Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ đặc điểm của ẩn dụ trong tập thơ quốc âm thi tập của nguyễn trãi...

Tài liệu đặc điểm của ẩn dụ trong tập thơ quốc âm thi tập của nguyễn trãi

.PDF
90
1379
125

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA NGÔN NGỮ HỌC ----------- VƯƠNG VĂN HUY ĐẶC ĐIỂM CỦA ẨN DỤ TRONG TẬP THƠ QUỐC ÂM THI TẬP CỦA NGUYỄN TRÃI. LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC Hà Nội – 05/2013 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA NGÔN NGỮ HỌC ----------- VƯƠNG VĂN HUY ĐẶC ĐIỂM CỦA ẨN DỤ TRONG TẬP THƠ QUỐC ÂM THI TẬP CỦA NGUYỄN TRÃI. LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC Mã số: 60 22 01 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN HỮU ĐẠT Hà Nội – 05/2013 MỤC LỤC MỤC LỤC.......................................................................................................................... 5 PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 6 1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................................... 6 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 6 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu............................................................................... 6 3.1 Mục đích ....................................................................................................................... 7 3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................................. 7 4. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................. 7 5. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của đề tài .......................................................... 7 5.1. Ý nghĩa lý luận ............................................................................................................ 7 5.2. Ý nghĩa thực tiễn ......................................................................................................... 8 6. Bố cục của luận văn ...................................................................................................... 8 Chương 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT .................................................................................... 9 1.1. Vài nét về thân thế và sự nghiệp thơ ca của Nguyễn Trãi...................................... 9 1.2. Một số đặc điểm của ngôn ngữ thơ......................................................................... 10 1.2.1. Đặc điểm của ngôn ngữ thơ ca Việt Nam ............................................................. 11 1.2.2. Đặc điểm của ngôn ngữ thơ ca Việt Nam trung đại ............................................. 15 1.3. Một vài vấn đề lý thuyết về phép ẩn dụ ................................................................. 21 1.3.1. Khái niệm về ẩn dụ ................................................................................................ 21 1.3.2. Các xu hướng nghiên cứu về ẩn dụ ..................................................................... 24 Chương 2 : ....................................................................................................................... 38 ẨN DỤ TỪ VỰNG TRONG "QUỐC ÂM THI TẬP" ................................................ 38 2.1. Tình hình sử dụng ẩn dụ từ vựng trong “Quốc âm thi tập” ................................. 38 2.2. Miêu tả và phân tích ................................................................................................ 40 2.2.1. Ẩn dụ hình thức ..................................................................................................... 40 2.2.2. Ẩn dụ cách thức ..................................................................................................... 50 2.2.3. Ẩn dụ dựa vào quan hệ “ cụ thể - trừu tượng ” ................................................... 54 Tiểu kết ............................................................................................................................ 61 Chương 3 : ....................................................................................................................... 63 ẨN DỤ TU TỪ TRONG "QUỐC ÂM THI TẬP" ...................................................... 63 3.1. Tình hình sử dụng ẩn dụ từ vựng trong “Quốc âm thi tập” ................................. 63 3.2. Miêu tả và phân tích ................................................................................................ 64 3.2.1. Nhóm ẩn dụ nói về thiên nhiên ............................................................................. 65 3.2.2. Nhóm ẩn dụ nói về thế sự ...................................................................................... 75 3.2.3. Nhóm ẩn dụ nói về người quân tử ........................................................................ 81 Tiểu kết ............................................................................................................................ 86 KẾT LUẬN ...................................................................................................................... 87 TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................. 89 Phụ lục...............................................................................Error! Bookmark not defined. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong Việt ngữ học ẩn dụ được xem xét từ hai góc độ: ẩn dụ là đối tượng nghiên cứu của từ vựng học (tức là ẩn dụ là một trong những phương thức chuyển nghĩa cơ bản của đơn vị từ vựng dựa vào mối tương đồng giữa đối tượng và sự vật) và ẩn dụ là đối tượng nghiên cứu của phong cách học (tức là ẩn dụ là một biện pháp tu từ nhằm tạo nên những biểu tượng trong nhận thức của con người). Ẩn dụ không chỉ có giá trị gợi hình, là phương tiện xây dựng hình tượng mà còn chứa sức mạnh biểu cảm. Bởi vậy ẩn dụ được sử dụng rộng rãi trong nhiều phong cách ngôn ngữ, đặc biệt là ngôn ngữ thơ ca. Ẩn dụ thể hiện rõ phong cách của tác giả, phong cách thời đại và phong cách dân tộc. Mỗi nhà thơ có cách nhìn nhận và phản ánh thế giới theo cách riêng của mình. Nghiên cứu ẩn dụ trong tác phẩm văn học chúng ta có thể tìm hiểu thế giới nghệ thuật của nhà thơ. Nguyễn Trãi là đại thi hào dân tộc. Từ trước đến nay khi nghiên cứu văn thơ Nguyễn Trãi, các nhà nghiên cứu chủ yếu tập trung vào mảng văn “trị quốc”, mà chưa có ai đề cập tới phương diện ẩn dụ trong thơ ông. Vì vậy, trong luận văn này, chúng tôi quyết định chọn đề tài “Đặc điểm của ẩn dụ trong tập thơ Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi để nghiên cứu. Đó chính là lý‎do cho sự ra đời của đề tài 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các ẩn dụ xuất hiện trong tập thơ chữ Nôm “Quốc âm thi tập” của Nguyễn Trãi, gồm 254 bài ( NxB Khoa học xã hội, năm 1969 ). 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1 Mục đích Mục đích của luận văn là tìm hiểu cách sử dụng phương thức ẩn dụ trong tập thơ “Quốc âm thi tập”. Qua đó, chúng tôi muốn đi tìm giá trị phong cách nghệ thuật trong thơ Nguyễn Trãi. 3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu Miêu tả và phân loại các ẩn dụ trong tập thơ “Quốc âm thi tập” Đồng thời phân tích ‎ý nghĩa của các ẩn dụ để thấy được giá trị và phong cách nghệ thuật trong thơ Nguyễn Trãi 4. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau đây : 4.1. Phương pháp miêu tả Phương pháp này được sử dụng để miêu tả các loại ẩn dụ xuất hiện trong “Quốc âm thi tập” và thống kê về mặt số lượng để thấy được mức độ phổ biến của từng loại ẩn dụ. Trên cơ sở tập hợp ngữ liệu về các loại ẩn dụ đó, đề tài tiến hành phân loại chúng thành các tiểu loại theo các chủ đề và tìm tần số xuất hiện của chúng. 4.2. Phương pháp phân tích ngữ nghĩa, phân tích tu từ Các phương pháp này được sử dụng khi phân tích ý nghĩa biểu tượng. Từ đó có thể rút ra được những nhận xét về đặc điểm của phương thức ẩn dụ trong “Quốc âm thi tập” trong thơ Nguyễn Trãi. 4.3. Thủ pháp thống kê Thủ pháp này được sử dụng để thống kê các ẩn dụ xuất hiện trong tập thơ " Quốc âm thi tập ". 5. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của đề tài 5.1. Ý nghĩa lý luận Đây là công trình đầu tiên khảo sát một cách hệ thống các hiện tượng ẩn dụ trong tập thơ “Quốc âm thi tập” theo quan điểm lí thuyết của từ vựng học và phong cách học. Các kết quả nghiên cứu của luận văn giúp chúng ta thấy được phương thức hình thành ẩn dụ trong “Quốc âm thi tập”. Đồng thời, các kết quả nghiên cứu cũng giúp thấy thêm được cái hay cái đẹp và sự uyên bác trong cách dùng từ đặt câu của Nguyễn Trãi. Điều này rất có ý nghĩa đối với việc tìm hiểu phong cách thi ca của Nguyễn Trãi cũng như có ý nghĩa đối với việc khắc họa đầy đủ và hoàn chỉnh chân dung con người Nguyễn Trãi, một thi nhân, một nho sĩ, một ẩn sĩ. 5.2. Ý nghĩa thực tiễn Các kết quả nghiên cứu thu được của đề tài sẽ có những tác dụng nhất định đối với sinh viên và các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực văn học, ngôn ngữ học, triết học, tâm lí học,…. Đồng thời những đóng góp này phần nào sẽ giúp cho các độc giả Việt Nam có thêm hiểu biết và cách nhìn về ẩn dụ với sự hành chức của nó trong văn thơ nói chung và trong " Quốc âm thi tập " nói riêng. 6. Bố cục của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, Phụ lục, Luận văn gồm có 3 chương: Chương 1 : Cơ sở lí thuyết Chương 2 : Ẩn dụ từ vựng trong “Quốc âm thi tập” Chương 3 : Ẩn dụ tu từ trong “Quốc âm thi tập” Chương 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1.1. Vài nét về thân thế và sự nghiệp thơ ca của Nguyễn Trãi Nguyễn Trãi hiệu là Ức Trai, sinh năm 1380 tại Thăng Long, mất ngày 16 tháng 8 năm Nhâm Tuất ( tức ngày 19 tháng 9 năm 1442 ), thọ 63 tuổi. Trong cuộc kháng chiến chống quân Minh, Nguyễn Trãi là một quân sư tài năng đã giúp Lê Lợi hoàn thành sự nghiệp giải phóng đất nước. Năm 1428, cuộc kháng chiến thắng lợi. Lê Lợi lên ngôi vua, phong cho Nguyễn Trãi làm Quan phục hầu. Năm 1442, Nguyễn Trãi và toàn gia bị sát hại trong vụ án Lệ chi viên. Hai mươi năm sau, vào năm 1464 vua Lê Thánh Tông đã ban chiếu tẩy oan cho Nguyễn Trãi. Nguyễn Trãi là anh hùng dân tộc, là nhà quân sự thiên tài, là nhà văn, nhà thơ lớn của dân tộc Việt Nam. Ông đã để lại cho đời nhiều tác phẩm có giá trị. Các tác phẩm văn bằng chữ Hán gồm: " Quân trung từ mệnh tập”( là những thư từ gửi cho các tướng giặc và những giấy tờ giao thiệp với triều đình nhà Minh, nhằm thực hiện kế " đánh vào lòng " ). " Bình Ngô đại cáo" ( tuyên bố trước thiên hạ về chính nghĩa quốc gia, dân tộc, về quá trình chiến đấu gian nan để đi đến chiến thắng vĩ đại cuối cùng giành lại giang sơn ). "Lam Sơn thực lục" ( là cuốn sử về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn ). "Dư địa chí” ( viết về địa lý lịch sử nước ta ). "Chí Linh sơn phú" ( nói về cuộc chiến đấu chống giặc Minh gian khổ và hào hùng ). Về thơ, có hai tập : "Ức trai thi tập" được viết bằng chữ Hán và “Quốc âm thi tập” được viết bằng bằng chữ Nôm. " Quốc âm thi tập" là tập thơ Nguyễn Trãi sáng tác từ lúc còn trẻ đến khi về già; và được viết nhiều trong khoảng thời gian ông về nghỉ ở Côn Sơn. Nội dung trong tập thơ này là tâm tình đối với quê hương, gia đình, với đất nước, với dân tộc… 1.2. Một số đặc điểm của ngôn ngữ thơ Văn học là sản phẩm trí tuệ của con người. Thơ ca là hiện tượng độc đáo của văn học. Thơ ca độc đáo ở chính cơ chế vận hành bộ máy ngôn ngữ của nó. Mọi hiện tượng thơ ca đều chứa đựng trong nó các yếu tố cảm xúc, thẩm mỹ cũng như mơ ước, khát vọng của con người muốn hướng tới chân – thiện – mỹ. Thơ ca là vẻ đẹp của cuộc sống được biểu hiện một cách tập trung nhất, khái quát nhất. Nếu như văn xuôi có thể dùng một cách tùy ý và vô hạn các đơn vị ngôn ngữ để thể hiện, biểu đạt nội dung cần truyền tải thì thơ ca lại khác. Thơ ca chỉ cần một số lượng hữu hạn các đơn vị ngôn ngữ để biểu hiện vô vàn các sự kiện của cuộc sống. Bên cạnh đó, thơ ca còn có thể lột tả được một cách tài tình những điều thầm kín trong sâu thẳm tâm hồn của con người. Thơ ca dù tồn tại dưới dạng nào cũng vẫn là văn bản. Đó có thể là văn bản bằng lời hay văn bản viết. Theo cách nói của I.R.Galperin thì nó là một “ tác phẩm của quá trình sáng tạo lời mang tính hoàn chỉnh ” [12, tr19]. Vì là văn bản nên thơ ca cũng có những đặc trưng quan trọng như sau : Thư nhất, nó là một thể thống nhất hoàn chỉnh, tức là một thông báo hoàn chỉnh. Nhờ điều này mà nó có khả năng hướng tới một chủ đề, một tên gọi chung. Muốn đảm bảo được tính thống nhất hoàn chỉnh thì văn bản thơ phải có tính liên kết chặt chẽ - đây chính là đặc trưng thứ hai. Theo tác giả Hữu Đạt, có thể quan niệm : “Thơ là một thể loại của văn học được trình bày bằng hình thức ngắn gọn, súc tích nhất với các tổ chức ngôn ngữ có vần điệu và các quy luật phối âm riêng của từng ngôn ngữ nhằm phản ánh cuộc sống tập trung và khái quát nhất, dưới dạng các hình tượng nghệ thuật” [12, tr25]. 1.2.1. Đặc điểm của ngôn ngữ thơ ca Việt Nam Ngôn ngữ thơ là thứ ngôn ngữ hàm súc, giàu hình tượng, biểu cảm và giàu sức tưởng tượng. Các yếu tố đó hòa quện vào nhau tạo nên hình tượng thơ lung linh, đa nghĩa. Đó là thứ ngôn ngữ gợi hình, gợi cảm góp phần tạo nên tính họa, tính nhạc trong thơ. Nó biến hóa qua nhiều sắc thái ảo thực bất ngờ, thú vị. Tác giả Hữu Đạt đã viết “ Khác với văn xuôi, thơ ca chỉ dùng một lượng hữu hạn các đơn vị ngôn ngữ để biểu hiện cái vô hạn của cuộc sống bao gồm các sự kiện tự nhiên và xã hội cũng như những điều thầm kín trong tâm linh con người ”. [12, tr6] Khi nói về đặc điểm của ngôn ngữ thơ người ta thường nói tới 3 đặc điểm sau : 1) Sự chính xác trong ngôn từ : Mỗi từ ngữ trong câu thơ phải diễn tả được đúng điều mà nhà thơ nhìn thấy, cảm thấy và những điều sẽ thấy. Xét ví dụ sau : Cò kè bớt một thêm hai, Giờ sau ngã giá vàng ngoài bốn trăm. ( Truyện Kiều – Nguyễn Du ) Tác giả Truyện Kiều đã sử dụng từ cò kè rất hiệu quả, bởi nó lột tả đúng bản chất con buôn ( buôn người ) của Mã giám sinh, và qua đó cũng vạch trần được bộ mặt thật của Mã giám sinh. Tuy nhiên, nói tính chính xác của từ ngữ trong thơ ca có khi mang tính tuyệt đối, có khi chỉ là tương đối. 2) Tính biểu cảm : Là sự bộc lộ cảm xúc ( trực tiếp hoặc gián tiếp ) của nhà thơ. Đó là các cung bậc: ái, ố, hỉ, nộ của lòng người. Xét ví dụ sau : “ Khúc đâu đầm ấm dương hòa, Ấy là hồ điệp hay là Trang Sinh. Khúc đâu êm ái xuân tình, Ấy hồn Thục đế hay mình đỗ quyên ? Trong sao châu nhỏ duềnh quyên, Ấm sao hạt ngọc Lam Điền mới đông ! Lọt tai nghe suốt năm cung, Tiếng nào là chẳng não nùng xôn xao. ” ( Truyện Kiều – Nguyễn Du ) Qua khổ thơ này người nghe có thể thấy được trong tiếng đàn của Thúy Kiều cái ấm áp, êm ái của buổi đoàn viên, không còn sự ảo não thê lương như thuở đầu gặp Kim Trọng. Bên cạnh những đặc điểm chung nhất này của ngôn ngữ thơ ca, thơ ca Việt Nam còn có những đặc điểm nổi bật sau : 1) Tính hình tượng Theo [11, tr129], tính hình tượng “ là cái tồn tại phụ thuộc vào văn cảnh, nó tồn tại ở bề mặt văn bản, trên những mối quan hệ cụ thể ”. Trong thi ca, những kết hợp bất ngờ bao giờ cũng làm tiền đề cho việc tạo ra tính hình tượng. Xét ví dụ sau : Ô hay tôi lại nhớ thu rồi … Mùa thu rớm máu rơi từng chút Trong lá bàng thu đỏ ngập trời. Đường về thu trước xa lắm lắm, Mà kẻ đi về chỉ một tôi ! ( Chế Lan Viên ) Ta có thể thấy câu “ Mùa thu rớm máu rơi từng chút ” có tính hình tượng bởi sự kết hợp bất ngờ giữa các đơn vị ngôn ngữ tạo thành là giữa chủ ngữ và vị ngữ. Cụ thể là, động từ làm vị ngữ rớm máu vốn chỉ đi với chủ thể là sinh vật làm chủ ngữ nhưng đã được nhà thơ cho kết hợp bất ngờ với một đối tượng trừu tượng vô sinh mùa thu. 2) Tính tương xứng Đây là một trong những đặc điểm vô cùng quan trọng của ngôn ngữ thơ ca Việt Nam. Đây là yếu tố đảm bảo cho thơ có một vẻ đẹp đặc biệt, vẻ đẹp của sự hài hòa. Người ta có thể tiếp cận tính tương xứng trong thơ về mặt ngôn ngữ từ nhiều góc độ khác nhau. Ta có thể phân loại tính tương xứng qua các góc độ nghiên cứu trên thành các loại : - Tính tương xứng về âm thanh trong ngôn ngữ thơ. - Tính tương xứng về ý nghĩa trong ngôn ngữ thơ. - Tính tương xứng trực tiếp và tính tương xứng gián tiếp trong ngôn ngữ thơ. 3) Tính nhạc trong ngôn ngữ thơ ca Việt Nam Tiếng Việt có một đặc điểm là giàu có về nguyên âm, phụ âm và thanh điệu. Độ dài của các âm tiết trong tiếng Việt thường ngắn và bao giờ cũng tách rời nhau. Đặc điểm này đã tạo ra cho tiếng Việt ưu thế về tính nhạc hơn hẳn các thứ tiếng có số lượng nguyên âm, phụ âm ít và không có thanh điệu. Trong nền thi ca Việt Nam có không ít bài thơ đã được phổ nhạc. Chính tính giàu khả năng biểu hiện của các đơn vị ngôn ngữ trong tiếng Việt cũng như giá trị gợi hình của chúng là một cơ sở vật chất quan trọng giúp cho các nghệ sĩ tìm tòi, phát triển và sáng tạo ra những hình tượng âm nhạc phong phú. Có thể kể ra ở đây một loạt các bài thơ đã được phổ nhạc thành bài hát : Mùa xuân nhỏ nhỏ ( thơ Thanh Hải, nhạc Trần Hoàn ), Viếng lăng Bác ( thơ Viễn Phương, nhạc Hoàng Hiệp ), Tiếng đàn bầu ( thơ Lữ Giang, nhạc Nguyễn Đình Phúc ), Đường chúng ta đi ( thơ Xuân Sách, nhạc Huy Du ) … 4) Đặc điểm về phong cách của nhà thơ Khi nới tới đặc trưng của ngôn ngữ thơ, người ta không thể không nói tới đặc điểm phong cách của nhà thơ. Đặc điểm về phong cách của nhà thơ sẽ trực tiếp chi phối việc sử dụng ngôn ngữ trong thơ. Sự khác nhau về cách thức miêu tả đối tượng sẽ làm cho các nhà thơ tìm đến các bút pháp khác nhau để xây dựng tác phẩm của mình. Từ đó sẽ nảy sinh ra những đặc trưng riêng của từng tác giả và của các tác giả ở từng thời kỳ nhất định. Trong phong trào thơ Mới chúng ta có thể thấy được rất nhiều phong cách thơ độc đáo : phong cách thơ Lưu Trọng Lư ( mơ màng như Lưu Trọng Lư ), phong cách thơ Chế Lan Viên ( kỳ dị như Chế Lan Viên ), phong cách thơ Nguyễn Bính ( quê mùa như Nguyễn Bính ) … [28, tr29] 5) Chơi chữ, một đặc điểm độc đáo của ngôn ngữ thơ ca Việt Nam Tiếng Việt là thứ tiếng giàu âm thanh và ý nghĩa. Đây là mảnh đất màu mỡ giúp cho các nhà nghệ sĩ phát huy tài năng sáng tạo của mình trong việc tạo ra những thủ pháp chơi chữ đạt được những hiệu quả bất ngờ và thú vị. Theo Hữu Đạt trong [11] có thể chia các kiểu chơi chữ thành các dạng sau : - Chơi chữ dựa vào hiện tượng đồng âm. - Chơi chữ dựa vào hiện tượng đồng nghĩa. - Chơi chữ bằng cách nói lái. - Chơi chữ dựa trên sự đồng dạng về chữ viết – chiết tự. Chơi chữ là một hiện tượng rất lí thú trong thơ ca Việt Nam. Thủ pháp chơi chữ thường gây ra những hiệu quả bất ngờ về sự công phá, tính châm biếm sâu cay đối với những thói hư tật xấu của xã hội, đồng thời nó cũng là phương tiện để các nghệ sĩ phê phán những thói bất công, bênh vực cho quyền sống và hạnh phúc của con người. 1.2.2. Đặc điểm của ngôn ngữ thơ ca Việt Nam trung đại Văn học Việt Nam thời trung đại nói chung và thi ca Việt Nam trung đại nói riêng phát triển theo suốt chiều dài lịch sử của xã hội phong kiến. Đây là một thời kỳ văn học có tầm quan trọng đặc biệt góp phần làm nên diện mạo văn chương, tư tưởng, mỹ học của dân tộc. Thi ca Việt Nam trung đại có những đặc điểm chính sau : 1.2.2.1. Tính ước lệ, tượng trưng Trong thi ca trung đại, phương thức ước lệ tượng trưng được nhà thơ sử dụng triệt để, nhuần nhuyễn và phổ biến. Các nhà thơ bao giờ cũng cảm thụ và diễn đạt thế giới bằng hệ thống nghệ thuật ước lệ. Ước lệ đã trở thành một đặc trưng thi pháp của thi ca nói riêng và văn học nói chung. Đặc trưng thi pháp này hình thành từ bối cảnh lịch sử xã hội phong kiến và cảm quan thẩm mỹ của tầng lớp nghệ sĩ Hán học. Với các nhà thơ thời này văn chương phải “ Văn dĩ tải đạo ”, “ Thi dĩ ngôn chí ”; sáng tác thơ văn là hình thức trước thư lập ngôn, nên văn chương ước lệ mới đẹp, mới sang trọng. Trong tác phẩm, nhà thơ càng sử dụng nhiều nghệ thuật ước lệ chừng nào thì càng huyền ảo, càng đẹp; và qua đó thực hiện được chức năng giáo dục đạo lý của nó; mới góp phần hình thành mẫu người phong kiến lý tưởng. Chúng ta có thể thấy bút pháp ước lệ tương trưng được Nguyễn Du sử dụng rất nhuần nhuyễn trong Truyện Kiều : “ Vân xem trang trọng khác vời, Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang. Hoa cười ngọc thốt đoan trang, Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da. ” ( Truyện Kiều, Nguyễn Du ) 1.2.2.2. Tính giáo huấn, bác học, cao quý, trang nhã Văn học trung đại Việt Nam trong giai đoạn đầu được viết bằng duy nhất một thứ chữ - chữ Hán. Đây là ngôn ngữ của tầng lớp trí thức, của tầng lớp có học vấn cao. Các tác giả thường là những thiền sư, nho sĩ, quan lại, quý tộc. Mục đích của văn học, chủ yếu là đề cao thần quyền, cường quyền, mang tính giáo hóa, giáo huấn con người với khuôn phép định sẵn. Về nội dung, các tác phẩm thơ ca thời kì chứa đựng những tri thức sách vở, những điển cố điển tích, những tư tưởng của các bậc thánh hiền như Khổng tử, Lão tử, Trang tử … . Tất cả đều thể hiện tính uyên bác về tri thức, tính giáo huấn về đạo đức. Tính bác học, cao quý này còn xuất phát từ quan niệm coi văn học là lời nói của Thánh hiền. Lời nói ấy gắn với Đạo. Đạo có nguồn gốc từ Trời. Do đó đề tài văn học thường ít nói đến cái tầm thường, cái mộc mạc hay sự vật sự việc tầm thường của cuộc sống đời thường, ít phản ánh, miêu tả chi tiết thực của đời sống thực. Nếu có viết về cuộc sống đời sống thường, con người đời thường như mục đồng, cánh cò… thì cũng chỉ là lấy cảnh để họa tình. Ví dụ : Thôn hậu thôn tiền đạm tự yên Trước xóm sau thôn tựa khói hồng, Bán vô bán hữu, tịch dương biên. Bóng chiều man mát có dường không. Mục đồng địch lý, quy ngưu tận Mục đống sáo vẳng trâu về hết, Bạch lộ song song phi hạ điền. Cò trắng từng đôi liệng xuống đồng. ( Thiên trường vãn vọng, Trần Nhân Tông – bản dịch của Ngô Tất Tố ) 1.2.2.3. Gắn bó với thiên nhiên Trong thi ca trung đại, thể loại thơ tức cảnh cũng như tranh sơn thủy chiếm một vị trí hết sức quan trọng trong đời sống văn nghệ thời phong kiến. Thiên nhiên không tách khỏi con người như một khách thể trong văn chương. Con người cảm thụ thiên nhiên như là một chủ thể. Con người đã gán cho thiên nhiên những phẩm chất, thuộc tính của chính mình. Thiên nhiên chưa được khám phá với những giá trị tự thân, chưa thực sự là đối tượng hiện thực của thơ văn. Người ta tìm đến với thiên nhiên và xem thiên nhiên như là một đối tượng để giáo huấn đạo đức hay ngụ tình một cách không tự giác. Người lên ngựa, kẻ chia bào, Rừng phong thu đã nhuộm màu quan san. ( Truyện Kiều, Nguyễn Du ) Điều này khác với văn chương hiện đại. Văn chương hiện đại tôn trọng sự sống riêng của tạo vật thiên nhiên. Thiên nhiên được miêu tả như là một khách thể. Thi ca trung đại đã miêu tả thiên nhiên theo một bút pháp đặc biệt : không tả hình xác của tạo vật mà gợi tả linh hồn của thiên nhiên. Thiên nhiên trở thành ý niệm tượng trưng, dấu hiệu tượng trưng, chứa đựng những cảm giác, cái không thấy của con người. Thiên nhiên là nơi gởi gắm những tư tưởng, tình cảm hay triết lý của con người. Xuân khứ bách hoa lạc, Xuân qua trăm hoa rụng, Xuân đáo bách hoa khai. Xuân tới trăm hoa cười, Sự trục nhãn tiền quá, Trước mắt việc đi mãi, Lão tòng đầu thượng lai. Trên đầu già tới rồi. Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận, Đừng bảo xuân tàn hoa rụng hết, Đình tiên tạc dạ nhất chi mai. Đêm qua sân trước một nhành mai. ( Cáo tật thị chúng, Mãn Giác thiền sư, bản dịch của Ngô Tất Tố ) Thiên nhiên có linh hồn nên cũng sang hèn, quân tử tiểu nhân như con người. Các nhà thơ xưa không chấp nhận cái thấp hèn, những sự vật tầm thường nên thiên nhiên trong thơ họ luôn là những tạo vật cao sang. Các nhà thơ bầu bạn hay tri âm tri kỷ với thiên nhiên tao nhã, sang trọng như : “ Sơn thủy yên hoa tuyết nguyệt phong ” (Hồ Chí Minh). Họ tự ví mình như cốt cách phong độ của “Mai, lan, cúc, trúc” hay “Tùng, cúc, trúc, mai” : “ Quét trúc bước qua lòng suối, Thưởng mai về đạp bóng trăng ” ( Nguyễn Trãi ). Thi ca trung đại đối lập thiên nhiên tao nhã với thiên nhiên phàm tục, tầm thường cũng là để đối lập họ với những kẻ tiểu nhân, phàm phu đắc thế : Phượng những tiếc cao diều hãy lượn, Hoa thường hay héo cỏ thường tươi. ( Nguyễn Trãi ) 1.2.2.4. Tính nhân văn Quan hệ giữa con người và vũ trụ : Thời trung đại, con người và thiên nhiên tạo vật được nhìn nhận là một khối thống nhất. Con người là một tiểu vũ trụ luôn tìm về hội nhập cùng đại vũ trụ. Con người vì thế luôn quan hệ với vũ trụ. Chính quan niệm này đã chi phối quan niệm nghệ thuật về con người trong văn chương: con người vũ trụ. Con người vũ trụ thể hiện qua một thi đề phổ biến của thơ trữ tình: con người giao cảm, đối diện đàm tâm với tạo vật vũ trụ, có kích thước vũ trụ. Vòng trời đất dọc ngang ngang dọc, Nợ tang bồng vay trả trả vay. Chí làm trai nam bắc đông tây, Cho phỉ sức vẫy vùng trong bốn bể. ( Chí nam nhi, Nguyễn Công Trứ ) Con người đạo đức : Xét về mặt đạo đức, nhân loại phân hóa thành hai cực đạo đức và phi đạo đức. Các nhân vật trong văn thơ cũng phân hóa thành hai tuyến: thiện và ác, chính và tà, trung và nịnh, quân tử và tiểu nhân. Chủ đề đạo đức, khuynh hướng giáo huấn có tính phổ biến đối với các tác phẩm thời kỳ này. Thiện căn ở tại lòng ta, Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài. ( Truyện Kiều, Nguyễn Du ) Con người phi cá nhân : trong nền văn học thời trung đại, con người cá nhân chưa được quan niệm rạch ròi và xây dựng thành một hình tượng nghệ thuật. Giá trị cá nhân không được xem xét từ bản thân phẩm chất cá nhân mà ở vai trò của cá nhân trong mối quan hệ giai tầng. Do đó, trong văn chương, từ ứng xử đến tâm tư, từ tình yêu đôi lứa đến tình yêu nước... tất cả đều theo một chuẩn mực chung của đẳng cấp. Con người cá nhân chưa được giải phóng về nhiều phương diện. Con người phản ánh trong thi ca thời kỳ này sống đồng trục, đồng dạng về tư tưởng tình cảm, “ từ đời này sang đời khác, đại khái chỉ có bấy nhiêu tập tục, bấy nhiêu ý nghĩ, bấy nhiêu tin tưởng, cho đến những nỗi yêu, ghét, vui, buồn, cơ hồ cũng nằm yên trong những khuôn khổ nhất định. ” [28, tr15]. Chúng ta có thể nhận thấy rõ điều này qua hình ảnh của người phụ nữ. Người phụ nữ thời kỳ này bị ràng buộc bởi lễ giáo phong kiến, nên mọi hành động đều phải theo khuôn khổ được định sẵn. Ngay cả việc người phụ nữ muốn thể hiện tấm lòng hiếu thảo của mình cũng phải theo chuẩn mực : Dâng thư đã thẹn nàng Oanh, Lại thua ả Tạ bán mình được sao ? ( Truyện Kiều, Nguyễn Du ) 1.3. Một vài vấn đề lý thuyết về phép ẩn dụ 1.3.1. Khái niệm về ẩn dụ Hiện tượng ẩn dụ ( metaphor ) từ lâu đã được các nhà ngôn ngữ học quan tâm nghiên cứu, thường được coi là cách thức chuyển đổi tên gọi sự vật dựa trên sự so sánh ngầm giữa hai sự vật có tính tương đồng hay giống nhau. Có thể xem so sánh ngầm là quy trình cơ bản để hiểu về ẩn dụ. Trong các công trình nghiên cứu thuộc về ngôn ngữ học truyền thống, ẩn dụ thường chỉ chiếm vị trí khiêm tốn trong phần từ vựng học và tu từ học với quan điểm coi nó là một phương thức phát triển nghĩa mới của từ ( ẩn dụ từ vựng ) hoặc là một biện pháp tu từ (ẩn dụ tu từ). Đã có nhiều nhà ngôn ngữ học trong và ngoài nước quan tâm đến vấn đề này. Chẳng hạn: A.A.Reformatxki cho rằng : “ Ẩn dụ theo nghĩa chiết tự là sự chuyển đổi, là trường hợp nghĩa điển hình nhất. Sự chuyển nghĩa theo ẩn dụ dựa trên sự giống nhau của các sự vật về màu sắc, hình thức, đặc tính vận động”. [44, tr81] Theo Ju.X.Xtepanov: “ Bản thân từ Metaphor từ tiếng Hy Lạp cũng có nghĩa là sự chuyển nghĩa, và khi một từ vẫn còn liên hệ với biểu vật cũ nhưng lại có sự liên hệ mới với cái biểu vật mới thì hiện tượng ngôn ngữ đó là ẩn dụ”. [40, tr51-52] Trong Từ điển thuật ngữ ngôn ngữ học, O.X.Akhmanova định nghĩa ẩn dụ như sau: “ Đó là phép chuyển nghĩa (троп) dùng các từ và ngữ ở ý nghĩa bóng trên cơ sở sự tương tự, sự giống nhau… ” [43, tr231] Ở Việt Nam cũng đã có nhiều học giả nghiên cứu về ẩn dụ theo quan niệm truyền thống, như : Nguyễn Văn Tu, Nguyễn Thái Hòa, Cù Đình Tú, Đinh Trọng Lạc, Hữu Đạt, Nguyễn Thiện Giáp, Nguyễn Đức Tồn … . Các tác giả này bàn đến ẩn dụ như là “ hiện tượng chuyển đổi tên gọi dựa vào sự giống nhau giữa các sự vật, hiện tượng được so sánh với nhau ” [19, tr85]. Từ thập kỷ 70 của thế kỷ trước trong cuốn Từ và vốn từ tiếng Việt hiện đại khi bàn về vấn đề ẩn dụ Nguyễn Văn Tu đã viết : “ Ẩn dụ là phép gọi tên một sự vật bằng tên của một sự vật khác theo mối quan hệ gián tiếp. Muốn hiểu được mối quan hệ đó chúng ta phải so sánh ngầm. Khác với hoán dụ, phép ẩn dụ, ta theo tưởng tượng của ta mà gọi một sự vật, chỉ có vài dấu hiệu chung với sự vật mà từ biểu thị trước thôi. Chính nhờ những dấu hiệu chung gián tiếp ấy mà ta thấy mối quan hệ giữa các sự vật khác nhau ”. [31, tr159] Năm 1981, trong Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt Đỗ Hữu Châu nhấn mạnh : “ Phương thức ẩn dụ là phương thức lấy tên gọi A của x để gọi tên y (để biểu thị y), nếu như x và y giống nhau” và “các sự vật được gọi tên, tức x và y, không có liên hệ khách quan, chúng thuộc những phạm trù hoàn toàn khác nhau. Sự chuyển tên gọi diễn ra tùy thuộc vào nhận thức có tính chất chủ quan của con người về sự giống nhau giữa chúng ”. [4, tr155] Sau đó trong cuốn 99 phương tiện và biện pháp tu từ tiếng Việt Định Trọng Lạc cũng tiếp cận hiện tượng ẩn dụ theo hướng trên “ ẩn dụ là sự định danh thứ hai mang ý nghĩa hình tượng, dựa trên sự tương đồng hay giống nhau (có tính chất hiện thực hoặc tưởng tượng ra) giữa khách thể (hiện
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan