Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Trung học cơ sở Hồ sơ dự thi dạy học theo chủ đề tích hợp ...

Tài liệu Hồ sơ dự thi dạy học theo chủ đề tích hợp

.DOCX
28
1316
101

Mô tả:

HỒ SƠ DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP 1. Tên chủ đề: Tích hợp giáo dục nếp sống thanh lịch – văn minh cho học sinh THCS trong Ngữ văn lớp 7 - Bài 3, tiết 9 “Những câu hát về tình cảm gia đình” 2. Môn học chính của chủ đề: Ngữ văn lớp 7 3. Các môn được tích hợp: Môn Giáo dục công dân Lớp 6: Bài 4 Lễ độ, Bài 6: Biết ơn, Bài 9 Lịch sự, tế nhị. Lớp 7: Bài 7: Đoàn kết, tương trợ, Bài 9 Xây dựng gia đình văn hóa, Bài 10 Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ. Giáo dục nếp sống thanh lịch - văn minh Lớp 6: Bài 1 Thanh lịch, văn minh – Nét đẹp của người Hà Nội. Lớp 7: Bài 2 Giao tiếp, ứng xử trong gia đình. Môn Âm nhạc Lớp 6: Bài 12 Âm nhạc thường thức: Sơ lược về dân ca Việt Nam. Lớp 7: Bài 32 Âm nhạc thường thức: Vài nét về dân ca một số dân tộc ít người. Môn Mĩ thuật Lớp 6: Bài 11 Vẽ trang trí. Lớp 7: Bài 3 Vẽ trang trí. Môn Toán học Lớp 6: Bài 17: Biểu đồ phần trăm. Lĩnh vực Sân khấu điện ảnh Nắm vững quy trình sáng tác, biểu diễn theo hệ thống, đảm bảo tính ứng dụng, sáng tạo. Lĩnh vực Văn hóa Việt Nam Hiểu được truyền thống văn hóa về đạo hiếu, nếp nhà - gia phong trong quan niệm đạo đức phong kiến Việt Nam. 1 PHIẾU THÔNG TIN VỀ GIÁO VIÊN DỰ THI - Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hà Nội - Phòng Giáo dục và đào tạo Quận Nam Từ Liêm - Trường THCS Nam Từ Liêm - Địa chỉ: Khu đô thị mới Xuân Phương - Quận Nam Từ Liêm - Hà Nội Điện thoại: 04.3765.3992 Email: [email protected] - Thông tin về giáo viên: 1. Họ và tên:Phạm Thị Bích Thủy Ngày sinh: 30/1/1970. Môn: Ngữ văn Điện thoại: 0912779447; Email:[email protected] 2. Họ và tên:Phạm Thị Mai Ngày sinh: 17/1/1976. Môn: Ngữ văn Điện thoại: 0988169388; Email:[email protected] 2 PHIẾU MÔ TẢ HỒ SƠ DẠY HỌC DỰ THI CỦA GIÁO VIÊN 1. Tên hồ sơ dạy học theo chủ đề: TÍCH HỢP GIÁO DỤC NẾP SỐNG THANH LỊCH - VĂN MINH CHO HỌC SINH THCS TRONG MÔN NGỮ VĂN 7 Bài 3, Tiết 9: CA DAO, DÂN CA “NHỮNG CÂU HÁT VỀ TÌNH CẢM GIA ĐÌNH” 2. Mục tiêu cần đạt: Qua bài học, học sinh có được: 2.1. Kiến thức: - Phát biểu được khái niệm ca dao – dân ca. - Trình bày được nội dung, ý nghĩa và một số hình thức nghệ thuật tiêu biểu của ca dao - dân ca qua những bài ca thuộc chủ đề tình cảm gia đình. - Hiểu được vai trò và nhận biết được biểu hiện của nếp sống thanh lịch văn minh trong cách cư xử với người thân của gia đình và rộng hơn là với bạn bè, mọi người xung quanh. - Học sinh nắm vững kiến thức của các môn học (lĩnh vực) liên quan: Môn Giáo dục công dân Lớp 6: Bài 4 Lễ độ, Bài 6: Biết ơn, Bài 9 Lịch sự, tế nhị. Lớp 7: Bài 7: Đoàn kết, tương trợ, Bài 9 Xây dựng gia đình văn hóa, Bài 10 Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ. Giáo dục nếp sống thanh lịch - văn minh 3 Lớp 6: Bài 1 Thanh lịch, văn minh – Nét đẹp của người Hà Nội. Lớp 7: Bài 2 Giao tiếp, ứng xử trong gia đình. Môn Âm nhạc Lớp 6: Bài 12 Âm nhạc thường thức: Sơ lược về dân ca Việt Nam. Lớp 7: Bài 32 Âm nhạc thường thức: Vài nét về dân ca một số dân tộc ít người. Môn Mĩ thuật Lớp 6: Bài 11 Vẽ trang trí. Lớp 7: Bài 3 Vẽ trang trí. Môn Toán học Lớp 6: Bài 17: Biểu đồ phần trăm. Lĩnh vực Sân khấu điện ảnh Nắm vững quy trình sáng tác, biểu diễn theo hệ thống, đảm bảo tính ứng dụng, sáng tạo. Lĩnh vực Văn hóa Việt Nam Hiểu được truyền thống văn hóa về đạo hiếu, nếp nhà - gia phong trong quan niệm đạo đức phong kiến Việt Nam. 2.2. Kĩ năng: - Đọc - hiểu và phân tích được những bài ca dao về tình cảm gia đình. - Nhớ được những bài ca trong văn bản và sưu tầm thêm một số bài ca dao cùng chủ đề thuộc hệ thống. - Phát hiện và phân tích được những hình ảnh so sánh, ẩn dụ, những mô típ quen thuộc trong nhữngbài ca dao về tình cảm gia đình. - Có lời nói, cử chỉ, việc làm thể hiện nếp sống thanh lịch - văn minh đối với người thân trong gia đình và rộng hơn là với mọi người xung quanh. - Vận dụng các kĩ năng của các môn học liên môn để giải quyết vấn đề: Môn Giáo dục công dân: Rèn luyện những đức tính, phẩm chất tốt đẹp của con người: kính trọng, biết ơn, đoàn kết, yêu thương, lịch sự, tế nhị... Môn Âm nhạc: Nghe giai điệu và cảm thụ. 4 Môn Mĩ thuật : Biết pha màu, tạo bố cục cho bức tranh, biết dùng tranh ảnh để giải nghĩa từ, gợi mở hướng cảm thụ, suy ngẫm văn học. Môn Toán học: Biếtkhảo sát, tính toán số liệu. Giáo dục nếp sống thanh lịch - văn minh: Biết tạo dựng kĩ năng trong giao tiếp, ứng xử ... để trở thành người học sinh thanh lịch - văn minh. Lĩnh vực Sân khấu điện ảnh: Rèn được kĩ năng diễn xuất, dẫn chương trình... 2.3. Thái độ: - Yêu mến và hứng thú tìm hiểu, vận dụng ca dao, dân ca vào đời sống. - Yêu người thân: ông bà, cha mẹ, anh em ruột thịt… - Có ý thức học tập, rèn luyện nếp sống thanh lịch, văn minh. 3. Đối tượng dạy học của bài học - Học sinh lớp 7 trường THCS Nam Từ Liêm - Quận Nam Từ Liêm - Hà Nội. - Số lượng học sinh: 27 em (năm học 2013-2014), 29 em (năm học 2014-2015) - Số lớp thực hiện: 02 lớp (7A7, 7A4) * Những đặc điểm cần thiết khác của học sinh đã học theo dự án: Trước khi tiến hành dự án, chúng tôi lấy ý kiến trắc nghiệm từ phía cha mẹ học sinh để nắm bắt được tâm lí và biểu hiện của các em ở nhà. Đồng thời theo dõi học sinh trên lớp, qua mọi hoạt động, chúng tôi nhận thấy: - Các em thuộc độ tuổi dậy thì, tâm sinh lí có nhiều biến đổi, thích tập làm người lớn, tự khẳng định mình. - Hiếu động, ham học hỏi, khá năng động, tự tin nhưng không hứng thú với môn Văn, đặc biệt là phần tục ngữ, ca dao, dân ca. - Có ý thức vâng lời người bậc trên và ý thức tuân thủ nề nếp gia đình nhưng vẫn có việc làm, hành vi bột phát, khó kìm nén tình cảm, thái độ, hoặc lí sự, cãi lại ông bà, bố mẹ. - Thích được sống độc lập, thoải mái, tự do theo sở thích cá nhân nhưng không thích làm việc nhà, khi gặp khó khăn thì lại muốn tìm chỗ dựa. - Muốn mọi người trong gia đình quan tâm đến mình nhưng lại ít quan tâm đến người thân… 5 4. Ý nghĩa của bài học Qua dạy học thực tế nhiều năm chúng tôi thấy rằng việc tích hợp kiến thức giữa các môn học vào giải quyết một vấn đề nào đó trong một môn học là việc làm hết sức cần thiết. Điều đó không chỉ đòi hỏi người giáo viên giảng dạy bộ môn không chỉ nắm bắt nhuần nhuyễn kiến thức bộ môn mình giảng dạy mà còn phải không ngừng học hỏi, trau dồi kiến thức của những bộ môn học khác có liên quan để hướng dẫnhọc sinh giải quyết các tình huống, các vấn đề đặt ra trong môn học nhanh chóng và hiệu quả nhất, cảm thụ văn học - thẩm mĩ sâu sắc, sáng tạo hơn. Về phía người học, việc tích hợp kiến thức các môn Giáo dục công dân, Giáo dục nếp sống thanh lịch - văn minh, Âm nhạc, Mĩ thuật, Văn hóa dân gian Việt Nam, Toán học … vào bài dạy “Những câu hát về tình cảm gia đình” sẽ giúp học sinh hiểu một cách khá dễ dàng khái niệm ca dao - dân ca, nắm được nội dung, ý nghĩa và một số hình thức nghệ thuật tiêu biểu của ca dao - dân ca qua những bài ca thuộc chủ đề tình cảm gia đình. Đặc biệt là các em đã hiểu được vai trò và nhận biết được biểu hiện của nếp sống thanh lịch - văn minh trong cách cư xử với người thân của gia đình và rộng hơn là với bạn bè, mọi người xung quanh. Các em có kĩ năng phân tích giá trị nội dung và nghệ thuật của những bài ca daovề tình cảm gia đình, sưu tầm và nhớ được những bài ca trong văn bản và sưu tầm thêm một số bài ca dao cùng chủ đề thuộc hệ thống. Đặc biệt sau bài học, các em có được những lời nói, cử chỉ, việc làm đẹp thể hiện nếp sống thanh lịch - văn minh đối với người thân trong gia đình và rộng hơn là với mọi người xung quanh. Về thái độ, tình cảm, học sinh yêu mến và hứng thú hơn khi tìm hiểu, vận dụng ca dao, dân ca vào đời sống.Có ý thức học tập, rèn luyện nếp sống thanh lịch, văn minh trong gia đình và ngoài xã hội. Về phía ngườidạy, qua thực tế chúng tôi thấy khi bài soạn có tích hợp với kiến thức của các môn học khác sẽ giúp giáo viên tiếp cận tốt hơn, hiểu rõ hơn, sâu hơn những vấn đề đặt ra trong bài dạy. Từ đó bài dạy trở nên sinh động hơn, sâu sắc hơn, sáng tạo hơn, đồng thời vận dụng vào thực tế tốt hơn. 5. Thiết bị dạy học, học liệu 6 5.1. Giáo viên - Tư liệu về ca dao, dân ca thuộc chủ đề tình cảm gia đình: Văn bản ca dao, khúc hát ru, … - Hình ảnh về chủ đề gia đình. - Tài liệu giáo dục nếp sống thanh lịch văn minh cho học sinh lớp 7. - Kiến thức liên quan đến văn hóa gia đình Việt Nam, các tác phẩm văn học, nghệ thuật có cùng chủ đề. - Một số đoạn video clip, đoạn nhạc, tranh ảnh... - Máy chiếu projector 5.2. Học sinh - Nghiên cứu kĩ nội dung bài học - Quay clip về tình huống trong gia đình. - Làm tập san sưu tầm ca dao, dân ca về chủ đề tình cảm gia đình. 5.3. Ứng dụng CNTT: Sử dụng phần mềm soạn giảng để trình chiếu các Slide minh hoạ nội dung kiến thức từng phần cần truyền đạt cho học sinh. 6. Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học Đối với bài “Những câu hát về tình cảm gia đình” chúng tôi đã thực hiện theo các bước sau: Hoạt động của thầy Hoạt động Nội dung cần đạt của trò Hoạt động 1: Khởi động - Mục tiêu: + Tạo tâm thế, thu hút sự chú ý của học sinh. + Hình thành, bồi dưỡng tình cảm yêu mến hình thức sinh hoạt văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc. - Hình thành và phát triển năng lực cảm thụ thẩm mĩ. - Tích hợp: Môn Âm nhạc (làn điệu dân ca hát ru dân gian) - Giáo viên chiếu 1 đoạn clip về - Quan sát, khúc hát ru. chú ý nghe. - Giới thiệu vào bài: Các con ạ, nhà thơ Nguyễn Duy đã từng tâm sự: 7 Ta đi trọn kiếp con người Cũng không đi hết mấy lời mẹ ru Với lời ru ầu ơ dịu dàng của bà, của mẹ, qua những điệu lí, điệu hò tha thiết, hay những câu hát ân tình mênh mang sông nước đồng quê, ca dao, dân ca là dòng sữa tinh thần nuôi dưỡng tâm hồn ta từ thời thơ bé. Những khúc hát ấy sẽ nói cùng ta về tình cảm gia đình, tình yêu quê hương, đất nước, con người, về những nỗi niềm than thân trách phận hay những lời châm biếm sâu xa. Hôm nay, cô cùng các con sẽ đến với thế giới tâm hồn của người Việt xưa qua bài “Những câu hát về tình cảm gia đình”. Hoạt động 2: Đọc - Tìm hiểu chung - Mục tiêu: + Học sinh hiểu được khái niệm ca dao, dân ca; phân biệt ca dao với dân ca. + Hình thành, bồi dưỡng tình cảm yêu mến hình thức sinh hoạt văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc. - Hình thành và phát triển năng lực giao tiếp tiếng Việt, cảm thụ thẩm mĩ, hợp tác, công nghệ thông tin, tự học, tính toán. - Tích hợp: Âm nhạc (Điệu “Trống cơm”), Văn hóa dân gian (diễn xướng: múa dân gian, Toán học (khảo sát, tính tỉ lệ % thể thơ lục bát, lục bát biến thể trong ca dao), Mĩ thuật (hình ảnh minh họa giải nghĩa từ). Hỏi : Dựa vào mục chú thích - 1 đại diện 1. Khái niệm ca dao - dân trong sách giáo khoa (sgk) và việc nhóm lên ca tìm hiểu về ca dao, dân ca, con trình bày a. Khái niệm ca dao - dân ca : 8 hãy trình bày hiểu biết của mình (sơ đồ tư - Là những khái niệm tương về thể loại này ? duy, máy đương. * Yêu cầu : (HS chuẩn bị theo chiếu … ) - Chỉ thể loại trữ tình dân nhóm ở nhà) - Nhận xét, gian (thể loại văn học sử - Nêu khái niệm, đặc điểm thể thơ. bổ sung dụng phương thức biểu đạt - Khảo sát số bài ca dao trong sgk chính là biểu cảm, thiên về và các tư liệu, nhận xét về số bài bộc lộ cảm xúc, tâm tư, tình làm theo thể lục bát so với bài lục cảm của con người). bát biến thể. - Kết hợp lời và nhạc. - Tìm hiểu hình thức diễn xướng - Diễn tả đời sống nội tâm của ca dao trong đời sống văn hóa của con người (tình cảm gia của người Việt xưa và nay? đình, tình yêu quê hương đất - GV thuyết trình mở rộng về đặc nước, những lời thở than, ai điểm củaca dao, dân ca : Ca dao, oán, tiếc thương hay thái độ dân ca có đặc thù riêng về kết cấu, mỉa mai, giễu cợt …) ngôn ngữ, hình ảnh : + Dung lượng mỗi bài thường ngắn (đa số các bài chỉ từ 2 – 4 câu); + 90% số bài theo thể lục bát và lục bát biến thể, âm điệu uyển chuyển, nhịp nhàng và mềm mại; + Thường có tính lặp lại (dòng đầu, hình ảnh truyền thống, cách so sánh ví von, ngôn ngữ giàu tính biểu tượng -> mô típ) Ví dụ : - Thân em như hạt mưa sa… - Thân em dải lụa đào… - Qua đình ngả nón trông đình … - Qua cầu ngả nón trông cầu…. 9 + Ca dao dân ca mẫu mực về tính chân thực, hồn nhiên, cô đúc về sức gợi cảm và khả năng lưu truyền rất lớn. + Được diễn xướng bằng ca hát (hoặc kết hợp với múa), đặc biệt là hát ru. Vì vậy, ca dao, dân ca chiếm một vị trí quan trọng trong đời sống sinh hoạt văn hóa của người bình dân Việt Nam xưa và cả hôm nay. GV : Trình chiếu bảng so sánh: lời - Theo dõi b. Phân biệt ca dao - dân ca ca dao và hình thức diễn xướng clip và tư Dân ca Ca dao Những - Lời thơ (hát, múa) của bài “Trống cơm”. liệu trên Hỏi :Hiện nay có xu hướng phân màn hình biệt ca dao và dân ca. Con hãy - Rút ra quan sát các ngữ liệu sau để chỉ điểm phân ra ranh giới của 2 khái niệm biệt ca dao, này ? dân ca sáng tác kết của dân ca hợp lời và - Chỉ một nhạc - thể thơ dân những câu gian : ca dao hát dân gian trong GV chiếu bảng so sánh và thuyết diễn xướng trình mở rộng: Tuy nhiên, sự phân (thường biệt ca dao với dân ca chỉ có ý thêm nghĩa tương đối. Bởi xét về nguồn có nhiều từ đệm tạo gốc và bản chất thì ca dao và dân âm ca là một đối tượng. Đó là những điệu luyến láy) câu hát dân gian. Có lẽ vì thế mà nhan đề của các bài học ca dao, dân ca trong sgk đều bắt đầu bằng cụm từ “Những câu hát …”. - HS đọc, - GV hướng dẫn cách đọc diễn nhận xét. cảm. 10 2. Đọc – giải nghĩa từ * Đọc : + Chú ý ngắt nhịp chẵn 2/2/2 hoặc 4/4. + Giọng dịu nhẹ, chậm êm, thể hiện tình cảm thành kính, trang nghiêm thiết tha (bài 1), tâm tình, nhắn nhủ (bài 4). * Giải nghĩa từ : - HS trình - Cù lao chín chữ, người xa, - GV : Chiếu các hình ảnh minh bày, họa cho cụm từ “cù lao chín chữ” nhận bác mẹ xét, bổ sung Hỏi :Những hình ảnh trên đây gợi cho con liên tưởng đến từ ngữ nào trong bài ca thứ nhất ? Giải nghĩa từ ngữ đó ? Hỏi : Giải nghĩa từ người xa, bác mẹ, phân biệt nghĩa của 2 từ thân trong bài 4 ? - GV chốt đáp án trên máy chiếu GV: Theo nội dung chương trình giảm tải, chúng ta sẽ tập trung tìm hiểu bài 1, 4. - HS trình Hỏi : Tại sao những bài ca dao bày trên vốn tồn tại độc lập lại được xếp chung vào một bài học ? GVchốt và chuyển ý : Vậy những câu hát về tình cảm gia đình của người xưa nhắn nhủ chúng ta điều gì ? Vẻ đẹp và sức hấp dẫn của mỗi bài ra sao. Các con cùng đến với phần II. 11 - Thân (hai thân, cùng thân) Hoạt động 3 : Tìm hiểu chi tiết văn bản: - Mục tiêu: + Học sinh nắm được nội dung, ý nghĩa và một số hình thức nghệ thuật tiêu biểu của ca dao - dân ca qua những bài ca thuộc chủ đề tình cảm gia đình. + Phát hiện và phân tích được những hình ảnh so sánh, ẩn dụ, những mô típ quen thuộc trong những bài ca dao về tình cảm gia đình. - Hình thành và phát triển năng lực giao tiếp tiếng Việt, hợp tác, cảm thụ thẩm mĩ, sáng tạo, giải quyết vấn đề, quản lí bản thân. - Tích hợp: Giáo dục nếp sống thanh lịch - văn minh, Tâm lí học (khai thác tâm lí học sinh), kịch (xây dựng tình huống nhập vai, sân khấu hóa), liên hệ thực tiễn. Hỏi :Đọc diễn cảm bài ca thứ - Đọc diễn II. Tìm hiểu chi tiết nhất.Bài ca dao là lời của ai nói cảm, suy 1. Bài 1: với ai? Nói về điều gì ? Tại sao nghĩ, trả lời * Lời mẹ nói với con qua con biết ? điệu hát ru. * Cho HS thảo luận nhóm(2p, - Thảo luận * Nội dung và nghệ thuật: nhóm 4) nhóm, báo Cảm nhận về bài thứ nhất, có ý cáo - Công lao trời biển của cha mẹ đối với con cái và kiến cho rằng “Cái hay của bài ca bổn phận của con trước công dao là ở cách nói : Nói về công lao to lớn ấy. lao cha mẹ, bổn phận làm con nhưng không - Dùng hình thức lời ru, thể giáo huấn khô thơ lục bát giọng điệu tâm khan mà gợi cảm, thấm thía vô tình, thành kính, lắng sâu. cùng”. Con có đồng tình với ý kiến ấy hay không ? Vì sao ? (Chú ý ngôn ngữ, âm điệu, hình ảnh… của bài ca dao) - Giáo viêngiảng bình: - Nghe, ghi - Mạch cảm xúc, ý tìnhrất Vớithể lục bát và hình thức lời ru, ý cơ bản. tự nhiên và giàu sức truyền giọng điệu tâm tình, thành kính, cảm: lắng sâu, lời của một người mẹ ru + miêu tả sự việc -> nhắc 12 con đã trở thành lời của người mẹ nhở, răn dạy chung nhắn nhủ với tất cả chúng ta. + hiện thực -> giáo huấn, Đi từ miêu tả sự vật, sự việc đến + lay động tâm hồn, cảm nhắc nhở, răn dạy, từ lay động tâm xúc hồn, cảm xúc đến định hướng ý => định hướng ý thức, hành thức, hành động.Mạch cảm xúc, ý động tìnhcủa bài carất tự nhiên và giàu sức truyền cảm. Ở đây, ta bắt gặp lối so sánh ví von quen thuộc mà đặc sắc với - Lối so sánh quen thuộc - hình ảnh truyền thống mang tính đặc sắc, với hình ảnh truyền biểu tượng trong ca dao: thống giàu tính biểu tượng Công cha - núi ngất trời trong ca dao: Nghĩa mẹ - nước biển Đông Công cha - núi ngất trời Công cha được ví với “núi ngất Nghĩa mẹ - nước biển Đông trời” - ngọn núi rất cao, đỉnh vươn -> Lấy cái to lớn, mênh tận trời xanh, hùng vĩ, uy nghiêm mông, vĩnh hằng của thiên và vững chãi. Bởi trong gia đình, nhiên để so sánh công cha cha cứng cỏi và lí trí. Cha là trụ nghĩa mẹ. cột, là điểm tựa vững chắc cho con vượt mọi thử thách chông gai trên đường đời gian khó. Còn nước biển Đông không bao giờ cạn là ngọn nguồn của tình mẹ yêu thương, ấm áp, dịu dàng. Vòng tay mẹ ôm ấp, chở che con thơ bé bỏng, lời ru ngọt ngào của mẹ đưa con vào giấc ngủ nồng say. Cả đời mẹ lam lũ, tảo tần nuôi con khôn lớn. Biển bao la, ấy là tình mẹ dạt dào ; cái mát 13 lành của biển hay chính là tấm lòng bao dung, nhân hậu, là đức hi sinh thầm lặng mẹ dành cho con. Như vậy, tác giả dân gian đã thật tài tình khi lấy ý niệm trừu tượng so sánh với hình ảnh tạo vật cụ thể, lấy cái to lớn, mênh mông, vĩnh hằng của thiên nhiên -biểu tượng của truyền thống văn hóa phương Đông - để so sánh công ơn lớn lao, sâu nặng của mẹ cha. Không dừng lại ở đó, biện pháp lặp từ ngữ (núi và biển) kết hợp với các - Biện pháp lặp, hình ảnh định ngữ cao, mênh mông khiến trùng điệp. câu thứ ba được đẩy thêm một nấc mới của sự thăng hoa cảm xúc bởi những hình ảnh trùng điệp: núi =>Công cao càng cao hơn nữa, biển rộng lại dưỡng dục của cha mẹ là vô đến khôn cùng. Không gian mở ra cùng lớn lao, sâu nặng, vời vợi, mênh mông như công ơn không thể nào đo đếm được. sinh thành dưỡng dục của mẹ cha chẳng thể nào đo đếm được, để rồi sau đó bài ca dao được khép lại bằng một lời nhắn nhủ trực tiếp: “Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi” Chín chữ cù lao được hòa thượng Thích Viên Thành diễn thành những vần thơ xúc động nhân ngày lễ Vu Lan - báo hiếu mẹ cha: Siêng năng cần mẫn nhọc nhằn 14 ơn sinh thành Công ơn Cha Mẹ vĩnh hằng cao sâu Đẹp thay chín chữ cù lao: Sinh ra đau đớn xiết bao nhiêu tình Cúc thời nâng đỡ hy sinh Phủ năng chăm sóc vỗ về vuốt ve Súc thường bú mớm no nê Trưởng nuôi thể xác, dưỡng mê thân hình Dục thời dạy dỗ thâm tình Cố luôn trông ngắm xem nhìn thiết tha Phục quấn quít không rời tay Phúc lo đầy đủ ẵm bồng không xa Sợ người ăn hiếp rầy rà Giữ con sát cạnh gìn ngay bên mình Cuộc đời Cha Mẹ hy sinh Nuôi con khôn lớn hơn mình mới thôi Còng lưng đói khát đến rồi Vẫn luôn hoan hỷ tô bồi cho con Dù cho sức lực hao mòn Cắn răng chịu đựng trong lòng bao dung. GV đặt câu hỏi nêu vấn đề : Vậy câu “Cù lao chín chữ ghi lòng - Trình bày, * Lời nhắn nhủ trực tiếp, con ơi” khuyên con cái điều gì ? bổ sung. thiết tha: “Cù lao chín chữ Liệu có phải người con phải học ghi lòng con ơi” 15 thuộc lòng 9 chữ cù lao - Nhấn mạnh công lao cha ấy không? Vì sao ? mẹ nuôi con vất vả nhiều bề; - GV giảng bình : Câu thơ 8 tiếng - Nghe, cảm - Nhắc nhở con : chia đều 2 nhịp: 4 tiếng đầu “Cù nhận + Suốt đời không quên lao chín chữ” nhấn mạnh công lao công ơn sâu nặng của mẹ cha mẹ nuôi con vất vả nhiều bề, 4 cha. tiếng sau “ghi lòng con ơi” nhắc + Thể hiện lòng kính yêu nhở thái độ sống và hành động của và biết ơn cha mẹ bằng con cái đền đáp công ơn ấy. Người những việc làm thiết thực. con ghi lòng, thấm thía công ơn sâu nặng mênh mông như trời biển của mẹ cha, suốt đời không quên. Kính yêu, biết ơn cha mẹ - tình cảm ruột thịt, tự nhiên, gần gũi thiêng liêng ấy - cần được chúng ta thành tâm thực hiện suốt đời bằng những việc làm thiết thực. Hỏi : Những lời ru dịu dàng, tha thiết “Công cha …” gợi nhắc đến - Trình bày, những câu hát dân gian nào có bổ sung * Những câuca daocùng nội nội dung tương tự ? Tại sao số bài dungchủ đề: nói về chủ đề này lại nhiều đến - “Ơn cha nặng lắm ai ơi vậy? Nghĩa mẹ bằng trời chín - GV bình – liên hệ về đạo làm tháng cưu mang” con truyền thống văn hóa Việt - HS nghe, - “Ngó lên trời, trời cao lồng Nam: cảm nhận lộng Từ những bài ca dao vừa đọc, có Ngó xuống đất đất rộng thể nói hiếu thảo chính là cái gốc mênh mông của đạo làm con. Chẳng phải ngẫu Biết răng chừ cá gáy hóa nhiên mà tứ bất tử trong đời sống rồng 16 tâm linh dân tộc lại có chàng Chử Đền ơn cha mẹ ẵm bồng Đồng Tử - một người con hết lòng ngày xưa” … vì cha. Nàng Thoại Khanh hi sinh - Con người có cố có ông thân mình cứu mẹ trong tích truyện Như cây có cội, như sông có Nôm đã từng làm xúc động biết nguồn. bao trái tim độc giả. Và hiện tại, phong trào “Ông bà, cha mẹ mẫu mực, con cháu hiếu thảo” đã trở thành nét đẹp văn hóa mà mỗi gia đình Việt Nam đang hướng tới. Hỏi : Thấm thía lời nhắn nhủ của người xưa, con suy nghĩ gì về đạo - Suy nghĩ, làm con, làm cháu của mình trao đổi, bày * Liên hệ: Bổn phận làm trong cuộc sống hôm nay? tỏ ý kiến, con: - GV bổ sung thêm: nhận xét, bổ - Yêu thương, kính trọng + Nếu là bạn gái, hãy tâm sự với sung ông bà, cha mẹ, học cách mẹ mọi khúc mắc cũng như những làm ông bà, cha mẹ vui thay đổi của tuổi mới lớn. Hãy nhờ lòng. mẹ hướng dẫn nấu một bữa cơm + Nói năng lễ phép, lắng ngon cho gia đình, trang điểm, cách nghe, vâng lời khi cha mẹ ứng xử với bạn khác giới... dạy bảo. + Nếu là bạn nam, hãy tâm sự với + Chăm ngoan học giỏi. bố, nhờ bố dạy cho cách tập làm + Giúp đỡ bố mẹ những công người lớn: biết giúp đỡ người khác, việc hàng ngày. tâm lý với mẹ và em gái, chị + Không vòi vĩnh, đua đòi, gái...biết ứng phó với những tình yêu cầu bố mẹ đáp ứng huống trong cuộc sống. Bố mẹ sẽ là những nhu cầu của mình. người bạn lớn của chúng ta. + Đừng làm điều gì để bố mẹ + Khi bố mẹ có chuyện buồn, gặp lo lắng. khó khăn trong công việc, nếu có + Học cách quan tâm và chia 17 thể, hãy tâm sự sẻ chia. Dù không sẻ cùng ông bà, bố mẹ: Kể giúp được gì, nhưng cũng là cách chuyện ở lớp , chúc mừng làm bố mẹ vơi đi nỗi buồn hoặc có ngày sinh nhật, tặng ông bà, thêm động lực vượt qua khó khăn bố mẹ những món quà nho trong cuộc sống. nhỏ. Một tấm thiếp tự làm, + Khi bố mẹ đi công tác xa, đừng một điểm mười, một bông quên chúc bố mẹ đi đường bình an, hoa cắm vào lọ để ở bàn làm hoàn thành tốt công việc. Có thể việc của bố mẹ kèm theo lời viết một lời chúc để vào vali của bố chúc, nấu một món ăn ngon mẹ trước khi đi... để bố mẹ thưởng thức, dọn GV bình chuyển ý: Có khi nào dẹp nhà cửa ngăn nắp, gọn con tự hỏi: Mình ðã là ngýời con, - HS nghe gàng ... ngýời cháu hiếu thảo chýa? Có khi nào con xao lòng khi thấy những giọt mồ hôi rõi trên vầng trán mẹ, sợi tóc bạc lấm tấm trên mái ðầu cha. Một cốc nýớc dành cho bà, cho mẹ khi trở về giữa trýa hè nắng lửa, một tấm thiếp tự làm, một bông hoa kèm theo lời chúc cho bố, cho ông... Những việc làm nho nhỏ ấy lại đem đến niềm hạnh phúc bất ngờ cho ông bà, cha mẹ đấy. Trong cuộc sống đời thường, đôi khi bố mẹ cũng chưa hiểu hết được - Trình bày suy nghĩ, nỗi niềm của các con. tâm sự, sẻ Đã bao giờ con bị cha mẹ trách chia với mắng hoặc yêu cầu làm việc mà bạn, GV - Khi ông bà, bố mẹ trách con không muốn và cho là không những băn mắng: hợp lí ? Khi ấy, con xử sự như thế khoăn, tình 18 + Hãy kiềm chế và tự đặt nào ? Chúng ta cùng chia sẻ, tâm huống sự nhé ! khó mình vào địa vị của ông bà, xử trong gia bố mẹ để giữ thái độ lễ phép. GV chốt: Mỗi chúng ta có những đình… cách riêng bộc lộ tình yêu và lòng + Không được hỗn láo, cãi lại biết ơn của mình với ông bà, bố + Đợi ông bà, bố mẹ nguôi mẹ. Bằng tình cảm chân thành và giận, hãy đến gần và tâm sự những việc làm ý nghĩa như thế, cô vì sao mình lại làm như vậy, tin rằng các con sẽ thực sự trở bày tỏ cách suy nghĩ và quan thành những người con, người cháu điểm của mình. hiếu thảo, là niềm tin yêu, hi vọng, + Nếu mình sai, hãy mạnh là nguồn hạnh phúc của ông bà, cha dạn xin lỗi và hứa sẽ sửa mẹ. Đó cũng chính là biểu hiện của chữa lỗi lầm... đạo lí Uống nước nhớ nguồn, là nếp sống thanh lịch - văn minh, một nét đẹp trong văn hóa gia đình mà chúng ta cần gìn giữ, phát huy. GV bình chuyển: Các con ạ, người xưa cho rằng có bốn nỗi bất hạnh lớn nhất của con người là tuổi già, bệnh nặng, cái chết và con hư. Là con người, làm sao tránh được quy luật của tạo hóa? Nhưng chính các con lại có thể biến một trong bốn nỗi bất hạnh lớn nhất của đời người thành niềm hạnh phúc của ông bà và mẹ cha. Phép màu kì diệu đó là gì ? Cô cùng các con tìm lời đáp từ bài ca dao thứ 4. Hỏi : - Theo các con bài ca dao là lời 19 của ai nói với ai? Nói về tình cảm - Đọc diễn gì trong gia đình? cảm bài 4. - Tình cảm anh em ruột thịt được - Suy nghĩ, diễn tả trong bài ra sao? Hãy chỉ trả lời câu 2. Bài 4: rõ cái hay của cách diễn tả ấy. * Lời của ông bà, cô bác nói hỏi, bổ - Theo các con, tại sao người xưa sung. với cháu, lời của cha mẹ nói không mượn những hình ảnh lớn với con, lời của anh em ruột lao kì vĩ như bài thứ nhất mà lại thịt nói với nhau về tình cảm chọn hình ảnh “tay chân” để so anh em ruột thịt sánh với tình anh em ? * Nội dung và nghệ thuật: - Như vậy, bài ca dao nhắn nhủ - Các từ ngữ “cùng, chung, chúng ta điều gì? một” đi đôi với hình ảnh GV chốt - chuyển ý: Lời ca cất lên “bác mẹ, nhà” tự nhiên, nhẹ nhàng, vừa thân mật, => Hai câu đầu như một tha thiết vừa thiêng liêng, trang định nghĩa về anh em: Cùng trọng. Đó là tiếng hát về tình anh huyết thống, sống chung dưới em thân thương, gắn bó, nhắn nhủ một mái nhà, sướng vui buồn anh em đoàn kết, hòa thuận để gia khổ có nhau, gắn bó tuy hai đình đầm ấm, cha mẹ vui vầy. mà một. Nhưng cổ tích xưa đã từng có - Lời nhắc nhở bằng cách truyện “Cây khế” kể về người anh so sánh khéo léo: “Yêu nhau tham lam tranh hết tài sản với em, như thể tay chân” Thời nay, các con cũng biết đến =>Hình ảnh cụ thể, gần nhân vật người anh đố kị với tài gũi, bình dị so sánh với ý năng của em trong câu chuyện niệm trừu tượng gợi tả sự gắn “Bức tranh của em gái tôi”. Hay bó keo sơn, bền chặt không tục ngữ, ca dao cũng từng khuyên thể cắt chia; tình anh em thân trực tiếp: “Khôn ngoan đối đáp thương, nồng thắm đáng trân người ngoài/ Gà cùng một mẹ chớ trọng, giữ gìn. hoài đá nhau”.Còn bây giờ, các =>Bài CD là tiếng hát về 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan