Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh trong hoạt động nhập khẩu tại công t...

Tài liệu Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh trong hoạt động nhập khẩu tại công ty vật tư kĩ thuật ngân hàng

.PDF
80
243
147

Mô tả:

Nhập khẩu uỷ thác là hoạt động dịch vụ thương mại dưới hình thức nhận làm dịch vụ nhập khẩu. Hoạt động này được làm trên cơ sở hợp đồng uỷ thác giữa các doanh nghiệp phù hợp với những quy định của pháp lệnh hợp đồng kinh tế. Như vậy, hợp đồng uỷ thác nhập khẩu được hình thành giữa các doanh nghiệp trong nước có vốn ngoại tệ riêng, có nhu cầu nhập khẩu một loại vật tư, thiết bị nào đó nhưng lại không được phép nhập khẩu trực tiếp hoặc gặp khó khăn trong việc tìm kiếm bạn hàng, thực hiện thủ tục uỷ thác nhập khẩu cho doanh nghiệp có chức năng thương mại quốc tế tiến hành nhập khẩu theo yêu cầu của mình. Bên nhận uỷ thác phải cung cấp cho bên uỷ thác các thông tin về thị trường, giá cả, khách hàng, những điều kiện có liên quan đến đơn hàng uỷ thác thương lượng đàm phán và ký kết hợp đồng uỷ thác. Bên nhận uỷ thác phải tiến hành làm các thủ tục nhập khẩu và được hưởng phần thù lao gọi là phí uỷ thác. Đặc điểm: Doanh nghiệp thực hiện nhiệm vụ nhập khẩu uỷ thác không phải bỏ vốn, không phải xin hạn ngạch, không phải tìm kiếm thị trường tiêu thụ hàng nhập, giá trị hàng nhập chỉ được tính vào kim ngạch XNK không được tính vào doanh thu. Khi nhận uỷ thác phải làm hai hợp đồng: Một hợp đồng mua bán hàng hoá, vật tư với nước ngoài và một hợp đồng uỷ thác nhập khẩu với bên uỷ thác ở trong nước. 1.3.3. Buôn bán đối lưu. Buôn bán đối lưu trong Thương mại quốc tế là một phương thức giao dịch trao đổi hàng hoá trong đó nhập khẩu kết hợp chặt chẽ với xuất khẩu, người bán đồng thời là người mua và ngược lại. Lượng hàng hoá dịch vụ trao đổi có giá trị tương đương. Giao dịch đối lưu dựa trên bốn nguyên tắc cân bằng: Cân bằng về mặt hàng, cân bằng về giá cả, cân bằng về cùng một điều kiện giao hàng và cân bằng về tổng giá trị hàng hoá trao đổi. Đặc điểm: Hợp đồng này có lợi ở chỗ là cùng một hợp đồng ta có thể tiến hành đồng thời hoạt động xuất và nhập khẩu. Đối với hình thức này thì lượng hàng giao đi và lượng hàng nhận về có giá trị tương đương nhau. Doanh nghiệp xuất khẩu được tính vào cả kim ngạch xuất nhập khẩu, doanh thu trên hàng hoá nhập và hàng xuất. 1.3.4. Nhập khẩu tái xuất. Mỗi nước có một định nghĩa riêng về tái xuất, nhưng đều thống nhất một quan điểm về tái xuất là xuất khẩu trở ra nước ngoài những hàng hoá trước đây đã nhập khẩu, chưa qua chế biến ở nước tái xuất. Có nghĩa là tiến hành nhập khẩu không phải để tiêu thụ trong nước mà để xuất sang một nước thứ ba nhằm thu lợi nhuận. Giao dịch tái xuất bao gồm nhập khẩu và xuất khẩu với mục đích thu về một lượng ngoại tệ lớn hơn vốn bỏ ra ban đầu. Giao dịch này luôn thu hút ba nước: nước xuất khẩu, nước tái xuất và nước nhập khẩu. Đặc điểm: - Doanh nghiệp tái xuất phải tính toán toàn bộ chi phí nhập hàng và xuất hàng sao cho thu hút được lượng ngoại tệ lớn hơn chi phí ban đầu bỏ ra. - Doanh nghiệp tái xuất phải tiến hành hai loại hợp đồng: Một hợp đồng nhập khẩu và một hợp đồng xuất khẩu nhưng không phải nộp thuế XNK. - Doanh nghiệp tái xuất được tính kim ngạch trên cả hàng tái xuất và hàng nhập, doanh số tính trên giá trị hàng hoá tái xuất do đó vẫn chịu thuế. - Hàng hoá không nhất thiết phải chuyển về nước tái xuất mà có thể chuyển thẳng từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu theo hình thức chuyển khẩu, nhưng tiền phải do người tái xuất trả cho người nhập khẩu và thu từ người nhập khẩu.

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất