
Chương trình bồi dưỡng HSG, Ngữ Văn 9
3. Một số dạng bài tập vận dụng (Tiếng Việt 9)
BT1 : Vận dụng những phương châm hội thoại (PCHT) đã học để giải thích vì sao người nói đôi khi
phải dùng những cách diễn đạt như:
a) như tôi được biết, tôi tin rằng, nếu tôi không lầm thì, tôi nghe nói, theo tôi nghĩ, hình như là…
b) như tôi đã trình bày, như mọi người đều biết.
Trả lời: a) Trong nhiều trường hợp vì một lí do nào đó người nói muốn (hoặc phải) đưa ra một nhận
định hay truyền đạt một thong tin nhưng chưa có bằng chứng chắc chắn. Để đảm bảo tuânt hủ PC về
chất, người nói phải dùng những cách nói trên nhằm báo cho người nghe biết là tính xác thực của nhận
định hay thong tin mà mình đưa ra chưa được kiểm chứng.
b) Trong giao tiếp, đôi khi để nhấn mạnh hay để chuyển ý, dẫn ý, người nói cần nhắc lại một nội dung
nào đó đã nói hay giả định là mọi người đều biết. Khi đó để đảm bảo PC về lượng, người nói phải dung
những cách nói trên nhằm báo cho người nghe biết là việc nhắc lại nội dung đã cũ là do chủ ý của
người nói.
BT2: Phép tu từ từ vựng nào đã học ( so sánh, ẩn dụ, nhân hóa, hoán dụ, điệp ngữ, nói quá, nói giảm
nói tránh) có liên quan trực tiếp tới PC lịch sự? Cho ví dụ.
Trả lời: Phép tu từ từ vựng đã học có lien quan trực tiếp tới PC lịch sự là phép nói giảm nói tránh.
VD: Thay vì chê bài viết của người khác dở ta nói: “Bài viết của bạn chưa được hay lắm.”
BT3: Vận dụng những PCHT đã học để giải thích vì sao người nói đôi khi phải dùng những cách nói
như: a) nhân tiện đây xin hỏi;
b) cực chẳng đã tôi phải nói, tôi nói điều này có gì không phải anh bỏ qua cho; biết là làm anh không
vui, nhưng …; xin lỗi, có thể anh không hài lòng nhưng tôi cũng phải thành thực mà nói là …;
c) đừng nói leo, đừng ngắt lời như thế; đừng nói cái giọng đó với tôi.
Trả lời: Đôi khi người nói phải dùng những cách diễn đạt như vậy vì:
a) Khi người nói hỏi về một vấn đề không đúng vào đề tài mà hai người đang trao đổi, tránh để
người nghe hiểu là mình không tuân thủ PC quan hệ , người nói dung cách diễn đạt trên .
b) Trong giao tiếp, đôi khi vì một lúi do nào đó, người nói phải nói một điều mà người đó nghĩ là
sẽ làm tổn thương thể diện của người đối thoại. Để giảm nhẹ ảnh hưởng, tức là xuất phát từ
việc chú ý tuân thủ PC lịch sự người nói dùng những cách diễn đạt trên.
c) C) Những cách nói này báo hiệu cho người đối thoại biết là người đó đã không tuân thủ PC lịch
sự và phải chấm dứt sự không tuân thủ đó.
BT 4: Viết một đoạn văn nghị luận có nội dung liên quan đến một trong ba ý kiến dưới đây. Trích dẫn
ý kiến đó theo hai cách: trực tiếp và gián tiếp.
a) Chúng ta phải ghi nhớ công lao cảu các vị anh hung dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc
anh hùng. ( Hồ Chí Minh, Báo cáo chịnh trị tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng)
b) Giản dị trong đời sống, trong quan hệ với mọi người, trong tác phong, Hồ Chủ tịch cũng rất giản dị
trong lời nói và bài viết, vì muốn cho quần chúng nhân dân hiểu được, nhớ được và làm được. ( Phạm
Văn Đồng, Chủ tịch Hồ Chí Minh, tinh hoa và khí phách của dân tộc, lương tâm của thời đại.)
c) Người Việt Nam ngày nay có lý do đầy đủ và vững chắc để tự hào với tiếng nói của mình. ( Đặng
Thai Mai, Tiếng Việt, một biểu hiện hùng hồn của sức sống dân tộc.)
Trả lời: Mẫu: Từ câu (a) có thể tạo ra:
+ Đoạn văn có lời dẫn trực tiếp: Từ xưa tới nay, nhân dân ta luôn tự hào về truyền thống yêu nước của
dân tộc. Trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước có biết bao anh hùng đã anh dũng hi sinh vì
nền dộc lập tự do. Vì vậy trong “ Báo cáo chịnh trị tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của
Đảng” , Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn: “Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân
tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng.” Đó là bài học đạo lí mà mỗi học sinh chúng ta
cần ghi nhớ.
+ Đoạn văn có lời dẫn gián tiếp: Trong “ Báo cáo chính trị …….” , Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng
định rằng chúng ta phải biết ghi nhớ công lao của các anh hùng dân tộc, vì họ là những người tiêu biểu
5