Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Trung học cơ sở Dạy học liên môn toán 6 tiết 40 làm quen với số nguyên âm...

Tài liệu Dạy học liên môn toán 6 tiết 40 làm quen với số nguyên âm

.DOC
7
1767
127

Mô tả:

PHIẾU MÔ TẢ HỒ SƠ DẠY HỌC DỰ THI CỦA GIÁO VIÊN 1. Tên hồ sơ dạy học: Tiết 40: LÀM QUEN VỚI SỐ NGUYÊN ÂM 2. Mục tiêu dạy học Qua bài học này, học sinh cần nắm được: a. Kiến thức: - Biết được nhu cầu cần thiết phải mở rộng tập N. - Biết trục số, biết cách biểu diễn các số tự nhiên và các số nguyên âm trên trục số. b. Kĩ năng: - Nhận biết và đọc đúng các số nguyên âm qua các ví dụ thực tiễn. - Đọc đúng điểm biểu diễn của các số nguyên âm trên trục số, xác định điểm gốc của trục số. c. Thái độ : - Cẩn thận trong việc viết , đọc số nguyên âm. - Rèn cho học sinh tư duy linh hoạt khi đọc, viết số nguyên âm qua các ví dụ thực tiễn và biểu diễn số nguyên âm trên trục số. - Tích cực, tự giác, hứng thú trong việc tìm tòi và vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các vấn đề của bài học. + Môn Vật lí: - Biết nguyên lí hoạt động của nhiệt kế. - Biết một số loại nhiệt kế, đơn vị đo, độ chia nhỏ nhất và công dụng của mỗi loại. - Biết một số loại nhiệt giai thường sử dụng. - Biết được mắt cận là gì. + Môn Địa lí: - Biết cách đo và tính nhiệt độ không khí . - Biết cách đo độ cao thấp ở các địa điểm khác nhau trên trái đất. - Biết nhiệt độ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có yếu tố vĩ độ. 1 + Môn Sinh học: - Biết cấu tạo của mắt. - Tìm hiểu một số đặc điểm sinh học của vùng đất Ba Vì. + Môn Lịch sử: - Biết cách tính thời gian trước và sau công nguyên. + Đời sống: - Hiểu về quyền chủ quyền biển đảo và tinh thần yêu nước của người dân Việt Nam. - Biết tự kiểm tra nhiệt độ cơ thể và cách bảo vệ sức khỏe của bản thân - Biết tật cận thị của mắt và cách phòng tránh. 3. Đối tượng dạy học của bài học. - Lớp 6A - Số lượng : 32 học sinh - Đặc điểm học sinh: Học sinh đại trà. 4. Ý nghĩa của bài học. *) Học sinh thấy được nhu cầu cần thiết phải mở rộng tập N: + Toán học : Phép trừ luôn thực hiện được + Thực tiễn đời sống: Biết cách dùng số nguyên âm để chỉ: - Nhiệt độ dưới 00C. - Độ cao dưới mực nước biển. - Số tiền nợ. - Thời gian trước công nguyên. - Độ cận thị …… *) Biết được ý nghĩa của việc mở rộng tia số sang trục số để có thể biểu diễn được số nguyên âm. 5. Thiết bị dạy học, học liệu - Máy tính, máy chiếu. - Một số nhiệt kế - Hình ảnh một số loại nhiệt kế, một số địa danh, bản đồ địa lí Việt Nam. 2 - Sách Vật lý 6, Địa lí 6, Sinh học 8, Vật lý 9, Địa lí 9, tài liệu về núi Ba Vì, tài liệu về Thềm lục địa. - Phiếu hoạt động nhóm của học sinh. 6. Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học. a. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ. +/ Mục tiêu: - Hoạt đông này nhằm kiểm tra việc nắm kiến thức về dạng bài toán tìm x, nắm lại cách thực hiện các phép tính. - Học sinh thấy được nhu cầu cần thiết phải mở rộng tập hợp N thành tập hợp số nguyên ( Để phép trừ luôn thực hiện được), từ đó kết hợp để giới thiệu vào bài. +/ Nội dung kiểm tra: Tìm số tự nhiên x, biết: a/ x – 68 = 86 b/ x : 5 = 38 c/ x + 16 = 39 d/ x + 89 = 68 +/ Hình thức kiểm tra: Trình bày bài trên bảng. b Hoạt động 2: Bài mới */ Hoạt động 2.1 : Các ví dụ + Mục tiêu: Học sinh biết được một số ứng dụng của số nguyên âm trong đời sống: - Số nguyên âm dùng để chỉ nhiệt độ dưới 00C. - Số nguyên âm dùng để chỉ độ cao dưới mực nước biển. - Số nguyên âm dùng để chỉ số tiền nợ. + Nội dung, cách tổ chức dạy học: Ví dụ 1: - Sử dung máy chiếu giới thiệu hình ảnh nhiệt kế và cho học sinh đọc các cột nhiệt độ chỉ trên nhiệt kế. - Giới thiệu cho học sinh cách viết và đọc nhiệt độ dưới 00C( Dùng số nguyên âm). - Tích hợp môn Vật lí: 3 GV: Để đo nhiệt độ người ta dùng nhiệt kế. Giáo viên chiếu bảng một số loại nhiệt kế, giới hạn đo và công dụng của mỗi loại để giới thiệu cho học sinh. Câu hỏi : Vì sao nhiệt kế y tế lại có giới hạn đo từ 350C đến 420C? Tích hợp đời sống và kiến thức Sinh học: Nhiệt độ cơ thể người dao động từ 36,40C đến 370C. GV : Giới thiệu về nhiệt giai Celsius và nhiệt giai Fahrenheit. - Tích hợp môn Địa lí: GV cho học sinh làm ?1 đọc nhiệt độ các thành phố. Tích hợp các kiến thức: Câu hỏi : Nhiệt độ ở một địa phương tại các thời điểm khác nhau có thay đổi không? GV: Người ta đo nhiệt độ ba lần mỗi ngày và tính nhiệt độ trung bình. Câu hỏi : Nhiệt độ ở các thành phố có giống nhau không? Thành phố nào nóng nhất? Thành phố nào lạnh nhất? GV: Không khí ở các vùng vĩ độ thấp nóng hơn không khí ở các vùng vĩ độ cao. Câu hỏi : Việt nam nằm ở vùng vĩ độ thấp hơn hay cao hơn ở Bắc Kinh ( Trung quốc); Mát-xcơ-va ( Nga ); Pa-ri ( Pháp ); New york( Mỹ )? Hoạt động nhóm: nhằm kích thích khả năng phát hiện kiến thức liên môn của học sinh: Câu hỏi: Dựa vào hình dạng lãnh thổ Việt Nam, hãy cho biết vì sao khí hậu giữa các vùng ở Việt Nam có sự chênh lệch nhau lớn? GV: Do hình dạng lãnh thổ Việt Nam trải dài qua nhiều vĩ độ nên nền nhiệt ở các thành phố có sự chênh lệch nhau lớn. Ví dụ 2 - GV: Do tác động của nội lực và ngoại lực mà ở các lục địa có nơi cao, có nơi thấp. - GV chiếu hình ảnh giới thiệu cho học sinh cách đo độ cao thấp khác nhau trên trái đất. Qui ước lấy mực nước biển làm chuẩn, giới thiệu cho học sinh cách đọc độ cao dưới mực nước biển ( Dùng số nguyên âm). 4 - GV: Chiếu hình ảnh núi Ba Vì, cho học sinh đọc độ cao của đỉnh núi Ba Vì và giải thích ý nghĩa. - Tích hợp các môn: Địa lí, Sinh học, Lịch sử, Văn học và giới thiệu về du lịch núi Ba Vì. - GV: Chiếu hình ảnh Thềm lục địa, cho học sinh đọc độ cao và giải thích ý nghĩa: Vì độ cao của Thềm lục địa dưới mực nước biển nên dùng số nguyên âm. - Tích hợp môn Địa lí giới thiệu khái niệm về Thềm lục địa, về chủ quyền biển đảo, tích hợp giới thiệu tinh thần yêu nước của dân tộc. - Cho học sinh làm ?2 Ví dụ 3. - Giáo viên giới thiệu việc dùng số nguyên âm để chỉ số tiền nợ. - Học sinh đọc và nêu ý nghĩa của mỗi câu. - Tích hợp về đời sống : Người nào càng có nhiều số tiền âm thì chứng tỏ người đó càng nợ nhiều. */ Hoạt động 2.2 : Trục số + Mục tiêu: Học sinh biết được ứng dụng của việc mở rộng tia số sang trục số - Tia số không biểu biễn được số nguyên âm, số nguyên âm được biểu diễn trên tia đối của tia số. Ta được trục số - Nắm được về trục số, điểm gốc, chiều của trục số. - Biết xác định điểm biểu diễn số tự nhiên, số nguyên âm trên trục số. + Nội dung, cách tổ chức dạy học: - Câu hỏi: Biểu diễn số tự nhiên trên tia số? - Tích hợp hình học: Tia số có thể kéo dài về cả hai phía không? - GV: Giới thiệu cách biểu diễn số nguyên âm trên tia đối của tia số, ta được trục số. - Cho học sinh làm ?4 - Trục số có thể nằm ngang, có thể nằm dọc. c. Hoạt động 3: Củng cố: + Mục tiêu: 5 - Học sinh nắm chắc được một số ứng dụng của số nguyên âm trong đời sống thực tiễn thông qua các ví dụ. - Nắm được trục số, cách biểu diễn số tự nhiên, số nguyên âm trên trục số. + Nội dung, cách tổ chức dạy học: - Đưa ra hệ thống câu hỏi để học sinh trả lời khắc sâu kiến thức. - Làm bài tập củng cố - Câu hỏi: Trong toán học, vì sao phải mở rộng tập N? Nêu một số ứng dụng của số nguyên âm trong đời sống? Vì sao phải mở rộng tia số sang trục số? Các đặc điểm của trục số - Làm bài tập1( SGK-T98): Đọc nhiệt độ ở các nhiệt kế - Bài tập 2: Hoạt động nhóm, kích thích phát triển tư duy toán học của học sinh trong việc phát hiện điểm biểu diễn của số tự nhiên và số nguyên âm trên tia số. d. Hoạt động 4. Hướng dẫn về nhà: + Mục tiêu: - Hướng dẫn học sinh cách học bài và làm bài tập về nhà, cách làm các bài tập khó. - Hướng dẫn chuẩn bị dụng cụ cho buổi học sau. + Nội dung, cách tổ chức dạy học: - Ra bài tập về nhà. - Hướng dẫn làm bài tập và cách học. - Giới thiệu phần có thể em chưa biết. 7. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập. + Cách thức kiểm tra: - Kiểm tra bằng các câu hỏi vấn đáp trong giờ. - Kiểm tra 15 phút cuối tiết học Đề kiểm tra 15 phút Câu 1(3đ). Các câu sau nghĩa là gì: - Nhiệt độ trong phòng ướp lạnh là - 30C. 6 - Giải thưởng Nobel đầu tiên được trao vào năm 1901. - Chị Lan có - 680 000 đồng . Câu 2(3đ). Viết các số nguyên âm để chỉ các câu sau: - Nhà toán học Ta-lét sinh năm 642 trước công nguyên. - Đáy vực Ma-ri-an (Thuộc vùng biển Phi-líp-pin) có độ cao trung bình thấp hơn mực nước biển là 11 524 mét. - Lịch sử Việt Nam qua rất nhiều lần đổi tên, tên “Văn Lang ” được dùng bắt đầu vào năm 2524 trước công nguyên. Câu 3(4 đ). a.Ghi điểm gốc 0 vào trục số trong hình vẽ sau -6 -5 5 -4 6 b. Cho trục số, hãy ghi các số nguyên âm nằm giữa các số -6 và -1 -1 -6 0 1 2 3 4 5 6 c. Vẽ một trục số và vẽ: - Những điểm nằm cách điểm 0 hai đơn vị. - Hai cặp điểm biểu diễn số nguyên cách đều điểm 0. 8. Kết quả học tập Qua khảo sát ở lớp 6a sau khi dạy xong bài học, giáo viên thu được kết quả sau: Điểm Số lượng 9 - 10 18 7-8 11 5-6 3 3-4 0 Dưới 3 0 7
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan