Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Hóa học Giáo án tích hợp liên môn hóa 8 bài không khí sự cháy, sự sống...

Tài liệu Giáo án tích hợp liên môn hóa 8 bài không khí sự cháy, sự sống

.DOC
19
8561
104

Mô tả:

UBND QUẬN ĐỐNG ĐA TRƯỜNG THCS NGUYỄN TRƯỜNG TỘ GIÁO ÁN DẠY HỌC LIÊN MÔN ĐỀ TÀI: “KHÔNG KHÍ-SỰ CHÁY, SỰ SỐNG” Giáo viên thực hiện: Vũ Minh Thúy Lưu Thị Đức Phương Năm học 2014-2015 I. Mục tiêu: 1 Sau bài học này HS có khả năng: Kiến thức: - HS biết được không khí là hỗn hợp nhiều chất khí, thành phần của không khí theo thể tích gồm có 78% nitơ, 21% oxi, 1% các khí khác - HS biết sự cháy là sự oxi hóa có tỏa nhiệt và phát sang, còn sự oxi hóa chậm cũng là sự oxi hóa có tỏa nhiệt nhưng không phát sáng. - HS biết và hiểu điều kiện phát sinh sự cháy và biết cách dập tắt sự cháy (bằng một hay cả hai biện pháp) là hạ nhiệt độ của chất cháy xuống dưới nhiệt độ cháy và cách ly chất cháy với oxi Kỹ năng: - Phát triển năng lực làm việc độc lập, tích cực, hợp tác và sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề để thực hiện tốt các nhiệm vụ cá nhân, nhiệm vụ của nhóm Thái độ: - Hiểu và có ý thức giữa bầu không khí không bị ô nhiễm và phòng chống cháy Có khả năng thực hiện một số kỹ thuật cơ bản trong phòng cháy chữa cháy Hiểu nguyên nhân gây ô nhiễm và tác hại của các khí thải đối với con người và môi trường. Có ý thức bảo vệ môi trường, tuyên truyền người thân và cộng đồng cùng có ý thức BVMT. II. Chuẩn bị: 1. Đồ dùng dạy học: - Hợp đồng, bảng phụ, phiếu học tập, quần áo, trang phục. - Máy chiếu Projector, máy chiếu vật thể, bìa màu, băng dính, A0, kéo... 2 2. Phương pháp dạy học: - Học theo hợp đồng III. Các hoạt động dạy học Hoạt động 1: Đặt vấn đề-giao nhiệm vụ Thời gian Nội dung kiến thức Hoạt động của thầy Hoạt động của trò CHỦ ĐỀ 1: THÀNH PHẦN KHÔNG KHÍ 1. Thành phần không khí: 10 phút - Đặt vấn đề: Không khí có vai trò rất quan trọng, là một một yếu tố không thể thiếu đối với sự sinh tồn và phát triển của sinh vật trên trái đất. Con người có thể nhịn ăn, nhịn uống trong vài ngày nhưng không thể nhin thở trong 5 phút. => Vậy thành phần không khí có những gì để nó đảm nhiệm được vai trò này Không khí gồm: 78% N2; 21% O2 và 1% các khí khác Bài học hôm nay chúng ta tìm hiểu “thành phần không khí” - Trong Hóa học lớp 8, các em đã được tìm hiểu về thành phần không khí, vậy không - Không khí gồm: 78% 3 khí gồm có những khí nào và chúng chiếm N2; 21% O2 và 1% các tỷ lệ bao nhiêu? khí khác - Bây giờ: chúng ta cùng thực hiện nhiệm vụ sau nhằm hệ thống hóa kiến đã học tìm hiểu về thành phần không khí - Học sinh hoạt động nhóm, trả lời nội dung sau và ghi lại vào bảng phụ (thời gian 7 - Hoạt động nhóm lớn phút): * Các thí nghiệm tìm hiểu về thành + Những thí nghiệm em đã học hoặc đã biết phần không khí. để tìm ra về các khí có trong không khí và tỷ - Thí nghiệm 1: Đốt photpho đỏ (dư) lệ của chúng? ngoài không khí rồi đưa nhanh vào ống trụ và đậy kín miệng bằng nút cao su (hình 4.7 c-SGK Hóa 8) -> P cháy trong ống trụ: 4P+5O2 -> 2P2O5 , nước trong chậu dâng 4 lên chiếm 1/5 thể tích ống trụ. => không khí chứa khoảng 1/5 thể tích là oxi. - Thí nghiệm 2: Để 1 cốc nước vôi trong khoảng 2h ngoài không khí -> Trên bề mặt có những mảng váng màu trắng là canxi cacbonat (CaCO3) => không khí có chứa CO2 Ca(OH)2 + CO2 -> CaCO3 - Thí nghiệm 3: Quan sát 1 cốc nước lạnh để ngoài không khí -> có những giọt nước li ti xuất hiện bên ngoài thành cốc. Do hơi nước gặp lạnh ngưng tụ => không khí có hơi nước ... 5 * Các hiện tượng trong tự nhiên + Các hiện tượng trong tự nhiên chứng tỏ sự - Hiện tượng 1: Vào mùa đông thường tồn tại của các khí có trong không khí xuất hiện sương mù vào buổi sáng sớm -> là hiện tượng hơi nước trong khí quyển ngưng kết lại thành những hạt nước rất nhỏ lơ lửng trong không khí => Trong không khí có hơi nước - Hiện tượng 2: Sau mưa giông thì cây cối thường xanh tốt hơn như câu ca dao: “Lúa chiêm lấp ló đầu bờ. Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên” -> lúa chiêm lấp ló đầu bờ nghĩa là lúa đang rất cần dinh dưỡng cho quá trình sinh trưởng -> khi có sấm tức là tạo ra sự phóng điện 6 trong không khí, nhiệt độ lúc này là khoảng 2000 độ C. Liên kết N≡N trong N2 bình thường rất bền nhưng ở mức nhiệt này thì bị phá vỡ liên kết -> N2 phản ứng ngay với O2 N2 + O2 → 2NO - NO lại phản ứng ngay với O2 tạo ra NO2 (khí có màu nâu). 2NO + O2 → 2NO2 - Khi đó có mưa thì sẽ có phản ứng tạo ra HNO3 4NO2 + O2 + 2H2O → 4HNO3 - Lúc này HNO3 dễ dàng phản ứng với nhiều chất để tạo thành muối nitrat -> rất nhiều dinh dưỡng cho cây hấp thụ ngay lập tức -> "phất cờ mà lên" - Tổ chức nhận xét, đánh giá, bổ sung. - Nhận xét, bổ sung. => Trong không khí có chứa N2 và O2 ... CHỦ ĐỀ 2: SỰ CHÁY 7 2. Sự cháy 10 phút - Đặt vấn đề: Trong không khí oxi có chứa oxi, nói đến oxi thì nói đến sự cháy . Hiểu một cách đơn giản, sự cháy là phản ứng giữa 1 chất với oxy tạo nên ngọn lửa. Ngọn lửa quen thuộc nhất đối với chúng ta có trong bếp (khi đun nấu bằng gaz, bằng than, bằng dầu hỏa), trong phòng khách lãng mạn với ngọn nến, hay khi ai đó châm điếu thuốc bằng diêm hay bật lửa. Đó chẳng phải là một trong những phát minh vĩ đại nhất của loài người, làm cho con người trở nên "văn minh" hơn các loài động vật khác sao? => Vậy chúng ta hãy cùng tìm hiểu về sự cháy - GV: Đưa 2 hình ảnh * Khái niệm: là sự oxi hóa có tỏa nhiệt + Hình ảnh 1: đốt cháy sắt trong khí oxi và phát sáng. + Hình ảnh 2: sự gỉ của sắt ? Hình ảnh nào là sự cháy, hình ảnh còn lại * Phân biệt sự cháy và sự oxi hóa mô tả quá trình gì? - HS: Hình ảnh 1 là sự cháy, hình ảnh 2 là sự chậm oxi hóa chậm 8 Sự cháy Tỏa nhiệt và Phát Sự oxi hóa chậm Tỏa nhiệt, Không sáng phát sáng -Sự cháy có từ bao giờ? -Những chất có thể cháy: -Tầm quan trọng của sự cháy: - GV: Đưa 1 vài hình ảnh về sự cháy khác liên quan tới sự cháy -Tác hại của sự cháy: - Biện pháp dập tắt sự cháy:  Hạ nhiệt độ của chất cháy xuống  dưới nhiệt độ cháy. Cách li chất cháy với oxi. 9 HS: Đưa ra các câu hỏi, -GV: Quan sát những hình ảnh trên, em có 10 vấn đề còn thắc mắc những câu hỏi gì cần tìm hiểu về sự cháy? -Sự cháy là gì? Sự cháy khác sự oxi hóa chậm ở điểm nào -Sự cháy có từ bao giờ? Diễn ra như thế nào trong tự nhiên? -Những chất có thể cháy? -Tầm quan trọng của sự cháy? -Tác hại của sự cháy? Biện pháp dập tắt sự cháy? .... CHỦ ĐỀ 3: SỰ SỐNG 3. Sự sống 10 phút - Đặt vấn đề: Như trên chúng ta đã biết con người có thể nhịn ăn, nhịn uống trong vài ngày nhưng không thể nhịn thở trong 5 phút. Tại sao người ta nói sự cháy luôn gắn liền với sự sống? * Mối quan hệ giữa không khí, sự HS: Quá trình hô hấp của cháy với sự sống sinh vật cần có oxi 11 - Quá trình hô hấp: quá trình lấy oxi đốt chất hợp chất hữu cơ và thải khí HS: Oxi được tạo ra trong cacbonic, cung cấp năng lượng cho các quá trình quang hợp ở hoạt động sống của cơ thể. thực vật Hợp chất hữu cơ + oxi -> Cacbonic + Nước+ chất thải (+Năng lượng) - Quá trình Quang hợp: cung cấp oxi vào không khí. Cacbonic + Nước -> Tinh bột + O2 =>Thực vật có vai trò điều hòa khí hậu * Bảo vệ không khí trong lành-tránh ô GV: Hiện nay, vấn đề ô nhiễm môi trường nhiễm môi trường không khí, đặc biệt tại các đô thị. Đây không phải vấn đề riêng lẻ của một quốc gia - Thực trạng ô nhiễm không khí hiện nay hay một khu vực mà nó đã trở thành vấn đề toàn cầu. - Nguyên nhân gây ô nhiễm 12 - Hậu quả:  Mưa axit  Hiệu ứng nhà kính  Biến đổi khí hậu  Thủng tầng ozon,... - Cách khắc phục ð Vậy em hãy cho biết hiện trạng, nguyên nhân, hậu quả cũng như cách khắc phục HS: Thảo luận vấn đề ô nhiễm không khí hiện nay? Hoạt động 2: Nghiên cứu, Kí kết hợp đồng Thời gian 15 phút Nội dung kiến thức 2.Kí hợp đồng Hoạt động của thầy Đặt vấn đề: với 3 chủ đề nêu trên đều có nhiều nội dung cần tìm hiểu và nghiên cứu. Các nội dung này liên quan đến nhiều kiến thức của nhiều môn học khác nhau. Để tìm hiểu kỹ hơn về các nội dung này, cô yêu cầu các em sẽ tiến hành làm việc theo nhóm. Mỗi nhóm phụ trách 1 đề tài, làm việc theo hợp 13 Hoạt động của trò đồng ký kết với giáo viên. Giao hợp đồng cho các nhóm. - Phổ biến nội dung đề tài nghiên cứu của mỗi nhóm: Nhóm 1: nhiệm vụ gồm: + Tiến hành các thí nghiệm chứng minh thành phần các chất có trong không khí. + Tìm hiểu các hiện tượng tự nhiên chứng minh sự tồn tại các khí khác nhau có trong không khí Nhóm 2: nhiệm vụ gồm: + Sự cháy là gì? Sự cháy có từ bao giờ? + Sự cháy khác sự oxi hóa chậm ở điểm nào + Những chất có thể cháy? Sự cháy diễn ra trong tự nhiên? + Tầm quan trọng của sự cháy? + Tác hại của sự cháy? Biện pháp dập tắt sự 14 cháy? Nhóm 3: nhiệm vụ gồm: + Mối quan hệ giữa không khí, sự cháy với sự sống: Quá trình hô hấp, quan hợp, ... + Bảo vệ không khí-tránh ô nhiễm môi trường:  Thực trạng ô nhiễm không khí  Nguyên nhân gây ô nhiễm không khí  Hậu quả của ô nhiễm không khí  Các biện pháp và cách khắc phục ô nhiễm không khí - Giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm + Nhóm 1: Tiến hành thí nghiệm + báo cáo kết quả thí nghiệm (nghiên cứu) của nhóm. + Nhóm 2: Diễn 1 vở kịch + Nhóm 3: Thuyết trình (đặt câu hỏi, chơi trò chơi,...). Vẽ tranh tuyên truyền về bảo vệ không khí 15 - Các nhóm nhận hợp đồng. - Quan sát, theo dõi ghi nhận - Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, học nội dung của từng nhiệm vụ. sinh có thể cần sự hỗ trợ của giáo viên về: + Dụng cụ thí nghiệm, tranh ảnh, bảng nhóm, bút dạ, ... + Hướng dẫn 1 số thao tác khi tiến hành thí nghiệm - Chia sẻ các thắc mắc của học sinh về hợp đồng (nếu có) - Ký kết hợp đồng - Ký kết hợp đồng Hoạt động 3: Thực hiện hợp đồng Thời gian 1 tuần Nội dung kiến thức 3. Thực hiện hợp đồng. Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Trợ giúp cho nhóm 1 gặp khó khăn và yêu Thực hiện các nhiệm vụ cầu trợ giúp. trong hợp đồng đã kí kết. 16 - Phân công nhiệm vụ - Tiến hành: + Nhóm 1: nghiên cứu và làm thí nghiệm + Nhóm 2: tìm hiểu nội dung và xây dựng kịch bản + Nhóm 3: Nghiên cứu đề tài, tìm tư liệu (tranh ảnh, video, ...). Vẽ tranh cổ động tuyên truyền bảo vệ không khí. Nộp báo cáo sau 1 tuần thực hiên Hoạt động 4: Thanh lý hợp đồng Thời gian 45 phút Nội dung kiến thức 4. Không khí-sự cháy, sự sống Hoạt động của thầy Hoạt động của trò - Mỗi chủ đề của mỗi nhóm báo cáo trong 1 - Trưng bày các sản phẩm học 17 tiết học (45 phút). tập - Tham quan sản phẩm các + Dành 5 phút cho học sinh tham quan sản nhóm bạn phẩm hoặc chuẩn bị + Báo cáo: 20 phút - Nhóm báo cáo - HS khác: Quan sát, lắng nghe ghi lại những điều còn thắc mắc chưa rõ. + Các nhóm khác đặt câu hỏi thắc mắc liên - Lắng nghe, ghi nhớ. quan tới nội dung đề tài. Thành viên của nhóm trả lời (10 phút). - GV: nhận xét, chốt kiến thức. - Học sinh khác đặt câu hỏi về các vấn đề liên quan còn thắc mắc - GV: Đưa ra đánh giá báo cáo của nhóm + Bài thuyết trình báo cáo của nhóm. + Quá trình và kết quả thực hiện hợp ð đồng Nhận xét, cho điểm 18 Hoạt động 5: Tổng kết và rút kinh nghiệm Thời gian Nội dung kiến thức Hoạt động của thầy Hoạt động của trò - Đánh giá và cho điểm mỗi nhóm và từng cá nhân trong nhóm. - Tổng kết bài học, đưa ra thông điệp và những kinh nghiệp rút ra cần lưu ý với học Không khí chiếm trên 20% là sinh. khí oxi-khí duy trì sự cháy và sự sống. BẢO VỆ KHÔNG KHÍ LÀ BẢO VỆ SỰ SỐNG 19 - Lắng nghe
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan