hơn năm trăm năm sau, sau thắng lợi của sự nghiệp giải phóng dân tộc khỏi ách đô hộ nhà Minh, trong bài Cáo bình Ngô, chúng ta lại một lần nữa tuyên bố nền độc lập trong không khí hào sảng: "Như nước Đại Việt ta ... hùng cứ một phương ". Vẫn với một tinh thần ấy và hơn cả nhƣ thế, Tuyên ngôn độc lập của Bác đã trở thành đỉnh mốc đánh dấu bƣớc phát triển lớn nhất trong lịch sử phát triển quốc gia dân tộc. I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả 2. Tác phẩm 2.1. Hoàn cảnh ra đời của bản tuyên ngôn - Ngày 19/8/45 chính quyền về tay nhân dân. - Ngày 26/8 tại Hàng Ngang – Hà Nội ngƣời soạn thảo bản tuyên ngôn độc lập. - Ngày 2/9/45 tại quảng trƣờng Ba Đình, ngƣời thay mặt chính phủ đọc bản tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nƣớc VNDCCH. 2.2. Đối tƣợng và mục đích sáng tác của bản tuyên ngôn . Đối tƣợng: + Tuyên ngôn độc lập huớng tới không chỉ đồng bào trong cả nuớc. + Nhân dân trên thế giới, trƣớc hết là nhân dân tiến bộ ở Pháp và Mỹ. + Đặc biệt là các lực lƣợng thù địch và cơ hội quốc tế đang mang dã tâm một lần nữa nô dịch đất nƣớc ta. Mục đích: + Khẳng định quyền tự do độc lập của dân tộc Việt Nam. + Bao hàm một cuộc tranh luận ngầm nhằm bác bỏ luận điệu xảo trá của kẻ thù truớc dƣ luận thế giới. Lời văn: - Ngày 19 tháng 8 năm 1945, chính quyền ở Hà Nội về tay nhân dân. Ngày 26 tháng 8 năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh từ chiến khu cách mạng Việt Bắc về tới Hà Nội. Tại căn nhà số 48, phố Hàng Ngang, Ngƣời biên soạn bản Tuyên ngôn Độc lập. Ngày 2.9.1945, tại quảng trƣờng Ba Đình, Hà Nội, Ngƣời thay mặt Chính phủ lâm thời nƣớc Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đọc bản Tuyên ngôn Độc lập trƣớc hàng chục vạn đồng bào: “Hôm nay sáng mồng 2 tháng 9/ Thủ đô hoa vàng nắng Ba Đình/ Muôn triệu tim chờ, chim cũng nín/ Bỗng vang lên tiếng hát ân tình/ Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh/ Người đứng trên đài, lặng phút giây/ Trông đàn con đó, vẫy hai tay/ Cao cao vầng trán, ngời đôi mắt/ Độc lập bây giờ mới thấy đây”. Cả đất nƣớc ngây ngất trong niềm hạnh phúc đƣợc sống https://www.facebook.com/vanhocvanhungcamnhan/ VĂN HỌC VÀ NHỮNG CẢM NHẬN trong kỉ nguyên mới, chấm dứt bao năm sống trong nô lệ tủi nhục dƣới ách thống trị của thực dân phong kiến. - Tuyên ngôn độc lập đƣợc viết trong một hoàn cảnh đặc biệt khác thƣờng: đất nƣớc đã giành đuợc độc lập nhƣng bọn đế quốc thực dân - đặc biệt là thực dân Pháp đang lăm le quay trở lại nhằm nô dịch đất nƣớc ta một lần nữa. Nấp sau quân Đồng minh vào tƣớc khí giới quân đội Nhật: tiến vào từ phía Bắc là quân đội Tƣởng Giới Thạch, sau lƣng là đế quốc Mĩ; tiến vào từ phía Nam là quân đội Anh, sau lƣng là quân viễn chinh Pháp. Chúng nhân danh phe Đồng minh với chiêu bài: lấy lại mảnh đất bảo hộ đã bị bọn Phát xít Nhật chiếm đóng trong chiến tranh. Chúng ta phải chống thực dân Pháp - một thành viên chủ chốt của phe Đồng minh nhƣng lại nhất thiết không thể chống Đồng minh. Đây là một vấn đề trọng yếu và cũng vô cùng tinh tế, đòi hỏi sự khôn khéo, sáng suốt và bản lĩnh của ngƣời lãnh đạo. 2.5. Bố cục - Đoạn 1: Từ đầu đến ―đó là lẽ phải không ai có thể chối cãi được‖ cơ sở pháp lí của bản tuyên ngôn. - Đoạn 2: Tiếp đó đến ―Dân tộc đó phải được độc lập‖- Tố cáo tội ác của thực dân Pháp và khẳng định thực tế lịch sử là nhân dân ta kiên trì đấu tranh và nổi dậy giành chính quyền, lập nên nƣớc VNDCCH. - Đoạn 3: Còn lại: Lời tuyên ngôn và những tuyên bố về ý chí bảo vệ nền độc lập tự do của dân tộc. II. Đọc hiểu văn bản 1. Cơ sở pháp lí của bản tuyên ngôn - Bác dẫn hai bản tuyên ngôn: Tuyên ngôn Độc lập của nƣớc Mĩ (1776); Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của cách mạng Pháp (1791) -> Hai bản tuyên ngôn đƣợc cả thế giới thừa nhận nội dung phù hợp với mơ ƣớc và quyền lợi của con ngƣời. Đó là chân lí không ai có thể chối cãi. Việc trích dẫn ấy có giá trị sâu sắc. Bác tỏ ra trân trọng những danh ngôn bất hủ để chặn đứng âm mƣu trở lại xâm lƣợc nƣớc ta của thực dân Pháp. - Ngƣời trích dẫn lời bản Tuyên ngôn độc lập của nƣớc Mĩ: ―Tất cả mọi người…hạnh phúc‖. Bác rất linh hoạt khi kết hợp với ý kiến của mình ―suy rộng ra câu ấy có nghĩa là‖ từ khẳng định quyền con ngƣời, Bác đã chuyển nhanh sang quyền của các dân tộc ―tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, daâ tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sƣớng và quyền tự do‖ - Ngƣời trích dẫn bản Tuyên ngôn Nhân quyền và dân quyền của cách mạng Pháp: ―Ngƣời ta sinh ra….quyền lợi‖. Ngƣời khẳng định: ― đó là lẽ phải không ai có thể chối cãi đƣợc‖. Bác xoáy sâu vào quyền bình đẳng mọi mặt của con ngƣời. Con ngƣời hiểu theo nghĩa không phân biệt chủng tộc, màu da, tổ quốc. Con ngƣời nhân loại . Vậy có lí do gì Pháp xâm lƣợc Việt Nam? - Bác dẫn lời cha ông họ. Ông cha họ đã từng khẳng định, từng tuyên ngôn hùng hồn đanh thép. Có lẽ nào chúng lại vô tình đi ngƣợc lại và phản bội lời lẽ của ông cha chúng? Đây chính là phƣơng pháp luận của Bác, là nghệ thuật ―gậy ông đập lƣng ông‖ khôn khéo và tế nhị. Lời văn: Phần mở đầu bản tuyên ngôn có giá trị nổi bật về tƣ tƣởng và nghệ thuật lập luận, tiêu biểu cho phong cách chính luận HCM. Tác giả đã khẳng định độc lập dân tộc trên cơ sở những lí lẽ không thể chối cãi. - Ngay từ những dòng đầu tiên, Hồ Chí Minh nêu lên những chân lý vĩnh cửu về quyền tự do của dân tộc, quyền sống của mỗi con ngƣời đã đƣợc thừa nhận qua nhiều thời kỳ lịch sử ở ngay chính những quốc gia mà bấy giờ chính quyền của họ đang đi ngƣợc lại nguyên tắc đó. Bác đã dẫn lời hai bản tuyên ngôn nổi tiếng của Mỹ và của Pháp, chứa đựng những tƣ tƣởng lớn, đã đƣợc thừa nhận của nhân loại, để làm cơ sở pháp lí cho bản tuyên ngôn của VN. Cách lập luận của tác giả vừa khôn khéo vừa kiên quyết https://www.facebook.com/vanhocvanhungcamnhan/ VĂN HỌC VÀ NHỮNG CẢM NHẬN + Cách lập luận ấy khôn khéo bởi vì: @ Thu hút sự chú ý của dƣ luận. Dẫn Tuyên ngôn độc lập của nƣớc Mĩ, Tuyên ngôn Nhân quyền và dân quyền của cách mạng Pháp chính là biểu hiện của sự mở ra, hoà vào đời sống cộng đồng thế giới của dân tộc. Chỉ mới đây thôi, dân tộc còn nô lệ, đất nƣớc còn chƣa có tên riêng (mang tên xứ An Nam thuộc Pháp), xã hội còn là xã hội phong kiến thuộc địa cũ kĩ, tù đọng. Hôm nay chúng ta đã là nƣớc Việt Nam dân chủ cộng hoà đứng giữa nhân loại trên thế giới. Những nội dung, khí phách nhƣ thế đã cất lên, vang động khắp hoàn cầu. @ Gợi lại cho ngƣời Mĩ và ngƣời Pháp nhớ lại những hoàn cảnh tƣơng tự nhƣ Việt Nam. Cách đó 200 năm, ngƣời Mĩ cũng bị áp bức, bị làm nhục nhƣ Việt Nam, cũng bị những ngƣời Âu châu sang khai thác. Câu nói nổi tiếng của thủ tƣớng Anh Uy-liêm: ―Hễ Mĩ làm ra dù một sợi len, một miếng sắt móng ngựa là bản chức sẽ cho lĩnh sang đóng đầy xứ ngay lập tức‖. 1775, dƣới sự lãnh đạo của ngƣời anh hùng Oa sinh tơn, lãnh đạo nhân dân nổi dậy chống đế quốc Anh đã thống trị họ từ đầu thế kỉ XVII. 4-7-1776, họ tuyên bố Độc lạp và thành lập Liên bang Bắc Mĩ Hoa kì (quen gọi là nƣớc Mĩ). 15 năm sau bản tuyên ngôn của Mĩ là tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của Pháp không chịu đƣợc cảnh phải cõng trên lƣng, đội trên đầu quyền lực tối cao của chế độ quân chủ, trong đó luật pháp là do ý thích của nhà vua đặt ra. Nhƣ vậy mấy trăm năm trƣớc ngƣời Pháp lật đổ chế độ quân chủ, ngƣời Mĩ đánh đuổi thực dân, mấy trăm năm sau, ngƣời Việt cùng một lúc đánh đổ cả chế độ phong kiến và chế độ thực dân, cùng chung khát vọng độc lập tự do nhƣ ngƣời Mĩ ngƣời Pháp... Vừa nhắc nhớ, vừa có ý đặt ngang hàng cuộc cách mạng tháng Tám của ta với hai cuộc cách mạng của Pháp và Mỹ. Quả thật hai cuộc cách mạng nói trên mở ra một giai đoạn mới trong sự phát triển của lịch sử xã hội loài ngƣời thì cuộc cách mạng tháng Tám của ta cũng mở ra một kỷ nguyên mới. Đó là kỷ nguyên dành độc lập dân tộc ở các nuớc thuộc địa, là kỷ nguyên sụp đổ của chủ nghĩa thực dân. Với những trích dẫn hai câu nổi tiếng trong bản Tuyên ngôn của Mĩ và Pháp, Hồ Chí Minh muốn khẳng định chân lí lịch sử và niềm tự hào dân tộc, khẳng định tầm vóc thời đại của cuộc Cách mạng tháng Tám. @ Ngƣời đã thể hiện sự tôn trọng những danh ngôn bất hủ đã đƣợc cả thế giới thừa nhận, những chân lý dù đó là của Mỹ hay của Pháp. Ở đây không hề có sự lầm lẫn giữa nhân dân Mỹ, dân tộc Pháp với bọn xâm lƣợc Mỹ, Pháp. @ Từ quyền bình đẳng và tự do của con ngƣời mà tác giả suy rộng ra về quyền bình đẳng tự do của các dân tộc trên thế giới. Đây là một cách vân dụng khéo léo và đầy sáng tạo nhƣng vẫn đảm bảo tính chặt chẽ trong lập luận. Tƣ tƣởng về ''Quyền của các dân tộc '' là một đóng góp lớn của TNĐL: ''cống hiến nổi tiếng của cụ HCM vào kho tàng tinh hoa tư tưởng nhân loại. Bởi vì tư tưởng này là sự nâng cao giá trị, tầm vóc nhân bản của tư tưởng, của nguyên tắc về quyền của con người '' (Giáo sƣ Singô Sibita). Nghĩa là con ngƣời phải biết vƣơn tới quyền lợi của cộng đồng. Mặt khác, tƣ tƣởng nguyên tắc ''Quyền của các dân tộc '' còn là cơ sở để nhân loại thấy rằng giai cấp tƣ sản trong khi nêu cao nhân quyền, dân quyền lại mở rộng quyền xâm phạm tàn bạo, bóc lột dã man các dân tộc khác. Đó là vô nhân đạo và phi nghĩa. Thế là từ phạm trù nhân quyền - nền móng tƣ tƣởng của cách mạng tƣ sản - Bác đã chuyển sang phạm trù chống thực dân - nền móng của phong trào giải phóng dân tộc, phong trào rồi sẽ trở thành một trong ba dòng thác cách mạng trên thế giới. Chỉ trong một câu văn ngắn gọn, ta vẫn nhận ra một Hồ Chí Minh nhƣ nguời giƣơng cao bó đuốc sáng ngời của tƣ tƣởng giải phóng dân tộc. @ Việc trích dẫn hai bản tuyên ngôn vừa nhằm đề cao những giá trị hiển nhiên của tƣ tƣởng nhân đạo và văn minh của nhân loại, vừa tạo tiền đề cho lập luận sẽ nêu ở mệnh đề tiếp theo. https://www.facebook.com/vanhocvanhungcamnhan/ VĂN HỌC VÀ NHỮNG CẢM NHẬN + Khôn khéo nhƣng vẫn kiên quyết: Bác đã dùng lời lẽ bản tuyên ngôn của Mỹ, Pháp để phủ nhận chính âm mƣu xâm lƣợc của hai cƣờng quốc này. Qua thủ pháp nghệ thuật ―gậy ông đập lƣng ông‖, dƣờng nhƣ tác giả đã ngầm cảnh cáo nếu Pháp xâm lƣợc Việt Nam thì chính họ đã phản bội lại truyền thống tốt đẹp của dân tộc họ đã đúc kết thành chân lý ghi trong bản tuyên ngôn. Họ sẽ vấy bẩn lên lá cờ tự do, bình đẳng, bác ái mà cha ông họ từng giƣơng cao. Kết tiết 1: Tuyên ngôn độc lập là đỉnh cao của văn học yêu nƣớc, đỉnh cao của văn chính luận. Trong cả cuộc đời làm văn viết văn của Bác thì hai lần nguời cảm thấy sung sƣớng và sảng khoái nhất khi đặt bút viết đó là lần viết ―Bản án chế độ thực dân Pháp‖ để lại bản cáo trạng đanh thép kết tội chúng‖ và lần viết Tuyên ngôn độc lập để tuyên bố cáo chung chế độ thực dân ấy. Tác phẩm đã xây dựng đƣợc một kết cấu chặt chẽ, lí lẽ hùng hồn, lập luận đanh thép, lời văn hàm súc, trong sáng. Nếu ngƣời Mĩ tự hào vì có bản tuyên ngôn độc lập 1776, ngƣời Pháp có Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền 1791 thì dân tộc Việt Nam có quyền kiêu hãnh vì có Tuyên ngôn độc lập, tác phẩm kết tinh tâm hồn, ý chí, khát vọng của con ngƣời Việt Nam. - Chỉ bằng đoạn văn ngắn mở đầu, TNĐL đã đƣa ra căn cứ, lí lẽ xác đáng cho lập luận. Quá trình dẫn dắt tới căn cứ, lập luận này hết sức chính xác, chặt chẽ, thể hiện độ nhạy bén chính trị, sự sắc sảo trí tuệ cao độ. Với đoạn mở đầu, tác giả đã tạo cơ sở lý luận vững chắc để triển khai lập luận ở phần sau. - Chúng ta đã từng biết đến chất trí tuệ sắc sảo của Nguyễn Ái Quốc qua truyện Những trò lố hay Va ren và Phan Bội Châu hiện đại bằng tiếng Pháp, chất cổ điển hài hòa với tinh thần hiện đại của HCM qua Nhật kí trong tù bằng chữ Hán, thì đến với Tuyên ngôn độc lập, ta còn biết đến một áng văn chính luận mẫu mực giàu tính luận chiến của nhà Cách mạng HCM. Đây cũng là tác phẩm mà HCM cảm thấy hài lòng nhất trong cuộc đời viết văn, làm báo dày dạn kinh nghiệm của mình. 2. Bác vạch tội cũng là tranh luận ngầm với thực dân Pháp. - Bác hạ từ ― thế mà‖, hai từ ấy nhƣ đảo ngƣợc lại hoàn toàn, phủ nhận hoàn toàn thái độ của thực dân Pháp. Nghĩa là chúng đã phản bội lại lời lẽ của cha ông chúng. - Từ đây bản tuyên ngôn đã đƣa ra những chứng cứ sự thật. Thực chất, Bác đã ngầm tranh luận với Pháp và công bố trƣớc dƣ luận. + Chúng kể công ''bảo hộ '' Việt Nam nhƣng thực chất là chúng đã dâng Đông dƣơng hai lần cho Nhật . + Chúng kể công ''khai hoá'' Việt Nam nhƣng thực chất là chúng bóc lột, áp bức đẩy dân tộc ta tới nguy cơ diệt chủng trong nạn đói 1945 . + Chúng nhân danh Đồng minh trở lại Việt Nam >< thực chất chúng phản bội Đồng minh, đầu hàng Nhật, khủng bố Việt minh là lực lƣợng đứng trong phe Đồng minh đánh Nhật . + Chúng nêu lên những ràng buộc về mặt pháp lí của Việt Nam với Pháp bởi những hiệp ƣớc này khác thì bản tuyên ngôn khẳng định từ 1940, Việt Nam là thuộc địa của Nhật và Việt minh đã giành lại chủ quyền cho dân tộc mình từ tay Nhật chứ không phải từ tay Pháp. Nhƣ thế mọi ràng buộc có tính pháp lí trên đã bị huỷ bỏ . -> Lời lẽ của Bác cụ thể, dẫn chứng rõ ràng, văn viết có hình ảnh (tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong các biển máu), tác động mạnh mẽ tới ngƣời đọc, ngƣời nghe. - Bác tuyên bố thoát li hẳn mọi quan hệ thực dân với Pháp. + Xoá bỏ mọi hiệp ƣớc mà Pháp đã kí ở VN. + Khai sinh ra nƣớc VNDCCH. VĂ Ữ ẬN https://www.facebook.com/vanhocvanhungcamnhan/ VĂN HỌC VÀ NHỮNG CẢM NHẬN + Thể hiện quyết tâm chống mọi âm mƣu của thực dân Pháp. + Bày tỏ niềm tin với Đồng minh. Lời văn: Lòng yêu nƣớc, nguyện vọng độc lập dân tộc của nhân dân ta đuợc khẳng định chắc chắn trên cơ sở thực tiễn. Tác phẩm là cuộc tranh luận ngầm về chủ nhân đích thực của đất nƣớc Việt Nam, phủ nhận quyền của Pháp, khẳng định quyền tự do của Việt Nam. Nghệ thuật lập luận trong cuộc ―tranh luận ngầm‖ nhằm bác bỏ những luận địệu xảo trá của thực dân, đế quốc đã đƣợc thể hiện sáng rõ: a) Bản Tuyên ngôn đã dựng lên bản cáo trạng đanh thép về tội ác của thực dân Pháp. + Nếu Pháp nêu chiêu bài có công khai hoá đối với Việt Nam, Việt Nam vốn là thuộc địa của Pháp thì bản Tuyên ngôn vạch rõ: Pháp chính là kẻ xâm lƣợc, gây bao tội ác, và đã bán đứng Vn cho Nhật. Bản Tuyên ngôn tố cáo một cách toàn diện tội ác này về chính trị, kinh tế. Về chính trị: Chúng tuyệt đối không cho dân tộc ta chút quyền tự do dân chủ nào, chúng chia nuớc ta thành ba kỳ với ba chế độ khác nhau. Mục đích là chia rẽ tình đoàn kết dân tộc, ngăn cản sự nghiệp thống nhất đất nuớc của nhân dân ta. Chúng đàn áp những nguời yêu nuớc thƣơng nòi, tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể máu. Chúng thực hiện chính sách ngu dân, lập nhà tù nhiều hơn truờng học. Chúng đầu độc nhân dân ta bằng ruợu cồn và thuốc phiện để ta suy kiệt giống nòi. Về kinh tế: Chúng cuớp không ruộng đất, hầm mỏ, nguyên liệu, bóc lột sức lao động, chúng thực hiện chính sách thuế hà khắc, vô nhân đạo khiến mọi tầng lớp nhân dân không ngóc đầu lên đuợc. Tội ác lớn nhất của thực dân Pháp và phát xít Nhật là đã gây ra thảm hoạ nạn đói năm 1945 khiến hai triệu nguời chết đói. (Thơ Tố Hữu: Con đói lả ôm chân mẹ khóc/ Mẹ đợ con đấu thóc cầm hơi/ Kiếp ngƣời cơm vãi cơm rơi/ biết đâu nẻo đất phƣơng trời mà đi. Hay ―Nửa đêm thuế thúc trống dồn/ Sân đình máu chảy đƣờng thôn lính đầy) + Để phủ nhận chiêu bài của Pháp rêu rao rằng Pháp có công đứng về phe Đồng minh chống phát xít bảo vệ Việt Nam, tác giả đã tố cáo tội ác của Pháp là đã đầu hàng Nhật một cách nhục nhã, bán rẻ nuớc ta cho Nhật Bản. Tuyên ngôn chỉ rõ: chỉ trong vòng 5 năm mà đã hai lần Pháp quỳ gối mở cửa nuớc ta rƣớc Nhật. Tố cáo hành động này của Pháp, một lần nữa bản tuyên ngôn đã phủ nhận quyền của Pháp đối với Việt Nam. - Trong phần thứ hai của Tuyên ngôn độc lập, đoạn tố cáo tội ác về chính trị và về kinh tế của thực dân Pháp trong hơn 80 năm đô hộ Việt Nam đuợc viết ngắn gọn, cô đúc, trong khi đoạn văn nói về việc Pháp bán nuớc ta cho Nhật, về việc ta giành lại nuớc từ tay Nhật lại đƣợc viết khá tỉ mỉ, kỹ càng. Vì sao vậy ? - Vì vào lúc ấy, trƣớc công luận trong nƣớc ta và trên thế giới, tội ác của bọn thực dân ở thuộc địa đã là một thực tế quá hiển nhiên. Trong khuôn khổ một bản Tuyên ngôn - một loại hình văn bản rất cần sức mạnh của sự nén dồn, cô đúc, những tội ác này hoàn toàn có thể nêu dƣới dạng những lời kết án gọn gàng, đanh thép. - Nhƣng những điều Bác nói đến trong đoạn văn sau lại khác. Bác Hồ đã sáng suốt lƣờng trƣớc đƣợc rằng, sẽ không ít nguời vô tình hoặc hữu ý cho rằng chúng ta giành độc lập từ tay thực dân Pháp. Thiếu một chút sáng suốt, một chút khôn khéo ở đây, ta dễ có thể bị quy là chống lại một thành viên chủ chốt của đồng minh, chống lại những điều ƣớc cho những nƣớc thắng trận có quyền thu lại những mảnh đất cũ của mình. - Một điều có tầm quan trọng sống còn đối với nền độc lập của đất nƣớc nhƣ thế, không thể nào coi nhẹ. Nên dù là Tuyên ngôn, Bác Hồ vẫn phải dụng công phân giải, bằng hàng loạt câu văn chia thành các vế phân biệt với nhau, với sự nhấn rất mạnh trong ngữ điệu. Ví nhƣ: ―Thế là chẳng những chúng không ―bảo hộ‖ đuợc ta, trái lại, trong 5 năm, chúng đã bán nuớc ta https://www.facebook.com/vanhocvanhungcamnhan/ VĂN HỌC VÀ NHỮNG CẢM NHẬN hai lần cho Nhật‖. ―Sự thật là từ mùa thu năm 1940, nuớc ta đã thành thuộc địa của Nhật, chứ không phải thuộc địa của Pháp nữa‖. ―Sự thật là dân ta đã lấy lại nuớc Việt Nam từ tay Nhật, chứ không phải từ tay Pháp‖. Đó là những câu văn mang ý nghĩa sinh tử trong một bản tuyên ngôn. - Về nghệ thuật: Đoạn văn tố cáo tội ác thực dân Pháp là một điển hình mẫu mực về văn chƣơng chính luận. Những dẫn chứng đƣa ra đều có sự chọn lọc. Đặc biệt lời văn vừa súc tích vừa truyền cảm. Bác không viết ―chúng đàn áp các cuộc khởi nghĩa của ta một cách dã man‖ mà viết: ―chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong bể máu‖. Hành động đàn áp đã đƣợc diễn đạt bằng hình tuợng ―tắm‖. Mức độ dã man đã đƣợc hình tƣợng hoá thành ―bể máu‖. Cách diễn đạt hình tƣợng này vừa lột trần đuợc bộ mặt quỷ sứ khát máu nguời của bọn thực dân, vừa diễn tả đƣợc nỗi đau thê thảm của nhân dân ta, những nguời dân vô tội đang quằn quại trong ―vòng tử địa‖ (Đuờng Kách mệnh). Đúng là tƣ tƣởng chính trị đã đuợc thể hiện bằng một câu văn miêu tả tuyệt vời có sức lay động mạnh mẽ cả nhận thức và tình cảm của ngƣời đọc. 3. Bản tuyên ngôn thể hiện quyết tâm lớn. - Khép lại bản tuyên ngôn Bác trịnh trọng tuyên bố: ― Nƣớc VN có quyền …ấy‖đoạn văn ngắn, lời gọn và ý sâu. - Độc lập dân tộc còn đuợc khẳng định trên cơ sở thực tiễn về phía Việt Nam. Ở đây, Tuyên ngôn đã khẳng định ―Việt Nam có quyền và thực tế đã là một nƣớc giành đƣợc tự do độc lập‖. + Thực tế Việt Nam có quyền hƣởng tự do độc lập bởi vì chính nhân dân Việt Nam chứ không phải ai đã đứng về phe đồng minh chống phát xít: ―Một dân tộc đã gan góc chống ách đô hộ của thực dân Pháp hơn 80 năm nay, một dân tộc đã gan góc đứng về phe đồng minh chống phát xít Nhật suốt mấy năm nay, dân tộc đó phải đƣợc tự do, dân tộc đó phải đuợc độc lập‖. Trong một đoạn văn ngắn hai lần xuất hiện từ gan góc, bốn lần dùng từ dân tộc. Hai đoạn văn của bản Tuyên ngôn lặp lại nhƣ hai nhát dao chém xuống mỗi lúc một mạnh hơn. Nguời đòi quyền cho dân tộc nên 20 lần nhắc tới chữ quyền trong những câu văn hào hùng đanh thép. + Không những khẳng định quyền mà bản Tuyên ngôn còn khẳng định thực tế Việt Nam đã giành đƣợc độc lập. Cách lập luận của tác giả ở đây cũng thật chặt chẽ, sắc sảo. Bác chỉ rõ Việt Nam không còn là thuộc địa của Pháp vì Pháp đã bán rẻ Việt Nam cho Nhật. Nước ta cũng không còn là thuộc địa của Nhật vì sau khi Nhật đầu hàng đồng minh thì nhân dân ta đã giành lại nước từ tay Nhật. Hơn nữa Việt Nam đã có Chính phủ lâm thời đại diện chân chính cho nhân dân Việt Nam. Để khẳng định sự thật này, Nguời viết Tuyên ngôn độc lập láy đi láy lại hai lần chữ “sự thật”. “Sự thật là, sự thật là” và cuối cùng thì “Nuớc Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do độc lập”. Đây là những điệp khúc tiếp nối nhau tăng thêm âm huởng hùng biện của bản tuyên ngôn. + Một câu hỏi đặt ra đối với dƣ luận quốc tế lúc bấy giờ là ―dân tộc VN có khả năng làm chủ vận mệnh của mình hay không? HCM đã đƣa ra những lí lẽ sắc bén để khẳng định: Nếu TD Pháp phản bội đồng mình, dâng Đông Dƣơng hai lần cho Nhật thì thì dân tộc VN đã anh dũng chống Nhật, giành lại độc lập. Nếu thực dân Pháp tàn bạo, vô nhân đạo trong hành động thẳng tay khủng bố Việt Minh, giết tù chính trị trƣớc khi bỏ chạy, thì nhân dân VN vẫn giữ thái độ khoan hồng, nhân đạo. Một dân tộc bất khuất, kiên cƣờng và nhân nghĩa nhƣ thế hoàn toàn xứng đáng và đầy đủ khả năng để có thể bảo vệ quyền tự quyết của mình. + Ngƣời khẳng định: ― Nƣớc VN có quyền‖, ―và sự thật đã thành một nƣớc tự do độc lập‖. Bác vừa khẳng định vừa tuyên bố công khai. Mấy tiếng ―có quyền‖, và ―sự thật‖ mạnh mẽ rắn chắc nhƣ chân lí. + Ngƣời bày tỏ quyết tâm: ―Toàn thể dân tộc VN quyết đem tất cả tinh thần và lực lƣợng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy‖. Bác vừa thể hiện quyết tâm lớn lại vừa nhƣ kêu gọi đồng bào cả nƣớc đồng lòng, chung sức để giữ gìn độc lập, tự do đã giành đƣợc. - Vị trí của những câu kết “Chúng tôi tin rằng các nuớc Đồng minh đã công nhận những nguyên tắc dân tộc bình đẳng ở các Hội nghị Têhêrăng và Cựu kim sơn, quyết không thể công nhận quyền độc lập của dân Việt Nam. https://www.facebook.com/vanhocvanhungcamnhan/ VĂN HỌC VÀ NHỮNG CẢM NHẬN Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn 80 năm nay, một dân tộc đã gan góc đứng về phe Đồng minh chống Phát xít mấy năm, dân tộc đó phải đuợc tự do! Dân tộc đó phải đuợc độc lập!” - Những câu văn đƣợc diễn đạt giống nhƣ định luật, định lí với đầy đủ giả thiết và kết luận. Một cách đặt câu nhƣ thế giúp rất nhiều cho câu văn và cho sự lập luận trở nên đanh thép, hùng hồn, không thể nào bác bỏ. - Nếu cần phải tìm trong bản Tuyên ngôn này một câu văn chứa đựng đầy đủ hơn cả nội dung của toàn tác phẩm thì cần phải chọn câu: ―Nƣớc Việt Nam có quyền huởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nƣớc tự độc lập‖. - Nhƣ vậy, phần kết thúc bản tuyên ngôn, tác giả tiếp tục khẳng định lòng yêu nƣớc, nguyện vọng độc lập dân tộc của nhân dân ta vừa trên cơ sở công lý vừa trên cơ sở thực tiễn. Về mặt công lý, nếu họ đã công nhận quyền độc lập dân tộc tự quyết tại hai hội nghị: Tê hê răng (1943) và Cựu Kim Sơn (1945) thì họ nhất định sẽ phải công nhận quyền độc lập của dân tộc Việt Nam. Nhân dân ta sẽ phát huy truyền thống yêu nƣớc bất khuất để giữ vững quyền tự do độc lập ấy: “Toàn thể dân tộc Việt Nam… quyền tự do độc lập ấy”. - Bản Tuyên ngôn đã kết thúc bằng câu văn khẳng định lòng yêu nƣớc giống nhƣ một lời thề quyết tử cho tổ quốc quyết sinh. Đặt trong quá trình phát triển của văn học Việt Nam, Tuyên ngôn độc lập là đỉnh cao của văn học yêu nƣớc. Từ ―Nam quốc sơn hà‖, ―Bình ngô đại cáo‖ đến Tuyên ngôn độc lập là những chặng đƣờng khác nhau của cùng một chân lý ―Không có gì quý hơn độc lập tự do‖. III. Kết luận 1. Giá trị của bản tuyên ngôn - Tuyên ngôn Độc lập là một văn kiện lịch sử, chính trị hết sức quan trọng và có ý nghĩa vô cùng to lớn: + Văn kiện ấy đã trang trọng tuyên ngôn về nền độc lập của tổ quốc Việt Nam sau ngót trăm năm phải sống dƣới xiềng xích thực dân. + Văn kiện ấy còn tuyên bố sự cáo chung của chế độ quân chủ đã tồn tại mấy mƣơi thế kỉ. + Văn kiện ấy còn là phát súng mở màn cho phong trào đấu tranh giải phóng ở các nƣớc thuộc địa trên toàn thế giới. - Tuyên ngôn Độc lập là một bài văn chính luận mẫu mực: văn phong khúc chiết, ngắn gọn, lập luận chặt chẽ đanh thép, lời lẽ hùng hồn và đầy sức thuyết phục. 2. Nghệ thuật - Là áng văn chính luận mẫu mực. - Lập luận chặt chẽ thống nhất trong toàn bài. - Cách sử dụng từ ngữ phù hợp, văn giàu hình ảnh, khắc sâu ấn tƣợng, kết hợp cảm xúc… 2.1. Bản Tuyên ngôn độc lập có kết cấu chặt chẽ lập luận đanh thép Tác phẩm gồm 3 phần có mối quan hệ hữu cơ bổ sung cho nhau: + Phần 1 nêu cơ sở pháp lý, đặt cơ sở lý luận: + Phần 2 soi sáng chứng minh bằng thực tiễn: + Phần cuối rút ra kết luận. VĂ Ữ ẬN https://www.facebook.com/vanhocvanhungcamnhan/ VĂN HỌC VÀ NHỮNG CẢM NHẬN Các phần lại liên hệ với nhau bằng những liên từ, những cụm quan hệ từ chặt chẽ nhƣ những mắt xích. - Phần thứ nhất - phần nêu chân lí – đã nêu đƣợc nguyên lí làm cơ sở cho bản tuyên ngôn, đó là ―quyền đƣợc hƣởng độc lập, tự do, bình đẳng, hạnh phúc‖ của mọi dân tộc trên thế giới‖, kết thúc ở câu: ―Đó là những lẽ phải không ai chối cãi đuợc‖. + Kết thúc phần đầu chuyển sang phần hai, tác giả sử dụng liên từ ―Thế mà‖ nhƣ để báo truớc những hành động Pháp đuợc dẫn ra tiếp theo sẽ trái hẳn lẽ phải và nhân đạo, chứng tỏ rằng chúng đã phản bội chính ngay những điều đuợc nêu lên trong các bản Tuyên ngôn của chúng + Kết thúc phần II chuyển sang phần 3 tác giả sử dụng cụm liên từ ―bởi thế cho nên‖ nhƣ để khẳng định hai phần trên là nguyên nhân còn phần cuối là kết quả. Đã coi quyền tự do, bình đẳng giữa các dân tộc là lẽ phải không thể chối cãi, đã coi việc chúng ta giành lại đƣợc đất nuớc từ tay Nhật chứ không phải từ tay Pháp là thực tế không thể nào bác bỏ, thì việc chúng ta thoát li hẳn các mối quan hệ thực dân với Pháp để trở thành một nƣớc tự do độc lập phải là một sự đƣơng nhiên, chính đại quang minh nhƣ trời đất, sáng tỏ nhƣ nhật nguyệt. Rõ ràng, Tuyên ngôn độc lập là một chỉnh thể thống nhất, với các yếu tố quan hệ hết sức chặt chẽ với nhau. Cách lập luận của tác giả là dùng lời lẽ của đối phuơng để bác bỏ đối phƣơng và luôn có sự kết hợp giữa lý luận và thực tiễn. 2.2. Giọng văn thay đổi linh hoạt phù hợp với đối tuợng và nội dung - Nói với công luận quốc tế thì giọng văn uyên bác, thể hiện một trí tuệ sắc sảo, dẫn những lời tuyên ngôn nổi tiếng làm cơ sở cho lập luận. - Viết với đồng bào cả nƣớc thì lời văn tình cảm thiết tha. Về điều này Chế Lan Viên đã nhận xét thật chính xác: “Vì nói với đồng bào lời văn của bản Tuyên ngôn xiết bao xúc động…sau 13 chữ “quyền” là 14 câu, câu nào cũng có chữ “chúng” mở đầu nặng như búa tạ: “Chúng tuyệt đối không cho”, “chúng thi hành những luật pháp dã man”, “chúng cuớp không ruộng đất” và mỗi chữ chúng ấy nhuư xiết xuống chữ “ta” làm xúc động lòng ngời: “chúng cướp đất nước ta, áp bức đồng bào ta, tuyệt đối không cho nhân dân ta chút quyền tự do dân chủ nào”. - Khi khẳng định độc lập, tự do thì lời văn trang trọng thiêng liêng. ―Chúng tôi trịnh trọng tuyên bố‖ - Khi tố cáo tội ác kẻ thù thì giọng văn bi thiết. - Khi nêu cao truyền thống yêu nuớc thì giọng văn hào hùng sảng khoái. 2.3. Ngôn ngữ vừa chính xác vừa gợi cảm, truyền cảm. Vì là văn kiện chính trị nên mỗi chữ mỗi lời cần phải chính xác tuyệt đối. Vì là tác phẩm văn học nên mỗi chữ mỗi lời lại có sức mạnh gợi cảm truyền cảm lớn lao. - Khi tác giả viết: “chúng tuyệt đối không cho dân ta chút quyền tự do dân chủ nào” thì hai chữ ―tuyệt đối‖ vừa nhấn mạnh vừa làm chính xác thêm ý văn. Chỉ bằng chín chữ : “Pháp chạy, Nhật hàng, Vua Bảo Đại thoái vị” mà câu văn đã khái quát đuợc những sự kiên chính trị, những biến cố quan trọng nhất của lịch sử lúc bấy giờ. Những sự kiện này đặt liên tiếp cạnh nhau trong câu văn ngắn gọn đem đến sự cảm nhận về sự thất bại thảm hại, nhanh chóng của kẻ thù và khí thế thần tốc của cách mạng tháng Tám. Những tƣ tuởng chính trị đuợc diễn đạt bằng những hình tƣợng vừa gợi cảm vừa truyền cảm: tác giả không viết: Pháp đầu hàng Nhật một cách nhục nhã mà viết “thực dân Pháp quỳ gối mở cửa nƣớc ta ruớc Nhật”. Câu văn hình tuợng đã diễn tả đƣợc thái độ hèn nhát và tự ti nô lệ của Pháp trƣớc Nhật. ĐỀ LUYỆN TẬP ĐỀ 1: - "Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hoá cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc". Lời bất hủ ấy ở trong bản Tuyên ngôn Độc lập năm 1776 của nước Mĩ. Suy rộng ra, câu nói ấy có ý nghĩa là: Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do. Bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp năm 1791 cũng nói" Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi; và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi". https://www.facebook.com/vanhocvanhungcamnhan/ VĂN HỌC VÀ NHỮNG CẢM NHẬN Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được. Thế mà hơn 80 năm nay, bọn thực dân Pháp lợi dụng lá cờ tự do, bình đẳng, bác ái, đến cướp đất nước ta, áp bức đồng bào ta. Hành động của chúng trái hẳn với nhân đạo và chính nghĩa‖ - "Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn 80 năm nay, một dân tộc đã gan góc đứng về phe Đồng minh chống phát xít mấy năm nay, dân tộc đó phải được tự do! Dân tộc đó phải được độc lập! Vì những lẽ trên, chúng tôi, Chính phủ lâm thời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, trịnh trọng tuyên bố với thế giới rằng: Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập và sự thật đã trở thành một nước tự do, độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do độc lập ấy". a, Hai đoạn trích trên thuộc tác phẩm nào? Vị trí của đoạn trích trong tác phẩm? Tác giả nào? Tác phẩm đƣợc soạn thảo năm nào và đƣợc công bố ở đâu? b, Hãy phân tích ngắn gọn nội dung, ý nghĩa và văn phong hai đoạn trích trên. Gợi ý: I. Hai đoạn trích trên trong tác phẩm “Tuyên ngôn Độc lập” - Đoạn trích thứ nhất là phần mở đầu tuyên ngôn, đoạn trích thứ hai là đoạn kết. - Tác giả: Hồ Chí Minh. - Tác phẩm đƣợc soạn thảo vào năm 1945, ở căn gác số 48, phố Hàng Ngang, Hà Nội. - Ngày 02/09/1945 tại Quảng trƣờng Ba Đình, Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt chính phủ lâm thời nƣớc Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đọc bản Tuyên ngôn Độc lập trƣớc hàng chục vạn đồng bào. II. Nội dung, ý nghĩa 1. Nội dung - Khẳng định quyền con ngƣời (nhân quyền và dân quyền), quyền bình đẳng, quyền sống, quyền tự do mƣu cầu hạnh phúc. - Quyền dân tộc, bình đẳng, quyền sống, quyền đƣợc sung sƣớng, quyền tự do, độc lập. Mở rộng quyền con ngƣời thành quyền dân tộc, đây là sáng tạo, là cống hiến của Hồ Chí Minh. - Với những trích dẫn hai câu nổi tiếng trong bản Tuyên ngôn của Mĩ và Pháp, Hồ Chí Minh muốn khẳng định chân lí lịch sử và niềm tự hào dân tộc, khẳng định tầm vóc thời đại của cuộc Cách mạng tháng Tám. - Khẳng định tinh thần đấu tranh anh dũng, gan góc và quyền đƣợc hƣởng tự do, độc lập của dân tộc Việt Nam. 2. Ý nghĩa: Vạch trần dã tâm của thực dân Pháp chà đạp lên lá cờ tự do, bình đẳng, bác ái của Cách mạng Pháp. Đề cao tƣ tƣởng nhân đạo và tính pháp lí của văn kiện lịch sử, tranh thủ sự ủng hộ của các nƣớc phe đồng minh, của nhân dân thế giới. III. Văn phong - Đây là một văn bản chính luận thể hiện phong cách chính luận của Hồ Chí Minh. Đặc điểm của văn chính luận là lập luận chặt chẽ, lý lẽ đanh thép và những bằng chứng không ai chối cãi đƣợc. - Lý lẽ của bản Tuyên ngôn sắc bén, lí luận chặt chẽ, hùng hồn, có sức thuyết phục. Tác giả xây dựng luận chứng phát triển lí lẽ trên cơ sở những lẽ phải, những tƣ tƣởng về nhân quyền, dân quyền, quyền tự quyết của dân tộc. ĐỀ 3: Kết thúc bản Tuyên ngôn Độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trịnh trọng tuyên bố rằng: "Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập và sự thật đã trở thành một nước tự do, độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy". Dựa vào những hiểu biết về tác phẩm Tuyên ngôn Độc lập, anh (chị) hay phân tích đoạn văn trên để làm sáng tỏ những tƣ tƣởng lớn của ngƣời. Gợi ý: 1. Tuyên ngôn độc lập là một văn kiện lịch sử vĩ đại, đồng thời là một tác phẩm văn học bất hủ của dân tộc ta. Nó kết tinh những quyền lợi cơ bản, những nguyện vọng tha thiết của dân tộc Việt Nam và khí phách hào hùng của nhân dân ta. Chủ tịch Hồ Chí Minh chính thức tuyên bố trƣớc quốc dân, trƣớc thế giới sự thành lập nƣớc Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, khẳng định quyền độc lập, tự do và ý trí bảo vệ nền độc lập, tự do của https://www.facebook.com/vanhocvanhungcamnhan/ VĂN HỌC VÀ NHỮNG CẢM NHẬN dân tộc Việt Nam. Kết thúc bản Tuyên ngôn Độc lập, Ngƣời đã trịnh trọng tuyên bố "Nƣớc Việt Nam (...) giữ vững quyền tự do, độc lập ấy". 2. " Nƣớc Việt Nam có quyền hƣởng tự do và độc lập, và sự thật đã trở thành một nƣớc tự do, độc lập". - Tuyên ngôn khẳng định quyền độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam trên cơ sở pháp lý và thực tế. Thực dân Pháp tuyên bố Đông Dƣơng là thuộc địa của chúng nên chúng có quyền trở lại Đông Dƣơng. Nhƣng Đông Dƣơng đã không còn là thuộc địa của Pháp. Bản tuyên ngôn đã nêu rõ: "Sự thật là từ mùa thu năm 1940, nước ta đã thành thuộc địa của Nhật, chứ không phải thuộc địa của Pháp nữa. Khi Nhật hàng Đồng minh thì nhân dân cả nước ta đã nổi dậy giành chính quyền, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Sự thật là nhân dân ta đã lấy lại nước Việt Nam từ tay Nhật, chứ không phải từ tay Pháp". - Từ sự thật trên, Tuyên ngôn tiếp tục khẳng định về mặt pháp lí: "chúng tôi, Lâm thời Chính phủ của nước Việt Nam mới, đại biểu cho toàn dân tộc Việt Nam, tuyên bố thoát li hẳn quan hệ thực dân với Pháp, xoá bỏ hết những hiệp ước mà Pháp đã kí về nước Việt Nam, xoá bỏ tất cả mọi đặc quyền của Pháp trên đất nước Việt Nam”. - Vậy là Việt Nam "Sự thật đã thành một nƣớc tự do, độc lập". 3. Tuyên ngôn khẳng định quyết tâm của dân tộc Việt Nam bảo vệ độc lập, tự do bằng mọi giá, bằng tất cả tinh thần và lực lƣợc, tính mạng và của cải của toàn dân tộc Việt Nam. 4. Tƣ tƣởng lớn nổi bật lên ở đây: Việt Nam có quyền hƣởng độc lập, tự do và sự thật đã trở thành một nƣớc tự do, độc lập. Vì vậy cả dân tộc quyết tâm giữ vững quyền tự do, độc lập ấy. 1- Tuyên ngôn độc lập - sự tiếp tục truyền thống và sự phát triển ở thời hiện đại Chỉ ra sự tiếp nối giữa thơ Thần, Bình Ngô Đại Cáo và Tuyên ngôn độc lập ? Với đất nƣớc ta, một quốc gia dân tộc có lịch sử 4000 năm nhƣng gần hai ngàn năm phải chống ngoại bang xâm lƣợc, đô hộ, đồng hoá để bảo vệ độc lập dân tộc chủ quyền quốc gia, đây không phải là lần Tuyên ngôn độc lập thứ nhất. Hơn 1000 năm trƣớc, khi quân xâm lƣợc Tống (Trung Quốc) kéo sang giày xéo bờ cõi, dƣới dạng một bài thơ, vẫn quen gọi là thơ Thần, chúng ta đã tuyên bố "Sông núi nước Nam vua Nam ở ". Hơn năm trăm năm trƣớc, sau thắng lợi của sự nghiệp giải phóng dân tộc khỏi ách đô hộ nhà Minh, cùng phong kiến Trung Quốc trong bài Cáo bình Ngô, chúng ta lại một lần nữa tuyên bố nền độc lập trong không khí hào sảng: "Như nước Đại Việt ta ... hùng cứ một phương ". Và bây giờ là Tuyên ngôn độc lập vẫn với một tinh thần nhƣ vậy. Độc lập, tự do cho dân tộc chủ quyền quốc gia đã trở thành lẽ sống còn, trƣớc hết và trên hết mọi lẽ truyền từ đời này sang đời khác của dân tộc chúng ta. - Tuy nhiên, nếu nhìn lại lịch sử so với thơ Thần và Bình Ngô Đại Cáo, ta thấy rất rõ điều này: Tuyên ngôn độc lập là đỉnh mốc cao nhất đánh dấu bƣớc phát triển lớn lao nhất của lịch sử phát triển quốc gia dân tộc bởi mấy lẽ chính: + Thứ nhất: Tuyên ngôn độc lập không phải chỉ thuần tuý là tuyên ngôn về quyền độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia mà còn là một tuyên ngôn cách mạng, là lời tuyên bố xoá bỏ chế độ quân chủ phong kiến mấy mƣơi thế kỷ lập nên chế độ dân chủ cộng hoà, cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc thắng lợi, làm cuộc cách mạng, xã hội thành công; Từ đó khẳng định con đƣờng đi mới của dân tộc. Tuyên ngôn độc lập đã đồng thời tuyên bố hai sự nghiệp: bƣớc kế tục truyền thống của cha ông; bƣớc đi vĩ đại của con cháu ở thời hiện đại. Mang cả hai nội dung, hoà âm của cả hai âm hƣởng này là điều mà các bản tuyên ngôn trƣớc chƣa kịp có đƣợc. + Thứ hai: Đây không còn là tuyên ngôn trong môi trƣờng phƣơng Đông, thực chất là "Môi trường Trung Hoa" hạn hẹp ở thế tay đôi giữa ta với Trung Quốc nhƣ một thời đã qua. Tuyên ngôn độc lập là sự hiện diện của dân tộc ta giữa thế giới rộng lớn, với những lời "tuyên bố trịnh trọng" trƣớc toàn thế giới. Dẫn Tuyên ngôn độc lập của nƣớc Mĩ, Tuyên ngôn Nhân quyền và dân quyền của cách mạng Pháp chính là biểu hiện của sự mở ra, hoà vào đời sống cộng đồng thế giới của dân tộc chúng ta so với cái đời sống quẩn quanh trong các giáo lí, điển chƣơng Nho giáo ngày hôm trƣớc => Cho nên, tầm thế giới tầm nhân loại của Tuyên ngôn độc lập cũng là điều mà các áng hùng văn xƣa chƣa kịp có đƣợc. Vậy là chỉ mới đây, dân tộc còn nô lệ, đất nƣớc còn chƣa có tên riêng (nó mang tên xứ https://www.facebook.com/vanhocvanhungcamnhan/ VĂN HỌC VÀ NHỮNG CẢM NHẬN An Nam thuộc Pháp), xã hội còn là xã hội phong kiến thuộc địa cũ kĩ, tù đọng. Hôm nay chúng ta đã là nƣớc Việt Nam dân chủ cộng hoà đứng giữa nhân loại trên thế giới. Những nội dung, khí phách nhƣ thế đã cất vang lên, vang động khắp hoàn cầu bằng Tuyên ngôn độc lập. - Tuyên ngôn độc lập là kết quả của một quá trình vận động hoàn toàn mới của dân tộc. Từ Tuyên ngôn độc lập, một âm hƣởng mới, một kỷ nguyên mới của đất nƣớc bắt đầu => Tạo nên vẻ đẹp của bản hùng văn. 2- Tuyên ngôn độc lập toát lên vẻ đẹp của lập luận, diện mạo nội dung, tƣ tƣởng chính trị, pháp lí - Tuyên ngôn độc lập là văn bản tuyên bố về quyền độc lập tự do thiêng liêng của dân tộc, về chủ quyền quốc gia. Kết tinh trong nó quyền lợi và nguyện vọng tha thiết của dân tộc, đồng thời thể hiện khí phách của dân tộc ấy đƣợc hun đúc trong cả một lịch sử hình thành, phát triển. Nó là những dự kiến tƣơng lai xán lạn khi một dân tộc, một nhân dân, đất nƣớc đã làm chủ đƣợc vận mệnh của mình và quyết tâm bảo vệ quyền lợi ấy trƣớc bất cứ thế lực ngoại xâm đô hộ nào. Nội dung tƣ tƣởng ấy đã đƣợc thể hiện tài tình bằng những lý lẽ đanh thép, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng đầy sức thuyết phục . Em có nhận xét gì về phần mở đầu? - Mở đầu tuyên ngôn đƣa ra một chân lý đã đƣợc ghi nhận qua thử thách của lịch sử tiến hoá nhân loại . a Phần một: Chân lý về quyền sống, quyền tự do và quyền mƣu cầu hạnh phúc của con ngƣời. Từ chân lý ấy dẫn tới một chân lý khác. Đó là chân lý về quyền của các dân tộc: ''Tất cả các dân tộc ... tự do ''. Đã thừa nhận chân lý này ắt phải thừa nhận chân lý kia bởi chân lý sau là hệ quả tất yếu của chân lý thứ nhất, và phủ nhận những gì vi phạm nó . => Nhƣ vậy bằng sự dẫn dắt, mở rộng tất yếu từ "quyền con người" đến "quyền dân tộc", TNĐL đã xác lập đƣợc căn cứ vững chắc, đã nêu lên một lẽ phải ''không ai chối cãi được'' để khẳng định quyền độc lập tự do của dân tộc ta. Nêu lên căn cứ để lên án mọi âm mƣu, hành động xâm phạm đến chủ quyền ấy . - Về góc độ tƣ tƣởng : Tƣ tƣởng về ''Quyền của các dân tộc '' là một đóng góp lớn của TNĐL: ''cống hiến nổi tiếng của cụ HCM vào kho tàng tinh hoa tư tưởng nhân loại. Bởi vì tư tưởng này là sự nâng cao giá trị, tầm vóc nhân bản của tư tưởng, của nguyên tắc về quyền của con người ''(Giáo sƣ Singô Sibita). Nghĩa là con ngƣời phải biết vƣơn tới quyền lợi của cộng đồng. Mặt khác, tƣ tƣởng nguyên tắc ''Quyền của các dân tộc '' còn là cơ sở để nhân loại thấy rằng giai cấp tƣ sản trong khi nêu cao nhân quyền, dân quyền lại mở rộng quyền xâm phạm tàn bạo, bóc lột dã man các dân tộc khác. Đó là vô nhân đạo và phi nghĩa. - Cả hai mặt đạo lý và pháp lý đều hết sức sáng tỏ trong nguyên tắc về ―quyền dân tộc '' mà tuyên ngôn độc lập xây dựng làm căn cứ lập luận của mình . - Trong bối cảnh lịch sử của nƣớc ta, việc xác lập căn cứ lập luận này còn thể hiện một sự sắc sảo và khôn khéo. Thời bấy giờ, những tƣ tƣởng tiến bộ của chủ nghĩa tƣ bản còn có ma lực thuyết phục, quyến rũ lí trí, tình cảm của con ngƣời. Hai bản tuyên ngôn nổi tiếng của Pháp và Mỹ đang ảnh hƣởng rộng rãi. Thế giới còn chƣa biết nhiều đến Luận cƣơng dân tộc của Lê Nin, tƣ tƣởng nhân văn của cách mạng XHCN tháng Mƣời vì những tƣ tƣởng này bị bao bọc bởi lớp sƣơng mù của tƣ tƣởng tƣ sản. Trích dẫn tƣ tƣởng về quyền con ngƣời trong hai bản tuyên ngôn của Mỹ và Pháp lập tức tạo đƣợc sự công nhận tối đa, sự thông suốt. Trong tranh luận, để bác bỏ luận điệu của một đối thủ nào đó không gì thú vị và đích đáng hơn là dùng chính lí lẽ của đối thủ ấy. Dẫn các lẽ phải do chính họ đã phải đổ máu xƣơng, trí não mới có đƣợc cũng là cách lấy ''gậy ông đập lưng ông ''. Nhƣ để cho thiên hạ thấy rằng: nếu chúng lăm le xâm lƣợc nƣớc ta là chúng đã phản bội truyền thống tổ tiên. Điều mà những ngƣời có lƣơng tâm, phẩm cách không bao giờ làm . => Chỉ bằng đoạn văn ngắn mở đầu, TNĐL đã đƣa ra căn cứ, lí lẽ xác đáng cho lập luận. Quá trình dẫn dắt tới căn cứ, lập luận này hết sức chính xác, chặt chẽ, thể hiện độ nhạy bén chính trị, sự sắc sảo trí tuệ cao độ . b. Phần hai https://www.facebook.com/vanhocvanhungcamnhan/ VĂN HỌC VÀ NHỮNG CẢM NHẬN Tiếp theo, đối chiếu với nguyên lí rõ ràng trên, TNĐL đã đƣa ra một thực tế: “ Thế mà hơn ... đồng bào ta ''. Đƣa nhƣ vậy là đƣa dƣới dạng một phản đề. Phản đề này cùng chính đề đã nêu có nghĩa là: những lẽ phải không ai chối cãi đƣợc, những lẽ phải do chính nƣớc Pháp và Mỹ đƣa ra trong lịch sử đấu tranh cho những tiến bộ của xã hội mình đã bị chà đạp, vi phạm trắng trợn. => Kết luận lên án, phản đối sự vi phạm hành động chà đạp ấy tất yếu sẽ đƣợc dấy lên trong dƣ luận . - Tuyên ngôn độc lập tạo ra mạch hệ thống xƣơng cốt giữa chính đề, phản đề => thuyết phục về mặt lý trí, là lí luận để chứng minh rằng quyền độc lập, tự do, hạnh phúc của dân tộc ta là chân chính. Nó là bức thành lí lẽ mà mọi luận điệu có dã tâm dù biện bác đến đâu cũng bị đánh đổ. Quá trình diễn biến lịch sử đƣợc trình bày tập trung trong 5 năm từ mùa thu 1940 đến khi dân tộc ta giành đƣợc độc lập bằng Cách mạng tháng Tám có một ý nghĩa vô cùng quan trọng. Cả một thực tế lịch sử đƣợc trình bày từ hai góc độ: Góc độ 1: + Tổng hợp, tóm tắt tội ác của Pháp trong toàn bộ lịch sử đô hộ của chúng bằng những kết luận rút ra từ thực trạng đô hộ ở hai mặt bao quát là chính trị và kinh tế . Góc độ 2: + Phân tích sâu, cụ thể khoảng thời gian điển hình 5 năm . => Chính hai góc độ này đã giúp mọi ngƣời và thế giới nhận ra vấn đề của đất nƣớc, dân tộc ta một cách đúng đắn. Nó vạch rõ cả một lịch sử ''khai hoá, ''bảo hộ '' thực chất đã diễn ra nhƣ thế nào đối với dân tộc ta. Nó vạch trần rằng thực dân Pháp không còn một chút quyền lợi, quyền lực nào đối với Việt Nam vì nƣớc ta không còn là thuộc địa Pháp nữa. * HCM đã vạch trần luận điệu điêu trá của thực dân Pháp nhằm chuẩn bị chiếm lại Việt Nam. + Chúng kể công ''bảo hộ '' Việt Nam nhƣng thực chất là chúng đã dâng Đông dƣơng hai lần cho Nhật . + Chúng kể công ''khai hoá'' Việt Nam nhƣng thực chất là chúng bóc lột, áp bức đẩy dân tộc ta tới nguy cơ diệt chủng trong nạn đói 1945 . + Chúng nhân danh Đồng minh trở lại Việt Nam > Nó thể hiện tƣ thế bản lĩnh của dân tộc. Đó là hai mặt tạo thành chỉnh thể của TNĐL gồm lí lẽ (khẳng định chủ quyền quốc gia ) phủ định mọi mƣu toan hành động xâm phạm và mặt trữ tình (trong lập luận vững chắc). Những tuyên bố, những lí lẽ đều chất chứa phong thái điềm tĩnh, mực thƣớc và cao thƣợng hai mặt thống nhất ấy bao giờ cũng thống nhất và phân định rõ ràng: Ta và chúng. Ta và nhân loại, thế giới => để vừa lập luận với ''mọi người'', '' với công luận '' vừa khẳng định, thể hiện mình. Bởi thế TNĐL nhƣ có ngƣời đã nhận xét là https://www.facebook.com/vanhocvanhungcamnhan/ VĂN HỌC VÀ NHỮNG CẢM NHẬN ''một văn kiện chính trị pháp lí có giá trị thời đại và vượt ra khỏi Việt Nam, có giá trị thế giới, vượt khỏi phạm vi thời gian, có giá trị lịch sử "(luật sƣ Ngô Bá Thành ). 3- TNĐL - vẻ đẹp của nghệ thuật văn chƣơng chính luận - Ngoài cái tài tình của lập luận, cái sắc sảo của trí tuệ, TNĐL còn có vẻ đẹp của tâm hồn; Tình cảm tác giả hoà đồng trong từng nỗi đau hay khí phách hào hùng, đức hy sinh cao cả của dân tộc mà theo đó ngôn từ tuôn chảy, tạo nên vẻ đẹp của nghệ thuật văn chƣơng . - Trong TNĐL có thể nhận ra hai cung bậc của giọng văn: Một cung bậc của giọng văn dứt khoát, mạnh mẽ. Một cung bậc với một từ chuyển tiếp ''Thế mà ''đã trầm lắng hẳn xuống đƣa ngƣời đọc trở lại với hiện thực, dẫn ngƣời đọc đi vào cõi sâu xa của nỗi niềm. Sau khi đối chiếu chân lí đƣơng nhiên về quyền con ngƣời, quyền của các dân tộc nhìn lại thực trạng trải qua của dân tộc mình trong hơn 80 năm đô hộ, dƣờng nhƣ ngƣời viết đã bị một xung động tình cảm lớn. Cảnh ngộ trầm luân của dân tộc hiện ra trƣớc mắt Bác. Bác viết tiếp phần này trong nỗi niềm xót xa thƣơng cảm: ''Thế mà hơn 80...''nhƣ một tiếng thở dài uất hận . Kết cấu của ngôn từ cũng bộc lộ rõ cái tình của tác giả. Điểm lại lịch sử đất nƣớc bị đô hộ nhƣ một bản án đối với chế độ thực dân Pháp tóm tắt, các đoạn, câu đƣợc bố trí . + Đoạn về chính trị: là trật tự (dài - ngắn - dài) + Đoạn về kinh tế : là trật tự (ngắn - dài - ngắn ) => Cả phần lên xuống phập phồng, thổn thức theo đau thƣơng và căm giận . + Trong một câu cũng vậy, chúng đứng tách bạch và dứt khoát không kéo liền nhau vì yêu cầu rõ ràng, nhấn mạnh từng ý từng điểm. Mỗi câu thƣờng có hai vế. Vế một lên án đanh thép, vế hai nêu hậu quả nỗi khổ nhục mà dân tộc ta phải gánh chịu giọng trầm lắng xót xa . - Là luận văn chính trị nhƣng lối diễn đạt của TNĐL rất giầu hình ảnh, góp phần tạo dựng hình hài của những nội dung . VD: Tội ác của thực dân Pháp: ''Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể máu ''. Miêu tả kẻ thù, cái thảm hại của Pháp trƣớc phát xít Nhật thì dùng những hình ảnh ''quì gối đầu hàng '', "mở cửa nước ta rước Nhật” - Ngôn từ chọn lọc, chính xác, phản ánh đúng nội dung ý nghĩa, bản chất sự việc, hiện tƣợng thể hiện sâu sắc tƣ tƣởng và tình cảm . - Lời tuyên bố giản dị nhƣng có sức thuyết phục cao. Trí tuệ sắc sảo nhƣng đầy tâm huyết. Sức thuyết phục cao xuất phát từ lý lẽ sự thật. Sức mạnh của chính nghĩa bao giờ cũng đồng thời là sức mạnh của sự thật. Bởi vậy tác giả láy đi láy lại hai chữ ''sự thật'' ''sự thật là'' và cuối cùng thì: ―Nước Việt Nam...và sự thật đã thành một nước tự do, độc lập ,,. Đấy là những điệp khúc nối tiếp nhau tăng thêm âm hƣởng hùng biện của bản Tuyên ngôn. - TNĐL đã đáp ứng đƣợc tất cả yêu cầu mà lịch sử dân tộc và thời thế lúc bấy giờ đòi hỏi. Đáp ứng bằng một nghệ thuật chính luận cao, với những lời lẽ dễ hiểu mộc mạc, lối diễn đạt bình dị, những lí lẽ, lập luận vững chắc đanh thép . + Đáp ứng bằng những dẫn chứng tiêu biểu giầu tiếng nói tự thân . + Đáp ứng bằng phong cách ngôn ngữ kết hợp hài hoà giữa trữ tình và chính luận, châm biếm sắc sảo giàu chất trí tuệ trên cái nền của một phong thái điềm tĩnh nhƣng tha thiết mạnh mẽ, kiên quyết nhƣng khiêm nhƣờng, đúng mực . - TNĐL là bài thơ Thần, là Bình Ngô Đại Cáo của thời đại mới. Tuyên ngôn độc lập rửa cái nhục ngàn năm, tiếp bƣớc tiên tổ tiến vào tƣơng lai. https://www.facebook.com/vanhocvanhungcamnhan/ VĂN HỌC VÀ NHỮNG CẢM NHẬN TÂY TIẾN – QUANG DŨNG I/ Tìm hiểu chung 1/ Tác giả (1921- 1988) - Sinh ra ở Hà Tây, sống chủ yếu và mất ở Hà Nội. - Rất mực tài hoa: làm thơ vẽ tranh, viết văn, làm thơ, soạn nhạc… nhƣng thành công nhất vẫn là thơ ca. - Tham gia kháng chiến, từng làm đại đội trƣởng đoàn quân Tây Tiến . - Tác phẩm tiêu biểu : + Truyện: ―Mùa hoa gạo, rừng biển quê hƣơng ‖ + Thơ: ―Mây đầu ô …‖, ―Tuyển tập thơ văn Quang Dũng‖. Nhƣng tên tuổi của Quang Dũng có lẽ đã gắn liền với bài thơ Tây Tiến. Bài thơ ra đời vào năm 1948 in trong tập ―Mây đầu ô‖ là bài thơ tiêu biểu nhất của thơ ca kháng chiến chống Pháp. 2/ Hoàn cảnh sáng tác - Tây Tiến là một phân hiệu bộ đội đƣợc thành lập đầu năm 1947, Quang Dũng làm đại đội trƣởng . Thành phần chủ yếu của đơn vị là thanh niên trí thức Hà Nội. Nhiệm vụ của họ là phối hợp với bộ đội Lào bảo vệ biên giới phía Tây. Cuối 1947, Tây Tiến giải thể để thành lập trung đoàn 52. Quang Dũng cũng chuyển sang đơn vị khác ở Phù Lƣu Chanh, nhớ đơn vị cũ sáng tác bài thơ, ban đầu có tên ―Nhớ Tây Tiến‖, sau đổi là ―Tây Tiến‖. VĂ Ữ ẬN 3/ Chủ đề : Bài thơ thể hiện nỗi nhớ của tác giả về cuộc sống chiến đấu gian khổ hào hùng của nguời lính Tây Tiến, qua đó ca ngợi phẩm chất anh hùng, tinh thần yêu nƣớc, giàu lòng hi sinh của những ngƣời chiến sĩ CM. 4/ Bố cục: Đoạn 1: Bao trùm là nỗi nhớ Tây Tiến, hình ảnh thiên nhiên Tây Bắc hùng vĩ dữ dội khác thƣờng, và hình tƣợng ngƣời lính với những chặng đƣờng hành quân gian khổ sâu nặng nghĩa tình quân dân. Bút pháp nghệ thuật lãng mạn với những nét vẽ chắc khỏe gân guốc dựng lên bức tranh thiên nhiên hoành tráng. Sử dụng biện pháp đối lập tƣơng phản. Đoạn 2: Nỗi nhớ về những cảnh sinh hoạt của ngƣời lính với đêm liên hoan văn nghệ, vẻ đẹp của sông nƣớc Tây Bắc hiện thực mà huyền ảo. Tác giả sử dụng nghệ thuật hài hòa với những nét vẽ mềm mại tinh tế, tạo nên bức tranh lụa mƣợt mà. Cảm xúc lãng mạn thể hiện qua việc hƣớng tới những màu sắc có tính chất xứ lạ phƣơng xa (man điệu, nhạc về Viên Chăn)... Đoạn 3: Trực tiếp dựng tƣợng đài lãng mạn và bi tráng về hình tƣợng ngƣời lính (vẻ đẹp lãng mạn bi tráng thể hiện qua 4 nội dung). Bút pháp nghệ thuật lãng mạn: trên cơ sở hiện thực mà lãng mạn, sử dụng nghệ thuật đối lập tƣơng phản. Đoạn cuối: Nhớ lời thề trƣớc buổi lên đƣờng thể hiện vẻ đẹp tƣ thế lên đƣờng một đi không về dù ở đâu tâm hồn cũng trở về với đoàn quân Tây Tiến. II/ Đọc hiểu tác phẩm 1/ Hai dòng thơ đầu: nỗi nhớ Tây Tiến da diết trong tâm tƣởng nhà thơ : Mở đầu bài thơ là nỗi nhớ mênh mang, da diết, hai câu thơ mang cảm xúc chủ đạo của toàn bài: Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi https://www.facebook.com/vanhocvanhungcamnhan/ VĂN HỌC VÀ NHỮNG CẢM NHẬN - Đối tƣợng của nỗi nhớ là con Sông Mã, con sông gắn liền với chặng đƣờng hành quân của ngƣời lính. Đối tƣợng nhớ thứ hai là nhớ Tây Tiến, nhớ đồng đội, nhớ bao gƣơng mặt một thời chinh chiến. Nỗi nhớ ấy đƣợc bật lên thành tiếng gọi tha thiết ―Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi‖ gợi lên bao nỗi niềm lâng lâng khó tả. Đối tƣợng thứ ba của nỗi nhớ đó là ―nhớ về rừng núi‖ . Rừng núi là địa bàn hoạt động của Tây Tiến với bao gian nguy, vất vả nhƣng cũng thật trữ tình, lãng mạn. Nhƣng nay, tất cả đã ―xa rồi‖. ―Xa rồi‖ nên mới nhớ da diết nhƣ thế. Điệp từ nhớ đƣợc nhắc lại hai lần nhƣ khắc sâu thêm nỗi lòng của nhà thơ. Đặc biệt tình cảm ấy đƣợc Quang Dũng thể hiện bằng ba từ ―Nhớ chơi vơi‖, cùng với cách hiệp vần ―ơi‖ ở câu thơ trên làm nổi bật một nét nghĩa mới: ―Chơi vơi‖ là trạng thái trơ trọi giữa khoảng không rộng, không thể bấu víu vào đâu cả. ―Nhớ chơi vơi‖ có thể hiểu là một mình giữa thế giới hoài niệm mênh mông, bề bộn, không đầu, không cuối, không thứ tự thời gian, không gian. Đó là nỗi nhớ da diết, miên man, bồi hồi, bâng khuâng, sâu lắng làm cho con ngƣời có cảm giác đứng ngồi không yên. Câu cảm thán , cách gọi thân thƣơng ― Tây Tiến ơi ‖; điệp từ ― nhớ ‖: nhấn mạnh nỗi nhớ Cụm từ ― nhớ chơi vơi‖ : nỗi nhớ cồn cào, ám ảnh khôn nguôi… 2/ Sáu dòng thơ tiếp theo là nỗi nhớ về rừng núi Tây Bắc hiểm trở, hoang sơ, hùng vĩ, con đƣờng hành quân giữa núi rừng miền Tây vừa hùng vĩ, hiểm trở lại vừa thơ mộng trữ tình đƣợc cảm nhận bằng cảm hứng lãng mạn và tâm hồn lãng mạn hào hoa: Sài Khao sƣơng lấp đoàn quân mỏi Mƣờng Lát hoa về trong đêm hơi Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm Heo hút cồn mây súng ngửi trời Ngàn thƣớc lên cao, ngàn thƣớc xuống Nhà ai Pha Luông mƣa xa khơi V Ă N H Ữ M Ậ a. Thiên nhiên hùng vĩ, dữ dội, hiểm nguy nhƣng không ngăn nổi bƣớc chân ngƣời lính: - Thiên nhiên khắc nghiệt: ―Sài Khao sƣơng lấp đoàn quân mỏi‖. Trên đỉnh Sài Khao, sƣơng dày đến độ ―lấp‖ cả đoàn quân. Đoàn binh hành quân trong sƣơng lạnh giữa núi rừng trùng điệp. Chữ ―mỏi‖ làm hiện lên trƣớc mắt ta hình ảnh của một đoàn quân rã rời. - Dƣới ngòi bút của Quang Dũng, con đƣờng hành quân mở ra với biết bao nhiêu khó khăn gian khổ. Đƣờng đi toàn dốc cao, vực thẳm đƣợc diễn tả với nhiều từ láy tạo hình: ―khúc khuỷu‖ (quanh co khó đi), ―thăm thẳm‖ (diễn tả độ cao, độ sâu), ―heo hút‖ (xa cách cuộc sống con ngƣời). Câu thơ sử dụng nhiều thanh trắc đi liền nhau ―dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm‖ (bảy chữ mà đã có tới năm chữ là thanh trắc) khiến khi đọc lên ta có cảm giác trúc trắc, mệt mỏi nhƣ đang cùng hành quân với đoàn binh vậy. Có thể hình dung ngƣời lính Tây Tiến vừa leo lên đƣợc đỉnh dốc đã mệt mỏi lắm rồi lại phải đổ xuống một con dốc khác và cứ thế cuộc hành quân kéo dài với dốc cao vực thẳm. - Câu thơ ―Heo hút cồn mây súng ngửi trời‖ sử dụng phép nhân hóa ―súng ngửi trời‖ làm hiện lên hình ảnh: núi cao heo hút, mây nổi thành cồn trên đỉnh núi, ngƣời lính đi trên đỉnh núi mà nhƣ đi trên mây. Mũi súng đeo sau vai nhƣ chạm đến trời xanh ―ngửi trời‖. Thật là một hình ảnh ngạo nghễ có chút gì rất hóm hỉnh đùa vui kiểu lính. Chính vì chất lính trẻ trung ấy mà trƣớc thiên nhiên dữ dội ngƣời lính Tây Tiến không bị mờ đi mà nổi lên đầy thách thức. - Thiên nhiên không còn là đối tƣợng để thƣởng thức ngắm nhìn nữa mà là đối thủ: ―Ngàn thƣớc lên cao, ngàn thƣớc xuống‖. Hết lên lại xuống, xuống thấp lại lên cao, đèo nối đèo, dốc tiếp dốc, không dứt. Câu thơ đƣợc tạo thành hai vế tiểu đối: ―Ngàn thƣớc lên cao // ngàn thƣớc xuống‖ nhƣ bị bẻ đôi, diễn tả con dốc với chiều cao, sâu rợn ngợp: nhìn lên cao chót vót, nhìn xuống sâu thăm thẳm. Cuộc sống hành quân vất vả , hi sinh nhƣng họ không hề nản chí. + Hàng loạt địa danh đƣợc dùng theo lối liệt kê: Sài Khao , Mƣờng Lát , Pha Luông → gợi sự xa xôi, hẻo lánh, hoang dã. https://www.facebook.com/vanhocvanhungcamnhan/ VĂN HỌC VÀ NHỮNG CẢM NHẬN + Âm ơi cùng thanh bằng cuối câu: gợi không khí mông lung nhƣ lạc vào chốn phiêu lƣu mạo hiểm. + Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm: phác họa cảnh núi rừng hiểm trở, gập ghềnh . Điệp từ ―dốc‖ + thanh trắc + từ láy → diễn tả cuộc chuyển quân đầy nguy hiểm, vất vả, núi rừng Tây Bắc hiểm trở, hoang vu… → Bút pháp tả thực, đầy chất thơ, giàu chất gợi hình, gợi chiều cao, chiều rộng, tô đậm sự gian khổ. + Vận dụng thủ pháp đối lập (núi cao, dốc thẳm, ngàn thƣớc lên cao, ngàn thƣớc xuống …) → Tạo cảm giác rợn ngƣời . + Thanh điệu biến hóa linh hoạt + thanh trắc → Miêu tả cảnh hùng vĩ, nên thơ của Tây Bắc, tạo vẻ độc đáo riêng . + Từ ngữ rất Quang Dũng, rất lính ―súng ngửi trời‖ + Dựng khung cảnh ma thiêng, nƣớc độc: oai linh thác gầm thét, cọp trêu nguời… + Nhớ sự hi sinh của ngƣời lính Tây Tiến với cảm hứng bi tráng ―bỏ quên đời‖: xem cái chết nhẹ tựa lông hồng.  Bút pháp tả thực và lãng mạn đan xen mô tả sự khốc liệt, dữ dội nhƣng rất đỗi thơ mộng, trữ tình . b. Thiên nhiên Tây Bắc với những nét vẽ mơ mộng trữ tình - Có cảnh đoàn quân đi qua bản Mƣờng Lát vào ban đêm và phát hiện ra vẻ đẹp trữ tình ―hoa về trong đêm hơi‖. ―Hoa về‖ nghĩa là hoa nở. ―Đêm hơi‖ là đêm sƣơng. Hai hình ảnh ấy đặt cạnh nhau tạo nên một không gian thơ mộng. Có thể hiểu ngƣời lính hành quân trong gian khổ nhƣng tâm hồn lúc nào cũng luôn lạc quan, yêu đời làm bạn với hoa rừng, sƣơng núi. - Có cảnh đoàn quân đi trong mƣa vừa hùng vĩ lại rất nên thơ: ―Nhà ai Pha Luông mƣa xa khơi‖. Câu thơ đƣợc dệt bởi những thanh bằng liên tiếp, gợi tả sự êm dịu, tƣơi mát của tâm hồn những ngƣời lính trẻ, trong gian khổ vẫn lạc quan thơ cũng chậmẬN lại, âm điệu nhẹ nhàng nhƣ phút VĂ yêu đời. Nhịp Ữ nghỉ chân hiếm hoi của ngƣời lính. Trong màn mƣa rừng, tầm nhìn của ngƣời chiến binh Tây Tiến vẫn hƣớng về những bản mƣờng, những mái nhà dân hiền lành và yêu thƣơng. Tất cả nhạt nhòa trong màn mƣa rừng dày đặc. Bức tranh mang cái lãng mạn của núi rừng miền Tây, vừa có cái dữ dội hiểm nguy nhƣng lại có cái trữ tình đáng nhớ. 3. Bốn câu thơ tiếp theo nhà thơ miêu tả sự hi sinh gian khổ của ngƣời lính đồng thời tô đậm thêm sự dữ dội của chốn đại ngàn: - Sự dữ dội của núi rừng cũng vắt kiệt sức ngƣời, Quang Dũng không hề né tránh hiện thực: ―Anh bạn dãi dầu không bƣớc nữa/ Gục lên súng mũ bỏ quên đời‖. Ngƣời lính Tây Tiến trong cuộc hành quân gian khổ ấy đã có ngƣời ngã xuống vì kiệt sức. ―Dãi dầu‖ là dầm mƣa dãi nắng, vất vả khó nhọc. ―Không bƣớc nữa‖ là kiệt sức. ―Gục lên súng mũ‖ là ngã xuống. ―Bỏ quên đời‖ là hi sinh, mất mát. Nghệ thuật nói giảm nói tránh đã làm cho câu thơ giảm đi đau thƣơng mà thay vào đó là sự bi tráng, hào hùng. Ngƣời lính ra đi mà nhƣ đi vào giấc ngủ bởi họ đã khoác lên mình đôi cánh của lý tƣởng ―Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh”. - Gian khổ không chỉ là núi cao dốc thẳm, không chỉ là mƣa lũ thác ngàn mà còn có tiếng gầm của cọp beo nơi rừng thiêng nƣớc độc, nơi đại ngàn hoang vu: Chiều chiều oai linh thác gầm thét Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người ―Chiều chiều‖ rồi ―đêm đêm‖ (thời gian gợi sự hiểm nguy rình rập). Những âm thanh ấy, ―thác gầm thét‖, ―cọp trêu ngƣời‖, luôn khẳng định cái bí mật, cái uy lực khủng khiếp ngàn đời của chốn rừng thiêng nƣớc độc. 4. Hai dòng thơ cuối: Sau chặng đƣờng dài hành quân mỏi mệt, các chiến sĩ có dịp dừng chân lại ở một bản làng có tên gọi rất đỗi yêu thƣơng – Mai Châu. Hai câu cuối đoạn thơ, cảm xúc bồi hồi tha thiết: Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói/Mai Châu mùa em thơm nếp xôi https://www.facebook.com/vanhocvanhungcamnhan/ VĂN HỌC VÀ NHỮNG CẢM NHẬN - ―Nhớ ôi!‖ từ cảm thán mang tình cảm dạt dào. Khung cảnh đậm đà tình quân dân. Sau một thời gian dài hành quân vất vả giữa núi rừng phải chịu đói, chịu khát. Nay các anh đƣợc đồng bào tiếp đón bằng ―cơm lên khói‖ cùng mùi hƣơng ―thơm nếp xôi‖ thật là ấm lòng. Chính nơi đây, mọi khó khăn gian khổ nhƣ bị đẩy lùi mà thay vào đó là niềm lạc quan và tình thơ đong đầy. 5. Nghệ thuật: Đoạn thơ để lại một dấu ấn đẹp đẽ về thơ ca kháng chiến mà sự thành công là kết hợp hài hòa giữa khuynh hƣớng sử thi và cảm hứng lãng mạn. Bên cạnh đó còn có các yếu tố nghệ thuật: Sử dụng nhiều từ láy tạo hình, cách sử dụng thanh trắc, điệp từ, nhân hóa, đối lập…tất cả đã tạo nên một đoạn thơ hay và giàu giá trị. 2. Phân tích đoạn 2 (8 câu thơ tiếp: "Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa... Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa"): Cảnh đêm liên hoan văn nghệ và cảnh sông nƣớc miền Tây. 2.1. Bốn dòng thơ đầu: Cảnh đêm liên hoan văn nghệ Nếu ở đoạn 1 là cảnh thiên nhiên Tây Bắc hùng vĩ dữ dội khác thƣờng thì đến đoạn 2 là một bức tranh thiên nhiên Tây Bắc với vẻ đẹp mĩ lệ và thơ mộng. Những nét vẽ bạo khoẻ gân guốc để vẽ nên một bức tranh thiên nhiên Tây Bắc hiện thực vừa huyền ảo, thực mà vẫn đậm chất lãng mạn: "Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa... ...Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ " Khi đêm liên hoan văn nghệ bắt đầu thì tất cả bừng lên trong ánh sáng của lửa đuốc liên hoan. Con ngƣời và cảnh vật nhƣ ngất ngây trong những điệu múa điệu xoè, trong âm thanh rạo rực của tiếng khèn. Đêm liên hoan văn nghệ đẹp nhƣ hội hoa đăng. - Bốn câu thơ viết về cảnh đêm liên hoan văn nghệ có hai cách hiểu: Có ngƣời cho rằng đây là đêm liên hoan văn nghệ của bộ đội có đồng bào địa phƣơng đến góp vui. Nhƣng lại có ngƣời cho rằng đây là những ngƣời lính Tây Tiến đóng giả hoá trang thành những cô gái để cùng múa vui trong đêm liên hoan văn nghệ nhằm vợiVĂ bớt đi những gian Ữ khổ hi sinh của ẬNcuộc đời ngƣời lính. Dù hiểu theo cách nào thì câu thơ vẫn ngời lên vẻ đẹp tâm hồn lạc quan cách mạng của ngƣời lính Tây Tiến. Hai chữ "Kìa em" thể hiện tâm trạng ngạc nhiên, sung sƣớng vừa nhƣ ngắm nhìn vừa nhƣ thốt lên lời trầm trồ sung sƣớng khi chợt nhận ra vẻ đẹp của những dáng hồng sơn cƣớc, vẻ đẹp của những thiếu nữ Tây Bắc vừa lộng lẫy, rực rỡ với xiêm áo, những màu sắc vừa dịu dàng kín đáo với dáng điệu nàng e ấp. Đằng sau hai chữ "kìa em" ta nhƣ thấy cả những nụ cƣời, những ánh nhìn tinh nghịch của những chàng lính trẻ hồn nhiên, yêu đời. Tâm hồn lãng mạn của những chiến binh Tây Tiến thể hiện qua cảm hứng lãng mạn hƣớng về những màu sắc có tính chất xứ lạ phƣơng xa và những nhu cầu văn hoá tinh thần. Họ thật sự ngạc nhiên, ngƣỡng mộ trƣớc những điệu múa của ngƣời dân tộc (man điệu). Họ thực sự thích thú trƣớc âm thanh tiếng khèn gửi về những miền đất xa xôi (nhạc về Viêng Chăn). Những ngƣời lính vốn xuất thân từ học sinh, sinh viên đâu chỉ mang theo cuộc đời ngƣời lính những vũ khí, những súng ống, gƣơm đao... mà còn mang cả những nhu cầu văn hoá tinh thần. Họ tổ chức những đêm liên hoan văn nghệ. Họ ngất ngây trong âm thanh của tiếng khèn, họ biết thƣởng thức những vũ điệu của ngƣời dân tộc. Hình ảnh những cô gái Tây Bắc, nghệ thuật múa, nghệ thuật âm nhạc đã xây nên bao hồn thơ ở những ngƣời lính Tây Tiến. 2.2. Bốn dòng thơ sau: Cảnh sông nƣớc Tây Bắc mênh mang thơ mộng, huyền ảo - Nếu cảnh đêm liên hoan văn nghệ đem đến cho ngƣời đọc cảm giác mê say, ngất ngây thì cảnh sông nƣớc Tây Bắc lại gợi lên vẻ đẹp mênh mang thơ mộng, huyền ảo: "Người đi Châu Mộc chiều sương ấy Có thấy hồn lau nẻo bến bờ https://www.facebook.com/vanhocvanhungcamnhan/ VĂN HỌC VÀ NHỮNG CẢM NHẬN Có nhớ dáng người trên độc mộc Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa". Thiên nhiên mang vẻ đẹp huyền ảo với không gian và thời gian. Thời gian là buổi chiều tĩnh lặng đã lùi dần và khuất hẳn, cảnh Tây Bắc hoang sơ và huyền bí với "Chiều chiều oai linh thác gầm thét Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người" giờ chỉ còn lại một Tây Bắc với vẻ đẹp thơ mộng, không gian là cảnh sông nƣớc với đôi bờ sƣơng giăng, đôi bờ phơ phất ngàn lau. Dòng sông nhƣ chảy từ thời tiền sử, nhƣ mang nỗi niềm cổ tích của ngàn xƣa. Tác giả không miêu tả cụ thể, tỉ mỉ mà chỉ loáng thoáng vài nét gợi nhƣng đã vẽ nên một bức tranh lụa mƣợt mà. Tất cả đều thoáng nhẹ chiều sương, ngàn lau phơ phất mang cái hồn của cảnh vật. Con thuyền độc mộc và con ngƣời cũng một dáng vẻ thanh thoát. Nét bút thoáng nhẹ này rất phù hợp với cảnh thiên nhiên hƣ ảo, phù hợp với nỗi nhớ trong hoài niệm. Nổi bật bên trên dòng sông nhƣ nỗi niềm cổ tích là hình ảnh những thiếu nữ Tây Bắc với vẻ đẹp duyên dáng trên những con thuyền độc mộc. Họ đẹp nhƣ những bông hoa rừng trong chiều sương. Hai chữ "đong đưa" chứ không phải đung đưa đã biến những bông hoa thành những sinh thể có hồn. Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa... Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa" Hoa cũng nhƣ ngƣời dƣờng nhƣ đang làm duyên, soi mình trên sông nƣớc chòng chành. Những thiếu nữ Tây Bắc đẹp nhƣ những bông hoa rừng, cũng đã hoá tâm hồn với những ngƣời lính trẻ giờ đã trở thành kỉ niệm, là hành trang tinh thần không thể thiếu để họ mang theo suốt cuộc đời ngƣời lính. Đoạn thơ giầu chất nhạc, chất hoạ. Nhạc điệu cất lên từ âm thanh của tiếng khèn, từ tâm trạng rạo rực của ngƣời lính. Hình ảnh đƣợc tạo dựng bởi những nét vẽ tài hoa có màu sắc của xiêm áo có đƣờng nét của những VĂ điệu múa điệu xoè, dáng ngƣời trên con thuyền độc Ữ có hình ảnh,ẬN mộc. Tâm hồn lãng mạn của ngƣời lính Tây Tiến đã đƣợc xây dựng bằng chất nhạc chất hoạ và chất thơ. 3. Phân tích đoạn 3: Hình tƣợng ngƣời lính . Hình tƣợng ngƣời lính là hình tƣợng nổi bật của thơ ca, văn học hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ. Viết về anh bộ đội cụ Hồ, các tác giả đều có chung một cảm xúc yêu mến tự hào. Tuy nhiên, bên cạnh những vẻ đẹp chung, hình tƣợng ngƣời lính trong thơ ca còn có vẻ đẹp riêng. Nhớ về giai đoạn đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp, có hai kiểu hình tƣợng ngƣời lính đƣợc phản ánh trong thơ ca. Có hình tƣợng ngƣời lính mang vẻ đẹp chân thực mộc mạc qua cảm hứng và bút pháp hiện thực nhƣ Đồng chí của Chính Hữu, Nhớ của Hồng Nguyên, lại có hình tƣợng ngƣời lính mang vẻ đẹp lãng mạn nhƣ hình tƣợng ngƣời lính trong TâyTiến của Quang Dũng. - Khi dựng lên tƣợng đài ngƣời lính Tây Tiến, Quang Dũng đã sử dụng bút pháp nghệ thuật lãng mạn đem đến cho vẻ đẹp này một vẻ đẹp bi tráng. Vẻ đẹp lãng mạn bi tráng của ngƣời lính đƣợc thể hiện qua dáng vẻ và tinh thần. 3.1. Những chiến sĩ Tây Tiến mang dáng vẻ oai phong lẫm liệt: Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc/ Quân xanh màu lá dữ oai hùm. Viết về ngƣời lính Quang Dũng không né tránh những gian khổ hy sinh chỉ có điều hiện thực không đƣợc miêu tả một cách trần trụi mà đƣợc nhìn qua cảm hứng lãng mạn. Cũng nhƣ nhiều tác giả khác Quang Dũng cũng nói tới bệnh sốt rét hiểm nghèo từng hành hạ ngƣời lính từng gây nên tử vong. Tuy nhiên các tác giả khác thƣờng sử dụng bút pháp hiện thực còn Quang Dũng thì sử dụng bút pháp lãng mạn. Bệnh sốt rét hiểm nghèo đƣợc gọi đúng tên của nó trong bài thơ Đồng chí của Chính Hữu : https://www.facebook.com/vanhocvanhungcamnhan/ VĂN HỌC VÀ NHỮNG CẢM NHẬN Tôi với anh biết từng cơn ớn lạnh. Sốt run người vầng trán ướt mồ hôi Bài thơ của Tố Hữu thì trên gƣơng mặt của anh vệ quốc quân vẫn còn lƣu lại dấu vết của bệnh sốt rét hiểm nghèo, chứng tích của căn bệnh quái ác vẫn còn in hằn trên má anh vệ quốc. Giọt giọt mồ hôi rơi / Trên má anh vàng nghệ Quang Dũng cũng nói về bệnh sốt rét, về gian khổ hy sinh của những chiến binh Tây Tiến nhƣng trên cơ sở lãng mạn hoá hiện thực. Sự thực là do bệnh sốt rét nên ngƣời lính không mọc tóc trở lại, có cách hiểu khác không mọc tóc là không cho mọc tóc để thuận tiện trong đánh giáp lá cà, nhƣng qua cái nhìn lãng mạn thì mái đầu không tóc của anh ―vệ trọc‖ đã gợi lên vẻ đẹp oai phong lạ thƣờng. Sự thực là do bệnh sốt rét lại thiếu ăn mất ngủ nên da dẻ ngƣời lính xanh xao nhƣng qua cảm hứng lãng mạn thì màu xanh ấy lại hoà lẫn với lá nguỵ trang với rừng đại ngàn. Qua cái nhìn lãng mạn ngƣời lính hiện lên nhƣ mãnh hổ ngự trị giữa chốn rừng thiêng đúng là ngƣời lính ốm mà không yếu, sức mạnh tinh thần của họ vẫn làm cho kẻ thù phải khiếp sợ. 3.2. Tâm hồn ngƣời lính cũng mang một vẻ đẹp lãng mạn Mắt trừng gửi mộng qua biên giới Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm Lính Tây Tiến phần đông xuất thân từ học sinh, sinh viên, có ngƣời lại ra đi từ Hà Nội - ―Người Tràng an‖ là ngƣời Thủ đô thanh lịch. Chính vì vậy mà trong cuộc sống kháng chiến gian khổ những con ngƣời ra đi từ trƣờng xƣa phố cũ trong tâm hồn vẫn mang nhiều mộng và mơ. Họ mộng chiến công truy kích giặc qua biên giới Việt - Lào ―Mắt trừng‖ là để hƣớng về phía kẻ thù mài sắc tinh thần cảnh giác, quyết tâm chiến đấu. Tâm hồn ngƣời lính không chỉ mang nhiều mộng mà còn nhiều mơ. Họ mơ về một đôi mắt huyền, một mái tóc thề, một tà áo trắng, một dáng kiều thơm. Họ mơ về Hà Nội ―Dáng kiều thơm‖ là để tâm hồn về với ngƣời thƣơng nơi Hà Thành hào hoa thanh lịch, chữ ― thơm‖ trong câu thơ là đồng nghĩa với sắc nƣớc hƣơng trời. Những ngƣời nông dân mặc áo lính Chính Hữu, Nhớ - của Hồng VĂ trong bài thơ NHỮĐồng chí - của ẬN Nguyên, tâm hồn chân thành mộc mạc nhƣ ca dao tục ngữ họ có nhớ về kỷ niệm là nhớ về Giếng nước gốc đa, gian nhà tranh gió lung lay, Nhớ về bạn thân cày Nhớ - Hồng Nguyên, còn lính Tây Tiến của Quang Dũng lại thắp sáng tâm hồn mình bằng mộng và mơ. Cách diễn đạt của tác giả có phần sách vở khi dùng hình ảnh dáng kiều thơm để nói về ngƣời phụ nữ đẹp dễ thƣơng, điều này lại có tác dụng phản ánh những ngƣời lính vốn xuất thân từ học sinh, sinh viên, cách nói ―Dáng kiều thơm" chứng tỏ tâm hồn họ thấm nhuần vẻ đẹp của những áng Kiều, Chinh Phụ Ngâm, Hoa Tiên mà đã một thời họ đƣợc học khi ngồi trên ghế nhà trƣờng. 3.3. Vẻ đẹp lãng mạn và bi tráng của ngƣời lính Tây Tiến còn đƣợc thể hiện qua tƣ thế lên đƣờng vì lý tƣởng và sự hy sinh cao đẹp. - Tƣ thế lên đƣờng: Ngƣời lính lên đƣờng chiến đấu hy sinh vì lý tƣởng trong Tây Tiến với tƣ thế chiến đấu coi cái chết nhẹ tựa lông hồng: Rải rác biên cương mồ viễn xứ/ Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh Lại một lần nữa khi viết về ngƣời lính, về chiến tranh, Quang Dũng không né tránh những hy sinh mất mát, cái bi thƣơng đƣợc gợi lên qua hình ảnh những nấm mồ hoang nơi rừng sâu biên giới. Những nấm mồ nơi rừng sâu không ngƣời hƣơng khói, ít ngƣời qua lại gợi lên sự bùi ngùi thƣơng cảm xót xa. Tuy nhiên cứ mỗi khi chìm vào trong đau thƣơng thì cảm xúc thơ của Quang Dũng đƣợc nâng lên đôi cánh lý tƣởng của cảm hứng lãng mạn. Cái bi thƣơng dƣờng nhƣ đƣợc vợi đi bởi câu thơ xuất hiện nhiều từ Hán Việt mang sắc thái trang trọng cổ kính ―Biên cương mồ viễn xứ‖ đã biến những nấm mồ hoang nơi rừng sâu biên giới thành những mồ chí tôn nghiêm vĩnh hằng. Cái bi thƣơng bị át đi bởi vẻ đẹp lý tƣởng: Chiến trƣờng đi chẳng tiếc đời xanh https://www.facebook.com/vanhocvanhungcamnhan/ VĂN HỌC VÀ NHỮNG CẢM NHẬN Hai chữ ―chẳng tiếc‖ đặt giữa câu thơ nói lên thái độ thanh thản dứt khoát, hoàn toàn tự nguyện của những con ngƣời quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh. Đời xanh gợi tuổi trẻ với bao hoa mộng, hy vọng nhiều là thế đẹp là thế đáng yêu là thế mà sẵn sàng hiến dâng cho Tổ quốc, hỏi có sự hy sinh nào cao đẹp hơn thế? - Cái chết của ngƣời lính đƣợc bao phủ bởi hào quang của cảm hứng lãng mạn và bi tráng: áo bào thay chiếu ... khúc độc hành Nếu bằng cái nhìn hiện thực trần trụi đơn thuần thì cái chết của ngƣời lính gợi lên bao niềm thƣơng cảm xót xa khi các anh về nơi an nghỉ cuối cùng một manh chiếu che thi thể cũng không có, vẫn có một cách hiểu khác về câu thơ áo bào thay chiếu (là có chiếu mà không có áo bào) nhƣng qua cái nhìn lãng mạn thì chiếc áo ngƣời lính bạc vì mƣa nắng, rách vì bom đạn đã trở thành chiếc áo bào sang trọng. Ngƣời lính ra đi dẫu không có tiếng kèn đƣa tiễn của đám quân nhạc thì đã có khúc độc hành của dòng sông Mã, với chữ ―gầm‖, sông Mã đã gầm lên, tác giả đã trao cho con sông khúc nhạc hồn tử sĩ vừa đau thƣơng vừa uất hận. Dƣờng nhƣ cả đất trời, cả quê hƣơng đang nghiêng mình tiễn đƣa ngƣời lính về nơi an nghỉ cuối cùng. Nghệ thuật nói giảm ―Anh về đất" vừa làm vơi đi nỗi đau thƣơng vừa vĩnh viễn hoá sự hy sinh cao đẹp. Đối với ngƣời lính Tây Tiến chết chƣa phải là hết, các anh về đất là về với Đất Mẹ hiền Tổ quốc đang giơ tay âu yếm đón ngƣời con thân yêu trở về sau khi hoàn thành nghiã vụ lớn lao, ―Các anh về đất‖ là để hoá thân vào sông núi, để vĩnh viễn với núi sông này để: Ôi đất nước sau bốn nghìn năm đi đâu ta cũng thấy Những cuộc đời đã hoá núi sông ta. Cái chết của ngƣời lính có gợi lên sự bi thƣơng nhƣng không bi luỵ trái lại vẫn mang vẻ đẹp hào hùng tráng lệ. III/ Kết luận; Thơ ca kháng chiến chống Pháp có nhiều bài hay viết về ngƣời lính, đó là các bài Đồng chí của VĂ Ữ ẬN Chính Hữu, Nhớ của Hồng Nguyên, Viếng bạn của Hoàng Lộc, Lên Tây Bắc, Hoan hô chiến sĩ Điện biên của Tố Hữu ...Với bài thơ Tây Tiến Quang Dũng đã góp vào viện bảo tàng bức tƣợng đài ngƣời chiến sĩ với vẻ đẹp độc đáo - vẻ đẹp lãng mạn và bi tráng. https://www.facebook.com/vanhocvanhungcamnhan/
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan