Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Trung học cơ sở Dạy học theo chủ đề tích hợp hóa học 10 bài luyện tập về phản ứng oxi hóa khử...

Tài liệu Dạy học theo chủ đề tích hợp hóa học 10 bài luyện tập về phản ứng oxi hóa khử

.DOC
22
1972
125

Mô tả:

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI TRƯỜNG THPT HOÀNG VĂN THỤ TỔ: Hóa- Sinh- Công nghệ œ BÀI DỰ THI CUỘC THI THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP DÀNH CHO GIÁO VIÊN TRUNG HỌC GV: PHẠM THỊ MAI HƯƠNG Môn: Hóa học Hà Nội tháng 12 năm 2014. 1 HỒ SƠ DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP Tên chủ đề dạy học: Tích hợp giáo dục đạo đức, pháp luật cho học sinh trong dạy học hóa học. Môn học chính của chủ đề: Hóa học Các môn tích hợp: Giáo dục công dân, 2 PHIẾU THÔNG TIN VỀ GIÁO VIÊN DỰ THI Sở giáo dục và đào tạo Hà Nội Trường THPT Hoàng Văn Thụ - Quận Hoàng Mai Điện thoại: 0436434392 Email:[email protected] Họ và tên giáo viên: Phạm Thị Mai Hương Ngày sinh: 03/12/1979 Môn: Hóa học Điện thoại: 0989031279 Email: [email protected] PHIẾU MÔ TẢ HỒ SƠ DẠY HỌC DỰ THI CỦA GIÁO VIÊN 3 I) Tên hồ sơ dạy học. Khi tìm hiểu về vấn đề dạy học tích hợp, liên môn cá nhân tôi rất tâm đắc với hai ý kiến định hướng của các nhà quản lý, chuyên gia giáo dục: Một là ý kiến của nhà quản lý giáo dục - phó vụ trưởng vụ THPT Nguyễn Xuân Thành: Dạy học tích hợp có nghĩa là đưa những nội dung giáo dục có liên quan vào quá trình dạy học các môn học như: tích hợp giáo dục đạo đức, lối sống; giáo dục pháp luật; giáo dục chủ quyền quốc gia về biên giới, biển, đảo; giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, bảo vệ môi trường, an toàn giao thông...Trong khi đó dạy học liên môn là phải xác định các nội dung kiến thức liên quan đến hai hay nhiều môn học để dạy học, tránh việc học sinh phải học lại nhiều lần cùng một nội dung kiến thức ở các môn học khác nhau. Đối với những kiến thức liên môn nhưng có một môn học chiếm ưu thế thì có thể bố trí dạy trong chương trình của môn đó và không dạy lại ở các môn khác. Hai là ý kiến của chuyên gia - PGS.TS Trần Trung Ninh – trưởng bộ môn phương pháp giảng dạy khoa Hóa học – trường Đại học sư phạm Hà Nội: Không nên tích hợp ba môn vật lý - hóa học - sinh học thành một môn học mới, vì kiến thức chuyên sâu trong nội bộ môn học là rất lớn và không phải hoàn toàn tương đồng. Môn hóa có thể tích hợp với các bộ môn khác cũng có nhiều sự liên hệ nhất định như toán, lịch sử, địa lý, ngoại ngữ, giáo dục công dân. Đồng thời phải tăng cường hoạt động tự nghiên cứu của học sinh, tăng cường các giờ thực hành, hoạt động ngoại khóa theo chủ đề, giảm giờ dạy lý thuyết, xây dựng hệ thống bài tập mở, bài tập gắn với thực tiễn có nội dung vận dụng kiến thức liên môn. Xuất phát từ các định hướng trên tôi có thử nghiệm một số tiết dạy theo chủ đề tích hợp và liên môn như: Tích hợp giáo dục môi trường, giáo dục biến đổi khí hậu, giáo dục ý thức học sinh( đạo đức, lối sống, pháp luật…) trong dạy học hóa học. Liên môn theo chủ đề: Nước, Than, Vật liệu mới, …. Trong phạm vi cuộc thi dạy học theo chủ đề tích hợp dành cho giáo viên THPT tôi xin gửi đến bài dự thi: Tích hợp giáo dục đạo đức, pháp luật cho học 4 sinh trong dạy học hóa học thông qua một tiết dạy khó tích hợp như tiết Luyện tập về phản ứng oxi hóa khử thuộc chương trình hóa học lớp 10. II) Mục tiêu dạy học Trong tình hình hiện nay có khá nhiều ý kiến về việc giáo dục coi trọng vấn đề dạy kiến thức hơn giáo dục đạo đức cho học sinh vì thế cùng với những tác động xấu của tiêu cực xã hội thì đạo đức của một bộ phận học sinh bị xuống cấp dẫn đến có nhiều học sinh vi phạm đạo đức thậm chí vi phạm pháp luật. Để tuyên truyền và giáo dục ý thức, hình thành nhân cách cho học sinh không chỉ phụ thuộc vào giáo viên chủ nhiệm hay bộ môn giáo dục công dân mà tất cả các lực lượng, các bộ môn thông qua kiến thức của môn học có thể tích hợp giaó dục cho học sinh những nền tảng đạo đức, pháp luật trong phạm vi có thể. Đối với một bài dạy cụ thể là tích hợp giáo dục đạo đức, pháp luật cho học sinh thông qua tiết Luyện tập về phản ứng oxi hóa khử thuộc chương trình hóa học lớp 10 tôi đặt ra những mục tiêu về kiến thức, kỹ năng, thái độ cần đạt cho học sinh như sau: 1. Kiến thức: - Kiến thức về phản ứng oxi hóa khử: các khái niệm cơ bản, ứng dụng phản ứng oxi hóa khử trong thực tiễn.( Hóa học ) - Kiến thức về pháp luật: Luật giao thông ( Giáo dục công dân) - Nội quy trường học ( công tác chủ nhiệm). 2. Kỹ năng: - Cân bằng phản ứng oxi hóa khử. Tính toán có liên quan( Hóa học, Toán học) - Liên hệ các nghành khoa học( khoa học hình sự, khoa học y tế, …), đời sống. 3. Thái độ - Hứng thú trong học tập, nghiên cứu. - Có ý thức trách nhiệm trong việc thực hiện và tuyên truyền thực hiện ý thức pháp luật, ý thức học sinh. III) Đối tượng dạy học: 5 Để dần dần giúp học sinh thích nghi với phương án dạy học tích hợp chúng tôi đã tiến hành dạy thử nghiệm trên nhiều đối tượng lớp học sinh qua đó rút ra được một số kinh nghiệm. Chẳng hạn đối tượng của bài dạy tích hợp giáo dục đạo đức, pháp luật cho học sinh thông qua tiết Luyện tập về phản ứng oxi hóa khử thuộc chương trình hóa học lớp 10 này tôi lựa chọn là các học sinh thuộc ban cơ bản A.( có sẵn niềm yêu thích các môn khoa học tự nhiên nhưng lại cảm thấy khó khăn trong tiếp thu các môn xã hội. Có sẵn năng lực tự học, tự nghiên cứu nhưng chưa quen hợp tác nhóm. Có sẵn kiến thức của môn Hóa học nhưng chưa biết vận dụng để giải quyết những vấn đề thực tế có liên quan, trong học tập còn mang nặng tính hàn lâm). Cụ thể: 1. Sĩ số: 30( sĩ số có thế thay đổi phụ thuộc lớp được chọn) chia thành ba nhóm 2. Lớp: 10 3. Đặc điểm học sinh: - Học sinh khối lớp 10, đầu cấp chưa quen nhiều với các phương pháp học ở cấp THPT. - Tâm lý lứa tuổi chưa ổn định, muốn chứng tỏ bản thân do đó cần được quan tâm uấn nắn kịp thời, thường xuyên. IV) Ý nghĩa bài học: Dạy học tích hợp mang lại nhiều lợi ích thiết thực không những về cơ sở lý luận dạy học mà còn cả thực tiễn dạy học, thực tiễn đời sống xã hội. Đối với bài dạy tích hợp giáo dục đạo đức, pháp luật cho học sinh thông qua tiết Luyện tập về phản ứng oxi hóa khử thuộc chương trình hóa học lớp 10 được lựa chọn thì: 1. Bài dạy có ý nghĩa và vai trò với thực tiễn dạy học: - Là minh chứng về việc có thể dạy học tích hợp ngay cả với những tiết dạy khó thực hiện như tiết luyện tập. Qua đó tiến hành đổi mới nội dung dạy học, đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới cách kiểm tra đánh giá học sinh. - Áp dụng dễ dàng trong điều kiện dạy học ở các trường THPT hiện nay - Học sinh học được các kiến thức của môn Hóa học, giáo dục công dân, nội quy trường học không khiên cưỡng, tự nhiên. 6 2. Bài dạy có ý nghĩa và vai trò với thực tiễn đời sống, xã hội: - Vận dụng kiến thức của môn hóa học trong các lĩnh vực khoa học( khoa học hình sự, khoa học y tế…) và đời sống - Giáo dục cho học sinh ý thức công dân( luật giao thông) và ý thức học sinh trong nhà trường( nội quy học sinh). V) Thiết bị dạy học , học liệu. Trong điều kiện nhà trường hiện nay ở Việt Nam có nhiều thay đổi. Nhiều trường đã được trang bị đầy đủ các trang thiết bị hiện đại với máy chiếu projector, bảng thông minh…Trình độ sử dụng công nghệ thông tn của đ ại đa sôố giáo viên được nâng cao. Việc khai thác thông tn trên mạng Internet trở nên thông d ụng đôối với cả giáo viên và học sinh. ..Do đó việc têốp cận và sử dụng những trang thiêốt bị hiện đại cho việc giảng dạy của cả học sinh và giáo viên đã tr ở nên đ ơn gi ản hơn. Tuy nhiên với mong muôốn mang lại một bài giảng có tnh ứng d ụng cao thì b ài dạy tích hợp giáo dục đạo đức, pháp luật cho học sinh thông qua tiết Luyện tập về phản ứng oxi hóa khử thuộc chương trình hóa học lớp 10 không có nhiếu đòi hỏi về thiết bị dạy học hay học liệu, cũng không quá khó khăn trong việc ứng dụng công nghệ thông tin. 1. Thiết bị, đồ dùng dạy học - Máy chiếu projector, - Giâốy A1, bút dạ cho hoạt động nhóm. - Video clip của VTV về tình hình an toàn giao thông - Dụng cụ hóa trang cho tiết mục kịch. 2. Ứng dụng công nghệ thông tin: Powerpoint, khai thác thông tin trên mạng Internet. VI) Hoạt động học và tiến trình dạy học. ( Giáo án chi tiết) Bám sát nguyên tắc dạy học tích hợp nhưng không làm thay đổi đặc trưng bộ môn, không biến bài dạy môn hóa học thành bài giáo dục học sinh. Những nội dung kiến thức cơ bản của môn hóa học vẫn phải được đảm bảo và giữ vai trò chủ đạo 7 trong suốt tiết dạy. Những nội dung được lựa chọn tích hợp hoàn toàn hợp lý có tính logic, có mối liên hệ với kiến thức hóa học. Phương pháp giảng dạy sử dụng đa dạng có tính linh hoạt, sử dụng những kỹ thuật dạy học tích cực để nhằm phát huy tối đa vai tró chủ thể hoạt động của học sinh. Tôi đã thiết kế bài dạy tích hợp giáo dục đạo đức, pháp luật cho học sinh qua tiết Luyện tập về phản ứng oxi hóa khử thuộc chương trình hóa học lớp 10 với nội dung cơ bản là cân bằng phương trình hóa học của phản ứng oxi hóa - khử có ứng dụng thực tế trong một số nghành khoa học và đời sống từ đó lồng ghép giáo dục pháp luật và giáo dục đạo đức cho học sinh. Hình thức của tiết dạy được thiết kế theo cách thức của một tiết sinh hoạt lớp nhằm mang lại hứng thú cho học sinh(có trò chơi, xem phim và diễn kịch) do học sinh thực hiện, điều khiển, giáo viên giữ vai trò là người định hướng, tổ chức, kết nối các hoạt động học tập. Cụ thể: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung Hoạt động 1. Giới thiệu bài học - Gv giới thiệu bài học và định - Học sinh chuẩn bị bài học hướng các hoạt động của học theo định hướng. sinh thông qua các yêu cầu của tiết học trước: Hoạt động 2. Hệ thốống kiếốn I)Lý thuyết cần nắm thức lý thuyếốt của chương 4. vững 1. Gv yêu câầu học sinh nhóm 1 Hs nhóm 1 thực hiện chính. thực hiện phâần chuẩn bị, dâẫn - Hình thức: trò chơi ô chữ 8 chương trình, học sinh cả lớp với các nội dung lý thuyêốt tham gia trò chơi. của chương - Dâẫn chương trình: Nhóm trưởng - Đôối tượng tham gia: Hs cả lớp - Đánh giá kêốt quả: Phâần thưởng 1. Phản ứng oxi hóa khử 2. Gv yêu câầu Hs chôốt lại các Hs trả lời và bổ sung 2. Phân loại phản ứng nội dung kiêốn thức câần nhớ đã trong hóa học vô cơ: tổng hợp qua trò chơi. Hoạt động 3. Luyện tập về cân II) Luyện tập bằng phản ứng oxi hóa- khử và tính toán liên quan. Tích hợp giáo dục ý thức thực hiện pháp luật của công dân. 1. - Gv yêu cầu học sinh nhắc lại Hs trả lời và bổ sung những kỹ năng bài tập chính cần nắm được trong chương 4. - Gv tổng kết lại những kỹ 1. Cân bằng pthh theo năng chính và giới hạn kỹ năng phương pháp thăng bằng trong tiết luyện tâp 1 là: cân e lectron. 9 bằng phương trình hóa học của 2.Tính toán . phản ứng oxi hóa khử có sản Loại 1. phản ứng oxi phẩm phản ứng phụ thuộc vào hóa khử có sản phẩm môi trường phản ứng. Tính toán phản ứng phụ thuộc vào liên quan theo phương trình và môi trường phản ứng. theo định luật bảo toàn electron. 2. Gv yêu cầu nhóm 2 thực hiện phần chuẩn bị Hs nhóm 2 thực hiện chính - Hình thức: xem video kết hợp với bài tập và tuyên truyền ý thức tham gia giao thông - Dẫn chương trình: Nhóm trưởng - Đối tượng tham gia: Hs nhóm 1,3 làm việc theo nhóm trình bày trên các phiếu học tập A1. Hs nhóm 2 chuẩn bị lại bài theo cá nhân. - Đánh giá kết quả: Học sinh nhóm 2 chấm điểm các nhóm còn lại. 10 -Nhóm trưởng khai thác tích hợp từ bài tập 1: Giải thích và mở rộng kết nối luật giao thông quy định về nồng độ cồn và quy định xử phạt khi vi phạm. tuyên truyền ý thức trách nhiệm với bản thân và cộng đồng. 3.- Gv chữa bài của cả học sinh Bài tập 1. làm và học sinh chấm theo cách a) C2H5OH+2K2Cr2O7+8H2SO4 2CO2+2K2SO4+2Cr2(SO4)3+ 11H2O 11 đánh giá PISA: Hs theo dõi mở rộng hiểu biết với cách đánh giá theo PISA. - Chât oxi hóa: K2Cr2O7 - Chất khử: C2H5OH b) n K2Cr2O7 = 0,035.0,06 = 0,0021 mol n C2H5OH = 0,00105mol  m C2H5OH = 0,0483 gam  0,1725%  Kết luận: Người lái xe vi phạm luật giao thông. - Gv khai thác tình huống có vấn đề trong đánh giá PISA để giải Hs tham gia giải quyết tình huống. quyết bài tập tính toán theo định luật bảo toàn electron. Hoạt động 4. Luyện tập về cân bằng phản ứng oxi hóa- khử và tính toán liên quan. Tích hợp giáo dục ý thức thực hiện nội quy của học sinh. 1.Gv yêu cầu nhóm 3 thực hiện phần chuẩn bị Hs nhóm 3 thực hiện chính - Hình thức: đóng kịch kết hợp với bài tập và tuyên truyền ý thức thực hiện nội quy học sinh - Dẫn chương trình: Nhóm trưởng - Đối tượng tham gia: Hs nhóm 1,2 làm việc theo nhóm trình bày trên các phiếu học tập A1. Hs nhóm 3 chuẩn bị lại bài theo cá nhân. - Đánh giá kết quả: Học sinh nhóm 3 chấm điểm các nhóm còn lại. 12 - Nhóm trưởng khai thác tích hợp từ bài tập 2: Giải thích và mở rộng kết nối nội quy trường học tuyên truyền ý thức thực hiện. 3.- Gv chữa bài của cả học sinh Bài tập 2. làm và học sinh chấm theo cách a) 5H2O2 +2KMnO4 +3H2SO4 5O2 + đánh giá PISA: K2SO4 + 2MnSO4+ 8H2O - Chât oxi hóa: K2Cr2O7 - Chất khử: C2H5OH b) nK2SO4 = 0,08x0,1=0,008 mol Hs theo dõi mở rộng hiểu biết với cách đánh giá theo PISA. Hs trả lời. - Gv khai thác vai trò của dung dịch H2SO4 trong hai phản ứng đã nghiên cứu. - Gv lưu ý một số sản phẩm của 13  nH2O2= 0,02 mol  mH2O2= 0,02x34=0,68 (g)  C%ddH2O2= 0,68/25x100%=2,72% phản ứng oxi hóa khử phụ thuộc Lưu ý: môi trường. 1. Sản phẩm khử của KMnO4 - Môi trường axit: Mn2+ - Môi trường trung tính: MnO2 - Môi trường ba zơ: K2MnO4 2. Sản phẩm khử của K2Cr2O7 - Môi trường axit: Cr3+ - Môi trường ba zơ: Cr(OH)3. Hoạt động 5. Củng cố bài dạy 1.Gv tổng kết lại bài học và nhấn mạnh các nội dung tuyên truyền tích hợp. 2. Gv yêu cầu học sinh vận dụng Hs vận dụng làm bài tập theo làm một số bài tập: bài tập 10 yêu cầu. Các học sinh khá SGK hóa học nâng cao trang giỏi trong các nhóm kiểm tra và hướng dẫn học sinh yếu kém hoàn thành nhiệm vụ. Hoạt động 6. Bài tập về nhà - Gv giao tiếp phần chuẩn bị cho các nhóm 14 VII) Kiểm tra đánh giá kết quả học tập. Đổi mới nội dung và phương pháp giảng dạy chỉ có được kết quả toàn diện khi gắn liền với đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá học sinh. Với những nội dung có tính tích hợp và liên môn thường đòi hỏi nhiều thời gian thực nghiệm hơn do đó việc học tập ở trên lớp chỉ mang tính định hướng là nền tảng kiến thức và kỹ năng ban đầu. Việc ứng dụng kiến thức và kỹ năng vào thực tế đời sống mới là kết quả cần quan tâm. Đánh giá kết quả học tập đối với dạy học tích hợp liên môn cũng cần có sự sáng tạo và đánh giá cả quá trình hoạt động của học sinh. Đối với bài dạy tích hợp giáo dục đạo đức, pháp luật cho học sinh qua tiết Luyện tập về phản ứng oxi hóa- khử thuộc chương trình môn hóa học lớp 10 tôi đã sử dụng cách thức và tiêu chí đánh giá như sau: 1. Cách thức: Đánh giá kết quả học tập của học sinh theo hình thức, tiêu chí nhóm được chia như sau: - Phần chuẩn bị bài: 30%( nội dung: 15%; hình thức thể hiện: 15%) - Phần hoạt động tại lớp học: 50% trong đó Vai trò dẫn dắt của nhóm trưởng: 10% Hoạt động nhóm tại lớp: 20% Tham gia giải quyết tình huống của các cá nhân trong lớp: 10% Tham gia hỗ trợ giảng bài cho cá nhân yếu hơn trong nhóm đảm bảo cả nhóm cùng tiếp thu kiến thức: 10% - Phần hoạt động sau tiết học: 20%. Xây dựng nội dung tuyên truyền đến người thân, bạn bè, hàng xóm về ý thức tham gia giao thông. 15 2. Kết quả: Nhóm 1: Đạt 8/10 Nhóm 2: 10/10 Nhóm 3: 8/10 - Học sinh biết cân bằng và xác định sản phẩm của một số phản ứng oxi hóa khử phức tạp có sản phẩm phụ thuộc môi trường phản ứng( kiến thức môn hóa học): 85% - Học sinh nắm được luật giao thông quy định về nồng độ cồn trong máu, có ý thức trong việc thực hiện nội quy nhà trường và tham gia giao thông, hiểu biết để tuyên truyền cho bạn bè, hàng xóm, người thân( kiến thức tích hợp): 100% VIII) Các sản phẩm của học sinh. 1. Trò chơi ô chữ ( nhóm 1). ( gửi kèm trong bài giảng PowerPoint) Câu 1. Phản ứng có thể là phản ứng oxi hóa khử hoặc không là phản ứng oxi hóa – khử( 7 ô chữ) Câu 2. Phản ứng có thể là phản ứng oxi hóa khử hoặc không là phản ứng oxi hóa – khử( 6 ô chữ) Câu 3. Phản ứng luôn là phản ứng oxi hóa khử( 3 ô chữ) Câu 4. Quá trình nhường electron là quá trình…(6 ô chữ) Câu 5. Phản ứng oxi hóa khử là phản ứng có sự…( 7 ô chữ) Câu 6. Trong phản ứng sau Mg là… ( 7 ô chữ) 4Mg + 10HNO3 -> 4Mg(NO3)2 + NH4NO3 +3H2O Câu 7. Phản ứng có H < 0 là phản ứng….( 8 ô chữ). Chủ đề: Học hành 2. Video clip. ( nhóm 2) : Phóng sự của VTV về tình hình an toàn giao thông: hậu quả, nguyên nhân, giải pháp( gửi kèm video) Nghị định 171/ 2013 của chính phủ về trật tự an toàn giao thông. 3. Diễn kịch ( nhóm 3): ( gửi kèm hình ảnh) 16 Màn 1: Tại cổng trường học giám thị phát hiện và yêu cầu học sinh A về nhuộm lại tóc theo đúng nội quy trường học Màn 2. Tại hiệu nhuộm tóc, thợ nhuộm tóc lại cho học sinh A Màn kết: Tuyên truyền về thực hiện nội quy học sinh 4. Tranh vẽ ( gửi kèm tranh vẽ) Tuyên truyền về hậu quả khi tham gia giao thông có uống rượu bia. VIII) Một số hình ảnh của tiết dạy. 17 18 19 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan