Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Trung học cơ sở Dạy học theo chủ đề tích hợp sinh học 9 chủ đề ô nhiễm môi trường...

Tài liệu Dạy học theo chủ đề tích hợp sinh học 9 chủ đề ô nhiễm môi trường

.DOC
15
3996
126

Mô tả:

Giáo án tích hợp Năm học: 2014 – 2015 Phụ lục III PHIẾU MÔ TẢ DỰ ÁN DỰ THI CỦA GIÁO VIÊN I. Tên dự án dạy học: CHỦ ĐỀ: Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG (2 tiết). * Tich hợp liên môn: - Môn Sinh học: +Bài 21, 22, 23, 29, 41,53 ,54,55,56và bài 57 lớp 9 + Bài 21 lớp 6 + Bài 11, 12, 13, 14, 15 lớp 7 - Môn Giáo dục công dân: + Bài 14 lớp 7. + Bài 15 lớp 8. - Môn Địa lí: + Bài 17 lớp 7 + Bài 38 lớp 8 - Môn Văn học: + Bài 40 và 41 lớp 8 - Môn Hóa học: + Bài 38 lớp 8 + Bài 52 lớp 9 - Môn Vật lí: + Bài 16 lớp 7 - Môn Mĩ thuật: + Bài 11,12 lớp 7 II. Mục tiêu dạy học: 1. Về kiến thức: * Sau khi học xong chủ đề này học sinh phải: - Hiểu được thế nào là ô nhiễm môi trường và các nguyên nhân gây ô nhiễm. (Kiến thức bài 54 Sinh học 9: Ô nhiễm môi trường - Nắm được tại sao khi trồng nhiều cây xanh lại hạn chế ô nhiễm môi trường. (Kiến thức bài 52 Hóa học 9: Tinh bột và xenlulozơ Người thực hiện: Nguyễn Thị Kim Ngân Trường THCS Thanh Lâm B – Mê Linh 1 Giáo án tích hợp Năm học: 2014 – 2015 - Thấy được hậu quả của ô nhiễm môi trường do tác nhân vật lí và hóa học gây ra dẫn đến hiện tượng đột biến và một số bệnh, tật di truyền ở người nói riêng và sinh vật nói chung. (Kiến thức bài 21, 22, 23 và 29 Sinh học 9 đó là: Đột biến gen; Đột biến cấu trúc; Đột biến số lượng NST; Bệnh và tật di truyền ở người). Từ đó nêu được vai trò của đột biến đối với sinh vật. - Giải thích được vì sao cần phải phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy nổ và các chất độc hại. (Kiến thức bài 15 trong Giáo dục công dân 8 là Phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy nổ và các chất độc hại). - Giải thích được tại sao cần phải bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên (Kiến thức bài 14 trong GDCD 7 là Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên và bài 38 Bảo vệ tài nguyên sinh vật Việt Nam Địa Lí 8). - Hiểu được hiệu quả của việc phát triển môi trường bền vững, qua đó nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, từ đó có ý thức bảo vệ môi trường sống của chính mỗi chúng ta. 2. Về kỹ năng: - Kỹ năng thu thập thông tin SGK, quan sát và trình bày 1 vấn đề. - Kĩ năng ra vận dụng kiến thức để giải thích một số hiện tượng thực tế trong thiên nhiên - Kỹ năng lắng nghe, hoạt động nhóm. - Rèn kỹ năng khai thác tranh, khai thác thông tin. - Rèn kĩ năng vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các vấn đề về môi trường. - Kĩ năng liên kết các kiến thức giữa các phân môn như : lich sử , địa lí ,giao dục công dân ,hoá học… 3. Thái độ: * Qua chuyên đề: - Giáo dục học sinh bảo vệ môi trường. Yêu quê hương đất nước và trân trọng quá khứ. - Giúp HS thêm yêu thiên nhiên và có ý thức bảo vệ thiên nhiên. - Rèn ý thức, tinh thần tham gia môn học. - Yêu thích môn Sinh học cũng như các môn khoa học khác như: Văn học , Địa lí, Giáo dục công dân , Mĩ thuật… III. Đối tượng dạy học của dự án: Học sinh khối và 9 THCS Thanh Lâm B–Mê Linh - Hà Nội. IV. Ý nghĩa của dự án: Người thực hiện: Nguyễn Thị Kim Ngân Trường THCS Thanh Lâm B – Mê Linh 2 Giáo án tích hợp Năm học: 2014 – 2015 - Giúp học sinh tiết kiệm được thời gian học tập mà vẫn mang lại hiệu quả nhận thức cao, đặc biệt tránh được những biểu hiện cô lập, tách rời từng kiến thức. Vì dạy học theo quan điểm tích hợp là một xu hướng tất yếu của dạy học hiện đại. - Học sinh được rèn luyện thói quen, tư duy nhận thức vấn đề một cách có hệ thống và logic. - Gắn kết được các kiến thức, kĩ năng và thái độ của các môn khoa học khác với nhau làm cho học sinh yêu thích môn học hơn V. Thiết bị dạy học, học liệu: 1. Đối với giáo viên (GV): * Bảng phụ. * Một số tranh và hình ảnh. * Clip về nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường. * Bút dạ, bút chỉ. * Sách giáo khoa và giáo viên: -Sinh 6,7,9 - Địa lí 7 - Giáo dục công dân7,8 - Vật lí 7 - Văn học 8 * Phòng bộ môn có máy tính, máy hất, màn hình... 2. Đối với học sinh (HS): * Chuẩn bị bút dạ. * Sách giáo khoa. * phiếu học tập * Tìm hiểu thông tin về ô nhiễm môi trường và các biện pháp hạn chế gây ô nhiễm môi trường trong các môn học: Sinh 6, 7 và 9, Địa lí 7 và 8, Giáo dục công dân 8 và 7, V ăn học 8 .Hoá học 9 ,Mĩ thuật VI. Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học. A. Ổn dịnh tổ chức: B. Kiểm tra bài cũ: ? Trình bày nguyên nhân dẫn tới suy thoái môi trường tự nhiên do hoạt động của con người? Người thực hiện: Nguyễn Thị Kim Ngân Trường THCS Thanh Lâm B – Mê Linh 3 Giáo án tích hợp Năm học: 2014 – 2015 - Hái lượm - săn bắt động vật - Đốt rừng lấy đất trồng trọt - Căn thả gia súc - Khai thác khoáng sản - Phát triển khu dân cư - Chiến tranh.. C. Bài mới:Như chúng ta đã biết môi trường là tất cả những gì xung quanh chúng ta,chúng tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên đời sống,sự sinh sản và phát triển của mọi sinh vật trên trái đất (bao gồm cả con người ).Thế nhưng môi trường hiện nay đang bị ô nhiễm trầm trọng .Chúng ta phải làm gì để cứu lấy môi trường sống của chúng ta ? Hôm nay chúng ta sẽ đi nghiên cứu :Dạy học tích hợp các môn:Sinh học Địa lí , Hoá học , Giáo dục công dân , Lịch sử và ứng dụng công nghệ thông tin thong qua chủ đề: Ô nhiễm môi trường. HOẠT ĐỘNG 1 : Ô nhiễm môi trường I- Ô nhiễm môi trường -GV ; Chiếu một số hình ảnh về ô nhiễm môi trường Người thực hiện: Nguyễn Thị Kim Ngân Trường THCS Thanh Lâm B – Mê Linh 4 Giáo án tích hợp Năm học: 2014 – 2015 ? Em thấy môi trường sống hiện nay của chúng ta như thế nào ? -HS : Quan sát tranh ảnh kết hợp với thực tế sẽ thấy được thực trạng của môi trường sống hiện nay đang bị ô nhiễm trầm trọng . ? Ô nhiễm môi trường là gì ? - HS : Thảo luận và phát biểu - GV: Kết luận và ghi bảng * Khái niệm:Ô nhiễm môi trường tư nhiên bị nhiễm bẩn đồng thời các tính chất vật lí ,hoá học ,sinh học của môi trương cũng bị thay đổi ,gây tác - HS : Tiếp tục quan sát tranh để thấy được các hại đến đời sống con người và sinh vật khác . nguyên nhân dẫn tới ô nhiễm môi trường là từ đâu. ? Nguyên nhân nào gây ô nhiễm môi trương ? * Nguyên nhân: - Do hoạt động của con người - Do hoạt động tự nhiên HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu các tác nhân chủ yếu gây ô nhiễm môi trường -GV: Tích hợp kiến thức môn hoá học 9 là : Tiết 38 " Công nghiệp silicat " ? Dựa vào thực tế và kiến thức môn hoá học 9 em hãy cho biết thực trạng ô nhiễm không khí hiện nay như thế nào ? -GV: Chiếu hình 54.1 (SGK) Người thực hiện: Nguyễn Thị Kim Ngân Trường THCS Thanh Lâm B – Mê Linh 5 Giáo án tích hợp Năm học: 2014 – 2015 * Các chất độc hại : CO ,CO2 ? Các khí nào trong thành phần của không khí gây ,SO2 ,NO2 ... và bụi hại cho cơ thể sinh vật ? ?Các hoạt động nào của con người gây ô nhiễm không khí ? -HS: Hoàn thành bảng 54.1 (SGK) * Nguồn gốc : Chủ yếu là các quá trinh đốt cháy nhiên liệu ? Tác hại do ô nhiễm không khí gây ra là gì ? -GV : Tích hợp kiến thức + Bài 41 trong văn học lớp 8 là "Ôn dich thuốc lá " + Bài 21 trong sinh học lớp 6 là "Quang hợp " + Bài 17 trong địa lí lớp 7 là "Ô nhiễm môi trường Người thực hiện: Nguyễn Thị Kim Ngân * Tác hại : - Gây ngộ độc cho sinh vật - Làm ảnh hưởng đến quá trình quang hợp của cây Trường THCS Thanh Lâm B – Mê Linh 6 Giáo án tích hợp Năm học: 2014 – 2015 xanh đới ôn hoà " -GV: Chiếu tranh về hiện tượng " hiệu ứng nhà kính " - Gây mưa a xít ,làm thủng tầng ô zôn ,gây nên hiệu ứng nhà kính. ? Em hiểu thế nào là " hiệu ứng nhà kính" -GV: Giải thích về hiện tượng "hiệu ứng nhà kính" bằng sơ đồ ? Để hạn chế tác haị của ô nhiễm không khí con người đã có biện pháp gì ? * Biện pháp hạn chế : - Trồng nhiều cây xanh - Sử dụng năng lượng gió và năng lượng mặt trời để không sản sinh ra khí thải - Lắp đặt các thiết bị lọc khí cho các nhà máy -GV: Tích hợp kiến thức bài 52 trong hoá học 9 là "Tinh bột và xenlulôzơ" Người thực hiện: Nguyễn Thị Kim Ngân Trường THCS Thanh Lâm B – Mê Linh 7 Giáo án tích hợp Năm học: 2014 – 2015 ? Tại sao phải tích cực trồng nhiều cây xanh ? -HS: Nêu được CO2 tham gia vào quá trình quang hợp theo sơ đồ phản ứng . 6nCO2 +5nH2O ...................(-C 6H 10O5-) +6nO2 Do vậy lượng CO2 trong không khí giảm 2. Ô nhiễm do hoá chất bảo vệ thực vật và chất độc hoá học -GV: Chiếu một số hình ảnh * Nguồn gốc : Thuốc trừ sâu ,thuốc diệt cỏ ,diệt nấm ... ? Thuốc bảo vệ thực vật gồm những loại nào ? Người thực hiện: Nguyễn Thị Kim Ngân Trường THCS Thanh Lâm B – Mê Linh 8 Giáo án tích hợp Năm học: 2014 – 2015 -GV: Chiếu tranh H 54.2 (SGK) -HS: Quan sát tranh và suy nghĩ trả lời câu hỏi ? Các chất độc hoá học và chất bảo vệ thực vật thường tích tụ ở môi trường nào ? ? Mô tả và xác định con đường phát tán các loại hoá chất đó ? -GV: Tích hợp kiến thức bài 21,22,23 trong sinh học lớp 9 là hiện tượng biến dị và đưa ra sơ đồ khái quat , giải thích -HS: Quan sát và lắng nghe , ghi nhớ kiến thức -GV: Tich hợp kiến thức bài 15 trong Giáo dục công dân lớp 8 là "phòng ngừa tai nạn vũ khí cháy nổ và các chất độc hại -GV: Cung cấp cho HS vụ nổ nhà máy sản xuất pháo hoa ở Phú Thọ . ? Những chất độc hoá học Mĩ sư dụng trong chiến tranh đã để lại những hậu quả gì ? * Tác hại : - Gây hại cho hệ sinh thái Người thực hiện: Nguyễn Thị Kim Ngân Trường THCS Thanh Lâm B – Mê Linh 9 Giáo án tích hợp Năm học: 2014 – 2015 - Ảnh hưởng đến sức khoẻ con người - Gây bệnh tật cho con người. * Biện pháp hạn chế: - Hạn chế phun thuốc bảo vệ thực vật, thuốc diệt cỏ. - Sản xuất thực phẩm theo mô hình an toàn. - GV: Liên hệ đến nạn nhân chất độc da cam và làng ung thư ở Phú Thọ. ? Tất cả các hoạt động trên có tác hại như thế nào ? ? Con người đã có biện pháp gì để hạn chế ô nhiễm do các chất bảo vệ thực vật và chất độc hoá học gây nên ? 3. Ô nhiễm do các chất phóng xạ. Người thực hiện: Nguyễn Thị Kim Ngân Trường THCS Thanh Lâm B – Mê Linh 10 Giáo án tích hợp Năm học: 2014 – 2015 *Nguồn gốc: -Chất thải từ các công trường khai thác chất phóng xạ. - Nhà máy điện nguyên tử. - Các bãi thử vũ khí hạt nhân. - GV: Chiếu một số tranh ảnh về ô nhiễm phóng xạ: * Tác hại: - Gây đột biến cấu trúc di truyền ở người và sinh vật Người thực hiện: Nguyễn Thị Kim Ngân Trường THCS Thanh Lâm B – Mê Linh 11 Giáo án tích hợp Năm học: 2014 – 2015 (ung thư, quái thai ....) * Biện pháp hạn chế: Chống xản suất, thử và xử dụng vũ khí hạt nhân. 4. Ô nhiễm do chất thải rắn. ? Ô nhiễm phóng xạ có nguồn gốc từ đâu? - GV: Chiếu tranh hình 54.4 SGK Tranh một số bệnh đột biến ở người và động vật. * Chất thải rắn gồm: Cao su, nhựa, thuỷ tinh, kim loại, túi nilon .... ? Hậu quả của ô nhiễm phóng xạ là gì? Người thực hiện: Nguyễn Thị Kim Ngân Trường THCS Thanh Lâm B – Mê Linh 12 Giáo án tích hợp Năm học: 2014 – 2015 D. Củng cố: - GV: - Tích hợp kiến thức bài 56 ,57 trong sinh học 9 (tình hình môi trường ở địa phương ? Tình hình ô nhiễm môi trường ở địa phương em như thế nào ? - HS : + Khu công nghiệp Quang Minh + Người dân phun thuốc bảo vệ thực vật vào đồng ruộng thường xuyên + Hiện tượng đốt rơm rạ ? Ở gia đình em thì như thế nào ? - HS : + Xả rác + Nước thải sinh hoạt và chăn nuôi + Khí thải sinh hoạt ? Bản thân các em như thế nào? - HS : Vứt giấy rác , túi nilon... ? Các em đã làm gì để bảo vệ môi trường? - HS : + Vệ sinh lớp ,trường ,gia đình ,đường làng ngõ xóm.... + Tham gia tết trồng cây ở trường học và ở địa phương - GV : Tích hợp kiến thức bài 14 trong Giáo dục công dân 7 là "Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên ", bài 38 trong Địa lí 8 là " Bảo vệ tài nguyên sinh vật biển Việt Nam . ? Tại sao chúng ta phải bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên ? - GV : Yêu cầu học sinh xây dựng lại nội dung kiến thức của chuyên đề dưới dạng sơ đồ tư duy . E- Hướng dẫn về nhà - Học bài - Sưu tầm tranh ảnh về ô nhiễm môi trường - Vẽ một bức tranh về môi trường ( GV: Tích hợp kiến thức tiết 11,12 trong Mĩ thuật 7 là " Cuộc sống quanh em " VII. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập * Cách thức kiểm tra: Sau khi học xong chuyên đề GV yêu cầu các em hãy xậy dựng lại kiến thức trọng tâm của chuyên đề vào tờ giấy A4 dưới dạng sơ đồ tư duy. * Tiêu chí đánh giá kết quả học tập của các em là: - Các em chọn đúng cụm từ “ Ô nhiễm môi trường ” làm trung tâm của bản đồ tư duy. Người thực hiện: Nguyễn Thị Kim Ngân Trường THCS Thanh Lâm B – Mê Linh 13 Giáo án tích hợp Năm học: 2014 – 2015 - Các em vẽ được 3 nhánh cấp 1 là: Khái niệm , nguyên nhân và các tác nhân gây ô nhiêm môi trường. - Từ nhánh cấp 1 là nguyên nhân vẽ tiếp 2 nhánh cấp 2 là: Do hoạt động của con người và do hoạt động tự nhiên - Từ nhánh cấp 1 là các tác nhân gây ô nhiễm môi trường vẽ tiếp được ít nhát 7 nhánh cấp 2 là: Ô nhiễm do chất khí thải ra từ hoạt đông công nghiệp và sinh hoạt, ô nhiễm do hoá chất bảo vệ thực vật và chất độc hoá học ,ô nhiễm do chất phóng xạ ,ô nhiễm do chất rắn ,ô nhiễm do vi sinh vật gây bệnh ...tương tự với nhánh cấp 3, 4… * Từ đó đánh giá việc tiếp thu bài của các em: - Các em xây dựng đến nhánh thứ 3 đạt: 75% Tốt. - Còn lại các mới xây dựng đến nhánh thứ 2 đạt: 25% Khá. VIII. Các sản phẩm của học sinh: *Sơ đồ tư duy * Một số hoạt động của học sinh tham gia dự án: Người thực hiện: Nguyễn Thị Kim Ngân Trường THCS Thanh Lâm B – Mê Linh 14 Giáo án tích hợp Người thực hiện: Nguyễn Thị Kim Ngân Năm học: 2014 – 2015 Trường THCS Thanh Lâm B – Mê Linh 15
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan