Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Tiểu học Giáo án mĩ thuật lớp 3 vnen hay...

Tài liệu Giáo án mĩ thuật lớp 3 vnen hay

.DOC
23
2453
113

Mô tả:

GV: Lê Thị Dung Trường Tiểu học Nguyễn Trãi Tuần 1: Thứ hai ngày 26 tháng 8 đến thứ ba ngày 27 tháng 8 năm 2013 Tiết 1: Thường thức mỹ thuật: XEM TRANH THIẾU NHI (Đề tài môi trường) I. II. Mục tiêu: HS tiếp xúc, làm quen với tranh của thiếu nhi, của họa sĩ về đề tài môi trường. Biết cách mô tả, nhận xét hình ảnh, màu sắc trong tranh. Có ý thức bảo vệ môi trường. Hoạt động dạy học: A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN: A1: Hoạt động cả lớp: 1. GV giới thiệu tiêu đề bài học. - Nhóm trưởng yêu cầu HS viết đầu bài vào vở. - GV treo một số tranh, ảnh về đề tài môi trường để HS trao đổi theo nhóm A2: Hoạt động cá nhân: - HS xem tranh nhận ra : + Tranh, ảnh nói về đề tài môi trường. 2. Trả lời câu hỏi: - Sau khi xem một số tranh về đề tài môi trường, chúng ta bảo vệ môi trường để làm gì? 3. Hoạt động theo nhóm: - Nhóm trưởng yêu cầu HS xem 2 bức tranh: - Chăm sóc cây - Chúng em và cây xanh ( VTV 4, 5) + Tranh vẽ hoạt động gì? + Những hình ảnh chính, hình ảnh phụ trong tranh. + Hình dáng, động tác của các hình ảnh chính như thế nào? Ở đâu? + Những màu sắc nào có nhiều ở trong tranh? - Các nhóm cùng thảo luận. - Nhóm trưởng cho từng nhóm trả lời, bổ sung - GV kết luận: + Xem tranh, tìm hiểu tranh là tiếp xúc với cái đẹp để yêu thích cái đẹp. B. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: C1. Nhận xét, đánh giá. - Nhận xét chung tiết học. - Khen ngợi, động viên những HS và các nhóm có nhiều ý kiến nhận xét hay phù hợp với nội dung của tranh. C2. Hoạt động cùng gia đình. - Về nhà cùng cha mẹ dọn nhà của, quang cảnh sân vườn xung quanh nhà để cùng nhau bảo vệ môi trường xanh, sạch đẹp. Năm học: 2013 – 2014 1 Kế hoạch dạy học môn mỹ thuật khối 3 GV: Lê Thị Dung Trường Tiểu học Nguyễn Trãi Tuần 2: Thứ hai ngày 2 tháng 9 đến thứ ba ngày 3 tháng 9 năm 2013 Tiết 2: Vẽ trang trí: VẼ TIẾP HỌA TIẾT VÀ VẼ MÀU VÀO ĐƯỜNG DIỀM I. Mục tiêu: - HS tìm hiểu cách trang trí đường diềm đơn giản. - Vẽ tiếp được họa tiếp và vẽ màu đường diềm. - HS thấy được vẻ đẹp của các đồ vật được trang trí đường diềm. II. Hoạt động dạy học. A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN A1. Hoạt động cả lớp - GV giới thiệu tiêu đề bài học. - Nhóm trưởng yêu cầu cả lớp chép tên đầu bài vào vở. - GV giới thiệu một số bài vẽ đường diềm đường diềm và tác dụng của chúng. - HS thảo luận nhóm A2. Hoạt động cá nhân. Trả lời câu hỏi: + Nhận xét về 2 đường diềm ( VTV trang 6,7) + Có những họa tiết nào ở đường diềm. + Các họa tiết được sắp xếp như thế nào? + Đường diềm chưa hoàn chỉnh còn thiếu những họa tiết gì? + Những màu nào được vẽ trên đường diềm? A3. Hoạt động theo nhóm. - GV yêu cầu HS quan sát hình vẽ ở VTV 3 và chỉ cho HS những họa tiết đã có đường diềm để ghi nhớ và vẽ tiếp. - Nhóm trưởng tổ chức các nhóm thảo luận để tìm ra cách vẽ. - Nhóm trưởng nhận xét từng nhóm. - GV bổ sung và yêu cầu của bài học này là vẽ tiếp họa tiết và vẽ màu hoàn chỉnh đường diềm. B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH. B1. Hoạt động của giáo viên. - GV yêu cầu HS: + Vẽ tiếp họa tiết vào đường diềm. + Vẽ họa tiết đều, cân đối. + Chọn màu thích hợp, họa tiết giống nhau vẽ cùng màu B2. Hoạt động cá nhân. - Nhóm trưởng tổ chức HS tự vẽ tiếp vào vở tập vẽ. C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG. C1. Nhận xét, đánh giá. - Nhóm trưởng yêu cầu mỗi nhóm chọn những bài hoàn chỉnh treo lên nhận xét. - GV nhận xét chung, C2. Hoạt động cùng gia đình. - Tìm hiểu về bông hoa, lá cây, con cá để tìm ra họa tiết cho đường diềm - Sau khi kết thúc bài học này, GV đánh giá và nhận xét tiết học cũng như sự tiến bộ của HS. Năm học: 2013 – 2014 2 Kế hoạch dạy học môn mỹ thuật khối 3 GV: Lê Thị Dung Trường Tiểu học Nguyễn Trãi Tuần 3: Thứ hai ngày 9 tháng 9 đến thứ ba ngày 10 tháng 9 năm 2013 Tiết 3: Vẽ theo mẫu: VẼ QUẢ I. Mục tiêu: - HS biết phân biệt màu sắc, hình dáng một vài loại quả. - Biết cách vẽ và vẽ được hình một vài loại quả và vẽ màu theo ý thích. - Cảm nhận vẻ đẹp của các loại quả. II. Hoạt động dạy học: A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN A1. Hoạt động cả lớp. - GV giới thiệu tiêu đề bài học. - Nhóm trưởng yêu cầu cả lớp viết đầu bài vào vở. - GV đưa ra 1 số loại quả khác nhau để học sinh quan sát và thảo luận theo nhóm A2. Hoạt động cá nhân. - GV đặt câu hỏi: + Tên các loại quả? + Đặc điểm hình dáng. + Tỉ lệ chung và tỉ lệ của từng bộ phận. + Màu sắc của các loại quả? - GV tóm tắt đặc điểm về hình dáng, màu sắc của một số loại quả. A3. Hoạt động theo nhóm. - Nhóm trưởng đưa 1 số quả cho từng nhóm quan sát( đặc điểm, hình dáng, màu sắc) cụ thể để tìm ra cách vẽ. + So sánh, ước lượng tỉ lệ chiều cao, ngang của quả để vẽ hình dáng chung chp vừa khổ giấy + Vẽ phác hình quả. + Sửa hình cho giống mẫu. + Vẽ màu theo ý thích. B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH. B1. Hoạt động cùng GV. - GV yêu cầu từng nhóm chọn ra 1 loại quả để quan sát hình dáng, đặc điểm… - Gợi ý để HS quan sát và tự tìm ra cách vẽ quả của nhóm mình. B2. Hoạt động theo nhóm - Các nhóm vẽ quả trên giấy A4 theo cách cảm nhận của nhóm mình. B3. Hoạt động cá nhân. - Nhóm trưởng yêu cầu Bạn học tập nêu cách vẽ của bài vẽ quả. - Nhóm trưởng tổng hợp ý kiến, GV kết luận chung C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG. C1. Nhận xét, đánh giá. - Nhóm trưởng yêu cầu nhóm mình chọn 1 số bài vẽ đẹp treo lên bảng theo nhóm của mình. - Yêu cầu các nhóm nhận xét lẫn nhau. - Nhóm trưởng yêu cầu từng nhóm nêu ý kiến bằng cách chọn đúng sai C2. Hoạt động gia đình. - HS về nhà cho bố mẹ xem bài vẽ. - Sau khi kết thúc bài học GV đánh giá và nhận xét tiết học. Năm học: 2013 – 2014 3 Kế hoạch dạy học môn mỹ thuật khối 3 GV: Lê Thị Dung Trường Tiểu học Nguyễn Trãi Tuần 4: Thứ hai ngày 16 tháng 9 đến thứ ba ngày 17 tháng 9 năm 2013 Tiết 4: Vẽ tranh: VẼ CHÂN DUNG ÔNG HOẶC BÀ I. Mục tiêu: - HS tập quan sát, nhận xét về đặc điểm khuôn mặt người. - Biết cách vẽ và vẽ được chân dung người thân trong gia đình. - Biết yêu quý người thân trong gia đình. II. Hoạt động dạy học: A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN A1. Hoạt động cả lớp. - GV giới thiệu tiêu đề bài học. - Nhóm trưởng yêu cầu cả lớp viết đầu bài vào vở. - GV đưa ra 1 số tranh chân dung của các họa sĩ và thiếu nhi để HS quan sát, nhớ lại thế nào là tranh chân dung ở lóp 2. A2. Hoạt động cá nhân. - GV đặt câu hỏi: + Bức tranh này vẽ khuôn mặt, nữa người hay toàn thân? + Tranh chân dung vẽ những gì?. + Ngoài khuôn mặt còn có thể vẽ gì nữa? + Màu sắc của toàn bộ bức tranh? + Nét mặt người trong tranh như thế nào? - GV tóm tắt đặc điểm của từng khuôn mặt. A3. Hoạt động theo nhóm. - GV giới thiệu hình gợi ý cách vẽ hoặc vẽ lên bảng để các nhóm thảo luận, nhớ lại khuôn mặt người thân trong gia đình và nhận thấy: +Vẽ khuôn mặt chính diện hay nghiêng. +Vẽ hình khuôn mặt trước có thể vẽ cổ, vai sau. +Vẽ chi tiết: Mắt , mũi, miệng, tai. B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH. B1. Hoạt động cùng GV. - GV gợi ý để HS chọn vẽ những người thân như: ông, bà. - Gợi ý HS để vẽ them các hình ảnh khác cho tranh them sinh động. B2. Hoạt động theo nhóm - Các nhóm chọn vẽ tranh chân dung ông hoặc bà vào vở hoặc giấy. B3. Hoạt động cá nhân. - Nhóm trưởng yêu cầu Bạn học tập nêu cách vẽ của bài vẽ chân dung. - Nhóm trưởng tổng hợp ý kiến, GV kết luận chung C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG. C1. Nhận xét, đánh giá. - Nhóm trưởng yêu cầu nhóm mình chọn 1 số bài vẽ đẹp treo lên bảng theo nhóm của mình. - Yêu cầu các nhóm nhận xét lẫn nhau. - Nhóm trưởng yêu cầu từng nhóm nêu ý kiến bằng cách chọn đúng sai C2. Hoạt động gia đình. - HS về nhà cho người thân xem bài vẽ. - Sau khi kết thúc bài học GV đánh giá và nhận xét tiết học. Năm học: 2013 – 2014 4 Kế hoạch dạy học môn mỹ thuật khối 3 GV: Lê Thị Dung Trường Tiểu học Nguyễn Trãi Tuần 5: Thứ hai ngày 23 tháng 9 đến thứ ba ngày 24 tháng 9 năm 2013 Tiết 5: Tập nặn tạo dáng: NẶN QUẢ I. Mục tiêu: - HS nhận biết hình khối của một số quả. - Nặn được một vài quả gần giống với mẫu. II. Hoạt động dạy học: A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN A1. Hoạt động cả lớp. - GV giới thiệu tiêu đề bài học. - Nhóm trưởng yêu cầu cả lớp viết đầu bài vào vở. - GV dùng tranh, ảnh hoặc mẫu thật để HS nhận biết. A2. Hoạt động cá nhân. - GV đặt câu hỏi: + Tên quả? + Đặc điểm, hình dáng, màu sắc và sự khác nhau của một vài quả. A3. Hoạt động theo nhóm. - GV gợi ý để các nhóm sử dụng đất nhào nặn cho dẻo, mềm - Các nhóm thảo luận về các đặc điểm của một số loại quả B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH. B1. Hoạt động cùng GV. - GV đặt một số quả ở vị trí như hình mẫu vẽ, GV gợi ý để HS chọn quả muốn nặn. - Yêu cầu HS dùng bảng con để lên bàn để dùng nhào đất nặn B2. Hoạt động theo nhóm - Các nhóm chọn quả muốn nặn theo các cách: + Nhào, bóp đất nặn cho dẻo, mềm. + Nặn hình khối có dáng của quả trước + Nặn, gọt dần cho giống với quả mẫu + Sửa hoàn chỉnh và gắn, dính các chi tiết( cuống, lá..) B3. Hoạt động cá nhân. - Nhóm trưởng yêu cầu Bạn học tập nêu cách nặn quả - Nhóm trưởng tổng hợp ý kiến, GV kết luận chung C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG. C1. Nhận xét, đánh giá. - Nhóm trưởng yêu cầu các nhóm tự nhận xét bài nhóm mình - Yêu cầu các nhóm nhận xét lẫn nhau. - GV nhận xét bài của các nhóm. C2. Hoạt động gia đình. - HS về nhà cho người thân xem bài nặn. - Sau khi kết thúc bài học GV đánh giá và nhận xét tiết học. ************************************************** Năm học: 2013 – 2014 5 Kế hoạch dạy học môn mỹ thuật khối 3 GV: Lê Thị Dung Trường Tiểu học Nguyễn Trãi Tuần 6: Thứ hai ngày 30 tháng 9 đến thứ ba ngày 1 tháng 10 năm 2013 Tiết 6: Vẽ tranh: ĐỀ TÀI TRƯỜNG CỦA EM I. Mục tiêu: - HS biết tìm, chọn nội dung phù hợp. - Vẽ được tranh về đề tài trường của em - HS thêm yêu mến trường, lớp. II. Hoạt động dạy học: A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN A1. Hoạt động cả lớp. - GV giới thiệu tiêu đề bài học. - Nhóm trưởng yêu cầu cả lớp viết đầu bài vào vở. - GV dùng tranh, ảnh về đề tài trường em và không phải trường em để HS phân biệt và hiểu rõ hơn về đề tài trường em. A2. Hoạt động cá nhân. - GV đặt câu hỏi HS thảo luận theo nhóm đôi. + Đề tài về nhà trường có thể vẽ những gì? + Các hình ảnh nào thể hiện được nội dung chính trong tranh. + Cách sắp xếp hình, cách vẽ màu như thế nào để làm rõ được nội dung. A3. Hoạt động theo nhóm. - GV gợi ý để các nhóm chọn nọi dung phù hợp với khả năng của mình. - Các nhóm thảo luận tìm ra cách vẽ tranh về trường em. + Tìm, chọn nội dung. + Chọn hình ảnh chính. + Sắp xếp hình ảnh phụ cho tranh thêm sinh động. + Vẽ màu theo ý thích. B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH. B1. Hoạt động cùng GV. - GV cho HS xem các bài vẽ tranh của HS năm trước. - Nhắc HS sắp xếp hình ảnh cho vừa với khổ giấy. B2. Hoạt động theo nhóm - Các nhóm trao đổi vẽ tranh theo lựa chọn của nhóm mình. B3. Hoạt động cá nhân. - Nhóm trưởng yêu cầu 2 nhóm nêu cách vẽ tranh. - Nhóm trưởng tổng hợp ý kiến, bổ sung thêm ý kiến của mình, GV kết luận chung C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG. C1. Nhận xét, đánh giá. - Nhóm trưởng yêu cầu các nhóm tự nhận xét bài nhóm mình - Yêu cầu các nhóm nhận xét lẫn nhau. - GV nhận xét bài của các nhóm. C2. Hoạt động gia đình. - HS về nhà cho người thân xem bài vẽ của mình. - Sau khi kết thúc bài học GV đánh giá và nhận xét tiết học. ************************************************** Năm học: 2013 – 2014 6 Kế hoạch dạy học môn mỹ thuật khối 3 GV: Lê Thị Dung Trường Tiểu học Nguyễn Trãi Tuần 7: Thứ hai ngày 7 tháng 10 đến thứ ba ngày 8 tháng 10 năm 2013 Tiết 7: Vẽ theo mẫu: VẼ CÁI CHAI I. Mục tiêu: - Tạo cho HS có thói quen quan sát, nhận xét về hình dáng các đồ vật xung quanh. - Biết cách vẽ và vẽ được cái chai gần giống mẫu. II. Hoạt động dạy học: A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN A1. Hoạt động cả lớp. - GV giới thiệu tiêu đề bài học. - Nhóm trưởng yêu cầu cả lớp viết đầu bài vào vở. GV giới thiệu mẫu vã hoặc tranh, ảnh về cái chai. Gợi ý cho HS quan sát nhận xét về hình dáng và màu sắc cái chai. A2. Hoạt động cá nhân. - GV cho HS quan sát một vài cái chai để HS thấy rõ về hình dáng khác nhau của chúng, đặt câu hỏi HS thảo luận theo nhóm đôi. + Các bộ phận chính của cái chai. + Chai thường được làm bằng chất liệu gì? A3. Hoạt động theo nhóm. - GV gợi ý để các nhóm tìm ra cách vẽ cái chai. - Các nhóm thảo luận tìm ra cách vẽ. + Vẽ phác khung hình của cái chai + Quan sát mẫu để so sánh tỉ lệ phần chính của chai với các bộ phận khác. + Vẽ phác nét mờ hình cái chai. + Sửa chi tiết cho cân đối. B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH. B1. Hoạt động cùng GV. - GV cho HS xem các bài vẽ tranh của HS năm trước. - GV quan sát và gợi ý cho từng nhóm. B2. Hoạt động theo nhóm - Các nhóm điều chỉnh vị trí mẫu, tìm ra cách vẽ cái chai. B3. Hoạt động cá nhân. - Nhóm trưởng yêu cầu 2 nhóm nêu cách vẽ cái chai theo mẫu. - Nhóm trưởng tổng hợp ý kiến, bổ sung thêm ý kiến của mình, GV kết luận chung C.HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG. C1. Nhận xét, đánh giá. - Nhóm trưởng yêu cầu các nhóm tự nhận xét bài nhóm mình - Yêu cầu các nhóm nhận xét lẫn nhau. - GV nhận xét bài của các nhóm. + Bài vẽ nào giống mẫu hơn? + Bài nào có bố cục đẹp, bài nào chưa? C2. Hoạt động gia đình. - HS về nhà cho người thân xem bài vẽ của mình. - Sau khi kết thúc bài học GV đánh giá và nhận xét tiết học. ************************************************** Năm học: 2013 – 2014 7 Kế hoạch dạy học môn mỹ thuật khối 3 GV: Lê Thị Dung Trường Tiểu học Nguyễn Trãi Tuần 8: Thứ hai ngày 14 tháng 10 đến thứ ba ngày 15 tháng 10 năm 2013 Tiết 8: Vẽ trang trí: VẼ TIẾP HỌA TIẾT VÀ VẼ MÀU VÀO HÌNH VUÔNG I.Mục tiêu: - HS biết thêm về trang trí hình vuông. - Vẽ tiếp được họa tiết và vẽ màu vào hình vuông - Cảm nhận được vẻ đẹp của hình vuông khi được trang trí. II. Hoạt động dạy học: A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN A1. Hoạt động cả lớp. - GV giới thiệu tiêu đề bài học. - Nhóm trưởng yêu cầu cả lớp viết đầu bài vào vở. GV cho HS xem một số đồ vật có dạng hình vuông được trang trí, các bài trang trí hình vuông. A2. Hoạt động cá nhân. - GV đặt câu hỏi HS thảo luận theo nhóm đôi. + Sự khác nhau về cách trang trí hình vuông và các đồ vật dạng hình vuông được trang trí? + Họa tiết thường dùng để trang trí hình vuông là những hình nào? + Họa tiết chính thường được trang trí ở đâu? + Các tô màu? A3. Hoạt động theo nhóm. - GV giới thiệu cách vẽ họa tiết. - Yêu cầu quan sát hình a để nhận ra các họa tiết và tìm ra cách vẽ họa tiết. - Các nhóm thảo luận tìm ra cách vẽ. + Vẽ họa tiết ở giữa hình vuông trước. + Vẽ họa tiết vào các góc và xung quanh sau để hoàn thành bài vẽ. + Vẽ màu. B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH. B1. Hoạt động cùng GV. - GV cho HS xem các bài vẽ tranh của HS năm trước. - GV quan sát và gợi ý cho từng nhóm, nhắc HS nhìn đường trục để vẽ họa tiết. B2. Hoạt động theo nhóm - Các nhóm vẽ bài B3. Hoạt động cá nhân. - Nhóm trưởng yêu cầu 2 nhóm nêu cách vẽ cái chai theo mẫu. - Nhóm trưởng tổng hợp ý kiến, bổ sung thêm ý kiến của mình, GV kết luận chung C.HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG. C1. Nhận xét, đánh giá. - Nhóm trưởng yêu cầu các nhóm tự nhận xét bài nhóm mình - Yêu cầu các nhóm nhận xét lẫn nhau. - GV nhận xét bài của các nhóm. + Bài vẽ họa tiết giống và đều chưa? + Vẽ màu. C2. Hoạt động gia đình. - HS về nhà cho người thân xem bài vẽ của mình. - Sau khi kết thúc bài học GV đánh giá và nhận xét tiết học. ************************************************** Năm học: 2013 – 2014 8 Kế hoạch dạy học môn mỹ thuật khối 3 GV: Lê Thị Dung Trường Tiểu học Nguyễn Trãi Tuần 9: Thứ hai ngày 21 tháng 10 đến thứ ba ngày 22 tháng 10 năm 2013 Tiết 9: Vẽ trang trí: VẼ MÀU VÀO HÌNH CÓ SẴN (Múa rồng – phỏng theo tranh của Quang Trung, học sinh lớp 3) I.Mục tiêu: - HS hiểu biết hơn về cách sử dụng màu. - Vẽ được màu vào hình có sẵn theo cảm nhận riêng. II. Hoạt động dạy học: A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN A1. Hoạt động cả lớp. - GV giới thiệu tiêu đề bài học. - Nhóm trưởng yêu cầu cả lớp viết đầu bài vào vở. - GV giới thiệu về hình ảnh các ngày lễ hội và gợi ý để HS thấy được quang cảnh không khí vui tươi, nhộn nhịp đươc thể hiện trong tranh. - Giới thiệu tranh Múa rồng của bạn Quang Trung A2. Hoạt động cá nhân. - GV đặt câu hỏi HS thảo luận theo nhóm đôi. + Màu sắc cảnh vật vẽ cảnh ban ngày hay ban đêm? + Hình ảnh con rồng, người quần áo trong ngày lễ được vẽ như thế nào? A3. Hoạt động theo nhóm. - GV hướng dẫn HS quan sát, nhận xét và lựa chọn cách vẽ màu vào các hình. - Các nhóm cùng tìm màu để tô tiếp vào bài. + Tìm nàu vẽ hình con rồng, người, cây… + Tìm màu nền B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH. B1. Hoạt động cùng GV. - GV quan sát HS làm bài và đưa ra những gợi ý cần thiết. B2. Hoạt động theo nhóm - Các nhóm sử dụng màu để tô vào. - Nhóm trưởng kiểm tra các nhóm làm xong, yêu cầu HS đổi bài để nhận xét bài của nhau C.HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG. C1. Nhận xét, đánh giá. - Nhóm trưởng yêu cầu các nhóm tự nhận xét bài nhóm mình - Yêu cầu các nhóm nhận xét lẫn nhau. - GV bổ sung và nhận xét chung. C2. Hoạt động gia đình. - HS về nhà cho người thân xem bài vẽ của mình. - Thường xuyên quan sát màu sắc của cảnh vật xung quanh. - Sau khi kết thúc bài học GV đánh giá và nhận xét tiết học. ************************************************** Năm học: 2013 – 2014 9 Kế hoạch dạy học môn mỹ thuật khối 3 GV: Lê Thị Dung Trường Tiểu học Nguyễn Trãi Tuần 10: Thứ hai ngày 28 tháng 10 đến thứ ba ngày 29 tháng 10 năm 2013 Tiết 10: Thường thức mỹ thuật:: XEM TRANH TĨNH VẬT (Một số tranh tĩnh vật hoa, quả của họa sĩ Đường Ngọc Cảnh) I.Mục tiêu: - HS làm quen với tranh tĩnh vật. - Hiểu biết thêm cách sắp xếp hình, cách vẽ màu ở tranh. - Cảm thụ vẻ đẹp của tranh tĩnh vật. II. Hoạt động dạy học: A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN A1. Hoạt động cả lớp. - GV giới thiệu tiêu đề bài học. - Nhóm trưởng yêu cầu cả lớp viết đầu bài vào vở. - GV yêu cầu HS quan sát tranh ở vở tập vẽ lớp 3 hoặc tranh. A2. Hoạt động theo nhóm. - GV đặt câu hỏi HS thảo luận theo nhóm. + Tác giả của bức tranh là ai? + Tranh vẽ những loại quả nào? + Hình dáng của các loại quả đó + Màu sắc của các loại hoa, quả trong tranh. + Những hình ảnh chính của bức tranh được đặt ở vị trí nào?Tỉ lệ của hình chính so với hình phụ? Ơ Em thích bức tranh nào nhất? - Sau khi các nhóm trả lời GV giới thiệu vài nét về họa sĩ Đường Ngọc Cảnh C.HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG. C1. Hoạt động gia đình. - HS về nhà cho người thân xem bức tranh của họa sĩ. - Sưu tầm tranh tĩnh vật và tập nhận xét. - Quan sát cành, lá cây. - Sau khi kết thúc bài học GV đánh giá và nhận xét tiết học, khen ngợi một số HS có tinh thần phát biểu ************************************************** Năm học: 2013 – 2014 10 Kế hoạch dạy học môn mỹ thuật khối 3 GV: Lê Thị Dung Trường Tiểu học Nguyễn Trãi Tuần 11: Thứ hai ngày 4 tháng 11 đến thứ ba ngày 5 tháng 11 năm 2013 Tiết 11: Vẽ theo mẫu: VẼ CÀNH LÁ I.Mục tiêu: - HS biết cấu tạo của cành lá: hình dáng, màu sắc và vẻ đẹp của nó. - Vẽ được cành lá đơn giản. - Bước đầu làm quen với việc đưa hình hoa, lá vào trang trí ở dạng bài tập. II. Hoạt động dạy học: A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN A1. Hoạt động cả lớp. - GV giới thiệu tiêu đề bài học. - Nhóm trưởng yêu cầu cả lớp viết đầu bài vào vở. - GV giới thiệu giới thiệu một số cành lá khác nhau để HS nhận biết: + Cành lá phong phú về hình dáng và màu sắc. A2. Hoạt động cá nhân. - GV đặt câu hỏi HS thảo luận theo nhóm đôi. + Kể tên các loại lá cây mà em biết. + Đặc điểm, cấu tạo của cành lá và hình dáng của từng loại lá như thế nào? - GV cho HS xem một số bài trang trí để thấy cành lá có thể sử dụng làm họa tiết để trang trí A3. Hoạt động theo nhóm. - GV yêu cầu HS quan sát cành lá và thảo luận nhóm để tìm ra cách vẽ. + Vẽ phác hình dáng chung của cành lá cho vừa phần giấy + Vẽ phác cành, cuống lá + Vẽ phác hình của từng chiếc lá. + Vẽ chi tiết cho giống mẫu. B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH. B1. Hoạt động cùng GV. - GV cho HS xem một số bài vẽ của HS năm trước để HS tham khảo. - Tổ chức trò chơi vẽ thi theo nhóm. B2. Hoạt động theo nhóm - Nhóm trưởng chọn trong các nhóm 2-3 HS lên thi vẽ với nhau. C.HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG. C1. Nhận xét, đánh giá. - Nhóm trưởng yêu cầu các nhóm nhận xét lẫn nhau. - GV bổ sung và nhận xét chung, khen ngợi. C2. Hoạt động gia đình. - HS về nhà kể cho người thân nghe về cấu tạo, hình dáng, màu sắc của từng loại lá cây - Thường xuyên quan sát màu sắc của cảnh vật xung quanh. - Sau khi kết thúc bài học GV đánh giá và nhận xét tiết học. ************************************************** Năm học: 2013 – 2014 11 Kế hoạch dạy học môn mỹ thuật khối 3 GV: Lê Thị Dung Trường Tiểu học Nguyễn Trãi Tuần 12: Thứ hai ngày 11 tháng 11 đến thứ ba ngày 12 tháng 11 năm 2013 Tiết 12: Vẽ tranh: ĐỀ TÀI NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM I.Mục tiêu: - HS biết tìm, chọn nội dung đề tài Ngày Nhà giáo Việt Nam - Vẽ được tranh đề tài Ngày Nhà giáo Việt Nam. - Yêu quý, kính trọng thầy, cô giáo. II. Hoạt động dạy học: A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN A1. Hoạt động cả lớp. - GV giới thiệu tiêu đề bài học. - Nhóm trưởng yêu cầu cả lớp viết đầu bài vào vở. - GV giới thiệu một số tranh có nội dung khác nhau hỏi HS: + Tranh nào vẽ về ngày 20/11 + Tranh về ngày 20/11 có những hình ảnh gì? A2. Hoạt động cá nhân. - GV đặt câu hỏi HS thảo luận theo nhóm đôi. + Hình ảnh chính, hình ảnh phụ trong tranh. + Màu sắc - GV kết luận. A3. Hoạt động theo nhóm. - GV giới thiệu tranh về ngày 20/11 để HS nhận ra cách thể hiện nội dung. - Các nhóm cùng tìm ra cách vẽ tranh. + Vẽ hình ảnh chính, phụ để làm rõ nội dung. + Vẽ màu theo ý thích. B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH. B1. Hoạt động cùng GV. - GV quan sát HS làm bài và đưa ra những gợi ý cần thiết. + Tặng hoa thầy cô giáo + Cùng cha mẹ tặng hoa thầy cô giáo + Lễ kỉ niệm ngày 20/11 B2. Hoạt động theo nhóm - Các nhóm vẽ tranh về ngày 20/11 - Nhóm trưởng kiểm tra các nhóm làm xong, yêu cầu HS đổi bài để nhận xét bài của nhau C.HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG. C1. Nhận xét, đánh giá. - Nhóm trưởng yêu cầu các nhóm tự nhận xét bài nhóm mình - Yêu cầu các nhóm nhận xét lẫn nhau. - GV bổ sung và nhận xét chung. C2. Hoạt động gia đình. - HS về nhà cho người thân xem bài vẽ của mình. - Sau khi kết thúc bài học GV đánh giá và nhận xét tiết học. ************************************************** Năm học: 2013 – 2014 12 Kế hoạch dạy học môn mỹ thuật khối 3 GV: Lê Thị Dung Trường Tiểu học Nguyễn Trãi Tuần 13: Thứ hai ngày 18 tháng 11 đến thứ ba ngày 19 tháng 11 năm 2013 Tiết 13: Vẽ trang trí: TRANG TRÍ CÁI BÁT I.Mục tiêu: - HS biết cách trang trí cái bát. - Trang trí được cái bát theo ý thích. - Cảm nhận được vẻ đẹp của cái bát trang trí. II. Hoạt động dạy học: A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN A1. Hoạt động cả lớp. - GV giới thiệu tiêu đề bài học. - Nhóm trưởng yêu cầu cả lớp viết đầu bài vào vở. - GV giới thiệu một số cái bát. Gợi ý HS nhận biết: + Hình dáng của các loại bát. A2. Hoạt động cá nhân. - GV đặt câu hỏi HS thảo luận theo nhóm đôi. + Nêu các bộ phận của cái bát. + Cách trang trí trên cái bát. - GV kết luận. A3. Hoạt động theo nhóm. - Các nhóm cùng thảo luận tìm ra cách trang trí cái bát. + Cách sắp xếp họa tiết. Sử dụng đường diềm hoặc trang trí đối xứng. + Vị trí để đặt họa tiết trên bát. + Tìm họa tiết và vẽ họa tiết theo ý thích. + Vẽ màu. - GVtreo các bước trang trí cái bát để HS nắm rõ hơn. B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH. B1. Hoạt động cùng GV. - GV quan sát HS làm bài và đưa ra những gợi ý cần thiết. + Chọn cách trang trí. + Vẽ họa tiết. + Vẽ màu. B2. Hoạt động theo nhóm - Các nhóm vẽ cái bát và chọn họa tiết để trang trí - Nhóm trưởng kiểm tra các nhóm làm xong, yêu cầu HS đổi bài để nhận xét bài của nhau C.HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG. C1. Nhận xét, đánh giá. - Nhóm trưởng yêu cầu các nhóm tự nhận xét bài nhóm mình - Yêu cầu các nhóm nhận xét lẫn nhau. - GV bổ sung và nhận xét chung. C2. Hoạt động gia đình. - HS về nhà cho người thân xem bài trang trí của mình. - Quan sát các con vật quen thuộc về hình dáng, màu sắc. - Sau khi kết thúc bài học GV đánh giá và nhận xét tiết học. ************************************************** Năm học: 2013 – 2014 13 Kế hoạch dạy học môn mỹ thuật khối 3 GV: Lê Thị Dung Trường Tiểu học Nguyễn Trãi Tuần 14: Thứ hai ngày 25 tháng 11 đến thứ ba ngày 26 tháng 11 năm 2013 Tiết 14: Vẽ theo mẫu: VẼ CON VẬT NUÔI QUEN THUỘC. I.Mục tiêu: - HS tập quan sát, nhận xét về đặc điểm, hình dáng một số con vật quen thuộc - Biết cách vẽ và vẽ được con vật. - HS yêu mến các con vật. II. Hoạt động dạy học: A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN A1. Hoạt động cả lớp. - GV giới thiệu tiêu đề bài học. - Nhóm trưởng yêu cầu cả lớp viết đầu bài vào vở. - GV giới thiệu một số hình ảnh con vật để HS nhận biết. + Tên các con vật. A2. Hoạt động cá nhân. - GV đặt câu hỏi HS thảo luận theo nhóm đôi. + Hình dáng và các bộ phận của con vật? + Sự khác nhau của các con vật. - HS tả lại hình dáng, đặc điểm của một số con vật. - GV kết luận. A3. Hoạt động theo nhóm. - Các nhóm thảo luận tìm ra cách vẽ con vật. + Vẽ các bộ phận chính trước: Đầu, mình. + Vẽ tai, chân, đuôi… sau. + Vẽ màu theo ý thích. - GV đưa cách vẽ con vật treo lên cho HS quan sát nắm cách vẽ rõ hơn. B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH. B1. Hoạt động cùng GV. - GV yêu cầu HS chọn con vật và vẽ theo trí nhớ B2. Hoạt động theo nhóm - GV tổ chức HS thi vẽ các vật trên bảng. GV nêu luật chơi. - Các nhóm cùng thi vẽ với nhau. C.HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG. C1. Nhận xét, đánh giá. - Nhóm trưởng yêu cầu các nhóm tự nhận xét các vẽ con vật. - GV hỏi 1 – 2 HS cách vẽ con vật. - GV bổ sung và nhận xét các nhóm, tuyên dương nhóm được giải nhất. C2. Hoạt động gia đình. - HS về nhà kể cho gia đình về con vật mà mình thích nhất. - Quan sát con vật và tiết sau đem theo đất nặn. - Sau khi kết thúc bài học GV đánh giá và nhận xét tiết học. ************************************************** Năm học: 2013 – 2014 14 Kế hoạch dạy học môn mỹ thuật khối 3 GV: Lê Thị Dung Trường Tiểu học Nguyễn Trãi Tuần 15: Thứ hai ngày 2 tháng 12 đến thứ ba ngày 3 tháng 12 năm 2013 Tiết 15: Tập nặn tạo dáng: NẶN CON VẬT I.Mục tiêu: - HS nhận ra đặc điểm của coác con vật. - Biết cách nặn và tạo dáng được con vật theo ý thích. - Yêu mến các con vật. II. Hoạt động dạy học: A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN A1. Hoạt động cả lớp. - GV giới thiệu tiêu đề bài học. - Nhóm trưởng yêu cầu cả lớp viết đầu bài vào vở. - GV giới thiệu một số tranh, ảnh hoặc các bài nặn. A2. Hoạt động cá nhân. - GV đặt câu hỏi HS thảo luận theo nhóm đôi. + Các bộ phận của con vật. + Đặc điểm của con vật. A3. Hoạt động theo nhóm. + Vẽ hình ảnh chính, phụ để làm rõ nội dung. - GV dung đất nặn hướng dẫn HS: + Nặn bộ phận chính trước: Đầu, mình. + Nặn các bộ phận khác sau: chân, đuôi, tai. + Ghép dính các bộ phận thành con vật. B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH. B1. Hoạt động cùng GV. - GV yêu cầu HS chọn con vật muốn nặn và quan sát hướng dẫn HS. B2. Hoạt động theo nhóm - Các nhóm chọn con vật và nặn. - Có thể nặn các con vật khác nhau và một vài chi tiết khác: cây, người, nhà, núi đồi… - Nhóm trưởng kiểm tra các nhóm làm xong, yêu cầu HS đổi bài để nhận xét bài của nhau C.HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG. C1. Nhận xét, đánh giá. - Nhóm trưởng yêu cầu các nhóm tự nhận xét bài nhóm mình - Yêu cầu các nhóm nhận xét lẫn nhau. - GV bổ sung và nhận xét chung. C2. Hoạt động gia đình. - HS về nhà cho người thân xem bài nặ của mình. - Sưu tầm tranh dân gian Đông Hồ. - Sau khi kết thúc bài học GV đánh giá và nhận xét tiết học. ************************************************** Năm học: 2013 – 2014 15 Kế hoạch dạy học môn mỹ thuật khối 3 GV: Lê Thị Dung Trường Tiểu học Nguyễn Trãi Tuần 16: Thứ hai ngày 9 tháng 12 đến thứ ba ngày 10 tháng 12 năm 2013 Tiết 16: Vẽ trang trí: VẼ MÀU VÀO HÌNH CÓ SẮN ( Đấu vật – phỏng theo tranh dân gian Đông Hồ ) I.Mục tiêu: - HS hiểu biết hơn về tranh dân gian Việt Nam và vẻ đẹp của nó. - Vẽ màu theo ý thích có độ đậm, độ nhạt. - HS yêu thích nghệ thuật dân tộc. II. Hoạt động dạy học: A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN A1. Hoạt động cả lớp. - GV giới thiệu tiêu đề bài học. - Nhóm trưởng yêu cầu cả lớp viết đầu bài vào vở. - GV giới thiệu một số tranh và tóm tắt đển HS nhận biết: + Tranh dân gian là các dòng tranh cổ truyền của Việt Nam thường được vẽ vào các dịp Tết nên còn gọi là tranhTết. + Tranh dân gian do nhiều nghệ nhân sang tác và sản xuất từ đời này sang đời khác, nổi tiếng là tranh Đông Hồ ở Bắc Ninh. + Tranh dân gian có nhiều đề tài khác nhau: tranh sinh hoạt xã hội, lao động sản xuất, ca ngợi các anh hung dân tộc, tranh châm biếm các thói hư tật xấu trong đời sống cộng đồng, tranh thờ, tranh trang trí. A2. Hoạt động cá nhân. - GV đặt câu hỏi HS thảo luận theo nhóm đôi. + Nêu một số bức tranh mà em biết? - GV kết luận. A3. Hoạt động theo nhóm. - GV yêu cầu HS xem tranh Đấu vật để nhận ra các hình vẽ ở tranh: Các dáng người ngồi, các tư thế… - Các nhóm cùng thảo luận về các tô màu. B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH. B1. Hoạt động cùng GV. - GV quan sát HS làm bài và đưa ra những gợi ý cần thiết. B2. Hoạt động theo nhóm - Các nhóm tự chọn màu tô vào hình. - Nhóm trưởng kiểm tra các nhóm làm xong, yêu cầu HS đổi bài để nhận xét bài của nhau C.HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG. C1. Nhận xét, đánh giá. - Nhóm trưởng yêu cầu các nhóm tự nhận xét bài nhóm mình - Yêu cầu các nhóm nhận xét lẫn nhau. - GV bổ sung và nhận xét chung. C2. Hoạt động gia đình. - HS về nhà kể cho gia đình về tranh Đông Hồ và một số bức tranh. - Sưu tầm thêm tranh dân gian. - Quan sát các mẫu trang trí hình vuông. - Sau khi kết thúc bài học GV đánh giá và nhận xét tiết học. ************************************************** Năm học: 2013 – 2014 16 Kế hoạch dạy học môn mỹ thuật khối 3 GV: Lê Thị Dung Trường Tiểu học Nguyễn Trãi Tuần 17: Thứ hai ngày 16 tháng 12 đến thứ ba ngày 17 tháng 12 năm 2013 Tiết 17: Vẽ trang trí: TRANG TRÍ HÌNH VUÔNG I.Mục tiêu: - HS biết cách sắp xếp họa tiết và sử dụng màu sắc khác nhau trong hình vuông. - HS biết cách trang trí hình vuông. - Trang trí được hình vuông và vẽ màu theo ý thích. II. Hoạt động dạy học: A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN A1. Hoạt động cả lớp. - GV giới thiệu tiêu đề bài học. - Nhóm trưởng yêu cầu cả lớp viết đầu bài vào vở. - GV cho HS xem một vài bài trang trí hình vuông để HS thấy có nhiều cách trang trí qua cách sắp xếp họa tiết và vẽ màu. A2. Hoạt động cá nhân. - GV đặt câu hỏi HS thảo luận theo nhóm đôi. + Cách sắp xếp họa tiết trong bài như thế nào? + Cách vẽ màu. - GV kết luận. + Sắp xếp xem kẽ các họa tiết lớn với họa tiết nhỏ, màu đậm với màu nhạt sẽ làm cho bài trang trí phong phú, sinh động hơn. A3. Hoạt động theo nhóm. - GV yêu cầu các nhóm thảo luận tìm ra cách trang trí. - Sauk hi HS thảo luận xong GS cho HS xem cách trang trí hình vuông để HS cũng cố thêm kiến thức. + Vẽ hình vuông. + Kẻ các đường trục. + Vẽ hình mảng + Vẽ họa tiết cho phù hợp với các mảng hình. + Vẽ màu. B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH. B1. Hoạt động cùng GV. - GV quan sát HS làm bài và đưa ra những gợi ý cần thiết. + Không dung quá nhiều màu trong bài trang trí. + Vẽ màu họa tiết chính trước. + Vẽ màu đạm, nhạt B2. Hoạt động theo nhóm - Các nhóm trang trí hình vuông - Nhóm trưởng kiểm tra các nhóm làm xong, yêu cầu HS đổi bài để nhận xét bài của nhau C.HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG. C1. Nhận xét, đánh giá. - Nhóm trưởng yêu cầu các nhóm tự nhận xét bài nhóm mình - Yêu cầu các nhóm nhận xét lẫn nhau. - GV bổ sung và nhận xét chung. C2. Hoạt động cùng gia đình. - HS về nhà cho người thân xem bài trang trí của mình. - Quan sát lọ hoa. - Sau khi kết thúc bài học GV đánh giá và nhận xét tiết học. Năm học: 2013 – 2014 17 Kế hoạch dạy học môn mỹ thuật khối 3 GV: Lê Thị Dung Trường Tiểu học Nguyễn Trãi Tuần 18: Thứ hai ngày 23 tháng 12 đến thứ ba ngày 24 tháng 12 năm 2013 Tiết 18: Vẽ theo mẫu:: VẼ LỌ HOA I.Mục tiêu: - HS nhận biết được hình dáng, đặc điểm của một số lọ hoa và vẻ đẹp của chúng. - HS biết cách vẽ lọ hoa. - Vẽ được hình lọ hoa và trang trí theo ý thích. II. Hoạt động dạy học: A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN A1. Hoạt động cả lớp. - GV giới thiệu tiêu đề bài học. - Nhóm trưởng yêu cầu cả lớp viết đầu bài vào vở. - GV giới thiệu các kiểu dáng lọ hoa để HS nhận biết: + Hình dáng. + Trang trí. + Chất liệu. A2. Hoạt động cá nhân. - GV đặt câu hỏi HS thảo luận theo nhóm đôi. + Hình dáng, đặc điểm của lọ hoa? + Cách cách trang trí lọ hoa? + Lọ hoa thường làm bằng chất liệu gì? - GV kết luận. - GV bày mẫu ở các vị trí khác nhau và yêu cầu HS quan sát. A3. Hoạt động theo nhóm. - GV yêu cầu các nhóm thảo luận tìm ra cách vẽ và tran trí. - Sauk hi HS thảo luận xong GS cho HS xem bước vẽ lọ hoa. + Phác khung hình lọ hoa. + Phác nét tỉ lệ các bộ phận. + Vẽ nét chính. + Vẽ hình chi tiết cho giống cái lọ hoa. + Vẽ màu tự do. B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH. B1. Hoạt động cùng GV. - GV quan sát HS làm bài và đưa ra những gợi ý cần thiết. B2. Hoạt động cá nhân - HS quan sát góc của mình và vẽ lọ hoa cho giống mẫu. - Nhóm trưởng kiểm tra các nhóm làm xong, yêu cầu HS đổi bài để nhận xét bài của nhau. C.HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG. C1. Hoạt động cùng gia đình. - HS về nhà cho người thân xem bài vẽ lọ hoa của mình - Quan sát thêm một số lọ hoa khác và so sánh hình dáng, màu sắc. - Sau khi kết thúc bài học GV đánh giá và nhận xét tiết học. C2. Nhận xét, đánh giá. - GV chọn một số bài vẽ cũng HS nhận xét. - GV nhận xét chung tiết học, khen ngợi một số HS tích cực phát biểu. Năm học: 2013 – 2014 18 Kế hoạch dạy học môn mỹ thuật khối 3 GV: Lê Thị Dung Trường Tiểu học Nguyễn Trãi Tuần 19: Thứ hai ngày 30 tháng 12 đến thứ ba ngày 1 tháng 1 năm 2014 Tiết 19: Vẽ tranh: ĐỀ TÀI CHÚ BỘ ĐỘI I.Mục tiêu: - HS tìm hiểu về hình ảnh cô, chú bộ đội. - Vẽ được tranh đề tài cô ( chú ) bộ đội. - HS yêu quý cô, chú bộ đội. II. Hoạt động dạy học: A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN A1. Hoạt động cả lớp. - GV giới thiệu tiêu đề bài học. - Nhóm trưởng yêu cầu cả lớp viết đầu bài vào vở. - GV giới thiệu một số tranh, ảnh và gợi ý để HS nhận biết: + Tranh, ảnh về đề tài cô, chú bộ đội. A2. Hoạt động cá nhân. - GV đặt câu hỏi HS thảo luận theo nhóm đôi. + Tranh vẽ về đề tài bộ đội khác với các đề tài khác ở chỗ nào? + Ngoài hình ảnh cô, chú bộ đội còn có thể thêm các hình ảnh nào khác? - GV kết luận. A3. Hoạt động theo nhóm. - GV yêu cầu HS nhớ lại hình ảnh cô, chú bộ đội + Quân phục, quần, áo, mũ, màu sắc. + Trang thiết bị: vũ khí, xe, pháo, tàu thủy, máy bay... - Yêu cầu HS thảo luận nhóm tìm ra cách vẽ tranh. + Vẽ hình ảnh chính trước. + Vẽ thêm các hình ảnh phụ cho bức tranh thêm sinh động. + Vẽ màu. B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH. B1. Hoạt động cùng GV. - GV cho HS xem một số bài của HS vẽ năm trước. - Gợi ý để HS tìm cách thể hiện nội dung. B2. Hoạt động cá nhân: - HS chọn nội dung để vẽ. - Nhóm trưởng kiểm tra các nhóm làm xong, yêu cầu HS đổi bài để nhận xét bài của nhau C.HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG. C1. Hoạt động cùng gia đình. - HS về nhà cho người thân xem bài vẽ của mình C2. Nhận xét, đánh giá. - GV chọn một số bài vẽ cùng HS nhận xét. - Sau khi kết thúc bài học GV đánh giá và nhận xét tiết học. ********************************************* Năm học: 2013 – 2014 19 Kế hoạch dạy học môn mỹ thuật khối 3 GV: Lê Thị Dung Trường Tiểu học Nguyễn Trãi Tuần 20: Thứ hai ngày 6 tháng 12 đến thứ ba ngày 7 tháng 1 năm 2014 Tiết 20: Vẽ trang trí: VẼ TIẾP HỌA TIẾT VÀ VẼ MÀU VÀO HÌNH CHỮ NHẬT I.Mục tiêu: - HS nhận biết thêm về họa tiết trang trí. - Vẽ được họa tiết và vẽ màu ở hình chữ nhật. - Thấy được vẽ đẹp của trang trí hình chữ nhật. II. Hoạt động dạy học: A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN A1. Hoạt động cả lớp. - GV giới thiệu tiêu đề bài học. - Nhóm trưởng yêu cầu cả lớp viết đầu bài vào vở. - GV yêu cầu HS quan sát hình chữ nhật đã trang trí ( vở tập vẽ 3 ) để HS thấy: + Họa tiết chính, to đặt ở giữa. + Họa tiết phụ ở xung quanh và góc. + Họa tiết và màu sắc sắp xếp cân đối theo trục. A2. Hoạt động cá nhân. - GV đặt câu hỏi HS thảo luận theo nhóm đôi. + Họa tiết trong vở tập vẽ 3 đã hoàn chỉnh chưa? + Cần phải vẽ thêm gì nữa? - GV kết luận. A3. Hoạt động theo nhóm. - GV yêu cầu HS xem hình vẽ tiếp ở vở tạp vẽ 3 và thảo luận nhóm: + Họa tiết chính ở hình chữ nhật là hình gì? + KBông hoa có bao nhiêu cách. + Họa tiết trang trí các góc có dạng hình gì? GV kết luận: + Cần vẽ họa tiết cho hoàn chỉnh. + Họa tiết giống nhâu cần vẽ bằng nhau. + Họa tiết giống nhau cần vẽ màu giống nhau. B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH. B1. Hoạt động cùng GV. - GV cho HS xem một số bài của HS năm cũ. - GV hướng dẫn HS làm bài. + Vẽ họa tiết đều. + Vẽ màu khác bài của các bạn xung quanh. + Không nên vẽ quá nhiều màu. + Nên vẽ màu kín hình chữ nhật. B2. Hoạt động cá nhân. - HS làm bài vào vở tập vẽ 3. - GV đến từng bàn hướng dẫn HS. - Nhóm trưởng kiểm tra các nhóm làm xong, yêu cầu HS đổi bài để nhận xét bài của nhau C.HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG. C1. Hoạt động cùng gia đình. - HS về nhà cho người thân xem bài trang trí của mình. - Quan sát các bức trượng C2. Nhận xét, đánh giá. - GV chọn một số bài cùng HS nhận xét. - Sau khi kết thúc bài học GV đánh giá và nhận xét tiết học. Năm học: 2013 – 2014 20 Kế hoạch dạy học môn mỹ thuật khối 3
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan